1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ÔN THI LUẬT SƯ: Bài tập tình huống Luật Trọng tài thương mại

3 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trong lĩnh vực thương mại, việc hiểu và áp dụng các quy tắc và quy trình pháp lý liên quan đến trọng tài là một phần không thể thiếu của sự nghiệp luật sư và chuyên gia pháp lý. Để rèn luyện và kiểm tra kỹ năng của bạn trong lĩnh vực này, tài liệu Bài Tập Tình Huống Trọng Tài Thương Mại là một nguồn tài liệu quý giá không thể bỏ qua. Tài liệu này bao gồm một loạt các tình huống trọng tài thương mại phổ biến, được thiết kế để giúp bạn áp dụng kiến thức pháp lý vào các trường hợp thực tế. Từ việc giải quyết tranh chấp hợp đồng đến xử lý các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ lợi ích thương mại, mỗi bài tập trong tài liệu đều mang lại một cơ hội để bạn thực hành và nâng cao kỹ năng của mình. Mỗi tình huống trọng tài được trình bày một cách chi tiết và chứa đựng các yếu tố pháp lý phức tạp và thách thức. Tuy nhiên, các đáp án được cung cấp cũng đi kèm với giải thích chi tiết và logic, giúp bạn hiểu rõ cách suy luận và áp dụng quy tắc pháp lý trong mỗi tình huống. Tài liệu Bài Tập Tình Huống Trọng Tài Thương Mại không chỉ dành cho sinh viên pháp luật và luật sư mới, mà còn là một nguồn tài liệu hữu ích cho những chuyên gia pháp lý đang muốn nâng cao kỹ năng của mình trong lĩnh vực trọng tài thương mại. Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ hữu ích để thực hành và cải thiện kỹ năng trọng tài thương mại của mình, thì tài liệu này chắc chắn sẽ là một nguồn tài liệu không thể thiếu trong thư viện của bạn.

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI Tình huống 1: Theo thỏa thuận trong Hợp đồng của Bên A và Bên B có quy định: mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng được giải quyết từ Trung tâm Trọng tài thương mại (“Trung tâm TTTM”) do bên bị vi phạm lựa chọn theo thủ tục tố tụng trọng tài quy định tại Luật TTTM 2010 Tuy nhiên khi tranh chấp xảy ra, Bên A gửi đơn kiện đến Trung tâm TTTM, và phán quyết buộc Bên B phải thực hiện đúng hợp đồng và bồi thường thiệt hại cho Bên A một số tiền Bên B làm đơn yêu cầu TAND thành phố HN tuyên bố hủy quyết định của trọng tài vì trong hợp đồng không có thỏa thuận việc bồi thường nếu có vi phạm xảy ra TAND HN đã thụ lý đơn nhưng khi xét xử không ra quyết định hủy phán quyết của trọng tài Câu hỏi: TAND HN có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài của Bên B? Tình huống 2: Ngày 6/01/2014 ông Hòa ký kết Hợp đồng số 01 mua 1 căn hộ thuộc phố K tỉnh C của Công ty XD và Kinh doanh nhà Thành Đô Ngày 20/07/2017 khi đến nhận thì ông Hòa phát hiện chất lượng căn hộ không đảm bảo như hợp đồng Sau đó ông Hòa đã có đơn khởi kiện Công ty Thành Đô tại Tòa án ND tỉnh C (nơi Công ty Thành Đô đặt trụ sở chính) Công ty Thành Đô phản đối thẩm quyền giải quyết của tòa vì cho rằng trong Hợp đồng số 01 có ghi rõ hai bên thỏa thuận mọi tranh chấp xảy ra sẽ được giải quyết tại trung tâm trọng tài Đất Việt Hỏi: a/ Trung tâm Trọng tài Đất Việt có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên không? Vì sao? b/ TAND tỉnh C thụ lý vụ án của ông Hòa có đúng pháp luật không? Tại sao? Tình huống 3: Doanh nghiệp A có trụ sở tại Việt Nam ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với doanh nghiệp B có trụ sở tại Singapore Trong hợp đồng các bên thỏa thuận như sau: "Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng các biện pháp thương lượng, nếu bất thành, tranh chấp sẽ được giải quyết bằng Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam theo quy tắc tố tụng của trọng tài của UNCITRAL có hiệu lực tại thời điểm đó Nếu các bên không đồng ý với phán quyết của trọng tài thì tranh chấp sẽ được giải quyết chung thẩm tại Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam Hỏi: a) Thỏa thuận trên có phải là "thỏa thuận trọng tài" hay không? b) Giả sử khi có tranh chấp hợp đồng, doanh nghiệp B không gửi đơn kiện lên trọng tài như đã thỏa thuận mà gửi lên Tòa án Nhân dân TP Hà Nội nơi có trụ sở của doanh nghiệp A Tòa án Nhân dân TP Hà Nội có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp này hay không? Tình huống 4: Tháng 10/2015, công ty chúng tôi có ký kết hợp đồng dịch vụ với Công ty A Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có xảy ra tranh chấp mà không tự giải quyết được Trong hợp đồng có thỏa thuận là nếu xảy ra tranh chấp thì sẽ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc tòa án Bây giờ công ty chúng tôi muốn giải quyết ở trung tâm trọng tài bởi thủ tục nhanh gọn, không công khai, nhằm giữ yếu tố bí mật kinh doanh của công ty Tuy nhiên Công ty A lại khăng khăng muốn giải quyết bằng tòa án nhằm gây khó dễ cho chúng tôi Vậy tôi xin hỏi tình huống này phải giải quyết ra sao? Tình huống 5: Công ty A ký hợp đồng mua của Công ty B cà phê hạt với số lượng 210 tấn với giá 10.000.000đồng/tấn vào ngày 01/01/2015 Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm ký kết và Công ty B sẽ giao hàng tại kho của Công ty A làm 3 đợt, mỗi đợt 70 tấn trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, Công ty A sẽ thanh toán bằng chuyển khoản ngay sau mỗi đợt nhận hàng Vào ngày 15/01/2015, sau khi đã gọi điện báo trước, Công ty B giao đợt hàng đầu tiên 70 tấn Sau khi nhận hàng Công ty A không chấp nhận thanh toán cho Công ty B theo giá đã thỏa thuận trong hợp đồng, mà chỉ đồng ý thanh toán với giá 9.000.000đồng/tấn với lý do là cà phê không đạt chất lượng như đã thỏa thuận Công ty B không đồng ý với quyết định trên và không nhận thanh toán Ngày 20/01/2015 công ty B tiếp tục giao 70 tấn của đợt 2 Công ty A từ chối không nhận 70 tấn của đợt 2 với lý do Công ty B giao hàng không báo trước nên công ty không có kho chứa hàng Ngay đêm đó mưa rất to, do không lường trước được tình huống trên, nên Công ty B không có phương tiện che chắn, hậu quả 50 tấn cà phê bị ướt và hư hỏng hoàn toàn Trước các sự kiện trên, Công ty B cho rằng Công ty A đã cố ý gây thiệt hại cho mình, nên không tiếp tục giao hàng đợt 3 Vào ngày 30/01/2015 Công ty B gửi công văn cho Công ty A với các yêu cầu đối với công ty A như sau: - Công ty A phải thanh toán 70 tấn cà phê của đợt 1 theo giá đã thỏa thuận trong hợp đồng - Công ty A phải bồi thường thiệt hại đối với lô hàng 70 tấn của đợt 2 theo giá trị hợp đồng đã ký kết, do lỗi không nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến cà phê bị mưa ướt và hư hỏng hoàn toàn Ngày 01/02/2016 Công ty A có công văn trả lời như sau:  Bác bỏ yêu cầu của Công ty B và giữ nguyên quan điểm, chỉ chấp nhận thanh toán 70 tấn của đợt đầu với 9.000.000đồng/tấn  Yêu cầu công ty B phải chịu phạt 8% giá trị hợp đồng và bồi thường thiệt hại 1.000.000.000đồng vì vi phạm hợp đồng Hỏi: a) Quan hệ trên là quan hệ dân sự hay quan hệ thương mại? Áp dụng Luật thương mại hay Bộ luật dân sự để điều chỉnh quan hệ trên? Vì sao? b) Trong trường hợp trong hợp đồng các bên có thoả thuận chọn trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp, thì tranh chấp này có thuộc thẩm quyền của trọng tài thương mại không? c) Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ trên? d) Bằng quy định của pháp luật thương mại hãy cho biết yêu cầu của các bên đúng hay sai? Giải thích? e) Cách giải quyết cụ thể phù hợp trong quan hệ hợp đồng trên? Tình huống 6: Công ty TNHH Hùng Vương và Công ty TNHH Hòa Bình ký kết một HĐ mua bán hàng hóa, trong HĐ này các bên thỏa thuận chọn Trung tâm Trọng tài Thương mại A để giải quyết tranh chấp Tuy nhiên khi tranh chấp xảy ra, công ty Hùng Vương cho rằng HĐ nói trên vô hiệu vì phó GĐ Công ty Hòa Bình đại diện ký HĐ đã không được ủy quyền hợp pháp của giám đốc công ty khi ký HĐ a) Hãy xác định hiệu lực của thỏa thuận trọng tài? b) Giả sử thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và Công ty Hòa Bình yêu cầu Trung tâm Trọng tài A giải quyết các tranh chấp trên Trong phiên họp, do không đồng tình với cách phân tích vụ việc của Hội đồng trọng tài nên đại diện Công ty Hòa Bình đã bỏ về Anh chị hãy giúp Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc trên Tình huống 7: Công ty tôi sắp tới có ký hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty trách nhiệm hữu hạn X Để chuẩn bị cho việc soạn thảo hợp đồng, chúng tôi có tìm hiểu các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại như hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án Trong các hình thức này, tôi thấy hình thức trọng tài thương mại rất linh hoạt và có nhiều ưu điểm Vậy tôi muốn hỏi luật sư nếu tôi muốn lựa chọn hình thức trọng tài thương mại làm hình thức giải quyết tranh chấp thì phải làm như thế nào? Tình huống 8: Công ty cổ phần M do bà P, phó Giám đốc làm đại diện (được ông Q, Giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị chấp thuận ủy quyền qua điện thoại) ký Hợp đồng số 01/HĐ bán vật liệu xây dựng cho Công ty TNHH N Ngoài những nội dung chi tiết khác, trong Hợp đồng các bên có thỏa thuận: "Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài thương mại có thẩm quyền tại Việt Nam theo quy định của pháp luật" Sau khi Hợp đồng đã được ký kết, ông Q gửi công văn thông báo cho công ty N với nội dung Công ty M sẽ không thực hiện Hợp đồng số 01/HĐ, với lý do: Hợp đồng này vô hiệu toàn bộ (do phó Giám đốc Công ty M ký Hợp đồng không có giấy ủy quyền bằng văn bản của Giám đốc công ty) Công ty N yêu cầu Công ty M phải thực hiện Hợp đồng theo đúng thỏa thuận, nhưng Công ty M không thực hiện Sau khi thương lượng không thành, Công ty N đã làm đơn khởi kiện công ty M tại Tòa án Hỏi: Hãy cho biết: - Việc giao kết Hợp đồng số 01/HĐ của bà P có đúng thẩm quyền hay không? Tại sao? - Thỏa thuận trọng tài của các bên trong Hợp đồng số 01/HĐ có giá trị pháp lý hay không? Tại sao?

Ngày đăng: 09/03/2024, 22:13

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w