1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập tình huống môn công pháp quốc tế (kèm đáp án

36 23 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Tình Huống Môn Công Pháp Quốc Tế (Kèm Đáp Án)
Chuyên ngành Công Pháp Quốc Tế
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 200,25 KB

Nội dung

Năm 2000, nguyên thủ quốc gia A và quốc gia B đãhọp và đưa ra thỏa thuận miệng như sau: “Chọn quốc gia C là bên thứ 3 trung gian hòa giảiNếu như hòa giải không thành, thì sẽ chọn Tòa án

Trang 1

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

(KÈM ĐÁP ÁN)

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ VÀ BIỂN Tình huống 1

Quốc gia A và quốc gia B tranh chấp đảo X Năm 2000, nguyên thủ quốc gia A và quốc gia B đãhọp và đưa ra thỏa thuận miệng như sau:

“Chọn quốc gia C là bên thứ 3 trung gian hòa giải

Nếu như hòa giải không thành, thì sẽ chọn Tòa án công lý quốc tế là cơ quan giải quyết tranh chấp”

Năm 2005, nguyên thủ quốc gia A đã gửi “thư” cho nguyên thủ quốc gia B, trong đó nêu lại toàn bộ thỏa thuận năm 2000

Năm 2010, nguyên thủ quốc gia B đã đồng ý “thư” năm 2005 tại Biên bản hội các quốc gia trong khu vực

Hỏi A, B đã xác lập điều ước hay chưa?

Gợi ý trả lời:

- Xét theo định nghĩa ĐƯQT: Kết hợp các định nghĩa về ĐƯQT theo Công ước 1969 và Luật kýkết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT của VN năm 2005, có thể kết luận ĐƯQT chính là các thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa các chủ thể của LQT (chủ yếu là các quốc gia) trên cơ sở

tự nguyện và bình đẳng nhằm thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể LQT với nhau

- Về tên gọi, ngôn ngữ và cấu trúc của ĐƯQT: Các bên ký kết có thể thỏa thuận đặt tên cho các

ĐƯ mà họ ký kết là hiến chương, công ước,…

- Về ngôn ngữ, ĐƯQT được soạn thảo = ngôn ngữ nào sẽ do các bên tham gia ký kết thỏa thuận

- Câu trúc 1 ĐƯQT thường được xây dựng với 3 phần gồm: lời nói đầu, phần chính và phần cuối

- Về quy trình ký kết: Thỏa thuận quốc tế sẽ trở thành ĐƯQT và có giá trị ràng buộc khi nó đảmbảo các trình tự tạo nên 1 ĐƯQT, phải đảm bảo 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Hình thành các VB ĐƯ: Trong giai đoạn này, các bên sẽ thực hiện các hành vi như: đàm phán, soạn thảo và thông qua VB ĐƯ Thực hiện xong các hành vi này,

ĐƯQT vẫn chưa phát sinh hiệu lực, tuy nhiên nếu thiếu thì 1 ĐƯQT cũng không thể hình thành

Trang 2

+ Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện cac hành vi nhằm thể hiện sự ràng buộc của các bên với ĐƯQT và sẽ có giá trị tạo ra hiệu lực thi hành của ĐƯ đó Giai đọa này có 4 hành vi được thực hiện là: hành vi ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập ĐƯQT

- Nhận thấy:

+ Vào năm 2000, việc quốc gia A và quốc gia B đã họp và đưa ra thỏa thuận miệng không được xem là xác lập ĐƯ Bởi tuy được ký kết giữa các chủ thể của LQT trên cở sở tự nguyện và bình đằng nhũng trong đó không phải là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết theo quy định tại Điểm

a Khoản 1 Điều 2 Công ước 1969

+ Tương tự, việc năm 2010, nguyên thủ quốc gia B đã đồng ý “thư” năm 2005 tại Biên bản hội nghị các quốc gia trong khu vực cũng không được coi là hành động xác lập ĐƯ Bởi Biên bản hội nghị các quốc gia trong khu vực là 1 loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra Biênbản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng cac

sự kiện đã thực tế xảy ra Vì vậy, căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 2 Công ước 1969 về thuật ngữ “ĐƯ” Biên bản này cũng không được xem là văn bản được ký kết giữa các chủ thể của LQT trên cở sở tự nguyện và bình đằng nhằm thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể của LQT với nhau Hơn nữa, Biên bản cũng không đáp ứng yếu cầu về tên gọi và cấu trúc của 1 ĐƯQT

+ Thỏa thuận miệng năm 2000 của nguyên thủ quốc gia A và quốc gia B cùng với việc nguyên thủ quốc gia B đã đồng ý “thư” năm 2005 tại Biên bản hội nghị các quốc gia trong khu vực đều không có các giai đoạn của quy trình ký kết để tạo nên 1 ĐƯQT

- Kết luận: Xác định được giữa A và B chưa xác lập được ĐƯQT về vấn đề tranh chấp đảo X

Tình huống 2

Tháng 9/2010 Tàu quân sự AB mang quốc tịch A đi ngang qua vùng lãnh hải 1 cách liên tục và đúng lịch trình tại vùng lãnh hải của quốc gia C Phía C đã cho đội tàu quân sự bất ngờ bắt giữ tàu quân sự AB cùng thủy thủ đoàn của A với lý do tàu này đã vi phạm về chế độ đi lại trong vùng lãnh hải của C Sau đó, A đã yêu cầu C trả tự do cho tàu AB cùng thủy thủ đoàn với lý do tàu AB đã thực hiện đúng quyền đi qua không gây hại trong vùng lãnh hải bên phía C

Hỏi:

a Cơ sở pháp lý giải quyết

b Việc đi lại của tàu AB có vi phạm quyền đi qua không gây hại trong vùng lãnh hải hay

không? Vì sao?

c C có thẩm quyền tài phán với tàu AB không? Vì sao?

Gợi ý trả lời

Trang 3

Điều 17, 18 và 19 Công ước Luật biển 1982 ghi nhận quyền đi qua không gây hại của tàu

thuyền nước ngoài tại vùng lãnh hải của quốc gia ven biển Theo đó, việc đi qua không gây hại của tàu quân sự AB tại vùng lãnh hải C là phủ hợp với quy định tại Công ước Luật biển 1982.Nếu C chứng minh được việc đi qua của tàu AB là không đúng cách thức và gây hại hoặc pháp luật của C có những quy định cụ thể về hạn chế quyền đi qua không gây hại của tàu quân sự nước ngoài tại 1 số khu vực nhất định thì việc đi qua của tàu AB là bất hợp pháp

Tình huống 3

Tàu đánh cá Lotus, treo cờ Brazil, được thuê chở chuối nhập khẩu từ Brazil đến Ấn Độ Ngày 5/12/2007 trong tuyến hành trình tới cảng Picau (Ấn Độ), tàu Oval đã va chạm với 1 tàu chở dầu, treo cờ Ả Rập đang thả neo tại vũng đậu tàu ngoài khơi cảng Picau (thuộc lãnh hải Ấn Độ)

Vụ đâm và làm tàu chở dầu vỡ làm đôi và tràn toàn bộ dầu ra biển Để hạn chế hậu quả về ô nhiễm môi trường một mặt Chính phủ Ấn Độ tiến hành ban hành các biện pháp khẩn cấp, ngăn không cho dầu lan trên diện rộng, mặt khác, ra quyết định tạm đình chỉ việc tàu thuyền có quốc tịch Brazil và Ả Rập vào lãnh hải của Ấn Độ trong thời gian 15 ngày Trong thời gian đó, tàu thuyền của các quốc gia khác vẫn đi qua không gây hại trong những khu vực nhất định thuộc lãnh hải của Ấn Độ

Hỏi:

a Quốc gia nào có thẩm quyền tài phán với vụ đâm va trên?

b Quyết định tạm đình chỉ quyền ra vào lãnh hải của Chính phủ Ấn Độ có phù hợp với Công ước Luật biển 1982 không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

a Theo Điều 27 Công ước Luật biển năm 1982, Ấn Độ có thẩm quyền tài phán đối với vụ đâm trên vì:

- Vụ đâm va xảy ra trên lãnh hải (lãnh thổ thuộc chủ quyền) của Ấn Độ

- Hậu quả của vụ đâm và mở rộng ảnh hưởng đến Ấn Độ: Tràn toàn bộ dầu ra biển, gây ô nhiễmmôi trường

b Theo Điều 2 Công ước Luật biển 1982 quyết định tạm đình chỉ của Ấn Độ về việc tàu thuyềncủa Brazil và Ả Rập ra vào lãnh hải là không phù hợp với quy định của Công ước vì:

+ Phân biệt đối xử với tàu thuyền nước ngoài: Việc thuyền Brazil và Ả Rập, trong khi tàu

thuyền của các quốc gia khác vẫn được đi qua không gây hại trong khu vực nhất định của lãnh hải Ấn Độ

+ Việc tạm đình chỉ được áp dụng đới với các khu vực nhất định trong lãnh hải chứ không phải toàn bộ lãnh hải

Trang 4

Tình huống 4

Tàu thương mại X, treo cờ của quốc gia A, chuyên chở các phương tiện quân sự theo yêu cầu của quốc gia A Ngày 25/6/2009, quốc gia C cứ tàu quân sự Marina tiến hành khám xét và bắt giữ tàu X khi tàu X đang ở vị trí cách đường cơ sở của quốc gia C là 35 ki-lô-mét

Hỏi: Hãy cho biết, theo quy định của Công tước Luật Biển năm 1982, quốc gia C có quyền khám xét và bắt giữ tàu X không? Tại sao?

- Theo dữ kiện trong tình huống trên, quốc gia C tiến hành khám xét và bắt giữ tàu X khi tàu này đang thực hiện quyền tự do hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia C; không

có những lý do đúng đắn để nghi ngờ chiếc tàu đó tiến hành cướp biển; chuyên chở nô lệ; phát sóng trái phép; không có quốc tịch và có cùng quốc tịch với tàu quân sự (Điều 110 Công ước Luật Biển năm 1982)

Tình huống 5

Ngày 4/8/1976, xảy ra 1 sự cố đâm va giữa tàu LOTUS mang quốc tịch Pháp và tàu

BOZ-KOUR của Thổ Nhĩ Kỳ ngoài khơi Địa Trung Hải làm tàu Thổ Nhĩ Kỳ bị đắm và 8 thuyền viên mất tích Khi tàu LOTUS cập cảng Thổ Nhĩ Kỳ, các cơ quan chức năng của Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành bắt giữ một thuyền viên của tàu LOTUS, thuyền viên nay sau đó bị Thổ Nhĩ Kỳ truy tố về tội vô ý làm chết người với lý do thuyền viên này đảm nhiệm việc quan sát hoa tiêu trên tàu LOTUS, do lơ đãng nên đã gây ra vụ đâm va Tòa án của Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên phạt thuyền viêntàu LOTUS 100.000 USD và 4 tháng tù giam

Hỏi: Hãy cho biết, theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982:

a Thổ Nhĩ Kỳ có quyền bắt giữ tàu LOTUS không? Tại sao?

b Thổ Nhĩ Kỳ có quyền khởi tố và tuyên phạt thuyền viên tàu LOTUS 100.000 USD và 4 tháng

tù giam không? Tại sao?

Trang 5

b Thổ Nhĩ Kỳ có quyền khởi tố và tuyên phạt thuyền viên tàu LOTUS 100.000 USD nhưng không được tuyên hình phạt 4 tháng tù giam đối với thuyền viên tàu LOTUS.

Bởi vì:

- Theo quy định tại Điều 56 và Điều 73 Công ước Luật Biển năm 1982 quốc gia ven biển được thực hiện việc kiểm tra, bắt giữ và xét xử theo quy định của pháp luật lợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia đối với hành vi đánh cá bất hợp pháp

- Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3, Điều 73, quốc gia ven không được áp dụng hình phạt tù giam, trừ trường hợp các quốc gia có thỏa thuận khác Vì vậy, theo dữ kiện trong tình huống, khi hai quốc gia Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ không có thỏa thuận khác, không được áp dụng hình phạt tù giam đối với thuyền trưởng tàu LOTUS

Tình huống 6

Tàu thương mại Phoenix, treo cờ của Iran, thường xuyên thực hiện hành trình hàng hải giữa châu Á và châu Âu Trong một lần xuất phát từ cảng của Iran đến cảng của ngoài khơi hòn đảo Lampedusa của nước Ý, tàu Phoenix đã mang theo nhiều người châu Phi với mục đích nhập cư vào Ý – một trong những chuyến đi tìm “miền đất hứa” Khi đến vùng tiếp giáp lãnh hải của nước này, tàu Phoenix dừng lại để sang mạn tàu những người muốn nhập cư vào Ý (chuyển những người này từ tàu Phoenix sang những con tàu khác để tiến vài bờ) Lực lượng bảo vệ bờ biển của Ý phát hiện hành vicủa tàu Phoenix nên đã phát tín hiệu và cử tàu quân sự truy đuổi Sau một thời gian rượt đuổi liên tục trên biển, tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Ý đã bắt giữ được tàu Phoenix tại lãnh hải của Bosina nhưng ngay lập tức cơ quan có thẩm quyền của Bosinalên tiếng phản đối hành vi bắt giữ tàu Phoenix của lực lượng chức năng Ý

Hỏi: Hãy cho biết, theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 hành vi của Ý truy đuổi và bắt giữ tàu Phoenix có hợp pháp không? Tại sao?

Gợi ý trả lời:

Hành vi của Ý truy đuổi tàu Phoenix là hợp pháp

Trang 6

Bởi vì:

- Hành vi tàu Phoenix thực hiện tại vùng tiếp giáp lãnh hải của Ý là hành vi vi phạm pháp luật (nhập cư bất hợp pháp) (Điều 33, khoản 1 Công ước Luật 1982)

- Lực lượng bảo vệ bờ biển của Ý đã phát tín hiệu yêu cầu dừng lại

- Việc truy đuổi liên tục, bằng phương tiện quân sự

Bởi vì:

- Theo quy định tại khoản 3, Điều 111 Công ước Luật Biển năm 1982, quyền truy

Tự đuổi chấm dứt khi chiếc tàu bị truy đuổi đi vào lãnh hải của một quốc gia

khác

- Việc bắt giữ tàu Phoenix trong vùng lãnh hải của quốc gia Bosina là bất hợp pháp

vì Bosina thực hiện chủ quyền đối với lãnh hải (Điều 2 Công ước Luật Biển năm 1982)

Hoa Kỳ đòi chủ quyền bằng lập luận về quyền khám phá và sở hữu liền kề Lậpluận của Hà Lan: Hà Lan là quốc gia nắm giữ quyền sở hữu thực tế trong hòa bình, kéo dài liên tục suốt hơn hai thế kỷ mà không gặp phải sự phản đối nào của Nhà nước Tây Ban Nha, đồng thời Hà Lan đã

ký hàng loạt các hiệp định với nhà cầmquyền địa phương, từ đó lập nên thuộc địa Hà Lan trên đảo Palmas, kèm theo các hoạt động kinh tế, nghĩa vụ khi có chiến tranh, đối ngoại v.v…

Hỏi:

a Chỉ ra cơ sở pháp lý giải quyết

b Những hành vi của các quốc gia đối với đảo Palmas có đủ căn cứ để xác lập chủ quyền quốc gia hay không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

a Cơ sở pháp lý để giải quyết

+ Định ước Berlin ký ngày 26 tháng 6 năm 1885

+ Công ước Saint Germain ngày 10 tháng 9 năm 1919

Trang 7

b Tây Ban Nha không thể chuyển nhượng hợp pháp cái mà họ không sở hữu Bởi quả nhiên họ nắm giữ sở hữu ban đầu khi khám phá đảo, nhưng sau đó không thựcthi quyền lực thực sự với đảo nên đòi hỏi của Hoa Kỳ là yếu ớt, mờ nhạt và khôngđược chấp nhận Ngược lại các hoạt động của Hà Lan đối với đảo Palmas là đặc trưng quyền lực của nhà nước, nó diễn ra trong hòa bình bởi không có xung đột nàovgiữa các quốc gia, nó liên tục trong suốt thời gian dài, mặc dù cũng có những khoảng trống nhất định cụ thể từ năm 1726 đến năm 1825 Như vậy, Palmas là lãnh thổ thuộc sở hữu của Hà Lan.

Tình huống 8

Tháng 9/1945, Minotta trao trả nền độc lập cho nhân dân cho nhân dân các vùng lãnh thổ thuộc địa của Minotta là X,Y,Z, Bê- ta và Gamma Tháng 12/1945, ba nước X,Y,Z quyết định hợp nhất và ký Hiệp định thành lập Liên bang Anpha gồm 3 bang là X,Y,Z nhằm mục đích tăng cường sức mạnh chính trị và phát triển kinh tế Điều 2 Hiệp định thành lập Liên bang khẳng định Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha

Tháng 9/1980, bang X ký Hiệp định về phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biên giới Maiki với quốc gia Bê-ta Quốc hội X đã thông qua Hiệp định và quốc hội Bê ta đã phê duyệt Hiệp định Theo quy định của Hiệp định, Hiệp định có hiệu lực từ

15/2/1981

Tháng 2/1981,Anpha gửi Công hàm cho Bê ta khẳng định Hiệp định ký kết không đúng thẩm quyền theo pháp luật Anpha và vì vậy, Hiệp định vô hiệu theo quy định của Luật quốc tế Tuy nhiên, Bê ta khẳng định X kí hiệp định với tư cách một bang của Anpha X cũng khẳng định, X

có đủ thẩm quyền ký kết Hiệp định vì theo quy định của Hiến pháp liên bang Anpha : Các bangthuộc Liên bang có thẩm quyền kí kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, du lịch

Hỏi: Hãy xác đinh hiệu lực của Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác du lịch trên sông biên giới Maiki? Cho biết các cơ sở pháp lí để xác định hiệu lực đó và giải thích? Hiệp định về phân tích vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biên giới Maiki giữa tiểu bang X và quốc gia Bê- ta không có hiệu lực pháp luật và bị vô hiệu tuyệt đối theo pháp luật quốc tế

Gợi ý trả lời

Cơ sở pháp lí:

- Hiến pháp Liên bang Anpha và Công ước Viên năm 1969 về điều ước quốc tế

+ Hiến pháp liên bang Anpha khi thành lập liên bang khẳng định: “ Chỉ có Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha” Như vậy, Hiến pháp đã khẳng định chỉ tồn tại một quốc gia Anpha có dân cư,lãnh thổ, có Chính phủ liên bang

Trang 8

thành lập hợp hiến và đủ khả năng điều hành đất nước, để từ đó phát sinh thuộc tính chính trị pháp lí là chủ quyền quốc gia, và chí có Anpha được tham gia quan hệ quốc tế với tư cách quốc gia Anpha Nghĩa là trong mọi quan hệ quốc tế liên quan đến lợi ích quốc gia liên bang như: lãnh thổ, biên giới, luật biển, luật hàng không, nhân quyền…thì chỉ có Anpha được thừa nhận làchủ thể hợp pháp.

Đồng thời Hiến pháp khẳng định: “ Các bang của liên bang có thẩm quyền kí kết các thỏa thuậnquốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, du lịch” Các bang cũng có thể tham gia trong quan hệ quốc tế về giao thông, du lịch, nông nghiệp của tiểu bang, chứ không có thẩm quyền kí kết những điều ước quốc tế liên quan đến chủ quyền và lợi ích quốc gia Tuy nhiên, những điều ước đó phải phù hợp với Hiến pháp của tiểu bang và liên bang

Ta thấy: 9/1945, X,Y,Z trở thành 3 quốc gia độc lập do được Minotta trao trả độc lập và trở thành 3 quốc gia độc lập có chủ quyền, là một chủ thể của luật quốc tế Nhưng đến tháng

9/1945, 3 quốc gia này đã tự nguyện tham gia thành lập Liên bang Anpha để tăng cường quan

hệ kinh tế và chính trị Liên bang Anpha được thành lập hợp pháp trên một hiệp định thành lập Liên bang và có Hiến pháp liên bang Nhà nước liên bang ra đời là chủ thể của luật quốc tế, là quốc gia kế thừa của X,Y,Z do sự hợp nhất lãnh thổ Còn X,Y,Z tồn tại trong liên bang Anpha

có lãnh thổ xác định, có dân cư riêng, có Chính phủ nhưng lại không là một quốc gia do chủ quyền của nó bị hạn chế bởi Liên bang mà X tham gia, đặc biệt trong quan hệ đối ngoại Nhưng

do Hiến pháp liên bang cho phép tham gia một số quan hệ nhất định như giao thông, du lịch, nông nghiệp, tức là X vẫn có thẩm quyền kí kết hiệp định quốc tế với các chủ thể khác của Luậtquốc tế về 3 lĩnh vực trên

+ Hiệp định kí kết giữa X và Bê-ta có nội dung phân định vùng đánh bắt cá và du lịch trên sông biên giới Maiki, có nội dung là để phân định sông biên giới cũng như quyết định quy chế pháp

lí biên giới quốc gia Sông biên giới là để phân định lãnh thổ cho quốc gia, đảm bảo yếu tố chủ quyền của quốc gia trong quan hệ quốc tế Đây là lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của tiểu bang X, chỉ có thỏa ước liên quan đến biên giới chỉ là trong việc xác định biên giới giữa các tiểu bang thì X có thẩm quyền tham gia Sông Maiki là sông biên giới phân định khu vực giữa

X và quốc gia Bê-ta, như vậy, các vấn đề liên quan đến sông Maiki như chế độ pháp lí của sông chỉ có Anpha với tư cách nhà nước liên bang, là chủ thể của luật quốc tế, có thể tham gia kí kết với Bê-ta Bởi Anpha là quốc gia kế thừa về dân cư, lãnh thổ của X Hơn nữa, sông biên giới còn có chế độ pháp lí của sông quốc tế, là lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia sử dụng quốc tế,

có ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác của Anpha hoặc nhiều quốc gia khác trong khu vực Tiểu bang X không có thẩm quyền để quyết định quy chế pháp lí cho sông biên giới, đồng thời

không thể coi vấn đề du lịch trên sông biên giới là thẩm quyền kí kết của mình như Hiến pháp

đã quy định Mọi vấn đề liên quan đến biên giới quốc gia chỉ có thể do Nhà nước Liên bang quyết định, trong trường hợp này là Anpha

+ Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và du lịch trên sông Maiki vi phạm Công ước Viên năm 1969 về điều ước quốc tế do vi phạm về thẩm quyền kí kết của luật quốc gia theo Điều 46,

do đó bị vô hiệu tuyệt đối, không thể áp dụng nguyên tắc Pacta sunt sevanda để đảm bảo nghĩa

Trang 9

vụ phát sinh hiệu lực của Hiệp định Bên cạnh đó, dù đã được Quốc hội X và Bê- ta thông qua nhưng hiệp ước không thể phát sinh hiệu lực theo khu vực lãnh thổ của X như Bê-ta khẳng định Bởi sự sai lầm của Hiệp định về thẩm quyền kí kết và về đối tượng điều chỉnh nên nó vô hiệu ngay từ đầu Việc phát sinh hiệu lực của một điều ước quốc tế theo một không gian lãnh thổ nhất định của quốc gia không được áp dụng trong trường hợp này, bởi thẩm quyền tham gia của tiểu bang chỉ là trong lĩnh vực thương mại, tư pháp quốc tế.Như vậy, việc tuyên bố của Anpha là hợp lí với quy định của pháp luật quốc tế.

Tình huống 9

Tàu thương mại X thuộc quyền sở hữu của công ty Golden mang quốc tịch Java Ngày

15/2/2011, lực lượng cảnh sát biển của Kata phát hiện tàu X đang khai thác một số lượng lớn cáhồi tại vùng tiếp giáp lãnh hải của Kata mà không có giấy phép khai thác Cảnh sát biển của Kata đã bắt giữ con tàu cùng thuyền trưởng và toàn bộ đoàn thủy thủ để giải quyết vụ việc Nhận được thông báo từ phía công ty Golden, Java đã nộp một khoản tiền là 200.000 USD để bảo lãnh cho các thuyền viên trên tàu Tuy nhiên, Kata vẫn tiến hành tạm giữ và 2 tháng

sau,thuyền trưởng cùng các thủy thủ bị đưa ra xét xử và bị tuyên phạt 6 tháng tù giam, đồng thời phải bồi thường thiệt hại tổng cộng 50.000USD do hành vi khai thác trái phép vào mùa sinh sản, gây hậu quả nghiêm trọng đối với nguồn lợi cá hồi tại quốc gia này Ngay lập tức Java

đã lên tiếng phản đối vì cho rằng Kata không có thẩm quyền xét xử và phạt tù với các thành viên của thuyền X, đồng thời Kata đã vi phạm Công ước Quốc tế về luật biển năm 1982 khi đã tạm giữ các thành viên của tàu X sau khi Java đã nộp tiền bảo lãnh

Hỏi: Hãy cho biết:

- Hành vi bắt giữ con tàu cùng thuyền trưởng và toàn bộ đoàn thủy thủ của Kata có phù hợp với Công ước luật biển năm 1982 hay không?Tại sao?

- Quan điểm cá nhân về lập luận của Java trên cơ sở các quy định của Công ước luật biển năm 1982?

là vùng biển mà quốc gia ven biển có đầy đủ thẩm quyền tài phán cũng không phải là vùng biển

có quy chế tự do biển cả Công ước 1958 và Công ước 1982 đã ghi nhận những thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển,tập trung vào hai nội dung: ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định thuế quan, thuế khóa, y tế, nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của nước ven biển và trừng trị những vụ vi phạm pháp luật trong lãnh thổ hay trong lãnh hải của quốc gia

Trang 10

ven biển.Vùng tiếp giáp lãnh hải đồng thời nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế nên ngoài các quyền do quy chế pháp lí của vùng tiếp giáp lãnh hải quy định còn được hưởng quyềntheo quy chế của vùng đặc quyền kinh tế.

+ Thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển với vùng tiếp giáp lãnh hải được luật quốc tế quy định đó là: thẩm quyền này nhằm mục đích ngăn ngừa và trừng trị những vi phạm xảy ra trong các vùng biển khác - nội thủy và lãnh hải chứ không phải ở vùng tiếp giáp

+ Thẩm quyền của quốc gia ven biển trong vùng tiếp giáp lãnh hải là thẩm quyền cảnh sát và không phụ thuộc vào việc khai thác kinh tế có nghĩa là các quốc gia khi đến khai thác tại đặc quyền kinh tế cần tuân thủ tuyệt đối quy định của quốc gia ven biển, tuy nhiên thực tế cho thấy các quốc gia ven biển đều hạn chế tối đa việc khai thác kinh tế tại vùng tiếp giáp lãnh hải do vị trí đặc biệt của nó

+ Trong vụ việc này ta thấy: phía tàu cá của Java đã vi phạm Công ước quốc tế 1982 khi khai thác cá hồi trái phép vùng tiếp giáp lãnh hải của Kata và làm ảnh hưởng đến nguồn lợi cá hồi Kata có quyền bắt giữ tàu đã vi phạm để đảm bảo quyền lợi của quốc gia, bởi thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển tại vùng đặc quyền kinh tế được tôn trọng đầy đủ tại vùng tiếp giáp lãnh hải

b Quan điểm cá nhân về lập luận của Java trong vụ án trên?

Theo em, lập luận của Java trong vụ án trên là hoàn toàn phù hợp với quy định của Công ước luật biển năm 1982 vì:

- Hành vi bắt giữ của Kata khi phát hiện tàu vi phạm trong vùng tiếp giáp lãnh hải là hành vi hợp pháp, nhưng hành vi tạm giữ đến hai tháng khi đã nhận tiền bảo lãnh là hành vi vi phạm quy định của Công ước Luật biển năm 1982 theo Điều 72: khi đã nhận tiền bảo lãnh thì quốc gia tam giữ nhanh chóng trả tự do cho tàu và thủy thủ đoàn Hoặc theo quy đinh tại Điều 292: khi nhận tiền bảo lãnh mà quốc gia tạm giữ tàu vi phạm không có ý định hay động thái để trả tự

do cho tàu và đoàn thủy thủ vi phạm thì cần đưa vụ việc ra Tòa án quốc tế có thẩm quyền theo Điều 287

- Tòa án quốc gia Kata không có thẩm quyền xét xử tàu X vi phạm và các thủy thủ Bởi thẩm quyền xét xử vụ án khi Kata đã nhận được tiền bảo lãnh của Java thuộc về Tòa án quốc tế có thẩm quyền mà hai bên đã thỏa thuận để đưa ra xét xử

- Hình phạt mà Tòa án Kata đưa ra là không có hiệu lực do vi phạm thẩm quyền xét xử

Tình huống 10

Ngày 25/11/2007, tàu thương mại X mang quốc tịch của quốc gia A tự ý đánh bắt cả trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia B Phát hiện hành vi trên, tàu quân sự của quốc gia B đã phát tínhiệu và tiến hành truy đuổi Sau một thời gian rượt đuổi liên tục, qua vùng biển quốc tế, tàu quân sự của quốc gia B bắt giữ được tàu X tại vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia C Tàu X

Trang 11

cho rằng, tàu đang ở trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia C nên quốc gia B không có quyền bắt giữ.

Hãy cho biết, theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, quốc gia B có quyền truy đuổi

và bắt giữ tàu X không? Tại sao?

- Tàu quân sự của quốc gia B tiến hành truy đuổi sau khi đã phát tín hiệu và khi tàu X vẫn đang

ở trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia B; việc truy đuổi được diễn ra liên tục, không gián đoạn (Điều 111, khoản 1,2)

- Tàu X chưa đi vào lãnh hải của quốc gia khác (Điều 111, khoản 3) Tàu X vẫn ở vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia C

Tình huống 11

Năm 1999, quốc gia Alpha gửi cho quốc gia Bêta một văn kiện ngoại giao trong đó đưa ra đề nghị hoạch định biên giới giữa lãnh thổ của Alpha với vùng lãnh thổ Grama mà Bêta đang giữ vai trò đại diện trong quan hệ quốc tế (Grama là thuộc địa của Bêta) Trong văn kiện đó, Alpha nêu rõ nguyên tắc, cách thức hoạch định và có bản đồ hoạch định đính kèm Trong văn kiện trả lời, Bêta bày tỏ quan điểm đồng ý với đề nghị của Alpha Hai quốc gia cũng đã tổ chức họp báo

để thông báo chính thức về nội dung thỏa thuận Năm 2002, Grama tách ra khỏi Bêta và tuyên

bố trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền Grama cho rằng thỏa thuận qua các văn kiện ngoại giao giữa Alpha và Bêta không phải là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên Hơn nữa, nếu thỏa thuận năm 1999 là điều ước quốc tế thì với tư cách là quốc gia mới giành được độc lập, Grama không phải thực hiện các điều ước quốc tế mà Bêta đã đại diện ký kết trước đó

Hỏi: Hãy cho biết:

– Thỏa thuận giữa Alpha và Bêta trong tình huống nêu trên có phải là điều ước quốc tế hay không? Vì sao?

– Sau khi trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền, Grama có phải thực hiện thỏa thuận màBêta đã ký với Alpha hay không? Vì sao?

Gợi ý trả lời

a Thỏa thuận giữa Alpha và Bêta trong tình huống nêu trên có phải là điều ước quốc tế hay không? Vì sao?

Trang 12

Theo điểm a, khoản 1, điều 2 Công ước Viên về luật điều ước quốc tế (1969) thì “thuật ngữ

“điều ước” dùng để chỉ một hiệp định quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và bất kể tên gọi riêng của nó là gì”

Đồng thời, điều 11 Công ước Viên 1969 cũng quy định: “Việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràngbuộc của một điều ước có thể biểu thị bằng việc ký, trao đổi các văn kiện của điều ước phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập hoặc bằng mọi cách khác được thỏa thuận”

Để xác định thỏa thuận giữa quốc gia Alpha và quốc gia Bêta có phải là điều ước hay không, ta

có thể xét đến đặc trưng về mặt hình thức của điều ước quốc tế Ta có thể khẳng định rằng, điều ước quốc tế tồn tại chủ yếu dưới hình thức văn bản, nhưng bên cạnh đó còn có điều ước quân tửtồn tại dưới dạng bất thành văn Như vậy, theo như điều ước quân tử thì điều ước quốc tế không nhất thiết phải tồn tại dưới dạng văn bản Cũng theo định nghĩa về thuật ngữ “điều ước” quy định tại điểm a, khoản 1, điều 2 Công ước viên 1969 thì điều ước quốc tế không phụ thuộc vào tên gọi của văn bản thỏa thuận này

Hơn nữa, vùng lãnh thổ Grama đã được quốc gia Alpha khai thác và đại diện trong quan hệ quốc tế, ta có thể hiểu là từ trước năm 1999, Grama đã và đang là “thuộc địa” của quốc gia Alpha và Alpha là quốc gia “bảo hộ”, vì vậy vùng lãnh thổ Grama phải tuân thủ theo những cam kết mà Alpha đã ký Như vậy, thỏa thuận giữa quốc gia Alpha với quốc gia Bêta về việc hoạch định biên giới giữa lãnh thổ của quốc gia Bêta với vùng lãnh thổ Grama mà quốc gia Alpha đang khai thác và đại diện trong quan hệ quốc tế hoàn toàn có thể là điều ước quốc tế

b Sau khi trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền, Grama có phải thực hiện thỏa thuận

mà Bêta đã ký với Alpha hay không? Vì sao?

Theo tiến sĩ Kaikobad (1983): “Quy tắc chung của luật quốc tế tập quán về vấn đề này là, về nguyên tắc, khi kế thừa từ người tiền nhiệm: quốc gia hưởng không hơn và không kém lãnh thổ đó”

Hội nghị lần thứ 53 năm 1968 của Hội Luật gia quốc tế đã thông qua nghị quyết về sự kế thừa của các quốc gia mới: “Khi một hiệp định quy định việc phân định biên giới quốc gia giữa hai quốc gia đã được thực hiên, theo đó đường biên giới đã được hình thành thì không cần phải làm

gì thêm nữa … và phạm vi lãnh thổ quốc gia cũng đã được xác lập”

Điều 11 Công ước Viên về kế thừa nhà nước 1978 quy định:

Sự kế thừa quốc gia không ảnh hưởng tới:

a) một đường biên giới đã được xác định bởi một hiệp định; hay

b) các nghĩa vụ và quyền được xác định bởi một hiệp định liên quan tới thể chế biên giới

Những quy định này là sự khẳng định chính thức nguyên tắc duy trì biên giới ổn định khi xuất hiện sự kế thừa nhà nước

Trang 13

Như vậy, sau khi vùng lãnh thổ Grama trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền thì Grama vẫn phải thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà Alpha đã ký kết thay Grama, trong đó có điều ước với Bêta Quốc gia Grama không có quyền chọn lựa có thừa kế hay không mà buộc phải thừa kế, vì những điều ước về biên giới lãnh thổ thường có giá trị rất bền vững mang tính ổn định cho dù 1 trong 2 bên có mất tư cách chủ thể thì quốc gia mới vẫn buộc

Tình huống 12

Năm 1960, quốc gia A gửi cho quốc gia B thư đề nghị hoạch định biên giới giữa lãnh thổ của quốc gia B với vùng lãnh thổ C mà quốc gia A đang khai thác và đại diện trong quan hệ quốc tế.Trong thư đó, quốc gia A nêu rõ nguyên tắc, cách thức hoạch định và có bản đồ hoạch định đínhkèm Trong thư trả lời, quốc gia B bày tỏ quan điểm đồng ý với đề nghị của quốc gia A Hai quốc gia cũng đã tổ chức họp báo để thông báo chính thức về nội dung thỏa thuận

Tranh chấp lãnh thổ bắt đầu nảy sinh sau khi vùng lãnh thổ C trở thành một quốc gia độc lập, cóchủ quyền Quốc gia C cho rằng thỏa thuận qua thư giữa quốc gia A và quốc gia B không phải

là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên Hơn nữa, nếu thỏa thuận năm 1960 là điềuước quốc tế thì với tư cách là quốc gia mới ra đời, quốc gia C không phải kế thừa tất cả các điềuước quốc tế mà quốc gia A đã đại diện ký kết

Hỏi: Hãy cho biết:

– Theo quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế, thỏa thuận giữa hai quốc gia A và B trong tình huống nêu trên có là điều ước quốc tế hay không? Giải thích tại sao?– Sau khi độc lập, quốc gia C có phải thực hiện thỏa thuận về biên giới lãnh thổ mà quốc gia A

đã ký kết với quốc gia B hay không? Giải thích tại sao?

hệ với nhau và bất kể tên gọi riêng của nó là gì”

Về bản chất, điều ước quốc tế là sự thỏa thuận dựa trên ý chí tự nguyện của các bên liên quan Chủ thể của điều ước quốc tế là các quốc gia Điều ước quốc tế tồn tại dưới hình thức văn bản

đã được kí kết Điều ước quốc tế gồm có 3 loại: điều ước quốc tế được kí kết với danh nghĩa Nhà nước, điều ước quốc tế được kí kết với danh nghĩa Chính phủ và điều ước quốc tế được kí

Trang 14

kết với danh nghĩa Bộ, ngành Các điều ước quốc tế được kí kết với danh nghĩa Nhà nước là cácđiều ước về hoà bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia; về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về tương trợ tư pháp và về các tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức khu vực quan trọng.

Căn cứ theo đề bài, thỏa thuận giữa hai quốc gia A và B trong tình huống nêu trên hoàn toàn có

đủ căn cứ để trở thành một điều ước quốc tế Đây là điều ước quốc tế nhằm hoạch định biên giới lãnh thổ Việc phân định biên giới lãnh thổ này đã được hai quốc gia thỏa thuận và đi đến

kí kết Điều ước quốc tế này được ghi nhận dưới hình thức văn bản

b Sau khi độc lập, quốc gia C có phải thực hiện thỏa thuận về biên giới lãnh thổ mà quốc gia A

đã ký kết với quốc gia B hay không? Giải thích tại sao?

Căn cứ vào đề bài, ta có thể thấy đây là trường hợp hình thành quốc gia mới bằng đấu tranh giảiphóng dân tộc hoặc qua cách mạng xã hội Về nguyên tắc, quốc gia C không phải kế thừa toàn

bộ các điều ước do quốc gia A kí kết với quốc gia B Tuy nhiên, nhằm mục đích không làm xáo trộn trật tự pháp lý quốc tế, và nếu điều ước đã kí không đi ngược lại quyền lợi của quốc gia C thì quốc gia C vẫn có thể tuyên bố kế thừa trong lĩnh vực biên giới lãnh thổ

Cơ sở pháp lý cần thiết đảm bảo tính hợp pháp của nghị quyết do hội đồng bảo an thông qua

Tình huống 13

Năm 2012, tại quốc gia A xảy ra nội chiến Hàng ngàn người nổi dậy đã tiến hành đập phá các cửa hàng, nhà kho sân bãi nhằm tăng sức ép đề nghị chính phủ đương nhiệm phải từ chức Cuộcgiao tranh giữa Chính phủ đương nhiên và phe nổi dậy ngày càng căng thẳng, ảnh hưởng

nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh trong khu vực cũng như đe dọa sự an toàn của những người nước ngoài đang có mặt trên lãnh thổ quốc gia A Trước tình hình nguy cấp này, Hội động bảo an Liên hợp quốc, với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đã có những cuộc họp nhằm xem xét vấn đề của quốc gia Dự thảo Nghị quyết của hội đồng bảo an trong đó đề cập đến việc áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả các biện pháp về quân sự, đối với quốc gia A cũng đã được soản thảo Trong thời gian chờ đợi nghị quyếtđược thông qua, với tư cách là Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an quốc gia X đã cho một số tàu quân sự của mình tiến sâu vào neo đậu trong lãnh hải của quốc gia A để sẵn sang thực hiện Nghị quyết của Hội đồng bảo an

Hỏi: Hãy cho biết:

– Hành vi của quốc gia X có phù hợp với quy định của Công ước luật biển 1982 hay không? Tạisao?

– Các cơ sở pháp lý cần thiết đảm bảo tính hợp pháp của Nghị quyết do Hội đồng bảo an thông qua?

Danh mục viết tắt

Trang 15

vi đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, điều này càng vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc của Luật quốc tế – nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ luật quốc tế Việc quốc gia X đưa tàu quân sự vào khu vực lãnh hải của quốc gia A để sẵn sàng thực hiện nghị quyết của Hội đồng bảo an là không có căn cứ vì Nghị Quyết của hội đồng bảo an chưa được thông qua, Nghị quyết của HĐBA được thông qua khi có 9 ủy viên của Hội dồng bảo an, trong đó có tất cả các ủy viên thường trực bỏ phiếu thuận (Điều 27 Hiến chương liên hợp quốc).

Như vậy, hành vi của quốc gia X không phù hợp với Công ước Luật biển 1982

b Các cơ sở pháp lý cần thiết đảm bảo tính hợp pháp của Nghị quyết do Hội đồng bảo an thông qua?

Dẫn chiếu theo chương 7 Hiến chương liên hợp quốc (từ Điều 39 đến Điều 51) về hành động trong trường hợp hòa bình bị đe dọa, phá hoại hoặc có hành vi xâm lược Theo đó, Nghị quyết của hội đồng bảo an trong đó đề cập đến việc áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả các biện pháp về quân sự, đối với quốc gia A là hoàn toàn phù hợp Cụ thể, theo quy định tại Điều 39, Điều 41 Hội đồng có thẩm quyền quyết định những biện pháp áp dụng không liên quan tới việc

sử dụng vũ lực để thực hiện nghị quyết của Hội đồng, và yêu cầu các thành viên Liên hợp quốc

áp dụng biện pháp đó Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 42 Hiến chương thì nếu những biện pháp được nói tại Điều 41 mà không thích hợp hoặc mất hiệu lực thì Hội đồng bảo an có thẩm

Trang 16

quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân nếu Hội đồng bảo an cho rằng đó là cầnthiết Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong tỏa và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các nước thành viên Liên hợp quốc thực hiện Mặt khác, theo quy định tại Điều 51 Hiến chương nêu quốc gia thành viên của LHQ bị tấn công vũ trang mà cho tới khi HĐBA chưa áp dụng được các biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình, an ninh quốc tế thì những biện pháp mà quốc gia thành viên của LHQ áp dụng

để thực hiện quyền tự vệ chính đáng phải được báo ngay cho HĐBA, do đó, có thể dùng biện pháp quân sự tương xứng nếu trong trường hợp bị tấn công vũ trang

Hội đồng bảo an xác định tình hình nội chiến trên lãnh thổ quốc gia A không còn là công việc nội bộ của quốc gia A bởi tình hình nội chiến tại quốc gia A có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòabình và an ninh trong khu vực cũng như đe dọa sự an toàn của những người nước ngoài đang cómặt trên lãnh thổ quốc gia A Do đó, sự can thiệp của HĐBA LHQ trong trường hợp này không được coi là vi phạm nguyên tắc của luật quốc tế về “Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác”

Để nghị quyết của HĐBA được thông qua thì cần 9 ủy viên của HĐBA, trong đó có tất cả các

ủy viên thường trực bỏ phiếu thuận (Điều 27 Hiến chương Liên hợp quốc)

Tuy nhiên, tranh chấp đến biên giới trên biển lại nảy sinh khi C trở thành quốc gia độc lập, có chủ quyền Quốc gia C cho rằng: thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A và quốc gia B không phải là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên Hơn nữa, với tư cách quốc gia mới ra đời sau cách mạng giải phóng, quốc gia C không phải kế thừa tất cả các điều ước quốc tế mà A đã đại diện ký kết

Hỏi: Hãy cho biết:

– Thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A và B có phải điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên hay không? Tại sao?

– Quốc gia C có nghĩa vụ phải kế thừa tất cả các thỏa thuận quốc tế mà quốc gia A đã đại diện

ký kết, trong đó có thỏa thuận xác định biên giới trên biển hay không? Tại sao?

Gợi ý trả lời:

1 Thoả thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A và B có phải điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên hay không? Tại sao

Trang 17

Thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A và B về vấn đề xác định biên giới trên biển giữa quốc gia B và vùng lãnh thổ thuộc địa C mà A đang khai thác và đại diện trong quan hệ quốc tế có thể xem là điều ước quốc tế và có giá trị ràng buộc ở thời điểm C vẫn là vùng lãnh thổ thuộc địa của A.

Theo điểm a khoản 1 Luật công ước Viên năm 1969, Điều ước quốc tế dùng để chỉ“một hiệp định quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh,

dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ vớinhau và bất kể tên gọi riêng của nó là gì” Thoả thuận quốc tế sẽ trở thành điều ước quốc tế và

có giá trị ràng buộc khi nó đảm bảo các trình tự tạo nên một điều ước quốc tế, cụ thể như phải đảm bảo các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành các văn bản điều ước: Trong giai đoạn này, các bên sẽ thực hiện các hành vi như: đàm phán, soạn thảo và thông qua văn bản điều ước Thực hiện xong các hành vi này, điều ước quốc tế vẫn chưa phát sinh hiệu lực, tuy nhiên nếu thiếu các hành vi này thì một điều ước quốc tế không thể được hình thành

Giai đoạn 2: giai đoạn thực hiện các hành vi nhằm thể hiện sự ràng buộc của quốc gia với điều ước quốc tế và có giá trị tạo ra hiệu lực thi hành của điều ước đó Giai đoạn này có 4 hành vi được thực hiện đó là: hành vi ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế.[ Theo “Luật Quốc tế” Ts Ngô Hữu Phước]

Các thoả thuận giữa các quốc gia chưa thể trở thành một điều ước quốc tế khi thiếu các trình tự trên

Tuy nhiên, các quy định tại công ước Viên năm 1969 chỉ bắt đầu có hiệu lực từ năm 1980 Trước khi công ước Viên năm 1969 có hiệu lực, trong quan hệ quốc tế, điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các quốc gia – có thể bằng hình thức văn bản hoặc là sự thỏa thuận bằng miệng – thỏa thuận này được gọi là “điều ước quân tử”

Thứ hai, xét đến yếu tố chủ thể tham gia trong thỏa thuận này là quốc gia A và quốc gia B – đều

là chủ thể của luật quốc tế Thỏa thuận này được hình thành dựa trên sự đồng ý của 2 quốc gia (Quốc gia A gửi đề nghị và quốc gia B ngỏ ý đồng ý)

Như vậy, căn cứ theo phân tích trên, thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A

và B có thể xem là điều ước quốc tế và có giá trị ràng buộc giữa A và B

2 Quốc gia C có nghĩa vụ kế thừa tất cả các thoả thuận quốc tế mà quốc gia A đã đại diện ký kết, trong đó có thỏa thuận xác định biên giới trên biển hay không? Tại sao?

Với thỏa thuận quốc tế, quốc gia C không có nghĩa vụ kế thừa tất cả các thỏa thuận quốc tế mà quốc gia A đã đại diện ký kết (nghĩa là quốc gia A có thể tiếp tục thực hiện các ngĩa vụ đó hoặc không) những với thỏa thuận xác định biên giới trên biển, C vẫn phải tiếp tục tôn trong và thực hiện thỏa thuận quốc tế này Vì các lý do như sau:

Trang 18

Thứ nhất: Theo luật quốc tế hiện hành, các quốc gia mới thành lập không có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện các điều ước quốc tế do quốc gia để lại thừa kế ký kết Căn cứ vào cơ sở pháp lý tại điều 16 và điều 28 công ước Viên năm 1978:

Điều 16: Đối với những điều ước của các quốc gia tiền nhiệm, Quốc gia mới độc lập không bị ràng buộc việc duy trì hiệu lực hoặc phải trở thành thành viên của bất ký điều ước nào với lý do điều ước vẫn còn hiệu lực đối với lãnh thổ được ký kết vào thời điểm kế thừa

Điều 28: Điều ước song phương: Điều ước song phương vẫn đang còn hiệu ước hoặc tạm thời

áp dụng đối với lãnh thổ được thừa kế vào thời điểm thừa kế sẽ vẫn còn hiệu lực giữa hai bên quốc gia độc lập mới hình thành hoặc quốc gia kia khi:

+ Hai bên khẳng định rõ ràng sự chấp thuận

+ Hai bên bằng hành vi thể hiện sự chấp thuận

Như vậy, đối với các điều ước quốc tế các quốc gia để lại kế thừa, có hai trường hợp:

– Trường hợp 1: Quốc gia mới giành được độc lập không phải tiếp tục thực hiện các điều ước quốc tế trước đây vẫn thi hành tại lãnh thổ quốc gia mới đó

– Trường hợp 2: Đối với các điều ước mà trước đây quốc gia A đã kí kết, quốc gia C có thể thỏa thuận các điều kiện áp dụng điều ước với quốc gia A Hoặc C sẽ kí kết với A các điều ước đặc biệt, trong những điều ước lại này có ghi nhận việc C sẽ kế thừa tất cả các điều ước còn hiều lực thi hành do A đã kí kết với B về lãnh thổ vốn là thuộc địa của A trước đây

Thứ hai: trong trường hợp này C vẫn phải kế thừa điều ước quốc tế xác định biên giới trên biển giữa A và B bởi: những điều ước biên giới về lãnh thổ thường có giá trị rất bền vững và mang tính ổn định dù hai bên có mất tư cách chủ thể thì quốc gia mới vẫn buộc phải thừa kế Căn cứ theo quy định tại điều 11, 15 và 30 của Công ước Viên năm 1969:

Điều 11: Sự kế thừa quốc gia không ảnh hương đến tới:

Một đường biên giới đã được xác định bởi một hiệp định, hay

Các quyền và nghĩa vụ đã được xác định bởi một hiệp định liên quan đến thể chế biên giới.Điều 15: Khi một phần lãnh thổ nhà nước hoặc khi bất cứ phần lãnh thổ nào mà không còn là lãnh thổ của quốc gia đó hoặc trở thành một phần lãnh thổ của quốc gia khác thì:

a, Điều ước của quốc gia để lại sẽ ngừng có hiệu lực với phần lãnh thổ mà quốc gia thừa kế có liên quan, kể từ ngày quốc gia thừa kế ra đời

Như vậy, với các điều ước quốc tế khác, Quốc gia C không có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện các điều ước này và có thể hiện nó hay không nhưng với thỏa thuận quốc tế về biên giới, quốc A buộc phải tôn trọng thực hiện

Tình huống 15

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w