Một tháng sau khi tuyên bố chấm dứt hiệu lực điều ước về bảo vệ, khai thác tài nguyên với quốc gia B, tháng 6/2011, quốc gia A cũng tuyên bố chấm dứt hiệu lực của điều ước về phân định b
Trang 1MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUÂN CHUNG VÊ LUẬT QUỐC TẾ 2
VẤN ĐỂ 2 : NGUỐN CỦA LUẬT QUỐC TÊ 3
VẤN ĐỂ 3 : CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ 5
VẤN ĐỂ 4 : DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ 7
VẤN ĐỀ 5 : LÃNH THỔ TRONG LUẬT QUỐC TẾ 8
VẤN ĐỂ 6 : LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ 12
VẤN ĐẾ 7 : LUẬT QUỐC TẾ VỀ HỢP TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM 14
VẤN ĐỂ 8 : CÁC BIÊN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ 15
VẤN ĐẾ 9 : TRÁCH NHIÊM PHÁP LÝ QUỐC TẾ 17
Trang 2BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
VẤN ĐỀ 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUÂN CHUNG VÊ LUẬT QUỐC TẾ
1 Năm 1985, mật vụ quốc gia A đã đánh chìm tàu Rainbow Warrior của tổ chức Greenpeace (một tổ chức quốc tế phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực môi trường), khi tàu này đang đậu trong cảng của quốc gia
B làm một thủy thủ trên tàu bị chết Ngay sau đó, tổ chức Greenpeace và quốc gia B đã yêu cầu quốc gia
A bồi thường thiệt hại Quốc gia B bắt giữ hai mật vụ của quốc gia A, buộc tội và kết án họ 10 năm tù vì gây ra vụ chìm tàu trên Quốc gia A yêu cầu quốc gia B thả các mật vụ
Để dàn xếp tranh chấp, quốc gia A đã ký một thỏa thuận với quốc gia B và một thỏa thuận với tổ chức Greenpeace, theo đó quốc gia A cam kết sẽ bổi thường 7 triệu USD cho quốc gia B và tổ chức
Greenpeace Đổi lại, quốc gia B sẽ chuyển giao hai mật vụ cho quốc gia A để thi hành án 3 năm tù giam tại một căn cứ quân sự của quốc gia A ở Thái Bình Dương Hãy cho biết:
Quan hệ về bồi thường thiệt hại và ký kết thỏa thuận giữa quốc gia A và tổ chức Greenpeace có phải là quan hệ thuộc đối tượng điều chinh của luật quốc tế? Vì sao?
Quan hệ về bổi thường thiệt hại và ký kết thỏa thuận giữa quốc gia A và quốc gia B có phải là quan hệ thuộc đối tượng điều chinh của luật quốc tế? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
- Quan hệ về bổi thường thiệt hại và ký kết thỏa thuận giữa quốc gia A và tổ chứrc Greenpeace không phải là quan hệ thuộc đối tượng điều chinh của luật quốc tế vì tổ chức Greenpeace là tổ chức phi chính phủ, không phải là chủ thể của luật quốc tế;
- Quan hệ về bồi thường thiệt hại và ký kết thỏa thuận giữa quốc gia A và quốc gia B là quan hệ thuộc đối tượng điều chinh của luật quốc tế vì là quan hệ giữa các chủ thề luật quốc tế trong việc thiết lập quyền và nghĩa vụ giữa các bên
2 Tinh A trước đây là một phần lãnh thố của nước Cộng hòa X ở châu Phi Sau một cuộc trưng câu dân ý, ngày 9/7/2011, tinh A tách ra khỏi Cộng hòa X và ngay lập tức được Công hòa X công nhận là một quốc gia độc lập Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về sự kiện A tuyên bổ là một quốc gia độc lập Hỏi:
- Tư cách chủ thể luật quốc tế của quốc gia A có bi ảnh hưởng do nhiều quốc gia chưa đưa ra tuyên bố công khai công nhận hay không? Giài thích tại sao?
Nếu chưa được công nhận rộng rãi, quốc gia A sẽ gặp những khó khăn gì khi tham gia quan hệ quốc tế? Giải thích tại sao?
Gợi ý trả lời:
- Tư cách chủ thể luật quốc tế của quốc gia A không bị ảnh hưởng do nhiều quốc gia chưa đưa ra tuyên bố công khai công nhận A là quốc gia Bởi vì,
+ Công nhận của quốc gia khác chỉ có ý nghĩa xác nhận sự ra đời của quốc gia A và thể hiện thái độ với đường lối, chính sách của quốc gia A Quốc gia A có tư cách chủ thể luật quốc tế ngày từ khi ra đời, không phụ thuộc vào sự công nhận của các quốc gia khác
+ Có thể hiểu, việc các quốc gia khác không tuyên bố công khai công nhận quốc gia A nhưng cũng không bày tỏ quan điểm phản đối và vẫn thiết lập quan hệ kinh tế, ngoại giao với quốc gia A là hình thức công nhận mặc thị
Trang 3Nếu chưa được công nhận rộng rãi, quốc gia A sẽ gặp khó khăn trong việc thiết lập quan hệ quốc tế với các quốc gia khác, nhất là các quốc gia không công nhận A là một quốc gia; việc quốc gia A tham gia vào các tổ chức quốc tế cũng có thể bị cản trở
VẤN ĐỂ 2 : NGUỐN CỦA LUẬT QUỐC TÊ
1 Năm 1960, quốc gia A gửi cho quốc gia B công hàm để nghị hoạch định biên giới giữa lãnh thổ của quốc gia B với vùng lãnh thổ C mà quốc gia A đang là đại diện trong quan hệ quốc tế Trong công hàm
đó, quốc gia A nêu rõ nguyên tắc, cách thức hoạch định và có bản đồ hoạch định đính kèm Trong công hàm trả lời, quốc gia B bày tỏ quan điểm đồng ý với đề nghị của quốc gia A Hai quốc gia cũng đã tổ chức họp bảo thông báo về kết quả thỏa thuận đã đạt được và cam kết thực hiện những nội dung được ghi nhận trong công hàm
Tranh chấp lãnh thổ bắt đầu này sinh sau khi vùng lãnh thổ C trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền Quốc gia C cho rằng, công hàm giữa quốc gia A và quốc gia B không phải là điều ước quốc tế có giả trị ràng buộc giữa các bên Hơn nữa, nếu công hàm năm 1960 là điều ước quốc tế thì với tư cách là quốc gia mới ra đời, quốc gia C không phải kế thừa tất cả các điều ước quốc tế mà quốc gia A đã đại diện
ký kết Hãy cho biết:
- Theo quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế, công hàm trao đối giữa hai quốc gia A và B trong tình huống nêu trên có là điều ước quốc tế hay không? Giải thích tại sao?
- Sau khi độc lập, quốc gia C có phải thực hiện thỏa thuân về biên giới lãnh thố mà quốc gia A đã kỷ kết với quốc gia B hay không? Giải thích tại sao?
Gơi ý trá lời:
Công hàm giữa hai quốc gia A và B là điều ước quốc tế do đáp ứng các đặc điểm của một điều ước quốc tế:
+ Thứ nhất, công hàm được ký kết giữa hai quốc gia có chủ quyền
+ Thứ hai, công hàm được ghi nhân trong các văn bản
+ Thứ ba, nội dung công hàm chứa đựng các quy định xác lập quyền và nghĩa vụ cho hai bên kết ước
- Sau khi độc lập, quốc gia C phải thực hiện thỏa thuận về biên giới lãnh thổ mà A đã ký kết với B Bởi vì,
sự thay đổi chủ quyền quốc gia đối với lănh thỗ được xác định là sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh và đặt
ra vấn đề kế thừa điều ước quốc tế xác định biên giới lãnh thố giữa quốc gia A với lãnh thổ C Theo:
+ Điểm a khoản 2 Điều 62 Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia thì “Một sự thay đổi cơ bản các hoàn cánh không thể được nêu lên làm lý do để chấm dứt hoặc để rút khỏi một điều m ước quốc tế” nếu đó là “một điều ước quy định về đường biên giới"
+ Điều 11 Công ước Viên năm 1978 về kế thừa điều ước quốc tế: “Sự kế thừa của các quốc gia không ảnh hưởng đến:
(a) điều ước quốc tế xác lập một đường biên giới hoặc
(b) điều ước quốc tế xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến quy chế của một đường biên giới
Trang 42 Tháng 1/2010, hai quốc gia A và B đã kỷ kết một điều ước quốc tế về phân định biên giới trên bộ và một điều ước về bảo vệ, khai thác tài nguyên Theo đó, quốc gia A đồng ý cho quốc gia B khai thác quặng
bô xít tại một số tỉnh biên giới giữa hai nước Trong quá trình khai thác, các công ty của quốc gia B thường xuyên xả chất thải và phế liệu từ hoạt động khai thác ra sông hồ hoặc chôn xuổng đất mà không qua xử lý, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường quanh khu vực biên giới Thảng 5/2011, quốc gia A tuyên bố chấm dứt hiệu lực điều ước về bảo vệ, khai thác tài nguyên đã ký kết với quốc gia B với lý do quốc gia B đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ bảo vệ môi trường được ghi nhận tại điều ước Hãy cho biết:
Căn cứ mà quốc gia A đưa ra để chấm dứt hiệu lực của điều ước đã ký kết với quốc gia B có phù hợp với luật quốc tế không? Vì sao?
Một tháng sau khi tuyên bố chấm dứt hiệu lực điều ước về bảo vệ, khai thác tài nguyên với quốc gia B, tháng 6/2011, quốc gia A cũng tuyên bố chấm dứt hiệu lực của điều ước về phân định biên giới trên bộ giữa hai nước với lý do, việc khai thác quặng bô xít của B đã gây nên những sự thay đổi quan trọng về địa chất và dạng địa hình của khu vực biên giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường phân định biên giới Hãy cho biết, việc quốc gia A viện dẫn Điều 62 Công ước Viên 1969 để chấm dứt hiêu lực của điểu ước
về biên giới đã ký với quốc gia B có phù hợp với luật quốc tế không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
- Căn cứ mà quốc gia A đưa ra để chấm dứt hiệu lực của điểu ước đã ký kết với quốc gia B phù hợp với quy định của luật quốc tế: Điều 60(1) Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế Trường hợp này, cũng không thuộc loại trừ của Điều 60(5) Công ước Viên năm 1969 về luât điều ước quốc tế
Việc quốc gia A viện dẫn sự thay đổi của hoàn cảnh để chẩm dứt hiệu lực của điều ước về biên giới đã ký với quốc gia B là không phù hợp với luật quốc tế, vì: Việc khai thác quặng bô xít của B đã gây nên những
sự thay đổi quan trọng về địa chất và dạng địa hình của khu vực biên giới không phải là sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh như được quy định tại Điều 62 Công ước Viên năm 1969 về luất điều ước quốc tế Tai thời điểm ký kết điều ước, các bên có thể dự kiến được sự thay đổi đó Ngoài ra, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 62 Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế, ngay cả trong trường hợp có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh thì cũng không thể viện dẫn sự thay đổi đó để chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế về phân định biên giới trên bộ giữa hai nước
3 Các quốc gia A, B, C, D, E đều là thành viên của điều ước quốc tế đa phương, trong đó Điều 80 của điều ước quy định rằng “Tranh chấp liên quan đến việc giải
thích và áp dụng điều ước này sẽ được giải quyết tại Tòa Công lý quốc tế của Liên hợp quốc”
Trong văn kiện phê chuẩn điều ước trên, quốc gia A tuyên bổ “Mọi tranh chấp mà quốc gia A là một bên liên quan đến việc giải thích và áp dụng điều uớc này sẽ được giải quyết tại Trọng tài quốc tế” Trước tuyên bố của quốc gia A, quốc gia B chấp nhận tuyên bố của A Quốc gia C phản đối tuyên bố của quốc gia A, đồng thời tuyên bố không có quan hệ điều ước giữa hai bên Quốc gia D phản đối tuyên bố của quốc gia A nhưng khắng định tuyên bổ phản đổi này không ảnh hưởng đến việc thực hiện điểu ước giữa hai bên Quốc gia E im lặng trước tuyên bố của quốc gia A
Hãy cho biết: Tác động của tuyên bố do các quốc gia đưa ra đổi với hiệu lực của điều ước và hiệu lực của Điều 80 của điều ước đó trong quan hệ giữa các bên
Trang 5Gợi ý trá lời:
Theo điểm d, khoản 1 Điều 2 Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế được kết giữa các quốc gia thì tuyên bố mà quốc gia A đưa ra là tuyên bố bảo lưu Điều 80 của điều ước Tác động của tuyên bố bảo lưu do quốc gia A đưa ra tới hiệu lực của điều ước và hiệu lực của Điều 80 về giải quyết tranh chấp quốc tế đối với các bên như sau:
- Quốc gia B và quốc gia A tồn tại quan hệ điều ước và khi tranh chấp quốc tế phát sinh giữa quốc gia B
và quốc gia A liên quan đến điều ước này sẽ được giải quyết tại Trọng tài quốc tế (Điểm a, khoản 1 Điều
21 Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế)
- Quốc gia C và quốc gia A không tổn tại quan hệ điều ước, do đó cũng không có tranh chấp quốc tế phát sinh giữa C và A liên quan đến điều ước quốc tế này
- Quốc gia D và quốc gia A tồn tại quan hệ điều ước và nếu có tranh chấp quốc tế phát sinh giữa quốc gia
D và quốc gia A liên quan đến điều ước này thì quốc gia D và quốc gia A tự thỏa thuận phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp (Khoản 3 Điều 21 Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế)
- Quốc gia E và quốc gia A: Quốc gia E im lặng, không phản đối báo lưu của quốc gia A Nếu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo về bảo lưu hoặc ngày quốc gia A biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước (nếu hành vì này xảy ra sau ngày bảo lưu được đề ra) thì coi như quốc gia E chấp thuận bảo lưu của quốc gia A (Khoản 5 Điều 20 Công ước Viên năm 1969 về luật điều vớc quốc tế) Vì vậy, trong trường hợp này, quốc gia B và quốc gia E tổn tại quan hệ điểu ước và khi tranh chấp quốc tế phát sinh giữa quốc gia B và quốc gia E liên quan đến điều ước này sẽ được giải quyết tại Trọng tài quốc tế
- Giữa quốc gia B, C, D và E vẫn tồn tại quan hệ điều ước Việc quốc gia A bảo lưu không thay đổi các quy định của điều ước trong mối quan hệ giữa quốc gia B, C, D và E Khi tranh chấp quốc tế phát sinh giữa quốc gia B, C, D và E thì được giải quyết tại Tòa Công lý quốc tế Liên hợp quốc (Khoản 2 Điều 21 Công ước Viên năm 1969 về luất điều ước quốc tế)
VẤN ĐỂ 3 : CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
1 A và B là hai quốc gia có tranh chấp với nhau về biên giới lãnh thố Trong phiên đàm phản diễn ra ngày 5-4-2009, quốc gia A tuyên bố, trong trường hợp cần thiết sẽ sử dụng lực lượng vũ trang để giải quyết tranh chấp
Ngày 05/05/2009, quốc gia A công bố đã thành công trong việc làm giàu uranium ở quy mô lớn sau khi giải quyết được các vấn đề kỹ thuật trọng yếu trong quả trình sản xuất Mặc dù quốc gia A khắng định mục đích duy nhất của họ là nhằm tạo ra năng lượng điện, nhiểu quốc gia cáo buộc quốc gia A đang theo đuối chương trình hạt nhân nhằm phát triển vũ khí nguyên tử Lo ngại trước tuyên bố của quốc gia A đua
ra, quốc gia B đã ném bom phá huỷ các cơ sở sản xuất hạt nhân của quốc gia A
Hành vi của B có phù hợp với luật quốc tế không? Tai sao?
Gợi ý trả lời:
Hành vì của B vi phạm nguyên tắc câm sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế (Điều 2,
Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc):
- Quốc gia B không bị tấn công vũ trang trước: Quốc gia A chưa tấn công vũ trang đối với quốc gia B
Trang 6- Không có Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho phép dùng vũ lực với quốc gia A Quốc gia B không thông báo với Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về hành đông của mình
2 Sau cuộc tổng tuyển cử ngày 28/07/2013 của quốc gia A, phe cầm quyền của Đảng nhân dân đã tuyên
bố giành chiến thắng Tuy nhiên phe đối lập của Đảng cứu nước kiên quyết phản đối kết quả bầu cử vì cho rằng cuộc bầu cử có dấu hiệu gian lận Một số quốc gia láng giềng của quốc gia A là quốc gia B và C, thông qua cơ quan đại diện ngoại giao của mình tại quốc gia A, đã thành lập các cơ quan độc lập để điều tra về những bắt thường trong ngày bầu cử và tuyên bố không công nhận kết quả bầu cử; đồng thời, yêu cầu quốc gia A tiến hành bâu cử lại Bên cạnh đó, quốc gia B còn bí mật tài trợ để giúp đỡ phe đối lập tiển hành các cuộc biểu tình nhằm vào phe cầm quyền Để trấn áp biếu tình, phe cầm quyền của quốc gia A đã
sử dụng các biện pháp mạnh, kể cả dùng xe tăng tấn công vào đoàn biểu tình làm rất nhiều người chết và
bị thương Khủng hoảng chính trị tại quốc gia A ngày càng trở nên trầm trọng và có khả năng đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực Trước tình hình đó, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết số 1235/2013 về việc áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền con người cũng như duy trì hòa bình và ốn định khu vực Hãy cho biết:
- Hành vi do quốc gia B và C thực hiện có phù hợp với luật quốc tế không? Vì sao?
- Cơ sở pháp lý để Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua và triến khai thực hiện Nghị quyết
1235/2013?
Gợi ý trả lời:
- Hành vi do quốc gia B và C thực hiện không phù hợp với luật quốc tế do vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác: can thiệp, điều tra bầu cử ở quốc gia A mà không có sự đồng ý của quốc gia A; tài trợ để giúp đỡ phe đối lập tiến hành các cuộc biểu m tình nhằm vào phe cầm quyền
Cơ sở pháp lý để Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua và triển khai thực hiện Nghi quyết
1235/2013 là chương VII Hiến chương Liên hợp quốc
3 Bộ tộc người Cuốc (Kurd) bao gồm chủ yếu những người Hồi giáo dòng Sunni, sống ở các vùng núi trên vùng biên giới của Irắc và Thổ Nhĩ Kỳ Năm 1984, Đảng lãnh đạo bộ tộc Cuốc là Đảng lao động người Cuốc (PKK) chính thức phát động cuộc đẩu tranh vũ trang chống lại Thổ Nhĩ Kỳ với chủ trương thành lập quốc gia độc lập Quan hệ giữa bộ tộc Cuốc và Thố Nhĩ Kỳ ngày càng trở nên căng thằng Bên cạnh việc đối phỏ trước những cuộc tấn công của người Cuốc, Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt lo ngại việc người Cuốc (giành được quyền tự năm 1991) đòi mở rộng quyền tự trị của mình sẽ khuyến khích tâm lý ly khai của 14 triệu người Cuốc ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và đó thưc sư là mối đe doa đối với sự toàn ven lãnh thổ của nước này Vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ quyết định triển khai lực lượng quân đội truy quét lực lượng PKK Đứng trước tình trạng bộ tộc người Cuốc bị Chính phủ Thô Nhĩ Kỳ tàn sát, NATO đã quyết định can thiệp bằng lực lượng quân sự, buộc Thổ Nhĩ Kỳ dừng ngay hành động vi phạm nhân quyền nói trên Pháp được NATO yêu cầu cử quân đội tham gia lực lượng của NATO
Hãy cho biết hành vi của NATO và việc tham gia của Pháp vào lực lượng NATO có vi phạm luật quốc tế không? Giải thích tai sao?
Gợi ý trả lời:
Hành vi của NATO và việc tham gia của Pháp vào lực lượng NATO là vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực, đe dọa vũ lực trong quan hệ quốc tế, đồng thời vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội
bộ quốc quốc gia khác: NATO không có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với quốc gia vi
Trang 7phạm luật quốc tế Trong trường hợp có hành vi vi phạm luật quốc tế, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, chi Hội đồng Bảo an mới có quyền quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế hoặc can thiệp (Điều 40
-42 Hiến chương Liên hợp quốc)
VẤN ĐỂ 4 : DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ
1 Chính phủ Peru nợ khoản tiền 43.000 bảng Anh của một tập đoàn lớn thuộc sở hữu của ba anh em nhà Canevaro, trong đó có Rafael Canevaro Đại diện cho anh em nhà Canevaro, Chính phú Italia kiện Chính phủ Peru ra trước Tòa trọng tài thường trực La Haye Tại Tòa, quốc tịch của Rafael Canevaro được đưa ra xem xét bởi nó liên quan trực tiếp tới quyền khiếu kiện của Chính phủ Italia với tư cách đại diện cho Canevaro Theo Hiến pháp Peru, Canevaro mang quốc tịch Peru vì được sinh ra trên lãnh thổ Peru, nhưng theo Luật dân sự của Italia thì Canevaro lại cũng có quốc tịch Italia vì có cha là công dân Italia
Hãy cho biết: Những căn cứ nào sẽ được áp dụng để xác định tư cách công dân của Canevaro trong vụ kiện nêu trên?
Gơi ý trả lời:
Canevaro là người có hai quốc tịch: quốc tich Peru (theo nguyên tắc nơi sinh) và quốc tịch Italia (theo nguyên tắc huyết thống)
- Để xác đinh tư cách công dân của Canevaro, Tòa trọng tài thường trực La Haye sẽ dựa trên nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu được ghi nhận trong Điều 5 Công ước La Haye năm 1930 về xung đột luật quốc tịch: + Theo nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu, người có hai hay nhiều quốc tịch sẽ được coi là có quốc tịch của nước nơi người đó gắn bó nhiều nhất Các yếu tố xác định sự gắn bó này có thể là: nơi cư trú thường xuyên, nơi làm việc, nơi có nhiều tài sản (bất đông sản), nơi thực tế thực hiện quyền công dân (đặc biệt là các quyền chính trị như bầu cử, ứng cử )
Trong trường hợp này, Tòa trọng tài đã phán quyết Canevaro là công dân Peru vì: Canevaro đã tham gia ứng cử và đã trúng cử Thượng Nghị sỹ trong Nghị Viện Peru; Canevaro đã tham gia vào nội các của Chính phủ Peru; là Tông lãnh sự Peru tai Hà Lan; Tâp đoàn của Canevaro có tru sở chính tai Peru
2 X là công dân Việt Nam định cư tại Pháp và đồng thời có quốc tich Pháp Năm 2000, X về Viết Nam và
có hành vi l rải truyền đơn kêu gọi lật đổ chính quyền nhân dân Hành vi của X đã vi phạm pháp luật Việt Nam, bị bắt giữ bởi các cơ quan có thẩm quyền của Viết Nam và bi xét xứ sơ thẩm tai Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Trong quả trình các cơ quan có thấm quyển tiến hành các thủ tục tố tung, phía Pháp đã đứng ra yêu cầu bảo hộ công dân đối với X Tuy nhiên, đại diện Chính phủ Việt Nam tuyên bố không chấp nhận sự bảo hộ của phía Pháp Hãy cho biết:
Pháp có thẩm quyền bảo hộ công dân đối với X hay không? Tai sao?
Cơ sở pháp lý nào để Việt Nam tuyên bố không chấp nhận sự bảo hộ của Pháp đối với X?
Gợi ý trá lời:
- Pháp có thẩm quyền bảo hộ đối với X vì X có quốc tịch Pháp - Quốc tịch là cơ sở pháp lý để quốc gia thực hiện quyển bảo hộ
Cơ sở pháp lý để Việt Nam tuyên bố không chấp nhận yêu cầu bảo hộ của Pháp: Điều 4 Công ước La Haye năm 1930 về xung đột luật quốc tịch: "Một quốc gia không thể bảo hộ ngoại giao đối với một người
là công dân của mình để chống lại một quốc gia khác mà người đó cũng mang quốc tịch”
Trang 8Cơ sở thực tiễn: X chưa thôi quốc tịch Việt Nam, X vẫn là công dân Việt Nam Đồng thời, hành vi vi phạm của X xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam nên Việt Nam có đầy đủ thẩm quyền tài phán đối với X và từ chối sự bảo hộ của quốc gia khác
VẤN ĐỀ 5 : LÃNH THỔ TRONG LUẬT QUỐC TẾ
1 Tàu thương mại X, treo cờ quốc gia A, đang thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của quốc gia B (theo hướng đi dọc lãnh hải) Trên tàu xảy ra một vụ xô xát giữa các thủy thủ mang quốc tịch quốc gia A khiến 2 người bị thương nặng, 3 người bị chết
Hãy cho biết: Quốc gia nào có quyền tài phản hình sự đối với vụ việc nêu trên? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
Trong tình huống trên, quyển tài phán hình sự thuộc về quốc gia A, vì áp dụng Điều 27 của Công ước Luật biển năm 1982:
- Tàu X chỉ đi dọc lãnh hải, không đi vào nội thủy
- Vụ vi phạm xảy ra trên boong tầu và giữa các thủy thủ mang quốc tịch quốc gia A
Vụ vi phạm không mở rộng hoặc ảnh hường đến quốc gia ven biển, không có tính chất phá hoi hòa bình hay an ninh trật tự trong lãnh hải; không có yêu cầu của thuyền trưởng hoặc đại diện ngoại giao, lãnh sự của quốc gia A; không liên quan đến buôn lậu ma túy hoặc các chất kích thích
2 Tàu thương mại X, treo cờ quốc gia A, được thuê chở chuối nhập khẩu từ quốc gia A đến quốc gia B Ngày 05/12/2007, trong tuyến hành trình tới cảng Picau (quốc gia B), tàu X đã va chạm với một tàu chở dầu, treo cờ quốc gia C, đang thả neo tại vũng đậu tàu ngoài khơi cảng Picau (thuộc lãnh hải của quốc gia B) Vụ đâm va làm tàu chở dầu vỡ làm đôi và tràn toàn bộ số dầu ra biến Để hạn chế hâu quả về ô nhiễm môi trường, một măt, Chính phủ quốc gia B tiến hành các biện pháp khẩn cấp, ngăn không cho dâu lan trên diện rộng, mặt khác, ra quyết định tạm đình chỉ việc tàu thuyền có quốc tịch quốc gia A và quốc gia
C ra vào lãnh hải của quốc gia B trong thời gian 15 ngày Trong thời gian đó, tàu thuyển của các quốc gia khác vẫn được đi qua không gây hại trong những khu vực nhất định thuộc lãnh hải của quốc gia B Hãy cho biết:
- Quốc gia nào có thẩm quyền tài phán đối với vụ đâm va trên?
- Quyết định tạm đình chỉ quyền ra vào lãnh hải của Chính phủ quốc gia B có phù hợp với quy định của Công ước Luật biển năm 1982 không? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
- Theo Điều 27 Công ước Luật biển năm 1982, quốc gìa B có thẩm quyền tài phán đối với vụ đâm va trên, vì:
+ Vụ đâm va xảy ra trong lãnh hải (lãnh thỗ thuộc chủ quyền) của quốc gia B;
+ Hậu quả của vụ đâm va mở rộng, ảnh hưởng đến quốc gia B: tràn toàn dầu ra biển, gây ô nhiễm môi trường
Theo Điều 25 Công ước Luật biển năm 1982, quyết định của quốc gia B tạm đình chi việc tàu thuyền của quốc gia A và quốc gia C ra vào lãnh hải là không phù hợp với quy định của Công ước Luật biển năm
1982, vì:
Trang 9+ Phân biệt đối xử với tàu thuyền nước ngoài: việc tạm đình chi áp dụng đối với tàu thuyền của quốc gia
A và quốc gia C, trong khi tàu thuyển của các quốc gia khác vẫn được đi qua không gây hại trong những khu vực nhất định của lãnh hải quốc gia B
+ Việc đình chi được áp dụng đối với các khu vực nhất định trong lãnh hải, chứ không áp dụng đối với toàn bộ lãnh hải
3 Tàu thuyền của quốc gia A khi đi qua vùng tiếp giáp lãnh hải của quốc gia B thường xuyên phải đương đầu với nạn cướp biển Để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền của mình, quốc gia A gửi công hàm yêu câu quốc gia B can thiệp Tuy nhiên, quốc gia B không có khả năng trấn ảp nạn cướp biển Trước tình hình
đó, quốc gia A quyết định cử tàu quân sự thường xuyên đi qua vùng tiếp giáp lãnh hải của quốc gia B và, trong trường hợp gặp cướp biến, tiến hành các biện pháp cần thiết để bắt giữ các tàu cướp biến
Ngày 14/3/2010, khi phảt hiện tàu cướp biến tấn công tàu thuyền thương mại của quốc gia A trong vùng tiếp giáp lãnh hải của quốc gia B, tàu quân sự của quốc gia A tiến hành bắt giữ tàu cướp biển
Hãy cho biết, theo quy định của Công ước luật biến năm 1982:
Việc tàu quân sự của quốc gia A đi qua vùng tiếp giáp lãnh hải của quốc gia B có phù hợp với pháp luật quốc tế không? Tại sao?;
Tàu quân sự của quốc gia A có quyền bắt giữ tàu cướp biển không? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
Việc tàu quân sự của quốc gia A đi qua vùng tiếp giáp lãnh hải của quốc gia B là phù hợp với Công ước Luật biển năm 1982:
+ Theo Điều 33, Điều 55, Điều 57 Công ước Luật biển năm 1982, vùng đặc quyền kinh tế bao trùm lên vùng tiếp giáp lãnh hải Vì vậy, các quy định liên quan đến quy chế vùng đặc quyền kinh tế đồng thời áp dụng với vùng tiếp giáp lãnh hải
+ Theo khoản 1, Điều 58 Công ước Luật biển năm 1982: các quốc gia được thực hiện quyền tự do hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế nên tàu quân sự của một quốc gia có quyền đi qua vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia khác.Tàu quân sự của quốc gia A có quyền bắt giữ tàu cướp biển:
Hành vi bắt giữ tàu cướp biển diễn ra tại vùng tiếp giáp lãnh hải của quốc gia B Đó là vùng biển quốc gia
B chỉ có quyền chủ quyền, không có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối
+ Khoản 2, Điều 58 Công ước Luật biển năm 1982 dẫn chiếu đến việc áp dụng các điều từ 88 đến 115 trong vùng đặc quyền kinh tế Theo quy định tại Điểu 105 Công ước Luật biển năm 1982, tàu quân sự của tất cả các quốc gia đều có quyền bắt giữ tàu cướp biển
4 Ngày 22/05/2008, tàu thương mại N, treo cờ của quốc gia A, tiến hành đánh bắt cả (không có giấy phép) trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia B Phát hiện hành vi đánh cả trên, quốc gia B tiến hành kiểm tra và bắt giữ tàu N Cơ quan có thẩm quyển của quốc gia B đã điều tra, thu thập bằng chứng và quyết định khởi tố thuyền trưởng tàu N do cố tình thực hiện hành vi đánh l cá bất hợp pháp Sau khi xem xét vụ việc, Tòa án của quốc gia B đã tuyên phạt thuyền trưởng tàu N 50.000 USD và 3 tháng tù giam Hãy cho biết, theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982:
- Quốc gia B có quyền bắt giữ tàu N không? Tại sao?
Trang 10- Quốc gia B có quyền khởi tổ và tuyên phạt thuyền trưởng tàu N 50.000 USD và 3 tháng tù giam không? Tai sao?
Gợi ý trå lời:
- Quốc gia B có quyền bắt giữ tàu N, vì:
+ Theo quy định tại Điều 56 Công ước Luật biền năm 1982, quốc gia ven biển có quyển chủ quyền đối với nguồn tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế
+ Đề đảm bảo thực hiện quyền này, quốc gia ven biển được quyền kiểm tra, bắt giữ và xét xử theo quy định của pháp luật đối với tàu nước ngoài khi tàu này thực hiện hành vi đánh cá bất hợp pháp (Điểu 73, khoản 1 Công ước Luật biên năm 1982) Quốc gia B có quyền khởi tố và tuyên phạt thuyền trưởng tàu N 50.000 USD nhưng không được tuyên hình phạt 3 tháng tù giam đối với thuyền trưởng tàu N, vì:
+ Theo quy định tại Điều 56 và Điều 73 (1) Công ước Luật biến năm 1982 quốc gia ven biển được thực hiện việc kiểm tra, bắt giữ và xét xử theo quy định của pháp luật đối với hành vì đánh cá bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia
+ Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3, Điều 73, quốc gia ven biến không được áp dụng hình phạt tù giam, trừ trường hợp các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác Vì vậy, theo dữ kiện trong tình huống trên, khi hai quốc gia A và B không có thỏa thuận khác, quốc gia A không được áp dụng hình phạt tù giam đối với thuyền trưởng tàu N
5 Tàu thương mại X, treo cờ của quốc gia A, chuyên chở các phương tiện quân sự theo yêu cầu của quốc gia A Ngày 25/6/2009, quốc gia C cử tàu quân sự Marina tiển hành khám xét và bắt giữ tàu X khi tàu X đang ở vị trí cách đường cơ sở của quốc gia C là 35 ki-lô-met
Hãy cho biết, theo guy định của Công ước Luật biên năm 1982, quốc gia C có quyền khảm xét và bắt giữ tàu X không? Tại sao?
Gơi ý trả lời:
Hành vì của quốc gia C khám xét và bắt giữ tàu X là không phù hợp với quy định của Công ước Luật biển năm 1982, vì:
- Tàu X đang ở cách bờ biển quốc gia C (tính từ đường cơ sở) là 35 km (khoảng 19 hải lý) Điều này có nghĩa là tài X đang ở vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia C
Theo khoản 1, Điều 58 Công ước Luật biển năm 1982: trong vùng đặc quyền kinh tế, tàu thuyền tất cả các quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải
Khoản 2, Điều 58 Công ước Luật biển năm 1982 dẫn chiếu đến việc áp dụng các Điều từ 88 đến Điều 115 đối với vùng đặc quyền kinh tế
Theo dữ kiện trong tình huống trên, quốc gia C tiến hành khám xét và bắt giữ tàu X khi tàu này đang thực hiện quyền tự do hàng hải trong vùng dặc quyền kinh tế của quốc gia C; không có những lý do đúng đắn
để nghi ngờ chiếc tàu đó: tiến hành cướp biển; chuyên chở nô lệ; phát sóng trái phép; không có quốc tịch
và có cùng quốc tịch với tàu quân sự (Điều 110 Công ước Luật biển năm 1982)
6 Tàu thương mại M, treo cờ của quốc gia A, thường xuyên thực hiện hành trình hàng hải giữa châu Á và châu Âu Trong một lần xuất phát từ cảng của quốc gia A đến cảng của quốc gia B, tàu M đã mang theo nhiều người châu Á với mục đích nhập cư vào quốc gia B Khi đến vùng tiếp giáp lãnh hải của nước này,