1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lí Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật Bài Tập Cá Nhân Tuần 11.Pdf

37 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lí Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Luật Học
Thể loại bài tập cá nhân
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 347,32 KB

Nội dung

+QLNN bao trùm toàn bộ lãnh thổ, đời sống xã hội, chi phối mọi cá nhân, tổ chứcquyền lực của các tổ chức khác chỉ tác động trong phạm vi nội bộ của tổ chức.+NN gồm một lớp người tách ra

Trang 1

LÍ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN 11

1 Phân tích định nghĩa nhà nước.

- Định nghĩa: Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp

người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lí

xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầmquyền trong xã hội

Phân tích:

- Quyền lực nn là khả năng của nn nhờ đó các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải phục tùng ý chí nn

- Quyền lực đặc biệt của nn là quyền lực có tính chi phối lớn nhất, mạnh nhất, bao

quát toàn xã hội, nhờ đó, nn áp đặt ý chí của mình lên mọi chủ thể, trong mọi lĩnhvực của đời sống Quyền lực đó tồn tại trong mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chứcvới nn, giữa nn với các thành viên cũng như cơ quan của nó Ở đó, nn là chủ thểcủa quyền lực, cá nhân, tổ chức là đối tượng của quyền lực ấy; các thành viên phảiphục tùng tổ chức, cấp dưới phải phục tùng cấp trên

- NN bao gồm 1 lớp người được tách ra từ xã hội, tách ra khỏi hoạt động sản xuất

trực tiếp và tổ chức thành các cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan đảm nhận nhữngcông việc nhất định, hợp thành bmnn từ TW xuống ĐP để tổ chức và quản lí xãhội, điều hành mọi hoạt động của xã hội

- NN ra đời để phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội và lực lượng cầm quyền: sự

ra đời, tồn tại của nn trong đời sống xã hội là tất yếu trước nhu cầu phối hợp hoạtđộng chung, duy trì trật tự chung, phòng chống ngoại xâm, thiên tai, bảo vệ lợi íchchung của cộng đồng Tuy nhiên, qlnn bị chi phối bởi những kẻ mạnh, lực lượngnày dùng nn vừa để điều hành các hoạt động chung của xã hội, vừa làm lợi riêngcho giai cấp mình

2 Phân tích các đặc trưng của nhà nước.

So với các tổ chức xã hội khác (tổ chức phi nhà nước), nhà nước có các đặc trưngsau:

- Nhà nước có quyền lực công đặc biệt (quyền lực nhà nước):

+NN là 1 tổ chức xã hội nhưng có quyền quản lí xã hội Để quản lí hiệu quả, nncần có quyền lực QLNN là khả năng của nn buộc mọi chủ thể trong xã hội phụctùng ý chí của nhà nước

+QLNN bao trùm toàn bộ lãnh thổ, đời sống xã hội, chi phối mọi cá nhân, tổ chức(quyền lực của các tổ chức khác chỉ tác động trong phạm vi nội bộ của tổ chức).+NN gồm một lớp người tách ra khỏi hoạt động sản xuất trực tiếp, tổ chức thànhcác cơ quan khác nhau đảm nhận những công việc nhất định, hợp thành bộ máy nn

từ TƯ xuống ĐP để thực thi quyền lực nhà nước.

Trang 2

- NN thực hiện việc quản lí dân cư theo lãnh thổ:

+Nn lấy việc quản lí dân cư dân cư theo lãnh thổ làm điểm xuất phát, người dânkhông phân biệt huyết thống, giới tính, độ tuổi, cứ sống trên một địa vực nhấtđịnh thì chịu sự quản lí của một nn nhất định và do vậy, họ thực hiện quyền vànghĩa vụ trước nhà nước theo nơi mà họ cư trú

+NN quản lí dân cư theo lãnh thổ bởi: nn ra đời nhằm mục đích giải quyết nhữngvấn đề chung của đời sống xã hội, giữ trật tự an toàn xã hội, vì vậy việc thực hiệnquản lí theo lãnh thổ giúp nn dễ dàng hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của mình,đồng thời tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền, nghĩa vụ một cách tốt nhất

- NN thực thi chủ quyền quốc gia:

+Quốc gia là một thực thể địa lí – chính trị có các dấu hiệu: có lãnh thổ riêng biệt,

có dân cư phụ thuộc, có chủ quyền độc lập

+Chủ quyền quốc gia gồm: quyền quyết định tối cao trong quan hệ đối nội (quydịnh của nhà nước có giá trị bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức trong nước) vàquyền độc lập tự quyết trong quan hệ đối ngoại (có toàn quyền thực hiện các chínhsách đối ngoại)

 NN là đại diện hợp pháp duy nhất cho toàn quốc gia, dân tộc trong các quan hệ đốinội và đối ngoại, là đại diện hợp pháp duy nhất thực thi chủ quyền quốc gia

- NN ban hành pháp luật, dùng pháp luật làm công cụ quản lí xã hội:

+PL là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành, được đảm bảo thựchiện bằng quyền lực nhà nước NN là tổ chức duy nhất có quyền ban hành phápluật và đảm bảo pháp luật được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, tuyệt đối

+PL có những đặc trưng và ưu thế vượt trội so với các công cụ khác (đạo đức,phong tục tập quán, tín điều tôn giáo, ) trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội,

vì vậy, nó là công cụ đắc lực của nn để quản lí xã hội

+Cách thức quản lí xã hội bằng Pháp luật của nhà nước là thông qua lực lượng cósức mạnh của nhà nước để thực hiện hoạt động ban hành pháp luật (Lập pháp), tổchức thực hiện pháp luật (hành pháp), bảo vệ pháp luật (Tư pháp)

- NN quy định và thực hiện việc thu thuế, phát hành tiền (đặc quyền của nn): +Thuế: là khoản tiền hay hiện vật mà người dân buộc phải nộp cho nhà nước theo

quy định của pháp luật Chỉ nn mới có quyền quy định và thực hiện thu thuế vì nn

là tổ chức duy nhất có tư cách đại diện chính thức cho toàn xã hội

+NN là tổ chức gồm những người tách ra khỏi lao động sản xuất trực tiếp để

chuyên thực hiện chức năng quản lí xã hội, do vậy, nn phải được nuôi dưỡng từnguồn của cải do dân đóng góp Mọi người dân đều được hưởng lợi từ việc quản lícủa nhà nước nên đều có nghĩa vụ đóng thuế Thuế là nguồn của cải quan trọngvừa để nuôi sống bộ máy nn, vừa để phục vụ cho việc phát triển các mặt của đờisống xã hội

+NN phát hành tiền làm phương tiện trao đổi trong sản xuất, phân phối, tiêu dùng

của cải trong đời sống

Trang 3

3 Phân biệt nhà nước với tổ chức xã hội khác.

Khái niệm NN là tổ chức quyền lực đặc

biệt của xã hội, bao gồm mộtlớp người được tách ra từ xãhội để chuyên thực thi quyềnlực, nhằm tổ chức và quản lí xãhội, phục vụ lợi ích chung củatoàn xã hội cũng như lợi íchcủa lực lượng cầm quyền trong

xã hội

Tổ chức là tập hợp một nhómngười liên kết với nhau dựatrên những tiêu chí chung (giớitính, độ tuổi, lập trường, ngànhnghề, ) một cách tự nguyệnnhằm đại diện và bảo vệ lợiích cho thành viên của mình

Cơ sở hình

thành

-lực lượng sản xuất phát triểndẫn đến sự ra đời chế độ tưhữu, từ đó hình thành giai cấpđối kháng để giành quyền tưhữu tư liệu sản xuất

-xã hội có sự phân chia giai cấp

và mẫu thuẫn giai cấp là khôngthể điều hòa được

đòi hỏi một tổ chức đứngđầu để dẫn dắt, chỉ đạo, điềuhòa xã hội, bảo vệ quyền và lợiích cho các chủ thể trong xã hội

nn ra đời

Do sự đòi hỏi của tập hợpnhóm người chung nhau mộttiêu chí nào đó cần một tổchức để bảo vệ quyền, lợi íchcủa các thành viên của tổ chứcmình

Các tổ chức xã hội khác cóquyền lực của riêng mình songchỉ tác động, chi phối cácthành viên của tổ chức đó vàkhông có bộ máy riêng đểchuyên thực thi quyền lực như

Các tổ chức xã hội khác tổchức và quản lí thành viêntheo tiêu chí chung (giới tính,

độ tuổi, ngành nghề, ) Vd:Hội Phụ nữ, Hội Thanh niên,

Trang 4

quản lí của một nn nhất định,thực hiện quyền và nghĩa vụtrước nhà nước theo nơi mà họ

cư trú

Công cụ

quản lí

NN quản lí xã hội bằng PL,đảm bảo thực hiện bằng quyềnlực nn thông qua các biện phápgiáo dục, thuyết phục, đặc biệt

là cưỡng chế nn

Các tổ chức xã hội khác quản

lí tổ chức bằng việc ban hànhđiều lệ, nội quy, đảm bảo thựchiện bằng hình thức kỉ luật của

tổ chức, tuy nhiên không cóbiện pháp cưỡng chế như nn

khỏi lao động sản xuất trực tiếp

để chuyên thực hiện chức năngquản lí xã hội, do vậy, nn phảiđược nuôi dưỡng từ nguồn củacải do dân đóng góp Mọingười dân đều được hưởng lợi

từ việc quản lí của nhà nướcnên đều có nghĩa vụ đóng thuế

Các tổ chức xã hội khác hoạtđộng dựa vào kinh phí dothành viên của tổ chức đónggóp

4 Trình bày sự hiểu biết của anh (chị) về nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.

- “Nhà nước” là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người

được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lí xãhội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầmquyền trong xã hội

“Nhân dân” là chỉ chung những con người thuộc mọi tầng lớp, sinh sống ở mọikhu vực thuộc lãnh thổ một quốc gia

- Nn “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”:

+ NN của nhân dân:

“Của” là một quan hệ từ chỉ sự sở hữu NN của nhân dân tức là nn thuộc sở

hữu của toàn thể người dân, không của riêng một giai cấp, tầng lớp nào Nhândân là chủ thể tối cao và duy nhất của nhà nước cũng như quyền lực nhà nước,

NN là “công bộc” của nhân dân

Nhân dân có quyền quyết định tối cao và cuối cùng mọi vấn đề liên quan đếnvận mệnh quốc gia, bảo vệ chủ quyền quốc gia

Nhân dân thực hiện quyền lực nn bằng hình thức dân chủ trực tiếp or gián tiếpthông qua cơ quan nn do nhân dân bầu ra

Trang 5

+NN do nhân dân:

NN do nhân dân là NN:

Cơ quan nn từ TW đến ĐP đều trực tiếp or gián tiếp do nhân dân bầu ra thôngqua bầu cử

BMNN do dân “nuôi” bằng việc đóng thuế

Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đều do nhân dân trực tiếphay gián tiếp xây dựng và thực hiện

Mọi vấn đề quan trọng có ý nghĩa chung của cả nước hay của địa phương đều

do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp thảo luận, bàn bạc quyết định thực hiện Tổ chức và hoạt động của bmnn do dân giám sát, phê bình, góp ý để NN ngàycàng hoàn thiện, trong sạch, vững mạnh

+NN vì nhân dân:

phục vụ lợi ích và đáp ứng tốt nhất những nguyện vọng chính đáng của nhân

dân, chăm lo cho đời sống nhân dân

thừa nhận và bảo đảm các quyền tự do, dân chủ cho công dân.

5 Phân tích khái niệm chức năng của nhà nước Phân loại chức năng của nhà nước Trình bày hình thức và phương pháp thực hiện chức năng của nhà nước

- Khái niệm chức năng nhà nước: là những phương diện hay mặt hoạt động cơ

bản của nhà nước, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nn, được xác

định bởi điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển

cụ thể

+ “Chức” là thứ bậc trong một trật tự nhất định, tương ứng với mỗi thứ bậc làmột phần việc thuộc về một đối tượng nào đó; “năng” là khả năng làm đượcviệc gì đó “Chức năng” là để chỉ những phần công việc thuộc về một đối tượngnhất định và chỉ đối tượng đó mới có khả năng đảm nhận công việc đó  Vềbản chất, chức năng nn là những công việc thuộc về nn, nn sinh ra để làm và chỉ

nn mới có khả năng làm được

+ NN là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, ra đời để tổ chức và quản lícác mặt của đời sống xã hội Đó là công việc của nn, gắn liền nn mà không một

thực thể nào thay thế được Nói cách khác, đó là mặt hoạt động cơ bản của nn.

+ Chức năng phản ánh bản chất của nhà nước hay chức năng do bản chất nhànước quyết định

+ Chức năng phụ thuộc vào nhiệm vụ của nhà nước: có hai loại nhiệm vụ lànhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài và nhiệm vụ trước mắt, cấp bách

+ Chức năng nn trước hết phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể củađất nước NN phải làm gì, làm ntn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế, xãhội của đất nước, vì vậy, mỗi nhà nước khác nhau trong từng giai đoạn khácnhau có thể có chức năng khác nhau

Phân loại chức năng nhà nước:

Trang 6

 Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nn – chức năng đối nội và chức năng đối

ngoại

+Chức năng đối nội: là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan

hệ với các cá nhân, tổ chức trong nước (tổ chức và quản lí kinh tế, trấn ápnhững phần tử phản động, bảo vệ quyền và lợi ích công dân )

+Chức năng đối ngoại: là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong

quan hệ với các quốc gia, dân tộc khác (tiến hành chiến tranh xâm lược, phòngthủ, bảo vệ đất nước, thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế )

 Căn cứ vào hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực xã hội – chức năng

được phân theo từng lĩnh vực cụ thể Chẳng hạn: nêu 1 vài cn

+Chức năng kinh tế: nn sử dụng chức năng này để củng cố và bảo vệ cơ sở tồn

tại của nn, ổn định và phát triển kinh tế (trợ giá cho một số mặt hàng, trực tiếpđầu tư, cấp vốn cho một số hạng mục kinh tế, )

+Chức năng xã hội: là toàn bộ hoạt động của nhà nước trong việc tổ chức và

quản lí các vấn đề xã hội như vấn đề môi trường, giáo dục, y tế, lao động, việclàm, góp phần củng cố và bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, đảm bảo sự ổnđịnh, phát triển an toàn và hài hòa của xã hội

+Chức năng trấn áp: trong điều kiện có đấu tranh giai cấp, chức năng trấn áp

sự phản kháng của giai cấp bị trị là rất cần thiết, nhằm bảo vệ sự tồn tại vữngchắc của nhà nước, bảo vệ lợi ích về mọi mặt của giai cấp thống trị

+Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược: là chức năng đặc trưng của các

nhà nước chủ nô, phong kiến, nn tư sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc trở vềtrước, nhằm xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ, bóc lột nhân dân cũng như áp đặt

sự nô dịch với các dân tộc khác

(+Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

các cá nhân, tổ chức trong xã hội: nn sử dụng nhiều biện pháp, nhất là các bf

pháp lí nhằm phòng, chống tội phạm và các vppl khác, đảm bảo trật tự xh,quyền và lợi ích hợp pháp of các chủ thể trong xã hội

+Chức năng bảo vệ đất nước: nhiều nn tìm cách áp đặt ý chí của mình đối với

nước khác, khi đó, nn phải thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ đn, chống lạicác cuộc chiến tranh xâm lược cũng như các ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài

+Chức năng quan hệ với các nước khác: nhằm thiết lập các quan hệ kinh tế,

chính trị, văn hóa với các quốc gia khác để phát triển đn mình, cùng giảiquyết các vấn đề có tính chất quốc tế.)

 Ngoài các cách phân loại trên, có thể phân loại cnnn theo những căn cứ khác.Chẳng hạn: dựa vào bản chất nn – cn thể hiện tính giai cấp và cn thể hiện tính

xã hội; dựa vào mục đích thực hiện – cn cai trị và cn phục vụ;

- Hình thức và phương pháp thực hiện chức năng nhà nước:

 Có 3 hình thức cơ bản thực hiện chức năng nhà nước:

+Lập pháp (Xây dựng pháp luật):

Trang 7

Hoạt động lập pháp là việc đặt ra các quy tắc xử sự cho con người, xácđịnh những hành vi được làm, không được làm, phải làm Từ đó, PL từng bướchình thành và hoàn thiện.

+Hành pháp (Tổ chức thực hiện pháp luật):

Pháp luật thường không thể tự đi vào đời sống nên nn cần tổ chức thực

hiện PL để giúp nó đi vào thực tiễn có như vậy, những yêu cầu, đòi hỏi của nnthể hiện trong PL mới được tuân thủ và thực hiện một cách hiệu quả

+Tư pháp (Bảo vệ pháp luật):

Vì những lý do khác nhau nên việc vi phạm là khó tránh khỏi => nhà nước

thực hiện các hành động xử lý những người vi phạm: giáo dục cải tạo răn đe…

=> bảo đảm các yêu cầu của nhà nước được thực hiện một cách nghiêm chỉnh

Phương pháp thực hiện chức năng nhà nước:

6 Phân tích khái niệm bộ máy nhà nước.

 Khái niệm: bộ máy nn là hệ thống các cơ quan nn từ TW xuống ĐP, được tổ

chức chặt chẽ và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện các chứcnăng và nhiệm vụ của nhà nước

 Phân tích khái niệm bmnn:

-là hệ thống các cqnn từ TW xuống ĐP: bmnn gồm nhiều cqnn, mỗi cqnn là

một yếu tố, 1 đơn vị cấu thành bmnn Mỗi cqnn có một nhiệm vụ, chức năngriêng, song giữa các cq có mối liên hệ mật thiết, có sự liên kết chặt chẽ, tácđộng qua lại lẫn nhau tạo nên một thể thống nhất, đảm bảo sự tồn tại và pháttriển của cả bm

-được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định:

+Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bmnn là những nguyên lí, những tưtưởng chỉ đạo có tính then chốt, xuất phát điểm, làm cơ sở cho whole quá trình

tổ chức và hoạt động của bmnn

+Tổ chức và hoạt động của bmnn theo nguyên tắc nhằm thiết lập trật tự trongbmnn, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất trong hoạt động giữa các cơquan nn, tăng cường sức mạnh của bmnn

+Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bmnn được xác định dựa trên cơ

sở bản chất, chức năng, nhiệm vụ của nn, trình độ phát triển ktxh, nền dânchủ,

Vd: Bmnn phong kiến VN chủ yếu được tổ chức và hoạt động theonguyên tắc “tôn quân quyền”, do: nn phong kiến đề cao tính giai cấp, đề cao sự

Trang 8

thống trị của giai cấp cầm quyền (đứng đầu là vua), chức năng, nhiệm vụ củannpk là đấu tranh, bảo vệ lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội,

-bmnn được thiết lập để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước: +chức năng nn là những công việc của riêng nn, nn sinh ra để thực hiện nó và

chỉ nn mới có khả năng làm được

+khi nn cần thực hiện chức năng, nhiệm vụ nào đó, nn thành lập cơ quan

tương ứng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ ấy

Vd: nn muốn tiền hành thu thuế thì sẽ cần thành lập cơ quan phụ trách,

giám sát hoạt động thu thuế

+quy mô, cơ cấu của bmnn cũng như cách thức tổ chức và hoạt động của

cqnn trước tiên chịu sự chi phối của chức năng nn

Vd: •chức năng chủ yếu của nn là trấn áp thì trong bmnn, các cơ quan

cưỡng chế, trấn áp cũng là chủ yếu và được coi trọng nhất

•Nn chủ nô có ít chức năng (5 chức năng chủ yếu: củng cố và bảo vệchế độ tư hữu, đàn áp nô lệ và các tầng lớp xh khác, đàn áp tư tưởng, tiến hànhchiến tranh xâm lược, bảo vệ tổ quốc) nên bmnn đơn giản, mang nhiều dấu vếtcủa tổ chức thị tộc, bộ lạc, chỉ gồm người đứng đầu (vua, hoàng đế, ) và các cơquan/quan lại giúp việc cho vua

Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như năng lực phẩm chấtcủa đội ngũ nhân viên nhà nước, trình độ phát triển của xã hội, truyền thống dântộc, ảnh hưởng từ quốc tế,

7 Phân tích khái niệm cơ quan nhà nước, phân loại cơ quan nhà nước, cho

ví dụ.

 Khái niệm: cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm

số lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của PL,được nn trao quyền lực độc lập, nhân danh nn thực hiện quyền lực nhà nước

 Phân tích khái niệm:

-là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước: cqnn là những bộ phận then chốt, thiết

yếu của nn Mỗi cqnn gồm số lượng người nhất định, có thể là 1 người (nguyênthủ quốc gia) hoặc 1 nhóm người (Quốc hội, chính phủ)

-được tổ chức và hoạt động theo quy định của PL: PL có quy định cụ thể về vị

trí, tính chất, vai trò, con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, nội dung, hình thức,phương pháp hoạt động của mỗi cơ quan trong bmnn

Trang 9

-được nn trao quyền lực độc lập để thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định:

toàn bộ những nhiệm vụ và quyền hạn mà một cqnn được thực hiện và phảithực hiện tạo nên thẩm quyền của cqnn đó Cqnn nhân danh và sử dụng quyềnlực nn để thực hiện thẩm quyèn của mình, có quyền ban hành những quyết địnhnhất định; yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tôn trọng và thực hiệnnghiêm chỉnh những quyết định do nó hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền banhành; kiểm tra, giám sát việc thực hiện những quyết định đó, khi cần thiết, nó

có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước để đảm bảo thực hiện nhữngquyết định đó

 Phân loại cqnn:

-căn cứ vào thẩm quyền phạm vi lãnh thổ: cơ quan TW và cơ quan ĐP.

CQTW có thẩm quyền hoạt động trên toàn lãnh thổ, CQDP có thẩm quyên hoạtđộng trong phạm vi địa phương

-căn cứ vào chức năng: LP, HP, TP

-căn cứ vào thời gian hoạt động: cq thường xuyên và cq lâm thời CQTX thực

hiện những công việc thường xuyên của nn, tồn tại thường xuyên trong bmnn.CQLT thực hiện những công việc có tính chất nhất thời của nn, sau đó tự độnggiải tán

-căn cứ vào con đường hình thành, tính chất, chức năng: cơ quan quyền lực

nn, cơ quan quản lí nn, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát CQ quyền lực nn donhân dân bầu ra, đại diện nhân dân để thực thi quyền lực nn; CQ quản lí nn hìnhthành từ cq quyền lực nn, thực hiện chức năng quản lí, điều hành công việchàng ngày của đn trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, ; CQ xét xử cóchức năng xét xử các vụ án; CQ kiểm sát – kiểm tra, giám sát việc thực hiện

PL, thay mặt nn thực hiện quyền công tố

8 Phân tích nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Nguyên tắc phân quyền là nguyên tắc cơ bản, quan trọng bậc nhất trong tổ

chức và hoạt động của bộ máy nn tư sản

 Cơ sở nguyên tắc: (tại sao lại có nguyên tắc)

Trong lịch sử phát triển của xã hội, trước khi nhà nước tư sản và nn xã hội chủnghĩa ra đời, mọi quyền lực nn tập trung vào tay 1 người/ 1 cơ quan Đây là cănnguyên của sự độc tài, chuyên chế trong việc thực hiện quyền lực nn Để chấmdứt tình trạng này và đặt nền móng cho sự hình thành các thể chế tự do, dânchủ, nhiều học giả tư sản đã nêu ra học thuyết “tam quyền phân lập” – phânchia quyền lực

Học thuyết là cơ sở của nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt độngcủa bmnn tư sản

 Nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc:

Trang 10

Một là, quyền lực nn được phân chia thành nhiều loại quyền khác nhau: lp, hp,

tp và được trao cho các cqnn khác nhau thực hiện độc lập Điều đó đảm bảokhông cơ quan nào nắm trọn vẹn quyền lực nn, cũng không cơ quan nào có thểlấn sân sang hoạt động của cơ quan khác (vd: QH – lập pháp, Chính phủ - hànhpháp, Tòa án – Tư pháp)

Xét về bản chất, sự phân chia quyền lực thực chất là sự phân định một cách

rạch ròi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cqnn, đồng thời đảm bảo sựchuyên môn hóa trong việc thực hiện quyền lực nn

Hai là, giữa các cq LP, HP, TP có sự kiềm chế, đối trọng, chế ước lẫn nhau,

không cơ quan nào nằm ngoài sự kiểm soát, giám sát của cơ quan khác Điều đónhằm ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, chuyên quyền, độc đoán or thiếu tráchnhiệm trong thực hiện qlnn; đồng thời sự kiểm soát và giám sát lẫn nhau cũngthể hiện sự phối hợp của các cơ quan nhằm tạo nên sự thống nhất qlnn

 Sự vận dụng nguyên tắc: chủ yếu là:

-Vận dụng triệt để - phân quyền cứng rắn (Mĩ)

-Vận dụng mềm dẻo, linh hoạt – phân quyền mềm dẻo (Anh, Đức)

Ngoài ra, còn có mô hình phân quyền hỗn hợp (trung gian), điển hình ở Pháp,Nga

9 Phân tích nguyên tắc bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật (còn gọi là nguyên tắc PHÁP CHẾ)

 Khái niệm: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bmnn là những nguyên lí,

những tư tưởng chỉ đạo có tính then chốt, xuất phát điểm, làm cơ sở cho toàn bộquá trình tổ chức và hoạt động của bmnn

 Phân tích nguyên tắc:

-Nội dung ng tắc: HP và pl quy định đầy đủ về cơ cấu tổ chức bmnn, trình tự

thành lập, chức năng, thẩm quyền của các cơ quan, nhân viên nhà nước Vìvậy, mọi quy trình trong tổ chức và hoạt động bmnn phải được thực hiện theođúng thủ tục quy định trong HP và pháp luật, mọi sự vi phạm sẽ bị xử lí theoquy định PL

-Bản chất ng tắc:

+Về mặt tổ chức: việc thành lập mới, giải thể, chia tách, sáp nhập một cqnn, cơcấu của nó, vấn đề tuyển dụng, bổ nhiệm trong các cq đó phải thực hiện theođúng HP và PL

+Về mặt hoạt động: các cơ quan và nhân viên nhà nước phải thực hiện đúngđắn, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo đúng trình tự, thủtục đã được HP và PL quy định

-Sự vận dụng nguyên tắc: Nguyên tắc này được áp dụng rộng rãi trong nn tư

sản và nn xhcn:

+NN tư sản: không hoàn toàn nhất quán mà có sự thay đổi qua các giai đoạnphát triển của chủ nghĩa tư bản

Trang 11

+NN xhcn: đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng, là nguyên tắc được hiến định,được ghi nhận trong Đ12 HP 1992, k1 Đ8 HP 2013 của nước CHXHCNVN.

-Ý nghĩa/giá trị nguyên tắc: Đây là nguyên tắc đòi hỏi việc tổ chức và hoạt

động bmnn không thể tiến hành một cách tùy tiện, độc đoán theo ý chí cá nhâncủa người cầm quyền mà phải dựa trên cơ sở HP và pháp luật Nhờ đó, mọi hoạtđộng liên quan đến tổ chức và hoạt động của bmnn được thực hiện hiệu quả hơndưới sự giám sát và đảm bảo của PL

10 Phân tích khái niệm hình thức chính thể Trình bày các dạng chính thể cơ bản, cho ví dụ.

 Khái niệm: hình thức chính thể là cách thức, trình tự lập ra các cơ quan tối

cao của nn, xác lập mối quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cấp cao khác và với nhân dân.

 Phân tích khái niệm:

Khi xem xét htct của một nn nào đó là xem xét ở các khía cạnh:

-Quyền lực tối cao của nn được trao cho ai? Nhà vua hay 1 số cơ quan nn tốicao?

-Cách thức và trình tự thiết lập ra cơ quan nn tối cao đó? Phương thức traoquyền là gì? (thế vị, suy tôn, bầu cử, )

Khi nói tới cách thức, trình tự lập ra cqnn tối cao, cần phải thấy đó là những cơquan tùy thuộc vào sự phát triển của nn, có thể bao gồm: nguyên thủ qgia, cơquan lập pháp or nghị viện, cơ quan hành pháp or chính phủ Tuy nhiên, yếu tốluôn tồn tại chính là Nguyên thủ quốc gia

-Quan hệ giữa cơ quan đó với các cơ quan cấp cao khác của nn?

-Sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan đó?

 Các dạng chính thể cơ bản:

Tùy vào nguyên thủ quốc gia là ai, được lập ra bằng cách nào mà chính thể của

nn được xác định thành 2 hình thức cơ bản là: chính thể quân chủ và chính

thể cộng hòa.

-Chính thể quân chủ:

+là chính thể có ng thủ qgia là vua/quốc vương/nữ hoàng/ , được lập ra theonguyên tắc thế tập (thế vị) hoặc tự xưng, tiếm quyền , thường giữ chức suốtđời (không có nhiệm kì) Ở đó, quyền lực tối cao của nn tập trung toàn bộ hoặcmột phần vào tay người đứng đầu

+Tùy thuộc vào mức độ nắm giữ quyền lực của người đứng đầu nn, chính thểquân chủ chia thành:

quân chủ tuyệt đối – vua nắm giữ quyền lực tối cao và vô hạn trong cả 3lĩnh vực LP, HP, TP, không chịu sự hạn chế nào, chi phối các cơ quan/bộ phậnkhác (VD: TQ, VN thời phong kiến )

quân chủ hạn chế - vua chỉ nắm giữ một phần quyền lực tối cao của nn,phần còn lại do các cơ quan/bộ phận khác nắm giữ Ở đây, thực tế nhà vua có

Trang 12

thể bị hạn chế 1 hoặc tất cả quyền LP, HP, TP, chỉ có quyền lực trên danh nghĩa.Chính thể quân chủ hạn chế có các dạng điển hình là quân chủ đại diện đẳngcấp – xuất hiện cơ quan đại diện đẳng cấp, đóng vai trò cố vấn của vua (Anh thế

kỉ 14), quân chủ nhị hợp – vua bị hạn chế 1 phần quyền lực (Nhật cuối thế kỉ19), quân chủ đại nghị/nghị viện – vua bị hạn chế toàn bộ quyền lực (Anh,Nhật, Thái Lan hiện nay)

-Chính thể cộng hòa:

+là chính thể có ng thủ quốc gia thường đgl tổng thống or chủ tịch nước,thường được lập ra bằng con đường bầu cử, giữ chức vụ theo nhiệm kì Ở đó,quyền lực tối cao của nn thuộc về cơ quan đại diện của nhân dân (thường có têngọi là quốc hội, nghị viện )

+Tùy theo đối tượng được quyền tham gia vào việc thành lập cơ quan tối caocủa nn, chính thể cộng hòa chia thành:

cộng hòa quý tộc (chủ yếu tồn tại trong các nn chủ nô) - quyền bầu cử cơquan tối cao của quyền lực nn thuộc về tầng lớp quý tộc (La Mã)

cộng hòa dân chủ (tồn tại trong tất cả các kiểu nn) - quyền bầu cử cơ quantối cao của quyền lực nn thuộc về mọi tầng lớp nhân dân (NN chủ nô – Athen,

nn phong kiến – 1 số thành Tây Âu giành được độc lập từ tay chính quyềnphong kiến, nn tư sản – Mĩ, nn xhcn – VN, Lào)

11 Phân tích khái niệm hình thức cấu trúc nhà nước Trình bày các dạng cấu trúc nhà nước cơ bản, cho ví dụ.

 Khái niệm: hình thức cấu trúc nn là cách thức tổ chức qlnn theo các đơn vị

hành chính – lãnh thổ, đồng thời xác lập mối quan hệ giữa chính quyền nn các cấp.

 Phân tích khái niệm:

-Đơn vị hành chính – lãnh thổ là bộ phận hợp thành lãnh thổ của nhà nước, cóđịa giới hành chính riêng, có cơ quan nn tương ứng được thành lập để tổ chứcthực hiện quyền lực nn

-Xác lập mối quan hệ giữa chính quyền nn các cấp là việc xác định thẩm quyềngiữa các cấp chính quyền của nn, thể hiện sự tác động qua lại giữa các cqnn TW

và cơ quan nn ĐP Thực chất, đó chính là mối quan hệ giữa chính quyền TW vàchính quyền ĐP

Như vậy khi xem xét ht cấu trúc của một nn là xem xét cách thức cấu tạo nnthành các cấp chính quyền từ TW xuống ĐP, địa vị của chính quyền mỗi cấpcũng như quan hệ giữa các cấp chính quyền với nhau

 Có 2 dạng cấu trúc nn cơ bản: (ngoài ra có cấu trúc nn không cơ bản – nn liên minh)

Về cơ bản, do tính chất quan hệ giữa các đơn vị hành chính – lãnh thổ là quan

hệ phụ thuộc hay độc lập mà cấu trúc nn được xác định: nhà nước đơn nhất (VN, Lào) và nhà nước liên bang (Liên Bang Nga, Hợp chủng quốc Hoa Kì)

Trang 13

-nhà nước đơn nhất: là nn duy nhất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, nắm giữ

và thực hiện chủ quyền qg NN đơn nhất có đặc điểm cơ bản là:

+chủ quyền quốc gia do chính quyền TW nắm giữ;

+địa phương là những đơn vị hành chính lãnh thổ không có chủ quyền; +cả nước có một hệ thống chính quyền và một hệ thống pháp luật;

+quan hệ giữa chính quyền TW với chính quyền ĐP và Chính Quyền ĐPcác cấp là quan hệ trên – dưới

-nhà nước liên bang: là nn do nhiều nn đơn nhất hợp thành Nhìn chung, nn

liên bang có đặc điểm cơ bản là:

+chủ quyền quốc gia vừa do chính quyền liên bang vừa do chính quyền cácbang nắm giữ;

+có sự phân chia quyền lực giữa cq liên bang và cq các bang trên 1 số hoặc

12 Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang, cho ví dụ

Tiêu chí NN đơn nhất (VN, TQ) NN liên bang (Nga, Mỹ)

Cơ cấu Là nn duy nhất trong phạm vi

lãnh thổ quốc gia

Là một nn do nhiều nn đơnnhất hợp thành, trong đó có 1

nn chung cho toàn liên bang và

có những nn riêng cho mỗibang

- Có nhiều hệ thống chínhquyền (của liên bang và củamỗi bang), trong đó hệ thốngchính quyền liên bang có thẩmquyền tối cao

-Chính quyền gồm 3 cấp chính:

CQ liên bang, CQ bang, ĐP; có

sự phân chia quyền lực giữa

Chỉ chính quyền liên bang mới

có chủ quyền hoàn toàn, mới

Trang 14

phương là những đơn vị hànhchính lãnh thổ không có chủquyền.

được đại diện quốc gia, dân tộcthực hiện chủ quyền quốc gia;các nn thành viên có sự phụthuộc vào nn liên bang

Pháp luật Có 1 hệ thống pháp luật và 1

bản Hiến pháp

Có nhiều hệ thống pháp luật,nhiều bản Hiến pháp (của liênbang và của mỗi bang), trong

đó HP và PL của liên bang cóhiệu lực pháp lí tối cao

13 Phân tích khái niệm chế độ chính trị của nhà nước Trình bày các dạng chế độ chính trị, cho ví dụ.

 Khái niệm: dưới góc độ llcvnnvpl, chế độ chính trị được hiểu là một bộ phận

cấu thành của hình thức nn Theo đó, chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp thực hiện quyền lực nn.

 Phân tích khái niệm:

Phương pháp thực hiện quyền lực nn có thể bao gồm 1 số vấn đề như: lựa

chọn người nắm giữ qlnn cao nhất, việc thực hiện qlnn của các cơ quan nn vàviệc xây dựng, hình thành các quyết định quan trọng của nn

 Các dạng chế độ chính trị:

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, của đất nước màchế độ chính trị có những biểu hiện khác nhau, có thể chia thành 2 dạng cơ bản

là: chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ.

-chế độ chính trị dân chủ: là chế độ chính trị mà nhân dân có quyền tham gia

vào việc tổ chức, hoạt động của các cơ quan nn, bàn bạc, thảo luận và quyếtđịnh những vấn đề quan trọng của đất nước

+Phương pháp giáo dục, thuyết phục được coi trọng

Tuy nhiên, cđct dân chủ cũng có nhiều mức độ biểu hiện khác nhau: dân chủ

thực chất và dân chủ giả hiệu (Triều Tiên), dc rộng rãi (VN, Mỹ, ) và dc hạnchế (Athen, Sparta), dc trực tiếp và dc gián tiếp

-chế độ chính trị phản dân chủ: là chế độ chính trị mà nhân dân không có

quyền tham gia vào việc tổ chức, hoạt động của cơ quan nn, không có quyềnbàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước

Trong chế độ chính trị phản dân chủ:

Trang 15

+NN sử dụng các cách thức, thủ đoạn chuyên quyền, độc đoán trong tổ chức

và hoạt động của bmnn;

+các quyền, tự do chính trị của nd không được nn thừa nhận hoặc bị hạn chế,chà đạp;

+Phương pháp cưỡng chế được chú trọng

Chế độ phản dân chủ có những biến dạng cực đoan như chế độ độc tài (Độc tài

Stalin, Hitle), chế độ phát xít (phát xít Đức, Nhật), chế độ phân biệt chủng tộc(Apacthai), chế độ diệt chủng (Khơ me đỏ)

14 Xác định hình thức của Nhà nước Việt Nam hiện nay và giải thích tại sao xác định như vậy.

 Hình thức nhà nước: là cách thức tổ chức và phương pháp thực hiện quyền

lực nhà nước Hình thức nn bao gồm: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và

chế độ chính trị

 Hình thức chính thể: là cách thức và trình tự lập ra cơ quan cao nhất của

quyền lực nn, xác lập mối quan hệ giữa cơ quan đó với các cơ quan cấp cao

khác và với nhân dân

Hình thức chính thể của Nhà nước Việt Nam hiện nay là Cộng hòa dân chủ nhân dân Biểu hiện:

-Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan qlnn cao nhất donhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp

-Công dân VN từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và từ đủ 21 tuổi trở lên cóquyền ứng cử vào Quốc hội

-Nhân dân được quyền tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của bmnn mộtcách trực tiếp/gián tiếp thông qua bầu cử, ứng cử, trưng cầu ý dân

-Quốc hội bầu CTN, TTCP trong số đại biểu QH; thành lập, giám sát hoạt độngcủa CP và các cơ quan khác

-Quyền lực nn là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơquan: Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hànhpháp, Tòa án thức hiện quyền tư pháp

 Hình thức cấu trúc: là cách thức tổ chức qlnn theo đơn vị hành chính – lãnh

thổ và xác lập mối quan hệ giữa các cấp chính quyền với nhau.

Hình thức cấu trúc của Nn Việt Nam hiện nay là nn đơn nhất, trung ương

tập quyền Biểu hiện:

-NN có 1 hệ thống cơ quan quyền lực từ TW xuống ĐP Quan hệ giữa CQTW

và CQĐP là cấp trên – cấp dưới

-Chủ quyền quốc gia do chính quyền TW nắm giữ, địa phương là các đơn vịhành chính lãnh thổ không có chủ quyền: không được tự tổ chức bộ máy chínhquyền của riêng mình, không có quyền ban hành PL cho riêng mình

-Chính quyền địa phương gồm 3 cấp: tỉnh – huyện – xã, trong đó cấp dưới phụctùng cấp trên, địa phương phục tùng TW

Trang 16

-Cả nước có 1 bản HP, 1 hệ thống pháp luật duy nhất.

 Chế độ chính trị: là tổng thể các phương pháp thực hiện quyền lực nn.

Chế độ chính trị của nn Việt Nam là chế độ dân chủ Biểu hiện:

-NN sử dụng các biện pháp dân chủ trong tổ chức và hoạt động của nhà nước,luôn coi trọng và thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ

-Trong bmnn luôn tồn tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, là các cơquan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân; được thành lập rabằng con đường bầu cử dân chủ, tự do

-Công dân được tham gia quản lí nn, quản lí xã hội, thảo luận và kiến nghị vớicqnn về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước

Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lí nn và xã hội; công khai,minh bạch trong tiếp nhận và phản hồi ý kiến nhân dân

-Quyết định của nhân dân là quyết định cao nhất, nn phải phục tùng Hoạt độngcủa nn luôn đảm bảo phương châm dân biết, dân bàn, dân kiểm tra

15 Phân tích vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

 Khái niệm:

Từ góc độ nghiên cứu cơ cấu – chức năng của htct thì Hệ thống chính trị là

tổng thể các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trực tiếp nắm giữ ortham gia thực thi quyền lực chính trị dưới sự lãnh đạo của một đảng cầm quyềnhay liên minh các đảng cầm quyền

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là tổng thể các tổ chức chính trị - xã hội

có mối liên hệ mật thiết với nhau mà vai trò lãnh đạo thuộc về ĐCS, nhằm thựchiện quyền lực nhân dân, xây dựng xã hội xhcn

Hệ thống chính trị XHCN Việt Nam hiện nay bao gồm: nn CHXHCN VN,

Đảng Cộng sản VN, MTTQVN, Công Đoàn VN, Hội nông dân VN, ĐoànThanh niên Cộng sản HCM, Hội cựu chiến binh VN, Hội liên hiệp phụ nữ VN

và các tổ chức xã hội khác

 Vai trò của ĐCSVN: là lực lượng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo một cách toàn

diện từ tổ chức đến các hoạt động của nn Biểu hiện:

- Đảng đề ra đường lối, chính sách có tính chất định hướng cho sự phát triển

của đất nước, cũng là định hướng việc tổ chức và hoạt động của bmnn trongmỗi giai đoạn để nn cụ thể hóa thành PL và tổ chức thực hiện

- Đảng lựa chọn, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ để giới thiệu cho nn, các cán

bộ đó có thể được đảm nhiệm những chức vụ nhất định trong bmnn thông quabầu cử, ứng cử or bổ nhiệm (vd: CTN, CT Quốc hội, )

- Đảng thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong cho cán

bộ, đảng viên và người ngoài đảng làm việc trong bmnn; chỉ đạo công cuộc cảicách, hoàn thiện bmnn và đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong bmnn

Trang 17

- Đảng theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra các hoạt động của nn để kịp thời phát

hiện và sửa đổi những sai lầm, lệch lạc, vừa đảm bảo cho nn hoạt động theođúng hướng Đảng đã vạch ra, vừa có thể phát hiện những điểm bất hợp lí trongđường lối, chính sách của Đảng để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn đấtnước

16 Phân tích đặc trưng của nhà nước pháp quyền: “Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trên cơ sở chủ quyền nhân dân”.

 Khái niệm: nn pháp quyền là nn đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nn

và xã hội, được tổ chức, hoạt động trên cơ sở một hệ thống PL dân chủ, côngbằng và các nguyên tắc chủ quyền nhân dân, phân công và kiểm soát quyền lực

nn nhằm bảo đảm quyền con người, tự do cá nhân, công bằng, bình đẳng trong

xã hội

 Đặc trưng của nn pháp quyền: nn pháp quyền được tổ chức và hoạt động

trên cơ sở chủ quyền nhân dân.

Đây là một đặc trưng quan trọng, khẳng định tính hợp pháp (tính chính danh)của nhà nước phải được xác lập và duy trì dựa vào ý chí hoặc sự đồng thuận củanhân dân

*Biểu hiện của đặc trưng “nn pháp quyền được tổ chức và hoạt động trên cơ sở

chủ quyền nhân dân”:

-Trong nhà nước pháp quyền, toàn bộ quyền lực nn thuộc về nhân dân, nhândân là chủ thể tối cao và duy nhất của qlnn Nhân dân có quyền quyết định tốicao mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia, bảo vệ chủ quyền quốc gia vàcác vấn đề quan trọng khác của đất nước

VD: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, được thành lập theonguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín

=> Đại biểu QH là người được nhân dân bầu ra, là đại biểu của nd, thay mặtnhân dân thể hiện ý chí, nguyện vọng nd, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củacông dân

-Quyền lực của nn không phải quyền lực tự thân mà là do nhân dân trao cho, nnnhận quyền lực từ nhân dân => NN là công cụ để nhân dân thực hiện quyềnlàm chủ của mình

-NN thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền côngdân, quyền tự do dân chủ trong các lĩnh vực đời sống Các cqnn phải tôn trọng,lắng nghe nd; nd có thể tham gia vào tổ chức và hoạt động của bmnn, giám sáthoạt động của các cqnn

-NN phục vụ cho lợi ích hợp pháp của nhân dân, đáp ứng nguyện vọng chínhđáng của nhân dân

17 Phân tích đặc trưng của nhà nước pháp quyền: “Nhà nước pháp quyền thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân”.

Trang 18

 Định nghĩa:

Nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong đời sốngnhà nước và xã hội, được tổ chức, hoạt động trên cơ sở chủ quyền nhân dân,phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm quyền con người, tự

do cá nhân cũng như công bằng, bình đẳng trong xã hội

 Đặc trưng “Nhà nước pháp quyền thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân”.

Đây là một đặc trưng quan trọng, khẳng định vai trò to lớn của nn pháp quyềntrong việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân

-Quyền con người: Những quyền cơ bản, được pháp luật quốc tế công nhận, là

quyền không thể tước bỏ của mỗi cá nhân

-Quyền công dân: Tập hợp những quyền con người được pháp luật của một

quốc gia ghi nhận và chỉ những người mang quốc tịch của nước đó thì mớiđược hưởng các quyền công dân

*Biểu hiện:

Trong nhà nước pháp quyền, quan hệ giữa nhà nước và cá nhân là mối quan hệhài hòa, bình đẳng, cả hai bên đều có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau.Quyền công dân là nghĩa vụ của nhà nước và ngược lại

Nhà nước:

- Nhà nước thừa nhận quyền con người, quyền công dân rộng rãi trong tất cả

các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội,

VD: Quyền tự do kinh doanh, quyền có nơi ở, quyền tự do tín ngưỡng

- Nhà nước đảm bảo cho công dân có đủ điều kiện cần thiết về vật chất, tinh

thần để thực hiện các quyền của mình trong thực tế

VD:Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, nhà ở phục vụ cho người dân;ban hành pháp luật

- Nhà nước bảo vệ các quyền con người, quyền công dân khỏi sự xâm hại của

các chủ thể khác, kể cả cơ quan nhà nước

Công dân:

- Có quyền chống lại sự can thiệp tùy tiện, trái pháp luật của người cầm quyền

- Có nghĩa vụ tôn trọng, thực hiện pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụpháp lý với nhà nước và các chủ thể khác

⇒ Quyền con người ngày càng được thừa nhận rộng rãi ở nhiều nước, vị tríquyền con người ngày càng được chú trọng nâng cao, giá trị con người ngàycàng được trân trọng Việc bảo đảm và bảo vệ quyền con người trở thành mốiquan tâm đặc biệt, là trách nhiệm của nhà nước và xã hội

18 Phân tích định nghĩa pháp luật.

 Định nghĩa: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc

thừa nhận và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mụcđích, định hướng của nhà nước

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w