Và nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác” là một trong bảy nguyên tắc cơ bản nhất của LQT, nó điều chỉnh hành vi và giữ hoà thuận trong quan hệ quốc tế của c
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
Hà Nội_2021
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 0
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 3
I Một số vấn đề lý luận chung 3
1 Sự xuất hiện của nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác” 3
2 Nội dung nguyên tắc 4
2.1 Định nghĩa, khái niệm cơ bản của nguyên tắc 4
2.2 Nội dung chính của nguyên tắc 5
3 Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc 6
II Thực tiễn thực hiện nguyên tắc này trong bối cảnh hiện nay 7
1 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc 7
1.1 Những mặt tích cực trong thực tiễn thực hiện nguyên tắc 7
1.2 Những mặt tiêu cục, hạn chế còn tồn tại 9
KẾT LUẬN 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 LQT: luật quốc tế
2 LHQ: liên hợp quốc
3 ICJL: Toà án công lý quốc tế
4 HRW (human rights watch): Tổ chức theo dõi nhân quyền
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong khoảng 195 quốc gia trên thế giới, có những cường cuốc và siêu cường quốc hay những quốc gia bé nhỏ, mỗi quốc gia đều có sự phát triển khác nhau và nền kinh tế chính trị khác nhau Vì những sự khác nhau đó, các quốc gia đã ngồi lại và tạo ra Luật Quốc tế để điều chỉnh hành vi của các quốc gia, tránh những siêu cường quốc ỷ vị thế cao mà chèn ép các quốc gia nhỏ hơn mình LQT bao gồm hai nhóm nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc thông thường Các nguyên tắc
cơ bản của LQT nắm giữ chức năng ổn định quan hệ quốc tế và ấn định khuôn khổ cho các chủ thể trong quan hệ quốc tế Và nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác” là một trong bảy nguyên tắc cơ bản nhất của LQT, nó điều chỉnh hành vi và giữ hoà thuận trong quan hệ quốc tế của các quốc
gia Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc này trong LQT, em xin chọn đề tài: “Phân
tích nội dung nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác và thực tiễn thực hiện nguyên tắc này trong bối cảnh hiện nay”.
NỘI DUNG
I Một số vấn đề lý luận chung
1 Sự xuất hiện của nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác”
Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thực hiện hai chức năng quan trọng là ổn định quan hệ quốc tế và ấn định khuôn khổ xử sự cho các chủ thể trong quan hệ quốc tế, qua đó, tạo điều kiện cho quan hệ quốc tế phát triển Nguyên tắc cơ bản của LQT là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung (JUS COGENS) đối với mọi chủ thể trong luật quốc tế
Xuất hiện trong thời kỳ cách mạng tư sản, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của chính phủ, của dân tộc khác được ghi nhận trong Hiến pháp
Trang 5của một số nước tư bản nhưng thời kỳ đó, về phương diện luật quốc tế, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ còn nhiều hạn chế, bởi vì luật quốc tế còn chịu sự khống chế của nguyên tắc vũ lực – “Lẽ phải thuộc về kẻ mạnh” và cho phép sử dụng các hình thức can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác
Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác có thể được coi là một trong bảy nguyên tắc nền tảng của Luật quốc tế như nguyên tắc: không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực trong quan hệ quốc tế, bình đẳng
về chủ quyền giữa các quốc gia, các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác,…
Nội dung của nguyên tắc này được phát triển đáng kể trong Tuyên bố của LH
Q về các nguyên tắc của Luật quốc tế liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia năm 1970. Hiến chương LHQ đã ghi nhận nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác” là một nguyên tắc cơ bản, được quy định tại khoản 7 Điều 2 của Hiến chương
2 Nội dung nguyên tắc
2.1 Định nghĩa, khái niệm cơ bản của nguyên tắc
Hiện nay, trong hệ thống pháp luật quốc tế, không quy định thế nào là công việc nội bộ Việc xem xét các định nghĩa để xác định công viẹc nội bộ phải căn
cứ voà nhiều tiêu chí dựa trên chính pháp luật của mỗi quốc gia Trên cơ sở phù hợp với các quy định của LQT, mà đặc biệt là các quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung (Jus Cogens)
“Công việc nội bộ” của mỗi quốc gia là công việc nội bộ của mỗi quốc gia là công việc nằm trong thẩm quyền giải quyết của mỗi quốc gia độc lập xuất phát
từ chủ quyền của mình, đó là quyền tối thượng của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình (như: quyền tự do lựa chọn, tự do xây dựn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội phù hợp với nguyện vọng của nhân dân; quyền
Trang 6lập pháp, hành pháp và tư pháp…) và quyền độc lập trong quan hệ quốc tế (như: quyền độc lập thiết lập mối quan hệ với bất kỳ quốc gia nào,…)
Việc can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác được thực hiện theo hai cách: trực tiếp hoặc gián tiếp:
- Can thiệp trực tiếp: là một hoặc một nhóm quốc gia dùng áo lực quân sự, chính trị,… và các biện pháp khác kiểm soát quốc gia khác trong việc thực hiện các quyền của mình
- Can thiệp gián tiếp: là các biện pháp mà do một quốc gia khác tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại nhằm mục đích lật đổ chính quyền hợp pháp của quốc gia khác hay gây mất ổn định chính trị
(Tuy nhiên, hiện nay việc can thiệp gián tiếp được thực hiện thông qua sự giúp đỡ của các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia Với tiềm lực kinh tế lớn mạnh, các tập đoàn tư bản đã can thiệp, gây mất ổn định chính trị ở
nhiều quốc gia.)
2.2 Nội dung chính của nguyên tắc
Nguyên tắc này, không cho phép bất kỳ quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù văn minh hay lạc hậu được quyền can thiệp vào các lĩnh vực thuộc thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc gia, xuất phát từ chủ quyền của mình:
- Cấm can thiệt vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe doạ can thiệp khác nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, văn hoá – xã hội của quốc gia;
- Cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc một quốc gia khác phụ thuộc vào mình;
- Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật
đổ chính quyền của quốc gia khác;
Trang 7- Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của quốc gia khác;
- Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội không có sự can thiệp từ phía các quốc gia khác
3 Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc
LHQ có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nếu có nguy cơ đe doạ hoà bình
và an ninh thế giới, có hai tiêu chí được xác định đó là : có xung đột vũ trang được đẩy lên ở mức độ nguy hiểm và sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người Tuy nhiên còn một tiêu chí “can thiệp khi có sự đồng ý của quốc gia đó” là trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc
Trường hợp 1: Khi có xung đột vũ trang xảy ra trong nội bộ của quốc gia: về
nguyên tắc, cộng đồng quốc tế sẽ không có quyền can thiệp Tuy nhiên, nếu cuộc xung đột vượt quá tầm kiểm soát, mức độ nghiêm trọng đến hậu quả gây mất ổn định khu vực, đeo doạ hoà bình và an ninh quốc tế thì được quyền can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc xung đột đó – thông qua Hội đồng bảo an LHQ
(VD: Việc LHQ can thiệp, chấm dứt tình hình xung đột vũ trang ở Nam Tư năm
1991 đến năm 1994)
Thể hiện được vai trò của LHQ và giảm thiểu được số lượng người thương vong do chiến tranh
Trường hợp 2: Khi có vi phạm nghiệm trọng đến các quyền cơ bản của con
người, đặc biệt là quyền được sống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoà bình và
an ninh quốc tế (VD: Nam Phi cũ: việc thiết lập chủ nghĩa phân biệt – Đây là
công việc nội bộ của Nam Phi Tuy nhiên, việc phân biệt “chủng tộc Apacthai hiện chính sách phân biệt chủng tộc, thực hiện tội ác diệt chủng là vô cùng dã man, vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế về quyền con người tế đã lên
Trang 8tiếng và áp dụng các biện pháp cần thiết để “can thiệp” phù hợp và ngăn cản chính sách này của Nam Phi.)
Việc thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc, diệt chủng đe doạ tới tính mạng người dân, đe doạ hoà bình, an ninh thế giới nên LHQ phải vào cuộc
Trường hợp 3: Là can thiệp có sự đồng ý của quốc gia sở tại (consent), hay có
thể nói, can thiệp của một quốc gia vào công việc nội bộ của quốc gia khác theo lời mời của chính quốc gia đó (intervention by invitation) Không có quy định
bắt buộc về hình thức của lời mời hay rút lời mời (VD: Phán quyết năm 2005
trong vụ Hoạt động quân sự trên lãnh thổ Công – gô, Toà ICJ đã xác nhận ngoại
lệ này và nhận định rằng quốc gia hoàn toàn có quyền được cho phép các quốc gia khác can thiệp vào quốc gia của mình vô điều kiện hoặc có điều kiện.)
II Thực tiễn thực hiện nguyên tắc này trong bối cảnh hiện nay
1 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc
1.1 Những mặt tích cực trong thực tiễn thực hiện nguyên tắc
Các giá trị của nguyên tắc này đã được cộng đồng quốc tế chung tay bảo vệ
và phát triển Nguyên tắc này được phổ biến một cách rộng rãi và được rất nhiều nước trên thế giới tham gia áp dụng Đây là nguyên tắc mà nội dung của nó được tất cả các nước thành viên đều quan tâm và từng bước được phát triển một các sâu sắc và toàn diện xuyên suốt quá trình hoạt động của LHQ
Ngoài ra, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ còn được ghi nhận trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng khác như Tuyên bố của LHQ về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa năm 1960, Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị các nước Á Phi năm 1955 tại Băng-đung, Định ước cuối cùng của Hội nghị Henxinki về An ninh hợp tác châu Âu năm 1975, Hiệp định Giơnevơ
Trang 9năm 1954 về Việt Nam, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam và nhiều văn bản quốc tế quan trọng khác
(VD: Hiến chương của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ, Hiến chương ASEAN,
1970 – Nghị quyết số 2625 (XXV), LHQ thông qua “Tuyên bố về các nguyên tắc của LQT điều chỉnh quan hệ than thiện và hợp tác giữa các quốc gia, phù hợp với Hiến chương LHQ”, Tuyên bố Bali năm 1976,…)
Các nước Châu Âu và các nước trong cộng đồng Liên minh Châu Âu EU không những thực hiện nguyên tắc này rất tốt mà còn luôn trong trạng thái sẵn sàng để giúp đỡ các nước của EU mỗi khi bị xâm phạm vào nguyên tắc này Bên cạnh đó, các nước thuộc Châu Mỹ cũng đã bổ sung quá trình phát triển của nguyên tắc này ở Hiến chương của Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ1 Bên cạnh
đó, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN cũng đã ký kết hiệp định
“không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên Asean2” Ngoài ra, trong cộng đồng quốc tế cũng thực hiện tốt các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia” Cũng không thể không nhắc đến các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc để bảo vệ quyền cong người Cộng đồng quốc tế đã có những hành động, những lời kêu gọi đúng đắn, chính xác và kịp thời để bảo vệ quyền con người khi nó bị xâm phạm (VD: 30/11/1973, Đại hội đồng LHQ thông qua Công ước về ngăn chặn và trừng trị chủ nghĩa Apacthai, đã đóng góp to lớn vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người thông qua tổ chức LHQ Liên hợp quốc cũng đã thành lập uỷ ban chuyên trách về Apacthai để báo cáo Đại hội đồng về thực chất của tội ác này tại Nam Phi Qua quá trình điều tra uỷ ban đã báo cáo Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an đã áp dụng các biện pháp, kể cả biện pháp trừng phạt đối với Nam
Trang 10Phi 06/1980 Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết cực lực lên án chính quyền Nam Phi vì tội khủng bố" các chiến sĩ chống chủ nghĩa Apacthai, vì việc giết hại các tù nhân chính trị Như vậy, bằng nỗ lực của mình Liên hợp quốc đã phát huy vai trò một cách cao nhất trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Apacthai và biểu hiện của nó, bảo vệ có hiệu quả nhất các quyền và tự
do cơ bản của con người.)
1.2 Những mặt tiêu cục, hạn chế còn tồn tại
Trong thực tế, có nhiều quốc gia có nhiều hành động mang ý lợi dụng sự ngoại lệ của nguyên tắc để phục vụ lợi ích của cá nhân Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình của quốc gia đứng đầu về vi phạm nguyên tắc này hay các nguyên tắc khác của LHQ
Giữa quan hệ với các nước, Hoa Kỳ thường xuyên can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác Quan hệ giữa Mỹ và Venezuela trở thành tâm điểm chú ý khi Washington ủng hộ việc lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido 23/01 là tổng thống lâm thời và Mỹ phủ nhận tổng thống Nicolas Maduro Trước tình hình này, Nga cho rằng “Chính sách của Mỹ đối với Venezuela và tuyên bố của tổng thống Donald Trump thể hiện sự can thiệp trực tiếp và thô bạo vào công việc nội bộ của quốc gia có chủ quyền” Chính sách hiện tại của Mỹ đối với Venezuela, trong đó có tuyên bố mới nhất của ông Trump, thể hiện sự can thiệp trực tiếp và thô bạo vào công việc nội bộ của Venezuela Cả thế giới đều thấy rõ sự thay đổi quyền lực tại Libya khi Mỹ can thiệp trực tiếp là thế nào, những khó khăn mà Iraq đã gặp phải và những khó khăn mà Syria gần như đã gặp phải Venezuela là nước tiếp theo"
Những giá trị bị định nghĩa sai lệch, hay việc lợi dụng những trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc cũng ảnh hưởng ít nhiều đến công việc nội bộ của Việt Nam ta Như tổ chức HRW thường xuyên lợi dụng nhân quyền để can thiệp vào
Trang 11công việc nội bộ của các nước, nhiều quốc gia đã cáo buộc HRW chịu quá nhiều
sự chi phối từ phía chính phủ Hoa Kỳ đã hoạt động khôgn đúng tôn chỉ, mục đích HRW đã nhiều lần đưa ra những thông tin không chính xác, mang tính xuyên tạc về bức tranh nhân quyền Việt Nam Những việc làm của HRW đã lộ nguyên hình là “con rối” để phục vụ cho mục tiêu phá rối chính trị ở Việt Nam Ngày 14-1-2020, HRW đã ra “Báo cáo Thế giới 2020” điểm lại bức tranh nhân quyền của khoảng 100 quốc gia Phần nói về Việt Nam, báo cáo này viết: “Năm
2019 là một năm tàn bạo đối với các quyền tự do căn bản ở Việt Nam khi chính quyền kết án tù ít nhất 30 nhà hoạt động và bất đồng chính kiến”; Trước khi đưa ra bản báo cáo này, HRW đã không ít lần đòi trả tự do cho một số đối tượng
mà họ khoác lên chiếc áo “nhà dân chủ”; “nhà hoạt động nhân quyền”; đang thụ án do vi phạm pháp luật Việt Nam
Trang 12KẾT LUẬN
Luật quốc tế được hình thành và phát triển cùng với lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người nói chung, lịch sử nhà nước và pháp luật nói riêng Luật quốc tế ra đời là do nguyên nhân khách quan của sự xuất hiện nhà nước ở các khu vực địa lý khác nhau và nhu cầu cần có luật điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia
Hiện nay, do quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, nên ranh giới của công việc nội bộ thuộc thẩm quyền mỗi quốc gia và công việc có sự tham gia của cộng đồng quốc tế trong nhiều trường hợp có thể bị lẫn lộn với nhau Về nguyên tắc
“không can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia khác” có nhiều mặt tích cực, song vẫn còn đó những hạn chế nhất định Nhiều quốc gia, đặc biệt là những
“siêu cường quốc” vẫn còn lợi dụng những trường hợp ngoại lệ để thực hiện vi phạm nguyên tắc Bên cạnh đó, có những trường hợp lợi dụng những ngoại lệ của nguyên tắc để thực hiện mục đích chính trị của mình
Đối với cộng đồng quốc tế nói chung, tất nhiên, những mặt hạn chế này là khó có thể tránh khỏi và diệt trừ hết được vì những thủ đoạn và việc lợi dụng những mặt ngoại lệ của nguyên tắc càng được biến hoá khó lường Vì vậy, các quốc gia hay công dân, chỉ hi vọng rằng sẽ càng ngày càng nhiều quốc gia tham gia vào LHQ và chấp hành nghiêm chỉnh theo những nguyên tắc cơ bản mà LQT
đã đề ra
Trang 13DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Luật quốc tế Trường đại học Luật Hà Nội
2 Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao
3 Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế
4 Hiến chương Liên Hợp quốc năm 1945
5 Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ hợp tác giữa các quốc gia
6 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
7 Luật Điều ước quốc tế năm 2016
8. https://tuyengiao.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/doi-lot-theo-doi- nhan-quyen-can-thiep-vao-cong-viec-noi-bo-cua-viet-nam-la-trai-cong-uoc-quoc-te-126629