Thế chiến thứ hai kết thúc kèm theo sự hỗn loạn, bất ổn trên toàn thế giới, sự gia tăng của các cuộc xung đột sắc tộc, tranh giành lãnh thổ cùng với cuộc chiến tranh lạnh, kéo theo làn sóng chạy đua vũ trang dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh. Để đảm bảo hòa bình và an ninh thế giới, rất nhiều biện pháp đã được Liên hợp quốc đặt ra, trong đó một trong những biện pháp quan trọng hữu hiệu nhất đó chính là luật quốc tế. Cùng với đó là sự ra đời của Tòa án thường trức công lý Quốc tế, nay là Tòa án công lý Liên hợp quốc hay còn gọi là Toà án Quốc tế.
Trang 1MỤC LỤC
Trang:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG 1
I Khái quát chung về Tòa án công lý Liên hợp quốc 1
1 Khái niệm 1
2 Nhiệm vụ 1
3 Thành phần 2
4 Chức năng 2
5 Hoạt động 3
II Vai trò của Tòa án công lý Liên hợp quốc đối với quá trình hình thành và phát triển của luật quốc tế 4
1 Tòa án công lý Liên hợp quốc đóng vai trò hình thành nên luật quốc tế .4
2 Tòa án công lý Liên hợp quốc góp phần vào sự phát triển của luật quốc tế 5
KẾT LUẬN 6 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2MỞ ĐẦU
Thế chiến thứ hai kết thúc kèm theo sự hỗn loạn, bất ổn trên toàn thế giới, sự gia tăng của các cuộc xung đột sắc tộc, tranh giành lãnh thổ cùng với cuộc chiến tranh lạnh, kéo theo làn sóng chạy đua vũ trang dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh Để đảm bảo hòa bình và an ninh thế giới, rất nhiều biện pháp đã được Liên hợp quốc đặt ra, trong đó một trong những biện pháp quan trọng hữu hiệu nhất đó chính là luật quốc tế Cùng với đó là sự ra đời của Tòa án thường trức công
lý Quốc tế, nay là Tòa án công lý Liên hợp quốc hay còn gọi là Toà án Quốc tế
Để hiểu rõ hơn về Tòa án công lý Liên hợp quốc cùng vai trò của nó đối với Luật quốc tế, em xin đi vào tìm hiểu Đề bài
tập số 7 “Bình luận về vai trò của Tòa án công lý Liên hợp quốc đối với quá trình hình thành và phát triển của luật quốc tế” làm đề tài nghiên cứu cho bài tập học kỳ môn Công pháp
quốc tế của mình
Trang 3NỘI DUNG
I Khái quát chung về Tòa án công lý Liên hợp quốc
1 Khái niệm
Tòa án công lý Liên hợp quốc hay còn gọi là Tòa án Quốc
tế, là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc, được thành lập năm 1945 trên cơ sở kế thừa Toà án Thường trực quốc tế của Hội quốc liên và hoạt động theo quy chế một bộ phận không tách rời của Hiến chương Liên hợp quốc Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc đương nhiên được coi là thành viên của quy chế Tòa án Quốc tế Các nước không phải
là thành viên Liên hợp quốc có thể tham gia quy chế Tòa án quốc tế nếu được Hội đồng Bảo an đề nghị và được Đại hội đồng Liên hợp quốc chấp thuận Các nước không tham gia quy chế cũng có thể yêu cầu Tòa án Quốc tế xét xử tranh chấp nếu được Hội đồng Bảo an cho phép Trụ sở của Tòa án Quốc tế đặt tại La Hay (Hà Lan)
2 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ trọng tâm của Liên hợp quốc là giải quyết các cuộc xung đột bằng biện pháp hoà bình phù hợp với các
nguyên tắc của công lý và luật pháp quốc tế quy định tại Điều
1 của Hiến chương Liên hợp quốc Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc cũng chỉ rõ, trong số các phương pháp giải
quyết hoà bình có phương pháp sử dụng trọng tài và giải quyết của toà án (theo luật pháp)
Nhiệm vụ chính của Tòa án công lý Liên hợp quốc là:
Thứ nhất, giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và
giữa các tổ chức quốc tế trên cơ sở luật pháp quốc tế Các thể
1
Trang 4nhân và pháp nhân không có quyền đưa các tranh chấp ra giải quyết trước Tòa án quốc tế
Thứ hai, làm chức năng tư vấn pháp lí (kết luận pháp lí)
cho Hội đồng Bảo an, Hội đồng Thường trực và cho các tổ chức khác của Liên hợp quốc
Tòa án quốc tế được quyền ra các quyết định bằng phương thức biểu quyết trên nguyên tắc quá bán với số đại biểu hợp lệ là không được ít hơn 9 người Quyết định của Tòa
án Quốc tế mang tính chất bắt buộc, có hiệu lực ngay và các đương sự không có quyền khiếu nại Trong trường hợp quyết định của Tòa án Quốc tế không được thi hành, Tòa án Quốc tế
có thể yêu cầu Hội đồng Bảo an giúp đỡ để quyết định được thi hành Ngoài các nhiệm vụ trên, Tòa án Quốc tế còn có nhiệm vụ chung cùng với các cơ quan khác của Liên hợp quốc bảo vệ hoà bình, kiểm tra giám sát các nước thành viên Liên hợp quốc thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng Hiến chương Liên hợp quốc và theo các quyết định của các cơ quan của Liên hợp quốc
3 Thành phần
Thành phần của Tòa án quốc tế gồm 15 thẩm phán, là công dân của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, do Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an bầu ra với nhiệm
kì 9 năm và cứ 3 năm lại bầu lại 5 thẩm phán Về nguyên tắc, trong cơ cấu của Tòa án quốc tế phải có đại diện của tất cả các hệ thống pháp luật trên thế giới và là những luật gia nổi tiếng, có uy tín trong lĩnh vực pháp luật quốc tế Đã có công dân của các quốc gia: Anh, Pháp, Bỉ, Nga, Trung Quốc, Nhật
Trang 5Bản, Đức, Italia, Hungari, Xri Lanka, Mađagaxca, Angiêri, Guyana, Vênêzuêla, Xiêra Lêôn tham gia Tòa án quốc tế
4 Chức năng
Theo Điều 13 của Hiến chương liên hợp quốc, một trong
những chức năng của Đại hội đồng là "thúc đẩy việc pháp điển hoá và sự phát triển của luật quốc tế theo hướng tiến bộ" Chức năng này đã được Đại hội đồng và các cơ quan khác thực hiện thông qua việc soạn thảo, chuẩn bị rất nhiều công ước quốc tế Trong vòng năm thập kỷ qua, Liên hợp quốc đã bảo trợ cho trên 456 thoả thuận đa phương bao gồm mọi lĩnh vực hoạt động giữa các nhà nước và nỗ lực của loài người Liên hợp quốc cũng là người tiên phong quan tâm tới những vấn đề toàn cầu mới hiện nay như: môi trường, khoảng không
vũ trụ, lao động di cư, buôn lậu ma tuý và chủ nghĩa khủng bố
Chức năng chính của Toà án quốc tế là giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế, vụ kiện do các quốc gia đưa lên phù hợp với luật pháp quốc tế Mục tiêu của toà án là áp dụng các tập quán quốc tế để thiết lập các quy tắc được các quốc gia liên quan chính thức công nhận; các thông lệ quốc tế được chấp nhận như luật; các nguyên tắc chung của luật pháp được các quốc gia công nhận; các phán quyết của tòa án
Tòa án cũng khuyến nghị Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an
về lĩnh vực luật pháp, các vấn đề luật pháp nổi lên trong phạm vi hoạt động của các cơ quan này, khuyến nghị các cơ quan khác của Liên hợp quốc, các cơ quan chuyên môn với sự
uỷ quyền của Đại hội đồng
3
Trang 65 Hoạt động
Giải quyết theo luật pháp các tranh chấp:
Cơ quan chính của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp là Toà án Quốc tế Kể từ khi thành lập năm 1946, đến nay đã có 72 vụ được các nước đưa ra trước Toà án Quốc tế,
22 trường hợp hỏi ý kiến của các tổ chức quốc tế Hầu hết các trường hợp được Toà giải quyết, song kể từ năm 1981, đã có 4 trường hợp được chuyển cho các Uỷ ban đặc biệt giải quyết theo đề nghị của các bên liên quan 11 trường hợp vẫn chưa được giải quyết
Các trường hợp đưa ra giải quyết tại Toà án Quốc tế bao gồm nhiều lĩnh vực như: Quyền về lãnh thổ (vụ tranh chấp giữa Pháp và Anh năm 1953, giữa Bỉ và Hà Lan năm 1959, giữa Ấn Độ và Bồ Đào Nha năm 1960, giữa Buốckina Phaxô và Mali năm 1986, giữa Libi và Sát năm 1990), liên quan đến luật biển (trường hợp Anbani phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do thuỷ lôi trong vùng lãnh hải của mình gây ra cho tầu của Anh năm 1949, tranh chấp giữa Anh và Na uy về đánh cá), các cuộc tranh chấp liên quan đến nguyên tắc và luật lệ quốc tế trong việc phân định ranh giới thềm lục địa, trên biển
và trên bộ (vụ giữa Libi và Manta năm 1985, Canađa và Mỹ năm 1984, Đan mạch và Na uy năm 1993, giữa En Xanvađo
và Honđurat năm 1992 ), về bảo vệ ngoại giao, bảo vệ môi trường, thực hiện các nghĩa vụ của lực lượng uỷ thác tại lãnh thổ Tây Nam châu Phi, các vấn đề liên quan đến xung đột khu vực, việc thực hiện các công ước quốc tế của các nước các trường hợp liên quan đến quan hệ giữa Liên hợp quốc và các nước thành viên như việc phái viên của Liên hợp quốc bị sát
Trang 7hại, đóng góp của các nước vào ngân sách hoạt động gìn giữ hoà bình cũng được các bên liên quan đưa ra tại Toà án Quốc tế để nhận được ý kiến tham khảo
II Vai trò của Tòa án công lý Liên hợp quốc đối với quá trình hình thành và phát triển của luật quốc tế
1 Tòa án công lý Liên hợp quốc đóng vai trò hình thành nên luật quốc tế
Các phán quyết của Tòa được xem như nguồn bổ trợ, là tiền đề hình thành nên tập quán, điều ước quốc tế.
Tòa án Công lý quốc tế đã phát triển liên tục những thực tiễn trong các thủ tục của mình và đã góp phần vào sự phát triển của luật quốc tế Các tranh chấp đưa ra tại Tòa án quốc
tế sẽ được giải quyết theo luật quốc tế và Tòa áp dụng nguồn
của luật quốc tế theo Điều 38 của Quy chế của Tòa án quốc tế.
Trong thực tiễn hoạt động của Tòa đã có 148 vụ tranh chấp được đưa ra trước tòa (tính đến tháng 6/2010), trong số
đó có 120 vụ tranh chấp đã được Tòa phân xử Trong số 148
vụ tranh chấp mà tòa có thẩm quyền giải quyết, 1/3 thông qua điều khoản thỏa thuận trong điều ước quốc tế, 1/3 qua cơ chế tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của của tòa, và 1/3 theo cơ chế chấp nhận thẩm quyền của tòa theo từng vụ việc Nhiều phán quyết của Tòa án công lý quốc
tế đã có ý nghĩa rất quan trọng Nó không chỉ dàn xếp được tranh chấp mà còn tạo ra các qui phạm tập quán mới hoặc là
cơ sở để hình thành quy phạm điều ước quốc tế mới qua đó đóng góp cho sự phát triển của Luật quốc tế
5
Trang 8Tòa án Công lý quốc tế là cơ quan tài phán do quốc gia và chủ thể Luật quốc tế thành lập với chức năng chính là giải quyết tranh chấp quốc tế Phán quyết là kết quả của hoạt động giải quyết tranh chấp của Tòa Các phán quyết này là chung thẩm và có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp của Tòa Mặc dù vậy, phán quyết của Tòa án quốc tế có vai trò rất quan trọng trong việc giải thích làm sáng tỏ nội dung của quy phạm pháp luật quốc tế và trong một trong số những phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế còn là tiền đề cơ sở để hình thành nên quy phạm pháp luật quốc tế mới
Ví dụ: Phán quyết vụ ngư trường Anh - Nauy năm 1951
của Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc đã tạo cơ sở cho việc hình thành quy phạm xác định đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải trong Công ước Giơnevơ năm
1958 và sau này là Công ước Luật biển 1982 Hoặc các phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế về vụ eo biển Corfou đã có những đóng góp trong việc giải thích và thúc đẩy pháp điển hóa Luật quốc tế, đặc biệt là luật biển Phán quyết đã làm rõ khái niệm pháp lý eo biển quốc tế và nguyên tắc qua lại eo biển không gây hại Quyền này đã được Công ước Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp công nhận và sau đó được phát triển, điều chỉnh trở thành quyền quá cảnh qua các
eo biển quốc tế ghi trong Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 Các eo biển quốc tế là eo biển nối liền hai phần của biển cả và phục vụ cho hàng hải quốc tế Phán quyết còn đóng góp trong việc khẳng định nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và việc cấm mọi sự can thiệp bằng
vũ lực trong quan hệ quốc tế
Trang 92 Tòa án công lý Liên hợp quốc góp phần vào sự phát triển của luật quốc tế
Thứ nhất, Tòa án công lý Liên hợp quốc góp phần giải thích làm sáng tỏ những điều chưa rõ trong luật quốc tế
Thứ hai, các phán quyết của Tòa án công lý Liên hợp quốc tác động đến các quốc gia, tổ chức, buọc họ phải chấp hành
KẾT LUẬN
Với hơn 70 năm hình thành và phát triển, Tòa án công lý Liên hợp quốc đã khẳng định vai trò to lớn của mình trong công cuộc duy trì hòa bình và an ninh thế giới Qua những nghiên cứu, tìm hiểu trên, ta phần nào hiểu rõ được về Tòa án công lý Liên hợp quốc, cũng như vai trò của nó đối với quá trình hình thành và phát triển của luật quốc tế để có được một nhận thức đầy đủ về cơ quan này
7
Trang 10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế (2016),
Nhà xuất bản Công an nhân dân;
2 Nguyễn Hồng Thao, Tòa án công lý Quốc tế, Nhà xuấ bản
Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011;
3 Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Tòa án công lý Liên hợp quốc, Truy cập ngày 11/11/2017;
http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/ho-so-su-kien/to-
chuc-quoc-te/books-010220152454356/index-51022015240265639.html
4 Sinh viên HLU, Vai trò của phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế đối với việc hình thành và áp dụng các qppl quốc
tế, Truy cập ngày 11/11/2017;
https://svhlu.blogspot.com/2016/03/vai-tro-cua-phan-quyet-cua-co-quan-tai.html