1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án marketing các yếu tố tác động đến ý định mua thức ăn qua ứng dụng grabfood của giới trẻ hậu covid 19

148 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Các ứng dụng giao hàng trực tuyến được người tiêu dùng quan tâm và lựa chọn nhiều hơn vì tính tiện lợi, nhanh chóng, đa dạng các loại thức ăn, dịch vụ giao thức ăn đã giúp tiết kiệm thời

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

ĐỒ ÁN MARKETING

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA

GIỚI TRẺ HẬU COVID-19

TP Hồ Chí Minh, 2021

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn ThS Phạm Ngọc Trâm Anh – Giảng viên hướng dẫn, trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH), người tận tình và giúp đỡ chúng tôi về mọi mặt Nhờ có cô đã giúp chúng tôi sửa chữa những lỗi sai trong suốt quá trình làm, để chúng tôi có được một bài báo cáo đồ án hoàn thiện nhất và cũng nhờ có môn đồ án này mà chúng tôi có cơ hội tận dụng được hết những kiến thức đã học trong những năm vừa qua Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý Anh/chị, bạn bè đã đồng hành và hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện đồ án

Bằng tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, một lần nữa chúng tôi xin gửi cảm ơn đến những người đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đồ án này Để đền đáp công ơn, chúng tôi mong rằng đồ án này sẽ mang lại sự hữu ích cho GrabFood nói riêng và thị trường giao thức ăn trực tuyến nói chung

Một lần nữa, xin chân trọng cảm ơn Quý Thầy/cô trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu để hoàn thành báo cáo đồ án Marketing tổng hợp này

Trân trọng

Kheo Hoàng Duy Trần Thị Yến Nhi Huỳnh Thanh Phúc Hồ Trương Phương Thảo Võ Thị Thùy Trang Nguyễn Trần Trúc Vy

Trang 3

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Kheo Hoàng Duy 1811230066 18DMAA2 Trần Thị Yến Nhi 1911230154 19DMAA2 Huỳnh Thanh Phúc 1911230845 19DMAA2 Hồ Trương Phương Thảo 1911231784 19DMAA1 Võ Thị Thùy Trang 1611230625 16DMAB4 Nguyễn Trần Trúc Vy 1811231415 18DMAA4 1 Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật

2 Nhận xét chung

Trang 4

[1T-1] Thu thập thông tin và đề xuất đề tài nhóm tạm thời 19

[1G-2] Đánh giá các đề xuất đề tài nhóm tạm thời lần 1 33

[2T-1] Khảo sát các bên liên quan/chứng minh về sự tồn tại Đề tài nhóm tạm thời 34

[2G-1] Khảo sát thực trạng các vấn đề tương tự với Đề tài nhóm tạm thời 64

[3G-1] Đánh giá lại Đề tài nhóm tạm thời 75

[4T-1] Khảo sát những giải pháp hiện có cho vấn đề 79

[5G-1] Các nguyên nhân của vấn đề 105

[5G-2] Brainwriting lại các nguyên nhân của vấn đề 110

[5G-3] Phân tích cấu trúc nguyên nhân của vấn đề 111

[5G-4] Đánh giá các nguyên nhân của vấn đề 112

[6G-1] Diễn giải ý tưởng giải pháp Nhóm 113

[6G-2] Khảo sát các bên liên quan về mức độ khả thi của giải pháp 128

PHẦN III: PHỤ LỤC 135

Trang 5

PHẦN I

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Trang 6

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỨC ĂN QUA ỨNG DỤNG GRABFOOD CỦA GIỚI TRẺ VIỆT HẬU COVID-19

Kheo Hoàng Duy, Trần Thị Yến Nhi, Huỳnh Thanh Phúc, Hồ Phương Thảo, Võ Thị Thùy Trang, Nguyễn Trần Trúc Vy

Khoa Marketing – Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố tác động đến ý định mua thức ăn qua ứng dụng GrabFood của giới trẻ Việt hậu Covid-19 Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thức ăn qua ứng dụng GrabFood của giởi trẻ Việt hậu Covid-19, đó là các yếu tố: (01) Tính hữu ích đối với người dùng, (02) Yếu tố ảnh hưởng xã hội, (03) Giao diện người dùng, (04) Nhận thức rủi ro, (05) Hệ thống thanh toán, (06) Chương trình khuyến mãi Từ các yếu tố được nêu trên, nhóm đã tập trung đề xuất một số giải pháp, chiến lược tiếp thị và kinh doanh nhằm thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ mua thức ăn trực tuyến của GrabFood, xây dựng hệ thống kết nối khách hàng và nhà hàng Đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu đối với khách hàng, đồng thời đưa ra các giải pháp để giảm rủi ro khi đặt thức ăn trực tuyến và làm gia tăng độ tin cậy của khách hàng đối với ứng dụng GrabFood

Từ khóa: Ý định mua, đặt thức ăn trực tuyến, ứng dụng GrabFood, giới trẻ Việt, hậu

Covid-19

1 Đặt vấn đề

Dịch bệnh Covid-19 đã làm thay đổi phần lớn thói quen và ý định mua thức ăn của người tiêu dùng Việt Nam chủ yếu là giới trẻ Các ứng dụng giao hàng trực tuyến được người tiêu dùng quan tâm và lựa chọn nhiều hơn vì tính tiện lợi, nhanh chóng, đa dạng các loại thức ăn, dịch vụ giao thức ăn đã giúp tiết kiệm thời gian, đáp ứng các sở thích ẩm thực của nhiều đối tượng khác nhau Từ khi Covid-19 bùng phát và phải thực hiện giãn cách xã hội người dân không thể ra ngoài mua thức ăn vì vậy việc mua thức ăn qua các ứng dụng trực tuyến là một giải pháp hàng đầu, giúp cho người tiêu dùng phòng ngừa được những rủi ro tiềm tàng từ dịch bệnh Cùng với sự phổ biến và dễ dàng sử dụng điện thoại thông minh, chỉ vài thao tác lựa chọn trên ứng dụng, người tiêu dùng có thể đặt và nhận thức ăn ngay tại nhà mà không cần di chuyển tới các cửa hàng Ngoài ra, việc dễ dàng và thuận tiện trong việc lựa chọn nhiều hình thức thanh toán khác nhau như: tiền mặt, ví điện tử, chuyển khoản,…cũng tạo nên sự tiện lợi cho việc sử dụng các ứng dụng này Nhờ những lợi ích mà dịch vụ giao hàng mang lại đã kích thích được nhu cầu sử dụng dịch vụ này ngày càng cao Để duy trì khách hàng sử dụng tiếp tục sử dụng dịch vụ là điều rất quan trọng, phải tạo được sự khác biệt tăng tính cạnh tranh, duy trì sự phát triển trong tương lai và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng Việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mua thức ăn trực tuyến của người tiêu dùng Việt chủ yếu là giới trẻ hậu Covid-19 giúp doanh nghiệp tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách hiệu quả hơn, từ đó đưa các kế hoạch marketing kịp thời và dự đoán được xu hướng tiêu dùng, sở thích và các hành vi lựa chọn mua của khách hàng mục tiêu Vì vậy, nhóm chúng tôi

Trang 7

quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố tác động đến ý định mua thức ăn qua ứng dụng GrabFood của giới trẻ Việt hậu Covid-19”

2 Thực trạng vấn đề 2.1 Tổng quan vấn đề

Trong thời đại 4.0 hiện nay, đặc biệt là khi dịch Covid-19 xảy ra, ý định mua thức ăn qua ứng dụng GrabFood của giới trẻ Việt đã thực sự bùng nổ Xu hướng mua hàng qua ứng dụng trong dịch Covid-19 mở ra nhiều cơ hội kinh doanh online hơn khi người dân chọn mua trực tuyến tại nhà gia tăng Giao đồ ăn cũng là lĩnh vực hưởng lợi nhờ thói quen tiêu dùng của người Việt đang thay đổi do tác động của Covid-19 Báo cáo mới nhất của IMARC Group chỉ ra thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam tăng trưởng 38% mỗi năm trong giai đoạn 2014-2019 và được dự báo sẽ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2020-2025 Báo cáo của Reputa cho thấy, dịch Covid-19 đã giúp dịch vụ giao thức ăn tăng trưởng cực thịnh Trong đó, GrabFood là thương hiệu dẫn đầu thị trường khi chiếm đến 33,38% thị phần thảo luận, theo sau là NowFood (hiện là ShopeeFood) với 23,16% lượng thảo luận trên các trang mạng xã hội, thứ 3 là BAEMIN với 21,95% Ngoài ra, trong số 29.539 phản hồi tích cực của người dùng: 84% người dùng tích cực hưởng ứng, sử dụng các mã giảm giá của các chương trình ưu đãi khuyến mãi của các thương hiệu; 8% người dùng hài lòng về thái độ tận tâm, thân thiện của đội ngũ nhân viên giao hàng khi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trên các ứng dụng; Sự đa dạng menu của các nhà hàng (6%) và hài lòng về sự nhanh chóng tiện lợi của dịch vụ (2%)

Biểu đồ 1: Biểu đồ mô tả mức chi tiêu trung bình của khách hàng khi đặt mua đồ ăn của GrabFood trong 1 tháng (Nguồn: Nhóm tổng hợp)

Trong tình hình dịch bệnh hiện tại thì nhu cầu sử dụng các ứng dụng giao thức ăn ngày càng tăng lên và người tiêu dùng cũng có rất nhiều các lý do khác nhau về việc lựa chọn ứng dụng GrabFood để là nơi tin tưởng sử dụng hình thức dịch vụ này Trong tổng số 41 người (93%) đã sử dụng ứng dụng GrabFood khi được hỏi về mức chi tiêu trung bình khi mua hàng trên ứng dụng này thì đã có 24% chi tiêu dưới 100 nghìn đồng, 49% chi tiêu từ 100–300 nghìn đồng, 17% chi tiêu từ 400–700 nghìn đồng, 10% chi tiêu hơn 800 nghìn đồng Qua kết quả trên cho thấy khách hàng cũng đã dành khá nhiều tiền để đặt đồ ăn trực tuyến Tuy nhiên, bên

24%

49% 17%

10%

< 100.000đ

100.000đ-300.000đ400.000-700.000đ>800.000đ

Trang 8

cạnh đó GrabFood cũng nên đẩy mạnh mức chi tiêu này lên để chứng tỏ rằng mình luôn luôn là lựa chọn hàng đầu khi họ quyết định mua một thực phẩm hay thức ăn nào đó

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện mong mu n của khách hàng về việc cải thiện GrabFood

(Nguồn: Nhóm tổng hợp)

Trong tổng số 41 người (93%) tham gia khảo sát có sử dụng dịch vụ giao thức ăn của GrabFood thì có 61% mong muốn GrabFood tăng thêm nhiều khuyến mãi và giảm giá, 20% muốn tăng thêm sự đa dạng về nhà hàng và món ăn để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các bửa ăn phù hợp với khẩu vị của mỗi người, 12% muốn cải thiện tốc độ giao hàng của người giao hàng vì người tiêu dùng cảm thấy khó chịu khi phải đợi thức ăn quá lâu trong lúc đói, 7% là các lý do khác Dù cho GrabFood được người tiêu dùng lựa chọn vì lý do có nhiều ưu đãi nhưng khách hàng vẫn mong muốn tăng thêm nhiều ưu đãi hơn nữa để thỏa mãn nhu cầu mua sắm của họ

Báo cáo của Reputa, cũng chỉ rõ mối quan tâm của khách hàng đối với từng thương hiệu theo 5 tiêu chí bao gồm: khuyến mại, truyền thông (Promotion), nhà hàng (Restaurant), trải nghiệm ứng dụng (App Experience), dịch vụ vận chuyển (Delivery Service) và khác Trong đó, tiêu chí Promotion bao gồm chương trình khuyến mãi, giảm giá; chương trình quảng bá marketing vẫn là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng, chiếm đến từ 85% (đối với GrabFood) Đối với GrabFood, với lợi thế về hệ sinh thái Grab lớn mạnh bao gồm GrabBike và ví thanh toán Moca, GrabFood dễ dàng chinh phục khách hàng khi có mạng lưới tài xế đông đảo, hệ thống nhà hàng, quán ăn liên kết khá đa dạng và ứng dụng Grab có trải nghiệm tiện dụng

Trong năm 2020, GrabFood giảm dần các hoạt động giảm giá, nhưng vẫn tiếp tục gia tăng các hoạt động quảng cáo, truyền thông với các thông điệp ý nghĩa được độc giả đón nhận tích cực, với 69,11% bàn về mã giảm giá và 16.29% chia sẻ và thảo luận về các thông điệp truyền thông của GrabFood GrabFood cũng là thương hiệu được ít người dùng quan tâm nhất về các mã giảm giá Hay nói một cách khác, người sử dụng GrabFood ít để ý đến mã khuyến mãi nhất so với các thương hiệu giao đồ ăn trực tuyến còn lại

61% 20%

12%

7%

NhikhuyĀn m愃̀i, gi愃ऀm gi愃Ā Sự đa d愃⌀ng c甃ऀa nh愃h愃TĀc đ⌀ giao h愃shipper

Kh愃Āc

Trang 9

Báo cáo của Reputa cũng khẳng định, trong suốt mùa Covid-19, GrabFood tạo sự tin tưởng lớn về sự an toàn, đáng tin cây và sự tử tế trong suốt mùa dịch, với 55,04% được nhắc tới với các nội dung liên quan, đứng ngay sau đó là BAEMIN với 29,06% GrabFood và NowFood (hiện là ShopeeFood) lại dẫn đầu thị trường về sự đa dạng món ăn, nhà hang và hình thức miễn phí giao hàng Đối với nội dung được người dùng quan tâm nhất đối với dịch vụ giao đồ ăn: 81,08% người dùng quan tâm đến chương trình khuyến mãi, giảm giá; chương trình quảng bá marketing; 6,08% người dùng để ý đến sự đa dạng của nhà hàng, quán ăn, món ăn ưa thích; 4,05% người dùng lưu ý đến người giao hàng và chăm sóc khách hàng cũng như tốc độ giao hàng của các ứng dụng Còn động lực của khách hàng khi sử dụng dịch vụ: 25,31% quan tâm đến chương trình giảm giá; 24,41% quan tâm đến đa dạng món ăn, nhà hàng; 15,24% quan tâm đến việc miễn phí giao hàng Về rào cản của khách hàng khi tiếp cận dịch vụ, việc lo sợ món ăn không an toàn, vệ sinh đang chiếm đến 35,34%, theo sau đó là các lo ngại khác về giá ship cao (19,53%), giá món ăn cao (17,76%), rác thải nhựa (5,33%),…

2.2 Cơ sở lý thuyết

Khái niệm về ý định: ý định là bao gồm các yếu tố tạo động lực có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân, các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi Ý định sử dụng hay ý định mua hàng là xác suất nằm trong tay những khách hàng có ý định mua hay sử dụng một sản phẩm cụ thể

Theo Dodds & cộng sự (1991) cho rằng “Ý định mua thể hiện khả năng mà người tiêu dùng mua sản phẩm Việc khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua của khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp Từ việc biết được các yếu tố tác động đến ý định mua, doanh nghiệp có thể dự đoán được khả năng mà khách hàng mua sản phẩm Ý định sử dụng ứng dụng di động là khả năng người dùng thường xuyên và liên tục sử dụng các ứng dụng trên thiết bị di động trong tương lai” Ảnh hưởng của xã hội có thể đến từ những người xung quanh Những người xung quanh sẽ đưa ra lời khuyên nên hay không nên sử dụng, sẽ có tác dụng thúc đẩy hoặc làm giảm ý định của khách hàng Trong nghiên cứu của Elango và cộng sự (2018), kết quả chỉ ra rằng ảnh hưởng của xã hội có tác động đáng kể đến ý định sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn theo yêu cầu của người tiêu dùng tại Bangkok, Thái Lan Người tiêu dùng có xu hướng đánh giá sản phẩm bán thông qua Internet có rủi ro cao Nguyên nhân là do người mua không biết sản phẩm mình mua thực tế trông như thế nào, rủi ro về tài chính, giao hàng kém chất lượng, rủi ro không giao hàng ảnh hưởng xấu đến thái độ mua sắm trực tuyến (Javadi, 2012) Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Blackwell và cộng sự (2001), họ xem hành vi người tiêu dùng như một quá trình ra quyết định, bao gồm nhiều giai đoạn có sự tương tác chặt chẽ với nhau Sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào ý định và thái độ của họ Thêm vào đó, những người có mối quan hệ mật thiết với người tiêu dùng như thành viên gia đình, bạn bè,…cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua

Trang 10

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện lý do khiến khách hàng chọn GrabFood (Nguồn: Nhóm tổng hợp)

Trong tình hình dịch bệnh hiện tại thì nhu cầu sử dụng các ứng dụng giao thức ăn ngày càng tăng lên và người tiêu dùng cũng có rất nhiều các lý do khác nhau về việc lựa chọn ứng dụng GrabFood để là nơi tin tưởng sử dụng dịch vụ này Thì trong tổng khảo sát 45 người có 41 người sử dụng ứng dụng thì có đến 51% chọn GrabFood vì nhiều ưu đãi, 29% nhìn thấy được độ uy tín của GrabFood và lựa chọn sử dụng dịch vụ, 8% cảm thấy giá cả là điều khiến bản thân ưa thích ứng dụng GrabFood, 7% là chi phí vận chuyển và 5% là các lý do khác Từ thống kê trên đây thì ta thấy được ưu đãi luôn là điều gì đó thu hút khách hàng hơn mọi thứ khác và GrabFood nên tận dụng điều này để thu hút khách hàng bằng việc đẩy mạnh các chương trình giảm giá, ưu đãi để khách hàng luôn cảm thấy hứng thú và vui vẻ mỗi khi sử dụng dịch vụ giao hàng của GrabFood Đây là những tiêu chí mà nhóm đúc kết ra được trong mô hình nghiên cứu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, kích thích sự mua hàng

Từ thực tiễn và lý thuyết nhóm đã đưa ra mô hình đề xuất:

Hình 1: Mô hình nghiên cứu “Các yếu t tác động đến ý định mua thức ăn qua ứng

dụng GrabFood của giới trẻ Việt hậu Covid-19 (Nguồn: Nhóm đề xuất)

51% 7%

29%

Gi愃Ā Ưu đ愃̀i

Chi ph椃Ā v⌀n chuyऀn Mức đ⌀ uy t椃Ān Kh愃Āc

Trang 11

 Tính hữu ích đối với người dùng

Hiện nay việc đặt thức ăn trực tuyến đã trở thành trào lưu và được đón nhận nồng nhiệt từ các bạn trẻ đặc biệt là nhân viên văn phòng Góp phần làm cho thị trường thức ăn trực tuyến phát triển mạnh, tạo cơ hội cho các nhà khởi nghiệp tham gia cuộc đua, thiết lập vị thế riêng tại thị trường tiềm năng này Tiết kiệm thời gian: Trước đây, khách hàng thường phải đến cửa hàng để thưởng thức món ăn hoặc đến nơi mua mang về Giờ đây với đặt món trực tuyến, khách hàng có thể tiết kiệm thời gian và đợi người giao hàng giao đến tận nơi Nhất là khách hàng bận rộn như nhân viên văn phòng hay sinh viên thì đó như là nhu cầu mỗi ngày của họ Cũng giống như các mô hình kinh doanh thương mại điện tử khác, giá trị cốt lõi của mô hình kinh doanh đặt thức ăn trực tuyến (qua trang web) là xây dựng hệ thống kết nối khách hàng và nhà hàng trên 1 nền tảng trực tuyến, nhằm mang đến sự tiện lợi và đa dạng cho cả 3 bên Về phía nhà hàng, đặt thức ăn trực tuyến là kênh phân phối và tiếp thị hiệu quả giúp họ tiếp cận khách hàng mới ở một địa bàn rộng lớn hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng bằng cách bỏ ra mức chi phí hợp lý cho đối tác Ngược lại, các trang đặt thức ăn trực tuyến sẽ cung cấp cho quán ăn một hệ thống cơ sở hạ tầng có sẵn, mạng lưới phân phối và công cụ để triển khai dịch vụ giao thức ăn tận nơi hiệu quả và chuyên nghiệp hơn Về phía khách hàng, gọi đồ ăn trực tuyến là phương thức trải nghiệm ẩm thực tiện lợi, dễ dàng mà vẫn thoả mãn được nhu cầu tìm kiếm ẩm thực mới lạ Các trang đặt thức ăn trực tuyến luôn đáp ứng nhu cầu tìm kiếm đó, và trải nghiệm món ăn một cách tiện lợi

 Yếu tố ảnh hưởng xã hội

Theo Ajzen và Fishbein (1975) ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là „„Áp lực xã hội nhận thức để thực hiện hành vi‟‟ Nó có nhiều hình thức và có thể được nhìn thấy trong sự phù hợp, xã hội hóa, áp lực từ bạn bè, sự vâng lời, lãnh đạo, thuyết phục, bán hàng và tiếp thị Điển hình là ảnh hưởng xã hội từ một hành động, mệnh lệnh hoặc yêu cầu cụ thể, nhưng mọi người cũng thay đổi thái độ và hành vi của họ để đáp ứng với những gì họ nhận thấy người khác có thể làm hoặc nghĩ Năm 1958, nhà tâm lý học Harvard Herbert Kelman đã xác định ba loại ảnh hưởng xã hội rộng lớn Tuân thủ là khi mọi người tỏ ra đồng ý với người khác nhưng thực sự giữ kín ý kiến bất đồng của họ Nhận dạng là khi mọi người bị ảnh hưởng bởi một người được yêu thích và tôn trọng, chẳng hạn như một người nổi tiếng Nội tâm hóa là khi mọi người chấp nhận một niềm tin hoặc hành vi và đồng ý trên cả các mặt công khai và riêng tư Ta có thể hiểu ngắn gọn rằng ảnh hưởng xã hội là một quá trình của cá nhân hoặc nhóm xã hội có tác động tích cực đến quyết định của khách hàng Giúp khai thác triệt để mối quan hệ từ người dùng về phía gia đình, bạn bè, đồng nghiệp nhằm tăng độ phủ của doanh nghiệp và có 1 chiến lược marketing rộng rãi để thương hiệu trở nên quen thuộc đối với khách hàng, đồng thời tạo hình ảnh thương hiệu đẹp để khách hàng không chỉ sử dụng mà còn giới thiệu cho những người xung quanh Do đó, ảnh hưởng xã hội giúp khuyến khích nhiều người mua thức ăn qua ứng dụng trực tuyến thông qua các ứng dụng đặt đồ ăn tại Việt Nam

 Giao diện người dùng

Trang 12

Thiết kế giao diện người dùng là quá trình kết hợp các yếu tố cơ bản, trực quan của website như cách phối màu, phông chữ, hình ảnh, hoạt ảnh để tạo ra một không gian trải nghiệm trực tuyến cho người dùng Các khía cạnh này cũng đóng vai trò điều hướng người dùng, hỗ trợ chuyển đổi giao diện đa ngành, giúp trình bày thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu Từ đó, làm tăng tỷ lệ chuyển đổi trang, tránh cho khách hàng cảm thấy bị choáng ngợp, bối rối

 Nhận thức rủi ro

Theo Bauer (1960), một trong những người đầu tiên giới thiệu khái niệm nhận thức rủi ro cho rằng, nhận thức rủi ro trong quá trình mua sắm được xem như là sự quyết định không chắc chắn của người tiêu dùng khi mua hàng và phải nhận hậu quả từ quyết định này Và theo Bauer (1960) nhận thức rủi ro bao gồm: (1) nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và (2) nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến Trong đó:

 Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ thể hiện sự quan ngại của khách hàng đối với việc mất tính năng, mất tài chính, tốn thời gian, mất cơ hội khi sử dụng giao dịch trực tuyến

 Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến gồm các rủi ro có thể xảy ra khi khách hàng thực hiện giao dịch trực tuyến như sự tiết lộ thông tin cá nhân và thiếu an toàn, khi thực hiện giao dịch

Bhatnagar và Ghose (2004) cho rằng, liên quan đến rủi ro, có ba thành tố tác động tiêu cực đến quyết định mua sắm trực tuyến là: rủi ro sản phẩm; rủi ro tài chính; rủi ro bảo mật thông tin cá nhân của người mua Trong đó, nhận thức rủi ro về sản phẩm là việc người mua cảm nhận hàng hóa nhận được không đáp ứng dự kiến, hay mong đợi của họ ban đầu Nguyên nhân có thể là do người mua không hoàn toàn kiểm tra, kiểm soát được chất lượng sản phẩm; hoặc do thiết bị sử dụng cho việc mua sắm trực tuyến không cho phép hiển thị chính xác hình ảnh và các tính năng sản phẩm như trong điều kiện bán hàng truyền thống Nhận thức rủi ro về tài chính là việc khách hàng cảm nhận bị mất tiền, vì bị gian lận tài khoản thẻ tín dụng, hoặc không nhận được sản phẩm đúng như mong đợi, hoặc sự gia tăng các chi phí khác như vận chuyển, giao nhận khi lựa chọn phương thức mua hàng trực tuyến Nhận thức rủi ro về bảo mật thông tin là việc người mua cảm nhận thông tin cá nhân bị mất, bị tiết lộ, hoặc không được bảo mật trong quá trình giao dịch trực tuyến Hệ quả là người mua lo ngại, do dự cung cấp thông tin cá nhân để lựa chọn phương thức mua sắm trực tuyến (Garbarino và Strahilevitz, 2004)

 Hệ thống thanh toán

Thương mại điện tử đang là xu xướng và tác động mạnh mẽ đến ý thức, hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng Sự tiện lợi của phương thức thanh toán trực tuyến đang dần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt để giao dịch của người tiêu dùng Việt Nam nói chung và Tp Hồ Chí Minh nói riêng Tại Tp Hồ Chí Minh, các cơ sở kinh doanh hay doanh nghiệp đã và đang xây dựng hệ thống thanh toán trực tuyến cho phép khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt, nhanh chóng, tiện lợi và bảo mật Người tiêu dùng có thể mua sắm trực tuyến hoặc trực tiếp nhưng thanh toán không dùng tiền mặt, bảo mật hơn việc dùng thẻ Hơn thế nữa, ngày nay,

Trang 13

khách hàng có thể truy cập internet dễ dàng với các thiết bị điện tử cá nhân Đặc biệt, với tình hình dịch bệnh do Covid-19 hiện nay, hình thức mua sắm và thanh toán không dùng tiền mặt càng được nhiều người lựa chọn Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, thị trường thanh toán trực tuyến Landscape 2020 các giao dịch qua internet, điện thoại di động tăng trưởng đến 238%

Chương trình khuyến mãi

Khuyến mãi không chỉ là công cụ giúp thu hút khách hàng mà còn góp phần gia tăng sự trung thành Những tác động này liên quan đến thông tin về sản phẩm, có ảnh hưởng đến suy nghĩ, đánh giá của khách hàng về chương trình giảm giá Khuyến mãi đang là một vũ khí ngày càng quan trọng trong tiếp thị Ở nhiều doanh nghiêp, chi phí cho hoạt động này tăng nhanh, bắt đầu vươn lên bằng hoặc vượt chi phí dành cho quảng cáo, nhiều khi chiếm trên 50% ngân sách dành cho các hoạt động tiếp thị

3 Đề xuất giải pháp

3.1 Cơ sở thực hiện giải pháp

Từ 06 nguyên nhân chính: (01) Tính hữu ích đối với người dùng, (02) Yếu tố ảnh hưởng xã hội, (03) Giao diện người dùng, (04) Nhận thức rủi ro, (05) Hệ thống thanh toán, (06)

Chương trình khuyến mãi Nhóm quyết định chọn ra hai nguyên nhân cốt lõi là: Tính hữu ích đối với người dùng và Yếu tố ảnh hưởng xã hội Từ đó, nhóm đề xuất 06 giải pháp như sau:

 Giải pháp 1: Tích hợp "Bản đồ màu cấp độ dịch" trong ứng dụng để người dùng có thể theo dõi được lộ trình của người giao hàng đã đi qua và lựa chọn hình thức nhận hàng an toàn

Giải pháp trên có thể giúp GrabFood lẫn khách hàng cảm thấy an toàn khi sử dụng dịch vụ thông qua việc tích hợp "Bản đồ màu cấp độ dịch" trong ứng dụng, giúp họ theo dõi được lộ trình của người giao hàng một cách cụ thể và chi tiết nhất, và hướng dẫn để người dùng có thể lựa chọn được các giải pháp nhận hàng mà cảm thấy an toàn, ít rủi ro nhất trong thời điểm nhạy cảm này Góp phần nâng cao sự tin tưởng đối với người dùng

 Giải pháp 2: GrabFood nâng cao chất lượng dịch vụ để thể hiện sự uy tín của doanh nghiệp

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều ứng dụng giao thức ăn trực tuyến, do đó khách hàng có nhiều sự lựa chọn và họ thường so sánh việc mua hàng giữa các ứng dụng Để tăng độ cạnh tranh thì GrabFood cần phải tạo được sự uy tín của mình và lấy được sự tin cậy của khách hàng từ việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ

GrabFood nâng cao toàn bộ dịch vụ: luôn có chiến lược marketing rộng rãi; luôn cập nhật hình ảnh món ăn đúng với thực tế; thêm các nhà hàng, quán ăn; tăng thêm chương trình khuyến mãi, voucher giảm giá; chủ động tạo thông báo sự kiện cho khách hàng; thêm mục nhận xét cho khách hàng; cam kết bảo mật thông tin của khách hàng; luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng; đội ngũ giao hàng được huấn luyện chuyên nghiệp;…Việc nâng

Trang 14

cao chất lượng dịch vụ khiến cho khách hàng tin tưởng GrabFood hơn và tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng trong tương lai

 Giải pháp 3: Triển khai chương trình “Nỗi lòng của khách hàng” hằng tháng để tìm hiểu nhu cầu khách hàng và từ đó có chiến lược phục vụ khách tốt hơn

Thông qua chương trình "Nỗi lòng của khách” hằng tháng để khách hàng review sản phẩm cũng như là đánh giá lại những điều mà ứng dụng không làm hài lòng ở khách hàng

Sau khi chương trình phát hành, điều này sẽ khiến người mua tăng sự tin tưởng và sự hài lòng đối với sản GrabFood và không ngần ngại click vào trang để mua thức ăn

 Giải pháp 4: Chương trình “Thêm bạn, thêm ưu đãi” cùng GrabFood

Nhận thấy được thị trường giao thức ăn trực tuyến đang phát triển mạnh, cuộc đua bùng nổ khi có sự tham gia của nhiều đối thủ cạnh tranh lớn khác Nhằm thu hút thêm nhiều người dùng, tạo ra một cộng đồng chia sẽ mã giảm giá với nhau, nâng cao hình ảnh thương hiệu, kèm với tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng Theo nghiên cứu, các chương trình khuyến mãi, giảm giá; chương trình quảng bá marketing đang là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng Vì vậy, nhóm chúng tôi đã đề xuất giải pháp cho đề tài này, với chương trình “Thêm bạn, thêm ưu đãi”, người dùng khi đặt đơn với số tiền tối thiểu được quy định, sẽ được cấp một mã giảm giới thiệu, người dùng khác khi áp dụng mã này sẽ được giảm 10,000VND trên một đơn hàng

 Giải pháp 5: Doanh nghiệp đẩy mạnh quảng cáo, truyền thông, thực hiện chiến lược “Đồng hành cùng GrabFood sau mùa dịch” với KOCs

GrabFood tăng cường hình ảnh, video ngắn, quảng bá về thương hiệu trên các bảng quảng cáo lớn ở các ngã tư, các nơi dừng chốt giao thông, trên những con đường đông đúc để tất cả mọi người dễ dàng nhìn thấy và quan tâm

Về truyền thông GrabFood xây dựng nội dung quảng cáo hấp dẫn trên các kênh mạng xã hội như: youtube, đài truyền hình,…để thu hút được mọi khách hàng kể cả người ở độ tuổi trung niên ít sử dụng các ứng dụng trên điện thoại

GrabFood thực hiện chiến lược “Đồng hành cùng GrabFood sau mùa dịch” với KOCs: lựa chọn gương mặt đại diện là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn, người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội hiện nay, mời họ trải nghiệm dịch vụ và kèm theo link GrabFood vào mỗi video của họ trên Facebook, Instagram, TikTok,…

 Giải pháp 6: Review thức ăn của GrabFood với hashtag #AnNgonCungGrabFood trên nền tảng TikTok

Với hashtag #AnNgonCungGrabFood các nhà hàng trên ứng dụng GrabFood được biết đến nhiều hơn nhờ tiếp cận được số lượng lớn khách hàng trên nền tảng TikTok

GrabFood lan toả “trend” review món ăn trên GrabFood kèm hashtag #AnNgonCungGrabFood và đưa ra giải thưởng cho những video có lượt tim, chia sẽ, bình luận nhiều nhất và đúng thể lệ chương trình

Trang 15

Khi những video TikTok được lên xu hướng cùng với đó là việc nhiều người biết đến nhà hàng hơn sẽ giúp nhà hàng tăng số lượng lượt mua sản phẩm Từ đó giúp khách hàng có lòng tin với món ăn và uy tín của nhà hàng

3.2 Đánh giá về tính khả thi của giải pháp

 Giải pháp 1: Tích hợp "Bản đồ màu cấp độ dịch" trong ứng dụng để người dùng có thể theo dõi được lộ trình của người giao hàng đã đi qua và lựa chọn hình thức nhận hàng an toàn

Tổng số điểm trung bình là 8.6 điểm Qua đó cho thấy giải pháp này hiện đang tại đạt được mức độ rất khả thi Khách hàng rất quan tâm đến điều này cũng như thể hiện sự ủng hộ nhiệt tình đến với GrabFood Việc tính hợp „„Bản đồ màu cấp dịch‟‟ có thể giúp cho người dùng theo dõi được lộ trình những nơi mà người giao hàng đã đi qua và hướng dẫn họ lựa chọn những hình thức nhận hàng an toàn nhất để đề phòng Giải pháp này giúp doanh nghiệp dễ dàng chiếm trọn được lòng tin của người dùng, khiến họ có thể an tâm sử dụng dịch vụ một cách hài lòng nhất và giảm tối thiểu những rủi ro mà dịch Covid-19 có thể gây nên Vừa thu hút được khách hàng tiềm năng vừa xây dựng được niềm tin và lòng trung thành của khách hàng hiện tại

 Giải pháp 2: GrabFood nâng cao chất lượng dịch vụ để thể hiện sự uy tín của doanh nghiệp

Giải pháp này được khảo sát với số điểm trung bình là 8.6 từ đó cho thấy giải pháp có mức độ rất khả thi Đối với việc sử dụng ứng dụng giao thức ăn trực tuyến đa số khách hàng sẽ nghĩ đến sự rủi ro và an toàn khi sử dụng dịch vụ Khi GrabFood không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, hệ thống thì sẽ mang lại sự an tâm cho khách hàng có được nhiều sự lựa chọn về món ăn, đảm bảo cho người dùng có những trải nghiệm tốt nhất và có cảm giác tin cậy Từ đó tăng khả năng tái sử dụng ứng dụng của khách hàng trong tương lai và giới thiệu GrabFood cho người thân, bạn bè,…

 Giải pháp 3: Triển khai chương trình “Nỗi lòng của khách hàng” hằng tháng để tìm hiểu nhu cầu khách hàng và từ đó có chiến lược phục vụ khách tốt hơn

Giải pháp này đạt được số điểm trung bình là 8.8 điểm Qua đó cho thấy giải pháp ở mức độ rất khả thi và là giải pháp có điểm cao nhất Đa số khách hàng khi mua trực tuyến đều bị ảnh hưởng bởi các đánh giá sản phẩm của những khách hàng trước Tuy nhiên, khách hàng đều ít để ý đến việc đánh giá sản phẩm sau mua vì nó không mang đến lợi ích gì cho họ Giải pháp này giúp doanh nghiệp tăng lượt đánh giá sản phẩm từ khách hàng Khi đánh giá khách hàng sẽ nhận được điểm có thể quy đổi thành tiền khi mua sắm Vừa thu hút khách hàng tiềm năng vừa xây dựng được niềm tin và lòng trung thành với khách hàng và khắc phục được những nhược điểm của ứng dụng để khách hàng có những trải nghiệm mới hơn về GrabFood

 Giải pháp 4: Chương trình “Thêm bạn, thêm ưu đãi” cùng GrabFood

Trang 16

Với số điểm 8.6, nằm ở mức độ rất khả thi, cho thấy chương trình có thể thực hiện được Một thương hiệu lớn như Grab, cùng một hệ sinh thái gồm ví Moca và GrabBike, việc GrabFood đang dẫn đầu thị phần giao đồ ăn trực tuyến Nhận thấy rằng, chương trình này vẫn còn mới mẻ đối với thị trường giao đồ ăn, nhóm chúng tôi quyết định đề xuất giải pháp này Không những vậy, chương trình “Thêm bạn, thêm ưu đãi” còn giúp một phần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá tới khách hàng

 Giải pháp 5: Doanh nghiệp đẩy mạnh quảng cáo, truyền thông, thực hiện chiến lược “Đồng hành cùng GrabFood sau mùa dịch” với KOCs

Giải pháp này được người thực hiện khảo sát chấm với số điểm trung bình là 8.5 cho thấy đa số người tiêu dùng đồng tình với giải pháp mà nhóm chúng tôi đưa ra Giá trị thương hiệu là một yếu tố quan trọng đối với ngành dịch vụ hiện nay, việc đẩy mạnh quảng cáo truyền thông giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều sự chú ý, được biết đến nhiều hơn Thông qua việc thực hiện chiến lược cùng KOCs thì sẽ thu hút và có được sự tin cậy của khách hàng một

Trang 17

Tài liệu tham khảo

Hà Ngọc Thắng, Nguyễn Thành Độ (2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực

tuyến của người tiêu dùng Việt Nam: Nghiên cứu mở rộng thuyết hành vị có hoạch định Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 4 (2016), trang 21-28

Đàm Thị Phương Thảo, Lê Triệu Tuấn (2021), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng

ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến NowFood tại tỉnh Thái Nguyên Tạp chí Kinh tế & Quản trị Kinh doanh, số 16 (2021), trang 14-20

Phạm Ngọc Kim Khánh, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thị Kiều Trang (2021), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng Beamin để mua thức ăn của khách hàng ở Thành

phố Hồ Chí Minh Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 50 (2021), trang 160-169

Nguyễn Xuân Hiệp, Khưu Minh Đạt (2020), Tác động của nhân thức rủi ro đến quyết định

mua sắm trực tuyến của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh Tạp chí Nghiên cứu Tài Chính – Marketing, số 60 (2020), trang 10-19

Webster & cộng sự, 1993; Venkatesh & Davis, 2000

Hương Loan (2020), “Bùng nổ mua sắm online thời Covid-19” Trang web:

https://vneconomy.vn/bung-no-mua-sam-online-thoi-covid-19.htm [Ngày truy cập 17/12/2021]

Đoàn Ngọc Kim Ngân, Võ Duy Phong, Võ Hoàng Ánh Tuyết, Trần Thị Thùy Dương, Lê Thị Trinh, Nguyễn Minh Trang, Huỳnh Đoàn Phương Thanh, Nguyễn Đặng Xuân Thoa, Trần Nguyễn Trúc Uyên, Võ Thị Hoài (2021), CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG CỦA KHÁCH HÀNG TRÊN LAZADA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh,

trang 01-09

Long Vịnh (2021), “GrabFood và cuộc đua thị phần ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến” Trang

web: tuyen/ [Ngày truy cập: 18/12/2021]

Trang 18

https://www.techtimes.vn/grabfood-va-cuoc-dua-thi-phan-ung-dung-giao-do-an-truc-PHẦN II

CÁC BIỂU MẪU

Trang 19

Mục tiêu: Giúp giảng viên nắm rõ các thành viên trong nhóm và hoạt động được phân công

của từng thành viên

Lớp: Marketing Số thứ tự nhóm: 04

1) Tên đầy đủ: Kheo

Hoàng Duy 2) Tên đầy đủ: Trần Thị Yến

Nhi 3) Tên đầy đủ: Huỳnh Thanh Phúc

SĐT: 0928231523 Email:

kheohd0102@gmail.com

SĐT: 0589610028

Email: nhi75439@gmail.com

SĐT: 0938839914 Email:

huynhthanhphuc157@gmail.com

4) Tên đầy đủ: Hồ

Trương Phương Thảo 5) Tên đầy đủ: Võ Thị Thùy Trang6) Tên đầy đủ: Nguyễn Trần Trúc Vy

SĐT: 0975058350 Email:

phuongthaohutech2019@gmail.com

SĐT: 0763619520 Email:

vothithuytrang7386@gmail.com

SĐT: 0943283744 Email:

vy26092000@gmail.com

Tổ chức nhóm (6 - 8 thành viên)

Trang 20

Các thành viên sẽ luân phiên làm nhóm trưởng qua các lần gặp giảng viên hướng dẫn

Trang 21

Lớp: Marketing Số thứ tự nhóm: 04

Chủ đề lớp: Marketing

A. Viết tên của các thành viên và 3 vấn đề tương ứng vào bảng dưới đây

Thành viên 1: Kheo Hoàng Duy Thành viên 2: Trần Thị Yến Nhi

Thành viên 3: Huỳnh Thanh Phúc

1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách du lịch ở độ tuổi thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh hậu Covid-19

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng Co.opmart online của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì dịch Covid-19 3 Sự hài lòng của khách hàng

khi mua sản phẩm dịch vụ trực tuyến trên trang thương mại điện tử Shopee

1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng về các sản phẩm y tế sau dịch Covid-19

2 Sự thay đổi trong phương thức mua hàng của người tiêu dùng sau dịch Covid-19 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng sau dịch Covid-19

1 Phân tích các thách thức truyền thông trong quản lý thương hiệu

2 Các yếu tố tác động đến ý định mua thức ăn qua ứng dụng GrabFood của giới trẻ Việt hậu Covid-19

3 Đẩy mạnh một số hoạt động marketing nhằm thu hút khách du lịch sau mùa dịch Covid-19

Thành viên 4: Hồ Trương Phương Thảo

Thành viên 5: Võ Thị Thùy Trang

Thành viên 6: Nguyễn Trần Trúc Vy

1 Sự thay đổi về thói quen không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh của con người sau mùa dich Covid-19

2 Sự thay đổi hành vi của con người trong các vấn đề liên quan đến sức khỏe

3 Nhu cầu thay đổi các chiến dịch Quảng cáo và Tiếp thị của các doanh nghiệp do Tác động của Đại dịch Covid-19 để lại

1 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại công ty

2 Sự thay đổi trong hành vi sử dụng dịch vụ của khách hàng tại công ty sau Covid-19

3 Giải pháp nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng tại công ty

1 Sự ảnh hưởng tiktok đến hành vi mua sắm của giới trẻ Việt trong đại dịch Covid-19

2 Chiến lược tiếp thị liên kết Shopee ảnh hường đến hành vi mua sắm của khách hàng 3 Quảng cáo thiếu tính trung

thực ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng

[1G-1] Các vấn đề liên quan đến Chủ đề lớp

Trang 22

B Lựa chọn vấn đề: Đội 1:

Thành viên: Kheo Hoàng Duy Thành viên:Nguyễn Trần Trúc Vy

Quảng cáo thiếu tính trung thực ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng

Đội 2:

Thành viên: Huỳnh Thanh Phúc

Thành viên: Võ Thị Thùy Trang Các ydụng GrabFood của giới trẻ Việt hậu Covid-19 ếu tố tác động đến ý định mua thức ăn qua ứng

Đội 3:

Thành viên: Trần Thị Yến Nhi

Thành viên: Hồ Trương Phương Thảo Sự thay đổi trong phương thức mua hàng của người tiêu dùng sau dịch Covid-19

Trang 23

Nguồn thông tin:

- H nh 1: Tác giả bài viết : nh Huy - Lan Nhi, Thời gian ph t hành : 1, Tên bài viết: Covid-19 thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân, viết trên b o Lao Động, truy cập ngày 11 1, link: https://www.msn.com/vi-

- H nh : T c giả bài viết: nh Quân, thời gian ph t hành: 11 , Tên bài viết: Đại dịch Covid-19 làm thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng, viết trên b o: Phụ nữ Việt Nam, truy cập ngày: 11 , link: https://phunuvietnam.vn/dai-dich-covid-19-lam-thay-doi-hanh-vi-mua-sam-cua-nguoi-tieu-dung-

- H nh : T c giả: phóng viên Tố Uyên, thời gian ph t hành: 1 , Tên bài viết: COVID-19 làm thay đổi lâu dài hành vi mua sắm trực tuyến, viết trên b o: TTXVN-Thông tin về dịch Covid, truy cập ngày 11 , link: https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/unctad-covid-19-lam-thay-doi-lau-dai-hanh-vi-mua-sam-truc-tuyen/134e6f49-

- H nh : T c giả: Thanh Đào, thời gian ph t hành: 1, Tên bài viết: Dịch COVID-19 làm thay đổi thói quen tiêu dùng, viết trên web: Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Bình Chánh - Thành Phố Hồ Chí Minh, truy cập ngày 11 1, link:

[1T-1] Thu thập thông tin và đề xuất đề tài nhóm tạm thời

Trang 24

Minh họa:

Hình 1: Khu vực đóng gói và vận chuyển của BigC

Hình 2: Diễn đàn trao đổi về việc mua sắm trực tuyến lên ngôi

Trang 25

Hình 3: Người tiêu dùng mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn

Hình 4: Các doanh nghiệp c甃̀ng đ愃̀ chuyển sang kinh doanh trực tuyến

Mô tả:

- Hình Ghi nhận tại trung tâm siêu thị Big C Thăng Long, mặc dù đang vào giờ cao

điểm, thế nhưng lượng khách ra vào các gian hàng tại đây đều rất thưa thớt Một số khu vực ăn uống tại chỗ cho khách hàng ở đây, ngày thường luôn là những nơi tập trung đông người nhất nhưng hiện giờ cũng trở nên vắng tanh Trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khách hàng muốn mua nhanh hàng hoá dùng cho nhiều ngày để hạn chế việc đi lại Dịch bệnh khiến cho công việc kinh doanh, buôn bán của các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng Khác với cảnh vắng vẻ bên trong các siêu thị và trung tâm thương mại, khu vực đóng gói, vận chuyển hàng hoá online cho khách hàng tại đây lại diễn ra sôi nổi hơn Theo một số nhân viên quản lý kho hàng tại siêu thị Big C Thăng Long, do ảnh hưởng bởi tình hình dịch COVID-19 nên người dân cũng hạn chế đến các trung tâm thương mại, siêu thị để mua sắm Thay vào đó, nhiều người đã chọn cách đặt hàng qua hệ thống siêu thị, sử dụng dịch vụ đi chợ online để đảm bảo an toàn, tránh tụ tập nơi đông người

Trang 26

- Hình Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và

kinh tế số (Bộ Công Thương), khẳng định: Việt Nam rất có tiềm năng phát triển kinh tế số Quy mô nền kinh tế số Việt Nam đứng hàng đầu Đông Nam Á và chỉ đứng sau Indonesia Thương mại điện tử đang là cấu phần quan trọng của kinh tế số Tốc độ tăng trưởng trên 25%, tiếp tục tăng trưởng trong 5 năm tới Du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe trực tuyến… đang là xu hướng tiêu dùng công nghệ Đây là cơ hội cho phát triển kinh tế số, là hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 Đánh giá tổng quan về thị trường hiện nay, bà Nguyễn Thị Bích Chung, đại diện Công ty nghiên cứu thị trường Kantar cho biết, chiến lược xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp đang có sự dịch chuyển, trong đó có sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng sau dịch Covid-19

- Hình Kết quả cuộc khảo sát có tên “COVID-19 và Thương mại điện tử” do Hội

nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Hiệp hội Thương mại điện tử Netcomm Suisse, phối hợp với Trung tâm Thông tin Mạng Brazil (NIC.br) và Inveon thực hiện cho thấy đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã thay đổi mãi mãi hành vi mua sắm trực tuyến và những thay đổi này của người tiêu dùng có khả năng dẫn đến tác động lâu dài Tổng thư ký UNCTAD Mukhisa Kituyi cho biết: Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy sự chuyển dịch hướng tới một thế giới kỹ thuật số hơn Sự gia tăng mua sắm trực tuyến trên toàn cầu nhấn mạnh tính cấp thiết của việc đảm bảo tất cả quốc gia có thể nắm bắt các cơ hội do số hóa mang lại khi thế giới chuyển từ phản ứng đại dịch sang phục hồi Cuộc khảo sát cho thấy việc mua hàng trực tuyến đã tăng từ 6-10 điểm phần trăm trên hầu hết các danh mục sản phẩm Tuy nhiên, chi tiêu trực tuyến trung bình hàng tháng cho mỗi người mua sắm đã giảm đáng kể Người tiêu dùng ở cả các nền kinh tế mới nổi và phát triển đã trì hoãn các khoản chi tiêu lớn hơn, còn người tiêu dùng ở các nền kinh tế mới nổi tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm thiết yếu Ngành du lịch và lữ hành có mức giảm mạnh nhất với mức chi tiêu trung bình cho mỗi người mua sắm trực tuyến giảm 75%

- Hình Mua sắm online được nhiều người tiêu dùng lựa chọn trong mùa dịch

COVID-19 và dự báo tiếp tục tăng trưởng khả quan sau dịch bệnh Theo ghi nhận của phóng viên, tại các trung tâm thương mại, các siêu thị đều vắng khách hơn trước Như tại Trung tâm Thương mại AEON Bình Tân, BigC An Lạc lượng khách ra vào khu siêu thị thưa thớt hơn; người dân khi đến đều phải thực hiện khai báo y tế, đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang trước khi vào khu vực mua sắm Những thay đổi tức thời và rõ ràng trong hành vi người tiêu dùng như thói quen dùng tiền mặt không còn là duy nhất và mức tăng trưởng vượt bậc của tương tác trực tuyến được ghi nhận ngày càng gia tăng trong đại dịch COVID-19

Anh Phạm Văn Tình (xã Vĩnh Lộc A) chia sẻ: Trong mùa dịch này thì mua sắm online là sự lựa chọn hàng đầu Giờ siêu thị, cửa hàng nào cũng có trang wed mua sắm và dịch vụ giao hàng tận nhà, cần gì mình cứ đặt trên mạng sẽ có người giao tới, khỏi mất công ra ngoài, tụ tập đông người, tăng nguy cơ lây bệnh; hơn nữa mua sắm online còn hay được ưu đãi, giá cả có khi rẻ hơn mua trực tiếp” Để đáp ứng nhu cầu thay đổi này của “thượng đế”, các doanh nghiệp, nhãn hàng, nhà bán lẻ đã và đang có những bước chuyển mình, ứng dụng công nghệ để bán hàng, thanh toán, kết nối với khách hàng nhằm giữ chân và thu hút thêm nhiều khách hàng khác

Đề xuất đề tài nhóm tạm thời: Sự thay đổi trong phương thức mua hàng của người tiêu dùng sau dịch Covid-19

Trang 27

đến ý định mua thức ăn qua ứng dụng GrabFood của giới trẻ Việt hậu Covid-19

Nguồn thông tin:

- Tuấn Anh – Markerting AI, Nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận đồ ăn của người Việt mùa dịch Covid 19, https://ravak.com.vn/threads/bao-cao-nhu-cau-su-dung-dich-vu-giao-nhan-do-an-cua-nguoi-viet-mua-dich-covid-19.8133.html

- Thế Phương–Kinh tế sô, GrabFood đang là ứng dụng gọi đồ ăn được quan tâm nhất, nhưng hãy coi chừng “tân binh” B EMIN, https://ictvietnam.vn/grabfood-dang-la-ung-dung-goi-do-an-duoc-quan-tam-nhat-nhung-hay-coi-chung-tan-binh-baemin-

- Vietdata tổng hợp - Vietdata, Cuộc đua cạnh tranh giành thị phần trên các ứng dụng giao hàng trực tuyến và người đầu tiên về đích?, https://www.vietdata.vn/cuoc-dua-canh-tranh-gianh-thi-phan-tren-cac-ung-dung-giao-hang-truc-tuyen-va-nguoi-dau-tien-ve-

- Việt Nam mới, Grab dẫn đầu thị trường giao thức ăn, dù tăng thêm phí giao hàng giữa mùa dịch Covid-19, https://vietnammoi.vn/grabfood-dan-dau-thi-truong-giao-thuc-an-du-tang-them-phi-giao-hang-giua-mua-dich-covid-19-20200520200536142.htmNghiên

- Q&Me, Nhu cầu sử dụng dịch vụ giao thức ăn tăng lên sau dịch Covid-19,

https://qandme.net/vi/baibaocao/nhu-cau-su-dung-dich-vu-giao-thuc-an-tang-len-sau CHUYÊN GIA REPUTA https://qandme.net/vi/baibaocao/nhu-cau-su-dung-dich-vu-giao-thuc-an-tang-len-sau REPUTA, Báo cáo thị trường Dịch vụ Giao thức ăn trực tuyến Việt Nam 2020, https://www.reputa.vn/blog-detail/download-bao-cao-thi-truong-dich-

[1T-1] Thu thập thông tin và đề xuất đề tài nhóm tạm thời

Trang 28

Minh họa:

Chú thích:

-Often used: thường được sử dụng

-Used most often: Được sử dụng thường xuyên nhất

Hình 1: Mức độ phổ biến của các ứng dụng đặt đồ ăn online

More than once a day: hơn 1 lần 1 ngày

Hình 2: Tần suất đặt đồ ăn qua ứng dụng của người dân tại Việt Nam

Trang 29

Chú thích:

Delivery app satisfaction: Sự hài lòng về ứng dụng giao hàng Very satisfied: Rất hài lòng

Satisfied: Hài lòng Average: Trung bình

Dissatisfied: Không hài lòng

Dissatisfied at all: rất không hài lòng Reasons to dislike: Lý do không thích Not good attitude: Thái độ không tốt Quantily is not enough: Số lượng không đủ Less promotion: Khuyến mại ít hơn

Not good food/high quality: Thức ăn không ngon/chất lượng cao Not fast delivery: Giao hàng không nhanh

High shipping price: Giá vận chuyển cao Reasons to like: Lý do thích

Promotion: Khuyến mãi Good price: Giá tốt Good attitude: Thái độ tốt Convenience: Sự tiện lợi

Fast delivery: Vận chuyển nhanh Good service: Dịch vụ tốt

Hình 3: Mức độ hài lòng với ứng dụng giao nhận đồ ăn của người dân Việt Nam

Trang 30

Hình 4: Diễn biến xu hướng thảo luận về dịch vụ giao đồ ăn trên Social

Hình 5: Kết quả kinh doanh Grab Food

Trang 31

Hình 6 : Lý do người dân Việt Nam lựa chọn dịch vụ giao thức ăn

Mô tả:

- Hình 1: Mức độ phổ biến của các ứng dụng đặt đồ ăn online cho thấy hiện nay có nhiều thương hiệu giao thức ăn, tác giả đã chọn ra 5 thương hiệu chuyên về giao nhận đồ ăn có ở thị trường Việt Nam và so sánh qua hai mức độ: thường được sử dụng và được sử dụng thường xuyên nhất, phổ biến nhất là GrabFood với 79% người sử dụng thường và 55% được sử dụng thường xuyên, tiếp theo là Now với 56% người sử dụng thường và 29% được sử dụng thường xuyên, kế đến là GoFood 41% người sử dụng thường và 10% được sử dụng thường xuyên, Baemin 15% người sử dụng thường và 5% được sử dụng thường xuyên, Loship 10% người sử dụng thường và 0% được sử dụng thường xuyên Từ đó biểu đồ cho thấy thị trường giao nhận đồ ăn trực tuyến đang có sức cạnh tranh lẫn nhau và sức hút đối với người dùng Việt Nam Qua số liệu đó cho thấy GrabFood đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong 5 thương hiệu tại thị trường Việt Nam cả về nhóm người thường sử dụng và nhóm người sử dụng thường xuyên

- Hình 2: Tần suất đặt đồ ăn thể hiện qua biểu đồ cho thấy dưới 1 lần 1 tháng chiếm 2%, 1

lần 1 tháng chiếm 3%, 2-3 lần 1 tháng chiếm 16%, 1 hoặc 2 lần 1 tuần chiếm 26%, 3-4 lần 1 tuần chiếm 26%, 5-6 lần 1 tuần chiếm 14%, mỗi ngày chiếm 7%, hơn 1 lần 1 ngày 14% Từ 1-2 lần và 3-4 lần mỗi tuần chiếm 52%, trong khi tần suất đặt đồ ăn qua ứng dụng ít hơn 1 lần trong tháng chỉ chiếm 2%, cho thấy lượt người dùng đặt đồ ăn qua ứng dụng có xu hướng tăng, và nguyên nhân của xu hướng tăng về tần suất này là do ảnh

Trang 32

hưởng của dịch Covid-19 Có thể thấy đại dịch Covid-19 đã mở ra một cơ hội tăng trưởng cho thị trường giao nhận đồ ăn tại Việt Nam

- Hình 3: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng với ứng dụng giao nhận đồ ăn của người dân

Việt Nam được khảo sát từ Q&Me cho thấy có 20% người dùng không hài lòng với dịch vụ giao nhận đồ ăn nhưng so với 80% người dùng hài lòng với các dịch vụ giao nhận đồ ăn thì tỷ lệ hài lòng cao gấp 4 lần, nghĩa là: cứ 5 người dùng thì có 1 người dùng không hài lòng và có 4 người dùng hài lòng Cho thấy, dịch vụ giao nhận đồ ăn đang dần chiếm được nhiều thiện cảm và lòng tin của người dùng nhờ chất lượng dịch vụ tốt và thời gian vận chuyển nhanh Theo biểu đồ cho thấy lý do không thích: Thái độ không tốt 1%, Số lượng không đủ 1%, Khuyến mại ít hơn 1%, Thức ăn không ngon/chất lượng cao 5%, Giao hàng không nhanh 5%, Giá vận chuyển cao 5% Lý do thích: Khuyến mãi 11%, Giá tốt 11%, Thái độ tốt 11%, Sự tiện lợi 14%, Vận chuyển nhanh 30%, Dịch vụ tốt 31% Qua số liệu đó cho thấy tỷ lệ lý do thích từ các yếu tố trên chiếm tỷ lệ cao hơn lý do không thích từ các yếu tố trên

- Hình 4: Diễn biến xu hướng thảo luận về dịch vụ giao đồ ăn trên Social Qua biểu đồ biểu đồ đó cho thấy GrabFood giữ vững vị trí dẫn đầu Dịch Covid-19 đã giúp dịch vụ giao thức ăn tăng trưởng cực thịnh do nhu cầu người tiêu dùng tăng Trong đó, GrabFood là thương hiệu dẫn đầu thị trường khi chiếm đến 33.38% thị phần thảo luận, theo sau là Now với 23.16% lượng thảo luận trên social, thứ 3 là Baemin với 21.95% Tháng 05/2020, Baemin đạt lượng thảo luận tương đương GrabFood ở cùng thời điểm khi

thương hiệu này bắt đầu đẩy mạnh hoạt động truyền thông Biểu đồ thị phần thảo luận

top 5 thương hiệu giao đồ ăn lớn nhất cũng cho ta thấy mức độ lớn mạnh của GrabFood, cụ thể tỷ trọng của GrabFood chiếm 33.38% trên tổng 100 của 5 thương hiệu lớn Điều đó cang chứng minh thêm về xu hướng người tiêu dùng đối với GarbFood hiện nay Kênh Fanpage vẫn đang là nơi đem lại các thảo luận nhiều nhất cho các thương hiệu (55.48%), tiếp theo đó là ở các FB group chuyên về review thức ăn, quán ăn (22.90%)

- Hình 5: Kết quả kinh doanh của GrabFood cho thấy doanh thu của GrabFood tăng cao

đạt gần 4000 tỷ đồng năm 2020, từ 2016 đến nay vẫn tăng qua các năm tuy nhiên lợi nhuận thuần có chút biến động khác nhau tùy theo từng năm Hiện nay, Grab đã mở rộng dịch vụ trên 15 tỉnh, thành phố tại Việt Nam, chủ yếu được sử dụng phổ biến ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Ứng dụng Grab đã được tải xuống trên hơn 130 triệu thiết bị di động, giúp người dùng tiếp cận với hơn 175 nghìn đối tác nhà hàng, quán ăn Trong nửa đầu năm 2019 GrabFood đạt tổng giá trị giao dịch tăng 400% ghi nhận số lượng đơn hàng trung bình một ngày là 300,000 đơn

- Hình 6: Lý do người dân Việt Nam lựa chọn dịch vụ giao thức ăn, với 9 lý do mà người tiêu dùng Việt Nam đã bình chọn qua cuộc khảo sát, đáng chú ý với hai tỷ lệ cao nhất đó là Tiết kiệm thời gian 61% và yếu tố quan trọng hiện nay mà người tiêu dùng lo ngại đó là An toàn khỏi Covid-19 58%, ngoài ra 7 yếu tố còn lại trong 9 yếu tố cũng không kém phần quan trọng để đánh giá được nhu cầu của khách hàng hiện nay

Đề xuất đề tài nhóm tạm thời (vấn đề nhóm quan tâm giải quyết):

Các yếu tố tác động đến ý định mua thức ăn qua ứng dụng GrabFood của giới trẻ Việt hậu Covid-19

Trang 33

tính trung thực ảnh hưởng đến lòng tin khách hàng

Nguồn thông tin:

- Hình 1: Mark Sweney, 2009, More than 700 complaints back Lib Dem MP's

campaign against altering images in adverts, ngày truy cập:05/11/2021, tranh web: https://www.theguardian.com/media/2009/dec/16/twiggys-olay-ad-banned-

- Hình 4: Kirsten Williams, 2020, Volkswagen completes $9.5B consumer

compensation program following FTC complaint, ngày truy cập:05/11/2021, tranh web: https://www.jurist.org/news/2020/07/volkswagen-completes-9-5-billion-

[1T-1] Thu thập thông tin và đề xuất đề tài nhóm tạm thời

Trang 35

Hình 3: Sản phẩm được Eclipse tuyên b rằng kẹo cao su này có thể tiêu diệt vi khuẩn

Hình 4: Volkswagen và chiến dịch quảng cáo về xe động cơ diesel thân thiện với môi trường

Trang 36

Mô tả:

- Hình 1: Năm 2009, một quảng cáo của Olay cho kem dưỡng mắt Definity của hãng cho thấy cựu người mẫu Twiggy trông không có nếp nhăn và trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 60 của cô ấy Theo The Guardian, thì quảng cáo đã được chỉnh sửa lại Và sau đó, cơ quan thẩm định tiêu chuẩn quảng cáo của Anh ASA (Advertising Standards Authority) đã cấm quảng cáo này, sau khi nhà lập pháp Jo Swinson của Đảng Dân chủ Tự do thu thập hơn 700 khiếu nại chống lại chiến dịch đó, rằng quảng cáo không chỉ gây hiểu lầm mà còn vô trách nhiệm về mặt xã hội, vì nó có thể có “tác động tiêu cực đến nhận thức của mọi người về hình ảnh cơ thể của chính họ” Bức hình đã nhờ sự can thiệp của các công cụ chỉnh sửa ảnh để gây ra “ấn tượng sai lệch về hiệu quả mà sản phẩm có thể đạt được”

- Hình 2: Vào cuối năm 2020, hai phòng thí nghiệm độc lập tại Châu Âu phát hiện rằng kem chống nắng của thương hiệu Purito Hàn Quốc (một thương hiệu drugstore giá mềm) không đạt độ SPF như trên bao bì Cụ thể, kem chống nắng Purito Centella Green Level Unscented Sun được quảng cáo là có độ SPF50+ Trong khi đó, kết quả kiệm nghiệm từ phòng lab cho thấy nó thực chất chỉ đạt SPF19 Điều này có nghiac rằng, sử dụng sản phẩm này không bảo vệ làn da như bạn nghĩ Ngay lập tức, tại Singapore và Úc, các sản phẩm chống nắng của Purito bị thu hồi Một số thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc khác cũng bị ảnh hưởng tại Singapore

- Hình 3: Theo Businessweek, một vụ kiện do người tiêu dùng đưa ra các cáo buộc

rằng quảng cáo này đã gây ra hiểu lầm Kẹo cao su Eclipse tuyên bố trong các quảng cáo của mình rằng thành phần mới trong sản phẩm có chiết xuất của vỏ cây mộc lan, có đặt tính diệt vi trùng

- Hình 4: Vào năm 2016, Uỷ ban Thương mại Liên bang (FTC) đã đệ đơn kiện Volkswagen, trong đó tuyên bố rằng công ty này đã lừa dối khách hàng bằng chiến dịch quảng cáo mà họ sử dụng để quảng bá xe được cho là “Diesel sạch”, theo một thông cáo báo chí FTC cáo buộc rằng “Volkswagen đã lừa dối người tiêu dùng bằng cách bán hoặc cho thuê hơn 550.000 xe động cơ diesel dựa trên những tiêu bố sai sự thật rằng những chiếc xe này có lượng khí thải thấp, thân thiện với môi trường”

Đề xuất đề tài nhóm tạm thời (vấn đề nhóm quan tâm giải quyết): Quảng cáo thiếu tính

trung thự ảnh hưởng đến lòng tin người tiêu dùng

Trang 37

Lớp: Marketing Số thứ tự nhóm: 04

Đề xuất đề tài nhóm Đội

Quảng cáo thiếu tính trung thực ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng

Các yếu tố tác động đến ý định mua thức ăn qua ứng dụng GrabFood của giới trẻ Việt hậu

[1G-2] Đánh giá các đề xuất đề tài nhóm tạm thời lần 1

Đề tài nhóm tạm thời: Các yếu t tác động đến ý định mua thức ăn qua ứng dụng GrabFood của giới trẻ Việt hậu Covid-19.

Trang 38

Minh họa:

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện s lượng người sử dụng dịch vụ giao thức ăn GrabFood

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện độ tuổi người sử dụng dịch vụ giao thức ăn GrabFood [2T-1] Khảo sát các bên liên quan/chứng minh về sự tồn tại Đề tài nhóm tạm thời

Trang 39

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện mức chi tiêu trung bình cho GrabFood trong vòng 1 tháng của khách hàng

Chú thích :

Đơn vị tiền tệ VND

Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện tần suất đặt đồ ăn của khách hàng khi sử dụng GrabFood

Biểu đồ 5: Biểu độ thể hiện mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng GrabFood Chú thích:

Trang 40

1: Rất không hài lòng 2: Không hài lòng 3: Bình thường 4: Hài lòng 5: Rất hài lòng

Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về sự an toàn của khách hàng khi sử dụng GrabFood trong thời kỳ đại dịch Covid-19

Chú thích:

1: Rất không hài lòng 2: Không hài lòng 3: Bình thường 4: Hài lòng 5: Rất hài lòng

Biểu đồ 7: Biểu đồ mô tả dự định của khách hàng sử dụng GrabFood để tránh rủi ro bị ảnh hưởng dịch Covid-19

Ngày đăng: 05/07/2024, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w