Một số địa phương có biểu hiện chạy theo thành tích, chưa quan tâm hỗ trợ phát triển sản phẩm sau khi được công nhận; Đặc biệt, còn tồn tại một bộ phận chủ thể nhận thức chưa đúng, chưa
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÙ ĐỨC TỰ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP SAU KHI ĐƯỢC CÔNG NHẬN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 8.62.01.16
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Cương
Thái Nguyên, năm 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu độc lập của bản thân, các
thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc, mọi tài liệu nghiên
cứu hoàn toàn trung thực và chưa được bảo vệ ở một học vị nào
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn
Tác giả luận văn
Lù Đức Tự
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Quá trình thực hiện Luận văn này, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ về phương pháp luận, số liệu, tư liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường học tập, nghiên cứu; giúp học viên hoàn thành tốt chương trình học tập; các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đã trang
bị cho tôi hệ thống phương pháp luận và hướng dẫn tận tình trong công tác nghiên cứu, học tập trong thời gian qua
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Trần Cương, người đã dành thời gian,
tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn "Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP sau khi được công nhận trên địa bàn tỉnh Hà Giang"
TS Trần Cương là tấm gương về tinh thần trách nhiệm, phương pháp nghiên cứu khoa học, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử để tôi tu dưỡng, học tập
và nghiên cứu sau này
Xin trân trọng cảm ơn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, Văn Phòng điều phối nông thôn mới tỉnh, các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố, các phòng ban chuyên môn có liên quan, bạn bè thân hữu, đồng nghiệp công tác tại các cơ quan báo, tạp chí… đã giúp tôi hoàn thành Luận văn
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Lù Đức Tự
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ x
DISSERTATION ABSTRACT xv
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Phạm vi về không gian 3
4.2 Phạm vi về thời gian 3
5 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn 3
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
TRONG CHƯƠNG TRÌNH OCOP 4
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.2 Quan điểm, mục tiêu, nội dung Chương trình OCOP 8
1.1.3 Đặc điểm, nội dung phát triển sản phẩm OCOP 11
1.2 Cơ sở thực tiễn 13
1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước triển khai Chương trình OCOP 13
1.2.2 Kinh nghiệm một số tỉnh trong triển khai Chương trình OCOP 15
1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 17
Trang 5Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 21
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 21
2.1.2 Điều kiện kinh tế 23
2.1.3 Điều kiện về văn hóa - xã hội 27
2.1.4 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 29
2.2 Nội dung nghiên cứu 33
2.3 Phương pháp nghiên cứu 33
2.3.1 Chọn điểm nghiên cứu 33
2.3.2 Thu thập số liệu 33
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu 35
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 35
2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 35
2.4.1 Chỉ tiêu đánh giá về phát triển vùng nguyên liệu 36
2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá về sản xuất và tổ chức sản xuất 36
2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá về quảng bá, xúc tiến thương mại 37
2.4.4 Chỉ tiêu đánh giá về phân phối sản phẩm 37
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
3.1 Kết quả triển khai Chương trình OCOP của tỉnh Hà Giang 38
3.1.1 Tổng quan về chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP tại tỉnh Hà Giang 38
3.1.2 Kết quả đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang 38
3.1.3 Thực trạng sản phẩm OCOP tham gia đánh giá lại, nâng hạng sao sau khi hết hạn 47
3.2 Thực trạng phát triển các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận 49
3.2.1 Kinh nghiệm tổ chức sản xuất của các chủ thể OCOP 49
3.2.2 Nguồn lực và mức độ đầu tư cho sản xuất của chủ thể 50
2.2.3 Sự thay đổi vùng nguyên liệu 55
3.2.4 Liên kết trong tổ chức sản xuất 57
Trang 63.2.5 Trình độ chuyên môn và tổ chức bộ máy của các chủ thể 60
3.2.6 Vấn đề về lao động 62
3.2.7 Xây dựng kế hoạch sản xuất của các chủ thể 64
3.2.8 Công tác quản lý chất lượng sản phẩm 65
3.2.9 Thực trạng phát triển thị trường và phân phối sản phẩm OCOP 67
3.2.10 Sự thay đổi về kết quả đầu ra trong sản xuất 79
3.3 Thực trạng phát triển sản phẩm của các chủ thể được điều tra sau khi hết hạn chứng nhận OCOP 84
3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang sau khi được công nhận 87
3.4.1 Nhân tố bên trong 87
3.4.2 Các nhân tố bên ngoài 89
3.5 Phân tích mô hình SWOT về phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang sau khi được công nhận 90
3.6 Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP sau khi được công nhận trên địa bàn tỉnh Hà Giang 105
3.6.1 Giải pháp chung 105
3.6.2 Giải pháp cụ thể 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109
1 Kết luận 109
2 Khuyến nghị 110
2.1 Đối với cơ quan Trung ương 110
2.2 Đối với cơ quan quản lý cấp tỉnh 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT
OCOP Chương trình mỗi xã một sản phẩm
PTNT Phát triển nông thôn
OVOP Phong trào mỗi làng một sản phẩm của Nhật Bản OTOP Chương trình mỗi xã một sản phẩm của Thái Lan JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
HDI Chỉ số phát triển con người
TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc
THPT Trung học Phổ thông
ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.2 Diện tích theo phân loại rừng tỉnh Hà Giang năm 2020 26 Bảng 2.3 Cơ cấu trình độ văn hóa của lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên, % 29 Bảng 3.1 Tỷ lệ (%) chủ thể sử dụng lao động trong sản xuất 63 Bảng 3.2 Sự khác nhau trong tổ chức sản xuất giữa các chủ thể tham gia và không tham gia đánh giá lại sau khi chứng nhận OCOP hết hạn 85 Bảng 3.3 Sự khác nhau về phát triển thị trường sản phẩm giữa hai nhóm chủ thể tham gia và không tham gia đánh giá lại 86
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ địa hình của tỉnh Hà Giang 22
Hình 2.2 Hệ thống sông, suối tỉnh Hà Giang 23
Hình 2.3 GRDP tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020 (giá HH, tỷ đồng) 24
Hình 2.4 Tăng trưởng GRDP ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2020, % 25
Hình 2.5 Diện tích cây lương thực có hạt giai đoạn 2011 - 2020, ha 26
Hình 3.1 Biến động số lượng sản phẩm OCOP phân theo huyện 39
Hình 3.2 Cơ cấu sản phẩm OCOP theo hạng sao 41
Hình 3.3 Số sản phẩm OCOP phân theo hạng sao 42
Hình 3.4 Số sản phẩm OCOP phân theo nhóm ngành 43
Hình 3.5 Cơ cấu sản phẩm OCOP phân theo nhóm ngành 44
Hình 3.6 Cơ cấu chủ thể OCOP phân theo loại hình sản xuất 45
Hình 3.7 Chủ thể OCOP phân theo loại hình sản xuất qua các năm 46
Hình 3.8 Tỷ lệ (%) sản phẩm/chủ thể OCOP 47
Hình 3.9 Tỷ lệ (%) sản phẩm OCOP hết hạn tham gia đánh giá lại 48
Hình 3.10 Tỷ lệ (%) số sản phẩm OCOP hết hạn không tham gia
đánh giá lại phân theo chủ thể 48
Hình 3.11 Số năm kinh nghiệm sản xuất sản phẩm của chủ thể 50
Hình 3.12 Nguồn vốn sản xuất của các chủ thể OCOP năm 2022 51
Hình 3.13 Quy mô trung bình diện tích nhà xưởng, văn phòng,
kho bãi phục vụ sản xuất của chủ thể OCOP 52
Hình 3.14 Thay đổi trong đầu tư máy móc, thiết bị và ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất của các chủ thể 53
Hình 3.15 Loại hình công nghệ áp dụng trong sản xuất 54
Hình 3.16 Diễn biến vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP tại các huyện 55
Hình 3.17 Diễn biến vùng nguyên liệu phân theo chủ thể 56
Trang 10Hình 3.18 Cơ cấu diện tích vùng nguyên liệu phân theo chủ thể 57
Hình 3.19 Mức độ hỗ trợ kỹ thuật của chủ thể với nông dân 58
Hình 3.20 Tỷ lệ liên kết vùng nguyên liệu của các chủ thể OCOP phân theo huyện 59
Hình 3.21 Trình độ chuyên môn Giám đốc Doanh nghiệp, HTX 60
Hình 3.22 Trình độ của cán bộ chuyên môn 61
Hình 3.23 Tình hình xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của chủ thể 65
Hình 3.24 Tỷ lệ (%) cơ sở tuân thủ quy định về chất lượng sản phẩm 67
Hình 3.25 Tỷ lệ (%) chủ thể sử dụng hình thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ OCOP 68
Hình 3.26 Tỷ lệ (%) các ứng dụng chủ thể dùng trong quảng bá sản phẩm 69
Hình 3.27 Tỷ lệ (%) các chủ thể tham gia hội chợ triển lãm 70
Hình 3.28 Tỷ lệ (%) chủ thể sử dụng hệ thống nhận diện sản phẩm OCOP 72
Hình 3.29 Các tác nhân tham gia phân phối sản phẩm OCOP 74
Hình 3.30 Tỷ lệ (%) thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm OCOP 75
Hình 3.31 Năng lực tìm kiếm thị trường của các chủ thể OCOP 76
Hình 3.32 Hình thức bán hàng của chủ thể OCOP 77
Hình 3.33 Cơ cấu (%) sản phẩm được bán theo hình thức bán buôn của các chủ thể 78
Hình 3.34 Sự thay đổi về quy mô sản xuất của chủ thể sau khi tham gia Chương trình OCOP 79
Hình 3.35 Doanh thu bình quân của các chủ thể năm 2019 80
Hình 3.36 Biến động doanh thu của các chủ thể 81
Hình 3.37 Mức độ tăng trưởng lợi nhuận của chủ thể OCOP năm 2021 82
Hình 3.38 Tiêu chuẩn sản phẩm OCOP phân theo nhóm 83 Hình 3.39 Tỷ lệ (%) sản phẩm cải thiện chất lượng sau khi tham gia chương
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ
1 Những thông tin chung
1.1 Họ và tên tác giả: Lù Đức Tự
1.2 Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận trên địa bàn tỉnh Hà Giang
1.3 Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 8.62.01.16
1.4 Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Cương
1.5 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên
2 Nội dung bản trích yếu
2.1 Lý do chọn đề tài:
Sau 04 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020 theo Quyết định số 490/QĐ-TTg, ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ Đến hết năm 2021, tỉnh Hà Giang có 232 sản phẩm OCOP của 108 chủ thể
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ như: công tác thông tin tuyên truyền sản phẩm OCOP sau khi được công nhận chưa thường xuyên và thiếu đồng bộ Một số địa phương có biểu hiện chạy theo thành tích, chưa quan tâm hỗ trợ phát triển sản phẩm sau khi được công nhận; Đặc biệt, còn tồn tại một
bộ phận chủ thể nhận thức chưa đúng, chưa đủ về Chương trình OCOP; chưa nỗ lực, tích cực hoàn thiện, phát triển sản phẩm OCOP sau khi được công nhận để tham gia nâng hạng hoặc đánh giá lại khi hết hạn chứng nhận ; Do vậy, theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022 cho thấy, trong tổng số 68 sản phẩm hết hạn chứng nhận OCOP, chỉ có 10 sản phẩm tham gia đánh giá lại (chiếm 14,7%/tổng số sản phẩm hết hạn)
Từ thực trạng trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải
pháp phát triển sản phẩm OCOP sau khi được công nhận trên địa bàn tỉnh Hà Giang” Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra cách nhìn tổng quan về thực trạng phát triển các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận; đồng thời tìm ra những khó khăn, trở ngại cần tháo gỡ, từ đó đưa ra những giải pháp hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Trang 122.2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá được tổng quan kết quả thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2018 - 2021
- Đánh giá được thực trạng phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh Hà Giang sau khi được công nhận
- Đánh giá được thực trạng tổ chức phân phối, tiêu thụ sản phẩm OCOP của các chủ thể
- Đưa ra được giải pháp hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận
2.3 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trong, trong đó chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích SWOT; Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp so sánh;
2.4 Tóm tắt các kết quả nghiên cứu
- Ngay sau khi Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 500/QĐ- UBND, ngày 22/3/2018 về phê duyệt Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 09/2019/NQ-HĐND, ngày 19/7/2019 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND, ngày 01/10/2019 của UBND tỉnh về hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang Đến hết năm 2021 toàn tỉnh có 232 sản phẩm OCOP được công nhận, của 108 chủ thể
- Các chủ thể tham gia Chương trình OCOP đã có khoảng 5-7 năm kinh nghiệm sản xuất ra các sản phẩm Kinh nghiệm sản xuất giúp chủ thể chủ động hơn trong việc tiếp cận, lên kế hoạch xây dựng, hoàn thiện sản phẩm Trung bình mỗi chủ thể OCOP
có khoảng 1.360 triệu đồng tổng nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh Trong đó, nhóm chủ thể là doanh nghiệp có nguồn vốn lớn nhất, tiếp theo là HTX, THT và cuối cùng là hộ sản xuất kinh doanh
- Công tác tổ chức sản xuất được cải thiện rõ rệt, từng bước hình thành chuỗi liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Trình độ, năng lực và công tác quản lý chất
Trang 13lượng sản phẩm, xây dựng kế hoạch của chủ thể được nâng lên rõ rệt sau khi tham gia Chương trình
- Hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm được đẩy mạnh
- Về hiệu quả sản xuất: Các chỉ số về quy mô sản xuất, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của các chủ thể có sự cải thiện tốt so với trước thời điểm tham gia Chương trình OCOP Tuy nhiên, trong giai đoạn 2018 - 2021 do tác động của dịch Covid-19 nên hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn, do đó kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của chủ thể không được như kỳ vọng
- Trong kình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022, theo quy định đối
với 68 sản phẩm của 43 chủ thể được công nhận năm 2019 đã hết hạn chứng nhận sản phẩm OCOP, do đó cần phải tham gia đánh giá lại như sản phẩm mới Tuy nhiên, chỉ
có 10 sản phẩm của 6 chủ thể tham gia đánh giá lại Theo kết quả điều tra cho thấy, trong tổ chức sản xuất 06 chủ thể tham gia đánh giá lại có các chỉ số về trình độ chuyên môn, nguồn lực đầu tư, kinh nghiệm, tổ chức liên kết sản xuất, quản lý chất lượng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tốt hơn so với nhóm chủ thể không tham gia đánh giá lại
2.5 Kết luận
- Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2021, được tỉnh
Hà Giang tiếp cận một cách khoa học, nghiêm túc, bài bản và thực hiện có hiệu quả, cụ thể
+ Về sản xuất và tổ chức sản xuất được các chủ thể tiếp tục củng cố, nâng cao hoạt động sản xuất với việc đẩy mạnh đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước hình thành chuỗi liên kết sản xuất bền chặt, từ đó phát huy được lợi thế, thể mạnh của địa phương
+ Sau khi tham gia Chương trình OCOP hình thức quảng bá sản phẩm của các chủ thể rất đa dạng, phong phú Trong đó, hình thức phổ biến nhất được các chủ thể sử dụng là truyền thông Internet với các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, zalo, Tiktok, và một số trang, sàn thương mại điện tử như Alibaba, lazada, shopee,
+ Về phân phối và tiêu thụ sản phẩm: Bình quân mỗi chủ thể khảo sát đang cung cấp sản phẩm OCOP cho khoảng 3-4 nhà phân phối, khoảng 5-7 đại lý bán hàng
ở trong và ngoài tỉnh và khoảng 10 cửa hàng bán lẻ sản phẩm So với thời điểm trước
Trang 14khi tham gia Chương trình OCOP khả năng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các chủ thể được cải thiện rõ rệt
- Bên cạnh những kết quả đã đạt được còn một số tồn tại, khó khăn cần được tháo gỡ, cụ thể:
+ Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm OCOP được tăng lên nhưng có
sự chênh lệch lớn giữa các vùng trong tỉnh cũng như giữa các nhóm sản phẩm với nhau Giữa các nhóm chủ thể chưa hình thành chuỗi liên kết sản xuất bền chặt, thiếu các doanh nghiệp, HTX có thể dẫn dắt hoạt động sản xuất
+ Vấn đề cải thiện mẫu mã, chất lượng và xúc tiến quảng bá sản phẩm tuy được nâng lên nhưng chưa đáp ứng được kỳ vọng
+ Nguồn lực đầu cho phát triển sản phẩm OCOP còn nhiều hạn chế, chưa có chính sách hỗ trợ sau khi sản phẩm được công nhận đạt sao
+ Hệ thống phân phối sản phẩm chưa hoàn chỉnh
2.6 Kiến nghị
a Đối với cơ quan Trung ương
- Cần ban hành chính sách và bố trí nguồn lực riêng để hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận với trọng tâm tập trung vào các nội dung như tổ chức sản xuất, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm
- Ban hành bộ tài liệu hướng dẫn chủ thể tham gia nâng hạng sản phẩm sau khi được công nhận Trong đó, rà soát, thiết kế lại danh mục chấm điểm tại các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm theo hướng giảm các tiêu chí đánh giá cảm quan
- Tiếp tục tham mưu tổ chức các hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP thường niên, có chính sách hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP đạt từ 5 sao trở lên tham gia xúc tiến thương mại tại thị trường quốc tế
b Đối với cơ quan quản lý cấp tỉnh
- Phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, đặc biệt là cấp xã trong triển khai Chương trình OCOP
- Tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng nâng cao giá trị thương hiệu gắn với tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị dựa trên lợi thế của địa phương
- Nghiên cứu ban hành chính sách riềng của địa phương để hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP sau khi được công nhận trên địa bàn Tiếp tục khuyến khích các HTX, THT, hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ tham vào Chương trình
Trang 15- Thường xuyên tổ chức hội chợ, triển lãm và các hoạt động xúc tiến thương mại thường niên và khuyến khích các chủ thể có sản phẩm OCOP đạt từ 4 sao trở lên tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước
Người hướng dẫn khoa học
TS Trần Cương
Học viên
Lù Đức Tự
Trang 16DISSERTATION ABSTRACT
1 General Information
1.1 Full name of author: Lù Đức Tự
1.2 Tittle: Current situation and solutions for developing OCOP products after being recognized in Ha Giang province
1.3 Major: Rural Development Code: 8.62.01.16
1.4 Academic supervisor: Dr Trần Cương
1.5 Academic institute: School of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University
2 Abstract content
2.1 Reasons for choosing the topic:
After 4 years of implementing the One Commune One Product Program (OCOP) for the period 2018-2020 according to Decision No 490/QD-TTg, dated 07/5/2018 of the Prime Minister, by the end of 2021, Ha Giang province has 232 OCOP products from 108 entities
However, besides the results achieved during the implementation of the Program, there are still some difficulties and obstacles that have not been resolved such as: information and propaganda works for OCOP products are irregular and lack synchronization after being recognized Some localities show signs of chasing achievements and not paying attention to supporting product development after being recognized; In particular, there is still a part of entities who have incorrect or insufficient awareness of the OCOP Program; have not made efforts to actively perfected and developed OCOP products after being recognized to participate in upgrading or re-evaluating when the certification expires Therefore, according to the results of evaluation and classification of OCOP products in 2022, out of a total of 68 products with expired OCOP certification, only 10 products participated in re- evaluation (accounting for 14.7% of the total expired products)
From the above situation, the author conducted research on the topic "Current
status and solutions for developing OCOP products after being recognized in Ha Giang province" The research results will provide an overview of the current status
of OCOP product development after being recognized, and at the same time, find
Trang 17difficulties and obstacles that need to be removed, thereby providing solutions to support the development of OCOP products in Ha Giang province
2.4 Summary of research results
- After the One Commune One Product Program for the period 2018-2020 was approved by the Prime Minister, Ha Giang Province issued Decision No 500/QD- UBND, dated 22/3/2018 on approving the Project One commune One product in Ha Giang Province in the period 2018-2020, oriented to 2030; Resolution No 09/2019/NQ-HDND, dated 19/7/2019 of the Provincial People's Council on supporting connection in production and consumption of agricultural products; Decision No 23/2019/QD-UBND, dated 1/10/2019 on supporting the development of craft villages and rural profession By the end of 2021, the whole province has 232 recognized OCOP products, of 108 entities
- Entities participating in the OCOP Program have about 5-7 years of experience in production Production experience helps entities be more proactive in approaching, planning, building, and perfecting products On average, each OCOP subject has about 1360 million VND of total capital for production and business activities In particular, the enterprise is the entity group with the largest capital source, followed by cooperatives, cooperative groups and finally the household business
- Production organization has been significantly improved, gradually forming a
Trang 18chain of connection between production and consumption of products The entity's qualifications, capacity, product quality management, and planning have been significantly improved after participating in the Program
- Trade promotion activities to seek and expand product consumption markets are promoted
- Regarding production efficiency: Indicators of production scale, revenue growth, and profits of the subjects have improved compared to before the participation
in the OCOP Program However, in the period 2018 - 2021, due to the impact of the Covid-19 epidemic, production activities encountered many difficulties, so the results
of production and business activities of the entities were not as expected
- In the evaluation and classification of OCOP products in 2022, according to regulations, 68 products of 43 recognized entities in 2019 have expired OCOP product certification, so it is necessary to participate in re-evaluation as new products However, only 10 products from 6 entities participated in the re-evaluation According
to the investigation results, in the production organization, 06 subjects participating in the re-evaluation have indicators on professional qualifications, investment resources, experience, production chains, quality management and consumption markets better than the group of subjects who do not participate in the re-evaluation
2.5 Conclusion
- The One Commune One Product (OCOP) Program for the period 2018 – 2021
is approached by Ha Giang province scientifically, seriously, methodically and implemented effectively, as follows:
+ Regarding production and production organization, the entities continue to consolidate and improve production activities by promoting investment, improving product quality, gradually forming a strong production chain, to promote the advantages and strengths of the locality
+ After participating in the OCOP Program, the product promotion methods of the entities are very diverse Among them, the most popular form used by entities is Internet communication with social networking platforms such as Facebook, zalo, Tiktok, and some e-commerce sites and platforms such as Alibaba, lazada , shopee
+ Regarding product distribution and consumption: On average, each surveyed entity is providing OCOP products to about 3-4 distributors, about 5-7 sales agents
Trang 19inside and outside the province and about 10 retail stores Compared to the time before participating in the OCOP Program, the ability of entities to develop product consumption markets has improved significantly
- Besides the achievements, there are still some problems and difficulties that need to be resolved, specifically:
+ Raw material areas for the production of OCOP products have been increased, but there are large disparities between regions within the province as well as between product groups Between groups of entities, there has not been a strong production chain to be formed, and there is a lack of businesses and cooperatives that can lead production activities
+ The issue of improving design, quality and product promotion has been raised but has not met expectations
+ Investment resources for OCOP product development are still limited, and there is no support policy after the product is recognized
+ The product distribution system is not complete
2.6 Recommendations
a For Central Level Agencies
- It is necessary to promulgate policies and allocate separate resources to support the development of OCOP products after being recognized with a focus on contents such as production organization, trade promotion and product consumption
- Issue a set of guidelines for entities participating in upgrading products after being recognized In particular, review and redesign the scoring list for product quality evaluation criteria in the direction of reducing sensory evaluation criteria
- Continue to advise on the organization of annual OCOP product fairs and exhibitions, and have policies to support entities with OCOP products achieving 5 stars or higher to participate in trade promotion in international markets
b For Provincial Level Agencies
- Promote the role of the political system, sectors and levels, especially the commune level in implementing the OCOP Program
- Focus on developing OCOP products in the direction of enhancing brand value associated with production organizations connected to the value chain based on local advantages
Trang 20- Research and promulgate local policies to support the development of OCOP products after being recognized in the area Continue to encourage cooperatives, cooperative groups, business households, and small businesses to participate in the Program
- Regularly organize annual fairs, exhibitions and trade promotion activities and encourage entities with OCOP products achieving 4 stars or higher to participate in domestic and foreign fairs and exhibitions
Trang 21MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hà Giang là một tỉnh miền núi năm ở địa đầu của Tổ quốc với trên 80% dân số sống ở khu vực nông thôn Trong suốt chiều dài lịch của tỉnh, ngành nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Do đó, phát triển nông nghiệp luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, thực hiện Với điều kiện tự nhiên đa dạng đã đem lại cho tỉnh Hà Giang nhiều lợi thế cạnh tranh trong phát triển nông nghiệp với nhiều sản vật đặc trưng như: Cam sành, Chè Shan tuyết, Hồng không hạt, Mật ong Bạc Hà, Mận tam hoa, Bò Vàng, Lợn Lũng Pù, các loại lúa đặc sản, các sản phẩm thổ cẩm, đồ trang sức, thực phẩm , Theo thống kê, toàn tỉnh Hà Giang có 177 sản phẩm nông nghiệp có lợi thế, thuộc 6 nhóm sản phẩm, gồm nhóm Thực phẩm có 80 sản phẩm; nhóm Đồ uống có 50 sản phẩm; nhóm Thảo dược có 14 sản phẩm; nhóm Vải và may mặc có 6 chuỗi sản phẩm; nhóm Lưu niệm - nội thất - trang trí
có 11 sản phẩm; nhóm Dịch vụ du lịch nông thôn có 16 sản phẩm
Để phát huy thế mạnh ngành nông nghiệp của địa phương, năm 2018 căn
cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg, ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020; Quyết định
số 2277/QĐ-BNN-VPCP, ngày 05/6/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt đề cương Đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã một phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 và bộ công cụ điều tra, khảo sát; Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 500/QĐ-UBND, ngày 22/3/2018 về việc Phê duyệt đề án Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 Sau 04 năm thực hiện Chương trình, đến hết năm 2021 toàn tỉnh có 232 sản phẩm OCOP của 108 chủ thể Kết quả triển khai thực hiện Chương trình đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, qua đó nâng cao mức sống vật chất, tinh thần cho người dân
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc chưa được tháo
Trang 22gỡ kịp thời như: Công tác thông tin tuyên truyền sản phẩm OCOP sau khi được công nhận chưa thường xuyên và thiếu đồng bộ Một số địa phương có biểu hiện chạy theo thành tích, chưa quan tâm hỗ trợ phát triển sản phẩm sau khi được công nhận; Đặc biệt, còn tồn tại một bộ phận chủ thể nhận thức chưa đúng, chưa
đủ về Chương trình OCOP; chưa nỗ lực, tích cực hoàn thiện, phát triển sản phẩm OCOP sau khi được công nhận để tham gia nâng hạng hoặc đánh giá lại khi hết hạn chứng nhận ; Do vậy, theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022 cho thấy, trong tổng số 68 sản phẩm hết hạn chứng nhận OCOP, chỉ có 10 sản phẩm tham gia đánh giá lại (chiếm 14,7%/tổng số sản phẩm hết hạn) Điều này, đã đặt ra câu hỏi cho các nhà quản lý Chương trình: đâu là nguyên nhân, lý do dẫn đến tình trạng trên và nếu tiếp tục diễn ra sẽ tác động như thế nào đến kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh
Hà Giang, cũng như ảnh hưởng đến mục tiêu chung của đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới
Trong bối cảnh như vậy, việc thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận trên địa bàn tỉnh Hà Giang” là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tế trong triển khai Chương trình Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng phát triển các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận trên địa bàn tỉnh Đồng thời, chỉ ra ra những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ và đề xuất các giải pháp
hỗ trợ, phát triển sản phẩm OCOP sau khi được công nhận trên địa bàn tỉnh Hà Giang, với các cơ quan quản lý và chủ thể tham gia Chương trình
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được tổng quan kết quả thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2018 - 2021
- Đánh giá được thực trạng phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh Hà Giang sau khi được công nhận
- Đánh giá được thực trạng tổ chức phân phối, tiêu thụ sản phẩm OCOP của các chủ thể
Trang 23- Đưa ra được giải pháp hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sản phẩm OCOP đã được công nhận của các chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hợp tác xã, Tổ hợp tác và Hộ sản xuất kinh doanh
4 Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu toàn bộ 232 sản phẩm OCOP đã được công nhận của
108 chủ thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2018 - 2021
4.2 Phạm vi về thời gian
Các thông tin, số liệu thống kê sử dụng trong để tài này được thu thập từ các của cơ quan quản lý và các chủ thể OCOP từ năm 2018 đến hết năm 2021
5 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn kết quả triển khai, thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- Đánh giá thực trạng phát triển, tổ chức phân phối, tiêu thụ sản phẩm OCOP sau khi được công nhận, giai đoạn 2018 - 2021
- Chỉ ra được những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- Luận văn là tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho sinh viên, học viên Cao học, nhà quản lý trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới và những người có liên quan khác
Trang 24Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH OCOP 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
a Khái niệm về Chương trình OCOP
Theo bộ tài liệu tập huấn những kiến thức cơ bản về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) dành cho cán bộ quản lý; chủ thể tư vấn; chủ thể tham gia Chương trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (năm 2020) thì: Chương trình OCOP là tên viết tắt của Chương trình mỗi xã một sản phẩm, có tên gọi tiếng anh là One commune one product Chương trình OCOP được hiểu
là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới [3]
b Khái niệm về sản phẩm
Theo Philip Kotler định nghĩa sản phẩm tại cuốn Quản trị Marketing, xuất bản năm 1994 thi: “sản phẩm là bất kỳ cái gì được đưa ra thị trường để gây sự chú ý, đồng tình sử dụng hoặc tiêu thụ để thỏa mãn một nhu cầu hoặc một ước muốn” Tuy nhiên, theo Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa được Quốc hội khóa XII thông quan tại kỳ họp thứ 2, ngày 21 tháng 11 năm 2007, thì sản phẩm lại được hiểu là "kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng"
Theo bộ tài liệu tập huấn những kiến thức cơ bản về Chương trình mỗi
xã một sản phẩm (OCOP) dành cho cán bộ quản lý; chủ thể tư vấn; chủ thể tham gia Chương trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (năm 2020) thì: "Sản phẩm là những gì có thể thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử dụng hay tiêu dùng" Với đơn vị sản phẩm là một chỉnh thể riêng biệt được đặc trưng bằng
Trang 25đơn vị độ lớn, giá cả, vẻ bề ngoài và các thuộc tính khác; được cấu thành từ 03 (ba) yếu tố chính [3]
- Sản phẩm ý tưởng: Phần cốt lõi (hạt nhân) của sản phẩm, là lợi ích người tiêu dùng có được sau khi dùng, là chức năng, hiệu quả của sản phẩm
- Sản phẩm hiện thực: Sản phẩm thực tế (hữu hình), bao gồm: Chất lượng, đặc điểm, bao bì, kiểu dáng, nhãn hiệu
- Sản phẩm hoàn chỉnh: Phần gia tăng (chiều sâu), gồm: Trang bị kèm theo, dịch vụ sau bán hàng, bảo hành, giao hàng và tín dụng [3]
c Khái niệm về sản phẩm OCOP
Theo bộ tài liệu tập huấn những kiến thức cơ bản về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) dành cho cán bộ quản lý; chủ thể tư vấn; chủ thể tham gia Chương trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (năm 2020) thì:
"Sản phẩm OCOP là sản phẩm, dịch vụ tham gia vào Chương trình OCOP, đáp ứng được các yêu cầu theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đánh giá và công nhận" [3]
- Sản phẩm OCOP được đánh giá dựa trên Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng, ban hành tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 về Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP và Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1048/QĐ-TTg Bao gồm 03 phần: (1) Các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng, gồm: Tổ chức sản xuất; phát triển sản phẩm; và sức mạnh cộng đồng; (2) Các tiêu chí đánh giá
về khả năng tiếp thị, gồm: Tiếp thị; câu chuyện về sản phẩm; (3) Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm, gồm: Chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; tiêu chuẩn sản phẩm; khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế [4]
- Phân hạng sản phẩm OCOP được xác định dựa trên số điểm đạt đánh giá, tuy nhiên để được phân hạng thì sản phẩm phải đạt được các yêu cầu tối thiểu theo từng hạng sao (được quy định tại Quyết định số 781/QĐ-TTg), trong
đó tập trung vào 03 nhóm yêu cầu chính như: (1) Sử dụng nguyên liệu và lao động địa phương: sản phẩm OCOP phải sử dụng nguyên liệu địa phương 2; để đạt 2 sao trở lên thì chủ thể phải sử dụng ít nhất 50% lao động địa phương; (2)
Trang 26Năng lực về sản xuất: sản phẩm đạt OCOP từ 4 sao trở lên phải đạt được các yêu cầu về năng lực tổ chức sản xuất, trong đó tập trung vào 2 nội dung: chủ thể hoạt động có hiệu quả và tổ chức thực hiện liên kết theo hợp đồng; (3) Chất lượng sản phẩm và khả năng tiếp thị: sản phẩm OCOP yêu cầu có chất lượng, câu truyện đặc trưng Đặc biệt là để đạt được 4 sao, sản phẩm phải có chất lượng độc đáo, mang tính địa phương, đồng thời câu chuyện sản phẩm phải đặc sắc, mang sắc thái truyền thống của địa phương; có kênh phân phối sản phẩm và chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến [4]
- Tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm OCOP được đánh giá khác nhau tùy thuộc vào nhóm sản phẩm, được phân loại theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ
- Sản phẩm OCOP được phân loại thành 6 nhóm chính, cụ thể: (1) Nhóm thực phẩm; (2) Nhóm đồ uống; (3) Nhóm thảo dược; (4) Nhóm thủ công mỹ nghệ; (5) Nhóm vải - may mặc; (6) Nhóm du lịch cộng đồng và Dịch vụ du lịch nông thôn
Trong đó, riêng nhóm thực phẩm được chia thành 03 (ba) nhóm nhỏ, cụ thể: (1) Nông sản tươi sống; (2) Sản phẩm thô và sơ chế; (3) Thực phẩm tiện lợi, như bánh, bánh quy, kẹo, mứt, tương ớt, tương, muối dưa, kim chi, Các nhóm nhỏ chia thành các phân nhóm, cụ thể:
- Nhóm nông sản tươi sống chia thành 02 phân nhóm, gồm:
+ Phân nhóm Rau, quả tươi, như rau, quả;
+ Phân nhóm mật ong
- Nhóm sản phẩm thô và sơ chế chia thành 03 phân nhóm, gồm:
+ Phân nhóm thịt tươi;
+ Phân nhóm thủy sản tươi
- Thực phẩm tiện lợi, như bánh, bánh quy, kẹo, mứt, tương ớt, tương, muối dưa, kim chi, chia thành 6 phân nhóm, gồm:
+ Phân nhóm đồ ăn nhanh;
+ Phân nhóm tương, tương ớt, nước mắm,…;
+ Phân nhóm chế biến từ rau, quả;
Trang 27+ Phân nhóm chế biến từ thịt, trứng, sữa;
+ Phân nhóm chế biến từ thủy sản;
+ Phân nhóm chế biến từ gạo và ngũ cốc [4]
d Khái niệm về phát triển
Theo giáo trình những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin do
Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn và xuất bản bởi Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Khái niệm phát triển được định nghĩa như sau: "Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật; đồng thời, nó cũng xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp
Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Như vậy, khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niệm “vận động” (biến đổi) nói chung; đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và
kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật" [29]
Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú, cụ thể:
- Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người
- Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó
Trang 28Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới, phù hợp với quy luật khách quan
- Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau Tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau sự vật phát triển
sẽ khác nhau
e Khái niệm về phát triển sản phẩm OCOP
Phát triển sản phẩm là quá trình bao gồm những phương thức và hành động cụ thể để đưa sản phẩm mới ra thị trường hoặc cải thiện sản phẩm hiện có
để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng tốt hơn và làm gia tăng lợi nhuận thu được của người sản xuất, phân phối sản phẩm [28]
Như vậy, phát triển sản phẩm OCOP là quá trình chuẩn hóa sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chỉ theo quy định của bộ tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP ở mức cao nhất với mục tiêu phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng
và gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho chủ thể
Ở góc độ quản lý nhà nước nói chung thì phát triển sản phẩm OCOP là quá trình nhìn nhận, xây dựng chủ trương, định hướng, ban hành chính sách và
tổ chức thực hiện nhằm đưa các sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của địa phương đáp ứng các tiêu chí khi tham gia chương trình
1.1.2 Quan điểm, mục tiêu, nội dung Chương trình OCOP
Theo Quyết định phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP giai đoạn 2018-2020 của Thủ tướng Chính phủ, đưa ra quan điểm, mục tiêu, nội dung của Chương trình để làm căn cứ cho địa phương tổ chức thực hiện
a Về quan điểm
Quan điểm về Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị,
Trang 29do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện
Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý
và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng [3]
b Đối tượng của Chương trình
Đối tượng của Chương trình là sản phẩm và chủ thể thực hiện
- Sản phẩm: Gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc
từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương
- Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh [3]
c Mục đích, mục tiêu của Chương trình
* Mục đích: Chương trình OCOP có 3 mục đích chính, đó là:
- Khuyến khích các chủ thể sản xuất, kinh doanh ở nông thôn khai thác tiềm năng về đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị truyền thống của địa phương để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập và góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn;
- Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng tổ chức sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đối với các nhóm sản phẩm đặc sản có lợi thế ở làng, xã trong lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn, nhất là chú trọng phát triển các nghề, làng nghề truyền thống;
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, tổ chức lại sản xuất, cơ cấu lại sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn
Ngoài mục đích phát triển kinh tế, Chương trình OCOP còn có ý nghĩa trong giải quyết nhiều vấn đề quan trọng ở khu vực nông thôn, bao gồm:
Trang 30- Giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, môi trường, phát huy trí tuệ sáng tạo, niềm tự hào của người dân và hình thành các tổ chức liên kết kinh
và sự tham gia giám sát của cộng đồng [3].
* Mục tiêu: Chương trình OCOP có nhiều mục tiêu, trong đó có các mục
tiêu chính như sau:
- Nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn hóa các sản phẩm: Đến hết năm 2020 đạt khoảng 2.400 sản phẩm (đến tháng 8/2020 đã có 1.928 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và có Quyết định công nhận); định hướng đến năm 2030 khoảng 4.800 sản phẩm
- Củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp Phát triển mới các doanh nghiệp, HTX tham gia Chương trình OCOP: Đến hết năm 2020 khoảng 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX tham gia Chương trình (đến tháng 8/2020 đã có 344 doanh nghiệp và 437 HTX tham gia); định hướng đến 2030 khoảng 2.000 doanh nghiệp, HTX tham gia [3]
d Nội dung của Chương trình
- Đối với triển khai thực hiện Chu trình OCOP tuần tự theo các bước: + Tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP;
+ Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm;
+ Nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh;
+ Triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh;
+ Đánh giá và xếp hạng sản phẩm;
+ Xúc tiến thương mại
- Phát triển sản phẩm, dịch vụ, bao gồm:
+ Thực phẩm, gồm: Nông sản tươi sống và nông sản chế biến;
+ Đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn; đồ uống không cồn;
Trang 31+ Thảo dược, gồm: Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu;
+ Vải và may mặc, gồm: Các sản phẩm làm từ bông, sợi;
+ Lưu niệm - nội thất - trang trí, gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may, làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng;
+ Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch, gồm: Các sản phẩm dịch vụ phụcvụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu,
- Hệ thống quản lý và giám sát sản phẩm, bao gồm:
+ Đánh giá và xếp hạng sản phẩm, gồm 05 hạng sao: (1) Hạng 05 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 90 đến 100 điểm, là sản phẩm cấp quốc gia, có thể xuất khẩu; (2) Hạng 04 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 70 đến 89 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, có thể nâng cấp lên hạng 5 sao; (3) Hạng 03 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 53 đến 69 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao; (4) Hạng 02 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 30 đến 49 điểm, sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao; (5) Hạng 01 sao: Tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm, là sản phẩm khởi điểm tham gia Chương trình OCOP, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao
+ Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia Chương trình OCOP;
+ Công tác kiểm tra, giám sát;
+ Công tác đào tạo nguồn nhân lực: Đối tượng đào tạo: Cán bộ quản lý triển khai thực hiện Chương trình OCOP từ Trung ương đến cơ sở; lãnh đạo quản lý, lao động tại các doanh nghiệp, HTX, tham gia Chương trình OCOP
- Công tác xúc tiến thương mại: Hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm; Hoạt động thương mại điện tử; Tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP gắn liền với phát triển du lịch, hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP cấp tỉnh, vùng, quốc gia và quốc tế;
- Các dự án thành phần của Chương trình OCOP, bao gồm: Dự án phát triển thương hiệu sản phẩm Chương trình OCOP; Dự án mô hình mẫu làng/bản văn hóa [3].
1.1.3 Đặc điểm, nội dung phát triển sản phẩm OCOP
a Đặc điểm của sản phẩm OCOP
Trang 32Sản phẩm OCOP được hình thành trên cơ sở phát triển sản phẩm mới hoặc nâng cấp sản phẩm hiện có để đáp ứng điều kiện của Chương trình, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho nhà sản xuất Với sứ mệnh như vậy, sản phẩm OCOP ngoài đặc điểm riêng thì các sản phẩm OCOP có một số đặc điểm như sau:
- Có tính đồng nhất cao: Sản phẩm OCOP hay một sản phẩm bất kỳ trước tiên được sản xuất ra nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của một hoặc một nhóm khách hàng [22] Như vậy, để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng sản phẩm cần có tính đồng nhất cao Có nghĩa răng sản phẩm đó phải đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, quy cách, kiểu dáng, mẫu mã, bao bì và các tính năng khác giữa các sản phẩm cùng loại với nhau
- Sản phẩm phải có sức lan tỏa: Sức lan tỏa của sản phẩm OCOP trước tiên nằm ở sự đa dạng với 6 nhóm ngành hàng khác nhau được chia thành 26 bộ sản phẩm Mỗi nhóm sản phẩm sẽ có điểm chung, điểm riêng và sự tác động qua lại với nhau giữa sản phẩm với sản phẩm hoặc sản phẩm với nhóm sản phẩm và các nhóm sản phẩm với nhau [22]
- Sản phẩm đặc trưng vùng miền:
Ở phạm vi rộng mỗi một sản phẩm OCOP sẽ thể hiện được đặc trưng, lợi thế của quốc gia hay vùng lãnh thổ mà ở đó có thể sản xuất ra các sản phẩm đặc trưng, khác biệt so với quốc gia, vùng lãnh thổ khác; Đối với phạm vi hẹp trong một quốc gia hay vùng miền thì sản phẩm OCOP sẽ thể hiện rõ nét về tính đặc hữu, riêng biệt trong từng chi tiết sản phẩm mà ở các tỉnh thành hoặc vùng miền khác có thể sản xuất được nhưng sẽ có nhiều điểm khác biệt, sự khác biệt này tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm địa phương đó và đây là đặc điểm quan trọng để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng [22]
- Sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường:
Với đặc điểm này, sản phẩm OCOP sẽ thể hiện được sức mạnh, tính ưu việt về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, thông tin sản phẩm theo tiêu chuẩn được quy định tại bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP Sự đảm bảo các tiêu chuẩn theo bộ tiêu chí đánh giá giúp sản phẩm OCOP có lợi thế cạnh tranh trên
Trang 33thị trường trong và ngoài nước Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa và tác động của cuộc cách mạng 4.0, cạnh tranh sản phẩm không còn rào cản biên giới nhu quốc gia hay vùng lãnh thổ mà hình thành nên một thị trường phẳng [22] Do vậy, là một sản phẩm OCOP yếu tố về sứng mạnh cạnh tranh trên thị trường là đặc điểm quan trọng để sản phẩm có thể tiếp tục phát triển
- Sản phẩm thân thiện với môi trường:
Đặc điểm này được thể hiện rõ nét từ sản xuất cho đến tiêu dùng sản phẩm không gây hại đến môi trường so với sản phẩm cùng loại hoặc trong một chừng mực nhất định, sản phẩm OCOP thân thiện với môi trường còn tác động tích cực đến môi trường sống, cụ thể như sản phẩm thuộc nhóm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái hoặc du lịch nông nghiệp trải nghiệm
b Nội dung phát triển sản phẩm OCOP sau khi được công nhận
Để phát triển các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận cần tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển sản phẩm Cụ thể: xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất; Tổ chức sản xuất và các vấn đề về ứng dụng khoa học, công nghệ sản xuất; Công tác xúc tiến thương mại, quảng
bá và tiêu thụ sản phẩm [30]
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước triển khai Chương trình OCOP
a Phong trào Mỗi làng một sản phẩm (OVOP) của Nhật Bản
Với thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản về cơ bản đã thực hiện xong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với sự phát triển mạnh mẽ ở khu vực thành phố Tuy nhiên, tình trạng trái ngược lại diễn ra phổ biến ở khu vực nông thôn khi chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ, người nông dân bị mất phương hướng sản xuất phần vì nguồn lao động bị thiếu hụt, phần vì không nắm được xu hướng thị trường, nhu cầu tiêu dùng của “người thành phố”
Khi trở thành người đứng đầu chính quyền tỉnh Oita, ngài Morihiko Hiramatsu đã tìm nhiều cách để khôi phục nền kinh tế của mảnh đất này, trong
đó có Phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” Theo đó, mỗi địa phương (làng, xã, huyện), mỗi làng lựa chọn ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng
Trang 34của địa phương để phát triển như rau, quả, đồ gỗ…, các sản phẩm văn hoá, dịch
vụ du lịch… Để thực hiện nội dung này, hàng loạt vấn đề được đề cập và giải quyết một cách triệt để như xây dựng các nguyên tắc hoạt động của phong trào,
tổ chức sản xuất sản phẩm, tổ chức mạng lưới quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, phân phối lợi ích,… Người dân địa phương tham gia một cách tự nguyện vào Phong trào này với tư cách là chủ nhân của các hoạt động Chính quyền địa phương đóng vai trò trợ giúp chứ không phải là hướng dẫn hoặc ra mệnh lệnh cho họ
Phong trào này đã gắn kết được các hoạt động sản xuất nông nghiệp với chế biến nông sản, tạo ra nhiều công ăn, việc làm, tăng giá trị gia tăng trong các sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của chúng, từ đó làm tăng thu nhập cho người dân nông thôn Nhiều nghề truyền thống được khôi phục lại, nhiều nghề mới được phát triển Các mặt hàng nông sản phổ biến của địa phương từ chỗ ít được biết đến đã trở lên phổ biến và có giá bán khá cao Trải qua hơn 20 năm phát triển, Phong trào OVOP đã đạt được những thành công vang dội trong quá trình phát triển nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị cả
về kinh tế, văn hoá và lối sống Thành công lớn nhất của Phong trào là tạo ra niềm tin cho lớp trẻ - những người vốn đã có mặc cảm về sự yếu kém kinh tế của địa phương, về sự phát triển của kinh tế nông thôn
b Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OTOP) của Thái Lan
OTOP là Chương trình khuyến khích phát triển kinh tế địa phương do cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra khởi xướng và tổ chức Chương trình OTOP được triển khai dựa trên kinh nghiệm Phong trào OVOP tại Nhật Bản nhưng có điều chỉnh để phù hợp với tình hình của Thái Lan Chương trình khuyến khích cộng đồng địa phương phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm địa phương, lựa chọn các sản phẩm tiêu biểu để cấp chứng nhận thương hiệu từ đó hỗ trợ xúc tiến thương mại trong nước và xuất khẩu
Các sản phẩm OTOP của các địa phương và được phân thành 6 nhóm gồm: Đồ ăn lương thực thực phẩm; Đồ uống; May mặc; Đồ gia dụng – trang trí; Lưu niệm và thủ công mỹ nghệ; Thuốc từ cây cỏ - dược liệu - hương liệu không
Trang 35ăn được Các cuộc thi, đánh giá, phân hạng sản phẩm được thực hiện liên tục trong các năm, nhằm tôn vinh các sản phẩm chất lượng, nâng cao uy tín, thương hiệu cho các sản phẩm Các sản phẩm OTOP có thứ hạng cao được hỗ trợ xúc tiến trong hệ thống xúc tiến của Chương trình như: Hội chợ OTOP cấp tỉnh; Hội chợ OTOP cấp vùng; Hội chợ quốc tế OTOP; Trung tâm trưng bày các sản phẩm OTOP; Trung tâm phân phối các sản phẩm OTOP,
Hệ thống tổ chức Chương trình OTOP gồm: Uỷ ban Điều hành OTOP Quốc gia chịu trách nhiệm theo dõi các tiêu chuẩn sản phẩm, hỗ trợ mỗi cộng đồng hiểu biết về sản phẩm và quảng bá chúng trên quy mô đầy đủ (bao gồm lưu trữ dữ liệu thống kê các sản phẩm)
Chương trình OTOP đã được triển khai liên tục từ năm 2000 đến nay Mỗi năm Chương trình OTOP có một điểm nhấn nhằm đưa Chương trình phát triển
về chất từ thấp đến cao, như kết nối các ngành cùng thực hiện ngay từ những năm đầu tiên, đến nghiên cứu tìm kiếm các sản phẩm OTOP tiềm năng và hướng đến hội nhập các nền kinh tế Asean (AEC) ngay từ năm 2012, khi AEC còn đang được đàm phán
Đến hết 2013, đã có 37,000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình kinh doanh, tham gia OTOP, tạo ra 72,000 sản phẩm trên toàn quốc
Đặc điểm nổi bật của OTOP là nó đã được chuyển từ một phong trào ở Nhật Bản thành một chương trình ở Thái Lan Theo đó nhà nước là người tổ chức, với nguồn lực đầy đủ, cả về con người và ngân sách Điểm đặc biệt là Chu trình OTOP thường niên, theo đó người dân là người khởi xướng quá trình phát triển, sản xuất và thương mại hóa sản phẩm bằng cách đăng ký sản phẩm sẽ phát triển với nhà nước Dựa trên đăng ký của người dân, toàn bộ hệ thống vào cuộc
để hỗ trợ, bao gồm Văn phòng Chính phủ, các ngành Công nghiệp, Nông nghiệp
- HTX, Văn hóa, Thương mại, Khoa học công nghệ, Môi trường, Thông tin - Truyền thông, Ngoại giao, Y tế, Nội vụ, Lao động Các sản phẩm đã đăng ký phải được đánh giá và phân hạng
1.2.2 Kinh nghiệm một số tỉnh trong triển khai Chương trình OCOP
a Kinh nghiệm thực hiện Chương trình OCOP trước năm 2018
Phong trào OVOP (mỗi làng một sản phẩm) đã được nhiều tỉnh thành tiếp
Trang 36cận từ năm 1997, đã có nhiều hội thảo trong nước và quốc tế về OVOP nhằm đẩy mạnh áp dụng OVOP tại các địa phương, góp phần tìm hướng đi phù hợp cho sự phát triển làng nghề tại các tỉnh thành trong cả nước
Năm 2012, Câu lạc bộ OVOP Hà Nội được thành lập nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm thủ công - mỹ nghệ tại các làng nghề CLB đã khảo sát thực trạng các làng nghề, cùng với Sở Công Thương đề xuất giải pháp hỗ trợ cho làng nghề như: Đào tạo (thiết kế, xây dựng thương hiệu, …), xúc tiến thương mại (tham gia hội chợ, kết nối phân phối),… một số nhà sản xuất làng nghề đã tạo ra nhiều dòng sản phẩm mới (gốm, mây tre đan, sơn mài,…)
Năm 2008, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã hỗ trợ Việt Nam triển khai mô hình OVOP gắn với chương trình Mỗi làng một nghề, triển khai tại 8 tỉnh, thành trên cả nước (Điện Biên, Hòa Bình, Quảng Nam, Bắc Ninh, An Giang, Nam Định, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) Chương trình đã tạo ra một số sản phẩm có triển vọng như Thổ cẩm tại bản Na Sang II (xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), ấp Srây Skốt (xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), đúc đồng tại xã Đại Bái (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), thị trấn Lâm (huyện Ý Yên, Nam Định), điêu khắc đá, gỗ tại các làng ở xã Hiền Giang (Thường Tín, Hà Nội) tạo ra những sản phẩm sơn mài, chạm khắc gỗ, đá, đúc đồng với mẫu mã cải tiến Nhiều sản phẩm được chuyên gia nước ngoài đánh giá cao, phục vụ tốt cho nhiều thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời, trở thành nơi thu hút khách du lịch đến tham quan và mua đồ lưu niệm
Tuy nhiên, kết quả từ chương trình OVOP tại các tỉnh này còn nhiều hạn chế, mới chủ yếu tập trung vào cải thiện mẫu mã và xúc tiến thương mại nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống tại các làng nghề, chủ yếu do các sở Công - Thương thực hiện, chưa thúc có hệ thống tổ chức hỗ trợ người dân
b Kết quả thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2018 – 2021
Trong giai đoạn 2018 – 2021, Chương trình OCOP đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, giúp các chủ thể kinh tế phát huy được tiềm năng về sản phẩm, gắn với lợi thế vùng sản xuất, văn hóa, xã hội từng vùng miền Theo số liệu báo cáo tính đến hết năm 2021, cả nước có 62/63 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá,
Trang 37phân hạng sản phẩm, công nhận 5.401 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong
đó có 62,6% sản phẩm đạt 3 sao, 35,8% sản phẩm 4 sao và 1,6% sản phẩm đạt chứng nhận 5 sao và tiềm năng 5 sao Hơn 2.944 chủ thể tham gia, trong đó có 38,8% là HTX, 27,4% là doanh nghiệp, 31,5% là cơ sở sản xuất, còn lại là tổ hợp tác
1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Nguyễn Thị Thùy Chinh (2016) với luận văn “Đánh giá thực trạng triển khai đề án mỗi xã, phường một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” Nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về mỗi xã, phường một sản phẩm
và đánh giá tổng quan kết quả đã đạt được tại tỉnh Quảng Ninh; những tác động đến thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trên cơ sở đó, tìm ra những khó khăn trở ngại cần tháo gỡ và đề xuất giải pháp thực hiện đề án Tuy nhiên, nghiên cứu này được tác giả thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh trước thời điểm Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP giai đoạn 2018-2020 được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Quyết định số 490/QĐ-TTg, ngày 07/5/2018 Nghiên cứu này, giúp tác giả có thêm thông tin về cơ sở lý luận về mỗi xã, phường một sản phẩm và đánh giá tổng quan kết quả đã đạt được trong thực hiện Chương tình OCOP của tỉnh Quảng Ninh Từ đó, có thể nhìn nhận một số tiêu chí tác động đến phát triển sản phẩm OCOP sau khi được công nhận tại tỉnh
Hà Giang như: Cơ chế, chính sách, cách thức tổ chức thực hiện,
Nguyễn Văn Công (2020) với tên đề tài: Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh Với đề tài này, tác giả đã đánh giá được thực trạng và định hướng phát triển các sản phẩm cấp tỉnh trên địa bàn huyện Vân Đồn tham gia chương trình OCOP cho giai đoạn 2017-2020, cụ thể: đánh giá tổng quan kết quả thực hiện chương trình OCOP của huyện Vân Đồn giai đoạn 2013-2016, chỉ
ra như các yếu tổ ảnh hưởng đến công tác tổ chức thực hiện chương trình
Bùi Xuân Hồng, Hà Quang Trung (2021) với nghiên cứu: Đánh giá thực trạng một số sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương Nghiên cứu này đã chỉ ra được thực trạng chung các sản phẩm của thành phố Chí Linh theo từng nhóm tiêu chí đánh giá, phân hạng sản
Trang 38phẩm OCOP được quy định tại Quyết định 1048/QĐ-TTg; Quyết định TTg của Thủ tướng Chính phủ Chỉ ra những tồn tại của sản phẩm và đề xuất các giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước và chủ thể có sản phẩm Với nghiên cứu này giúp tác giả nhìn nhận, đánh giá tồn tại của sản phẩm trước và sau khi được công nhận để có đề xuất phù hợp
781/QĐ-Lò Văn Liêm (2021) với luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La Nghiên cứu này đã đánh giá tổng quan về thực trạng phát triển các sản phẩm OCOP của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn
La từ năm 2019 - 2021 Trong đó, chỉ ra kết quả đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP đối với các sản phẩm nông sản của huyện; tiềm năng, lợi thế phát triển sản phẩm OCOP trong giai đoạn tới Đồng thời cũng chỉ ra những điểm hạn chế, xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm OCOP Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm OCOP huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trong những năm tiếp theo Tuy nhiên, với nghiên cứu này tác giả thực hiện trong phạm vi 01 huyện của tỉnh Sơn La Do vậy, các nhân tốt tác động đến phát triển sản phẩm OCOP chỉ
có giá trị với các địa phương có điều kiện tương đồng
Huỳnh Thị Nga, Nguyễn Thị Minh Phương, Phạm Thảo Vy (2021) với đề tài Phát triển sản phẩm OCOP tại các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Nghiên cứu đã tập trung đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm OCOP tại các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; Tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 13/35 chủ thể OCOP là HTX nông nghiệp, chiếm 37%/tổng số chủ thể tham gia chương trình OCOP Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, nghiên cứu cũng chỉ ra 04 tồn tại trong phát triển sản phẩm OCOP tại các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Từ đó đưa ra 04 khuyến nghị về giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại các HTX nông nghiệp trên địa bàn trong thời gian tới Với nghiên cứu này, giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về vai trò của HTX trong phát triển sản phẩm OCOP tại tỉnh Đắk Lắk Từ đó, vận dụng vào việc đánh giá vai trò của HTX với các nhân tố khác trong phát triển sản phẩm OCOP Tuy nhiên, vấn đề phát triển sản phẩm OCOP sau khi được công nhận là một khoảng trống chưa được nói trong nội dung này
Trang 39Phạm Cẩm Đang (2021) Trường Đại học Cần Thơ với nghiên cứu Đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm tại thành phố Cần Thơ Tác giả đã đánh giá thực trạng, tiềm năng thực hiện chương trình OCOP, đề xuất định hướng phát triển sản phẩm tại thành phố Cần Thơ
Hoàng Thị Huê, Nguyễn Văn Hiếu (2022) Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội với nghiên cứu Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Việt Nam: Từ lý thuyết đến chính sách và triển khai thực tiễn Tác giả đã đánh giá sâu về nguyên tắc của chương trình OVOP và thực tế áp dụng tại Việt Nam; Triển khai Chương trình OCOP và kết quả đạt được trên phạm vi cả nước, đồng thời chỉ ra 05 (năm) tồn tại trong quá trình thực hiện chương trình Với nghiên cứu này giúp tác giả có thể nhìn nhận tổng quan về thực tế triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn cả nước Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ đưa ra một cách tổng quan trong phạm vi rộng do đó với nghiến cứu của tác giả sẽ phải lựa chọn nội dung cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương trong phát triển sản phẩm OCOP sau khi được công nhận
Ngô Sỹ Đạt, Bùi Quang Nguyên (2022) Viên Nghiên cứu Thị trường và Thể chế nông nghiệp (2022), với nghiên cứu Thực trạng phát triển và thương mại các sản phẩm OCOP của các chủ thể điển hình Nghiên cứu này đã tập trung nghiên sứu sâu thực trạng phát triển sản phẩm OCOP tại các tỉnh được khảo sao trên các phương diện: Chính sách; tổ chức sản xuất; thương mại hóa và phân phối sản phẩm Trên cơ sở đó, đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại các tỉnh được khảo sat Với kết quả nghiên cứu này, giúp tác giả có thêm cơ sở khoa học vững chức cho việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP sau khi được công nhận Đặc biệt là kết quả nghiên cứu về thương mại hóa sản phẩm OCOP tại các tỉnh được khảo sát Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của đề tài này ở phạm vi cả nước với việc tiến hành khảo sát một số tỉnh đại diện do vậy nếu so với nghiên cứu của tác giả sẽ có nhiều điểm khác biệt như chọn mẫu điều tra, đối tượng nghiên cứu, phỏng vấn
Nguyễn Thùy Trang (2023) với nghiên cứu: Giải pháp phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP: Trường hợp thị hiếu người tiêu dùng đối với trà
Trang 40mãng cầu xiêm Với nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu sâu về hành vi của người tiêu dùng với các tiêu chí như: độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp và thu nhập Cùng với đó, đánh giá hệ thống cung ứng, phân phối sản phẩm, nhận thức và mức độ sẵn sàng lựa chọn sử dụng sản phẩm OCOP của người tiêu dùng Từ kết quả phân tích trên, tác giả đề xuất giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm mãng cầu xiêm đạt chuẩn OCOP Nghiên cứu này, là cơ sở thực tiễn quan trọng để tác giả có thể đi sâu vào nghiên cứ thực trạng phát triển thị trường và phân phối sản phẩm OCOP của tỉnh Hà Giang
Mai Thị Huyền (2023) với nghiên cứu: Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tình Bắc Giang Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2018 - 2022 Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021 - 2025 Với kết quả nghiên cứu này giúp tác giả có thể vận dụng trong việc đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 - 2021 Tuy nhiên, đối với nghiên cứu này chưa đi sâu làm rõ thực trạng phát triển sản phẩm OCOP sau khi được công nhận