Đồng thời bổ sung các yêu tô định hình xu hướng thị trường tiêu dùng Việt năm 2024 Chương 3: Tổng quan công ty và chiến dịch marketing cho sản phẩm Ở chương cuối này, chúng tôi thành lậ
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TAI CHINH — MARKETING
KHOA MARKETING
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẢN Môn học: HÀNH VI NGƯỜI TIỂU DUNG
Mã lớp học phần: 2411702071609 GVHD: T.S Dư Thị Chung Nhóm sinh viên thực hiện:
Trang 2LỜI CAM ĐOAN Nhóm tác giả xin cam kết bài tiểu luận này là cá quá trình làm việc và cô găng không ngừng
của nhóm trong thời gian vừa qua Đề hoàn thiện được bài tiêu luận, nhóm đã dành nhiều
thời gian và công sức để tìm hiểu tài liệu, các thông tin trên internet, báo chí Tat cả tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, các số liệu và kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực Nếu phát hiện có bất kỳ sự không trung thực nảo trong bài thì nhóm tác giả xin chịu toàn
bộ trách nhiệm trước bộ môn khoa về sự cam đoan này
Trang 3LOI CAM ON
Loi dau tién, chúng tôi xIn cảm ơn trường Đại học Tài chính - Marketing đã đưa môn “Hanh
vi người tiêu dùng” vào chương trình đào tạo, đây sẽ là nền tảng kiến thức vững chắc đề chúng tôi áp dụng cho các môn học liên quan và công việc sau này
Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến T.S Dư Thị Chung đã tận tình truyền đạt kiến thức quý báu và giải đáp những thắc mắc trong suốt quá trình học đê chúng tôi có thể
hoàn thành bài tiểu luận này Trong quá trình làm bài, vì giới hạn về mặt kiến thức,thời gian
cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc làm tiểu luận nên còn một số sai sót Kính
mong nhận được lời chỉ dẫn và đóng góp từ cô để bài tiêu luận được hoàn thiện hơn Cuối cùng, chúng tôi xin kinh chúc quý thầy/cô luôn hạnh phúc, nhiều sức khỏe và thành
công truyền đạt kiến thức cho các thế hệ sau Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 4Xu hướng sử dụng các thiết bị di động dé truy cập Internet 2
Tổng quan thị trường ứng dụng di động Việt Nam 5-5 S2 s2 csxzszsrrsea 3 Doanh thu trung bình/cửa hàng dự phóng theo năm của PNI 9 Logo công ty TechẩCaf€ cc ch ng tk kh 13 Ghế Massage T24 ¿+21 1212121 111511111 1211111511111 10111111111 1110111011101 Hư 17
Website của TechÁC aT6 c sgk ki ki ĐEt 23 Thẻ thành viên của Techế¿C are .- - - - LH kh 26 Các sản phâm quà tặng . 5 2c 23 S2E1322 1155 5111211111 115111111 211115 E111 tre 27
Trang 5Bang 3.1 Ké hoach IMC
DANH MUC BANG
Trang 6DANH MUC CHU VIET TAT
FMCG Fast Moving Consumer Goods_ | Nganh hang tiêu dùng nhanh
Information & Communiaction | Công nghệ thông tin và truyền
Integrated Marketing Truyén théng Marketing tich
NFT Non — fungible token he thông báo không thê thay
TVC Television Video Commercials | Quảng cáo truyền hình
Trang 7
vi
Trang 8BANG DANH GIÁ TY LE DONG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN
vii
Trang 9chủ chốt Từ đó, đề xuất chiến lược Marketing (4Ps) cho một sản phẩm bất kỳ mà nhóm hướng đên đê tác động đên hành vi mua của khách hàng mục tiêu
Bài tiêu luận nhóm gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan thị trường tiêu dùng của Việt Nam quý I nam 2024
Ở chương này, chúng tôi néu tong quan thị trường tiêu dùng của Việt Nam quý I năm 2024 với nhiều yêu tô khác nhau
Chương 2: Phân tích các xu hướng thị trường tiêu dùng Việt Nam năm 2024 Tiếp nối nội dung tổng quan ở chương l1, chương 2, chúng tôi tập trung phân tích nghiên
cứu và đi sâu vào các xu hướng thị trường tiêu dùng Việt Nam năm 2024 Đồng thời bổ
sung các yêu tô định hình xu hướng thị trường tiêu dùng Việt năm 2024
Chương 3: Tổng quan công ty và chiến dịch marketing cho sản phẩm
Ở chương cuối này, chúng tôi thành lập một công ty với tên “Tech&Care” và đề ra một chiên lược 4Ps cho sản phâm ghê Massage TC24 dựa trên các xu hướng tiêu dùng năm
2024
viii
Trang 10CHUONG I: TONG QUAN THI TRUONG TIEU DUNG VIET NAM QUY I NAM 2024
bình quân tháng của người lao động vào quý I năm 2024 được cải thiện, đạt mức 7,6 triệu
đồng (Theo Tổng cục Thống kê)
1.2 Môi trường kinh tế
Dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5-7% trong năm 2024, đây là mức tăng trưởng cao so với khu vực và thế giới Góp phần thúc đây thu nhập bình quân đầu người cũng như khả năng chi tiêu của người tiêu dùng GDP Việt Nam quý I nam 2024 tang 5,66% so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ và đang dần được kiêm soát Lãi suất cho vay
giám dan, tao điều kiện thuận lợi cho đầu tư và tiêu dùng Tỷ giá hối đoái ở năm 2024 van
giữ mức ôn định
Mặt khác, rủi ro chính trị đang diễn ra trên thế giới có thé tác động đến xuất nhập khâu
và chuỗi cung ứng của Việt Nam Hệ quả của dịch Covid-L9 vẫn còn, tiềm ân nguy cơ bùng phát trở lại, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và xã hội
1.4 Cung thị trường
Theo Tổng Cục Thông kê, chỉ riêng 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã có hơn 22,1
nghìn doanh nghiệp mới Với sô doanh nghiệp tăng liên tục trong những năm gần đây, là
minh chứng cho sự phát triển kinh tế mạnh mẽ cũng như hoạt động kinh doanh của người
^
dân
1.5 Xu hướng tiêu dùng mới
Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều xu hướng tiêu dùng mới Những
xu hướng mới hiện nay vô cùng đa dạng, điều đó được xem là thách thức nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp
Trang 11Tong quan thị trường tiêu dùng Việt Nam quý I năm 2024 cho thấy đây là thị trường day tiềm năng, được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm 2024 và những năm kề tiếp Với lực lượng lao động đồi dào, lực lượng tiêu dùng ngày càng tăng, có mức chỉ tiêu cao cũng như ngày càng xuất hiện thêm nhiều xu hướng tiêu dùng mới, thị trường tiêu dùng Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoải nước
CHƯƠNG II: PHAN TICH CAC XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG TIỂU DÙNG VIỆT NAM NĂM 2024
2.1 Các xu hướng thị trường tiêu dùng Việt Nam năm 2024
2.1.1 Xu hướng tích hợp công nghệ thông minh
Năm 2024 hứa hẹn sẽ là năm bùng nỗ cho sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông minh tại Việt Nam Nhu cầu ngày cảng cao của người tiêu dùng về các giải pháp thông minh cùng sự phát triển của công nghệ đã thúc đây mạnh mẽ xu hướng tích hợp công nghệ
thông minh vào mọi mặt của cuộc sông
2.1.1.1 Nhu cầu sử dụng các thiết bị thông mình
Các thiết bị điện tử thông minh đã trở thành công cụ sử dụng thiết yếu trong đời sống hằng ngày của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay Statista dự báo thị trường thiết bị gia dụng Việt Nam tăng trưởng với tốc độ CAGR 5,15% trong giai đoạn 2023-2028 Trong đó, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử thông minh (TV, tủ lạnh, máy giặt, loa thông minh) là động lực chính thúc đây tăng trưởng thị trường này Báo cáo Digital Marketing của We Are Social 2024 cũng cung cấp các số liệu về xu hướng sử dụng các thiết bị điện tử đề truy cập internet tại Việt Nam được thể hiện ở hình 2.1
Tình 2.1 Xu hướng sử dụng các thiết bị di động đề truy cập Internet
(Nguồn: Vietnam Digital Report 2024, We Are Social)
2
Trang 122.1.1.2 Nhu cầu sử dụng các ứng dụng thông mình
Ví điện tử và thanh toán di động đang trở thành công cụ phô biến giúp thanh toán nhanh chóng và tiện lợi Dựa trên kết quả Nghiên cứu thái độ thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 của Visa cho biết, 90% người tiêu dùng quan tâm đến dịch vụ ngân hàng
kỹ thuật số và khoảng 70% người tiêu dùng quan tâm đến tiền điện tử, NFT và metaverse
Chính vì thế, thị trường thanh toán di động Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ
hết Các công ty nôi bật có thị phần lớn như M Service, Viettel Digital Services, ZaloPay, VNPay,
Ngoài ra, các ứng dụng giải trí, học tập, tra cứu thông tin cũng được người tiêu dùng Việt đặc biệt quan tâm và sử dụng thường xuyên Cụ thể, Báo cáo Digital Marketing của
We Are Social 2024 đưa ra các số liệu liên quan đến sự biến động lượt tải về và duy trì sử
dụng các ứng dụng di động thông minh như được nêu trong hình 2.2
Hình 2.2 Tổng quan thị trường ứng dụng di động Việt Nam (Nguồn: Viemam Digital Report 2024, We Are Social)
Theo đó, báo cáo còn chỉ ra một số ứng dụng được tải về nhiều như: TikTok, CapCut,
VNEID, Telegram, MB Bank, va duoc duy tri su dung nhu: TikTok, VieOn, Youtube, Messenger, Bigo Live.,
Nhìn chung, tích hợp công nghệ thông minh là xu hướng tất yếu trong cuộc sông hiện đại Việc sử dụng các thiết bị và ứng dụng thông minh mang lại nhiều lợi ích và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống: trải nghiệm giải trí đa dạng, phong phú; cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng Tuy nhiên, đề biến công nghệ thông minh thành người bạn đồng hành hữu ích, mỗi cá nhân cần sử dụng một cách hợp lý, có ý thức An ninh mạng, bảo mật
3
Trang 13thông tin ca nhân, nghiện công nghệ, tác động xâu đến sức khỏe, là những vân đê cân được quan tâm và giải quyết
2.1.2 Xu hướng mua sắm trực tuyến
Hành vi mua sắm trực tuyến được định nghĩa là hành vi cua người tiêu dùng khi mua
sắm thông qua các cửa hàng trên mạng sử dụng giao dịch mua hàng trực tuyến (Monsuwe
và cộng sự, 2004) Hành vị mua hàng qua mạng dựa trên giao diện các website, hình ảnh
về sản phẩm đăng tải trên mạng (Lohse and Spiller, 1988; Park and Kim, 2003) Tom lai,
hành vi mua hàng trực tuyến là quá trình mua sắm được thực hiện bởi người tiêu dùng ở các cửa hàng thông qua mạng Internet
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây Điều này được thúc đây bởi nhiều yếu tố, bao gồm sự tăng trưởng quy mô thị trường thương mại điện tử và sự chuyên dần sang mua sắm trực tuyến trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam
2.1.2.1 Tăng trưởng về quy mô thị trường thương mại điện tử
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng bùng nô và dần khẳng định vị thế là thị trường tiềm năng, tầm cỡ nhất khu vực Đông Nam Á Theo
Mordor Infelligence, thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 14,7 tỷ USD năm 2024
và tăng trưởng với tốc độ CAGR 10,09% giai đoạn 2024-2029 Trong đó, mua sắm trực tuyến chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 60% Đồng thời, Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thê giới
2.1.2.2 Thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam
Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng mua sắm qua các ứng dụng thương mại điện tử, đặc biệt là Shopee, Lazada và TIkTok Shop Trong năm qua, livestream va ban hang da
kênh đã trở thành hình thức mua sắm phô biến Điều này có thể nhận thấy trong dịp Tết
Nguyên Đán Giáp Thìn vừa qua, khi các chợ truyền thông đã giảm đáng kê số lượng người
mua thi dich vu giao hang cho các sản thương mại điện tử lại phải làm hết công suất để phục vụ nhu cầu mua sắm trực tuyến Dựa trên kháo sát của Cốc Cốc: 71% người xem đã
mua hàng qua livestream; 50% người tiêu dùng cho biết livestream tác động tới quyết định mua hàng: 70% người mua sắm qua livestream nhiều hơn so với trước đây Hay PPRO đã
công bỏ, người tiêu dùng Việt Nam mua hàng hóa, dịch vụ trực tuyến trị giá 13 ty đô la mỗi
năm, và khoảng 5 tỷ USD từ các thương gia ở các quốc gia khác và dự đoán là 24 tÿ USD vào năm 2027,
Trang 14Như vậy, năm 2024, người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục tiếp cận xu hướng mua sắm trực tuyến Sự phát triển của thương mại điện tử đã thay đôi hành vi mua sắm của người tiêu
dùng sang mua sắm trực tuyến Hành vi mua sắm nay tao nên sự thuận tiện trong so sánh,
đánh giá các sản phẩm, dịch vụ với nhiều nguồn thông tin một cách nhanh chóng, đa dạng
và khách quan Đây được xem là xu hướng tiêu dùng tiêu biểu của người tiêu dùng không
chỉ riêng tại Việt Nam mà trên ca thể giới
2.1.3 Xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững
Theo Kotler, Kartajaya & Setiawan (2018), tiêu dùng xanh, bền vững là xu hướng tiêu
dùng hướng đến việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, tác động tối thiểu tiêu cực đến hệ sinh thái và báo vệ Trái Đất Tiêu dùng xanh, bền vững mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội, bao gồm nâng cao hình ảnh thương hiệu, tăng lợi thế cạnh tranh, tiết kiệm chỉ phí và góp phần bảo vệ môi trường (Porter, 1991) Đại dịch Covid-
19 đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người về lỗi sống xanh, bền vững, đặc biệt trong bồi cảnh biến đôi khí hậu toàn cầu đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng Người tiêu dùng hiện nay rất quan tâm đến việc doanh nghiệp liệu có mang lại giá trị phát triển bền vững cho môi trường hay không Họ kỳ vọng doanh nghiệp hành động thiết thực để bảo vệ môi trường Tạp chí Forbes cũng khẳng định tính bền vững là một trong năm xu hướng tiêu dùng nỗi bật năm 2024
2.1.3.1 Trong linh vec FMCG
Thu nhập tăng, tầng lớp trung lưu tăng kết hợp với dân sô trẻ quan tâm đến việc tiêu thụ thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn thế hệ trước đang thúc đây nhu cầu đối với các sản phẩm xanh Ăn uống thực phẩm hữu cơ hoặc ăn sạch đang trở thành một thành phần chủ đạo của lối “sông xanh” Nhận thức của người tiêu dùng về mối liên hệ giữa môi trường và chất lượng thực phẩm họ tiêu thụ ngày càng gia tăng
Khảo sát Xu hướng Tiêu dùng Xanh của Intage Việt Nam khẳng định sự gia tăng đáng
kể ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng, với 95% người tham gia khảo sát thể hiện
sự quan tâm đến vấn đề này Nhận thức này được phản ánh rõ nét trong thói quen ăn uống, khi 59% người tiêu dùng thường xuyên bô sung rau xanh và ngũ cốc vào bữa ăn và 73%
ưu tiên lựa chọn sản phẩm hữu cơ Hơn nữa, báo cáo của Cimigo cho thấy tầm quan trọng của tiêu chuẩn thực phẩm, với 72% người tiêu dùng hiệu biết về vẫn đề này sẵn sàng chỉ trả thêm 10% giá cho các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn này
Trang 152.1.3.2 Trong lĩnh vực thời trang
Ngành thời trang — một gã không lồ trong nền kinh tế nhưng lại là ngành gây ô nhiễm môi trường lớn thứ hai trên toàn thế giới Ngành thời trang đang vẽ nên bức tranh ảm đảm
về điều kiện làm việc tôi tệ và áp lực công việc đẻ nặng lên những người lao động (Resta
& cộng sự, 2016; Kozar & Comnell, 20 13)
Thời trang bền vững là khái mệm liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ quần áo theo cách thân thiện với môi trường, có lợi cho xã hội nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của
ngành công nghiệp thời trang lên môi trường và con người Trong khi đó tuân thủ quy tắc đạo đức và công bằng xã hội Phát triển “bền vững” đòi hỏi tuân thủ quy tắc đạo đức và công bằng xã hội, bao gồm bảo vệ môi trường, con người và những giá trị cộng đồng Kết quả khảo sát của Nielsen cho thấy 86% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chỉ trả cao hơn
cho sản phẩm từ thương hiệu co tác động tích cực đến xã hội và môi trường, cao hơn mức
trung bình 76% của khu vực Đông Nam Á Bên cạnh đó, 62% người tiêu dùng Việt khẳng định cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ
Đây không chỉ là một xu hướng tiêu dùng mà còn là sự chuyên đổi trong lối sống cũng
như quyết định mua sắm của người tiêu dùng Họ có sự nhận thức rõ ràng hơn về các tác động tiêu cực của mô hình tiêu thụ hiện đại đối với môi trường sống Do đó, người tiêu dùng đang có xu hướng lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ mang lại tác động tích cực đến môi
trường và hỗ trợ các giải pháp bền vững
Năm 2024 được dự đoán rằng sẽ chứng kiến sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ bền vững, thân thiện với môi trường Người tiêu dùng sẽ ưu tiên lựa chọn các
thương hiệu có cam kết về trách nhiệm xã hội và môi trường Không dừng lại ở đó, họ còn
quan tâm đến tính minh bạch trong chuỗi cung ứng và sử dụng bao bì thân thiện với môi trường
2.1.4 Xu hướng sử dụng sản phẩm, dịch vụ cho người cao tuôi
Tốc độ già hóa dân số tại Việt Nam thuộc hàng nhanh nhất thế giới Tỷ lệ người từ 60
tuôi trở lên dự kiến tăng từ 12% (năm 2019) lên hơn 25% vào năm 2050, đánh dấu bước chuyển đổi từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già” vào năm 2036
Dự báo thị trường dịch vụ dành cho người cao tuổi tại khu vực Châu Á Thái Bình
Dương sẽ tăng trưởng 7,7% hàng năm trong giai đoạn 2020-2027, theo Data Bridge Tương
tự, thị trường Việt Nam cũng hứa hẹn tiềm năng lớn, đặc biệt khi tốc độ già hóa dân số
6
Trang 16đứng thứ 3 ASEAN Nhu cầu chăm sóc sức khỏe gia tăng do tuôi tác, thu nhập cao hơn, ý
thức sức khỏe tốt hơn và thời gian rảnh rỗi nhiều hơn khi về hưu biến người cao tuôi thành
nhóm khách hàng tiềm năng cho các thị trường cung cấp sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe
2.1.4.1 Nhu cầu về mạng lưới cơ sở điều trị
Nhóm người cao tuôi là đối tượng sử dụng dịch vụ y tế nhiều nhất, với chỉ phí cao gấp 7-10 lần so với người trẻ Mặc dù chỉ chiếm hơn 10% dân số, họ sử dụng đến hơn 50% tong lượng thuốc Hơn 27% nguoi cao tudi cần hỗ trợ cơ bản như vệ sinh cá nhân, mặc quần áo,
di lại, ăn uống va 90% cần hỗ trợ sử dụng thiết bị công nghệ Mặc dù có hơn 40 cơ sở dưỡng
lão và bảo trợ xã hội cung cấp các dịch vụ chăm sóc nhưng hiện nay Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của nhóm đối tượng này
Báo cáo tại diễn đàn “Cơ hội phát triển ngành dịch vụ kinh doanh cho người cao tuôi
tại Việt Nam”, chỉ ra tiềm năng to lớn của thị trường này, với 20 triệu “khách hàng tiềm năng” vào năm 2035
2.1.4.2 Nhu cầu về dinh dưỡng
Sự phát triển kinh tế và nâng cao nhận thức khiến nhu cầu mua thực phâm chức năng cho người cao tuôi ngày càng tăng Người cao tuôi và gia đình mong muốn sử dụng các sản phẩm để bố sung dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu sức khỏe Bằng chứng là gần 15.000 kết quả tìm kiếm trên Google cụm từ “thực phẩm chức năng cho người cao tuổi” chi trong 0,38 giây Thêm vào đó, thông kê cho thấy chi phí chăm sóc sức khỏe chiêm phần lớn thu nhập của người cao tuôi Báo cáo Xu hướng Tiêu dùng 2023 cho thấy người cao tuổi Việt Nam ngày cảng quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng, họ sẵn sàng chỉ trá nhiều hơn cho các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao giúp họ cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống Tốc độ già hóa dân số nhanh cùng với nhu cầu và khả năng chỉ trả của người cao tuôi ngày cảng được nâng cao đã tạo điều kiện cho xu hướng này trở thành một trong những xu hướng tất yếu trong năm 2024 Chính phủ cũng thể hiện sự quan tâm và đang cô gắng nỗ
lực xây dựng các tô chức xã hội, ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Nhìn
chung, xu hướng này vẫn đang còn rất nhiều tiềm năng để phát triển vượt bậc trong tương lai
2.1.5 Xu hướng sử dụng sản phẩm, dịch vụ có thương hiệu và chất lượng cao
Sử dụng sản phâm và dịch vụ có thương hiệu và chất lượng cao là hành vi tiêu dùng
thông minh, hướng đến những sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi các thương hiệu uy
Trang 17tín, đảm bảo chất lượng cao, mang lại lợi ích thiết thực cho người sử dụng, đặc biệt phù hợp với tầng lớp trung lưu và thượng lưu - tầng lớp đang được mở rộng và thúc đây nhu cầu sử dụng các mặt hàng có thương hiệu, chất lượng cao
2.1.5.1 Sự mỏ rộng và định hình xu hướng tiêu ding cua tang lop trung lưu Vừa qua, Việt Nam đã chứng kiến sự chuyên đổi kinh tế đáng kinh ngạc Sự chuyên đôi tăng trưởng đi kèm với sự mở rộng ôn định của tầng lớp trung lưu, một phân khúc nhân
khẩu học có ý nghĩa đáng kê đối với xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam Trong năm 2024,
Việt Nam sẽ có thêm 4 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu và dự kiến đến 2030 có thêm 23,2 triệu người (theo World Data Lab) Chính mức tăng trưởng vượt trội này đang thúc đây mở rộng nhanh chóng tầng lớp trung lưu tại Việt Nam
Việc gia nhập tầng lớp trung lưu đồng nghĩa với người tiêu dùng có nhiều thu nhập khả
dụng hơn sau khi đã trang trải các chi phí thiết yếu Thu nhập khả dụng được cải thiện,
người tiêu dùng hướng đến chất lượng cuộc sống tốt hơn Từ đó xu hướng ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ chất lương cao và có thương hiệu ngày càng gia tăng
2.1.5.2 Dự báo xu hướng sứ dụng sản phẩm, dịch vụ có thương hiệu và chat luong
cao
Tăng trưởng thực GDP/đầu người Việt Nam cũng như tầng lớp trung lưu ngày cảng mở rộng Do đó, xu hướng sử dụng sản phẩm, dịch vụ có thương hiệu và chất lượng cao được
ưu tiên, dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn 2024-2025
Theo báo cáo của Tô chức nghiên cứu thị trường, Euromonitor chỉ ra quyết định mua hàng của người Việt, khi hon 26% người tiêu dùng Việt thường xuyên mua hàng từ các thương hiệu nỗi tiếng: 35% sẵn sàng mua ít hơn nhưng sẽ lựa chọn các sản phâm cao hơn Một khảo sát khác của Google, 57% người tiêu dùng có mức chi tiêu cao sẽ tiếp tục tăng thêm chỉ tiêu trong I2 tháng tới (giai đoạn 2024-2025) Cùng với đó, nhu cầu trang sức kỳ vọng cũng sẽ tăng mạnh theo sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu và thượng lưu Điền hình là doanh thu trung bình/cửa hàng dự phóng theo năm của PNI công bố thê hiện như hình 2.3
Trang 182.1.6 Xu hướng về sản phâm ICT và điện tử tiêu dùng
Xu hướng sử dụng phẩm ICT và điện tử tiêu dùng là đề cập đến các khuynh hướng và thói quen của người tiêu dùng trong việc sử dụng và tiêu thụ các thiết bị, ứng dụng và dịch
vụ công nghệ số trên nhiều khía cạnh như: thiết bị di động, đồ giá dụng điện tử, trí tuệ nhân tạo,
2.1.6.1 Tình hình nhu cầu về ICT và điện tử tiêu dùng trong năm trước (2023) Năm 2023, kinh tế trong nước ghi nhận sự suy yếu, thị trường tiêu dùng công nghệ thông tin giảm sút Theo đó, mảng tiêu dùng không thiết yếu phản ánh ảnh hướng từ cắt giảm chi tiêu của người dân
Theo ghi nhận của SSI Research về ngành bán lẻ cho thấy mảng ICT và CE bị ảnh hưởng nặng nề nhất Doanh thu máng ICT và CE trong quý IV/2022 và quý I⁄2023 của Thế giới di động lần lượt giảm 25% và 34% so với cùng kỳ năm trước Đối với FPT, doanh thu mảng ICT giảm 22% và 20% so với cùng kỳ trong quý [V/2022 va quy 1/2023
9
Trang 19Từ đó, phần lớn người tiêu dùng đã áp dụng chiến lược tiết kiệm, chủ động cắt giảm chi tiêu đối với những mặt hàng không thiết yếu trong năm 2023 do hiệu ứng tiêu cực từ
suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến sự suy yếu đối với ngành ICT và và điện
tử tiêu dùng
2.1.6.2 Phục hôi nhu cầu về sản phẩm ICT và điện tử tiêu dùng
Tuy có sự chững lại trong hầu hết các giai đoạn trong năm 2023 nhưng ICT và điện tử tiêu dùng vẫn luôn giữ tiềm năng rất lớn cho sự phục hồi và phát triển vượt bậc trong những năm tiếp theo (giai đoạn 2024 -2025) Đồng thời, ICT và điện tử tiêu là ngành “ngắn hạn
xấu, dài hạn tốt” do triển vọng dài hạn vẫn rất hứa hẹn nhờ nhu cầu cầu người tiêu dùng
hiện nay về các vấn để cải thiện về chất lượng công nghệ ngày càng tăng
Với dân số hơn 100 triệu người và nhóm nhân khẩu học trẻ, trong đó 70% dưới 35 tuôi,
dân sô am hiệu công nghệ của Việt Nam cùng với sự phát triển của nền kinh tế internet và
sự mở rộng của tầng lớp trung lưu sẽ tạo nhụ cầu cao về nhiều loại sản phâm từ điện tử tiêu
dùng đến thiết bị gia dụng và duy trì mức tăng trưởng bên vững từ 6%-10%/năm trong giai đoạn 2023-2026, dựa trên báo cáo cha Euromonitor Trong bao cao moi phát hành vào tháng
2/2023 của Công ty chứng khoán VCBS về CTCP Thể giới Di động (MWG), cho rằng doanh thu hai chuỗi Thế giới Di động và Điện máy xanh được dự báo phục hồi chậm ở mức
1 con số, tăng trưởng 7% trong năm 2024
Nhu cầu sản phẩm ICT có thể sẽ bắt đầu phục hồi từ nửa cuỗi 2024 — đầu 2025 sau khi sụt giảm mạnh trong năm 2023 Chăng hạn như đổi với thị trường bán lẻ điện thoại di động
Theo VNDirect, niềm tin của người tiêu dùng phục hồi chậm cho thấy sẽ cần thêm thời gian
để nhu cầu thay điện thoại mới của người tiêu dùng quay trở lại Do đó, kỳ vọng chu kỳ tiêu thụ điện thoại mới sẽ rơi vào nửa đầu năm 2024, khi các mẫu điện thoại mới được ra mắt và nền kinh tế dần phục hồi hình thành xu hướng và ưa chuộng sán phẩm ICT và điện
tử tiêu dùng hơn Và dự đoán phải đến năm 2025 thì doanh thu máng ICT và điện máy mới
có thê trở lại mức tăng trưởng của năm 2022 — mức đỉnh điểm của tiêu dùng sau đại dịch
Vì vậy, sự phục hồi sản phâm ICT và điện tử tiêu dùng là tất yếu, là yếu tố quan trọng trong việc định hình nên xu hướng tiêu dùng trong giai đoạn mới (2024 -2025) Đặc biệt trong thời đại mới, thời đại công nghệ phát triển, xu hướng này đóng vai trò tiên quyết và giữ vai trò quan trọng trong các quyết định mua hàng theo xu hướng của người tiêu dùng hiện nay
2.2 Các yếu tô định hình xu hướng tiêu dùng Việt Nam năm 2024
10
Trang 202.2.1 Yếu tố bên ngoài
2.2.1.1 Yếu tổ kinh tế
Theo một số dự báo của các tô chức uy tín, kinh tế Việt Nam năm 2024 có dấu hiệu
phục hồi khả quan so với năm 2023 Điều này sẽ thúc đây mạnh mẽ nhu cầu tiêu dùng tại
Việt Nam Khi thu nhập người dân tăng lên, họ sẽ có xu hướng mạnh dạn chi tiêu cho các
mặt hàng tiêu dùng, dịch vụ, đầu tư
Sự g1a nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam mang lại sự thách thức, áp lực cạnh tranh lớn đối với doanh nghiệp trong nước Từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp nội địa cần đầu tư vào đổi mới các sản phẩm, năng lực sản xuất và dịch vụ khách hàng để đáp ứng được những tiêu chuẩn cao hơn của thị trường
2.2.1.2 Yếu tô xã hội
Co cau dân số trẻ sẽ tác động mạnh mẽ về nhu câu tiêu dùng cho các sản phẩm mới và hiện đại Dân số trẻ thường kèm theo nhu cầu tiêu dùng đa dạng hơn từ những sản phẩm công nghệ mới cho đến mặt hàng tiêu dùng nhanh Nhóm dân số này có thói quen tiêu dùng hiện đại, theo trào lưu
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam những năm gần đây góp phần tăng trưởng tầng lớp trung lưu Nhóm này là những người có mức sông cao hơn mức tôi thiêu
cần thiết để đáp ứng nhu cầu cơ bản Đây là nguyên nhân cơ bản đòi hỏi làm tăng nhu cầu
về hàng hoá và dịch vụ chất lượng cao
2.2.1.3 Yếu tố công nghệ
Hệ quả của công nghệ 4.0 với một loạt phát minh làm thay đối cách các doanh nghiệp vận hành Big Data thu thập một lượng lớn dữ liệu thông tin từng cá nhân khách hàng Trong marketing, các doanh nghiệp sử dụng AI để phân tích các dữ liệu đã thu thập được
và lưu trữ trong Big Data, từ đó đưa ra những gợi ý về sản phẩm phù hợp đến người dùng Internet of Things (IoT) - một công cụ kết hợp giữa Internet, công nghệ vi cơ điện tử và công nghệ không dây Internet có thể ứng dụng kết nối với các thiết bị hỗ trợ gần gũi với cuộc sống của con người Các công cụ này mô tả và làm tăng tính trải nghiệm của người tiêu dùng trong bôi cảnh xu hướng các nhu cầu về công nghệ tăng cao
2.2.2 Yếu tô bên trong
2.2.2.1 Tuổi tác
Trang 21Hiện nay, nhóm nhân khẩu trẻ đang chiếm ưu thê trong cơ cấu dân sô Họ sẵn sàng tiếp
nhận các xu hướng mới, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử và công nghệ số Phân khúc này
cũng đóng vai trò thúc đây nhu cầu sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao, có xu hướng chỉ tiêu nhiều hơn cho các thiết bị điện tử
Trái lại, Việt Nam cũng đang trải qua quá trình già hoá dân sô Quá trình này đem lại nhiều thử thách và cơ hội cho các ngành kinh tế khác nhau Vấn đề này tạo áp lực về nguồn cung nhân lực, áp lực trên các hệ thống an sinh xã hội, chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ công
cộng khác Song tạo ra nhiều cơ hội lớn trong các hoạt động lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ,
dịch vụ và các sản phẩm dành riêng cho người cao tuôi
2.2.2.2 Lỗi sống cá nhân
Ngày nay, người tiêu dùng Việt Nam đang dần hướng tới lỗi sông công nghệ với sự tiện dụng của các thiết bị thông minh trong nhà, nơi làm việc và đời sống xã hội Không đơn
thuần sử dụng điện thoại để liên lạc, giải trí, làm việc Họ còn kết hợp ứng dụng những thiết
bị thông minh khác Việc ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm thiết yêu mang lại sự tiện ích đáng kế và trải nghiệm thuận tiện cho người dùng Hướng đến lỗi sông tự động hoá,
tiện nghi nhằm mục đích tiết kiệm thời gian và công sức
2.2.2.3 Quan niệm sống
Tiêu dùng xanh được hiểu là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi
trường, không đe doạ đến hệ sinh thái tự nhiên và không gây hại đến sức khoẻ con người Ngày nay, người tiêu dùng Việt Nam đánh giá cao với các sản phẩm thông qua các yếu tô như: nguồn gốc minh bạch, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, thành phần sản phẩm an toàn, bao bì có thê tái chế Những sản phẩm đáp ứng tiêu chí trên sẽ thu hút lượng khách hàng quan tâm Các doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa trong quá trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ bền vững, có trách nhiệm với môi trường
CHUONG III: TONG QUAN VE CONG TY TECH&CARE VA CHIEN LUQC MARKETING CHO SAN PHAM GHE MASSAGE TC24
Linh vực công nghệ và sức khỏe đang chứng kiến sự phát triển bùng nô trong những
năm gần đây do chúng ngày cảng quan trọng trong cuộc sống con người, tạo nên một môi
trường đây tiềm năng cho các hoạt động marketing Năm bắt được điểm giao thoa giữa hai lĩnh vực này là chìa khóa để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, thu hút khách hàng
tiềm năng và tạo dựng thương hiệu uy tín
12