1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chiến lược phát triển trường dự bị đại học dân tộc sầm sơn giai đoạn 2023 2030 tầm nhìn 2045

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến lược Phát triển Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn 2045
Trường học Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Dự thảo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 77,58 KB

Nội dung

- Phát triển Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn phù hợp với quan điểm, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội KT-XH, giáo dục và đào t

Trang 1

ỦY BAN DÂN TỘC TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC SẦM SƠN

CHIẾN LƯỢC Phát triển Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn

giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn 2045 (Kèm theo Tờ trình số 03 /TTr -DBĐHSS ngày 03 tháng 01 năm 2024

của Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn)

THANH HOÁ, THÁNG 01/2024

DỰ THẢO

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Quan điểm

Phát triển Trường Dự bị Đại học (DBĐH) Dân tộc Sầm Sơn giai đoạn 2023

- 2030, tầm nhìn 2045 dựa trên các quan điểm sau:

- Giữ vững sứ mệnh của Nhà trường trong thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về tạo nguồn đào tạo cán bộ cho khu vực miền núi (MN), vùng dân tộc thiểu số (DTTS)

- Phát triển Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn phù hợp với quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), giáo dục và đào tạo khu vực MN, vùng DTTS

- Đổi mới quản lí giáo dục để phát triển và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (nguồn lực con người, cơ sở vật chất, tài chính, khoa học) của Nhà trường, đồng thời thông qua liên kết, hợp tác với các đơn vị ở trong nước để gia tăng đầu tư cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của giáo dục dân tộc trong tình hình mới

- Phát triển quy mô đào tạo, đồng thời thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng theo hướng ổn định nhiệm vụ bồi dưỡng DBĐH, mở rộng nhiệm vụ của nhà trường trong đào tạo hệ trung học phổ thông (THPT) dân tộc nội trú chất lượng cao và nhiệm vụ bồi dưỡng văn hóa, chuyên môn nghiệp

vụ đáp ứng nhu cầu xã hội

2 Căn cứ xây dựng chiến lược phát triển Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn

- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV;

- Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc;

- Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc trong tình hình mới;

- Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế";

- Nghị quyết số 52/NQ-CP, ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm

Trang 3

- Nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 18/11/2019 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 - 2030;

- Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị khoá XII về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Nghị quyết số 10/NQ-CP, ngày 28/01/2022 của Chính phủ về ban hành Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Nghị định số 141/2020/NĐ-CP, ngày 08/12/2020 của Chính phủ quy

định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên DTTS;

- Quyết định số 3885/QĐ-BGD&ĐT-TCCB, ngày 24/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn;

- Quyết định số 2123/2010/QĐ-TTg, ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015;

- Quyết định số 1640/QĐ-TTg, ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường Phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011 - 2015;

- Quyết định số 3033/QĐ-BGDĐT, ngày 30/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đối với vùng đồng bào DTTS lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn

2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

- Quyết định số 1657/QĐ-TTg, ngày 30/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Các văn bản của Quốc Hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ ngành đã được ban hành là căn cứ, cơ sở pháp lý cần thiết để các cấp, các ngành phối hợp hoạt động nhằm không ngừng đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo, đội ngũ cán bộ, phục vụ cho các nỗ lực phát triển KT - XH ở các vùng DTTS và khu vực miền núi, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền và khu vực địa bàn trên phạm vi toàn quốc

2

Trang 4

Nội dung của Chiến lược phát triển Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn giai

đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn 2045 gồm 2 chương:

Chương I: Bối cảnh và thực trạng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm

Sơn

Chương II: Chiến lược phát triển Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm

Sơn giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn 2045

Trang 5

Chương I Bối cảnh và thực trạng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn

I Bối cảnh

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra cơ hội và thách thức to lớn đối với các quốc gia trên thế giới Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực KT - XH, giáo dục và đào tạo có bước đổi mới, đóng góp tích cực vào xây dựng và phát triển toàn diện con người Khoa học công nghệ được đẩy mạnh trong ứng dụng, đổi mới sáng tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đối với vùng dân tộc và MN, Đảng

và Nhà nước, các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị đã dành sự quan tâm đặc biệt; đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và MN Hệ thống cơ sở hạ tầng KT - XH được đầu tư khá đồng bộ; giáo dục, y tế được quan tâm, an sinh

xã hội được đảm bảo; công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả to lớn, đời sống của nhân dân vùng đồng bào DTTS được nâng lên rõ rệt

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đất nước ta đạt được hơn 30 năm đổi mới thì vùng dân tộc và miền núi vẫn là vùng khó khăn nhất của cả nước, chất lượng nguồn nhân lực thấp, đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập Đảng

và Nhà nước ta đang có chủ trương đổi mới cơ bản, toàn diện và mạnh mẽ về giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, trong đó ưu tiên vùng DTTS và MN, phấn đấu

có một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 18/11/2019 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV

về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 - 2030 nêu mục tiêu tổng quát “phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện đời sống nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS” Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục

và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển KT - XH, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Đầu tư thích đáng cho giáo dục và đào tạo chất lượng cao, trình độ cao” Ngày 11/6/2021, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Ủy ban Dân tộc đã ban hành Quyết định số 378/QĐ-UBDT về Chương trình hành động của Ủy ban Dân tộc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam

4

Trang 6

Để phát triển bền vững vùng đồng bào các DTTS và MN, trong thời gian tới chính sách dân tộc và giáo dục dân tộc tiếp tục cần được quan tâm, phát triển đồng bộ, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đối với vùng đồng bào DTTS và MN

II Thực trạng

1 Quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân của Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn là Cơ sở II của Trường DBĐH Dân tộc Trung ương với nhiệm vụ bồi dưỡng DBĐH cho học sinh người DTTS từ tỉnh Quảng Bình trở ra đến Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn Được sự nhất trí của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24 tháng 7 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 3885/QĐ-BGDĐT - TCCB thành lập Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn Nhiệm vụ của trường là tuyển sinh, bồi dưỡng DBĐH cho học sinh DTTS thuộc bảy tỉnh Bắc Trung bộ (từ tỉnh Thừa Thiên -Huế trở ra đến tỉnh Ninh Bình); bồi dưỡng văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu xã hội Qua nhiều lần thay đổi Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục

và Đào tạo, hiện nay, Nhà trường đang thực hiện tuyển sinh, bồi dưỡng DBĐH cho học sinh DTTS, học sinh dân tộc Kinh sống ở khu vực KT - XH đặc biệt khó khăn trong cả nước Đặc biệt, từ ngày 26/9/2022, thực hiện Quyết định số 1127/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn chuyển đơn vị chủ quản từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về trực thuộc Uỷ ban Dân tộc

Sau 20 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự hỗ trợ hợp tác có hiệu quả của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu với trách nhiệm và quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, viên chức, giáo viên và người lao động, trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn ngày càng khẳng định uy tín, chất lượng trong bồi dưỡng DBĐH, đáp ứng yêu cầu tạo nguồn nhân lực cho khu vực MN, vùng DTTS Nhà trường đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc giao về công tác giáo dục dân tộc

Việc xây dựng Chiến lược phát triển Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn 2045 là cần thiết trên cơ sở quán triệt, cụ thể hóa chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết số 88/2019/QH14 tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, ngày 18/11/2019 về việc

Trang 7

phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 52/NQ-CP, ngày 15/6/2016 của Chính phủ về việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 10/NQ-CP, ngày 28/01/2022 của Chính phủ về ban hành Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Nếu được Ủy ban Dân tộc phê duyệt Chiến lược phát triển Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn 2045 sẽ là căn

cứ, cơ sở để Nhà trường tháo gỡ những khó khăn hiện nay về thực hiện chức năng nhiệm vụ, về xây dựng cơ sở vật chất, đồng thời đặt tiền đề thuận lợi cho

sự phát triển ổn định lâu dài của Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và bền vững

2 Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên

2.1 Về cơ cấu tổ chức

Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn có cơ cấu tổ chức thực hiện theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường DBĐH ban hành theo Thông

tư số 14/VBHN-BGDĐT ngày 06/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Cụ thể:

- Tổ chức chính quyền gồm: Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng), 05 Phòng chức năng (Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Bồi dưỡng quản lí chất lượng; Phòng Kế hoạch Tài chính; Phòng Hành chính Quản trị; Phòng Công tác học sinh) và 06 Tổ chuyên môn (Tổ Toán, Tổ Ngữ văn, Tổ Hoá -Sinh, Tổ Lý - Tin - Rèn luyện sức khoẻ, Tổ Sử - Địa - Giáo dục kỹ năng, Tổ Ngoại ngữ)

- Tổ chức Đảng: Đảng bộ Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn trực thuộc Thành ủy Sầm Sơn

- Tổ chức Công đoàn: Công đoàn Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn trực thuộc Công đoàn Giáo dục Việt Nam

- Tổ chức Đoàn Thanh niên: Đoàn Thanh niên Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn trực thuộc Tỉnh đoàn Thanh Hóa

- Tổng số cán bộ, viên chức và người lao động hiện có 141 người Trong

đó, trình độ Tiến sĩ: 03 người, Thạc sĩ: 64 người, cử nhân: 43 người, Trình độ khác: 31 người

2.2 Chất lượng đội ngũ giáo viên

Căn cứ Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT, ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức

số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập Đội ngũ giáo viên của Nhà trường hiện có đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm

vụ được giao Cụ thể như sau:

6

Trang 8

- Về trình độ chuyên môn:

Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, được đào tạo bài bản từ nhiều trường đại học lớn trong nước, đáp ứng yêu cầu đào tạo bậc trung học phổ thông Tổng

số giáo viên hiện có 80 người; trong đó: Tiến sĩ 03 người, Thạc sĩ 57 người, Đại học 20 người, cụ thể:

Năm 2023

Môn học

Toá n

Vật lý

Hóa học

Sinh học

Tin học

Ngữ văn

Lịc

h sử

Địa lý

Tiếng Anh

GDC

Nhà trường luôn chú trọng công tác phát triển đội ngũ, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên làm nghiên cứu sinh, học cao học nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao

- Về trình độ lý luận chính trị:

Hiện nay, Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn có 04 viên chức trình độ cao cấp lý luận chính trị; 23 viên chức trình độ Trung cấp lý luận chính trị

- Năng lực đội ngũ giáo viên:

+ Năng lực dạy học: Đội ngũ giáo viên có kỹ năng sư phạm vững vàng, có đầy đủ các năng lực cần thiết của quá trình dạy học, như năng lực chuẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học; năng lực thiết kế kế hoạch dạy học; năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học; năng lực giám sát đánh giá các hoạt động dạy học; năng lực giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học Kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh được tăng lên hàng năm

+ Năng lực giáo dục: Đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm thực tiễn trong

công tác giáo dục dân tộc; nhiệt tình, trách nhiệm, sâu sát đối với học sinh; Luôn tìm hiểu rõ đặc điểm, tâm tư, tình cảm của đối tượng giáo dục để có biện pháp giáo dục phù hợp

+ Năng lực nghiên cứu khoa học và tự học, tự bồi dưỡng: Hiện nay, chất lượng nghiên cứu khoa học của cán bộ giáo viên Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn đứng tốp đầu khối DBĐH Nhiều giáo viên tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Nhà nước; biên soạn sách tham khảo, tham gia xây dựng nội dung chương trình, giáo trình Hiện có trên 171 bài báo khoa học được nghiệm thu và đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành

2.3 Thành tích đạt được

Nhiều năm liền, tập thể Nhà trường và các đơn vị Phòng, Tổ chuyên môn,

tổ chức đoàn thể được công nhận là Tập thể lao động xuất sắc cấp Bộ; nhận Cờ

Trang 9

thi đua, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của

Ủy ban Dân tộc, của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; nhiều cá nhân nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Các tổ chức Đảng, Đoàn thể nhiều lần nhận khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh uỷ Thanh Hoá, Thành uỷ Sầm Sơn, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam

3 Kết quả đào tạo, bồi dưỡng thời gian qua

Trải qua 20 năm thành lập và phát triển, Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn

đã trở thành đơn vị có uy tín, chất lượng cao trong giáo dục hệ DBĐH, đáp ứng nhu cầu tạo nguồn nhân lực cho khu vực MN, vùng DTTS Nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ xét tuyển và tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho hơn 11 nghìn học sinh DTTS và MN, giúp các em tự tin bước vào các trường đại học, cao đẳng với nhiều ngành nghề khác nhau Các thế hệ học sinh sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng đã trở về MN công tác Nhiều học sinh đã phấn đấu vươn lên trong quá trình học tập, trở thành các nhà khoa học, nhà quản lý, đóng góp đáng

kể vào sự nghiệp phát triển KT - XH của địa phương mình

4 Cơ sở vật chất

Căn cứ Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của Nhà trường hiện có đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao Cụ thể như sau:

- Đất đai: Nhà trường có 02 khu (khu A và khu B) với diện tích đất:

14.878m2 Khu A là 3.251m2, khu B là 11.627m2

- Tổng diện tích sàn xây dựng: 13.488m2, trong đó có 33 phòng học; 04 phòng máy vi tính; 01 phòng đọc thư viện; 01 phòng thí nghiệm; 01 nhà đa chức năng; 70 phòng ở ký túc xá; 01 phòng nhà ăn; 01 Trạm y tế và 01 nhà công vụ giáo viên; 23 phòng làm việc Cụ thể:

+ 01 nhà Điều hành và nhà học 4 tầng khu A: Tổng diện tích 1.650m2 + 01 nhà học 4 tầng khu B: Tổng diện tích 2.470m2

.

+ 01 nhà học 5 tầng khu B: Tổng diện tích 1.980m2

.

+ 01 ký túc xá - nhà ăn 05 tầng khu B: Tổng diện tích 2.952m2

.

+ 01 nhà ký túc xá 3 tầng (02 đơn nguyên) khu A: Tổng diện tích 1.273m2

.

+ 01 nhà Điều dưỡng và làm việc 2 tầng khu A: Tổng diện tích 586m2 + 01 nhà Câu lạc bộ 4 tầng khu A: Tổng diện tích 1.200m2

+ 01 nhà đa chức năng khu B: Tổng diện tích 680m2

.

8

Trang 10

+ 01 Trạm y tế khu B: Tổng diện tích 226m2.

+ 01 nhà công vụ giáo viên khu B: Tổng diện tích 216m2

+ 01 Nhà thường trực, trạm bơm, bể nước 65m2

+ 01 Nhà bảo vệ khu A, nhà để xe khu B và hệ thống vỉa hè khu A&B 190m2

+ Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu A: Nền sân thấp hơn các tuyến đường quanh dự án khoảng 0.4m - 0.5m nên mưa lớn thường xuyên úng ngập sâu, ảnh hưởng đến sinh hoạt sử dụng; Chưa có hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà, chưa có bể nước cứu hỏa, trạm bơm; Chưa có hệ thống cấp nước sạch Thành Phố, đang dùng nước từ giếng khoan; Hệ thống rãnh thoát nước tiết diện thu còn bé

so với lượng nước mỗi khi có mưa lớn; Hệ thống cống thoát nước ra điểm thoát nước khu vực chạy xuyên qua khu vực nhà dân nên khó cho cải tạo thay thế; Tường rào đã cũ và hư hỏng nhiều

+ Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu B: Cấp điện: Nguồn điện được lấy từ 2 Trạm biếp áp đã có của trường (50KVA - 22/0,4KV); Cấp nước: Nguồn nước giếng khoan và nước máy khu vực; Thoát nước: Đã có hệ thống rãnh, hố ga thoát nước mặt và hệ thống xử lý nước thải đồng bộ nhưng chưa đảm bảo yếu tố thoát nước cho trường, vẫn xảy ra tình trạng ngập úng mỗi khi mưa bão xuất hiện; Sân đường: Hiện tại đã có sân đường bê tông, tuy nhiên vị trí các hạng mục phá dỡ cần đổ bê tông cho đồng bộ với hệ thống sân vườn hiện trạng; Hệ thống vỉa hè các tuyến đường nhiều nhánh chưa được đầu tư xây dựng và chưa đồng bộ, chắp vá; Tường rào đã cũ và hư hỏng nhiều

+ Hiện trạng trang thiết bị hỗ trợ hoạt động giảng dạy và học tập: Hiện trạng trang thiết bị của Nhà trường được đầu tư bằng các nguồn vốn khác nhau chủ yếu là nguồn vốn NSNN thường xuyên và không thường xuyên, dùng để mua trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học, phục vụ sinh hoạt ăn, ở nội trú cho học sinh dân tộc thiểu số Phần lớn số trang thiết bị của Nhà trường đưa vào

sử dụng đã lâu, hiện đã xuống cấp, hư hỏng nhiều, cần thiết phải được đầu tư để đảm bảo hoạt động chuyên môn của Nhà trường Trang thiết bị điện tử, tin học được đầu tư trang bị phục vụ trực tiếp công tác giảng dạy học tập cho học sinh chủ yếu máy tính để bàn và máy chiếu Do thời gian sử dụng của loại thiết bị này bình quân là 5 năm, đến nay phần lớn số thiết bị này đã hết khấu hao, hư hỏng, không còn khả năng sửa chữa thay thế, sử dụng; Trang thiết bị phục vụ công tác Thư viện, thực hành thí nghiệm không có nhiều, được sử dụng qua nhiều năm nay đã hết thời gian sử dụng theo quy định; Hệ thống bàn ghế, tủ tài liệu các phòng làm việc đã cũ hỏng nhiều, không đồng bộ, nhiều phòng làm việc

Ngày đăng: 03/07/2024, 15:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w