1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH VÀ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HOÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2020 - 2035

10 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đào tạo Việt Nam học theo định hướng liên ngành và vấn đề thực hiện chiến lược phát triển ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2035
Tác giả Ths. Lê Hồng Sơn
Chuyên ngành Việt Nam học
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 285,42 KB

Nội dung

Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Văn học - Ngôn ngữ học ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH... VÀ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HOÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2020 - 2035 ThS. Lê Hồng Sơn1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Hồ Chí Minh là vùng lõi của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên con người, nền tảng phát triển, trong nhiều năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước. Song hành với kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh cũng được xem là một trong những trung tâm văn hóa lớn nhất của quốc gia. Vị thế này của Thành phố mang tên Bác sẽ càng được củng cố, phát triển bền vững hơn trong tương lai khi mà chính quyền và nhân dân Thành phố thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Xét riêng về văn hóa, Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là địa phương có nhiều lớp văn hóa, nhiều bản sắc văn hóa gắn với quá trình xây dựng và phát triển đất nước về phía nam, mà còn gắn với quá trình những giá trị văn hóa phương Tây - tiêu biểu là văn hóa Pháp bén rễ và phát triển trong đời sống xã hội của người dân Thành phố trong nhiều thập kỷ qua. Trong đời sống xã hội hiện đại, nhân dân Thành phố tiếp tục phát huy tính “mở”, tính “động”, tính “linh hoạt” để tiếp nhận một cách chủ động, có chọn lọc các giá trị văn hóa mới được du nhập từ nhiều quốc gia trên thế giới. Những điều đó đã giúp cho bản sắc văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh vừa có yếu tố truyền thống - nhưng cũng rất hiện đại; vừa có yếu tố văn hóa bản địa, nhưng cũng không thiếu những giá trị văn hóa ở ngoài biên giới quốc gia du nhập vào. Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống mà Nhân dân Thành phố mất nhiều đời để xây dựng, cũng như nhằm tạo thế mới và lực mới cho sự phát triển văn hóa của Thành phố trong giai đoạn tới, năm 2021, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2035” kèm theo Quyết định số 982QĐ-UBND. Với những quan điểm định hướng, mục tiêu phát triển văn hóa một cách cụ thể, Đề án này không chỉ thể hiện những quyết tâm chính trị cao của bộ máy Chính quyền Thành phố đối với sự Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP. Hồ Chí Minh. 479ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH... nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, mà còn mở ra những không gian và cơ hội mới để ngành văn hóa của Thành phố có thể phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thấy rằng, để đạt được các mục tiêu phát triển văn hóa Thành phố được thể hiện trong Đề án trên, vai trò của ngành giáo dục - đào tạo là vô cùng quan trọng, trong đó có các chương trình đào tạo ngành Việt Nam học tất yếu là một mắt xích. Bởi quá trình thực hiện các giải pháp để đạt mục tiêu phát triển văn hóa, đối tượng thụ hưởng những thành quả đó suy đến cùng cũng do con người, vì con người. Chất lượng nguồn lực con người yếu, tất nhiên dẫn đến hiệu quả công việc không cao, sự thụ hưởng thành quả thấp (do thu nhập, do trình độ dân trí, vốn văn hóa chưa cao). Đó là lý do vì sao tác giả xem việc đào tạo ngành Việt Nam học theo định hướng liên ngành có liên đới sâu sắc với sự phát triển ngành văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh. Thực tế, vấn đề đào tạo ngành Việt Nam học theo hướng liên ngành không phải đến bây giờ mới nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, các nhà quản lý giáo dục. Trong các kỳ hội thảo khoa học quốc tế về Việt Nam học, được tổ chức từ năm 1998 đến năm 2021, ở những mức độ khác nhau, một số nhà khoa học đã đề cập đến tính chất liên ngành trong nghiên cứu và đào tạo ngành Việt Nam học. Tháng 72018, Trường Đại học Ngoại ngữ (thuộc Đại học Huế) đã phối hợp với Trường Đại học KHXH NV Hà Nội (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học KHXH NV Thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức hội thảo khoa học có tính chất liên ngành “Nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt”. Tháng 122020, Trường Đại học KHXH NV Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tổ chức tọa đàm khoa học có tính chất đào tạo liên ngành giữa ngành Việt Nam học và tiếng Việt. Việc tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học ở các cấp khác nhau về đào tạo ngành Việt Nam học theo định hướng liên ngành đã cho thấy đây là một vấn đề rất quan trọng, có tác động đến chất lượng nguồn nhân lực ngành Việt Nam học trong mối tương quan với nhu cầu của xã hội, thị trường lao động. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm và đặc điểm của đào tạo liên ngành Cho đến nay, tác giả chưa tiếp cận được nhiều quan điểm lý luận, khái niệm “đào tạo liên ngành” được công bố trong các ấn phẩm khoa học. Tại trang từ điển mở Wikipedia, truy cập vào ngày 862023 có viết rằng: “Liên ngành” là khái niệm liên quan đến việc kết hợp hai hay nhiều ngành hay lĩnh vực thành một hoạt động. Thuật ngữ “liên ngành” thường được sử dụng trong giáo dục và đào tạo để nói đến sự kết hợp nhiều ngành học với nhau để tạo ra ngành đào tạo mới. Ví dụ, ngành Quản lý Hệ thống Thông tin của Học viện Ngân hàng là liên ngành giữa Công nghệ thông tin và Quản trị 480K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH kinh doanh (2023). Nguyễn Hồng Thu và Nguyễn Ngọc Tiến thì nêu quan điểm rằng: Đào tạo theo hướng liên ngành, xuyên ngành được hiểu là tích hợp các lĩnh vực khác nhau trong cùng một ngành đào tạo, để qua đó trang bị cho người học các kiến thức chuyên ngành, đa ngành và đa lĩnh vực, các kĩ năng nghề nghiệp tổng hợp để người học dễ dàng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động. Vì vậy, theo quan điểm của nhóm tác giả, việc phát triển các chương trình đào tạo theo hướng liên ngành, xuyên ngành là chương trình đào tạo không chỉ mang tính liên kết giữa các phân ngành, nhóm ngành như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học giáo dục, khoa học kinh tế,… mà còn có sự giao thoa giữa chúng để tạo ra các học phần mới, các khối kiến thức mới cho người học. Hay nói cách khác, chương trình đào tạo liên ngành, xuyên ngành là các chương trình đào tạo sẽ tích hợp các kiến thức, kĩ năng từ những ngành nghề khác nhau nhưng vẫn đảm bảo đủ các khối kiến thức về đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành của một chương trình đào tạo. Từ một số khái niệm, quan điểm trên về đào tạo liên ngành, chúng ta có thể nhận thấy các đặc điểm của một chương trình đào tạo theo hướng liên ngành là: Cần phải có sự tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau vào cùng một chương trình đào tạo; Sự tích hợp các khối kiến thức dù khác nhau về lĩnh vực, hàm lượng tri thức nhưng phải đảm bảo đạt yêu cầu chuẩn đầu ra về kiến thức, kĩ năng, thái độ của ngành học; Các khối kiến thức được tích hợp phải được xây dựng thành một cấu trúc chương trình có tính hệ thống - logic từ đầu đến cuối, từ kiến thức hàn lâm đến kĩ năng nghề nghiệp. Chương trình đào tạo liên ngành phải cung cấp cho thị trường lao động những con người có thể đáp ứng nhiều yêu cầu công việc ở các vị trí việc làm khác nhau. Điều này được quyết định bởi sự phong phú của các khối kiến thức và kĩ năng mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp với chương trình liên ngành. Những đặc điểm trên đã tạo ra tính đặc sắc của ngành học liên ngành, trong đó có ngành Việt Nam học, đồng thời cũng tạo ra những lợi thế cạnh tranh nhất định giữa các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Có thể các chương trình đào tạo liên ngành, trong đó có ngành Việt Nam học được ra đời và phát triển trên các cơ sở như: Yêu cầu của thị trường lao động nói chung, ngành văn hóa, du lịch nói riêng đòi hỏi người tham gia lao động phải có hệ thống kiến thức toàn diện, hiểu biết nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể “kiêm nhiệm” cùng lúc nhiều hơn 01 vị trí công việc tại nơi làm việc. Đây là xu hướng đang phát triển mạnh ở Việt Nam trong bối cảnh nguồn nhân lực ngành văn hóa, du lịch đang công tác trong các đơn vị sự nghiệp công, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước ngày càng thiếu trầm trọng hơn. Sự mong muốn, kỳ vọng của các cơ sở đào tạo muốn có những chương trình đào 481ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH... tạo mới, những sản phẩm đào tạo khác với cái vốn đang có trong xã hội để thu hút người học, nâng cao lợi thế cạnh tranh của cơ sở mình so với các cơ sở đào tạo khác. Ở một bình diện khác, việc phát triển các chương trình đào tạo liên ngành như Việt Nam học còn bởi sự tác động của xu hướng đào tạo liên ngành của quốc tế, nhất là các nước có nền giáo dục phát triển. Nhu cầu của chính người học muốn bản thân mình cũng “đa ngành nghề” để có thêm nhiều cơ hội trong việc lựa chọn công việc, tính linh hoạt trong quá trình làm việc của họ cũng cao hơn. Xu hướng này đang phát triển mạnh và khác với quan điểm truyền thống rằng “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”; hay quan điểm “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh được Lê Thị Hồng Vân và Phạm Thị Ngọc Thủy (2013) đề cập trong cuốn Kỹ năng nghiên cứu và lập luận. Phương pháp này được tác giả sử dụng khi phân tích một số khái niệm về đào tạo liên ngành để rút ra các đặc điểm của chương trình đào tạo này. Phương pháp này cũng được dùng khi để cập đến các chương trình đào tạo Việt Nam học hiện nay ở Việt Nam, nội dung của Chiến lược phát triển ngành văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2035; đánh giá vai trò của đào tạo Việt Nam học theo định hướng liên ngành với quá trình thực hiện thành công các mục tiêu phát triển ngành văn hoá của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035, đưa ra một số khuyến nghị về hướng đào tạo của ngành Việt Nam học để góp phần phát triển ngành văn hoá của Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học ở Việt Nam hiện nay Tính đến ngày 0862023, qua thống kê bước đầu từ cho thấy ở Việt Nam có các trường đại học sau đào tạo ngành Việt Nam học: Bảng 1. Các cơ sở đào tạo ngành Việt Nam học STT Tên trường đại học Tên ngànhchuyên ngành Khu vực phía Nam 1 Đại học Cần Thơ Hướng dẫn viên du lịch 2 Đại học Tây Đô Việt Nam học 3 Đại học An Giang Việt Nam học 4 Đại học Đồng Tháp Văn hóa - Du lịch 482K YU HI THO KHOA HC: NGHIÊN CU, ÀO TO VIT NAM HC THEO NH HNG LIÊN NGÀNH 5 Đại học Tôn Đức Thắng (TP. Hồ Chí Minh) Chuyên ngành Du lịch và lữ hành (Chương trình chuẩn) Chuyên ngành Du lịch và quản lý du lịch: Chương trình chất lượng cao và chương trình dạy bằng tiếng Anh 6 Đại học quốc tế Hồng Bàng (TP. Hồ Chí Minh) Chương trình cho sinh viên Việt Nam Chương trình cho sinh viên quốc tế 7 Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Hướng dẫn viên du lịch 8 Đại học Sài Gòn Việt Nam học 9 Đại học Văn Hiến (TP. Hồ Chí Minh) Việt Nam học 10 Đại học Hùng Vương (TP. Hồ Chí Minh) Việt Nam học 11 Đại học Nguyễn Tất Thành (TP. Hồ Chí Minh) Việt Nam học 12 Đại học Bình Dương Hướng dẫn viên du lịch 13 Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai) Việt Nam học Khu vực Tây Nguyên 1 Đại học Đà Lạt Việt Nam học Khu vực miền Trung 1 Đại học Quy Nhơn Văn hóa - Du lịch 2 Đại học Quảng Nam Việt Nam học 3 Đại học Sư phạm Đà Nẵng Chương trình Việt Nam học Chương trình Việt Nam học chất lượng cao 4 Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) Việt Nam học 5 Đại học Ngoại Ngữ (Huế) Việt Nam học 6 Đại học Phú Xuân (Huế) Du lịch 7 Đại học Vinh Du lịch 8 Đại học Văn hóa, Thể thao Du lịch Thanh Hóa Du lịch Khu vực phía Bắc 1 Đại học Hoa Lư (Ninh Bình) Hướng dẫn viên du lịch 2 Đại học Sư phạm Hà Nội Việt Nam học 3 Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Việt Nam học 4 Đại học Thủ đô Hà Nội Hướng dẫn viên du lịch 5 Đại học Thăng Long Việt Nam học 6 Đại học KHXH NV Hà Nội Chương trình Việt Nam học dành cho người Việt Nam Chương trình Việt Nam học dành cho người nước ngoài 7 Đại học Phương Đông (Hà Nội) Việt Nam học 8 Đại học Thành Đô (Hà Nội) Hướng dẫn du lịch 9 Đại học Đông Đô (Hà Nội) Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Chuyên ngành Hướng dẫn du lịch Chuyên ngành Quản trị du lịch và khách sạn 483ĐÀO TẠO VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH... 10 Đại học Hải Phòng Việt Nam học 11 Đại học Sao Đỏ (Hải Dương) Việt Nam học Tổng 33 trường đại học có đào tạo ngành Việt Nam học (Có thể chưa đầy đủ) 42 ngành, chuyên ngành hoặc chương trình đào tạo ngành Việt Nam học (Nguồn: Tác giả thống kê từ website của...

Trang 1

VÀ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HOÁ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2020 - 2035

ThS Lê Hồng Sơn* 1

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Thành phố Hồ Chí Minh là vùng lõi của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên con người, nền tảng phát triển, trong nhiều năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước Song hành với kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh cũng được xem là một trong những trung tâm văn hóa lớn nhất của quốc gia Vị thế này của Thành phố mang tên Bác sẽ càng được củng

cố, phát triển bền vững hơn trong tương lai khi mà chính quyền và nhân dân Thành phố thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

Xét riêng về văn hóa, Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là địa phương có nhiều lớp văn hóa, nhiều bản sắc văn hóa gắn với quá trình xây dựng và phát triển đất nước

về phía nam, mà còn gắn với quá trình những giá trị văn hóa phương Tây - tiêu biểu

là văn hóa Pháp bén rễ và phát triển trong đời sống xã hội của người dân Thành phố trong nhiều thập kỷ qua Trong đời sống xã hội hiện đại, nhân dân Thành phố tiếp tục phát huy tính “mở”, tính “động”, tính “linh hoạt” để tiếp nhận một cách chủ động, có chọn lọc các giá trị văn hóa mới được du nhập từ nhiều quốc gia trên thế giới Những điều đó đã giúp cho bản sắc văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh vừa có yếu tố truyền thống - nhưng cũng rất hiện đại; vừa có yếu tố văn hóa bản địa, nhưng cũng không thiếu những giá trị văn hóa ở ngoài biên giới quốc gia du nhập vào

Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống mà Nhân dân Thành phố mất nhiều đời để xây dựng, cũng như nhằm tạo thế mới và lực mới cho sự phát triển văn hóa của Thành phố trong giai đoạn tới, năm 2021, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2035” kèm theo Quyết định số 982/QĐ-UBND Với những quan điểm định hướng, mục tiêu phát triển văn hóa một cách cụ thể, Đề án này không chỉ thể hiện những quyết tâm chính trị cao của bộ máy Chính quyền Thành phố đối với sự

* Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP Hồ Chí Minh.

Trang 2

nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, mà còn mở ra những không gian và cơ hội mới để ngành văn hóa của Thành phố có thể phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thấy rằng, để đạt được các mục tiêu phát triển văn hóa Thành phố được thể hiện trong

Đề án trên, vai trò của ngành giáo dục - đào tạo là vô cùng quan trọng, trong đó có các chương trình đào tạo ngành Việt Nam học tất yếu là một mắt xích Bởi quá trình thực hiện các giải pháp để đạt mục tiêu phát triển văn hóa, đối tượng thụ hưởng những thành quả đó suy đến cùng cũng do con người, vì con người Chất lượng nguồn lực con người yếu, tất nhiên dẫn đến hiệu quả công việc không cao, sự thụ hưởng thành quả thấp (do thu nhập, do trình độ dân trí, vốn văn hóa chưa cao) Đó là lý do vì sao tác giả xem việc đào tạo ngành Việt Nam học theo định hướng liên ngành có liên đới sâu sắc với sự phát triển ngành văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh

Thực tế, vấn đề đào tạo ngành Việt Nam học theo hướng liên ngành không phải đến bây giờ mới nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, các nhà quản lý giáo dục Trong các kỳ hội thảo khoa học quốc tế về Việt Nam học, được tổ chức từ năm 1998 đến năm 2021, ở những mức độ khác nhau, một số nhà khoa học đã

đề cập đến tính chất liên ngành trong nghiên cứu và đào tạo ngành Việt Nam học Tháng 7/2018, Trường Đại học Ngoại ngữ (thuộc Đại học Huế) đã phối hợp với Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học KHXH

& NV Thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức hội thảo khoa học có tính chất liên ngành “Nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học

và tiếng Việt” Tháng 12/2020, Trường Đại học KHXH & NV Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tổ chức tọa đàm khoa học có tính chất đào tạo liên ngành giữa ngành Việt Nam học và tiếng Việt Việc tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học ở các cấp khác nhau về đào tạo ngành Việt Nam học theo định hướng liên ngành đã cho thấy đây là một vấn đề rất quan trọng, có tác động đến chất lượng nguồn nhân lực ngành Việt Nam học trong mối tương quan với nhu cầu của xã hội, thị trường lao động

2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Khái niệm và đặc điểm của đào tạo liên ngành

Cho đến nay, tác giả chưa tiếp cận được nhiều quan điểm lý luận, khái niệm

“đào tạo liên ngành” được công bố trong các ấn phẩm khoa học Tại trang từ điển mở Wikipedia, truy cập vào ngày 8/6/2023 có viết rằng: “Liên ngành” là khái niệm liên quan đến việc kết hợp hai hay nhiều ngành hay lĩnh vực thành một hoạt động Thuật ngữ “liên ngành” thường được sử dụng trong giáo dục và đào tạo để nói đến sự kết hợp nhiều ngành học với nhau để tạo ra ngành đào tạo mới Ví dụ, ngành Quản lý Hệ thống Thông tin của Học viện Ngân hàng là liên ngành giữa Công nghệ thông tin và Quản trị

Trang 3

kinh doanh (2023) Nguyễn Hồng Thu và Nguyễn Ngọc Tiến thì nêu quan điểm rằng: Đào tạo theo hướng liên ngành, xuyên ngành được hiểu là tích hợp các lĩnh vực khác nhau trong cùng một ngành đào tạo, để qua đó trang bị cho người học các kiến thức chuyên ngành, đa ngành và đa lĩnh vực, các kĩ năng nghề nghiệp tổng hợp để người học dễ dàng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động Vì vậy, theo quan điểm của nhóm tác giả, việc phát triển các chương trình đào tạo theo hướng liên ngành, xuyên ngành là chương trình đào tạo không chỉ mang tính liên kết giữa các phân ngành, nhóm ngành như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học giáo dục, khoa học kinh tế,… mà còn có sự giao thoa giữa chúng để tạo ra các học phần mới, các khối kiến thức mới cho người học Hay nói cách khác, chương trình đào tạo liên ngành, xuyên ngành là các chương trình đào tạo sẽ tích hợp các kiến thức, kĩ năng từ những ngành nghề khác nhau nhưng vẫn đảm bảo đủ các khối kiến thức về đại cương,

cơ sở ngành và chuyên ngành của một chương trình đào tạo

Từ một số khái niệm, quan điểm trên về đào tạo liên ngành, chúng ta có thể nhận thấy các đặc điểm của một chương trình đào tạo theo hướng liên ngành là: Cần phải có

sự tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau vào cùng một chương trình đào tạo;

Sự tích hợp các khối kiến thức dù khác nhau về lĩnh vực, hàm lượng tri thức nhưng phải đảm bảo đạt yêu cầu chuẩn đầu ra về kiến thức, kĩ năng, thái độ của ngành học; Các khối kiến thức được tích hợp phải được xây dựng thành một cấu trúc chương trình có tính hệ thống - logic từ đầu đến cuối, từ kiến thức hàn lâm đến kĩ năng nghề nghiệp

Chương trình đào tạo liên ngành phải cung cấp cho thị trường lao động những con người có thể đáp ứng nhiều yêu cầu công việc ở các vị trí việc làm khác nhau Điều này được quyết định bởi sự phong phú của các khối kiến thức và kĩ năng mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp với chương trình liên ngành

Những đặc điểm trên đã tạo ra tính đặc sắc của ngành học liên ngành, trong đó có ngành Việt Nam học, đồng thời cũng tạo ra những lợi thế cạnh tranh nhất định giữa các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

Có thể các chương trình đào tạo liên ngành, trong đó có ngành Việt Nam học được ra đời và phát triển trên các cơ sở như:

Yêu cầu của thị trường lao động nói chung, ngành văn hóa, du lịch nói riêng đòi hỏi người tham gia lao động phải có hệ thống kiến thức toàn diện, hiểu biết nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể “kiêm nhiệm” cùng lúc nhiều hơn 01 vị trí công việc tại nơi làm việc Đây là xu hướng đang phát triển mạnh ở Việt Nam trong bối cảnh nguồn nhân lực ngành văn hóa, du lịch đang công tác trong các đơn vị sự nghiệp công, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước ngày càng thiếu trầm trọng hơn

Sự mong muốn, kỳ vọng của các cơ sở đào tạo muốn có những chương trình đào

Trang 4

tạo mới, những sản phẩm đào tạo khác với cái vốn đang có trong xã hội để thu hút người học, nâng cao lợi thế cạnh tranh của cơ sở mình so với các cơ sở đào tạo khác

Ở một bình diện khác, việc phát triển các chương trình đào tạo liên ngành như Việt Nam học còn bởi sự tác động của xu hướng đào tạo liên ngành của quốc tế, nhất là các nước có nền giáo dục phát triển

Nhu cầu của chính người học muốn bản thân mình cũng “đa ngành nghề” để có thêm nhiều cơ hội trong việc lựa chọn công việc, tính linh hoạt trong quá trình làm việc của họ cũng cao hơn Xu hướng này đang phát triển mạnh và khác với quan điểm truyền thống rằng “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”; hay quan điểm “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh được Lê Thị

Hồng Vân và Phạm Thị Ngọc Thủy (2013) đề cập trong cuốn Kỹ năng nghiên cứu và

lập luận Phương pháp này được tác giả sử dụng khi phân tích một số khái niệm về

đào tạo liên ngành để rút ra các đặc điểm của chương trình đào tạo này Phương pháp này cũng được dùng khi để cập đến các chương trình đào tạo Việt Nam học hiện nay

ở Việt Nam, nội dung của Chiến lược phát triển ngành văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2035; đánh giá vai trò của đào tạo Việt Nam học theo định hướng liên ngành với quá trình thực hiện thành công các mục tiêu phát triển ngành văn hoá của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035, đưa ra một số khuyến nghị về hướng đào tạo của ngành Việt Nam học để góp phần phát triển ngành văn hoá của Thành phố

Hồ Chí Minh theo hướng bền vững

3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học ở Việt Nam hiện nay

Tính đến ngày 08/6/2023, qua thống kê bước đầu từ cho thấy ở Việt Nam có các trường đại học sau đào tạo ngành Việt Nam học:

Bảng 1 Các cơ sở đào tạo ngành Việt Nam học

Khu vực phía Nam

Trang 5

5 Đại học Tôn Đức Thắng (TP Hồ Chí Minh)

Chuyên ngành Du lịch và lữ hành (Chương trình chuẩn) Chuyên ngành Du lịch và quản lý du lịch: Chương trình chất lượng cao và chương trình dạy bằng tiếng Anh

6 Đại học quốc tế Hồng Bàng (TP Hồ Chí Minh) Chương trình cho sinh viên Việt Nam

Chương trình cho sinh viên quốc tế

7 Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Hướng dẫn viên du lịch

9 Đại học Văn Hiến (TP Hồ Chí Minh) Việt Nam học

10 Đại học Hùng Vương (TP Hồ Chí Minh) Việt Nam học

11 Đại học Nguyễn Tất Thành (TP Hồ Chí Minh) Việt Nam học

13 Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai) Việt Nam học

Khu vực Tây Nguyên

Khu vực miền Trung

3 Đại học Sư phạm Đà Nẵng Chương trình Việt Nam học

Chương trình Việt Nam học chất lượng cao

8 Đại học Văn hóa, Thể thao & Du lịch Thanh Hóa Du lịch

Khu vực phía Bắc

1 Đại học Hoa Lư (Ninh Bình) Hướng dẫn viên du lịch

6 Đại học KHXH & NV Hà Nội Chương trình Việt Nam học dành cho người Việt Nam

Chương trình Việt Nam học dành cho người nước ngoài

7 Đại học Phương Đông (Hà Nội) Việt Nam học

8 Đại học Thành Đô (Hà Nội) Hướng dẫn du lịch

9 Đại học Đông Đô (Hà Nội)

Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Chuyên ngành Hướng dẫn du lịch

Chuyên ngành Quản trị du lịch và khách sạn

Trang 6

10 Đại học Hải Phòng Việt Nam học

11 Đại học Sao Đỏ (Hải Dương) Việt Nam học

Tổng 33 trường đại học có đào tạo ngành Việt Nam

học (Có thể chưa đầy đủ)

42 ngành, chuyên ngành hoặc chương trình đào tạo ngành Việt Nam học

(Nguồn: Tác giả thống kê từ website của các Trường Ngày 8/6/2023)

Bảng thống kê (có thể chưa đầy đủ) đã phản ảnh “độ phủ sóng” của ngành Việt Nam học trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam Bảng trên cho thấy ngành Việt Nam học được tổ chức đào tạo từ trường công lập đến trường ngoài công lập, từ trường địa phương đến trường có vi mô cấp vùng, từ trường vốn có thương hiệu về khối ngành khoa học kỹ thuật đến trường vốn đã nổi tiếng ở khối ngành xã hội nhân văn Hơn nữa, bảng thống kê cũng cho thấy nhiều trường đại học đã phát triển ngành Việt Nam học thành nhiều chuyên ngành và chương trình đào tạo khác nhau Điều đó cũng minh chứng cho hướng phát triển đào tạo chuyên sâu hơn của ngành Việt Nam học Sự phát triển hiện tại của ngành Việt Nam học là nền tảng để ngành học này phát triển mạnh hơn trong thời gian tới, từ đó có những đóng góp lớn hơn trong sự nghiệp

xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước.

Bảng trên cũng cho thấy tại TP Hồ Chí Minh có 7 trường đại học đào tạo ngành Việt Nam học, chiếm 22,6% so với tổng số 31 trường mà tác giả thống kê được Chi tiết hơn, các trường đại học tại TP Hồ Chí Minh có 10 ngành/ chuyên ngành và chương trình đào tạo ngành Việt Nam học, chiếm 25,0% trong tổng số ngành/ chuyên ngành, chương trình đào tạo được thống kê Dữ liệu này đã minh chứng được vai trò trung tâm giáo dục ngành Việt Nam học của Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước

Ý nghĩa hơn, qua tìm hiểu nội dung chương trình, mục tiêu đào tạo của ngành Việt Nam học ở tất cả các trường trên, tác giả nhận thấy rằng ngành học này sẽ đào tạo ra những công dân toàn diện cả về kiến thức, kĩ năng, đạo đức nghề nghiệp Hơn nữa, môi trường làm việc của ngành học này cũng rất rộng lớn Do đó, chúng ta có thể phần nào đánh giá được vai trò, ý nghĩa của các trường đại học có đào tạo ngành Việt Nam học với sự phát triển văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035 nói riêng, tổng thể sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thành phố nói chung

3.2 Vai trò của ngành Việt Nam học theo định hướng liên ngành với việc thực hiện các mục tiêu phát triển ngành văn hoá của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035

Các mục tiêu phát triển ngành văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm

2035 được thể hiện tại Đề án “Chiến lược phát triển ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí

Minh giai đoạn 2020 - 2035”, được Ủy ban Nhân dân Thành phố ban hành năm 2021

kèm theo Quyết định số 982/QĐ-UBND Cụ thể những mục tiêu này là:

Trang 7

- Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành một trung tâm văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực văn hóa, nghệ thuật và công tác gia đình lớn của cả nước, có thị trường mỹ thuật, sân khấu - điện ảnh và nghệ thuật biểu diễn phát triển mạnh đứng đầu cả nước

- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị; gia đình tiến bộ, hạnh phúc; nâng cao chất lượng và hiệu quả của các chương trình, mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc, các giá trị văn hóa mang nét đặc trưng của Thành phố; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, giảm dần sự cách biệt về mức hưởng thụ văn hóa giữa đô thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư

- Đổi mới cơ chế quản lý văn hóa phù hợp với quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; phát triển mạnh các ngành văn hóa giải trí, kết hợp với du lịch, xây dựng Thành phố thành trung tâm văn hóa giải trí với nhiều loại hình của cả nước và khu vực; chú trọng việc đầu tư và nâng cao chất lượng sáng tác văn học, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật

- Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các quốc gia, thực hiện đa dạng hóa hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; hỗ trợ quảng bá văn hóa nghệ thuật dân tộc và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài (Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 2021)

Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh cũng thể hiện quyết tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống cơ quan nhà nước thuộc ngành văn hóa bằng nhiều giải pháp căng cơ, lâu dài mang tầm chiến lược Điều này được thể hiện tại Đề

án “Chiến lược phát triển ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020

- 2035” của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, và Nghị quyết chuyên đề

về lãnh đạo tổ chức thực hiện Chương trình phát triển nhân lực về văn hóa, thể thao Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2035 của Đảng ủy Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

Với những mục tiêu phát triển ngành văn hóa, cũng như mong muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành văn hóa của chính quyền và Nhân dân Thành phố

Hồ Chí Minh nêu trên, các trường đại học trên địa bàn Thành phố có đào tạo ngành Việt Nam học sẽ có nhiều cơ hội để thể hiện vai trò của mình Dưới đây, tôi xin đề cập một số khía cạnh:

- Góp phần nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ công chức, viên chức đang giữ chức vụ quản lý trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công của ngành văn hóa

Trang 8

của Thành phố Hồ Chí Minh Nhờ đó, các quyết định quản lý của họ chính xác và hiệu quả hơn, thông qua đó, tổ chức có thể đạt được các mục tiêu phát triển thuận lợi hơn

- Góp phần quan trọng vào phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thừa hành làm việc trong khối nhà nước, tư nhân vượt trội so với mặt bằng chung của cả nước và hướng tới đạt chuẩn trình độ quốc tế Đây là động lực chính, có ý nghĩa quyết định đối với việc hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển văn hóa của Thành phố trong giai đoạn tới

- Góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ nhà nghiên cứu về văn hóa, du lịch

cả về chất và lượng Lực lượng này sẽ góp phần giúp cho chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh có được những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng, ban hành, đổi mới các chủ trương, chính sách để thu hút các nguồn đầu tư, giải quyết hiệu quả các hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn phát triển ngành văn hóa của Thành phố trong thời gian qua

- Góp phần mở ra các cơ hội để kết nối - xây dựng và phát triển các mối quan hệ giữa chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh với các đối tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa ở các khía cạnh: đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư Điều này cho phép Thành phố có điều kiện thụ hưởng những thành tựu của các quốc gia đối tác thông qua hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực văn hóa Nhờ đó, Thành phố

Hồ Chí Minh không chỉ có thể rút ngắn thời gian thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa, mà còn chất lượng của các mục tiêu còn được cải thiện đáng kể

Tuy nhiên trên thực tế, ở Thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua cho thấy lực lượng nhân sự được đào tạo chuyên môn ngành Việt Nam học chưa tham gia công tác nhiều các cơ quan công quyền liên quan đến ngành Việt Nam học Điều này được minh chứng qua tỷ lệ những viên chức, công chức, người lao động tốt nghiệp từ ngành Việt Nam học trong hệ thống cơ quan, đơn vị nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh khá khiêm tốn so với nhân sự tốt nghiệp các ngành Luật, Kinh tế, Hành chính công, Quản

lý công, Quản lý văn hóa, Chính trị…

3.3 Khuyến nghị một số hướng đào tạo của ngành Việt Nam học để góp phần phát triển ngành Văn hoá của Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững

Vai trò của các trường đại học có đào tạo ngành Việt Nam học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển ngành văn hoá của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035 đã được đề cập ở trên Tuy nhiên, trước sự thay đổi nhanh chóng của môi trường làm việc, môi trường kinh tế cũng như yêu cầu phát triển ngành văn hóa Thành phố phát triển bền vững và vươn lên một tầm cao mới

phù hợp với thời đại, với tầm vóc là trung tâm kinh tế - tài chính - văn hóa lớn của khu

Trang 9

vực Đông Nam Á và châu Á, chúng ta cần duy trì, phát triển các hướng đào tạo mới đối với ngành Việt Nam học Dưới đây là một số khuyến nghị của tác giả tham luận:

- Gia tăng các chương trình đào tạo liên ngành ở bậc đào tạo nghề nghiệp: trung cấp, cao đẳng bên cạnh các chương trình đào tạo liên ngành ở bậc cao hơn

- Đào tạo liên ngành gắn với đào tạo liên chương trình: chương trình chất lượng cao trong nước - chương trình có yếu tố quốc tế - chương trình quốc tế nhưng đặt cơ

sở đào tạo tại Việt Nam

- Đào tạo liên ngành gắn với các chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo đặt tại nước ngoài: thời gian hoàn thành chương trình đào tạo của người học được cấu trúc thành 2 phân đoạn: phân đoạn học tại Việt Nam và phân đoạn học tại nước ngoài

- Xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo liên ngành cần có sự tham gia sâu rộng và tích cực hơn của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau

- Nội dung, mục tiêu đào tạo của các chương trình đào tạo liên ngành cần bám sát, các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, văn hóa ở tầm quốc gia; xu hướng phát triển kinh tế, văn hóa của thế giới

- Phát triển mô hình đào tạo liên ngành mà người học có thể đồng thời học song ngành, đa ngành trong cùng một giai đoạn

- Trong các chương trình đào tạo liên ngành, tùy bậc học, tùy đối tượng người học

mà có thể cân đối để đưa các kiến thức về đô thị học, nông thôn học, biến đổi khí hậu

và các hiện tượng thời tiết cực đoan; khủng hoảng kinh tế, chính trị, y tế cộng đồng ở quy mô quốc gia, quốc tế

4 KẾT LUẬN

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất Việt Nam Theo những định hướng mục tiêu phát triển trong tương lai, đây vẫn tiếp tục là địa phương đi đầu trong cả nước

về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, những hạn chế của nguồn nhân lực là một trong số những rào cản lớn nhất để chính quyền

và Nhân dân Thành phố tiếp tục duy trì, và phát triển xứng tầm là đầu tàu kinh tế của

cả nước Bởi suy đến cùng, mọi hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội dù ở cấp độ nào cũng do yếu tố con người quyết định

Từ thực tiễn đó, các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, các trường có đào tạo ngành Việt Nam học nói riêng cần phát huy vai trò của mình một cách tích cực hơn trong việc cùng với chính quyền và Nhân dân Thành phố từng bước giải quyết các hạn chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành văn hóa Để làm được điều đó, cần có nhiều sự nỗ lực của các bên liên quan, và cần nỗ lực ở nhiều khía

Trang 10

cạnh công việc khác nhau Trong đó, tác giả cho rằng các trường đại học không ngừng cải tiến, phát triển các chương trình đào tạo ngành Việt Nam học theo hướng mở rộng không gian, hình thức, cấp bậc đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đảng ủy Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (2021) Nghị quyết chuyên

đề về lãnh đạo tổ chức thực hiện Chương trình phát triển nhân lực về văn hóa, thể thao Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2035.

2 Trần Thu Hà & Nguyễn Minh Khoa (2006) “Đề xuất giải pháp cho mô hình đào tạo

liên ngành có đào tạo nghề song song” Tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật Số 2

(2) Tr 50 - 56

3 Nguyễn Hồng Thu & Nguyễn Ngọc Tiến (2023) “Trao đổi về đào tạo liên ngành,

xuyên ngành trong giai đoạn hiện nay - Thực tiễn khối ngành kinh tế ở Trường Đại

học Thủ Dầu Một” Bài đăng trên website của Hội Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh

https://www.hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao-doi/trao-doi-ve-dao-tao-lien-nganh- xuyen-nganh-trong-giai-doan-hien-nay-thuc-tien-khoi-nganh-kinh-te-o-truong-dai-hoc-thu-dau-mot/ Truy cập ngày 8/6/2023

4 Từ điển mở Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn_ng%C3% A0nh#:~:text=Thu%E1%BA%ADt%20ng%E1%BB%AF%20li%C3%AAn%20

n g % C 3 % A 0 n h % 2 0 t h % C 6 % B 0 % E 1 % B B % 9 D n g , v % C 3 % A 0 % 2 0 qu%E1%BA%A3n%20tr%E1%BB%8B%20kinh%20doanh Truy cập ngày 8/6/2023

5 Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2021) Quyết định số 982/QĐ-UBND

Phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển ngành văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2035”.

6 Lê Thị Hồng Vân, Phạm Thị Ngọc Thủy (2013) Kỹ năng nghiên cứu và lập luận

NXB Hồng Đức và Hội Luật gia Việt Nam Hà Nội

Ngày đăng: 22/04/2024, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN