1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhom8 huynh thanh hieu 2021008266nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử để thanh toán của sinh viên trên địa bàn thành phố hồ chí minh

88 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử để thanh toán của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Huỳnh Thanh Hiếu, Bùi Thị Trâm Anh, Nguyễn Thị Thùy Dương, Trần Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Như Ý
Người hướng dẫn Huỳnh Quốc Tuấn
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Nghiên cứu Marketing
Thể loại Bài thi kết thúc học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 8,7 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (16)
    • 1.1 TÍNH CẤP THI T C Ế ỦA ĐỀ TÀI (0)
    • 1.2 M ỤC TIÊU NGHIÊN C U ............................................................... 4 Ứ (17)
    • 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PH M VI NGHIÊN C U .................................. 5 Ạ Ứ (0)
      • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu (18)
      • 1.3.2 Ph ạm vi nghiên c u ..................................................................... 5 ứ (18)
    • 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (18)
      • 1.4.1 Nghiên cứu định tính (18)
      • 1.4.2 Nghiên cứu định lượng (19)
    • 1.5 GI Ả THUY T NGHIÊN C U ......................................................... 6 Ế Ứ (0)
      • 1.5.1 Khái niệm v ề ví điện tử (19)
      • 1.5.2 Khái niệm v than ề h toán điện tử (0)
      • 1.5.3 Khái niệm v ề ý định sử dụng d ch v ị ụ (20)
      • 1.5.4 Gi ả thuyết “Nhận thức dễ sử dụng” (20)
      • 1.5.5 Gi ả thuyết “Nhậ n thức r ủi ro” (21)
      • 1.5.6 Gi ả thuyết “Ảnh hưởng xã hội” (22)
      • 1.5.7 Gi ả thuyết “Nhậ n thức ni ềm tin” (22)
      • 1.5.8 Gi ả thuyết “Nhận thức danh tiếng” (23)
      • 1.5.9 Gi ả thuyết “Nhậ n th ức riêng tư/bả o mật” (24)
      • 1.5.10 Gi ả thuyết “Thái độ sử dụng” (24)
    • 1.6 THANG ĐO VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT (25)
      • 1.6.1 Xây dựng thang đo (25)
      • 1.6.2 Mô hình nghiên c ứu đề xu t ...................................................... 16 ấ (29)
    • 1.7 K ẾT CẤU CỦA NGHIÊN C U ..................................................... 17 Ứ TÓM TẮT CHƯƠNG 1 (30)
  • CHƯƠNG 2 (31)
    • 2.1 THÔNG TIN V M U .................................................................... 18 Ề Ẫ (0)
      • 2.1.1 Thi ết k nghiên c ế ứu định tính (0)
      • 2.1.2 Thi ết k nghiên c ế ứu định lượng (0)
      • 2.1.3 K ết qu thông tin v m ả ề ẫu (0)
    • 2.2 KI ỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY C ỦA THANG ĐO BẰ NG CRONBACH’S ALPHA (34)
      • 2.2.1 Ki ểm định độ tin cậy v ới thang đo “Nhậ n th c d s d ứ ễ ử ụ ” ng (0)
      • 2.2.2 Ki ểm định độ tin cậy v ới thang đo “Nhậ n th c r ứ ủi ro” (36)
      • 2.2.3 Ki ểm định độ tin cậy với thang đo “Ảnh hưởng xã hội” (36)
      • 2.2.4 Ki ểm định độ tin cậy v ới thang đo “Nhậ n th c ni ứ ềm tin” (37)
      • 2.2.5 Ki ểm định độ tin cậy v ới thang đo “Nhậ n th c danh ti ứ ếng” (0)
      • 2.2.6 Ki ểm định độ tin cậy v ới thang đo “Nhậ n th ức riêng tư/bảo mật” 25 (38)
      • 2.2.7 Ki ểm định độ tin cậy v ới thang đo “Thái độ ử ụng” ............ 25 s d (38)
      • 2.2.8 Ki ểm định độ tin cậy v ới thang đo “Ý đị nh s d ử ụng” (39)
    • 2.3 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO BẰNG PHÂN TÍCH NHÂN T KHÁM Ố PHÁ EFA (39)
      • 2.3.1 K ết qu phân tích nhân t EFA cho các bi ả ố ến độ ập ............ 27 c l (0)
      • 2.3.2 K ết qu phân tích nhân t EFA cho bi n ph thu c ................. 30 ả ố ế ụ ộ (0)
    • 2.4 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN PEARSON VÀ HỒI QUY (44)
      • 2.4.1 Ki ểm tra h s ệ ố tương quan giữa các biến (0)
      • 2.4.2 Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính (45)
    • 2.5 KI ỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BI T GI A CÁC BI N ....................... 35 Ệ Ữ Ế (0)
      • 2.5.1 Ki ểm định Chi bình phương (Chi-square) (48)
      • 2.5.2 Ki ểm định sự khác bi t v tr trung bình ệ ề ị (0)
      • 2.5.3 Ki ểm định Oneway ANOVA (51)
  • CHƯƠNG 3 (53)
    • 3.1 K ẾT LUẬN (53)
    • 3.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ (54)
      • 3.2.1 Nh ận th c d s d ng ............................................................... 41 ứ ễ ử ụ (0)
      • 3.2.2 Nh ận thức riêng tư/bảo mật (54)
      • 3.2.3 Thái độ sử dụng (54)

Nội dung

Từ thực tế trên, kết hợp với việc tiếp thu các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, nhóm tác giả đi đến quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý Đ

M ỤC TIÊU NGHIÊN C U 4 Ứ

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử để thanh toán của sinh viên trên địa bàn TP.HCM.

- Xem xét mối quan hệ và mức độ tác động của các yếu tố này đến định sử ý dụng dịch vụ ví điện tử để thanh toán của sinh viên trên địa bàn thành phố (Đo lường mức độ ảnh hưởng).

ĐỐI TƯỢNG VÀ PH M VI NGHIÊN C U 5 Ạ Ứ

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

• Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử để thanh toán của sinh viên trên địa bàn TP.HCM.

• Đối tượng khảo sát: Các sinh viên trên địa bàn TP HCM đã hoặc chưa sử dụng ví điện tử

• Khách thể nghiên cứu: Các sinh viên trên địa bàn TP.HCM chưa sử dụng nhưng đã có tìm hiểu hoặc chưa tìm hiểu về v điện tử.í

• Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn TP.HCM

• Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ đầu tháng 6 đến 26/8/2022.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là phương pháp nghiên cứu định lượng có sự bổ trợ của phương pháp nghiên cứu định tính Được thực hiện qua 2 bước: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu đã sử dụng nhiều kỹ thuật nghiên cứu định tính nhằm góp phần làm rõ vấn đề nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng Các kỹ thuật nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này gồm:

• Phương pháp duy vật biện chứng: làm cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận của đề tài nghiên cứu

• Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin.

GI Ả THUY T NGHIÊN C U 6 Ế Ứ

• Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để bổ sung, loại bỏ hay điều chỉnh các biến trong mô hình đã đưa ra để áp dụng phù hợp nhất vào thực trạng của TP.HCM

Dựa trên bảng câu hỏi đã soạn, nhóm tiến hành thu thập dữ liệu bằng cách khảo sát qua Google Form và đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội Sau khi thu được 270 mẫu, nhóm tiến hành thống kê tỷ lệ trả lời của người tham gia khảo sát, từ đó thu thập, sắp xếp dữ liệu trên Excel Tiếp đó, dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm kiểm định thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy nhằm đánh giá mô hình đề xuất, khám phá và kiểm định các giả thuyết Từ đó, đưa ra kết luận và đánh giá, đề xuất phù hợp

1.5.1 Khái niệm về ví điện tử

Theo Pachpande và Kamble (2018), ví điện tử là một loại thẻ hoạt động bằng điện tử và cũng được sử dụng cho các giao dịch được thực hiện trực tuyến thông qua máy tính hoặc điện thoại thông minh và tiện ích của nó giống như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ

Ví điện tử là dịch vụ sử dụng tài khoản điện tử định danh do tổ chức cung cấp dịch vụ tạo lập trên các thiết bị như chip điện tử, sim điện thoại hay máy tính Tài khoản này được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương số tiền chuyển từ tài khoản ngân hàng của khách hàng vào tài khoản đảm bảo của tổ chức cung cấp dịch vụ Tài khoản ví điện tử có thể lưu giữ giá trị tiền tệ và được sử dụng làm phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Ví điện tử được biết đến như một ví kỹ thuật số hay ví di động (Uddin & Akhi, 2014) Khi điện thoại thông minh là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện nay, thì nó trở thành bàn đạp cho sự hình thành của ví kỹ thuật số và số lượng người sử dụng ví kỹ thuật số đã tăng trưởng khổng lồ (Bantwa & Padiya, 2020)

1.5.2 Khái niệm về thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử, còn được gọi là thanh toán trực tuyến, là hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt đã trở nên phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây Thanh toán điện tử liên quan đến việc thực hiện giao dịch qua internet, cho phép người dùng tiến hành các hoạt động như thanh toán, chuyển tiền, nạp hoặc rút tiền một cách thuận tiện và an toàn.

Theo Abrazhevich (2004), hệ thống thanh toán điện tử như một hình thức cam kết tài chính có liên quan đến người mua và người bán thông qua việc sử dụng các thông tin liên lạc điện tử O Adeoti và K Osotimehin (2012) lại cho rằng hệ thống thanh toán điện tử là một phương tiện điện tử thực hiện việc thanh toán hàng hóa và dịch vụ mua sắm trực tuyến tại các siêu thị và trung tâm mua sắm Ngoài ra, Kaur và cộng sự (2015) định nghĩa thanh toán điện tử là các khoản thanh toán trong môi trường thương mại điện tử với hình thức trao đổi tiền thông qua các phương tiện điện tử

1.5.3 Khái niệm về ý định sử dụng dịch vụ

Theo mô hình Lý thuyết Hành vi được lập luận (TPB) của Ajzen, ý định đóng vai trò là yếu tố dự đoán hành vi tương lai Nó là động lực thúc đẩy cá nhân hành động, bị ảnh hưởng bởi thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi của họ TPB cho rằng ý định là tiền đề trung gian của hành vi, do đó việc nghiên cứu ý định sử dụng sẽ cung cấp thông tin dự đoán mạnh mẽ về hành vi sử dụng thực tế.

1.5.4 Giả thuyết “Nhận thức dễ sử dụng”

Theo Davis (1989), nhận thức dễ sử dụng là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể mà không tốn nhiều sức lực Một nghiên cứu của Venkatesh và cộng sự (2002) cho thấy rằng mối tương quan giữa tính dễ sử dụng được nhận thức và ý định hành vi sử dụng là cùng chiều và đáng kể Tính dễ sử dụng và thân thiện với người dùng của công nghệ dịch vụ web cũng có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu ích được nhận thức và ý định hành vi (Al-Maroof & Al-Emran, 2018) Thực tế hiện nay các ví điện tử đang ngày càng tối ưu hóa quy trình đăng ký và cách thức sử dụng thuận tiện nhất cho người dùng, nhằm thu hút người dùng sử dụng dịch vụ của công ty.

Giả thuyết H1: Yếu tố “Nhận thức dễ sử dụng” có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử để thanh toán của sinh viên.

1.5.5 Giả thuyết “Nhận thức rủi ro”

Bauer (1960) cho rằng, nhận thức rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn và những hậu quả liên quan đến hành động của người tiêu dùng Theo lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB), nhận thức rủi ro có thể làm giảm kiểm soát hành vi của người tiêu dùng không chắc chắn và sẽ có tác động tiêu cực đến quyết định hành vi của họ Ngược lại, nếu nhận thức rủi ro liên quan đến các giao dịch trực tuyến được giảm và người tiêu dùng có thể kiểm soát hành vi hơn trong môi trường trực tuyến, họ sẵn sàng giao dịch (Pavlou, 2001) Nhiều rủi ro khi thực hiện các giao dịch tài chính thông qua Internet có thể cản trở việc chấp nhận thanh toán điện tử (Kamel và Hassan, 2003).

Vai trò của nhận thức rủi ro đã được kiểm nghiệm rộng rãi trong các ngành thương mại để hiểu về việc mua sản phẩm hay dự định mua sản phẩm của khách hàng Wong và Chang (2005) cho rằng nhận thức rủi ro nảy sinh từ sự không chắc chắn mà khách hàng phải đối mặt khi họ không biết trước được kết quả xảy ra sau khi họ quyết định mua hàng Nó được nhấn mạnh rằng, người sử dụng bị ảnh hưởng chỉ bởi nhận thức của họ về rủi ro, bất chấp rủi ro đó có tồn tại thật sự hay không (Braja Podder, 2005) Như vậy, có cơ sở để cho rằng nhiều khách hàng tin việc thực hiện giao dịch tài chính thông qua Internet là một việc làm rủi ro.

Giả thuyết H : Yếu tố “Nhận thức rủi ro” có tác động ngược chiều đến ý định sử 2 dụng dịch vụ ví điện tử để thanh toán của sinh viên.

1.5.6 Giả thuyết “Ảnh hưởng xã hội” Ảnh hưởng xã hội là mức độ mà một cá nhân thấy rằng những người quan trọng đối với họ nghĩ rằng nên sử dụng hệ thống thông tin mới (Venkatesh và cộng sự, 2003) Các cá nhân có xu hướng bị ảnh hưởng bởi lời khuyên hoặc phản hồi từ mọi người trong giai đoạn đầu sử dụng công nghệ mà không có đủ kinh nghiệm và niềm tin (Vi và cộng sự, 2020) Ngày nay các công ty thường xuyên có những chương trình tri ân cho khách hàng, khuyến khích người dùng giới thiệu ví điện tử cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp và thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để tác động tới ý định hành vi của cá nhân.

Giả thuyết H : Yếu tố “Ảnh hưởng xã hội” có tác động cùng chiều đến ý định sử 3 dụng dịch vụ ví điện tử để thanh toán của sinh viên

1.5.7 Giả thuyết “Nhận thức niềm tin”

Niềm tin vào nhà cung cấp dịch vụ được định nghĩa là khách hàng tin tưởng rằng các nhà cung cấp dịch vụ có tính chính trực và đáng tin cậy (Shin, 2013) Sự tin tưởng đã được coi là một chất xúc tác trong nhiều giao dịch giữa người bán và người mua để khách hàng hài lòng có thể được thực hiện như mong đợi (Shumaila và cộng sự, 2003).

Thị trường ví điện tử trong những năm gần đây phát triển nhanh và mạnh với sự đầu tư của hàng loạt công ty nước ngoài tuy nhiên số lượng người sử dụng lại chưa tương xứng Một trong những rào cản của việc lựa chọn sử dụng ví điện tử là do những mối lo ngại về rủi ro của việc thanh toán (Leong và cộng sự, 2020) Theo nghiên cứu của Susanto và cộng sự (2013), các yếu tố nhận thức an toàn, danh tiếng của công ty, sử dụng trang web và sự hỗ trợ nhà nước đều có ảnh hưởng đến niềm tin khi sử dụng thanh toán online Khi niềm tin được củng cố, hành vi và ý định sử dụng của người dùng cũng ảnh hưởng (Oliveira và cộng sự, 2014) Trong những năm gần đây, yếu tố niềm tin càng được nhiều nhà nghiên cứu chú ý hơn và áp dụng trong nhiều lĩnh vực như: thương mại điện tử (Stouthuysen và cộng sự, 2018), ngân hàng và thương mại qua điện thoại (Silic & Ruf, 2018), thanh toán qua ví điện tử trên điện thoại (Shalina và cộng sự, 2020)

Giả thuyết H : Yếu tố “Nhận thức niềm tin” có tác động cùng chiều đến ý định sử 4 dụng dịch vụ ví điện tử để thanh toán của sinh viên

1.5.8 Giả thuyết “Nhận thức danh tiếng”

Nhận thức danh tiếng là sự đánh giá của người tiêu dùng về độ tin cậy của công ty dựa trên các hành động trước đây, tác động tài chính, xã hội hoặc môi trường, cũng như sự thành công chung của doanh nghiệp Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình khách hàng đánh giá và lựa chọn giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

THANG ĐO VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

1.6.1.1 Thang đo “Nhận thức dễ sử dụng”

Thang đo “Nhận thức dễ sử dụng” trong nghiên cứu này được tham khảo từ than đo g trong nghiên cứu của Trần Thị Khánh Tâm (2018) và đề xuất của nhóm tác giả

Thang đo này được xây dựng gồm 4 phát biểu theo thang đo Likert 5 điểm từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý), ký hiệu từ DSD1 đến DSD4, dùng để đo lường đánh giá của CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN TỬ ĐỂ THANH TOÁN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Bảng 1.1: Thang đo “Nhận thức dễ sử dụng”

DSD1 Anh/Chị nghĩ rằng việc sử dụng dịch vụ ví điện tử là dễ dàng

DSD2 Anh/Chị nghĩ rằng có thể sử dụng ví điện tử thành thạo một cách nhanh chóng

DSD3 Anh/Chị nghĩ rằng có thể thao tác trên ví điện tử một cách dễ dàng

DSD4 Anh/Chị cảm thấy có thể cài đặt ứng dụng ví điện tử một cách dễ dàng

1.6.1.2 Thang đo “Nhận thức rủi ro”

Thang đo “Nhận thức rủi ro” trong nghiên cứu này được tham khảo từ thang đo trong nghiên cứu của Trần Thị Khánh Tâm (2018) và đề xuất của nhóm tác giả.

Thang đo này được xây dựng gồm 4 phát biểu theo thang đo Likert 5 điểm từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý), ký hiệu từ RR1 đến RR4, dùng để đo lường đánh giá của CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN TỬ ĐỂ THANH TOÁN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Bảng 1.2: Thang đo “Nhận thức rủi ro”

RR1 Anh/Chị nghĩ rằng sử dụng ví điện tử dễ mất tiền

RR2 Anh/Chị nghĩ rằng sử dụng ví điện tử có thể làm lộ bí mật cá nhân

Mặc dù ví điện tử đem lại nhiều tiện ích, anh/chị vẫn băn khoăn về sự cố kỹ thuật có thể xảy ra trong quá trình thanh toán như trục trặc công nghệ hoặc đường truyền Internet Những trục trặc này có thể khiến giao dịch không được hoàn tất thành công.

RR4 Anh/Chị nghĩ rằng các vấn đề pháp lý liên quan đến ví điện tử có thể gây phiền phức

1.6.1.3 Thang đo “Ảnh hưởng xã hội”

Thang đo "Ảnh hưởng xã hội" được xây dựng dựa trên thang đo của Trần Thị Khánh Tâm (2018) và nhóm tác giả Thang đo gồm 4 phát biểu sử dụng thang Likert 5 điểm từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý), ký hiệu từ XH1 đến XH4 Thang đo này dùng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử để thanh toán của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 1.3: Thang đo “Ảnh hưởng xã hội”

XH1 Gia đình khuyên Anh/Chị nên sử dụng ví điện tử

XH2 Bạn bè, đồng nghiệp khuyên Anh/Chị nên sử dụng ví điện tử

XH3 Anh/Chị sẽ sử dụng ví điện tử nếu nhiều người xung quanh Anh/Chị sử dụng

XH4 Anh/Chị được bạn bè giới thiệu sử dụng ví điện tử

1.6.1.4 Thang đo “Nhận thức iềm tin”n

Thang đo “Nhận thức iềm tin” trong nghiên cứu này được tham khảo từ thang đo n trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Trúc Ngân, Nguyễn Thành Long (2021) và đề xuất của nhóm tác giả.

Thang đo này được xây dựng gồm 4 phát biểu theo thang đo Likert 5 điểm từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý), ký hiệu từ NT1 đến NT4, dùng để đo lường đánh giá của CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN TỬ ĐỂ THANH TOÁN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Bảng 1.4: Thang đo “Nhận thức niềm tin”

NT1 Anh/Chị tin rằng sử dụng ví điện tử là đáng tin cậy

NT2 Anh/Chị tin tưởng những thông tin mà ví điện tử cung cấp

NT3 Anh/Chị tin tưởng ví điện tử đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu

NT4 Anh/Chị tin tưởng việc giao dịch thông qua ví điện tử

1.6.1.5 Thang đo “Nhận thức anh tiếng”d

Thang đo “Nhận thức danh tiếng” trong nghiên cứu này do nhóm tác giả tự đề xuất. Thang đo này được xây dựng gồm 4 phát biểu theo thang đo Likert 5 điểm từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý), ký hiệu từ DT1 đến DT4, dùng để đo lường đánh giá của CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN TỬ ĐỂ THANH TOÁN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Bảng 1.5: Thang đo “Nhận thức danh tiếng”

DT1 Anh/Chị quan tâm đến thương hiệu khi ra quyết định sử dụng ví điện tử DT2 Anh/Chị quan tâm đến những đánh giá tích cực về ví điện tử

DT3 Anh/Chị sẽ ưu tiên sử dụng ví điện tử có danh tiếng thương hiệu tốt hơnDT4 Anh/Chị bị ảnh hưởng bởi tần suất xuất hiện của thương hiệu ví điện tử

1.6.1.6 Thang đo “Nhận thức iêng tư/ ảo mật”r b

Thang đo “Nhận thức riêng tư/bảo mật” trong nghiên cứu này được tham khảo từ thang đo trong nghiên cứu của Trần Thị Khánh Tâm (2018) và đề xuất của nhóm tác giả.

Thang đo này được xây dựng gồm 4 phát biểu theo thang đo Likert 5 điểm từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý), ký hiệu từ BM1 đến BM4, dùng để đo lường đánh giá của CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN TỬ ĐỂ THANH TOÁN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Bảng 1.6: Thang đo “Nhận thức riêng tư/bảo mật”

BM1 Hệ thống thanh toán ví điện tử sẽ đảm bảo xác minh thông tin giữa các bên tham gia

BM2 Anh/Chị nghĩ rằng ví điện tử luôn có kế hoạch chuẩn bị để đối phó với rủi ro và đảm bảo an ninh dữ liệu

BM3 Anh/Chị nghĩ rằng thông tin cá nhân của Anh/Chị sẽ không được sử dụng cho mục đích khác

BM4 Anh/Chị nghĩ rằng các giao dịch cá nhân qua ví điện tử sẽ được bảo vệ 1.6.1.7 Thang đo “Thái độ sử dụng”

Thang đo "Thái độ sử dụng" trong nghiên cứu này dựa trên thang đo tương tự được sử dụng trong nghiên cứu của Bùi Nhất Vương (2021) và được bổ sung thêm các đề xuất của nhóm tác giả.

Thang đo này được cấu thành từ 4 phát biểu, với thang đo Likert 5 điểm từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý), được ký hiệu từ TD1 đến TD4 Mục đích của thang đo này là đánh giá các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử để thanh toán của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 1.7: Thang đo “Thái độ sử dụng”

TD1 Anh/Chị có cảm giác thích sử dụng ví điện tử

TD2 Anh/Chị cảm thấy bắt kịp thời đại khi sử dụng ví điện tử

TD3 Anh/Chị cảm thấy sử dụng ví điện tử giúp Anh/Chị hoàn thành các giao dịch hiệu quả hơn

TD4 Anh/Chị cảm thấy sử dụng ví điện tử là một ý kiến sáng suốt

1.6.1.8 Thang đo “Ý định sử dụng”

K ẾT CẤU CỦA NGHIÊN C U 17 Ứ TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Kết cấu của bài nghiên cứu gồm 3 chương:

• Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu

• Chương 2: ử lX ý dữ liệu và kết quả nghiên cứu

• Chương : Kết luận và hàm quản trị3

Thông qua chương 1, nhóm tác giả đã giới thiệu được những nội dung quan trọng như trình bày được tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đồng thời còn đưa ra được mô hình nghiên cứu đề xu nhằm làm cơ sở cho bài ất viết Ngoài ra nhóm tác giả còn đưa ra được kết cấu của đề tài mà nhóm chọn nghiên , cứu, từ đó sẽ phân tích những luận điểm, cách sử dụng các phương pháp tìm kiếm thông tin cho bài nghiên cứu Nội dung chương 1 là nền tảng cho việc thiết kế nghiên cứu, mô tả rõ hơn về các thang đo và kết quả nghiên cứu trong chương 2.

KI ỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY C ỦA THANG ĐO BẰ NG CRONBACH’S ALPHA

Hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.3 thì biến đạt yêu cầu.

Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:

• Từ 0.6 trở lên: Thang đo đủ điều kiện đạt chuẩn

• Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: Thang đo sử dụng tốt

• Từ 0.8 đến gần bằng 1: Thang đo lường rất tốt Tuy nhiên cần xem xét nếu hệ số quá lớn (từ 0.95 trở lên), có thể xảy ra hiện tượng trùng lắp biến trong thang đo, không có khác biệt gì nhau

❖ Mục đích Để kiểm tra sự tin cậy của các biến quan sát đã đề xuất gồm biến độc lập (nhận thức dễ sử dụng, nhận thức hữu ích, nhận thức rủi ro, ảnh hưởng xã hội, nhận thức niềm tin, nhận thức danh tiếng, nhận thức riêng tư/bảo mật, thái độ sử dụng) và biến phụ thuộc (ý định sử dụng) Công cụ này giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt.

Các nhân tố trong mô hình được đo bằng thang đo Likert 5 mức độ, nhóm tác giả tiến hành đánh giá trên từng biến cụ thể theo thứ tự: (1) Nhận thức dễ sử dụng (DSD); (2) Nhận thức rủi ro (RR); ( ) Ảnh hưởng xã hội (XH); ( ) Nhận thức niềm tin (NT); 3 4 (5) Nhận thức danh tiếng (DT); ( ) Nhận thức riêng tư/bảo mật (BM); ( ) Thái độ sử 6 7 dụng (TD); ( ) Ý định sử dụng (YD).8

Chọn Analyze/ Scale/ Reliability Analysis → Chọn các biến cùng nhóm cần đánh giá độ tin cậy vào khung Items và đặt tên tại khung Scale label → Chọn nút Statistics → Khung Descriptives for: Chọn mục Item và Scale if item deleted → Continue/OK

2.2.1 Kiểm định độ tin cậy với thang đo “Nhận thức dễ sử dụng” Bảng 2.3: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha với thang đo “Nhận thức dễ sử dụng”

Trung bình thang đo nếu loại biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach's Alpha nếu bị loại biến Thang đo Nhận thức dễ sử dụng: Cronbach's Alpha = 0.782

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo tổng thể đạt 0,782, lớn hơn 0,7 Hệ số tương quan từng biến quan sát đều đạt trên 0,3 (từ 0,441 đến 0,673), đáp ứng yêu cầu kiểm định độ tin cậy Do đó, thang đo này đảm bảo độ tin cậy và các biến quan sát đều đạt yêu cầu để thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA).

2.2.2 Kiểm định độ tin cậy với thang đo “Nhận thức rủi ro”

Bảng 2.4: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha với thang đo “Nhận thức rủi ro”

Trung bình thang đo nếu loại biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach's Alpha nếu bị loại biến Thang đo Nhận thức rủi ro: Cronbach's Alpha = 0.817

Tổng hệ số Cronbach's Alpha của yếu tố "Nhận thức rủi ro" cao hơn 0.7 (cụ thể là 0.817) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (từ 0.607 đến 0.719), đáp ứng tiêu chí kiểm định Do đó, thang đo cho khảo sát chính thức đảm bảo độ tin cậy và các biến quan sát đều đạt yêu cầu để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA.

2.2.3 Kiểm định độ tin cậy với thang đo “Ảnh hưởng xã hội”

Bảng 2.5: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha với thang đo “Ảnh hưởng xã hội”

Trung bình thang đo nếu loại biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach's Alpha nếu bị loại biến Thang đo Ảnh hưởng xã hội: Cronbach's Alpha = 0.730

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng của yếu tố “Ảnh hưởng xã hội” lớn hơn 0.7 (cụ thể là 0.730) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (dao động từ 0.453 đến 0.618), thỏa với tiêu chí kiểm định đề ra ban đầu Vì vậy, thang đo cho khảo sát chính thức đảm bảo độ tin cậy và tất cả các biến quan sát cũng đạt yêu cầu để phân tích nhân tố khám phá EFA

2.2.4 Kiểm định độ tin cậy với thang đo “Nhận thức niềm tin”

Bảng 2.6: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha với thang đo “Nhận thức niềm tin”

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach's Alpha nếu bị loại biến Thang đo Nhận thức niềm tin: Cronbach's Alpha = 0.863

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng của yếu tố “Nhận thức niềm tin” lớn hơn 0.7 (cụ thể là 0.863) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (dao động từ 0.692 đến 0.750), thỏa với tiêu chí kiểm định đề ra ban đầu Vì vậy, thang đo cho khảo sát chính thức đảm bảo độ tin cậy và tất cả các biến quan sát cũng đạt yêu cầu để phân tích nhân tố khám phá EFA

2.2.5 Kiểm định độ tin cậy với thang đo “Nhận thức danh tiếng”

Bảng 2.7: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha với thang đo “Nhận thức danh tiếng”

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu bị loại biến Thang đo Nhận thức danh tiếng: Cronbach's Alpha = 0.745

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng của yếu tố “Nhận thức danh tiếng” đạt 0,745, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát dao động từ 0,446 đến 0,642 Các kết quả này đáp ứng tiêu chí kiểm định đề ra, cho thấy thang đo khảo sát có độ tin cậy cao Toàn bộ các biến quan sát cũng đạt yêu cầu để phân tích nhân tố khám phá EFA.

2.2.6 Kiểm định độ tin cậy với thang đo “Nhận thức riêng tư/bảo mật”

Bảng 2.8: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha với thang đo “Nhận thức riêng tư/bảo mật”

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu bị loại biến Thang đo Nhận thức riêng tư/bảo mật: Cronbach's Alpha = 0.755

Hệ số Cronbach's Alpha tổng của yếu tố "Nhận thức riêng tư/bảo mật" đạt 0,755, cao hơn ngưỡng chấp nhận là 0,7 Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát cũng đều lớn hơn 0,3, dao động từ 0,512 đến 0,659 Kết quả này cho thấy thang đo khảo sát đảm bảo độ tin cậy và tất cả các biến quan sát đều phù hợp để phân tích nhân tố khám phá EFA.

2.2.7 Kiểm định độ tin cậy với thang đo “Thái độ sử dụng”

Bảng 2.9: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha với thang đo “Thái độ sử dụng”

Trung bình thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach's Alpha nếu bị loại biến Thang đo Thái độ sử dụng: Cronbach's Alpha = 0.851

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng của yếu tố “Thái độ sử dụng” lớn hơn 0.7 (cụ thể là 0.851) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (dao động từ 0.664 đến 0.739), thỏa với tiêu chí kiểm định đề ra ban đầu Vì vậy, thang đo cho khảo sát chính thức đảm bảo độ tin cậy và tất cả các biến quan sát cũng đạt yêu cầu để phân tích nhân tố khám phá EFA

2.2.8 Kiểm định độ tin cậy với thang đo “Ý định sử dụng”

Bảng 2.10: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha với thang đo “Ý định sử dụng”

Trung bình thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu bị loại biến Thang đo Ý định sử dụng: Cronbach's Alpha = 0.747

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng của yếu tố “Ý định sử dụng” lớn hơn 0.7 (cụ thể là 0.747) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (dao động từ 0.446 đến 0.619), thỏa với tiêu chí kiểm định đề ra ban đầu Vì vậy, thang đo cho khảo sát chính thức đảm bảo độ tin cậy và tất cả các biến quan sát cũng đạt yêu cầu để phân tích nhân tố khám phá EFA.

ĐÁNH GIÁ THANG ĐO BẰNG PHÂN TÍCH NHÂN T KHÁM Ố PHÁ EFA

Phân tích nhân tố (EFA – Exploratory Factor Analysis) là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 1998)

❖ Thao tác Đối với biến độc lập: Chọn Analyze → Dimension Reduction Factor.→

- Khung Variables: Chọn 28 yếu tố độc lập của 7 nhóm ếu tố ảnh hưởng đến định y ý sử dụng dịch vụ v điện t để thanh toí ử án

- Khung Descriptives: Chọn mục Initial Solution và mục KMO and Bartlett’s test of sphericity → Continue

- Khung Extraction: Tại khung Method chọn Principal axis factoring → Continue

- Khung Rotation: Tại khung Method chọn phép quay Promax → Continue

Within the Options frame, select the Coefficient Display Format as "Suppress small coefficients" and enter "0.2" in the "Absolute value below" field After running the initial EFA, change this value to "0.5" in the same field For the dependent variables, navigate to "Analyze → Dimension Reduction → Factor" to commence the factor analysis.

- Khung Variables: Chọn 4 yếu tố phụ thuộc thể hiện định sử dụng ý dịch vụ v điện í tử để thanh toán

- Khung Extraction: Tại khung Method chọn Principal omponents → Continue c

- Khung Rotation Tại khung Method chọn phép quay Varimax → Continue.

- Khung Options: Khung Coefficient Display Format, chọn Suppress small coefficients Hiệu chỉnh số thành 0.5 ở mục Absolute value below

2.3.1 Kết quả phân tích nhân t EFA cho các biố ến độc lập

2.3.1.1 Kết quả chạy EFA biến độc lập lần 1-

Bảng 2.11: Kết quả hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s lần 1- Đo lường chỉ số KMO của tập hợp mẫu 876

Kiểm định Bartlett’s của Sphericity

Khoảng Chi bình phường 2077.208 df 231

Hệ số KMO là 0.876 (0.5 ≤ KMO ≤ 1) chứng tỏ phân tích nhân tố khám phá là thích hợp Kiểm định Bartlett với mức ý nghĩa thống kê là 0.000 (Sig Bartlett’s Test

< 0.05), cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể Do đó, phân tích nhân tố khám phá là phù hợp để kiểm định thang đo

Kết quả kiểm định Bartlett's là 2077.208 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05, lúc này bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể Như vậy giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố

Tiến hành EFA – lần 1 ta đã loại bỏ các biến có hệ số nhỏ hơn 0.5 lần lượt là DT3, BM1, BM2, TD4, XH3 và DSD4 Sau khi loại lần lượt các biến thì ta tiến hành phân tích EFA – lần 2

2.3.1.1 Kết quả chạy EFA biến độc lập lần 2 –

Bảng 2.12: Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến độc lập – lần 2

Giá trị P của kiểm định Bartlett’s 0.000

Phần trăm phương sai trích 57.798%

Phân tích nhân tố đã xác định được 7 nhân tố giải thích được 76,673% phương sai Các biến có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 bao gồm: LNS, DT1, DT2, TD2, TD3, XH1, XH2, DSD1, DSD2, DSD3.

Kết quả hệ số KMO, 0.5 =< (KMO = 0.86 ) < 1, chứng tỏ phân tích nhân tố là 6 thích hợp Sig = 0 < 0.05, kiểm định Bartlett's có ý nghĩa thống kê và các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

Eigenvalue = 1.032 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích của mỗi nhân tố, nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Ở ma trận xoay nhân tố, hệ số tải của các biến đều > 0,5 Vì thế không loại bỏ biến nào Từ bảng ma trận xoay, kết quả thu được 7 nhóm nhân tố, làm cơ sở cho việc điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu.

Sau 28 biến phân tích khám phá, có 21 biến đạt chuẩn, với phương sai trích đạt 57.798% Con số này cho biết nhân tố được rút ra giải thích được 57 7.798% biến thiên của các 21 biến quan sát.

2.3.2 Kết quả phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc

Bảng 2.13: Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc

Tên biến Hệ số tải nhân tố

Phương sai trích lớn hơn 50% là 57,372%, hệ số KMO nằm trong khoảng hợp lý từ 0,5 đến 1, đạt 0,727, cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp Kiểm định Bartlett với giá trị Sig = 0,000 nhỏ hơn 0,05, chứng minh sự liên quan có ý nghĩa giữa các biến quan sát trong nhóm thang đo ý định.

Giá trị Eigenvalue = 2.295 (lớn hơn 1), đạt phương sai trích 57.372% (lớn hơn 50%), chứng tỏ 57.372% biến thiên dữ liệu được giải thích bởi nhân tố này Kết quả thể hiện 4 biến quan sát này được rút trích vào 1 nhân tố, giống với ban đầu đề xuất và tất cả đều có hệ số tải lớn hơn 0.5.

❖ Kết luận chung kết quả sau khi phân tích EFA Đối với khám phá nhân tố EFA ở biến độc lập, ban đầu có 28 biến quan sát, sau 2 lần khám phá nhân tố EFA, loại bỏ biến quan sát là 7 DT3, BM1, BM2, TD4, XH3, DSD4 và TD1, còn 21 biến.

Mô hình đề xuất và thang đo được giữ nguyên so với giả thuyết ban đầu sau khi khi chạy EFA:

• Nhân tố Nhận thức dễ sử dụng (DSD): có tất cả 3 biến quan sát

• Nhân tố Nhận thức ủi ro (RR): có tất cả biến quan r 4 sát

• Nhân tố Ảnh hưởng xã hội (XH): có tất cả biến quan sát.3

• Nhân tố Nhận thức niềm tin (NT), có tất cả biến quan sát.4

• Nhân tố Nhận thức anh tiếng (DT), có tất cả 3 biến quan sát d

• Nhân tố Nhận thức riêng tư/bảo mật (BM), có tất cả 2 biến quan sát.

• Nhân tố Nhái độ sử dụng (TD), có tất cả biến quan sát.2

Kết quả EFA thỏa điều kiện và có thể chấp nhận sử dụng cho phân tích hồi quy sau khi mã hóa tính tính trung bình các biến.

PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN PEARSON VÀ HỒI QUY

2.4.1 Kiểm tra hệ số tương quan giữa các biến

❖ Mục đích: Nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và sớm nhận diện vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau

Cụ thể có 7 (DSD, RR, XH, NT, DT, BM, TD) biến độc lập và 1 biến phụ thuộc (YD)

Chọn Analyze/ Corelate/ Bivariate… → Đưa các biến độc lập và biến phụ thuộc từ cột bên trái sang bên phải → Chọn Pearson → Chọn OK

Bảng 2.14: Kết quả phân tích tương quan Pearson

DSD RR XH NT DT BM TD YD

DSD RR XH NT DT BM TD YD NT

Mức ý nghĩa 0.000 0.639 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 Để xem xét các mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập DSD,

RR, XH, NT, DT, BM, TD và biến phụ thuộc YD, kiểm định hệ số tương quan Pearson được sử dụng Kết quả phân tích tương quan cho thấy tất cả các biến đều có tương quan với nhau tại mức ý nghĩa 1% như bảng đã trình bày Giá trị Sig được đánh dấu đều nhỏ hơn 0 05 nghĩa là biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc.

2.4.2 Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính

❖ Ý nghĩa: Hồi quy là quá trình mô hình hóa và kiểm định quan hệ giữa các biến độc lập X với biến phụ thuộc Y, đồng thời kiểm tra xem mối quan hệ đó có ý nghĩa thống kê hay không.

❖ Thao tác: Chọn Analyze/ Regression/ Linear → Chọn biến phục thuộc vào Dependent, chọn biến độc lập vào Independent(s) → Chọn OK

Mô hình nghiên cứu lý thuyết chỉ ra phương trình hồi quy đa biến sau để giải thích các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán ví điện tử:

YD= β0 + β1*TD + β2*BM + β3*DSD Các biến độc lập (Xi): TD, BM, DSD

Biến phụ thuộc ( YD): Ý định sử dụng ví điện tử để thanh toán của sinh viên trên địa bàn TP.HCM. Βk là hệ số hồi quy riêng (k = 0…6).

Hệ số hồi quy riêng phần đó đến biến phụ thuộc càng cao, nếu cùng dấu thì mức độ tác động là thuận chiều và ngược lại Kết quả phân tích hồi quy thể hiện ở bảng 2.15 dưới đây.

Bảng 2.15: Kết quả phân tích hồi quy

Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig

Hệ số đa cộng tuyến

B Sai số chuẩn hóa Beta Tolerance VIF

Mức độ ý nghĩa (Sig của ANOVA): 0.000

Qua bảng phân tích kết quả hồi quy ở trên ta thấy được:

Về mức độ phù hợp của mô hình (model summary): ta có hệ số R đã hiệu chỉnh 2 bằng 0.397 có nghĩa là 39.7% sự biến thiên của YD (Ý định sử dụng ví điện tử để thanh toán của sinh viên) được giải thích bởi sự biến thiên của 3 biến độc lập DSD,

BM, TD (39.7% giải thích sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại 60.3% là do các biến ngoài mô hình và các sai số ngẫu nhiên).

Về mối quan hệ của biến phụ thuộc và biến độc lập: kiểm định F được sử dụng để xem xét biến phụ thuộc YD (Ý định sử dụng ví điện tử để thanh toán của sinh viên) có mối liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập biến hay không Kết quả kiểm định trị thống kê F từ bảng phân tích phương sai ANOVA với giá trị Sig = 0.000 (< 0.05), điều này cho thấy mô hình hồi quy đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu ở độ tin cậy 95% Hay nói cách khác các biến độc lập có mối tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc.

Kiểm tra đa cộng tuyến cho thấy không có dấu hiệu đáng kể khi các giá trị VIF đều nhỏ hơn ngưỡng 2 Cụ thể, các giá trị VIF thu được là 1,279; 1,301; 1,426 Điều này cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đến độ tin cậy của mô hình hồi quy đa biến, đảm bảo kết quả giải thích của mô hình là chính xác.

Căn cứ bào các kết quả trên có thể khẳng định rằng các giả định về hồi quy tuyến tính không bị vi phạm và mô hình xây dựng phù hợp với tổng thể.

Bên cạnh đó, kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy 3 nhân tố phụ thuộc là DSD (Nhận thức dễ sử dụng), BM (Nhận thức riêng tư/bảo mật), TD (Thái độ sử dụng) có giá trị Sig lần lượt là 0.007; 0.008; 0.000 (< 0.05) nên có thể khẳng định các biến này có ý nghĩa trong mô hình

Qua kết quả phân tích hồi quy, chúng ta có phương trình hồi quy đa biến của mô hình diễn tả các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử để thanh toán của sinh viên trên địa bàn TP.HCM như sau

Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, trong tất cả các hệ số hồi quy, biến độc lập nào có Beta lớn nhất thì biến đó ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thay đổi của biến phụ thuộc Nếu hệ số Beta âm nghĩa là biến đó tác động nghịch, hệ số Beta dương, biến đó tác động thuận Khi so sánh thứ tự độ lớn, ta xét giá trị tuyệt đối của hệ số Beta.Như vậy phương trình hồi quy chuẩn hóa sẽ là:

KI ỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BI T GI A CÁC BI N 35 Ệ Ữ Ế

⇒ Thái độ sử dụng là yếu tố có tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng VĐT để thanh toán của sinh viên trên địa bàn TP.HCM

2.5 KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC BIẾN

2.5.1 Kiểm định Chi bình phương (Chi-square)

Kiểm định Chi bình phương được sử dụng khi chúng ta muốn đánh giá xem liệu có mối quan hệ giữa hai biến định tính hay biến phân loại (categorical variables) trong một tập dữ liệu hay không

Chọn Analyze/ Descriptives Statistics/ Crosstabs… → Chọn biến cần kiểm định vào các ô Row(s) và Column(s) → Chọn Statistics → Chọn Chi-square → Continue/

Sau khi chạy kiểm định Chi square cho các biến giới tính và mức độ hiểu biết ví - điện tử của mỗi người, ta được bảng tổng hợp kết quả những yếu tố cần quan tâm (Asym Sig.) như sau:

Bảng 2.16: Kiểm định sự khác biệt của giới tính và mức độ hiểu biết ví điện tử của sinh viên

Value df Asym.Sig (2 sided)–

1 cells (16.7%) have expected count less than 5 The minimum expected count is

Asym Sig của đối tượng kiểm định là 0.386 > 0,05 nên không có sự khác biệt về giới tính và mức độ hiểu biết ví điện tử của sinh viên TP.HCM

Có 1 giá trị chiếm 16.7% (< 20%) có chỉ số dự kiến dưới 5 chứng tỏ kiểm định Chi-square có giá trị tin cậy

2.5.2 Kiểm định sự khác biệt về trị trung bình

2.5.2.1 Kiểm định One Sample T-test

❖ Mục đích: So sánh trị trung bình về một chỉ tiêu nghiên cứu nào đó với 1 giá trị cụ thể cần quan tâm.

Chọn Analyze/ Compare Means/ One-Sample T Test → Đưa các biến cần kiểm định vào mục Test Variable(s)→ Nhập giá trị muốn so sánh trung bình vào mục Test Value, cụ thể ở đây là → Chọn OK3

Sau khi chạy kiểm định One Sample T test cho các biến quan sát thuộc nhân tố - Ý định sử dụng (YD) ta được bảng tổng hợp kết quả với những yếu tố cần quan tâm (Sig., Mean) như sau:

Bảng 2.17: Kiểm định sự khác biệt giữa trị trung bình các biến quan sát thu c yộ ếu tố định sử Ý dụng

Biến quan sát Sig (2-tailed) Mean Ý định sử dụng

Tất cả giá trị Sig kiểm định trong bảng One Sample Test đều nhỏ hơn 0.05 Như vậy có thể khẳng định điểm đánh giá trung bình Ý định sử dụng Ví điện tử của sinh viên TP.HCM là khác 3

Giá trị trung bình các tiêu chí đưa vào kiểm định dao động từ 3.99 đến 4.32, tất cả đều lớn hơn 3 Như vậy, sinh viên TP.HCM có ý định sử dụng Ví điện tử đạt trên mức trung lập 3.

2.5.2.2 Kiểm định Independent Sample T-test

❖ Mục đích: So sánh trị trung bình về một chỉ tiêu nghiên cứu nào đó giữa hai đối tượng quan tâm

Chọn Analyze/ Compare Means/ Independent Sample T test → Đưa các biến định lượng - vào mục Test Variable(s), biến định tính vào mục Grouping Variable → Chọn Define Groups… → Điền mục Group 1 số 1 (Nam), mục Group 2 số 2 (Nữ) → Chọn Continue/OK

❖ Kết quả: Sau khi chạy kiểm định Independent Sample T-Test cho các biến giới tính ta được bảng kết quả những yếu tố cần quan tâm (Sig Levene Sig T-Test) như sau:

Bảng 2.18: Kiểm định sự khác biệt của nhóm "Giới tính" đến “Ý định sử dụng” Đối tượng kiểm định Sig Levene Sig T-Test Ý định sử dụng Giới tính 0.816 0.986

Sig Levene của đối tượng kiểm định giới tính là 0.816 > 0.05 nên phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính là giống nhau hay còn gọi là đồng nhất

Sig T-Test của đối tượng kiểm định giới tính 0.986 > 0.05 nên không có sự khác biệt trung bình về ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên thuộc hai nhóm giới tính giống nhau.

❖ Ý nghĩa: Trường hợp kiểm định T-test dành cho kiểm định 2 mẫu, nếu trường hợp biến có k (k > 2) mẫu ta vẫn có thể thực hiện Independent Sample T test với k - cặp so sánh Mỗi lần kiểm định sẽ chấp nhận phạm sai lầm là 5% nghĩa là khả năng phạm sai lầm sẽ tăng theo số lần làm kiểm định (bất hợp lý) Do đó, ta sử dụng phân tích Oneway ANOVA sẽ tối ưu hơn vì dù có tiến hành kiểm định trên k mẫu nhưng cũng chỉ với khả năng sai phạm là 5%, có thể nói Oneway ANOVA chính là kiểm định T test mở rộng.-

Chọn Analyze/ Compare Means/ OneWay ANOVA… → Đưa biến phụ thuộc vào mục Dependent List, Đưa biến định tính vào mục Factor → Chọn Options → Chọn Descriptive, Homogeneity of variance test, Welch → Chọn Continue/OK

❖ Kết quả: Sau khi chạy kiểm định Oneway ANOVA cho các biến độ tuổi, học vấn, thu nhập, mức độ hiểu biết ta được bảng tổng hợp kết quả với những yếu tố cần quan tâm (Sig Levene, Sig Welch Robust Test, Sig F) như sau:

Bảng 2.19: Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm “Độ tuổi”, “Học vấn”, “Thu nhập”, “Mức độ hiểu biết” đến “Ý định sử dụng” Đối tượng kiểm định

Test) Sig F Ý định sử dụng Độ tuổi 0.025 0.857

❖ Đối với đối tượng kiểm định độ tuổi

Do giả thuyết phương sai đồng nhất giữa các nhóm bị vi phạm (p < 0,05), chúng ta sử dụng phép kiểm định Welch cho trường hợp này Kết quả kiểm định Welch cho thấy Sig Welch = 0,857 > 0,05, cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về ý định sử dụng ví điện tử giữa các nhóm tuổi của sinh viên.

❖ Đối với đối tượng kiểm định học vấn, thu nhập, mức độ hiểu biết

K ẾT LUẬN

Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu trong bối cảnh ví điện tử trở nên thịnh hành, là hệ thống giao dịch tài chính được quan tâm rộng rãi Cho đến nay, tại TP.HCM vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về ý định sử dụng ví điện tử thanh toán ở đối tượng sinh viên Nghiên cứu này nhằm khám phá các yếu tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên, áp dụng mô hình nghiên cứu UTAUT để đo lường các nhân tố ảnh hưởng.

Qua nghiên cứu đã phát hiện ý định sử dụng ví điện tử bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố: thái độ sử dụng nhận thức dễ sử dụng nhận thức riêng tư/bảo mật Kết quả nghiên , , cứu này giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, hiểu được kỳ vọng cũng như các đánh giá của người tiêu dùng về ý định sử dụng ví điện tử Trong đó, yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đó là “Nhận thức dễ sử dụng”, do đó các nhà cung cấp cần chú ý và lựa chọn chiến lược phù hợp để người tiêu dùng chấp nhận ví điện tử.

Từ dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS, báo cáo thể hiện các kết quả thống kê mô tả thông tin và hành vi, kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá nhân tố EFA với biến độc lập và phụ thuộc, phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính, kiểm định Chi - square, kiểm định Independent Sample T-test, kiểm định Oneway ANOVA, từ đó đưa ra một số kiểm định liên quan để đề xuất kết quả cho đề tài nghiên cứu

Những phát hiện này cung cấp một hướng để nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử hiểu được các ưu tiên của người dùng Sau khi có thông tin về các yếu tố lấy người dùng làm trung tâm, các tổ chức có thể đưa ra các chiến lược của mình cho phù hợp Tổ chức cũng có thể định vị các dịch vụ của họ theo lựa chọn của người tiêu dùng, điều này có thể làm tăng tốc độ chấp nhận Kết quả cũng cung cấp thông tin quan trọng cho bên thứ ba, ngân hàng và các tổ chức khác liên quan đến thanh toán điện tử Nghiên cứu này cũng một phần giúp chính phủ thực hiện nền kinh tế không dùng tiền mặt.

HÀM Ý QUẢN TRỊ

3.2.1 Nhận thức dễ sử dụng

Nhận thức dễ sử dụng đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sinh viên Tp.HCM sử dụng ví điện tử để thanh toán Các nhà quản lý nên tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ, thiết kế giao diện thân thiện, hấp dẫn và đơn giản, đồng thời tăng cường tính năng hỗ trợ để hướng dẫn người dùng và giải quyết các vấn đề khi sử dụng ví điện tử Khách hàng sẽ quan tâm đến lợi ích của việc sử dụng ví điện tử, do đó, cần cung cấp các dịch vụ và nâng cao trải nghiệm người dùng để họ cảm nhận được lợi ích và đánh giá được các ví điện tử mà họ dự định sử dụng.

3.2.2 Nhận thức riêng tư/bảo mật

Dựa trên kết quả nghiên cứu thì yếu tố nhận thức riêng tư/bảo mật ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử để thanh toán Người tiêu dùng quan tâm đến thông tin của họ có bị lộ không, họ không muốn thông tin của họ bị tiết lộ ra ngoài, bị đánh cấp Vì vậy các nhà quản trị cần khẳng định ví điện tử của mình đảm bảo an toàn thông tin cho khách hàng, nâng cấp phần mềm, tạo được sự đảm bảo thông tin và uy tín của thương hiệu

Qua kết quả nghiên cứu thì ta thấy thái độ sử dụng ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử để thanh toán của của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh Hiện nay, các nhà quản trị cần chú ý đến các chiến lược quảng cáo, chiến lược marketing nhằm mục đích gia tăng thái độ từ đó nâng cao nhận thức tích cực về dịch vụ ví điện tử

3.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIẾP THEO

Mặc dù đã thực hiện xong đề tài nghiên cứu nhưng vẫn có một số hạn chế như sau: Thứ nhất do thời gian và chi phí nghiên cứu ngắn, do đó việc thu thập dữ liệu chỉ được lấy bằng phương pháp thuận tiện nhất, vì thế mà kết quả nghiên không mang tính đại diện cao Nghiên cứu tiếp theo cần đầu tư thời gian và nên sử dụng phương pháp lấy mẫu xác suất để tăng tính đại diện cho bài nghiên cứu

Thứ hai nghiên cứu chưa đề cập cụ thể về sự khác biệt trong ý định sử dụng cac loại ví điện tử theo nhà cung cấp Nghiên cứu tiếp theo nên đề cập đến việc sử dụng các loại ví điện tử của các nhà cung cấp khác nhau và thực hiện so sánh sự khác sau của các loại ví điện tử

Thứ ba, kết quả nghiên cứu chưa phản ánh đầy đủ đề tài nghiên cứu do chất lượng bảng khảo sát chưa đạt yêu cầu, khiến người khảo sát bị nhiễu thông tin Do đó, các nghiên cứu sau cần chú ý xây dựng các biến quan sát để thu được kết quả chuẩn xác hơn, đồng thời phân loại và chọn lọc đối tượng khảo sát để thu được các mẫu trả lời bám sát đề tài nghiên cứu, giúp tăng độ tin cậy của bài nghiên cứu.

1 Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Trúc Ngân, Nguyễn Thành Long (2021) Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo khi mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học công nghiệp Retrieved August 2, 2022, from https://jst.iuh.edu.vn/index.php/jst-iuh/article/view/946/394

2 Bùi Nhất Vương (2021) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG

VÍ ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH PLS-SEM Retrieved August 2, 2022, from https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/4076/3997

3 Nguyễn Minh Kha (2020) Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng và ý định giới thiệu dịch vụ ví điện tử trên điện thoại di động của khách hàng tại TP Hồ Chí Minh Cambridge Dictionary | English Dictionary, Translations & Thesaurus Retrieved August 2, 2022, from https://www.elib.vn/doc/2020/20200718/cac-yeu-to-tac-dong- den-y-dinh-su-dung-va-y-dinh-gioi-thieu-dich-vu-vi-dien-tu-tren-dien-thoai-di- do18.pdf

4 Đỗ Bích Ngọc, Đỗ Thị Hải Ninh (2020) An investigation of Generation Z’s Intention to use Electronic Wallet in Vietnam (Điều tra về ý định sử dụng Ví điện tử của Thế hệ Z tại Việt Nam) Retrieved August 2, 2022, from https://drive.google.com/file/d/1fFkOjfNI60W0jf6z8OznsXznkRGZqK81/view

5 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng ở thành phố Huế (2018) Retrieved August 2, 2022, from http://thuvien.hce.edu.vn:8080/dspace/bitstream/TVDHKTH_123456789/5015/1/N CKH2018-Tran%20Thi%20Khanh%20Tram.pdf

1 Sutharsini Jesuthasan, N Umakanth (2021) Impact of Behavioural Intention on E-Wallet Usage During Covid 19 Period: A Study from Sri Lanka Retrieved August

2, 2022, from https://drive.google.com/file/d/1pkd5MsS9UPRdBw- jnvOYgfLR7NCG6bxj/view

2 Tusyanah Tusyanah,Wahyudin, Muhammad Khafid (2021) Analyzing Factors Affecting the Behavioral Intention to Use e-Wallet with the UTAUT Model with Experience as Moderating Variable Cambridge Dictionary | English Dictionary, Translations & Thesaurus Retrieved August 2, 2022, from https://drive.google.com/file/d/1yBzngg-22Wk_UOxr7K7mLVm1OLB-d3rB/view

3 Hermi Monica Rantung Willem J F A Tumbuan Emilia M Gunawan (2020)

The adoption of e-wallets during the COVID-19 pandemic is a vital topic for research, as the pandemic has accelerated the use of digital payment systems This study examines the determinants influencing consumers' behavioral intention to use e-wallets in Manado, Indonesia The research utilizes the technology acceptance model (TAM) as the theoretical foundation and investigates the effects of perceived usefulness, perceived ease of use, attitude towards using, and trust on behavioral intention to use e-wallets The findings of this study provide valuable insights for researchers and policymakers seeking to understand and promote the widespread adoption of e-wallet payments in emerging market contexts.

4 Chyntia Angelina1 Raden Aswin Rahadi (2020, July 4) A CONCEPTUAL STUDY

ON THE FACTORS INFLUENCING USAGE INTENTION OF E-WALLETS IN JAVA, INDONESIA Retrieved August 2, 2022, from http://www.ijafb.com/PDF/IJAFB-2020-27-06-03.pdf?

5 Wijayrabanthi Isnawatie Mahwadha (2019) Behavioral intention of young consumer towards e-wallet Adoption: Empirical study among Indonesian users Cambridge Dictionary | English Dictionary, Translations & Thesaurus Retrieved

August 2, 2022, from https://drive.google.com/file/d/1RTFEbx6Ehjm7x94fxMMLusKXKCsLJt4l/view

6 Achmad Taufan, Rudi Trisno Yuwono (2019) Analysis of Factors That Affect Intention to Use e-Wallet through the Technology Acceptance Model Approach (Case Study: GO-PAY) Retrieved August 2, 2022, from https://drive.google.com/file/d/1qeleO7NlRwjaAogzmIiGxwtWpJC4ryXG/view

PHỤ L ỤC 1: THANG ĐO CHÍNH THỨ C C ỦA ĐỀ TÀI

STT Các biến quan sát Mã hóa

A Nhận thức dễ sử dụng DSD

1 Anh/Chị nghĩ rằng việc sử dụng dịch vụ ví điện tử là dễ dàng DSD1

2 Anh/Chị nghĩ rằng có thể sử dụng ví điện tử thành thạo một cách nhanh chóng DSD2

3 Anh/Chị nghĩ rằng có thể thao tác trên ví điện tử một cách dễ dàng DSD3

4 Anh/Chị cảm thấy có thể cài đặt ứng dụng ví điện tử một cách dễ dàng DSD4

B Nhận thức rủi ro RR

1 Anh/Chị nghĩ rằng sử dụng ví điện tử dễ mất tiền RR1

2 Anh/Chị nghĩ rằng sử dụng ví điện tử có thể làm lộ bí mật cá nhân RR2

3 Anh/Chị nghĩ rằng sử dụng ví điện tử có thể gặp trục trặc kỹ thuật trong thanh toán khiến giao dịch không hoàn tất (công nghệ, đường truyền, ) RR3

4 Anh/Chị nghĩ rằng các vấn đề pháp lý liên quan đến ví điện tử có thể gây phiền phức RR4

C Ảnh hưởng xã hội XH

1 Gia đình khuyên Anh/Chị nên sử dụng ví điện tử XH1

2 Bạn bè, đồng nghiệp khuyên Anh/Chị nên sử dụng ví điện tử XH2

3 Anh/Chị sẽ sử dụng ví điện tử nếu nhiều người xung quanh

Anh/Chị sử dụng XH3

4 Anh/Chị được bạn bè giới thiệu sử dụng ví điện tử XH4

D Nhận thức niềm tin NT

1 Anh/Chị tin rằng sử dụng ví điện tử là đáng tin cậy NT1

2 Anh/Chị tin tưởng những thông tin mà ví điện tử cung cấp NT2

3 Anh/Chị tin tưởng ví điện tử đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu NT3

4 Anh/Chị tin tưởng việc giao dịch thông qua ví điện tử NT4

E Nhận thức danh tiếng DT

STT Các biến quan sát Mã hóa

1 Anh/Chị quan tâm đến thương hiệu khi ra quyết định sử dụng ví điện tử DT1

2 Anh/Chị quan tâm đến những đánh giá tích cực về ví điện tử DT2

3 Anh/Chị sẽ ưu tiên sử dụng ví điện tử có danh tiếng thương hiệu tốt hơn DT3

4 Anh/Chị bị ảnh hưởng bởi tần suất xuất hiện của thương hiệu ví điện tử DT4

F Nhận thức riêng tư/bảo mật BM

1 Hệ thống thanh toán ví điện tử sẽ đảm bảo xác minh thông tin giữa các bên tham gia BM1

2 Anh/Chị nghĩ rằng ví điện tử luôn có kế hoạch chuẩn bị để đối phó với rủi ro và đảm bảo an ninh dữ liệu BM2

3 Anh/Chị nghĩ rằng thông tin cá nhân của Anh/Chị sẽ không được sử dụng cho mục đích khác BM3

4 Anh/Chị nghĩ rằng các giao dịch cá nhân qua ví điện tử sẽ được bảo vệ BM4

G Thái độ sử dụng TD

1 Anh/Chị có cảm giác thích sử dụng ví điện tử TD1

2 Anh/Chị cảm thấy bắt kịp thời đại khi sử dụng ví điện tử TD2

3 Anh/Chị cảm thấy sử dụng ví điện tử giúp Anh/Chị hoàn thành các giao dịch hiệu quả hơn TD3

4 Anh/Chị cảm thấy sử dụng ví điện tử là một ý kiến sáng suốt TD4

1 Các yếu tố trên sẽ hỗ trợ cho ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử để thanh toán của Anh/Chị trong tương lai YD1

2 Anh/Chị nghĩ rằng Anh/Chị sẽ sử dụng dịch vụ ví điện tử trong thời gian tới YD2

3 Anh/Chị sẽ thường xuyên sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến trong tương lai YD3

4 Anh/Chị sẽ giới thiệu cho những người khác sử dụng trong tương lai YD4

Ngày đăng: 02/07/2024, 16:25

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w