Việc thiếu nguồn lực và hỗ trợ này có thể làm cho sinh viên cảm thấy khó khăn khi muốn tham gia vào NCKH… Hiểu được thực trạng việc tham gia NCKH của sinh viên, cũng như tầm quan trọng v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP HỒ CHÍ MINH
-*** -
MÔN: KINH TẾ LƯỢNG
ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giáo viên hướng dẫn: ThS Trương Bích Phương
MÃ L ỚP: 147 KHÓA: K61
Nhóm 30
Trần Hồ Ngọc Châu 2211115011 Nguyễn Khánh Ly 2211115057
Lê Thị Bảo Trang 2211115123
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2023
Trang 2NH ẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
01 Xác định chủ đề rõ ràng, hợp lí, khả thi
02 Áp dụng các kiến thức đã học để phân tích đề tài một cách
phù hợp, chính xác
03 Dữ liệu có nguồn trích dẫn rõ ràng, phù hợp với đề tài
04 Tài liệu sử dụng phong phú, đa dạng
05 Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo
hợp lệ
TỔNG CỘNG
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG NHI ỆM VỤ
Trang 4M ỤC LỤC
M ỤC LỤC i
DANH M ỤC VIẾT TẮT iv
DANH M ỤC BẢNG v
DANH M ỤC HÌNH ẢNH vi
L ỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính c ấp thiết của đề tài 1
2 M ục đích và mục tiêu nghiên cứu 3
3 Câu h ỏi nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 K ết cấu của đề tài 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1 Cơ sở lý luận và khái niệm liên quan 6
1.1.1 Cơ sở lý luận 6
1.1.1.1 Lý thuyết Hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) của Icek Ajzen (1991) 6
1.1.1.2 Lý thuyết Tự quyết (Self-Determination Theory) của Deci & Ryan (2000) 6 1.1.1.3 Các thuộc tính cá nhân và mức độ tham gia của sinh viên trong hoạt động NCKH 7
1.1.2 Khái niệm liên quan 8
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 9
1.3 Khoảng trống nghiên cứu và tính mới của đề tài 14
1.3.1 Khoảng trống nghiên cứu 14
1.3.2 Tính mới của đề tài 15
1.4 Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 15
1.4.1 Các mô hình nghiên cứu liên quan 15
Trang 51.4.1.1 Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior -
TPB) của Icek Ajzen (1991) 15
1.4.1.2 Mô hình Lý thuyết Tự quyết (Self-Determination Theory) của Deci & Ryan (2000) 16
1.4.1.3 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis, Bogozzi, Warshaw (1989) 18
1.4.1.4 Mô hình EEC (Expectancy-Value-Cost) của (Ryan & Deci, 2000) 18
1.4.1.5 Mô hình ARCS (Attention, Relevance, Confidence, Satisfaction) của Keller (2010) 19
1.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết 20
1.4.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 20
1.4.2.2 Xây dựng các giả thuyết 21
1.4.2.3 Biến phụ thuộc và biến độc lập 21
1.4.3 Thiết lập dạng hàm nghiên cứu 25
1.5 Kết luận chương 1 27
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Phương pháp nghiên cứu 28
2.2 Quy trình nghiên cứu 28
2.3 Thang đo 30
2.4 Nghiên cứu định lượng 32
2.4.1 Phương pháp chọn mẫu 32
2.4.1.1 Ý nghĩa 32
2.4.1.2 Trình tự tiến hành điều tra chọn mẫu 33
2.4.2 Thu thập và xử lý dữ liệu 33
2.4.2.1 Thu thập dữ liệu 34
2.4.2.2 Xử lý dữ liệu 36
2.4.3 Phân tích hồi quy 37
2.5 Kết luận chương 2 37
Trang 6CHƯƠNG 3 K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1 Kết quả khảo sát 37
3.1.1 Thông tin mẫu khảo sát 37
3.1.2 Thông tin nhận biết việc quyết định tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ chí Minh 38
3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 43
3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 44
3.4 Phân tích tương quan Pearson 45
3.5 Kết quả hồi quy 46
3.5.1 Ước lượng tham số và mô hình hồi quy 46
3.5.2 Kiểm định mô hình và các giả thuyết 47
3.5.3 Kiểm định, khắc phục khuyết tật của mô hình 48
3.5.3.1 Đa cộng tuyến 48
3.5.3.2 Phương sai thay đổi 49
3.5.3.3 Tự tương quan 51
3.5.4 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 52
3.5.5 Phân tích mức độ tác động của từng yếu tố 52
3.6 Kết luận chương 3 52
CHƯƠNG 4 G ỢI Ý GIẢI PHÁP 53
4.1 Kết luận 53
4.2 Giải pháp 53
4.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 55
4.4 Kết luận chương 4 56
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 57
Trang 7DANH M ỤC VIẾT TẮT
Spearman giữa phần dư chuẩn hóa
2 ANOVA Analysis of variance Phân tích phương sai
3 ARCS Attention, Relevance,
Confidence, Satisfaction Mô hình sự chú ý, tính liên quan,
sự tự tin và sự hài lòng
4 EEC Expectancy-Value-Cost Mô hình kì vọng, giá trị , chi phí
analysis Phân tích nhân tố khám phá
8 OLS Ordinary least squares Hồi quy tuyến tính
Theory
Lý thuyết tự quyết
Trang 8DANH M ỤC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng mô tả các biến và dấu kỳ vọng 26
Bảng 2.1 Thành phần thang đo sơ bộ 30
Bảng 2.2 Bảng câu hỏi cho biến phụ thuộc 32
Bảng 2.3 Bộ câu hỏi khảo sát 34
Bảng 3.1 Thống kê mẫu theo nhận thức về môi trường nghiên cứu 38
Bảng 3.2 Thống kê mẫu theo nhận thức về điều kiện tài chính 39
Bảng 3.3 Thống kê mẫu theo nhận thức về năng lực sinh viên 40
Bảng 3.4 Thống kê mẫu theo nhận thức về động cơ 41
Bảng 3.5 Thống kê tỷ lệ quyết định của mẫu khảo sát 42
Bảng 3.6 Mức độ tác động của từng yếu tố 52
Trang 9DANH M ỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB (Ajzen, 1991) 16
Hình 1.2 Mô hình Lý thuyết tự quyết (Self-Determination Theory) 17
Hình 1.3 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM 18
Hình 1.4 Mô hình EEC (Expectancy-Value-Cost) 19
Hình 1.5 Mô hình ARCS (Attention, Relevance, Confidence, Satisfaction) 20
Hình 1.6 Mô hình đề nghị 21
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 29
Hình 3.1 Kết quả phân tích Cronbach Alpha của các biến khảo sát trong mô hình 43
Hình 3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 44
Hình 3.3 Hệ số KMO 45
Hình 3.4 Kết quả phân tích tương quan Pearson 45
Hình 3.5 Ước lượng hồi quy của các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc trong mô hình 46
Hình 3.6 Hệ số xác định và xác định hiệu chỉnh của mô hình 47
Hình 3.7 Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman 50
Hình 3.8 Kết quả kiểm định ANOVA 52
Trang 10L ỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của các trường đại học (Usang và đtg, 2007), (Webber, 2011), (World Bank, 2012) Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tồn tại mối quan hệ tích cực giữa công nhóm tác giảng dạy và NCKH (Zaman, 2004), (Allen, 1996), (Hattie & Marsh, 1996) NCKH góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học và đổi mới phương pháp giảng dạy (Đỗ Thị Ngọc Anh, 2011), (Trần Mai Ước, 2013) Theo Usang và đtg (2007) NCKH là thước đo quan trọng để đánh giá chất lượng của trường cũng như năng lực của đội ngũ giảng viên Hoạt động NCKH còn được các tổ chức uy tín trên thế giới như ARWU, QS World, Webometrics, QS Asia, THE xem như là một tiêu chí quan trọng đế xếp hạng các trường đại học, là cơ sở làm tăng giá trị của một trường đại học (White và đtg, 2012) Ngoài ra, hoạt động NCKH là một yếu tố quan trọng để duy trì hoạt động của nhà trường ngày càng phát triển bền vững Theo Rozmus & Cyran (2012) nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu chiếm tỷ trọng đáng nể trong tổng nguồn thu của các trường hàng đầu thế giới như Havard (23%, 2011), Stanford (29%, 2011), Cambridge (22%, 2010), Oxford (42%, 2010) Tại Việt Nam, Luật Giáo dục Đại học (Số 08/2012/QH13), Điều 39 cũng nêu rõ mục tiêu của hoạt động NCKH là góp phần phát triển giáo dục từ đó có thể thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội Căn cứ vào nghị quyết số 14/2005/NQ-CQ về đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục Việt Nam, giai đoạn 2006–2020 các trường đại học trọng điểm phải có vai trò đầu tàu trong hoạt động NCKH; góp phần đa dạng hóa nguồn thu tối thiểu đến năm 2020 đạt 25% trong tổng nguồn thu của các cơ sở giáo dục đại học NCKH
là việc quan sát, tìm hiểu, thí nghiệm… để phát triển ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình có ý nghĩa thực tiễn.1
Có thể thấy, NCKH (NCKH) tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, là một trong những hoạt động nhận được nhiều quan tâm NCKH đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển khoa học, công nghệ và đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội Các trường Đại học thường đặt nhiều
sự chú trọng và đầu tư vào việc tạo điều kiện và khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, từ việc hỗ trợ tài chính, cung cấp cơ sở vật chất, đến hỗ trợ hướng
1 Đào Minh Quang, 2014 Kết quả khảo sát về tình hình nghiên cứu khoa học trong sinh viên khoa Sư
phạm Trường đại học Cần Thơ Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 3, tr 46 – 50.
Trang 11dẫn từ giảng viên và cán bộ nghiên cứu NCKH giúp sinh viên rèn kỹ năng nghiên cứu, phát triển sáng tạo và đóng góp vào sự phát triển của đất nước
NCKH của sinh viên các trường Đại học không đòi hỏi bắt buộc phải là những thành tựu vượt trội hay sở hữu quy mô lớn Mục tiêu chính của NCKH ở bậc đại học và cao đẳng là trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng để nghiên cứu độc lập, hỗ trợ quá trình học tập và chuẩn bị cho công việc thực tế sau khi tốt nghiệp Vì vậy, khi tiếp cận NCKH trong sinh viên, ta nên tập trung vào quá trình nghiên cứu và các hoạt động liên quan (như xác định vấn đề, xây dựng kế hoạch, thu thập tài liệu, tiến hành thí nghiệm, phân tích dữ liệu, viết báo cáo, thuyết trình, ) Thay vì chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng thì điều quan trọng nhất là đánh giá chất lượng của quá trình nghiên cứu và thể hiện
ý tưởng và triển khai quá trình nghiên cứu một cách khoa học NCKH có nhiều hình thức khác nhau như viết bài luận, báo cáo thực tập, hoàn thành khóa luận, tham gia cuộc thi khoa học công nghệ, và đều mang lại giá trị thiết thực cho sinh viên, bao gồm việc rèn kỹ năng tư duy sáng tạo, phê phán, đưa ra bằng chứng khoa học và phát triển kỹ năng Cụ thể như sau:
Thứ nhất, NCKH trong sinh viên cung cấp kiến thức bổ sung ngoài chương trình học chính, giúp họ mở rộng hiểu biết về kinh tế và đời sống xã hội để làm giàu vốn sống cá nhân Qua quá trình khảo sát và thực tế, sinh viên phải áp dụng những kỹ năng ít được sử dụng, từ đó họ hiểu sâu hơn về những khía cạnh bỏ qua trong giảng đường và bài học từ sách vở
Thứ hai, NCKH giúp sinh viên khám phá sâu hơn những kiến thức đã học Qua việc phân tích, đánh giá, liên tưởng và kết hợp với các yếu tố mới, NCKH giúp giải quyết các vấn đề đang được quan tâm và thắc mắc Một vấn đề có thể mở rộng thành nhiều vấn đề khác, làm phong phú kiến thức và vốn sống của chúng ta
Thứ ba, NCKH cung cấp cho sinh viên những bài học hữu ích từ công việc nghiên cứu Đây là cơ hội để rèn kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, hợp tác một cách mượt mà giữa các thành viên trong nhóm Ngoài ra, công việc nghiên cứu cũng đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng từ những bài học đó, sinh viên có thể rút ra những kinh nghiệm quý giá mà họ tự trải nghiệm và thay đổi
Thứ tư, NCKH đóng góp những kinh nghiệm quan trọng cho việc viết báo cáo, chuyên đề tốt nghiệp và luận án sau này Những kinh nghiệm này thực sự hữu ích cho sinh viên ở năm cuối và khi rời trường để đi làm Đặc biệt, NCKH cung cấp cho sinh viên những kỹ năng mềm quan trọng Đó không chỉ là việc củng cố và nâng cao kiến thức lý
Trang 12thuyết và kiến thức xã hội, mà còn là cách để phát triển những kỹ năng mềm quan trọng dành cho sinh viên Do đó, sinh viên cần nhận thức
Tuy nhiên, việc thu hút các sinh viên để tham gia NCKH là một bài toán đầy nan giải Điều này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau Chẳng hạn như việc một số sinh viên không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của NCKH hoặc không có quan tâm đặc biệt đến việc tham gia vào hoạt động này vì thế mà dẫn đến việc không hiểu rõ những lợi ích mà NCKH mang lại cho sự nghiệp và phát triển cá nhân của mình Thêm nữa, sinh viên các trường Đại học thường phải đối mặt với áp lực từ chương trình học tập quá tải
và các hoạt động ngoại khóa khác, khiến cho việc tham gia NCKH trở nên khó khăn vì yêu cầu thời gian và nỗ lực phải cao hơn Trong các nguyên nhân, không ngoại trừ việc một số sinh viên không có đủ nguồn lực, quỹ thời gian và hỗ trợ từ giảng viên hoặc tổ chức để thực hiện các dự án NCKH Việc thiếu nguồn lực và hỗ trợ này có thể làm cho sinh viên cảm thấy khó khăn khi muốn tham gia vào NCKH…
Hiểu được thực trạng việc tham gia NCKH của sinh viên, cũng như tầm quan trọng
và lợi ích đáng kể của việc tham gia NCKH, nhóm tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu: “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA NGHIÊN
C ỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH Ố HỒ CHÍ MINH”
2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của đề tài nghiên cứu:
Qua việc giải thích và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia NCKH của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu mong muốn đóng góp vào việc nâng cao chất lượng và số lượng sinh viên tham gia NCKH tại các trường Đại học trong Thành phố Hồ Chí Minh Bằng cách hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu của sinh viên, nghiên cứu có thể đề xuất các chiến lược và chương trình hỗ trợ phù hợp để khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào hoạt động NCKH một cách tích cực và hiệu quả
Các m ục tiêu của đề tài gồm có:
Thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia NCKH: Xác định và liệt kê các yếu tố tiềm ẩn hoặc rõ ràng có thể ảnh hưởng đến quyết định tham gia NCKH của sinh viên Các yếu tố này có thể bao gồm môi trường nghiên cứu, sự hỗ trợ từ giảng viên, cơ hội tài chính, thời gian và nguồn lực, động lực và quan điểm của sinh viên
Trang 13về NCKH Mục tiêu là hiểu rõ các yếu tố quan trọng và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với sự tham gia NCKH
Thứ hai, đo lường mức độ mức độ tham gia NCKH của sinh viên: Điều này được thực hiện thông qua các phương pháp như khảo sát, phỏng vấn và phân tích dữ liệu liên quan đến hoạt động NCKH của sinh viên Mục tiêu là đánh giá mức độ tham gia hiện tại
và nhận thức về NCKH của sinh viên
Thứ ba, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố với quyết định tham gia NCKH của sinh viên: Tiến hành áp dụng các phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu, nghiên cứu
sẽ xác định tầm quan trọng của từng yếu tố và cách thức để chúng ảnh hưởng đến sự tham gia NCKH của sinh viên
Thứ tư, đề xuất các biện pháp khuyến khích sinh viên tham gia NCKH: Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu sẽ đề xuất các biện pháp nhằm khuyến khích sinh viên tham gia NCKH Các biện pháp này có thể liên quan đến cải thiện môi trường nghiên cứu, tăng cường hỗ trợ và tạo ra cơ hội hấp dẫn phát triển cho mỗi cá nhân
3 Câu hỏi nghiên cứu
1 Thực trạng tham gia NCKH của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh như thế nào?
2 Môi trường nghiên cứu có phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia NCKH của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
3 Điều kiện tài chính có phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia NCKH của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
4 Năng lực của sinh viên có phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia NCKH của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
5 Những giải pháp nào có thể được đề xuất nhằm khuyến khích sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tham gia NCKH?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia NCKH của
sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Khách th ể nghiên cứu: Sinh viên đang theo học tại các trường đại học trên địa bàn
TP HCM
Trang 14Đối tượng khảo sát: Ít nhất 200 sinh viên đang theo học tại các trường đại học trên
địa bàn TP HCM
Ph ạm vi nghiên cứu:
Không gian: Các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian: Tiến hành nghiên cứu, khảo sát và thu thập dữ liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia NCKH của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Việc gửi bảng hỏi và khảo sát dự kiến thực hiện từ 01/6/2023 đến 07/6/2023, các câu hỏi sẽ được thiết kế phù hợp với vấn đề nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng mô hình kinh tế lượng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia NCKH của sinh viên Các số liệu phục vụ cho mô hình được thu thập từ việc khảo sát số liệu từ bảng hỏi gửi cho sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Phương pháp phân tích định lượng được tham khảo từ giáo trình môn Kinh tế lượng và một số bài NCKH ở Việt Nam và trên thế giới Số liệu được
xử lý và rút ra kết quả từ phần mềm SPSS 23.0
Các giải pháp nhằm khuyến khích tần suất sinh viên tham gia NCKH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được người viết đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu
6 Kết cấu của đề tài
Bố cục của đề tài gồm có 4 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Trình bày cơ sở lý thuyết của đề tài, tóm lược và tổng quan các mô hình nghiên cứu trước đây của tác giả trong và ngoài nước, đề ra các khoảng trống nghiên cứu, làm cơ sở để xây dựng, thiết lập mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu;
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Đề ra phương pháp nghiên cứu nền tảng cho đề tài Xác định, mô tả quy trình nghiên cứu, xây dựng mô hình hồi quy, mã hóa thang đo để
mô tả các số liệu thống kê và đưa ra ma trận tương quan giữa các biến;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu Trình bày các kết quả thu được từ khảo sát, mô tả mẫu của nghiên cứu, đưa ra các giả thuyết, kiểm định mô hình và đưa ra kết quả rõ ràng,
có cơ sở;
Chương 4: Gợi ý giải pháp Đưa ra nhận xét về kết quả nghiệm thu, đề xuất giải pháp với cơ sở thuyết phục, đồng thời trình bày các ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, chỉ ra hạn chế và các phương hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 15CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận và khái niệm liên quan
1.1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1.1 Lý thuyết Hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) của Icek
Ajzen (1991)
Lý thuyết Hành vi có kế hoạch - (TPB) của (Ajzen, 1991) có thể giải thích lý do
mà sinh viên tham gia NCKH Lý thuyết này là sự phát triển từ lý thuyết hành động hợp
lý (TRA, Ajzen & Fishbein, 1975), và giả định rằng hành vi có thể được dự đoán hoặc giải thích bằng ý định (động cơ) để thực hiện hành vi đó Các ý định bao gồm các yếu tố
và động cơ ảnh hưởng đến hành vi, và được xác định là mức độ nỗ lực mà mọi người đặt vào việc thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991) Ví dụ, việc tham gia NCKH có thể cung cấp
cơ hội cho sinh viên tìm được việc làm tốt và phát triển trong công việc, đó là một trong những động cơ thúc đẩy sinh viên tham gia nghiên cứu (Cargile & Bublitz, 1986; Hadjinicola & Soteriou, 2006; Tien, 2000) Do đó, lý thuyết TPB cho thấy ý định của con người dẫn đến hành vi được dự đoán bởi các yếu tố như nhận thức về hành vi, chuẩn chủ quan và cảm nhận về kiểm soát hành vi Trong trường hợp này, chuẩn chủ quan về việc thực hiện NCKH bao gồm các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của người thực hiện NCKH, chẳng hạn như chế độ chính sách và kinh phí thực hiện đề tài NCKH (Jacob & Lefgren, 2011) Ngoài ra, cảm nhận về kiểm soát hành vi trong NCKH bao gồm các yếu
tố cá nhân để đánh giá khả năng thành công của bản thân, ví dụ như năng lực cá nhân (Azad & Seyyed, 2007), điều kiện và môi trường nghiên cứu (Blackburn & Lawrence, 1995; Sax et al., 2002; Chen et al., 2006; Azad & Seyyed, 2007; Lertputtarak, 2008) Vì vậy, khả năng tham gia NCKH của sinh viên bị ảnh hưởng bởi các nhóm yếu tố như: Động cơ để thực hiện NCKH, Chuẩn chủ quan của việc thực hiện NCKH (chính sách và kinh phí thực hiện NCKH), Cảm nhận về kiểm soát hành vi trong NCKH (năng lực của sinh viên, môi trường nghiên cứu)
1.1.1.2 Lý thuyết Tự quyết (Self-Determination Theory) của Deci & Ryan (2000)
Theo lý thuyết về tính tự quyết của Deci và Ryan, động cơ hành động của con người có thể được phân loại thành động cơ bên ngoài, động cơ bên trong và không động
cơ, trong đó động cơ bên ngoài và động cơ bên trong được coi là các loại động cơ quan trọng (Ryan & Deci, 2000)
Tìm hiểu lý thuyết này, ta có thể thấy động cơ bên ngoài (extrinsic motivation) là động cơ đẩy sinh viên tham gia vào các hoạt động với mong đợi nhận được kết quả như
Trang 16thành tích, sự khen thưởng, và những lợi ích khác Trái lại, động cơ bên trong (intrinsic motivation) là động cơ đẩy sinh viên tham gia vào hoạt động vì sự yêu thích và hứng thú của bản thân Trước đây, vào năm 1983, Harmer đã cùng phân loại động cơ thành hai loại tương tự Theo Harmer, động cơ nội tại liên quan đến các yếu tố nội tại trong môi trường học, bao gồm thái độ, niềm tin, nhu cầu và các yếu tố cá nhân của người học; trong khi động cơ bên ngoài bao gồm các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi của người học (Harmer, 1983)
Suy cho cùng, động cơ nội tại và động cơ bên ngoài không loại trừ nhau, mà thường tương hỗ với nhau Động cơ tự quyết đóng vai trò quan trọng trong kết quả hành động Theo Vansteenkiste và đồng nghiệp (2005, trích trong Bùi Thị Thúy Hằng, 2007), những người có động cơ tự quyết thường áp dụng phương pháp hành động hiệu quả và đạt được kết quả tốt
1.1.1.3 Các thuộc tính cá nhân và mức độ tham gia của sinh viên trong hoạt động
NCKH
Dựa trên nghiên cứu của Harsh, Maltese và Tai (2012), theo các tác giả, có sự chênh lệch giới tính giữa các sinh viên khi tham gia NCKH Lý do của sự chênh lệch này liên quan đến năng lực bản thân (sự tự tin vào khả năng của một người), niềm đam mê và thực hành nghiên cứu thực tế, có sự khác biệt giữa nam và nữ Khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên tham gia NCKH, Sadler và McKinney (2010) đã kết luận rằng nguyện vọng nghề nghiệp, sự tự tin, bản chất của khoa học, sự phát triển trí tuệ, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nghiên cứu đích thực đóng vai trò quan trọng trong quyết định tham gia nghiên cứu của sinh viên nghiên cứu Những yếu tố này cũng đã được nghiên cứu trước đây bởi Huss, Randall, Patry, Davis và Hansen (2002) và Kierniesky (2005) Nhận thức được tầm quan trọng của NCKH trong hoạt động dạy và học, Winkelmann và cộng sự (2014) đã đề xuất thiết kế lại chương trình giảng dạy để thu hút sinh viên NCKH Theo nhóm tác giả, để truyền cảm hứng cho sinh viên tham gia NCKH, chương trình cần chú trọng nâng cao thái độ, năng lực và kỹ năng của sinh viên Ngoài
ra, các trường cần tạo môi trường thực hành nghiên cứu đích thực để sinh viên tự tin thực hiện nghiên cứu
Trang 171.1.2 Khái niệm liên quan
Nghiên c ứu khoa học (Scientific research): là quá trình hệ thống và phân tích các
hiện tượng, vấn đề hoặc câu hỏi một cách chính xác, phù hợp với phương pháp khoa học
Nó đòi hỏi sự sáng tạo, cẩn thận và tuân thủ các quy tắc và phương pháp khoa học để đạt được tính tin cậy và khách quan.Trong lĩnh vực triết học khoa học, có nhiều tác giả đã đề cập đến khái niệm “nghiên cứu khoa học” và phân tích nó Một ví dụ là “The Logic of Scientific Discovery” (1934) của Karl Popper Trong cuốn sách này, ông đề xuất một quan điểm khoa học được gọi là “nguyên tắc sự phủ định” và khẳng định rằng một lý thuyết chỉ có thể coi là khoa học nếu nó có khả năng bị bác bỏ thông qua các thí nghiệm kiểm tra Ngoài ra, Thomas Kuhn đã đề cập đến khái niệm “nghiên cứu khoa học” trong tác phẩm “Cấu trúc của cuộc cách mạng khoa học” (1962) Ông tạo ra khái niệm
“paradigm” để mô tả một hệ thống kiến thức, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu được chấp nhận trong một cộng đồng khoa học nhất định Kuhn khám phá quá trình thay đổi paradigm trong lịch sử phát triển khoa học và nhấn mạnh tầm quan trọng của thay đổi này đối với sự phát triển của tri thức Hoặc theo Armstrong và Sperry (1994), nghiên cứu khoa học dựa vào việc ứng dụng các phương pháp khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn (Babbie, 1986) cũng từng khẳng định, nghiên cứu khoa học là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách
có hệ thống và là quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý để tìm ra các kiến thức mới nhằm giải thích các sự vật hiện tượng
Sinh viên tham gia nghiên c ứu khoa học: là các hoạt động nghiên cứu khoa học mà
sinh viên tham gia trong quá trình học tập đại học hoặc sau đại học Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học có cơ hội thực hành các phương pháp nghiên cứu, tiếp xúc với các vấn đề thực tiễn, và làm việc cùng với giảng viên hoặc nhóm nghiên cứu trong việc thu thập dữ liệu, phân tích kết quả và đóng góp vào việc mở rộng tri thức trong lĩnh vực tương ứng Trước đây, đã từng có nghiên cứu đề cập đến khái niệm “sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học” là “The Benefits of Undergraduate Research: The Student's Perspective” của các tác giả Seymour, Hunter, Laursen, and DeAntoni (2004) Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào lợi ích mà sinh viên có thể nhận được khi tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học trong giai đoạn đại học Bằng cách tiếp xúc với quá trình nghiên cứu thực tế, sinh viên có thể phát triển các kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, và nâng cao khả năng học tập toàn diện
Trang 181.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Tính đến năm 2023, đã có một lượng đáng kể các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia NCKH trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam Sau đây, tác giả sẽ tóm tắt kết quả của những nghiên cứu này nhằm tạo tiền đề cho các bước tiếp theo của bài nghiên cứu
Năm 2022, nhóm tác giả Bùi Thị Lâm, Trần Mai Loan đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia NCKH của sinh viên Học viện Nông nghi ệp Việt Nam” Bài báo cáo xác định các nhân tố ảnh hưởng ý định tham gia
NCKH của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam Trên cơ sở những phát hiện này, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động NCKH trong sinh viên nói riêng cũng như trong toàn bộ Học viện nói chung Nhóm tác giả tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia nghiên cứu của sinh viên trên cơ sở số liệu được thu thập từ thang đo Likert 5 thông qua 350 sinh viên đang học tập tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nhóm tác giả kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) từ đó chỉ ra bốn yếu tố cơ bản ảnh hưởng tích cực đến hoạt động này, bao gồm (1) Thái độ của sinh viên, (2) Năng lực của sinh viên, (3) Sự khuyến khích của Học viện, Khoa chuyên môn, giảng viên và (4) Điều kiện thực hiện NCKH tại Học viện Điều đặc biệt, môi trường bên ngoài có tác động mạnh mẽ hơn cả các yếu tố nội tại của sinh viên Tuy nhiên, sản phẩm nghiên cứu này chỉ tiến hành khảo sát sinh viên ở Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, hơn nữa có thể thấy, cỡ mẫu của nghiên cứu khá hạn chế, sai số trong các ước lượng còn cao, làm giảm khả năng đại diện cho tổng thể
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả Lê Thị Bình (2021) với đề tài
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH sinh viên tại trường Đại
h ọc Kinh tế-Kỹ thuật công nghiệp”, bài báo cáo đã phân tích được các tác động của các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố
ấy, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng NCKH của sinh viên tại trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật công nghiệp Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2021 bằng phương pháp khảo sát Phiếu khảo sát được xây dựng trên cơ sở thang đo Likert 5 Sau khi làm sạch, mã hóa và nhập vào phần mềm SPSS phiên bản 26, tác giả thực hiện phân tích dữ liệu với các kỹ thuật thống kê mô tả, phân tích hồi quy được thao tác trên phần mềm SPSS 26 Qua đó, bài nghiên cứu xác định được năm nhân tố đó là (1) năng lực của sinh viên, (2) môi trường nghiên cứu, (3)
sự quan tâm khuyến khích của nhà trường, (4) giáo viên hướng dẫn và (5) động cơ nghiên cứu Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào các sinh viên của trường Đại học Kinh tế-
Trang 19Kỹ thuật công nghiệp (UNETI) do đó không phản ánh được một cách tổng quát tình hình
ở các trường Đại học khác trong khu vực
Một nghiên cứu khác của Đỗ Thị Ý Nhi (2017) với đề tài “Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một” cũng
đã được thực hiện Trên cơ sở, khảo sát trên 680 sinh viên thuộc bốn lĩnh vực đào tạo (Kinh tế, Sư phạm, Kỹ thuật và Xã hội nhân văn) của Trường Đại học Thủ Dầu Một, bằng phương pháp kiểm định sự ổn định của dữ liệu đối với mô hình, kiểm định Cronbach Alpha, kết hợp phân tích nhân tố, hồi quy thông thường OLS và các kiểm định liên quan cho thấy yếu tố (1) môi trường nghiên cứu có ảnh hưởng mạnh nhất, đứng thứ hai và thứ ba là yếu tố (2) giảng viên hướng dẫn và (3) đề tài nghiên cứu, còn (4) phần thưởng đề tài và (5) lợi ích nghiên cứu có ảnh hưởng yếu nhất đến hoạt động NCKH của sinh viên Bài nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp cải thiện các nhân tố trên nhằm phát triển hoạt động NCKH trong sinh viên, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển thương hiệu của nhà trường Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là chỉ tập trung vào một số yếu tố nhất định như môi trường nghiên cứu, giáo viên hướng dẫn, đề tài nghiên cứu, phần thưởng và lợi ích mà không xem xét các yếu tố khác cũng có khả năng đáng kể ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của sinh viên như yếu tố gia đình, khả năng tự quản lý thời gian, hay yếu tố tâm lý và đam mê cá nhân Mặt khác, nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát 680 sinh viên thuộc bốn lĩnh vực đào tạo của Trường Đại học Thủ Dầu Một Việc giới hạn đối tượng nghiên cứu chỉ trong phạm vi hẹp này có thể ảnh hưởng đến tính đại diện
và khái quát của kết quả nghiên cứu Cần xem xét khả năng áp dụng các kết quả này cho các trường đại học khác hoặc lĩnh vực đào tạo khác
Những bài nghiên cứu trên đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình hình tham gia NCKH trong nước Các nghiên cứu này đã tập trung vào việc khảo sát đối tượng nghiên cứu trực tiếp, sử dụng phương pháp thống kê để phân tích dữ liệu và đưa ra nhiều yếu tố quan trọng Tuy nhiên, để có cái nhìn rộng hơn về vấn đề này, cần phải xem xét tổng quan nghiên cứu ngoài nước Các nghiên cứu ấy sẽ đưa ra các khía cạnh khác nhau về
hoạt động NCKH của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu
Chẳng hạn, công trình nghiên cứu mang tên “A survey on the attitudes towards
research in medic al school” của nhóm tác giả Robert Siemens, Sanoj Punnen, James
Wong, Nimira Kanji được tiến hành vào năm 2010 dưới dạng một nghiên cứu cắt ngang,
sử dụng một bảng câu hỏi tự điền, ẩn danh để khảo sát sinh viên năm thứ hai và thứ tư tại
ba trường y tế ở Ontario từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2005 Các câu hỏi chủ yếu có đáp án đóng và sử dụng thang đo Likert Thống kê mô tả và tương quan được sử dụng để phân
Trang 20tích các phản hồi giữa sinh viên ở các năm học khác nhau và kinh nghiệm nghiên cứu trước đó Kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể về thái độ đối với việc thực hiện NCKH trong suốt thời gian học y khoa giữa sinh viên năm thứ tư so với sinh viên năm thứ hai Những rào cản lớn nhất đối với việc tham gia nghiên cứu trong suốt thời gian học
y khoa là (1) thời gian, (2) sự có sẵn của người hướng dẫn nghiên cứu, (3) việc giảng dạy hình thức về phương pháp nghiên cứu và (4) quan niệm rằng sinh viên sẽ không nhận được sự công nhận thích hợp cho công việc đóng góp vào một dự án nghiên cứu
Tiếp theo, nghiên cứu của nhóm tác giả Ana Salgueira, Patricio Costa, Mónica Goncalves, Eunice Magalhães và Manuel João Costa (2012) với đề tài “Individual characteristics and student’s engagement in scientific research: a cross-sectional study” nhằm đánh giá ảnh hưởng của những đặc điểm cá nhân, bao gồm tính cách và
điều kiện xã hội - nhân khẩu lên sự tham gia vào hoạt động NCKH của sinh viên Y Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 435 sinh viên của trường Đại học Khoa học Sức khỏe tại Minho, Bồ Đào Nha Mô hình hồi quy được sử dụng để so sánh (1) sinh viên đã tham gia với (2) sinh viên chưa tham gia Mô hình cây phân loại và hồi quy được sử dụng để so sánh sinh viên tham gia vào (3) nghiên cứu chương trình học tùy chọn và (4) nghiên cứu ngoại khóa Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng điểm trung bình đầu vào và những đặc điểm cá nhân bao gồm giới tính, tính cởi mở, tính hướng ngoại và sự tận tâm có ảnh hưởng đáng kể đối với quyết định tham gia NCKH của sinh viên Y khoa Cụ thể, điểm trung bình môn đầu vào, tính cởi mở và tính tận tâm làm tăng sự tham gia vào NCKH Tuy nhiên, số lượng sinh viên tham gia vào nghiên cứu là thấp nên mẫu CRT của nghiên cứu nhỏ Thêm vào đó, nghiên cứu không khám phá hành vi tiếp theo của sinh viên sau khi tham gia nghiên cứu (bỏ nghiên cứu sau khi tham gia so với duy trì nghiên cứu một cách nhất quán)
Cũng trong năm 2012, tác động của đặc điểm cá nhân, đơn cử là giới tính đối với hoạt động tham gia NCKH của sinh viên cũng đã được đề cập đến trong bài nghiên cứu của nhóm tác giả Joseph Harsh, Adam V Maltese và Robert H Tai với tựa đề: “A perspective of gender differences in chemistry and physics undergraduate research experiences” Kết quả từ nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn từ thập niên 1940 trở về
nay, sinh viên nữ thuộc chuyên ngành hóa học và vật lý có khả năng tham gia vào các NCKH (URE) cao hơn so với sinh viên nam Trong số những người đã tham gia (n=1829), có sự tương đồng về sự tiến bộ cho cả sinh viên nam và sinh viên nữ; tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra được được sự khác biệt liên quan đến giới tính trong các yếu tố như: (1) hiệu quả cá nhân (self-efficacy), (2) hứng thú khoa học (interest) và (3) việc thực hành nghiên cứu chân thực (the practice of authentic research
Trang 21Về mặt hạn chế, mặc dù dữ liệu phỏng vấn định tính được thu thập như một phần nhỏ của nghiên cứu lớn hơn, nhóm tác giả đã chủ động chọn lọc chỉ một phần nhỏ dữ liệu để đưa vào nghiên cứu này Vì mục đích của phân tích này được đề ra sau khi hoàn thành, các câu hỏi phỏng vấn khám phá phi cấu trúc do người phỏng vấn đặt ra không được thiết kế chuyên biệt để điều tra về sự khác biệt giới tính trong quá trình tham gia NCKH của sinh viên.
Trong công trình nghiên cứu vào năm 2016 “Perceived influential factors toward participation in undergraduate research activities among medical students
at Alfaisal University —College of Medicine: A Saudi Arabian perspective” của nhóm
tác giả Syeda Mina, Sowshan Mostafa, Haneen Thabit Albarqawi, Asma Alnajjar, Akef
S Obeidat, Wael Alkattan và Ahmed Abu-Zaid tập trung vào việc xác định những yếu tố
có ảnh hưởng đến việc tham gia vào hoạt động NCKH ở bậc đại học của sinh viên y khoa tại Đại học Alfaisal - Khoa Y, từ góc nhìn của người Saudi Arabia Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố mà sinh viên y khoa xem là quan trọng và có ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào các hoạt động NCKH ở bậc đại học Dữ liệu nghiên cứu được tiến hành thu nhập từ 218 học sinh ở trường đại học Alfaisal - Đại học Y khoa, Riyadh, Ả Rập Saudi bằng một cuộc khảo sát trực tuyến, liên ngành và ẩn danh Bài nghiên cứu sử dụng kiểm định chi bình phương để tìm mối tương quan giữa việc tham gia vào hoạt động NCKH khi còn là sinh viên và các đặc điểm của sinh viên (tuổi, năm học, GPA và hoạt động tham gia NCKH trước đó) Sử dụng kiểm định Mann-Whitney U hai đuôi để so sánh các phải hồi trên thang điểm Likert 5 giữa sinh viên đã thực hiện NCKH và sinh viên chưa thực hiện NCKH Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ba yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đối với việc tham gia vào hoạt động NCKH ở bậc đại học là: (1) tạo điều kiện
để vào chương trình thực tập nội trí mang tính cạnh tranh cao, (2) cải thiện hồ sơ cá nhân, (3) được đăng bài nghiên cứu lên các tạp chí thẩm định Sinh viên đã tham gia hoạt động NCKH ở bậc đại học trước đó có xu hướng tham gia vào các hoạt động NCKH trong tương lai hơn sao với những người không tham gia Mối quan hệ giữa hoạt động tham gia NCKH ở bậc đại học, giới tính nam và sự tăng lên của năm học là mối quan hệ thuận trực tiếp Tuy nhiên, bài nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế đáng kể Thứ nhất, sự đánh giá quá cao hay quá thật là có thể xảy ra vì đây là một bài nghiên cứu tự báo cáo được tiến hành bằng cách sử dụng một cuộc khảo sát trực tuyến ẩn danh Thứ hai, có thể tồn tại
sự thiên vị có ý thức hoặc vô thức liên quan đến sự yêu thích việc nghiên cứu hoặc một kinh nghiệm ảnh hưởng tích cực mạnh trước đây có thể đã làm sai lệch kết quả - không may, các số liệu này không thể được xác định vì những câu hỏi như vậy không được bao gồm trong cuộc khảo sát khi nó được thiết kế Thứ ba, sinh viên không được cung cấp cơ
Trang 22hội để đề cập đến các yếu tố có ảnh hưởng bổ sung đối với việc tham gia vào hoạt động NCKH bậc đại học (tức là một số yếu tố không được đề cập trong cuộc khảo sát).
Một nghiên cứu khác với tựa đề “An investigation and analysis on medical undergraduates’ participation in scientific research: A case study on Hubei University of Medicine” được tiến hành bởi Mengjie Yang và cộng sự vào năm 2017 đã
khảo sát sinh viên của trường Đại học Y dược Hồ Bắc bằng cách điều tra nhận thức và quan điểm về NCKH của họ, và thu thập thông tin về những khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình nghiên cứu Phương pháp thống kê chủ yếu là sử dụng phần mềm SPSS 17.0 để thực hiện thống kê và phân tích dữ liệu khảo sát Tổng cộng 600 bảng câu hỏi đã được đưa ra trong khảo sát này và đã thu lại được 568 câu trả lời Kết quả khảo sát cho thấy điều kiện tham gia NCKH của sinh viên đại học có ý nghĩa thống kê đối với sự khác biệt về số năm học tập và đối với sự khác biệt về tỷ lệ tham gia NCKH giữa các sinh viên không cùng thuộc một trường đại học Nhóm tác giả cũng chỉ ra rằng tỷ lệ tham gia NCKH thấp bắt nguồn từ việc sinh viên chưa có nhận thức tốt về NCKH, thiếu ý thức NCKH và thiếu điều kiện NCKH
Xem xét các nghiên cứu gần đây, nổi bật là công trình nghiên cứu của Blaise Kiyimba và cộng sự vào năm 2021: “Research involvement among undergraduate health profession students in a resource-limited setting: awareness, attitude, moti vators and barriers” Đây là nghiên cứu cắt ngang được tiến hành bằng cách sử
dụng công cụ đánh giá trực tuyến được gửi qua các nhóm WhatsApp và địa chỉ email của các sinh viên Y khoa tại 12 trường y tế ở Uganda từ ngày 20 tháng 9 đến ngày 5 tháng 10 năm 2021 Các biến độc lập được bao gồm giới tính, tuổi, năm học, trường đại học, loại
sở hữu trường đại học và chương trình học Các biến phụ thuộc bao gồm các câu hỏi về nhận thức của sinh viên về nghiên cứu, thái độ, yếu tố động lực dự kiến và rào cản tham gia vào nghiên cứu Dữ liệu đã thu thập được làm sạch, mã hóa và xuất ra STATA 15.0 để phân tích Các mối liên hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc được đánh giá bằng cách
sử dụng kiểm định chi bình phương hoặc kiểm định Fisher Exact Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy có nhận thức và thái độ tốt đối với nghiên cứu, khả năng tham gia nghiên cứu chủ động và tỷ lệ công bố nghiên cứu vẫn rất thấp Rào cản khi tham gia vào nghiên cứu chủ yếu là do thiếu nguồn lực về vốn và sự hỗ trợ người hướng dẫn Song, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát trực tuyến, do đó chỉ những phản hồi từ những người tham gia trả lời câu hỏi trực tuyến mới được thu thập, và những phản hồi đó có thể không phản ánh chính xác tất cả sinh viên ngành y tế trong quốc gia Hơn thế nữa, kết quả dựa trên các câu trả lời tự báo cáo của người tham gia mà không có xác nhận chứng cứ từ các
Trang 23nhà nghiên cứu, chẳng hạn như số lượng bài báo đã công bố, do đó có khả năng gây ra sự chênh lệch trong việc ghi nhớ hoặc cung cấp thông tin không chính xác.
Một nghiên cứu khác cùng năm mang tên: “Factors affecting to conduct research
by undergraduates A study related to university of Sri Jayewardenepura, Sri Lanka” của Sellahewa W N và Samarasinghe T D cũng tập trung nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến ý định tham gia NCKH của sinh viên đại học tại Khoa Quản lý và Thương mại (FMSC) và Khoa Nhân văn và Khoa học Xã hội (FHSS) của Đại học Sri Jayewardenepura (USJ), Sri Lanka Nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trên cơ sở phân lớp để chọn sinh viên từ mỗi khoa Theo đó, 134 sinh viên đã được chọn ngẫu nhiên và dữ liệu ban đầu được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi có cấu trúc mở Dữ liệu đã được phân tích định tính Các kết quả của nghiên cứu này cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiến hành nghiên cứu của sinh viên đại học bao gồm (1) sự tự tin, (2) tiếp cận với dữ liệu, (3) mức thành thạo tiếng Anh, (4) khả năng quản lý thời gian và (5) sự sẵn có của tài nguyên Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các vấn đề mà sinh viên đại học gặp phải khi tiến hành nghiên cứu bao gồm thiếu kiến thức để phân tích dữ liệu, sự hướng dẫn kém của giám sát viên và các vấn đề liên quan đến thời gian, tiền bạc và tiếp cận dữ liệu chính xác
1.3 Khoảng trống nghiên cứu và tính mới của đề tài
1.3.1 Khoảng trống nghiên cứu
Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra được đáng kể các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia NCKH của sinh viên tại các trường Đại học trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh Nhưng, chúng lại thiếu sự đa dạng về các yếu tố nghiên cứu, chẳng hạn có thể kể đến như yếu tố gia đình, khả năng tự quản lý thời gian, tâm lý và đam mê cá nhân Việc không xem xét các yếu tố này có thể làm giảm tính toàn diện và hiểu rõ hơn về quyết định tham gia NCKH của sinh viên
Thêm nữa, ta có thể thấy, các nghiên cứu, mặc dù có sự đa dạng về đề tài và vận dụng linh hoạt nhiều cách thức, mô hình nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên một số đề tài
có đối tượng nghiên cứu còn khá hẹp (chỉ tập trung ở khu vực của nhóm nghiên cứu, như sinh viên của một trường đại học) chưa đủ khái quát hóa để đảm bảo tính khái quát và chính xác hơn cho kết quả thực nghiệm Trên cơ sở một mẫu gồm một số lượng quan sát nhất định và được thu thập giới hạn trong một không gian địa lý cụ thể, thế nên không thể đại diện được cho tất cả các sinh viên Điều này làm giảm tính khái quát và đại diện của
Trang 24kết quả nghiên cứu trong việc hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia NCKH của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
1.3.2 Tính mới của đề tài
Rút kinh nghiệm từ những khoảng trống còn tồn đọng trong những nghiên cứu trước, nhóm tác giả lựa chọn xây dựng mô hình định lượng, tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với mẫu thực tế cụ thể cho đối tượng sinh viên trên địa bàn TPHCM, cùng các lý thuyết chuyên ngành của môn Kinh tế lượng để phân tích “Các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định tham gia NCKH của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” và
đây chính là nguyên nhân tạo nên tính mới cho đề tài của nhóm tác giả, gồm:
Thứ nhất, về phạm vi nghiên cứu: Đề tài của nhóm tác giả tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia NCKH của sinh viên đại học trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh Bằng việc hạn chế phạm vi nghiên cứu, nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định tham gia NCKH của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Thành ph ố Hồ Chí Minh” có thể tập trung và phân tích sâu hơn về tình hình NCKH
trong khu vực cụ thể này, mang lại những hiểu biết và thông tin mới về tình trạng tham gia nghiên cứu của sinh viên ở địa phương
Thứ hai, về biến phụ thuộc và các biến độc lập: nhóm tác giả quyết định chọn
“quyết định tham gia NCKH của sinh viên” làm biến phụ thuộc và bốn nhân tố “môi trường nghiên cứu, điều kiện tài chính, năng lực của sinh viên và động cơ” làm biến độc
lập Nhìn chung, các biến độc lập mà nhóm tác giả lựa chọn tuy có phần quen thuộc nhưng có thể thấy tính đến hiện tại chưa có nghiên cứu nào xét sự ảnh hưởng của các yếu
tố đó đi chung với nhau Sau quá trình đúc rút, nhóm tác giả thống nhất lựa chọn các biến độc lập trên để kiểm định xem sức ảnh hưởng của chúng với biến phụ thuộc có sự biến động như thế nào khi đặt trên một bàn cân mới
1.4 Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
1.4.1 Các mô hình nghiên cứu liên quan
1.4.1.1 Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB)
c ủa Icek Ajzen (1991)
Mô hình TPB giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các
ý định để thực hiện hành vi đó, với ba nhân tố ảnh hưởng chính: Thứ nhất, các thái độ đối với hành vi (Attitude toward the Behavior); Thứ hai, là quy chuẩn chủ quan (Subjective Norms); Thứ ba, nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control) Soi chiếu
mô hình trên vào đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia
Trang 25NCKH c ủa sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, TPB
cung cấp một khung lý thuyết và mô hình phân tích để hiểu quyết định và hành vi của cá nhân trong việc tham gia hoạt động NCKH Trong ngữ cảnh đề tài này, TPB có thể được
áp dụng như sau:
Hình 1.1 Mô hình lý thuy ết hành vi có kế hoạch TPB (Ajzen, 1991)
Về các thái độ đối với hành vi (Attitude toward the Behavior): TPB cho phép nghiên cứu sự đánh giá của sinh viên đối với giá trị và ý nghĩa của việc tham gia NCKH
Nó giúp hiểu những yếu tố nào tác động đến thái độ tích cực hoặc tiêu cực của sinh viên đối với hoạt động nghiên cứu, chẳng hạn như sự hứng thú, niềm đam mê, quan tâm về sự phát triển cá nhân và chuyên môn
Về quy chuẩn chủ quan (Subjective Norms): TPB cho phép nghiên cứu sự ảnh hưởng của quy norm xã hội đối với quyết định tham gia NCKH của sinh viên Nó giúp
hiểu những quan điểm, kỳ vọng và giá trị mà sinh viên nhận được từ giảng viên, bạn bè, gia đình và cộng đồng, và làm thế nào những yếu tố này ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu
Về nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control): TPB cho phép nghiên cứu khả năng và kiểm soát của sinh viên đối với quyết định tham gia NCKH Nó giúp xác định những yếu tố nội tại và bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghiên cứu của sinh viên, bao gồm sự tự tin, kỹ năng nghiên cứu, sự hỗ trợ từ giảng viên
Trang 26SDT giải thích rằng con người có một số nhu cầu cốt lõi, bao gồm nhu cầu tự chủ (autonomy), nhu cầu liên quan (relatedness) và nhu cầu năng lực (competence), và khi những nhu cầu này được đáp ứng, người ta sẽ có động lực và sự tham gia tích cực vào hoạt động Đối với bài nghiên cứu của nhóm, SDT giúp giải thích cách nhu cầu cơ bản của con người ảnh hưởng đến động lực và sự tham gia tích cực vào các hoạt động, bao gồm cả việc tham gia NCKH:
Về nhu cầu năng lực (Competence): Nhu cầu năng lực trong SDT liên quan đến sự khao khát của con người phát triển kỹ năng và đạt được thành công trong các nhiệm vụ Trong NCKH, sinh viên có nhu cầu năng lực muốn cảm thấy có khả năng và thành thạo trong việc thực hiện nghiên cứu Khi họ nhận được hỗ trợ, đánh giá công bằng và phản hồi tích cực về năng lực nghiên cứu của mình, động lực và sự tham gia tích cực của sinh viên sẽ được tiếp tục duy trì và gia tăng
Về nhu cầu tự chủ (Autonomy): Nhu cầu tự chủ trong SDT liên quan đến sự khao khát của con người được thể hiện ý thức và kiểm soát hành vi của mình Trong việc tham gia NCKH, sinh viên có nhu cầu tự chủ cần được đáp ứng Khi họ được tự do lựa chọn đề tài nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và thời gian làm việc, họ cảm thấy có sự chủ động và động lực nội tại hơn để tham gia tích cực vào quá trình nghiên cứu
Về nhu cầu liên quan (Relatedness): Nhu cầu liên quan trong SDT liên quan đến
sự kết nối và tương tác với người khác Trong đề tài nghiên cứu này, sinh viên có nhu cầu liên quan muốn cảm thấy được hỗ trợ, đồng thuận và quan tâm từ giảng viên, đồng nghiệp và đồng sinh viên Khi có môi trường liên quan tích cực, sinh viên sẽ cảm thấy khích lệ và có động lực để tham gia vào hoạt động NCKH
Hình 1.2 Mô hình Lý thuy ết tự quyết (Self-Determination Theory)
của Deci & Ryan (2000)
Trang 271.4.1.3 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis, Bogozzi, Warshaw (1989)
Mô hình lý thuyết khái niệm TAM (Technology Acceptance Model) do Davis, Bogozzi và Warshaw thiết lập vào năm 1989, giả thích các yếu tố quyết định chung của việc chấp nhận máy tính dẫn đến giải thích hành vi của người dùng công nghệ máy tính cuối cùng trên một phạm vi rộng lớn Các nhân tố về dự định của mô hình bao gồm nhận thức về sự hữu ích (perceived usefulness) và nhận thức về độ dễ sử dụng (perceived ease
of use) Trong đó, mức độ hữu ích được cảm nhận là mức độ mà người dùng cảm nhận được việc ứng dụng hệ thống công nghệ để nâng cao hiệu quả công việc Đối với bài nghiên cứu này, mô hình này đã được áp dụng để nghiên cứu sự chấp nhận và sử dụng công nghệ trong việc tham gia NCKH của sinh viên Mô hình TAM tập trung vào hai yếu
tố chính là độ hữu ích và độ dễ sử dụng của công nghệ và xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố này với hành vi tham gia nghiên cứu của sinh viên
Hình 1.3 Mô hình ch ấp nhận công nghệ TAM
1.4.1.4 Mô hình EEC (Expectancy-Value-Cost) của (Ryan & Deci, 2000)
Mô hình EEC (Expectancy-Value-Cost) là một mô hình được sử dụng để giải thích quyết định và hành vi của con người trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả quyết định tham gia NCKH Mô hình này tập trung vào ba yếu tố chính: kỳ vọng (expectancy), giá trị (value) và chi phí (cost)
Về kỳ vọng (Expectancy): Yếu tố này đề cập đến kỳ vọng của sinh viên về khả năng thành công và kết quả của hoạt động nghiên cứu Sinh viên có thể đánh giá khả năng của mình trong việc tham gia nghiên cứu và kỳ vọng rằng nỗ lực của họ sẽ mang lại kết quả đáng giá Kỳ vọng thành công cao có thể tạo động lực để sinh viên quyết định tham gia nghiên cứu
Trang 28Về giá trị (Value): Yếu tố này liên quan đến giá trị mà sinh viên gắn kết với hoạt động nghiên cứu Điều này bao gồm giá trị cá nhân, như sự hứng thú, đam mê và sự phát triển kiến thức, cũng như giá trị xã hội, như công nhận và đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu Nếu sinh viên đánh giá cao giá trị mà nghiên cứu mang lại, họ có khả năng cao hơn
để tham gia vào hoạt động nghiên cứu
Về chi phí (Cost): Yếu tố này đề cập đến các rào cản và khó khăn mà sinh viên có thể gặp phải khi tham gia nghiên cứu Chi phí có thể bao gồm thời gian, nỗ lực, tài nguyên và sự hy sinh cá nhân Nếu chi phí được đánh giá là quá cao hoặc vượt quá lợi ích
mà sinh viên nhận được từ nghiên cứu, họ có thể quyết định không tham gia
Hình 1.4 Mô hình EEC (Expectancy-Value-Cost)
1.4.1.5 Mô hình ARCS (Attention, Relevance, Confidence, Satisfaction) của Keller
từ hoạt động nghiên cứu
Về Attention (Sự chú ý): Mô hình ARCS khẳng định việc tạo ra sự chú ý ban đầu
để thu hút sinh viên tham gia vào NCKH Để đạt được điều này, cần sử dụng các yếu tố hấp dẫn và truyền thông sáng tạo để gây ấn tượng và lôi cuốn sinh viên
Về Relevance (Sự liên quan): Mô hình ARCS đặt sự liên quan làm trọng tâm để thúc đẩy quyết định tham gia NCKH của sinh viên Cần xác định và giải thích sự liên quan của nghiên cứu đến mục tiêu, giá trị và nhu cầu của sinh viên để tạo ra sự động lực
và ý thức về tầm quan trọng của hoạt động này
Trang 29Về Confidence (Sự tự tin): Mô hình ARCS chú trọng việc xây dựng sự tự tin của sinh viên trong việc tham gia NCKH Để đạt được điều này, cần cung cấp hỗ trợ, phản hồi tích cực và cơ hội thực hành để giúp sinh viên tăng cường kỹ năng và tin tưởng vào khả năng của mình trong hoạt động nghiên cứu
Về Satisfaction (Sự hài lòng): Mô hình ARCS nhấn mạnh việc đảm bảo sự hài lòng của sinh viên trong quá trình tham gia NCKH Cần cung cấp phần thưởng, công nhận và phản hồi tích cực để tạo sự động lực và sự hài lòng sau khi hoàn thành công việc nghiên cứu
Hình 1.5 Mô hình ARCS (Attention, Relevance, Confidence, Satisfaction)
1.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết
1.4.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Từ những cơ sở tham khảo và các mô hình đã được nghiên cứu trên, nhóm tác giả quyết định xây dựng mô hình “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia NCKH
của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” như sau:
Trang 30Hình 1.6 Mô hình đề nghị
(Nhóm tác gi ả nghiên cứu)
1.4.2.2 Xây dựng các giả thuyết
Đúc kết từ các nghiên cứu có liên quan đến quyết định tham gia NCKH của sinh viên các trường đại học, cùng các lý thuyết nền và các cơ sở lý luận tham khảo ở trên, nhóm tác giả đề xuất các giả thuyết cho mô hình đã xây dựng (Hình 1.6) như sau:
(H1): Có m ối quan hệ cùng chiều (+) giữa môi trường nghiên cứu và quyết định tham gia NCKH c ủa sinh viên.
(H2): Có m ối quan hệ cùng chiều (+) giữa điều kiện tài chính và quyết định tham gia NCKH c ủa sinh viên.
(H3): Có m ối quan hệ cùng chiều (+) giữa năng lực sinh viên và quyết định tham gia NCKH c ủa sinh viên.
(H4): Có m ối quan hệ cùng chiều (+) giữa động cơ và quyết định tham gia NCKH của sinh viên.
1.4.2.3 Biến phụ thuộc và biến độc lập
Bi ến phụ thuộc
Biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình là quyết định tham gia NCKH của sinh viên các trường Đại học Quyết định tham gia NCKH là một trong những biến phụ thuộc phổ biến được sử dụng trong các mô hình nghiên cứu về hành vi tham gia NCKH của sinh viên Có nhiều nghiên cứu đã đề cập đến biến phụ thuộc này, ví dụ như nghiên cứu của các tác giả Hidayat và Sadewa (2020), Dr Vinay Kumar và Ujwala Dange
Trang 31(2012), Vivi Iswanti Nusyirwan, Sasmita Sari Ardaninggar (2019), Bên cạnh quyết định tham gia NCKH, còn có một số biến khác có thể được sử dụng như là biến phụ thuộc, bao gồm số lượng nghiên cứu đã tham gia, đánh giá về kinh nghiệm nghiên cứu, và mức
độ cam kết và quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu Tuy nhiên, trong trường hợp này, quyết định tham gia NCKH được chọn làm biến phụ thuộc chính vì nó là một đại lượng quan trọng nhất để đo lường hiệu quả của quyết định tham gia NCKH của sinh viên các trường Đại học
Bi ến độc lập
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia NCKH của sinh viên các trường Đại học bao gồm môi trường nghiên cứu, điều kiện tài chính, năng lực của sinh viên và động cơ Để định lượng các yếu tố này trong việc ảnh hưởng đến quyết định tham gia NCKH của sinh viên, nhóm nghiên cứu đã tham khảo nhiều nguồn và đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước Những yếu tố được chọn làm cơ sở cho nghiên cứu này là những yếu tố quan trọng nhất và có nhân tố quyết định đến quyết định tham gia NCKH của sinh viên Trong đó:
Môi trường nghiên cứu (MT): được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nhiều yếu tố
như chính sách, quy định pháp luật của nhà nước đối với hoạt động NCKH; Phát triển xã hội, vốn xã hội và nguồn lực tài chính; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như phòng thí nghiệm hoặc thư viện; cơ chế đảm bảo, kiểm định chất lượng và trách nhiệm giải trình; Các tổ chức tài trợ và hợp tác nghiên cứu (Altbach & Salmi, 2013 xem Phạm Thị Ly, 2014) Theo nghĩa hẹp, môi trường nghiên cứu là bầu không khí của các mối quan hệ trong các cơ quan nghiên cứu, trong đó các hoạt động NCKH được thực hiện, bao gồm sự hợp tác, quan hệ và liên kết với đồng nghiệp Tính chuyên nghiệp, đánh giá ngang hàng, lãnh đạo học thuật của giám đốc, hỗ trợ cố vấn và mức độ tự chủ của nhà nghiên cứu Một ví dụ về một nghiên cứu liên quan đến môi trường nghiên cứu là nghiên cứu của Lopatto (2004) Trong nghiên cứu này, tác giả đã khảo sát sinh viên đại học về những yếu tố môi trường nghiên cứu mà họ coi là quan trọng trong việc tham gia NCKH Kết quả cho thấy rằng môi trường nghiên cứu tích cực, có sự hỗ trợ từ giảng viên và có các nguồn tài nguyên nghiên cứu dồi dào được đánh giá cao bởi sinh viên và có tác động tích cực đến quyết định tham gia nghiên cứu của họ Nghiên cứu khác của Jones và cộng sự (2010) tập trung vào môi trường nghiên cứu trong các trường đại học Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng môi trường nghiên cứu có sự ảnh hưởng lớn đến quyết định tham gia nghiên cứu của sinh viên Các yếu tố như sự hỗ trợ từ giảng viên, cơ hội tiếp xúc với các dự án nghiên cứu, và
sự phát triển chuyên môn trong môi trường nghiên cứu được xem là quan trọng để khuyến khích sinh viên tham gia vào hoạt động NCKH Có thể thấy rằng môi trường
Trang 32nghiên cứu có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định tham gia NCKH của sinh viên Môi trường nghiên cứu tích cực, hỗ trợ và khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên phát triển kỹ năng nghiên cứu, động lực và quan tâm đối với khoa học
Điều kiện tài chính (TC): có thể được xem là một trong những là yếu tố đóng vai
trò quan trọng trong quyết định tham gia NCKH của sinh viên Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh ảnh hưởng của điều kiện tài chính đến sự tham gia và động cơ NCKH của sinh viên Đơn cử như nghiên cứu liên quan đến yếu tố tài chính là nghiên cứu của McIntosh và cộng sự (2018) Có thể thấy, tác giả của bài nghiên cứu đã biểu hiện kết quả cho thấy sinh viên gặp khó khăn về tài chính có xu hướng ít tham gia vào hoạt động nghiên cứu hơn so với sinh viên có điều kiện tài chính tốt Hạn chế về tài chính có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn lực, kinh phí để thực hiện các dự án nghiên cứu và cảm giác an toàn về tài chính khi tham gia nghiên cứu Hay theo một nghiên cứu của Hernandez và cộng sự (2014) cũng xem xét ảnh hưởng của điều kiện tài chính đến quyết định tham gia NCKH của sinh viên đại học Nghiên cứu này chỉ ra rằng sinh viên gặp khó khăn về tài chính có xu hướng ít quan tâm và ít tham gia vào các hoạt động nghiên cứu hơn Điều kiện tài chính kém có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành các
dự án nghiên cứu, tiếp cận các công cụ và thiết bị cần thiết cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia vào các nhóm nghiên cứu Tương tự, nghiên cứu của Park và đồng nghiệp (2016) cung cấp thêm thông tin về tác động của điều kiện tài chính đối với quyết định tham gia NCKH ở cấp độ đại học Kết quả cho thấy rằng sinh viên đối mặt với tình trạng tài chính không ổn định hoặc khó khăn có khả năng tham gia ít vào hoạt động nghiên cứu và có xu hướng tìm kiếm các công việc làm thêm để cải thiện tình hình tài chính cá nhân Điều này có thể làm giảm sự tập trung và động lực của sinh viên trong NCKH Điều kiện tài chính cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu của sinh viên từ các gia đình thuộc tầng lớp kinh tế thấp Nghiên cứu của Brown và đồng nghiệp (2018) đã chỉ ra rằng sinh viên đến từ gia đình kinh tế khó khăn thường đối mặt
với hạn chế tài chính và có xu hướng ít tham gia vào hoạt động nghiên cứu Điều này có thể gây ra sự bất bình đẳng trong cơ hội tham gia NCKH giữa các sinh viên thuộc các tầng lớp kinh tế khác nhau
Năng lực sinh viên (NL): Trong lĩnh vực giáo dục nói chung, khái niệm "năng
lực" có nhiều định nghĩa khác nhau Tuy nhiên, tất cả các định nghĩa này thể hiện một điểm chung quan trọng: "sự kết hợp của nhiều kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với một tình huống cụ thể" (Uỷ ban Cộng đồng châu Âu, 2005, tr.3, xem trong Nguyễn Thành Ái, 2015) Trong lĩnh vực nghiên cứu, theo Šeberová, năng lực nghiên cứu được
Trang 33xem như một hệ thống mở và liên tục phát triển, bao gồm kiến thức tuyên bố và kiến thức quy trình trong lĩnh vực nghiên cứu, cùng với thái độ và sự sẵn lòng của cá nhân để thực hiện nghiên cứu trong khung việc làm của họ (2008, tr.61) Tổng quát, như bất kỳ năng lực nào khác, năng lực nghiên cứu bao gồm ba yếu tố chính: kiến thức, kỹ năng và thái
độ Khi năng lực tăng cao, khả năng tham gia vào NCKH cũng tăng lên Có nhiều bài nghiên cứu trước đây đã điều tra về sự ảnh hưởng của nhân tố năng lực sinh viên đối với quyết định tham gia NCKH Ví dụ, một nghiên cứu của Brown và Jones (2004) đã tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia nghiên cứu của sinh viên đại học Kết quả cho thấy rằng năng lực sinh viên, bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ, có ảnh hưởng tích cực đến quyết định tham gia nghiên cứu Nghiên cứu của Seymour và đồng nghiệp (2004) cũng khẳng định rằng trải nghiệm NCKH có lợi cho sinh viên đại học Nó giúp sinh viên phát triển năng lực nghiên cứu của mình, cung cấp cơ hội thực hành kiến thức tuyên bố và kiến thức quy trình trong lĩnh vực nghiên cứu, cũng như phát triển thái
độ và sự sẵn lòng để tham gia vào hoạt động nghiên cứu Hay bài nghiên cứu của Lopatto (2004) cũng tìm hiểu về trải nghiệm tham gia nghiên cứu của sinh viên đại học thông qua một cuộc khảo sát Kết quả cho thấy rằng sinh viên có tham gia vào hoạt động nghiên cứu thường có sự phát triển vượt trội về kiến thức, kỹ năng và thái độ so với những sinh viên không tham gia Nghiên cứu của Nagda và đồng nghiệp (1998) cung cấp dẫn chứng rằng các mối quan hệ hợp tác giữa sinh viên và giảng viên trong hoạt động nghiên cứu có ảnh hưởng tích cực đến việc giữ chân sinh viên Nó cho thấy rằng trải nghiệm nghiên cứu giúp tăng cường sự cam kết và tham gia của sinh viên trong việc hoàn thành học chương trình
Động cơ (DC): là một khái niệm mô tả các yếu tố được tạo ra và duy trì bởi các cá
nhân và điều chỉnh hành vi của mình để đạt được mục tiêu Khi động cơ nghiên cứu tăng thì sinh viên càng có động cơ tham gia NCKH để đạt được mục tiêu đề ra và ngược lại khi động cơ không nhiều sẽ làm giảm sức hấp dẫn sinh viên tham gia NCKH Ví dụ, nghiên cứu của Sansone và đồng nghiệp (2013) tập trung vào động cơ nội tại và động cơ ngoại tại của sinh viên đối với quyết định tham gia nghiên cứu Kết quả cho thấy rằng sinh viên có động cơ nội tại cao hơn (tức là động cơ từ bên trong, như sự hứng thú và sự thách thức) có khả năng tham gia vào hoạt động nghiên cứu lớn hơn so với sinh viên có động cơ ngoại tại (tức là động cơ từ bên ngoài, như sự công nhận và sự khen ngợi từ người khác) Hay một nghiên cứu của Umbach và đồng nghiệp (2012) đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa động cơ và tham gia vào hoạt động nghiên cứu của sinh viên đại học Kết quả cho thấy rằng sinh viên có động cơ nghiên cứu cao hơn có khả năng tham gia vào NCKH nhiều hơn Động cơ được định nghĩa là sự kỳ vọng, niềm đam mê và quyết tâm
Trang 34của sinh viên trong việc tiến hành nghiên cứu Wigfield và đồng nghiệp (2008) cũng từng nghiên cứu về mối quan hệ giữa động cơ học thuật và tham gia vào NCKH Kết quả cho thấy rằng sinh viên có động cơ học thuật cao (tức là sự quan tâm và đam mê với việc học)
có xu hướng tham gia vào hoạt động NCKH nhiều hơn Động cơ học thuật bao gồm sự quan tâm đến việc học và sự đặt ra mục tiêu học tập cao Tương tự, một nghiên cứu khác của Hidi và Renninger (2006) tập trung vào động cơ intrinsically motivated - động cơ từ bên trong của sinh viên Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sinh viên có động cơ intrinsically motivated cao hơn có xu hướng tham gia vào hoạt động NCKH với sự hứng thú và tận hưởng quá trình nghiên cứu Trước đây, nghiên cứu của Astin và đồng nghiệp (2002) cũng khẳng định rằng động cơ nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sinh viên tham gia vào hoạt động nghiên cứu Nó cho thấy rằng sinh viên có động cơ cao hơn có xu hướng đặt ra mục tiêu cao hơn và đạt được kết quả nghiên cứu xuất sắc hơn
1.4.3 Thiết lập dạng hàm nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia NCKH của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như môi trường nghiên cứu, điều kiện tài chính, năng lực của sinh viên và động cơ đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính có dạng:
Trang 35B ảng 1.1 Bảng mô tả các biến và dấu kỳ vọng
Loại biến hiệu Ký Tên nhân tố
Quan hệ với biến phụ thuộc được kỳ
vọng
𝑄𝐷𝑎 = 𝑓(𝑀𝑇𝑎, 𝑇𝐶𝑎, 𝑁𝐿𝑎, 𝐷𝐶𝑎)
Trong đó:
QD: Quyết định tham gia NCKH của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Biến phụ thuộc)
MT: Môi trường nghiên cứu (1)
TC: Điều kiện tài chính (2)
NL: Năng lực của sinh viên (3)
DC: Động cơ (4)
Chú ý: Các biến độc lập (1), (2), (3), (4), nêu trên được đại diện bằng tỉ lệ phần trăm (%) các lượt chọn của sinh viên trong khảo sát về việc tham gia NCKH
𝑄𝐷 = 𝛽1+ 𝛽2𝑀𝑇 + 𝛽3𝑇𝐶 + 𝛽4𝑁𝐿 + 𝛽5𝐷𝐶 + 𝑢𝑖