1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

những thách thức khi áp dụng hệ thống giao thông xanh vào thực tiễn tại việt nam

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những thách thức khi áp dụng hệ thống giao thông xanh vào thực tiễn tại Việt Nam
Tác giả Nhóm 1
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Phan Thu
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu kinh tế
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 350,29 KB

Nội dung

Trong đó, nhận thức của người dân về giao thôngxanh còn chưa được cụ thể và khá mới mẻ, đồng thời, tốc độ di chuyển của cácphương tiện công cộng còn chậm và chưa đủ tin cậy so với phương

Trang 1

MỤC LỤC iii

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 7

1.1 Cơ sở lý luận 7

1.2 Cơ sở thực tiễn 8

1.2.1 Thực trạng phát triển trên thế giới: 8

1.2.2 Thực trạng phát triển tại Việt Nam 9

1.2.3 Đánh giá phân tích số liệu về các dự án giao thông xanh tại Việt Nam 9

CHƯƠNG 2: CƠ HỘI PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG XANH 11

TẠI VIỆT NAM 11

2.1 Các chính sách hỗ trợ phát triển 11

2.2 Yếu tố thị trường 13

2.2.1 Doanh nghiệp 13

2.2.2 Nhận thức của người dân 13

CHƯƠNG 3: NHỮNG THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG XANH VÀO THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM 17

3.1 Cơ sở hạ tầng 17

3.1.1 Đặc điểm kỹ thuật 17

3.1.2 Hệ thống trạm sạc và bảo dưỡng 18

3.2 Doanh nghiệp, chính phủ và người dân 19

3.2.1 Nguồn sản xuất và giá cả 19

3.2.2 Các chính sách 19

3.2.3 Quan điểm của người tiêu dùng 19

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 21

Trang 2

4.1 Đề xuất đối với chính phủ 21

4.1.1 Khuyến khích người dân 21

4.1.2 Hỗ trợ doanh nghiệp 21

4.2 Đề xuất đối với doanh nghiệp 22

4.2.1 Sản xuất và phát triển 22

4.2.2 Các giải pháp kích cầu 22

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 28

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học lập của riêng nhóm.Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theođúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận án do nhóm tự tìm hiểu, phân tíchmột cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Các kết quả này chưa từngđược công bố trong bất kì nghiên cứu nào khác Mọi thông tin trích dẫn trong luận vănđều được ghi rõ trong mục tài liệu tham khảo

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin cảm ơn trường Đại học Kinh tế - Đại họcQuốc gia Hà Nội đã đưa học phần Phương pháp nghiên cứu kinh tế vào chương trìnhgiảng dạy Trải qua thời gian dài học tập học phần Phương pháp nghiên cứu kinh tế,nhóm chúng em đã học hỏi được những kiến thức và kỹ năng để vận dụng vào đề tàithực tiễn: “Đánh giá tiềm năng phát triển của các dự án giao thông xanh tại ViệtNam” Hơn nữa, nhóm 1 xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Thị Phan Thu

đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, cũng như cho chúng em những lời khuyên bổ ích trongquá trình học tập để hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Do thời gian và kiến thức còn có hạn nên trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đềtài vẫn còn nhiều thiếu sót, nhóm 1 mong nhận được những lời nhận xét, đánh giá,đóng góp ý kiến của cô và các bạn để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2023.

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

COP26 Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu

của Liên hợp quốc năm 2021

NGGS Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh

VTHKCC Vận tải hành khách công cộng

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt

NDC Nationally Determined Contribution Đóng góp do quốc gia tự quyết

định

WHO World Health Organisation Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2 1: Các chính sách và định hướng phát triển hệ thống giao thông 10

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1: Doanh số bán xe ô tô điện trong giai đoạn 2010 - 2023 8

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2 1: Tỷ trọng người dân tham gia khảo sát theo nhóm tuổi 13

Biểu đồ 2 2: Tỷ lệ người dân từng sử dụng PTGTX 14

Biểu đồ 2 3: Tần suất người dân tham gia giao thông bằng PTGTX 14

Biểu đồ 2 4: Tỷ lệ người dân lựa chọn PTGTX 15

Trang 10

MỞ ĐẦU

I Tính cấp thiết của đề tài:

Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta không thể phủ nhận rằngViệt Nam đang ngày một phát triển không ngừng, kéo theo đó là các ngành côngnghiệp, nhà máy cũng phát triển cùng với sự bùng nổ dân số mạnh mẽ, tuy nhiên cáigiá phải trả cho sự phát triển ấy lại quá lớn Chính vì thế, không chỉ Việt Nam mà ngay

cả các quốc gia trên toàn thế giới cũng đang phải trực tiếp đối mặt với vấn đề ô nhiễmkhông khí ở mức độ độc hại cao nhất từ trước đến nay Và một trong số những nguyênnhân to lớn dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường chính là hệ thống giao thông(chiếm tới 70% trong số những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí)

Tại Hà Nội và TP.HCM, xe mô tô, xe gắn máy chiếm đến 95% về số lượng,mặc dù chỉ tiêu thụ 56% xăng nhưng lại thải ra tới 94% lượng HC; 87% CO; 57%NOx trong tổng lượng phát thải của các loại xe cơ giới Tính đến quý 1/2019, HàNội quản lý khoảng 6 triệu phương tiện; trong đó số lượng xe gắn máy chiếm số lượngnhiều nhất Đặc biệt, số lượng xe máy đã sử dụng trên 10 năm chiếm 52% Còn tạiTP.HCM, tính đến tháng 9/2020, số lượng xe máy là 7.408.124 chiếc Trong đó, sốlượng xe đã sử dụng trên 10 năm chiếm tới gần 68% tổng lượng xe đang lưu hành Đốivới xe cũ, khi đốt cháy nhiên liệu là xăng dầu, sẽ không cháy hết mà xả thải vào khôngkhí ngoài chất độc của các khí thông thường còn là muội than rất độc hại và có thể gâyung thư Đặc biệt là ở những khu vực đèn xanh, đèn đỏ, khi xe đỗ dừng ở chế độ chạycầm chừng thì đào thải ra một lượng khí thải rất lớn Trong quá trình hoạt động, cácphương tiện "quá đát" thải ra môi trường một lượng khí thải độc hại cao gấp 2 - 4 lầncác loại xe mới, được bảo dưỡng định kỳ

Theo đánh giá của WHO, giai đoạn 2008 – 2017, Hà Nội và TP.HCM nằmtrong danh sách 500 thành phố có nồng độ bụi mịn trung bình năm cao nhất Trongkhi, một trong những yếu tố gây hại tới sức khỏe con người trầm trọng đó là hạt bụimịn PM2.5 có trong khí thải xe cộ Theo số liệu thống kê cho thấy rằng từ năm 2017đến năm 2018, nồng độ trung bình hàng năm của hạt bụi mịn PM2.5 tại TP.HCM tăng

từ 23.6 lên 26.9µg/m³ Những hạt bụi mịn tưởng như nhỏ nhưng chúng lại gây hại trựctiếp đến sức khỏe con người khi hít phải lượng lớn, các tế bào trong cơ thể sẽ bị thiếuoxy, nếu tiếp xúc quá lâu sẽ gây ra những bệnh về hô hấp như viêm phế quản mạntính, suy giảm chức năng phổi hay thậm chí là ung thư phổi, làm nặng thêm tình trạngbệnh hen và bệnh tim ở người bệnh Không chỉ người lớn, trẻ em là đối tượng chịu ảnhhưởng tiêu cực của không khí ô nhiễm dễ dàng nhất bởi hệ miễn dịch còn non yếu vàchưa phát triển đầy đủ Theo như nghiên cứu thì trong cùng một nồng độ khí bị ônhiễm, lượng chất trực tiếp đi vào cơ thể của trẻ sẽ cao gấp đôi so với người trưởngthành Năm 2017, tại Việt Nam đã có hơn 70,000 người chết do chất lượng không khíkém, xếp vị trí thứ tư trong khu vực

Trong thực tế hiện nay, nhận thức được sự nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễmkhông khí đang ảnh hưởng tiêu cực đến chính bản thân mình, người dân càng quantâm hơn về vấn đề này và phát triển những biện pháp nhằm hạn chế chúng Nhằm giải

Trang 11

quyết các vấn đề cấp bách như trên, hệ thống giao thông xanh đang dần trở thành mộtvấn đề cấp thiết của các quốc gia trên thế giới Các phương tiện giao thông xanh cũngdần được coi trọng hơn với những lợi ích mà nó mang lại trong việc giải quyết các vấn

đề ô nhiễm môi trường và tắc nghẽn giao thông Chính vì thế, các quốc gia trên thếgiới đã đưa ra các phương hướng để phát triển và áp dụng hệ thống giao thông xanhvào thực tế Tuy nhiên, các dự án về hệ thống giao thông này còn gặp nhiều thử thách

và trở ngại trong việc phát triển và đưa vào thực tiễn

II Tổng quan nghiên cứu

Trong lịch sử nghiên cứu thế giới, đã có nhiều tài liệu nghiên cứu khẳng địnhtầm quan trọng và lợi ích của hệ thống giao thông xanh mang lại cho con người và môitrường Bên cạnh đó, một số tài liệu cũng đưa ra phương án phát triển dự án giao thôngxanh và xu hướng lựa chọn phương tiện giao thông thân thiện với môi trường củangười dân nước ngoài Trong phần này, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra những bài nghiêncứu làm rõ về các khía cạnh trên như sau:

1 Tổng quan tài liệu nước ngoài

Trên thế giới, các nghiên cứu quốc tế đã thừa nhận tầm quan trọng của giaothông xanh và đưa ra các phương hướng thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giaothông xanh trên thế giới

Bài nghiên cứu của Liu và Umair (2023) đã nêu ra rằng các chính phủ và cácnhà chính trị gia đã nhận thấy sự cấp thiết của việc tìm ra các giải pháp hoặc nguồncung khác thay thế cho nguyên liệu hóa thạch bởi những tác động tiêu cực của biến đổikhí hậu và sự có hạn của tài nguyên thiên nhiên

Xiuzhen và cộng sự (2022) đã nêu quan điểm của chính phủ Trung Quốc trongviệc thừa nhận các giá trị của cơ sở hạ tầng giao thông xanh, và tiến hành nhiều bước

để khuyến khích phát triển hệ thống giao thông này Đồng thời, Trung Quốc đã đầu tưđáng kể vào việc phát triển hệ thống tàu điện ngầm đô thị, mạng lưới đường sắt cao tốc

và cơ sở hạ tầng sạc cho xe điện (EV) nhằm giúp cho lượng khí thải carbon giảm đáng

kể, tăng cường hiệu suất năng lượng và cải thiện chất lượng không khí

Trong nghiên cứu của Kinjal J Shah và cộng sự (2021) cũng đã đề xuất hệthống phân loại ba bước bao gồm: Tránh, Chuyển đổi và Cải tiến nhằm tìm ra các côngnghệ và phương pháp quản lý để giải quyết những rào cản và thử thách của hệ thốnggiao thông hiện tại và là phương hướng để phát triển giao thông xanh vào thực tiễn.Trong đó, tránh tức là hạn chế việc di chuyển không cần thiết và hướng đến quy hoạchcác tuyến đường ngắn Về chuyển đổi, người dân thay đổi từ sử dụng phương tiện cánhân sang phương tiện công cộng hoặc các phương tiện không động cơ Và cuối cùng,cải tiến theo khía cạnh công nghệ, kỹ thuật và tìm ra các biện pháp thay thế các động

cơ xăng dầu, hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường Đồng thời, tác giả cũng đưa ratính hiệu quả của hệ thống phân loại ba bước trên thông qua kết quả thử nghiệm hệthống trong thực tế Cụ thể, lượng khí thải CO2 được ghi nhận đã giảm rõ rệt so vớiban đầu khi áp dụng hệ thống phân loại trên Cùng với hướng đi đó, Irina Makarovaa

và các cộng sự (2017) cũng đã đưa ra những cách chuyển đổi sang sử dụng cácphương tiện công cộng và các phương tiện sử dụng năng lượng cơ trong nghiên cứu

Trang 12

Tuy nhiên, bên cạnh những nghiên cứu về phát triển hệ thống giao thông xanh,nghiên cứu của Han-ru Li (2016) cho thấy những thử thách phải đối mặt khi áp dụng

hệ thống giao thông này vào thực tế thông qua phân tích về hệ thống giao thông xanh

ở Copenhagen, Tokyo và New York Trong đó, nhận thức của người dân về giao thôngxanh còn chưa được cụ thể và khá mới mẻ, đồng thời, tốc độ di chuyển của cácphương tiện công cộng còn chậm và chưa đủ tin cậy so với phương tiện cá nhân.Ngoài ra, việc áp dụng hệ thống này còn bị ảnh hưởng do một số yếu tố bên ngoài nhưviệc đỗ xe bừa bãi cùng với cơ sở hạ tầng dành cho người sử dụng phương tiện củagiao thông xanh không đáp ứng được nhu cầu so với số lượng xe được sử dụng, khiếncho môi trường giao thông xanh bị ảnh hưởng

Đồng thời, một số ít các nghiên cứu cũng cố gắng chỉ ra hành vi, mức độ quantâm của người sử dụng đối với các phương tiện giao thông xanh

Bài báo nghiên cứu của Yunkyung Bae và cộng sự (2017) đã sử dụng mô hìnhlớp tiềm ẩn (Latent Class Approach) nhằm phân tích tính cách, đặc điểm tâm lý củangười dân đối với phương tiện giao thông xanh, thân thiện với môi trường ở HànQuốc Nhóm nghiên cứu đã đưa ra hệ thống dữ liệu thông qua các đợt khảo sát đánhgiá hành vi của người sử dụng dưới sự ảnh hưởng của phương tiện vận chuyển mới sửdụng nước ở khu vực sông Hàn, Hàn Quốc Tuy nhiên, qua bài nghiên cứu, YunkyungBae cho rằng sự lựa chọn của người dân khó dự đoán do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tốkhác nhau như giá tiền, tính cách hay tính tiện lợi của phương tiện

2 Tổng quan tài liệu trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung và các cộng sự (2017) đã khẳng định sựphát triển của các tuyến xe buýt CNG - một loại phương tiện giao thông xanh đã giúpgiảm thiểu chỉ số ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh

tế và đáp ứng nhu cầu thường nhật của người dân

Cũng trong bài nghiên cứu “Giao thông xanh trong định hướng phát triển bềnvững” (2017) đã có nghiên cứu liên quan đến quá trình phát triển giao thông vận tải ởcác đô thị, vấn đề môi trường bị ảnh hưởng do phương tiện giao thông đã tiêu thụ mộtlượng lớn nhiên liệu, thải khí ô nhiễm, ùn tắc giao thông giờ cao điểm, gây tiếng ồngiao thông trong đô thị Do vậy, vận tải xanh là quá trình cần thiết phát triển đảm bảo

sự cân bằng hài hoà giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường và xuhướng phát triển của nhiều nước hiện nay là phát triển một hệ thống giao thông đồng

bộ, có cơ cấu sử dụng phương tiện hợp lý, trong đó tập trung phát triển giao thôngcông cộng, hiện đại, văn minh, có khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của mọi người dânmột cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn với giá cước vận tải hợp lý và trên cơ sởbảo vệ môi trường

Nghiên cứu của Phạm Đức Thành và Nguyễn Quang Đạo (2016) đã chỉ ra rằng

xe buýt sử dụng khí metan sinh học đã góp phần giảm thiểu lượng khí thải cacbon vànitơ oxit hơn so với xe buýt sử dụng diesel và còn giảm thiểu mức độ ô nhiễm tiếng ồn

so với xe buýt truyền thống

Lê Anh Tuấn và các cộng sự (2021) đã chỉ ra mục tiêu của dự án “Nghiên cứuphát triển phương tiện giao thông điện tại Việt Nam” là để tăng cường năng lực, khung

Trang 13

pháp lý và công cụ quản lý nhằm thúc đẩy phát triển giao thông vận tải theo hướngcác-bon thấp và giảm phát thải khí nhà kính Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng phântích những bất cập trong việc sử dụng pin như pin sạc lâu, thiếu trạm sạc, đổi pin,quãng đường ngắn… với các phương tiện giao thông điện; tuy nhiên, nhu cầu mua xeđiện của người dân Việt Nam còn chưa nhiều cùng với giá thành sản phẩm cao ….Trong bài nghiên cứu, Hoàng Dương Tùng (2023) đã chỉ ra việc xanh hóa các phươngtiện giao thông là điều tất yếu nhằm giảm phát thải khí cacbon và metan của ngànhgiao thông vận tải Đồng thời, những nỗ lực của chính phủ trong việc đưa ra các chínhsách nhằm khuyến khích xanh hóa phương tiện giao thông hướng tới thực hiện camkết zero cacbon đặt ra vào năm 2050 cũng đã được đề cập trong bài.

Nghiên cứu của Phan Cao Thọ (2022) nhận định phát triển giao thông theo con đườngxanh và bền vững là sự tiên phong cho phát triển hệ thống giao thông và bền vữngtrong tương lai Việc này giúp cho ban lãnh đạo có những kế hoạch định hướng pháttriển cụ thể, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phục vụ về giao thông cho người dân

và đưa các đô thị nước ta trở thành những đô thị xanh, hiện đại và đáng sống

3 Khoảng trống nghiên cứu

Hệ thống giao thông xanh rõ ràng đã trở thành một vấn đề cấp thiết và quantrọng đối với hầu hết các quốc gia nhờ vào những lợi ích mà nó mang lại trong việcgiải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông hiện nay Trong các bàinghiên cứu trong và ngoài nước, các nhà nghiên cứu cũng đã khẳng định tầm quantrọng của hệ thống này và đưa ra các dự án phát triển của hệ thống giao thông xanhtrên thế giới, tuy nhiên, việc áp dụng hệ thống giao thông xanh còn gặp nhiều thửthách và trở ngại Không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới, các bài nghiên cứu về hệthống giao thông xanh chưa xuất hiện nhiều và mới chỉ tập trung nghiên cứu về một sốkhía cạnh cụ thể như sau:

+ Một số bài nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng và đưa ra các phươnghướng phát triển hệ thống giao thông xanh không chỉ của các nhà nghiên cứu mà còn

có sự hỗ trợ từ Chính phủ Tuy nhiên, tính hiệu quả của các dự án trên khi áp dụng vàothực tiễn còn chưa được đề cập cụ thể, vì vậy, bài nghiên cứu này sẽ đưa ra cái nhìntổng quan về các khía cạnh trên

+ Bên cạnh đó, các nghiên cứu về vấn đề này còn khá mới và chưa xuất hiện nhiều tại Việt Nam, đặc biệt là các bài nghiên cứu về đánh giá tiềm năng phát triển các

dự án hệ thống giao thông xanh trong nước Vấn đề đó sẽ được đề cập và phân tích rõ ràng thông qua bài nghiên cứu này

+ Bài nghiên cứu cũng sẽ đưa ra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các dự án giao thông xanh tại Việt Nam bao gồm hành vi của người dân trong việclựa chọn sử dụng phương tiện giao thông xanh - vấn đề chưa có nhiều kết quả nghiên cứu rõ ràng trên thế giới và các yếu tố đặc biệt khác

+ Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng hệ thống giao thông xanh vào thực tiễncòn gặp phải những rào cản nhất định, bài nghiên cứu sẽ đề xuất một số giải phápnhằm giải quyết những thách thức đó và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giao thôngxanh tại Việt Nam

Trang 14

Tóm lại, bài nghiên cứu này sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát về hệ thống giao thôngxanh tại Việt Nam và đánh giá tiềm năng phát triển của hệ thống giao thông này trongnước dựa trên nhiều yếu tố khác nhau Cùng với đó, đưa ra một số giải pháp giải quyếtnhững rào cản và đẩy mạnh sự phát triển của các dự án về giao thông xanh trong nước.

III Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:

1 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển củacác dự án giao thông xanh - một giải pháp thay thế cho phương tiện giao thông chạybằng xăng dầu và đưa ra những đề xuất tới các nhà hoạch định về chính sách và giảipháp nhằm định hình hệ thống giao thông Việt Nam thành một hệ thống thông minh,văn minh và thân thiện với môi trường

2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Hệ thống hoá các khái niệm, lý thuyết liên quan đến hệ thống giao thông xanh,đồng thời, phân tích tình hình phát triển của các dự án giao thông xanh tại Việt Nam.Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống giao thông xanh trongnước, trong đó, phân tích những cơ hội và thách thức khi áp dụng hệ thống giao thôngnày vào thực tiễn

Đề xuất các chính sách, giải pháp phù hợp để giải quyết các rào cản và thúc đẩy

sự phát triển của hệ thống giao thông xanh tại Việt Nam

IV Câu hỏi nghiên cứu:

Câu hỏi 1: Thực trạng phát triển các dự án giao thông xanh tại Việt Nam như thế nào?

Câu hỏi 2: Cơ hội phát triển của hệ thống giao thông xanh tại Việt Nam là gì?

Câu hỏi 3: Đâu là thách thức mà các dự án giao thông xanh tại Việt Nam phải đối mặt? Câu hỏi 4: Đề xuất các chính sách phù hợp để hỗ trợ cho sự phát triển các dự án giao

thông xanh tại Việt Nam?

V Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào hệ thống giao thông xanh tại ViệtNam

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Việt Nam

Phạm vi thời gian: 2021 - 2023

VI Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở

lý thuyết của đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố, chủtrương chính sách liên quan đến đề tài và các số liệu thống kê Các bước nghiên cứutài liệu thường trải qua ba bước: thu thập tài liệu, phân tích tài liệu và trình bày tóm tắtnội dung các nghiên cứu trước đó

Phương pháp phân loại và hệ thống: Phân chia, sắp xếp các đối tượng, dữ

liệu hoặc thông tin vào các nhóm có cùng đặc điểm, thuộc tính hay sự tương đồng nhất

Trang 15

định, giúp tổ chức thông tin trật tự và hiểu rõ cấu trúc của dữ liệu để dễ dàng nghiêncứu, phân tích và hiểu sâu hơn về các đối tượng hay hiện tượng nghiên cứu.

Phương pháp tổng hợp: Tổng kết những mặt,những bộ phận, những mối quan

hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệthống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu cụ thể về các vấn đề nghiên

cứu từ đó làm tăng độ chính xác và thiết thực của vấn đề nghiên cứu

VII Cấu trúc của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, phụ lục, kết luận, danh mục các bảng, hình, các chữ viết tắt

và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

Chương 2: Cơ hội cho sự phát triển của các dự án giao thông xanh tại Việt Nam

Chương 3: Những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi áp dụng hệ thống giaothông xanh vào thực tiễn

Chương 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giaothông xanh tại Việt Nam

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm

Theo Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam, “giao thông xanh là khái niệm giaothông sử dụng phương tiện giao thông ít gây ô nhiễm đến môi trường và thân thiện vớimôi trường nhằm hướng tới một hệ thống giao thông: thông suốt, trật tự, an toàn, tiêuhao ít năng lượng và ít ô nhiễm môi trường”

1.1.2 Tầm quan trọng

Ở Việt Nam, tình trạng ùn tắc giao thông với mật độ giao thông dày đặc thườngxuyên diễn ra, đồng nghĩa với việc môi trường cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng Đểgiải quyết vấn đề này, việc áp dụng giao thông xanh một cách nhanh chóng và hiệuquả là vô cùng cần thiết nhằm giúp giảm thiểu lượng khí thải gây ô nhiễm và khói bụiđộc hại

Hơn nữa, hệ thống giao thông xanh còn góp phần giảm bớt gánh nặng tàinguyên thiên nhiên “Tại Việt Nam, nếu giữ nguyên tốc độ khai thác như hiện nay thìdầu mỏ chỉ còn 34 năm, khí thiên nhiên còn 63 năm và than đá chỉ còn 4 năm” (Theobáo cáo "Triển vọng năng lượng Việt Nam 2023" của Bộ Công Thương) Đối với cáccon số đáng lo ngại này, nếu không thay đổi suy nghĩ và hành động thì áp lực đè nặnglên tài nguyên thiên nhiên là rất lớn Việc xây dựng và phát triển hệ thống giao thôngxanh sẽ góp phần giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và khí

tự nhiên, đồng thời làm giảm hiệu ứng nhà kính do lượng khí thải ra môi trường đượcgiảm bớt khi áp dụng hệ thống giao thông này

Sự dịch chuyển sang giao thông xanh cũng góp phần xây dựng một nền kinh tếbền vững, hơn nữa, xây dựng mạng lưới giao thông xanh và hạ tầng ổn định là mộttrong những giải pháp quan trọng để Việt Nam có thể tự cung cấp năng lượng Hiệnnay, Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn xăng dầu từ các nước khác, gây ra áp lực

về tài chính và an ninh năng lượng Nhưng khi có được mạng lưới giao thông xanh và

hạ tầng ổn định, chúng ta có thể sử dụng tối đa các nguồn năng lượng tái tạo như nănglượng mặt trời và gió để phục vụ nhu cầu về giao thông

1.1.3 Phân tích mô hình hệ thống giao thông xanh Việt Nam

Mô hình hệ thống giao thông xanh tại Việt Nam được xây dựng dựa trên cácnguyên tắc cơ bản như sau: Phát triển hệ thống giao thông đa phương thức, kết hợp hàihoà giữa các phương thức giao thông, trong đó ưu tiên phát triển vận tải công cộng.Song với đó là việc tăng cường, khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giaothông thân thiện với môi trường như xe buýt điện, xe máy điện, ô tô điện, Tiếp theo

đó là sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông xanh, bao gồm các tuyến đường dànhriêng cho xe buýt, làn đường dành riêng cho xe đạp, bãi đỗ xe công cộng

Cơ cấu của hệ thống giao thông xanh tại Việt Nam bao gồm các phần: vận tảicông cộng, giao thông thân thiện với môi trường Vận tải công cộng là thành phầnquan trọng nhất trong hệ thống giao thông xanh,bao gồm các phương tiện giao thôngthân thiện với môi trường, như xe buýt điện, tàu điện ngầm, Các phương tiện giao

Trang 17

thông thân thiện với môi trường là các phương tiện sử dụng năng lượng tái tạo, khôngphát thải khí thải ra môi trường, như xe đạp, xe buýt điện, xe máy điện, ô tô điện,

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng phát triển trên thế giới:

Theo IEA, doanh số bán xe ô tô điện trên thế giới đã tăng trưởng mạnh mẽtrong khoảng thời gian từ 2020 đến 2023 Cụ thể, doanh số bán xe điện toàn cầu đãtăng từ 2,1 triệu chiếc trong năm 2020 lên 4,2 triệu chiếc trong năm 2021, và dự kiến

sẽ đạt 14 triệu chiếc trong năm 2023 Thị trường Trung Quốc là thị trường xe điện lớnnhất thế giới, chiếm hơn 50% thị phần toàn cầu trong năm 2023 Tiếp theo là thịtrường châu Âu, chiếm khoảng 30% thị phần, và thị trường Mỹ, chiếm khoảng 10% thịphần Điều này cho thấy sự chuyển đổi tích cực của toàn cầu trong việc sử dụngphương tiện giao thông sạch và bền vững Một trong những nguyên nhân chính của sựphát triển này là các chính sách hỗ trợ từ chính phủ các nước

Hình 1 1: Doanh số bán xe ô tô điện trong giai đoạn 2010 - 2023

Ở Na Uy, Chính phủ đã áp dụng việc giảm thuế và không tính thuế bảo vệ môitrường cho người sử dụng xe điện đã được khuyến khích, bên cạnh đó, cũng đã đưa raquyết định ngừng bán ôtô chạy bằng xăng, dầu vào năm 2025 sắp tới Tại Đức, chínhphủ cũng đã tăng ưu đãi lên đến 9000 euro cho việc mua ô tô điện Giới chức nước nàykhẳng định, Đức có tham vọng trợ giá nhiều hơn để thúc đẩy việc sử dụng phương tiệngiao thông chạy bằng điện

Ngoài ra, còn có những quốc gia khác trong khu vực châu Âu cũng đang cónhững chính sách tích cực để khuyến khích sử dụng xe điện Tại Đan Mạch, có tới75% dân số sử dụng phương tiện giao thông công cộng, và đây cũng là quốc gia có tỷ

lệ sử dụng xe đạp trên đầu người cao nhất thế giới Song song, Thụy Điển cũng là mộtquốc gia có tỷ lệ sử dụng phương tiện giao thông công cộng cao, chiếm khoảng 70%

Trang 18

1.2.2 Thực trạng phát triển tại Việt Nam

Hiện nay, để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan,Việt Nam đã và đang đặt vấn đề phát triển hệ thống giao thông xanh lên hàng đầu.Chính vì thế, các dự án về hệ thống giao thông công cộng cũng thu hút được rất nhiều

sự quan tâm và dần phổ biến rộng rãi trong xã hội Trong thực tế, chính phủ Việt Namđặt mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt 30% ở các thànhphố lớn Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Chính phủ đã chú trọng đầu tư phát triển các

dự án về hệ thống giao thông công cộng bao gồm xe buýt, tàu điện, … Một số dự ánhiện nay đang phổ biến và được mọi người hưởng ứng như là các trạm cho thuê xe đạpcông cộng TN Go tại TP Quy Nhơn (7 trạm), TP Hải Phòng (46 trạm), TP Vũng Tàu(42 trạm), TP.HCM (45 trạm), TP Đà Nẵng (61 trạm), TP Hà Nội (75 trạm), tuyếnđường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, 10 tuyến xe buýt điện, 4 tuyến buýt sử dụng xechạy bằng khí nén CNG Tổng Công ty Vận tải Hà Nội đã ký kết thỏa thuận hợp tác,cung cấp khí nén với một DN của Nga để chuẩn bị cho nhiều tuyến buýt “sạch” khác

ra đời Hà Nội đã cấp phép hoạt động cho hàng nghìn xe taxi điện, đưa xe đạp, xe đạpđiện công cộng vào phục vụ nhu cầu đi lại của người dân tại một số quận nội thành.Bên cạnh đó cũng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc

ô nhiễm môi trường và khuyến khích họ ưu tiên sử dụng những phương tiện công cộng

sử dụng bằng năng lượng như đã nêu trên Muốn bảo vệ môi trường cần có sự chungtay góp sức của tất cả mọi người, mỗi cá thể có ý thức một chút sẽ đạt được mục tiêu

đã đề ra và trả lại cho thiên nhiên sự trong lành

1.2.3 Đánh giá phân tích số liệu về các dự án giao thông xanh tại Việt Nam

a Dự án xe bus điện Vinfast

Dự án xe bus điện Vinfast là một dự án được đầu tư và phát triển theo mô hìnhphương tiện giao thông công cộng bới tập đoàn VinGroup Dự án này được thực hiệnnhằm mục đích thay thế các xe buýt sử dụng xăng dầu, bảo vệ môi trường và nâng caochất lượng cuộc sống của con người, hướng tới một Việt Nam xanh sạch đẹp

Sự phát triển dự án xe buýt điện VinBus được thực hiện theo các giai đoạn Giai đoạnđầu tiên là Triển khai dự án xe buýt điện tại thành phố Hà Nội vào tháng 1/2020, vớihơn 20 tuyến buýt và hơn 150 xe buýt điện VinBus Các xe buýt này được thiết kếhiện đại, tiện nghi và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao

Sau đó, dự án đã mở rộng sang các thành phố khác trong cả nước như thành phố HồChí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng và một số thành phố khác.VinBus không chỉ triển khai các tuyến buýt trong thành phố mà còn mở thêm cáctuyến điểm đến ngoại thành và các tuyến buýt liên tỉnh

b Dự án xe đạp TNGo

Dự án xe đạp TNGo là một dự án của Công ty Cổ phần Dịch Vụ Vận Tải Số TríNam nhằm phát triển hệ thống xe đạp chia sẻ tại Việt Nam Đây là một dự án đượctriển khai từ 2022 và được đưa vào hoạt động vào tháng 6 năm 2023 Hiện nay đã cóhơn 10 quận nội thành Hà Nội được áp dụng dự án này và tổng số lượng xe lên tới

Ngày đăng: 02/07/2024, 10:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Fang Liu, Muhammad Umair (2023), “Assessing oil price volatility co-movement with stock market volatility through quantile regression approach”, Resources Policy, Volume 81https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0301420723000831 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Assessing oil price volatility co-movementwith stock market volatility through quantile regression approach”
Tác giả: Fang Liu, Muhammad Umair
Năm: 2023
2. Han-ru Li (2016), “Study on Green Transportation System of International Metropolises”, Procedia Engineering, Volume 137 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Study on Green Transportation System of InternationalMetropolises”
Tác giả: Han-ru Li
Năm: 2016
4. Kinjal J. Shah (2021), “Green transportation for sustainability: Review of current barriers, strategies, and innovative technologies”, The journal of Cleaner Production, Volume 326.https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0959652621035769 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Green transportation for sustainability: Review of currentbarriers, strategies, and innovative technologies”
Tác giả: Kinjal J. Shah
Năm: 2021
5. Oya Celasun and partners (2023), “Cars and the Green Transition: Challenges and Opportunities for European Workers”https://www.imf.org/en/Publications/WP/Issues/2023/06/02/Cars-and-the-Green-Transition-Challenges-and-Opportunities-for-European-Workers-534091 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cars and the Green Transition: Challenges andOpportunities for European Workers”
Tác giả: Oya Celasun and partners
Năm: 2023
6. World Bank (2022), “Electric Vehicles: An Economic and Environmental Win for Developing Countries” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Electric Vehicles: An Economic and Environmental Win forDeveloping Countries
Tác giả: World Bank
Năm: 2022
7. Yunkyung Bae (2017), “Psychological Traits to Eco-Friendly Transportation Systems: Latent Class Approach”, Transportation Research Procedia, Volume 25.https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2352146517305537Tài liệu tham khảo trong nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Psychological Traits to Eco-Friendly TransportationSystems: Latent Class Approach”", Transportation Research Procedia, Volume 25.https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2352146517305537
Tác giả: Yunkyung Bae
Năm: 2017
1. Báo Công an nhân dân (2021), “10 nguyên nhân làm tăng tổng mức đầu tư dự án Cát Linh-Hà Đông hơn 9.200 tỷ đồng”https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/10-nguyen-nhan-lam-tang-tong-muc-dau-tu-du-an-cat-linh-ha-dong-hon-9-200-ty-dong-i632154/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10 nguyên nhân làm tăng tổng mức đầu tư dự ánCát Linh-Hà Đông hơn 9.200 tỷ đồng
Tác giả: Báo Công an nhân dân
Năm: 2021
2. Báo Dân Trí (2023), “Trạm sạc VinFast đạt mật độ 3,5 km/trạm tại 80 thành phố trên cả nước”.https://dantri.com.vn/o-to-xe-may/tram-sac-vinfast-dat-mat-do-35-kmtram-tai-80-thanh-pho-tren-ca-nuoc-20231011132657875.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trạm sạc VinFast đạt mật độ 3,5 km/trạm tại 80 thành phốtrên cả nước”
Tác giả: Báo Dân Trí
Năm: 2023
3. Báo Lao động (2021), “Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành sau 1 thập kỷ xây dựng”https://laodong.vn/xa-hoi/duong-sat-cat-linh-ha-dong-chinh-thuc-van-hanh-sau-1-thap-ky-xay-dung-971144.ldo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành sau 1thập kỷ xây dựng
Tác giả: Báo Lao động
Năm: 2021
6. Báo Thanh niên (2023), “Thời tiết nắng nóng khiến pin ô tô điện tụt nhanh, phạm vi di chuyển giảm”.https://thanhnien.vn/thoi-tiet-nang-nong-khien-pin-o-to-dien-tut-nhanh-pham-vi-di-chuyen-giam-185230723112403633.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời tiết nắng nóng khiến pin ô tô điện tụt nhanh, phạm vi dichuyển giảm
Tác giả: Báo Thanh niên
Năm: 2023
7. Báo Vinfast Vn (2022), “Giao thông xanh là gì, Một số thành tựu và thách thức đặt ra”https://vinfastauto.com/vn_vi/giao-thong-xanh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giao thông xanh là gì, Một số thành tựu và thách thức đặtra”
Tác giả: Báo Vinfast Vn
Năm: 2022
8. Báo VnEconomy (2023), “Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số chuyên sâu trong 2 năm tới”https://vneconomy.vn/bo-ke-hoach-va-dau-tu-se-ho-tro-doanh-nghiep-chuyen-doi-so-chuyen-sau-trong-2-nam-toi.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổisố chuyên sâu trong 2 năm tới”
Tác giả: Báo VnEconomy
Năm: 2023
12. Công Trung (2023), “Hạ tầng sạc pin ô tô điện Việt Nam: Trạm sạc chưa nhiều, quy chuẩn chưa đủ”https://cuoituan.tuoitre.vn/ha-tang-sac-pin-o-to-dien-vn-tram-sac-chua-nhieu-quy-chuan-chua-du-20230315090910036.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hạ tầng sạc pin ô tô điện Việt Nam: Trạm sạc chưa nhiều, quychuẩn chưa đủ”
Tác giả: Công Trung
Năm: 2023
15. Tạp chí Giao thông (2016), “Na Uy sẽ cấm lưu hành xe chạy xăng vào năm 2025”https://tapchigiaot Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Na Uy sẽ cấm lưu hành xe chạy xăng vào năm 2025”
Tác giả: Tạp chí Giao thông
Năm: 2016
16. Tạp chí Môi trường (2022), “Một số chính sách phát triển giao thông đô thị bền vững tại Việt Nam”.https://tapchimoitruong.vn/chuyen-muc-3/mot-so-chinh-sach-phat-trien-giao-thong-do-thi-ben-vung-tai-viet-nam-26646 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số chính sách phát triển giao thông đô thị bềnvững tại Việt Nam”
Tác giả: Tạp chí Môi trường
Năm: 2022

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 1: Doanh số bán xe ô tô điện trong giai đoạn 2010 - 2023 - những thách thức khi áp dụng hệ thống giao thông xanh vào thực tiễn tại việt nam
Hình 1 1: Doanh số bán xe ô tô điện trong giai đoạn 2010 - 2023 (Trang 17)
Bảng 2. 1: Các chính sách và định hướng phát triển hệ thống giao thông. - những thách thức khi áp dụng hệ thống giao thông xanh vào thực tiễn tại việt nam
Bảng 2. 1: Các chính sách và định hướng phát triển hệ thống giao thông (Trang 21)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w