Câu 3: Theo ý kiến cá nhân, em hãy nêu một số giải pháp để phát triển ngành công nghiệp kỹ thuật ôt ô tại Việt Nam cũng như một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập đối
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
BÁO CÁO THU HOẠCH HỌC PHẦN: THỰC TẬP NHẬN THỨC
MÃ ĐỀ: TTNT-01
Bắc Ninh - Năm 2023
Giảng viên hướng dẫn: T.S LẠI NĂNG VŨ
Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Thành
Mã sinh viên: 20200408
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
BÁO CÁO THU HOẠCH
MÃ ĐỀ: TTNT-01
Điểm thi Bằng số:
………….
Bằng chữ:………
Cán bộ chấm thi 1
(Ký và ghi rõ họ tên)
Cán bộ chấm thi 2
(Ký và ghi rõ họ tên)
Giảng viên hướng dẫn: T.S LẠI NĂNG VŨ
Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Thành
Mã sinh viên: 20200408
Trang 3MỤC LỤC
ĐỀ BÀI THỰC TẬP NHẬN THỨC 1
1 Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 2
1.1.Tác động của tình hình kinh tế - xã hội 2
1.2 Cơ hội và thách thức 3
1.3 Các giải pháp để đối phó với các thách thức 4
2 Sinh viên Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô trường Đại Học Công Nghệ Đông Á và hành trang nắm bắt cơ hội khi ra trường 5
2.1 Cơ hội Việc làm ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô 5
2.2 Nắm bắt cơ hội khi ra trường 6
3 Giải pháp với ngành công nghệp kỹ thuật ô tô 7
3.1 Giải pháp về kinh tế - kĩ thuật 8
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập đối với sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô 9
4 Lời cảm ơn 10
5 Tài liệu tham khảo 10
Trang 4ĐỀ BÀI THỰC TẬP NHẬN THỨC
Câu 1:
Em hãy phân tích cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang đối mặt? Với quan điểm cá nhân em hãy nêu các giải pháp để đối phó với các thách thức đó?
Câu 2:
Là sinh viên Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô tại trường Đại học công nghệ Đông Á,
em cần chuẩn bị những gì để có thể nắm bắt được cơ hội khi ra trường?
Câu 3:
Theo ý kiến cá nhân, em hãy nêu một số giải pháp để phát triển ngành công nghiệp
kỹ thuật ôt ô tại Việt Nam cũng như một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
và học tập đối với sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô
Trang 51 Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
1.1 Tác động của tình hình kinh tế - xã hội
Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân của mức tăng trưởng thấp nêu trên đến từ các khó khăn chưa thể giải quyết triệt để và ngắn hạn trong năm 2022 như xung đột địa chính trị Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu kết thúc tạo ra nhiều cú sốc kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, tiêu thụ hàng hóa trên thị trường các nước, nguy cơ lạm phát tăng cao, nguồn cung xăng, dầu trên thế giới và trong nước còn nhiều biến động; căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn, cụ thể là giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ có khả năng gay gắt hơn và khó có thể dịu đi trong một thời gian ngắn; các nguy cơ khác gây ra bởi biến đổi khí hậu trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn đang hiện hữu tại nhiều quốc gia, và có thể tái bùng phát bất cứ lúc nào
Có thể thấy rằng hệ quả của những nguy cơ này trước mắt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số kinh tế vĩ mô Việt Nam, gây khó khăn cho việc thực hiện các mục tiêu
đề ra trong Nghị quyết số 68/2022/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm
2023, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% và tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh của kinh tế, như áp lực lạm phát và sự mất giá đồng VND ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng dẫn tới nguy cơ lạm phát trong năm 2023 vượt quá mức trần 4,5% sẽ phần nào tác động đến tâm lý người tiêu dùng, khiến họ cẩn thận hơn trong việc chi tiêu các mặt hàng thường xuyên và cả những mặt hàng xa xỉ như ô tô Tác động này sẽ càng rõ rệt khi mức lạm phát càng cao
Hoạt động xuất khẩu năm 2023 được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn hơn năm 2022,
do hiện các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản đều đối mặt với nguy cơ suy thoái hoặc tăng trưởng chậm, khiến số lượng đơn đặt hàng sụt giảm cũng như việc áp đặt các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam Điều này sẽ tác động giảm tới thu ngoại tệ từ hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng tới tổng thu ngoại tệ và dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong năm 2023, trong khi đây là một trong những công cụ hữu hiệu để kiểm soát lạm phát và giữ giá trị đồng VND ổn định Trước nguy cơ này, Nhà nước sẽ cần phải tính toán và cân đối các nguồn thu chi ngân sách khác để vừa đảm bảo thực hiện hoạt động công, vừa có đủ nguồn lực để sử dụng các công cụ chính sách điều tiết kinh
tế phù hợp
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán và bất động sản năm 2023 đều được dự báo tồn tại nhiều rủi ro và không ổn định, ảnh hưởng đến tâm lý và thu nhập nhà đầu tư, trong khi đây là hai kênh mang lại nguồn tiền lớn cho nền kinh tế Trong trường hợp hai thị trường biến động tiêu cực, người tiêu dùng sẽ cân nhắc việc phát sinh nhu cầu
2
Trang 6tiêu dùng đối với các mặt hàng, trong đó bao gồm cả một mặt hàng có giá trị cao như ô tô
Cơ hội và thách thức
- Trước những diễn biến phức tạp của thị trường quốc tế, thị trường ô tô trong nước vài năm gần đây tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng Với tốc độ tăng trưởng ổn định của thị trường xe con dưới 9 chỗ như hiện nay (trung bình 20-30%/năm), Việt Nam sẽ
là thị trường tiêu thụ ô tô rất tiềm năng trong khu vực Trong năm 2020, Việt Nam
đã vượt qua Philippines trở thành thị trường tiêu thụ ô tô lớn thứ 4 trong ASEAN (sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia)
- Tiềm năng phát triển công nghiệp ô tô phụ thuộc vào 3 yếu tố là quy mô và cơ cấu dân số, mức thu nhập bình quân đầu người, và số xe trung bình/1.000 dân Tại Việt Nam, xu thế ô tô hóa (motorization) dự báo sẽ diễn ra trong thời gian tới do GDP bình quân đầu người đã vượt mức 4.000 USD và số xe trung bình trên 1.000 dân đã đạt khoảng 50 xe (mặc dù vẫn thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan (280 xe/1.000 dân), Malaysia (542 xe/1.000 dân) ) Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ
đô thị hóa cao cũng như sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, tiềm năng phát triển công nghiệp ô tô tại Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn, dự kiến nhu cầu tiêu thụ ô tô sẽ bùng nổ trong giai đoạn đến 2025
- Bên cạnh đó, xu hướng điện hóa ô tô đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới Hiện nay, đối với ô tô điện, xuất phát điểm giữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN là gần như tương tự nhau Do đó, cơ hội để thu hút các dự án đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô điện của Việt Nam trong khu vực là rất tiềm năng nếu Chính phủ sớm ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ vượt trội, đặc biệt là trong bối cảnh có sự dịch chuyển đầu
tư và tái cấu trúc chuỗi giá trị công nghiệp trong khu vực trong bối cảnh căng thẳng
từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng gia tăng
- Bên cạnh những cơ hội là không ít thách thức mà thị trường ô tô Việt Nam phải đối mặt Đầu tiên chính là sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập khẩu Đặc biệt,
sự cạnh tranh từ ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đến chủ yếu từ các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia (chỉ tính riêng lượng ô tô nhập khẩu từ 02 quốc gia này đã chiếm khoảng trên dưới 50% tổng lượng ô tô nhập khẩu tại Việt Nam) và trong vòng 7-10 năm tới là các sản phẩm ô tô từ các quốc gia thành viên của Hiệp định CPTPP và EVFTA
- Tiếp theo, một số quốc gia trong khu vực như Indonesia và Thái Lan đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới, từ đó cơ hội thu hút các
Trang 7hãng ô tô đầu tư sản xuất lớn ở Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn Bên cạnh sức ép
từ các quốc gia đi trước, Việt Nam sẽ còn phải chịu sự cạnh tranh từ sự phát triển của các nước đi sau trong khu vực (Myanma, Lào, Campuchia) trong việc thu hút các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô
Các giải pháp để đối phó với các thách thức
- Nhà nước tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp: Nhà nước tiếp tục hỗ trợ cho công nghiệp sản xuất ô tô bằng các chính sách hỗ trợ về thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất
có công nghệ cao, tỉ lệ nội địa hóa lớn Cần có những chính sách khuyến khích phát triển công nghệ hỗ trợ để các doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất linh kiện, phụ tùng theo tiêu chuẩn quốc tế và ưu tiên đầu tư cho hệ thống hạ tầng giao thông để kết nối logistics đa phương thức như đường bộ, đường biển, cảng, dịch vụ cảng; Tỉ lệ nội địa hóa sẽ tỉ lệ thuận với hỗ trợ từ phía nhà nước, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư; Quy hoạch và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng xe ô tô của người dân thúc đẩy thị trường Trên cơ
sở đó có các biện pháp hợp lý bảo đảm sự phát triển minh bạch, lành mạnh của thị trường ô tô trong nước thông qua các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp chống gian lận thương mại, cân nhắc một số giải pháp khác để phát triển thị trường; rà soát các loại thuế, phí liên quan đến ô tô trên toàn chuỗi giá trị để điều chỉnh theo hướng thuận lợi hoá trong sản xuất, tiêu dung và xuất khẩu Đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước trong vấn đề kiểm soát chất lượng sản phẩm
- Doanh nghiệp tiếp tục đầu tư bài bản, quy mô lớn: Thị trường ô tô Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, vì vậy hoàn toàn có điều kiện để phát triển ngành công nghiệp
hỗ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa Thực tế cho thấy những hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đạt được thành công như ngày nay đều có thị chỉ trường xuất khẩu rộng lớn Không doanh nghiệp nào đầu tư vào sản xuất ô tô lại tập trung mỗi thị trường nội địa Phải hướng tới xuất khẩu, tức là mở rộng thị trường, qua đó tăng sản lượng, tối đa hóa chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh Với quốc gia 100 triệu dân, kinh tế phát triển, đời sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu về ô tô ngày càng nhiều, đủ để đầu tư sản xuất với quy mô lớn Bên cạnh đó, ưu đãi thuế quan 0% với ô tô trong khu vực ASEAN là cơ hội lớn, phải tận dụng để xuất khẩu
- Hợp tác, liên kết và chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp để cùng hướng đến những thị trường lớn hơn: Các nhà cung cấp Việt Nam hiện nay đa số vẫn đang tập trung theo các mục tiêu ngắn hạn, tức là tập trung đáp ứng các hợp đồng ngắn hạn,
ít chú trọng vào việc tạo lập và xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài gắn liền với
4
Trang 8việc trao đổi thông tin thường xuyên với các nhà lắp ráp ô tô Các dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi, xử lý hàng lỗi cũng cần nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà cung cấp Việt Nam Điều này làm tăng đáng kể sức hấp dẫn của các nhà cung cấp phụ tùng Việt Nam so với các thương hiệu quốc tế Sàng lọc các doanh nghiệp sản xuất tiềm năng về phụ tùng, linh kiện để kết nối với nhà sản xuất, lắp ráp ô tô,
tổ chức các buổi làm việc và thăm thực tế nhà cung cấp nội địa; tìm kiếm hỗ trợ nhà cung cấp tiềm năng cấp 2 và cấp 3; hỗ trợ đào tạo hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn Công nghiệp ôtô là ngành có sự tác động lớn đối với những ngành khác Không chỉ sản xuất những chi tiết, bộ phận ôtô mà đằng sau đó là cả một ngành công nghiệp vật liệu,
cơ khí…
- Phát triển trung tâm nghiên cứu, kiểm thử hiện đại: Để nâng cao năng lực thiết kế, phát triển nhanh và đa dạng sản phẩm, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng hoạt động R&D, đầu tư phần mềm thiết kế và các thiết bị thử nghiệm hiện đại Hệ thống quản trị sản xuất xây dựng trên nền tảng số hóa; áp dụng phần mềm quản trị thông minh và hoạch định nguyên vật liệu, phần mềm quản lý bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị Xây dựng đội ngũ kỹ sư R&D chuyên nghiệp, được đào tạo bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong ngành sản xuất linh kiện ôtô Liên kết giữa nhà sản xuất, trung tâm nghiên cứu, các trung tâm thí nghiệm cần được “phân vai”
và gắn kết chặt chẽ Tính kinh tế theo quy mô được phản ánh ở các hãng sản xuất
tô tô và linh kiện trên thế giới Theo thống kê từ 27 hãng sản xuất xe hơi và 36 nhà cung cấp hàng đầu, biên lợi nhuận của những doanh nghiệp quy mô lớn hơn
thường cao hơn do doanh số đủ lớn để bù đắp chi phí R&D, chi phí đầu tư ban đầu
- Tập trung phát triển xuất khẩu theo từng thị trường riêng biệt: Nghiên cứu đặc điểm các thị trường có tiềm năng, xây dựng các dự án xuất khẩu khả thi, tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu theo yêu cầu riêng biệt tại từng thị trường Đồng thời khuyến khích gia tăng tỉ lệ nội địa hóa nhằm đáp ứng tiêu chí hàm lượng khu vực (Regional Value Content – RVC: Hàm lượng Giá trị Khu vực là một ngưỡng
mà hàng hóa phải đạt được đủ để coi là có xuất xứ) để hưởng thuế suất 0% theo Hiệp định ATIGA trong khu vực ASEAN
Vì vậy, khi cơ hội mới mở ra, ngành công nghiệp ô tô trong nước có thể xuất khẩu linh kiện giá trị gia tăng cao, xe ô tô nguyên chiếc mang thương hiệu Viêt ra thế giới rất cần các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nũa từ phía nhà nước, nỗ lực đẩy mạnh tỷ lệ nội địa hóa hơn nữa từ phía doanh nghiệp, có như vậy mới hưởng được thuế suất ưu đãi và có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu
Trang 92 Sinh viên Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô trường Đại Học Công Nghệ Đông Á và hành trang nắm bắt cơ hội khi ra trường.
2.1 Cơ hội Việc làm ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô
Là sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật Ô tô của Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á trước khi ra trường em có tìm hiểu một số công việc có thể làm liên quan tới ngành công nghệ Ô tô như:
+ Kỹ sư thiết kế: thiết kế các phụ tùng, phụ kiện, các hệ thống (ví dụ như kỹ sư phanh, kỹ sư accu) Kỹ sư này thiết kế và kiểm tra thiết bị xem nó có đạt được yêu cầu đặt ra hay không, vật liệu có đạt được độ bền hay không,
+ Kỹ sư phát triển: cung cấp các thuộc tính của ô tô Họ có thể cung cấp cho kỹ sư thiết kế về độ cứng của lò xo để cho xe hoạt động như mong muốn trong các điều kiện đường xá
+ Kỹ sư chế tạo xác định nó tạo ra bằng cách nào thông qua các khâu của quá trình sản xuất các chi tiết từ bản vẽ kỹ thuật
+ Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô
+ Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô
+ Kỹ thuật viên: sửa chữa bảo dưỡng ô tô tại các hãng lớn, gara hay xưởng ô tô,… + Cố vấn dịch vụ: cho các hãng lớn, gara hay xưởng ô tô,…
+ Làm giảng viên
Nắm bắt cơ hội khi ra trường.
Biết cách xin việc cơ bản : Điều đầu tiên, muốn có được một công việc vừa phù hợp với ngành học mà lại đúng công ty mình mong muốn, thì em cần phải có kỹ năng xin việc Việc chuẩn bị cho mình bộ hồ sơ tốt, phong cách xin việc đĩnh đạc
Kỹ năng học tập tự lập:
Nghề kỹ thuật sửa chữa ô tô là nghề bắt buộc phải có kỹ năng nghề thực chiến thực thụ, chứ không mang nhiều tính lý thuyết Khi thiếu những kỹ năng thực tế,
em sẽ lên mạng, tìm kiếm những video bảo dưỡng cơ bản, sửa chữa cơ bản, cũng như các tài liệu hướng dẫn sửa chữa có hình ảnh để em có thể liên tưởng tốt hơn trước khi ra sửa chữa tại gara
Kỹ năng tiếng Anh:
6
Trang 10Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô quốc tế Em cần có khả năng đọc hiểu và giao tiếp tiếng Anh một cách lưu loát để có thể tham gia vào các dự án quốc tế và làm việc với đội ngũ đa quốc gia
Sửa chữa ô tô thực tế:
Các việc em cần phải làm của sinh viên năm cuối là:
+ Xin làm việc thực tế tại gara
+ Học tập trả phí tại các trung tâm thực hành bảo dưỡng, sửa chữa
Khi ra trường với hồ sơ xin việc đã có kinh nghiệm như đã kể trên thì sẽ đáp ứng được khối lượng công việc ban đầu của nhà tuyển dụng
Kỹ năng mềm trong làm việc và sửa chữa ô tô:
Ngoài những kỹ năng về nghề nghiệp, em cũng cần phải có những kỹ năng về ứng xử và giao tiếp Muốn kiếm được một người thầy tốt, kiếm được một đồng nghiệp tốt, chắc chắn em cần phải ứng xử đúng mực và kỹ năng khéo léo trong giao tiếp, thì mới có thể tạo ra môi trường đó
Kỷ luật trong công việc và học tập:
Em cần có một sự kỷ luật cao trong công việc và học tập phát triển bản thân Chăm chỉ học và làm việc để tích lũy kinh nghiệm và hơn hết phải có trách nhiệm với công việc mà mình đang làm
Luôn cố gắng để đạt được những tầm cao mới:
Khi mới ra trường mới vào nghề thì sẽ chắc chắn không thể nhận được mức lương cao, đó là điều đương nhiên trong mọi công việc, hoặc chỉ có thể thật giỏi
để có thể nhận ngay mức lương khủng khi mới ra trường
Còn em thì em không được giỏi nổi trội nhưng em phải biết chấp nhận biết nỗ lực phấn đấu, vì kiếm được việc làm tốt với mức lương tốt, trên nền tảng công việc mình yêu thích là một điều tuyệt vời nên em không thể đòi hỏi quá cao trong khi em chưa có kinh nghiệm, nhất là trong nghề ô tô
3 Giải pháp với ngành công nghệp kỹ thuật ô tô
Cơ hội:
1 Phát triển nền kinh tế: Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu về ô tô cũng tăng cao Điều này tạo ra cơ hội lớn cho ngành công nghiệp ô
tô Việt Nam