1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Theo em thách thức lớn nhất đối với ngoại giao giai đoạn hiện nay ( kể từ đại hội xii) là gì tại sao trong bối cảnh hiện nay, việt nam cần phải có chính sách như thế nào để vượt qua thách thức đó

10 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thách thức lớn nhất đối với ngoại giao Việt Nam giai đoạn hiện nay (kể từ Đại hội XII)
Tác giả Hà Thị Ánh Tuyết
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 – nay
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự xoay trục về Châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ là thách thức lớn nhất đối với ngoại giao Việt Nam hiện nay.2.. Thế nhưng, bên cạnh những thời cơ mà đất

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

-      

-TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

BỘ MÔN: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1975 – NAY

ĐỀ BÀI

Theo em thách thức lớn nhất đối với ngoại giao giai đoạn hiện nay ( kể từ Đại hội XII) là gì ? Tại sao? Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần phải có chính

sách như thế nào để vượt qua thách thức đó?

Sinh viên thực hiện: Hà Thị Ánh Tuyết

Lớp: LQT48A1

Trang 2

MỤC LỤC

1 Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự xoay trục về Châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ là thách thức lớn nhất đối với ngoại giao Việt Nam hiện nay

2 Gợi ý chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn hiện nay

2.1 Một số tác động trong việc gợi ý chính sách đối ngoại Việt Nam 2.2 Quan điểm cá nhân trong việc gợi ý chính sách đối ngoại Việt Nam hiện nay

III KẾT LUẬN

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

Đề bài: Theo em thách thức lớn nhất đối với ngoại giao Việt Nam giai đoạn

hiện nay (kể từ Đại hội XII) là gì? Tại sao? Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần phải có chính sách như thế nào vượt qua thách thức đó?

BÀI LÀM

I LỜI MỞ ĐẦU

Sau hơn 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đưa đến những thay đổi về chất trong thế và lực của đất nước Để có được kết quả như vậy là do Đảng ta đã quyết tâm chỉ đạo quá trình triển khai sự nghiệp đổi mới toàn diện Trong bối cảnh chung đó, công tác đối ngoại đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trở thành một điểm sáng trong toàn bộ những thành tựu chung của đất nước ta, góp phần nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.Để khẳng định được vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay, Việt Nam đã và đang phấn đấu dần đóng vai trò “nòng cốt, dẫn dắt, hoà giải, sáng kiến, tích cực, có trách nhiệm” tại các diễn đàn, tổ chức đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể Thế nhưng, bên cạnh những thời cơ mà đất nước

ta đã gặt hái được trong công tác ngoại giao thì Việt Nam cũng vấp phải rất nhiều thách thức nhất là trong giai đoạn từ Đại hội XII trở đi đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự xoay trục về Châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ

II NỘI DUNG

1 Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự xoay trục về Châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ

Thách thức lớn nhất đối với ngoại giao Việt Nam giai đoạn hiện nay là sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự xoay trục về Châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, những thách thức đó tác động trực tiếp và quyết định chính sách ngoại giao Việt Nam thời kỳ mới phải điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn thời đại mà vẫn giữ được an ninh, độc lập, tự chủ của Việt Nam

Trong bối cảnh thế kỉ XXI đầy phức tạp và biến động, cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và Ấn Độ, Nga, EU, đã dẫn tới sự chuyển dịch trọng tâm quyền lực từ Tây sang Đông sau hơn 500 năm kể từ khi thế kỉ XV đánh dấu sự trỗi dậy của nền văn minh phương Tây dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp và

sự thành công trong thời đại phát kiến địa lý của Châu Âu Sự chuyển dịch trọng tâm

Trang 4

quyền lực từ Tây sang Đông đã dẫn tới sự thay đổi tương quan về lực lượng giữa các nước lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, điều đó đã làm cho cục diện chính trị thế giới theo hướng đa cực, và đa trung tâm Thời đại toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, cùng với cuộc cách mạng công nghệ - khoa học 4.0 đã đánh dấu những

kỳ tích về sự bức phá kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ,… Trong đó, sự trỗi dậy của Trung Quốc và tham vọng bá chủ toàn cầu với kế hoạch “Giấc mộng Trung Hoa” đã gây ra sự va chạm mạnh mẽ với Hoa Kỳ - siêu cường mạnh nhất thế giới, và sự va chạm giữa 2 siêu cường đã kéo theo toàn bộ thế giới vào vòng xoáy chính trị thế giới đương đại Hiện nay, Trung Quốc đang ngày càng khẳng định vị thế trên trường quốc tế là quốc gia có tiềm năng thay thế Hoa Kỳ trở thành siêu cường quốc đứng đầu thế giới

Do đó, để giữ vững vị trí số một của mình, Hoa Kỳ đã thực hiện chính sách đối ngoại xoay trục về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và các quốc gia lân cận nói riêng khi Trung Quốc đang thực hiện chính sách “Một vành đai, một con đường” (OBOR) nhằm gia tăng sự ảnh hưởng trực tiếp lên các quốc gia trên thế giới thông qua con đường kinh tế Sự kiện khởi đầu cho sự va chạm chính thức giữa 2 siêu cường đó

là Cuộc Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung vào năm 2018 khi Tổng thống Donal Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỉ USD đối với hàng hoá Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ nhằm ngăn chặn những hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ mà Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc đã thực hiện Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới của hai nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu, cục diện chính trị thế giới và Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong trung tâm của vòng xoáy đó

Việt Nam là một trong những quốc gia có vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng nằm ở khu vực Đông Nam Á, là cầu nối trên đất liền giữa phần lớn nhất của lục địa Á

- Âu với khu vực Đông Nam Á, đa sắc tộc, giàu tài nguyên; Hoàng Sa, Trường Sa nằm trên tuyến hành lang đường biển thuận tiện, với 50% khối lượng hàng hóa luân chuyển của thế giới đi qua vùng biển này Cùng với tài nguyên phong phú, dân số khá lớn… những điều kiện này đã khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có vị trí địa chính trị quan trọng bậc nhất trong khu vực và trên thế giới, đồng thời tiếp giáp với

Trang 5

Trung Quốc – đối thủ cạnh tranh vị trí siêu cường quốc thế giới với Hoa Kỳ Do đó, từ trước đến nay Việt Nam hiển nhiên trở thành mục tiêu cạnh tranh chiến lược của các cường quốc thế giới Chính vì vậy, sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự xoay trục về Châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay

2 Gợi ý chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn hiện nay

2.1 Một số tác động trong việc gợi ý chính sách đối ngoại Việt Nam

Để có thể gợi ý chính sách đối ngoại Việt Nam hiện nay một cách khoa học và chuẩn xác, ta cần phải xác định và phân tích nhiều lĩnh vực có liên quan và tác động đến lợi ích của Việt Nam, từ đó ta mới có thể đề ra chính sách ngoại giao phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra, sau đây ta sẽ phân tích một số vấn đề tác động trực tiếp đến Việt Nam như sau:

Thứ nhất, sự thay đổi chính sách đối ngoại của các cường quốc khác trên thế

giới như Nga, Ấn Độ,… trong việc điều chỉnh chiến lược đối ngoại với khu vực Châu

Á – Thái Bình Dương và các nước ASEAN Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự chuyển dịch trọng tâm quyền lực từ Tây sang Đông đã khiến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trở thành mục tiêu mà các cường quốc và các quốc gia tầm trung hướng đến Trong đó, Ấn Độ đã triển khai “Chính sách hướng Đông” về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Cường quốc Nga công bố Học thuyết đối thoại mới vào tháng 2 năm

2013, xem Châu Á – Thái Bình Dương là một trong những hướng ưu tiên trong chiến lược đối ngoại thế kỷ XXI, xác định Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam là ba đối tác chiến lược quan trọng nhất của Nga ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Mặt khác, Nhật Bản tiến hành điều chỉnh chiến lược an ninh, tăng cường tranh thủ sự ủng hộ của các nước ASEAN và Hoa Kỳ nhằm tập hợp lực lượng đối phó với các thách thức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt vấn đề biển đảo Việc toàn cầu xoay trục về Châu Á – Thái Bình Dương đã làm tăng vai trò và giá trị của các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam trong chiến lược đối ngoại của các cường quốc Điều này tạo ra nhiều thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với an ninh chính trị, hoà bình của Việt Nam Chính vì vậy, việc xem xét và đánh giá những chiến lược của các cường quốc khác là điều rất quan trọng trong việc gợi ý chính sách đối ngoại của Việt Nam

Trang 6

Thứ hai, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên thế giới Cuộc cách

mạng công nghiệp 4.0 được dự báo sẽ có những đột phá quan trọng trong thời gian tới,

và sẽ có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ hệ thống sản xuất, cơ cấu nền kinh tế, các lợi thế cạnh tranh, các chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu, quản trị doanh nghiệp, quản lý kinh tế,… Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ đến toàn cầu

và Việt Nam cũng nằm trong xu thế thời đại Chính vì vậy, để có thể gợi ý chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới thì việc xem xét và dự báo tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là rất quan trọng trong việc xây dựng chính sách đối ngoại trong thời kỳ mới

Thứ ba, xu hướng tăng cường ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc, đặc biệt là

đối với các quốc gia lân cận trong đó có Việt Nam Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành đầu tư vào các quốc gia lân cận thông qua những sáng kiến hợp tác, kêu gọi các nước cùng tham gia, điển hình là sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (OBOR) với nhiều mục tiêu như bảo đảm an ninh năng lượng, mở rộng cơ hội buôn bán và tìm kiếm những đối tác kinh tế mới, tăng cường vị thế và sức ảnh hưởng Trung Quốc Các quốc gia liên đã thu được lợi ích lớn khi tham gia vào các dự án kinh tế của Trung Quốc Tuy nhiên, đã có nhiều vấn đề đặt ra, nhất là việc gia tăng ảnh hưởng và ràng buộc nền kinh tế của các quốc gia liên quan vào “trật tự” của Trung Quốc, sự phụ thuộc công nghệ và nợ nần đã làm cho một số nước nhỏ phải thoả thuận một số vấn đề quan trọng Trong đó, việc Campuchia cho Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân trên lãnh thổ của mình đã tác động trực tiếp đến an ninh quốc gia Việt Nam và các nước ASEAN trong khu vực, đặt ra mối lo ngại về sự bành trướng của Trung Quốc Chính

vì vậy, việc xem xét và đánh giá những chiến lược và hành động của Trung Quốc là điều rất quan trọng trong việc gợi ý chính sách đối ngoại của Việt Nam

2.2 Quan điểm cá nhân trong việc gợi ý chính sách đối ngoại Việt Nam hiện nay

Đánh giá những tác động trên và tình hình thế giới hiện nay, kết hợp với mục tiêu của Việt Nam mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng ta đã xác định

rõ ràng trong hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế: “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự

Trang 7

chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” [1, tr.153] Em xin gợi ý một số chính sách đối ngoại nhằm ứng phó với thách thức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự xoay trục về Châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ:

Thứ nhất, Việt Nam phải kiên trì định hướng hội nhập, tiếp tục thực hiện chủ

trương đa phương hoá các quan hệ đối ngoại, đặc biệt quan hệ cân bằng với các cường quốc khác, tránh bị phụ thuộc hay xếp đội vào bất kỳ cường quốc nào Đây là giải pháp quan trọng nhất trong việc hoạch định chính sách đối ngoại Việt Nam hiện nay, việc xếp đội hoặc phụ thuộc vào các cường quốc sẽ gây ra mất an ninh chính trị, và sự

tự chủ của quốc gia, rất dễ dàng bị kéo vào một cuộc chiến tranh qua tay giữa các cường quốc

Ví dụ: Hiện nay, Mỹ rất mong muốn lôi kéo Việt Nam có thể gia nhập vào hàng

ngũ của Mỹ Nếu Việt Nam gia nhập hàng ngũ của Mỹ, điều đó sẽ đặt ra một thách thức về an ninh quốc gia đối với Trung Quốc Điều tất nhiên, Việt Nam sẽ trở thành

“chiến trường nối dài” của Mỹ đối đầu với Trung Quốc, lúc đó dân tộc Việt Nam sẽ đánh mất hoà bình, độc lập, tự chủ mà cha ông ta đã hy sinh giành lấy độc lập, tự do như ngày hôm nay

Thứ hai, Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, tăng cường thực lực của đất

nước, chú trọng năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; chú trọng nâng cao trình độ khoa học – công nghệ của đất nước; đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân theo hướng tham gia hội nhập vào sản xuất quốc tế Tập trung tháo gỡ những hạn chế trong phát triển kinh tế là cơ sở hạ tầng lạc hậu, nguồn nhân lực chất lượng còn thấp… Giải pháp này nhằm nâng cao sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam, từ đó tạo động lực cho sự phát triển tất cả các lĩnh vực khác của đất nước Có thể nói, việc xây dựng một nền kinh tế mạnh mẽ, bắt kịp sự phát triển của các cường quốc là nền tảng bảo đảm chủ quyền quốc gia, nâng cao vị thế quốc tế, không bị các cường quốc dễ dàng xâm nhập và chi phối; đủ tư cách để có thể xoay cổ tay với các cường quốc

Thứ ba, Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, tăng

cường sự hợp tác kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, thể thao giữa các quốc gia, đặc biệt đối

Trang 8

với các cường quốc trên thế giới, tạo ra lợi ích đan xen, ràng buộc lẫn nhau, tạo sự tin tưởng và nâng cao vị thế Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế Giải pháp này nhằm tạo

ra lợi ích đan xen lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc, từ đó làm động lực phát triển kinh tế, văn hoá đất nước, tạo niềm tin và sự thân thiện, yêu thương của các dân tộc trên thế giới đối với Việt Nam Có thể nói, giải pháp này học từ nghệ thuật ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế Trong trường hợp nếu xảy chiến tranh hay sự kiện nào mà các cường quốc khác xâm phạm đến với Việt Nam thì sự ủng hộ bạn bè quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền, lợi ích dân tộc Việt Nam

Thứ tư, Việt Nam cần đẩy mạnh nền an ninh - quốc phòng theo hướng hiện đại;

cần chú trọng trong việc nâng cao trình độ khoa học – công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực

an ninh – quốc phòng Xây dựng một hệ thống quân đội mạnh mẽ, dũng cảm, chính quy, và tinh nhuệ với mục tiêu thà hy sinh chứ không chịu mất nước, sẵn sàng đương đầu với bất kỳ sự xâm phạm của quốc gia nào; đẩy mạnh và tăng cường tinh thần đại đoàn kết dân tộc Việt Nam Có thể nói, hoà bình dân tộc Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào sức mạnh quốc phòng và sự đoàn kết dân tộc ta, tăng cường sức mạnh quốc phòng

và sự đoàn kết một lòng của dân tộc ta thì cho dù có xảy ra việc gì thì Việt Nam cũng

có thể đương đầu với mọi thách thức thời đại đặt ra Đừng quên, chính nhờ sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam, mà dân tộc ta đã “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào” và đánh tan tác Trung Quốc trong Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc (1979)

Cuối cùng, đấu tranh ngoại giao thông qua phương thức đàm phán hoà bình –

hợp tác – phát triển Tránh trường hợp xảy ra xung đột vũ trang, đặc biệt trong vấn đề biển Đông hiện nay; quyết tâm không nhượng bộ bất kỳ chủ quyền biển đảo cho bất kỳ quốc gia nào

III KẾT LUẬN

Như vậy, với muôn vàn thách thức trong đó nổi bật nhất là Trung Quốc

và sự xoay trục về Châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Việt Nam cần phải có chiến lược, kế hoạch phân tích, tìm hiểu cặn kẽ từng mục tiêu từ đó đưa ra phương pháp, chủ trương đúng đắn để kịp thời giải quyết các vấn đề đặc biệt phải kiên quyết giữ vững, bảo vệ lãnh thổ Thời gian tới, bối cảnh quốc tế và khu vực sẽ tiếp tục

Trang 9

biến chuyển nhanh chóng với nhiều yếu tố bất định Hòa bình, hợp tác và phát triển, toàn cầu hóa và hội nhập vẫn là xu thế lớn nhưng gặp nhiều trở ngại, thách thức từ cạnh tranh chiến lược nước lớn và dịch COVID

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XII”, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội

2 Hội đồng Lý luận Trung ương (2020), “Biến động của tình hình thế giới”,

Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội

3 TS Nguyễn Việt Lâm & ThS Lê Trung Kiên (2020), “Cạnh tranh công nghệ

Mỹ - Trung thời đại 4.0”, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội

4 Phạm Bình Minh (2010), “Cục diện thế giới đến 2020”, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội

5 PGS.TS Vũ Hùng Cường & ThS Nguyễn Thị Lê (2020), “Biến động trật tự

thế giới giai đoạn 2017 – 2020”, Nxb Khoa học Xã hội, Việt Nam

6 Phạm Ngọc Anh & Trần Văn Dũng (2018), “Chiến tranh thương mại Mỹ

-Trung và an ninh quốc gia trong tình hình mới”, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội

7 Võ Đại Lược & Nguyễn Mạnh Hùng (2021), “Cục diện kinh tế thế giới hiện

nay”, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w