VẬN TẢI HÀNG HÓA
Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vận tải
Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển vị trí của đối tượng vận chuyển Đối tượng vận chuyển gồm con người (hành khách)và vật phẩm (hàng hoá) Sự di chuyển vị trí của con người và vật phẩm trong không gian rất đa dạng, phong phú và không phải mọi di chuyển đều là vận tải
Vận tải chỉ bao gồm những di chuyển do con người tạo ra nhằm mục đích kinh tế (lợi nhuận) để đáp ứng yêu cầu về sự di chuyển đó mà thôi
Tất cả của cải vật chất chủ yếu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã hội loài người, của cải vật chất của xã hội được tạo ra ở 4 ngành sản xuất vật chất cơ bản: công nghiệp khai khoáng; công nghiệp chế biến; nông nghiệp và vận tải Đối với một ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp trong quá trình sản xuất đều có sự kết hợp của 3 yếu tố, đó là công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động Vận
8 tải cũng là một ngành sản xuất vật chất vì trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng có sự kết hợp của 3 yếu tố trên
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng đã tiêu thụ một lượng vật chất nhất định như: vật liệu, nhiên liệu, hao mòn phương tiện vận tải Hơn nữa, đối tượng lao động (hàng hoá, hành khách vận chuyển) trong quá trình sản xuất vận tải cũng trải qua sự thay đổi nhất định
Có thể khái niệm về vận tải như sau: vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người, nhằm thay đổi vị trí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện vận tải
Vận tải phải bao gồm 3 yếu tố: có phương tiện di chuyển, phải chở người hoặc hàng hóa, nơi đi và nơi đến phải khác nhau
Vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt: đối với một ngành sản xuất vật chất, như công nghiệp, nông nghiệp thì trong quá trình sản xuất đều có sự kết hợp của ba yếu tố: công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động Vận tải là một ngành sản xuất vật chất vì trong quá trình sản xuất của ngành vận tải có sự kết hợp của ba yếu tố đó Ngoài ra, trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng đã tiêu thụ một lượng vật chất nhất định, như vật liệu, nhiên liệu, hao mòn phương tiện vận tải đối tượng lao động (hàng hoá, hành khách) trong quá trình sản xuất của vận tải cũng trải qua sự thay đổi vật chất nhất định
Là ngành sản xuất vật chất nên vận tải cũng có sản phẩm của riêng mình, sản phẩm của vận tải chính là sự di chuyển của con người và vật phẩm trong không gian
Sản phẩm vận tải cũng là hàng hoá và cũng có giá trị và giá trị sử dụng, giá trị của hàng hoá là lượng lao động xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hoá đó, giá trị sử dụng của sản phẩm vận tải là khả năng đáp ứng nhu cầu di chuyển
Tuy nhiên, so với các ngành sản xuất vật chất khác, vận tải có những đặc điểm khác biệt về quá trình sản xuất, về sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, thể hiện ở các điểm sau đây:
– Môi trường sản xuất của vận tải là không gian, luôn di động chứ không cố định như trong các ngành khác;
– Sản xuất trong vận tải là quá trình tác động về mặt không gian vào đối tượng lao động chứ không phải tác động về mặt kỹ thuật, do đó không làm thay đổi hình dáng, kích thước của đối tượng lao động;
9 – Sản phẩm vận tải không tồn tại dưới hình thức vật chất và khi sản xuất ra là được tiêu dùng ngay Hay nói cách khác sản phẩm vận tải mang tính vô hình Trong ngành vận tải, sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, do đó không có khả năng dự trữ sản phẩm vận tải để tiêu dùng về sau mà chỉ có khả năng dự trữ năng lực vận tải mà thôi;
– Quá trình sản xuất của ngành vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất mới mà chỉ làm thay đổi vị trí của hàng hoá và qua đó cũng làm tăng giá trị của hàng hoá
Vận tải giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân của mỗi nước, thể hiện ở những mặt sau:
- Vai trò của vận tải đối với sản xuất Đối với sản xuất công nghiệp: Mối liên hệ giữa công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân do vận tải đảm nhận Việc cung cấp nguyên, nhiên liệu cho sản xuất và thành phẩm cho khu vực tiêu dùng là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất công nghiệp Việc hoạt động bình thường của các doanh nghiệp công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vận tải Vận tải là điều kiện quan trọng để phát triển công nghiệp, vận tải có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất lượng công tác xây dựng cơ bản, đến việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp và giá thành sản phẩm công nghiệp Đối với sản xuất nông nghiệp: Vận tải phát triển đã đáp ứng hoạt động kịp thời nhu cầu vận chuyển của nông nghiệp và có tác dụng to lớn đến sản xuất nông nghiệp
Vận tải cung cấp tư liệu sản xuất đúng thời vụ cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo hàng hoá tiêu dùng cho nông dân ðồng thời vận chuyển sản phẩm của nông nghiệp đến nơi tiêu dùng một cách nhanh chóng và đảm bảo chất lượng Giá thành vận chuyển hạ đã tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển và cải thiện đời sống của nông dân
Trong thời gian hiện nay khi quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng được mở rộng, sự phân vùng sản xuất nông nghiệp được thực hiện và ngày càng hoàn chỉnh, trình độ cơ giới hoá trong nông nghiệp ngày càng cao, cơ cấu kinh tế và tổ chức sản xuất trên các địa bàn được hình thành và từng bước hoàn chỉnh thì vận tải càng có tác dụng to lớn đến sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân và liên minh công nông
- Đối với lưu thông phân phối
Các phương thức vận tải hàng hóa
Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ như: ô tô, xe khách, xe tải, xe bồn, xe fooc, xe container, rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo theo ô tô để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ
- Vận tải đường bộ có tính linh hoạt và cơ động cao do:
+ Các phương tiện vận tải đường bộ nhỏ, có khả năng hoạt động ở mọi nơi từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi tới miền ngược
+ Vận tải đường bộ không bị lệ thuộc vào đường sá, bến bãi như ga, sân bay, cảng biển như các phương thức vận tải đường biển, đường sắt hay đường hàng không
+ Thủ tục vận tải đường bộ thường đơn giản, do số lượng hàng chuyên chở từng chuyến nhỏ, dễ kiểm tra, kiểm đếm khi giao nhận hàng, thời gian giao nhận nhanh, ít tranh chấp
- Tốc độ vận chuyển của đường bộ khá cao
Tốc độ vận tải đường bộ tuy nhỏ hơn vận tải hàng không, nhưng gần ngang bằng với đường sắt và lớn hơn nhiều so với vận tải đường thủy Tốc độ vận tải đường bộ đứng thứ 3, sau máy bay và tàu hỏa nhưng lại có ưu điểm về giao nhận hàng nhanh chóng, thực hiện vận chuyển thẳng từ nơi nhận hàng tới nơi giao hàng, vì vậy thời gian hàng hóa bị lưu giữ lại ở các điểm vận tải trong quá trình vận tải ngắn, làm cho tổng thời gian vận tải đường bộ thường ngắn hơn so với vận tải đường sắt và đường hàng không Điều này đem lại hiệu quả kinh tế cao
-Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của vận tải đường bộ ít tốn kém
+ Làm đường bộ không đòi hỏi nhiều vốn và vật tư như đường sắt Kỹ thuật làm đường cũng không đòi hỏi trình độ kỹ thuật phức tạp như xây dựng đường sắt hay
12 sân bay Gía thành xây dựng đường bộ tương đối thấp, nếu chưa có nhiều vốn thì có thể xây dựng loại đường bộ cấp thấp với chi phí rất nhỏ Trong điều kiện số lượng hàng hóa vận chuyển không lớn thì xây dựng các tuyến đường vận tải bộ là hợp lý
+ Đầu tư mua phương tiện vận tải đường bộ không đòi hỏi nhiều tiền như tàu hỏa, máy bay nên có thể chủ động mua nhiều hoặc ít phương tiện trong khả năng tài chính của mình
+ Phương tiện vận tải đường bộ (ô tô) không bị hao mòn vô hình, do vậy ô tô là loại hình vận chuyển rất thông dụng Nhu cầu vận chuyển bằng ô tô thường xuyên lớn và phạm vi rất rộng không giống như vận tải đường sắt và đường hàng không vì không bị hạn chế về tuyến đường Mặt khác, giá trị một ô tô nhỏ, sử dụng đơn giản vì thế ô tô dễ được mua bán, trao đổi bởi các cá nhân
-Là phương tiện vận tải phối hợp hoạt động của các phương tiện vận tải khác
-Có hiệu quả kinh tế cao trên những tuyến đường có cự ly ngắn và trung bình
Có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về vận chuyển hàng hóa trên tất cả các tỉnh thành trong nước
- Cước vận tải bằng đường bộ rất cao do:
+ Trọng tải nhỏ: các phương tiện vận tải đường bộ như ô tô có trọng tải nhỏ nhất so với các phương tiện máy bay, tàu hỏa, tàu thủy Chuyên trở hàng hóa có khối lượng nhỏ thường dẫn đến chi phí lớn
+ Chủ yếu chuyên chở hàng hóa đoạn đường ngắn: Khối lượng hàng hóa vận chuyển nhỏ, chạy trên cự ly ngắn thường có giá thành cao
+ Thời gian chạy không hàng hóa thường nhiều Hệ số sử dụng về thời gian rất thấp
- Năng suất lao động trong vận tải đường bộ thấp do sử dụng máy móc, thiết bị còn ít, chủ yếu là lao động thô sơ
- Hạn chế về mặt chuyên chở Do cước phí cao làm cho vận tải đường bộ không có khả năng vận chuyển những mặt hàng có giá trị thấp
- Trọng tải và dung tích của các phương tiện nhỏ nên năng lực vận tải thấp, không thích hợp vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn, cồng kềnh trong một khoảng thời gian ngắn
13 - Vận tải đường bộ chịu lệ thuộc bởi các điều kiện tự nhiên tuy không nhiều như các phương tiện khác nhưng còn bị lệ thuộc vào các yếu tố khác như: sự gồ ghề của mặt đường, không thể hoạt động trong điều kiện mưa hay gió bão ở mức trung bình trong khi đó tảu thủy hay tàu hỏa vẫn hoạt động được bình thường
* Khái niệm Đường sắt hay vận tải đường sắt là loại hình vận chuyển/ vận tải hành khách và hàng hóa bằng phương tiện có bánh được thiết kế để chạy trên loại đường đặc biệt là đường ray
- Vận chuyển đường sắt là hình thức vận chuyển cơ giới trên bộ hiệu quả
- Vận tải đường sắt sử dụng diện tích và không gian hiệu quả vì chiếm ít diện tích đất hơn so với giao thông đường bộ; trong cùng khoảng thời gian, hai làn đường sắt đặt có thể vận chuyển nhiều hàng hóa và hành khách hơn so với một con đường bốn làn xe Vận tải đường sắt tiêu tốn ít năng lượng hơn đường bộ, cho phép mang tải lớn hơn vận chuyển đường bộ mà hao mòn đường lại thấp hơn
- Gía cước tương đối thấp Gía thành vận tải đường sắt chỉ cao hơn đường thủy nội địa và thấp hơn vận tải đường bộ và đường hàng không Khối lượng hàng hóa và khoảng cách chuyên chở là hai yếu tố quan trọng trong việc giảm giá thành chuyên chở trong vận tải đường sắt
- Thích hợp với các loại hàng có trọng lượng lớn, khối lượng vận chuyển nhiều và cự ly vận chuyển dài
- Có thể chuyên chở hàng hóa quanh năm, suốt ngày đêm, ít phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu Vận tải đường sắt có thể chuyên chở liên tục, thường xuyên, đúng giờ và an toàn hơn các phương tiện vận tải khác
Hợp đồng thuê phương tiện vận tải
1.3.1 Một số quy định liên quan
Hợp đồng vận tải hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng vận tải hàng hóa là Bộ luật dân sự 2015 và
Luật thương mại 2005 Ngoài ra, tùy theo từng hình thức vận tải mà có những quy định cụ thể riêng
* Đối với phương thức vận tải đường thủy, thông tư số 61/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 2/11/2015 quy định về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa, gồm các chương chính như sau:
Chương 2: Vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa
19 Chương 3: Giao nhận, xếp, dỡ và bảo quản hàng hóa Chương 4: Giải quyết tranh chấp, bồi thường
Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 30/12/2014 quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa, gồm:
Chương 2: Vận tải hành lý, hành khách, bao gửi trên đường thủy nội địa Chương 4: Vận tải và bảo quản hành lý ký gửi, bao gửi
Chương 5: Giải quyết tranh chấp, bồi thường
* Đối với phương thức vận tải đường sắt, thông tư số 22/2018/TT-BGTVT ban hành ngày 02 tháng 05 năm 2018 “quy định về vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia”, có các chương chính quy định như sau:
Chương 2 và 3 là quy định về tổ chức và thực hiện vận tải hàng hóa Chương 4 là quy định về giải quyết sự cố trong quá trình vận chuyển Chương 5 quy định về việc bồi thường và giải quyết tranh chấp
Chương 6 quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường sắt
* Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là loại hình phổ biến nhất hiện nay Các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp vừa và lớn tại Việt Nam hầu như sử dụng phương tiện xe tải, xe container để vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ Các doanh nghiệp cần nắm rõ và chấp hành nghiêm túc các quy định về vận tải hàng hóa bằng đường bộ Các văn bản pháp lý có liên quan:
Luật số 23/2008/QH12 của Quốc hội về luật giao thông đường bộ, ban hành ngày 13/11/2008 Chương VI, mục 1 có các quy định về hoạt động vận tải đường bộ
Thông tư số 14/VBHN-BGTVT của bộ Giao thông vận tải, ban hành ngày 28/12/2015 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ: chương 2 là quy định vận tải hành khách bằng xe ô tô và chương 3 quy định vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
*Vận tải đường hàng không: Ra đời sau những phương thức vận tải khác, song đến nay vận tải hàng không giữ vai trò rất quan trọng trong ngành vận tải Hiện nay, các hãng hàng không Việt Nam chưa có một hãng nào sử dụng máy bay chuyên dụng vào mục đích vận chuyển hàng hóa, việc vận chuyển hàng hóa chủ yếu là được kết hợp
20 trên các chiếc may bay chở khách Với tiềm năng thị trường lớn như Việt Nam hiện nay, việc phát triển một hệ thống vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là một nhu cầu tất yếu, cần được khai thác Một số cơ sở pháp lý quan trọng cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không cần chú ý: luật hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 của quốc hội ban hàng ngày 29/06/2006 Thông tư số 81/2014/TT- BGTVT ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2014 “quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung” Các nội dung chính như sau:
Chương 3: Điều lệ vận chuyển hàng không Chương 5: Xuất vận đơn hàng không thứ cấp Chương 6: Cấp quyền vận chuyển hàng không
Theo luật hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 của quốc hội ban hàng ngày 29/06/2006, chương 6 là các quy định về vận chuyển hàng không về: doanh nghiệp vận chuyển hàng không; Khai thác vận chuyển hàng không; Vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý; Vận chuyển theo hợp đồng và vận chuyển thực tế; Vận chuyển hàng hóa đặc biệt
*Căn cứ pháp lý quy định vận tải đa phương thức theo nghị định số:
87/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/10/2009 gồm các chương quy định cụ thể như sau:
Chương 3 là quy định về kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa Chương 4: Chứng từ vận tải đa phương thức
Chương 5: Trách nhiệm và quyền hạn của người kinh doanh vận tải đa phương thức
Chương 6: Trách nhiệm và quyền hạn của người gửi hàng Chương 7: Trách nhiệm và quyền hạn của người nhận hàng
1.3.2 Nội dung điều khoản hợp đồng
Các điều khoản cơ bản của hợp đồng vận tải hàng hóa là những điều khoản không thể thiếu được Nếu không thoả thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng vận tải hàng hóa không thể giao kết được
21 Ngoài ra, có những điều khoản mà các bên thấy cần phải thoả thuận được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng trở thành điều khoản cơ bản của hợp đồng vận tải hàng hóa a Các điều khoản cơ bản của hợp đồng vận tải hàng hóa là:
* Đối tượng vận chuyển trong hợp đồng vận tải hàng hóa Đưa ra thông tin cụ thể và chính xác về số loại hàng hóa, tính chất, đặc điểm của loại hóa đó, đơn vị tính giá cước đối với từng loại hàng hóa
Thời gian, địa điểm giao và nhận tài sản trong hợp đồng vận tải hàng hóa
2 bên hợp đồng thỏa thuận với nhau về thời gian, địa điểm giao và nhận hàng hóa
* Phương tiện vận tải trong hợp đồng vận tải hàng hóa
Các bên trong hợp đồng thỏa thuận số hàng hóa vận tải bằng loại phương tiện nào, có đầy đủ mái che, xe làm mát, đông lạnh hoặc có dụng cụ che chắn ….Ngoài ra, các bên nên thỏa thuận số lượng phương tiện trong quá trình vận chuyển là bao nhiêu
* Thanh toán phí vận tải trong hợp đồng vận tải hàng hóa
Các bên trong hợp đồng thỏa thuận về số tiền cước phí chính, tiền phụ phí vận tải, hình thức thanh toán, thời điểm thanh toán, tiền đặt cọc
Giấy tờ cho việc vận chuyển trong hợp đồng vận tải hàng hóa
Khi có yêu cầu vận chuyển, bên thuê vận chuyển có trách nhiệm báo trước một khoảng thời gian theo thỏa thuận cho bên vận chuyển xác nhận về thời gian nhận hàng, địa điểm nhận hàng và khối lượng hàng bằng văn bản qua fax, email hoặc bằng điện thoại
GIAO NHẬN HÀNG HÓA
Khái quát về giao nhận
* Khái niệm về giao nhận: Theo quy tắc của FIATA (International Federation of Freight Forwarders Associations- Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải quốc tế) về dịch vụ mậu dịch thì dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding) được định nghĩa là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn
Giao nhận hàng hóa là một quá trình thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng
Giao nhận hàng hóa là một bên trung gian, nhận dịch vụ vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ (consolidation) thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu, hãng hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm đích cuối cùng
Có thể ngầm hiểu giao nhận hàng hóa như một nhà cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa thuộc bên thứ 3 họ không vận chuyển hàng hóa mà chỉ đứng ra như một
30 trung gian giúp khách hàng kết nối với đơn vị vận chuyển Họ giúp khách hàng khai báo hải quan, chuẩn bị các chứng từ vận tải, cung cấp các dịch vụ thuê kho bãi và giao hàng,… các thủ tục và quy trình khác nếu như khách hàng không nắm rõ (hoặc không có kinh nghiệm)
* Khái niệm người giao nhận:
Theo khái niệm của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận (FIATA): “Người giao nhận (Forwarder, Freightforwarder hay Forwarding agent) là người thu xếp chuyên chở toàn bộ hàng hóa theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân họ không phải là người chuyên chở Người giao nhận cũng đảm bảothực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như đảm bảo lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan kiểm hóa ”
Theo định nghĩa giao nhận vận tải do Ủy ban kinh tế, xã hội châu Á Thái Bình Dương ESCAP đưa ra như sau: “Người giao nhận vận tải là đại lý ủy thác thay mặt nhà xuất nhập khẩu thực hiện những nhiệm vụ từ đơn giản như lưu cước, làm thủ tục thuế quan cho đến làm trọn gói các dịch vụ của toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng”
Theo luật thương mại Việt Nam được Quốc Hội khóa IX thông qua tại kỳ họp thứ 11 ngày 10/05/1997 thì: “Người giao nhận là người làm dịch vụ giao nhận, là các thương nhân có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa
Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, các công ty giao nhận hoặc bất kỳ thương nhân nào khác”
Nói ngắn ngọn, giao nhận hàng hóa là tập hợp những nghiệp vụ thủ tục có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa nhằm mục đích di chuyển hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận
Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của Việt nam, cùng với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của đất nước, vai trò của người giao nhận cũng ngày càng lớn mạnh theo Điều này thể hiện qua một số mặt sau:
* Giao nhận giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
Trong quá trình tái sản xuất xã hội, khâu lưu thông hàng hóa cũng như luân chuyển tư liệu sản xuất chiếm vị trí đặc biệt quan trọng Nhờ sự chuyên môn hóa cao mà các doanh nghiệp sản xuất chỉ cần tiếp xúc với một đầu mối là người giao nhận vẫn có thể đảm bảo được nguồn đầu vào, nơi lưu kho hàng hóa, giao nhận hàng hóa cho
31 đối tác Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức, mà còn giúp họ tập trung vào sản xuất, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được phát triển Trong giá bán của sản phẩm thì chi phí lưu thông, vận chuyển chiếm tỷ trọng khá lớn, việc chuyên môn hóa khâu lưu thông hay nói cách khác sự phát triển của ngành giao nhận giúp giảm giá bán, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tăng khối lượng hàng trong thương mại, tạo nên quá trình vận chuyển hàngmang tính chuyên môn hóa cao Như vậy, việc giảm giá bán đượcmột phầnlà nhờ giảm chi phí lưu thông qua hoạt động giao nhận Người giao nhận chuyên cung cấp dịch vụ vận tải, do họđã có sẵn phương tiện vận tải chuyên nghiệp, kinh doanh trên những tuyến đường cố định, nênkhách hàng sử dụng dịch vụ này không phải đầu tư phương tiện vận tải đồng thời được hưởng mức cước thấp
Bên cạnh việc giá bán hàng hóa giảm nhờ giảm chi phí lưu thông, người giao nhận với trình độ nghiệp vụ cũng như cơ sở hạ tầng của mình còn giúp cho hàng hóa được luân chuyển nhanh, an toàn, đảm bảo chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu của kháchhàng, nhờ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường Việc phát triển dịch vụ giao nhận giúp các doanh nghiệp không còn phải tự lo các loại giấy tờ, thủ tục, thay vào đó các công việc này được giao cho các nhàgiao nhận chuyên nghiệp với những kỹ năng được đào tạo bài bản, cùng hệ thống các mối quan hệ rộng rãi, giúp cho việc thực hiện được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
* Giao nhận góp phần mở rộng thị trường
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cho phép kết hợp các quá trình sản xuất, lưu kho hàng hoá, tiêu thụ với hoạt động vận tải một cáchhiệu quả hơn, nhanh chóng hơn đồng thời phức tạp hơn Nó cũng cho phép người vận tải nâng cao chất lượng dịch vụ đối với người gửi hàng Phát triển các dịch vụ truyền thống ở mức độ càng cao, người vận tải càng có khả năng mở rộng thị trường.Trước đây, hàng hoá thường đi từ nước người bán đến nước người mua thường dưới hình thức hàng lẻ, phải qua tay nhiều người vận tải và nhiều phương thức vận tải khác nhau Do vậy xác suất xảy ra rủi ro, mất mát đối với hàng hoá thường rất lớn, người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng vận tải riêng biệt với từng người vận tải thực sự, trách nhiệm của mỗi người vận tải cũng chỉ giới hạn trong chặng đường, hay dịch vụ do người đó đảm nhiệm mà thôi Cách mạng container hoá trong hoạt động vận tải vào những năm 60, 70 của thế kỷ này đã đảm bảo an toàn và tăng độ tin cậy trong vậnchuyển hàng hoá, là tiền đề cho sự ra đời của vận tải đa phương thức Vì vậy, khách hàng rất cần một người có thể tổ chức mọi công việc ở tất cả các công đoạn để tiết kiệm chi phí, giảm thời
32 gian hao phí, từ đó làm tăng lợi nhuận Chính các nhà giao nhận là những người đứng ra đảm nhận những công việc này
Nhờ có người giao nhận mà công việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng hơn, đồng thời giúp các nhà sản xuất có điều kiện mở rộng thị trường Trước đây khi hoạt động giao nhận chưa phát triển, mỗi nhà sản xuất chỉ có thể tập trung vào một số thị trường nhất định Đó là do chi phí dành cho việc vận chuyển rất lớn, thị trường càng xa thì chi phí này càng cao từ đó làm cho giá hàng hóa cũng tăng theo Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Ngày nay, nhờ có dịch vụ giao nhận phát triển cao, việc tổ chức vận chuyển diễn ra chuyên nghiệp, nhanh chóng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng phạm vi kinh doanh, mạng lưới phân phối của họ từ đó được mở rộngtrên toàn thế giới
* Giao nhận mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội
Tổ chức giao nhận hàng hóa
2.2.1 Quy trình tổ chức giao nhận hàng hóa
Ngày nay, cùng với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông, sự vận động của nguyên vật liệu, hàng hóa trở nên phong phú và phức tạp hơn Điều này đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ giao nhận Giờ đây, tổ chức giao nhận hàng hóa không chỉ đơn thuần là người cung cấp các dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa đơn lẻ nữa mà thực tế họ còn thực hiện các công việc như: gom hàng, xếp hàng, đóng gói, lưu trữ hàng hóa, xử lý thông tin… Đặc biệt, trên thực tế việc mua bán hàng hóa qua mạng internet đang ngày càng trở nên phổ biến, mà đặc thù của mua bán qua mạng là người mua và người bán không hề biết nhau trước khi hoạt động mua bán diễn ra, người mua và người bán có thể ở những vị trí rất xa nhau, hợp đồng mua bán giữa người mua và người bán đôi khi chỉ là những dòng tin nhắn yêu cầu mua hàng hay những cuộc gọi điện thoại yêu cầu đặt hàng Lúc này để cho hoạt động mua bán có thể diễn ra một cách “trôi chảy” tổ chức giao nhận hàng hóa còn đóng vai trò là bên trung gian uy tín (là người thu tiền hộ) để người mua và người bán tin tưởng nhau Trong phạm vi quốc gia, quá trình giao nhận hàng hóa diễn ra như sau:
2.2.1.1 Đối với việc nhận hàng
* Gửi yêu đặt hàng đối với nhà cung cấp
- Người mua gửi yêu cầu mua hàng đối với người bán bao gồm: chủng loại sản phẩm, số lượng, thời gian giao hàng…đề nghị nhận báo giá, sau khi nhận được báo giá của người bán người mua xem xét nếu đồng ý người mua gửi yêu cầu đặt hàng đối với người bán, yêu cầu đặt hàng có thể là hợp đồng mua bán hàng hóa, có thể là tin nhắn
38 hoặc gọi điện thoại, trên một số sàn thương mại điện tử là nút “đặt hàng” trên ứng dụng
- Trong yêu cầu đặt hàng, 2 bên đã thỏa thuận đơn vị vận chuyển, phí vận chuyển, thời gian giao hàng
- Hiện nay, một số nhà vận chuyển như Viettel Post cho ra mắt tính năng cho phép người mua sau khi đặt đơn hàng với người bán có thể tự tạo đơn hàng trên ứng dụng để đơn vị vận chuyển đến kho hàng của người bán lấy hàng vận chuyển đến địa chỉ mà người mua đã ghi trên ứng dụng
- Ví dụ bạn muốn mua hàng trên sàn SHOPEE, bạn vào shop của người bán chọn sản phẩm muốn mua thêm vào giỏ hàng bao gồm: số lượng, kích cỡ, màu sắc…
(trong trường hợp muốn giảm giá bạn có thể chat với người bán để thỏa thuận hoặc ấn vào phần trả giá), chọn địa chỉ nhận hàng (địa chỉ nhà bạn, hoặc cơ quan bạn hoặc bất cứ địa chỉ nào mà bạn muốn bên vận chuyển giao hàng), chọn đơn vị giao hàng
(viettel Post, giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm, J&T, VN Post, Grap ), chọn phương thức thanh toán (nhận hàng thu tiền, thanh toán qua thẻ tín dụng, thanh toán qua ví airpay…), áp mã khuyến mãi (nếu có) trên ứng dụng sẽ hiện ra số tiền bạn phải thanh toán (bao gồm cả phí vận chuyển), thời gian dự kiến giao hàng… nếu bạn thấy hài lòng thì ấn nút “đặt hàng”
* Nhà cung cấp gửi hàng cho bên giao hàng
41 Căn cứ vào thỏa thuận của 2 bên về đơn vị vận chuyển, người bán cung cấp hàng cho bên giao hàng: có thể là nhà vận chuyển đến kho của người bán lấy, hoặc người bán mang hàng hóa ra bưu cục của nhà vận chuyển, bên nhà vận chuyển khi nhận được hàng hóa sẽ xác nhận với bên người bán là đã nhận hàng trên ứng dụng hoặc thông báo xác nhận đã lấy hàng cho người bán, thông báo xác nhận với người mua, trong trường hợp gửi bằng ô tô khách người bán sẽ nhận được cáp của nhà xe…
Về cơ bản, bên giao hàng là một bên trung gian, nhận dịch vụ nhận hàng sẽ gom nhiều lô hàng nhỏ thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận tải (xe tải, hãng tàu, hãng hàng không) hoặc tự vận chuyển từ điểm xuất phát (nhà cung cấp) tới địa điểm đích cuối cùng (khách hàng)
Trong quá trình vận chuyển từ điểm xuất phát đến địa điểm đích, ban đầu đơn vị giao hàng gom hàng lại rồi thuê hoặc tự vận chuyển đến trung tâm khai thác của bên giao hàng, tập trung gom lại và vận chuyển đến trung tâm khai thác tỉnh thành phố rồi lại chia nhỏ để vận chuyển đến trung tâm khai thác cấp huyện hoặc thị xã…
* Theo dõi trạng thái đơn hàng và thay đổi nếu có Đơn vị vận chuyển liên tục cập nhật các thông tin về hành trình hàng hóa trong quá trình vận tải nhằm xử lý các phát sinh
Tiến hành thay đổi các vấn đề phát sinh đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc của dịch vụ giao nhận
Khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử, người mua có thể theo dõi trạng thái đơn hàng của mình trên ứng dụng của các đơn vị vận chuyển thông qua mã vận đơn của đơn hàng
Trong trường hợp người mua muốn thay đổi địa điểm nhận hàng có thể thông báo người bán để người bán vào trang web của các đơn vị vận chuyển hoặc thông báo với đơn vị vận chuyển để thay đổi vị trí nhận hàng của người mua (nếu địa điểm nhận hàng mới khá xa với vị trí của người mua sẽ phải thanh toán thêm chi phí vận chuyển)
* Nhận hàng và hoàn tất thủ tục
Khi đơn vị vận chuyển vận chuyển hàng đến người mua, người mua kiểm tra đơn hàng: số lượng hàng hóa, chất lượng hàng hóa… nếu đồng ý thì ký vào giấy xác nhận nhận hàng đồng thời thanh toán nốt phần tiền còn lại (nếu có) Đơn hàng hoàn tất Đơn vị vận chuyển xác nhận việc giao hàng thành công
Trong trường hợp người mua kiểm tra đơn hàng thấy không hài lòng về chất lượng hàng hóa, số lượng hàng hóa…không nhận hàng, bên nhà vận chuyển thông
42 báo cho người bán để người tiếp tục xử lý (chuyển hoàn hay tiếp tục giao sau khi người bán thỏa thuận với người mua)
Lưu ý: Hiện nay sàn Shopee quy định khi khách hàng nhận hàng không được kiểm hàng, việc kiểm hàng chỉ được tiến hành sau khi giao hàng, nếu có vấn đề về đơn hàng người mua khiếu nại trên ứng dụng Shopee, cung cấp bằng chứng về việc người bán giao hàng không đúng với đơn hàng để được hoàn tiền
2.2.1.2 Đối với việc giao hàng
BẢO HIỂM HÀNG HÓA
Khái niệm và lợi ích của bảo hiểm hàng hóa
Vận chuyển giao thương hàng hóa là một khâu thiết yếu trong quá trình sản xuất và kinh doanh của mọi doanh nghiệp Những mất mát, tổn thất về hàng hóa trong quá trình vận chuyển là điều không thể tránh khỏi, và trong nhiều trường hợp có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bằng những giải pháp bảo hiểm hàng hóa toàn diện, các Tổ chức bảo hiểm sẵn sàng cung cấp sự đảm bảo về tài chính cho doanh nghiệp trước những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa thương mại
Bảo hiểm hàng hóa là một cam kết bồi thường trong đó người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bị tổn thất, hư hỏng do rủi ro gây ra (những rủi ro này được quy định trong hợp đồng bảo hiểm)
56 Một chuyến hàng đôi khi quyết định đến công việc làm ăn của các cá nhân, doanh nghiệp chính vì thế việc mua bảo hiểm hàng hóa là vô cùng quan trọng Vận chuyển hàng hóa cũng đồng nghĩa với việc sẽ không biết trước được tình trạng hàng hóa của mình sẽ như thế nào Trong bất kì tình huống nào xảy ra, bảo hiểm hàng hóa sẽ là giải pháp tối ưu
Lý do nên mua bảo hiểm hàng hóa:
- Khi chẳng may có xảy ra rủi ro thì các cá nhân, doanh nghiệp sẽ được đền bù để giảm thiệt hại về tài chính Số tiền chi bồi thường của các công ty hàng năm là rất lớn chiếm khoảng 60%-80% doanh thu phí bảo hiểm
- Giảm bớt rủi ro cho hàng hóa do hạn chế tổn thất nhờ tăng cường bảo quản kiểm tra đồng thời kết hợp các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất
- Đem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân, góp phần tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho nhà nước Khi các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu nhập hàng theo giá FOB, CF, xuất theo giá CIF, CIP sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh của bảo hiểm trong nước với nước ngoài
- Khi hàng hoá xuất nhập khẩu gặp rủi ro gây ra tổn thất các bên tham gia sẽ được công ty bảo hiểm giúp đỡ về mặt pháp lý khi xảy ra tranh chấp với tàu hoặc các đối tượng có liên quan.
Một số nội dung cơ bản của bảo hiểm hàng hóa
3.2.1 Đối tượng bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm là đối tượng mà vì nó người ta phải ký kết hợp đồng bảo hiểm Đối với bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, đối tượng bảo hiểm:
- Là một tài sản, một vật thể, một quyền lợi dễ gặp rủi ro
- Hàng hóa vận chuyển trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và trên phạm vi toàn thế giới các hình thức vận chuyển hiện hữu như: Đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy
Trong phạm vi môn học, chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu đối với bảo hiểm hàng hóa nội địa, có nghĩa là đối tượng tham gia sẽ là các hàng hóa được vận chuyển, giao thương ở trên lãnh thổ Việt Nam
* Khái niệm rủi ro và rủi ro bảo hiêm:
57 Rủi ro là một điều không may mắn, không lường trước được về khả năng xảy ra, về thời gian và không gian xảy ra, cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả của nó
Nhìn chung, rủi ro là nguyên nhân khách quan và không lường trước được ở bốn khía cạnh thể hiện trong định nghĩa trên Việt Nam thường hay có bão vào mùa hè tại miền Bắc và miền Trung nhưng không lường trước được một cách cụ thể nơi và thời gian xảy ra bão, cường độ của nó và thiệt hại do nó gây ra Cho nên bão là một rủi ro Có loại rủi ro gây thiệt hại cho tài sản này nhưng không gây thiệt hại cho tài sản khác, như mưa đá, mưa rào, úng, hạn tác động khác nhau đến các loại cây trồng khác nhau Như vậy, những gì con người cố ý gây ra cho chính mình, những gì lường trước được về không gian và thời gian xảy ra không phải là rủi ro
Trong bảo hiểm hàng hóa nói chung, thông thường việc vận chuyển hàng hóa có thể gặp các sự cố, rủi ro làm cho hàng hóa bị thiệt hại
Rủi ro bảo hiểm phải là những tai nạn bất ngờ trong quá trình vận chuyển hàng hóa chứ không phải mọi rủi ro trong quá trình vận chuyển Rủi ro đó phải là những rủi ro không lường trước được chứ không phải là những sự kiện chắc chắn sẽ xảy ra
- Rủi ro là những tai nạn, sự cố bất ngờ xảy ra trong hành trình và làm cho hàng hóa bị thiệt hại Rủi ro mang tính ngẫu nhiên và bất ngờ
- Rủi ro là những tai nạn, tai họa, sự cố xảy ra mang tính chất bất ngờ, ngẫu nhiên và khi xảy ra có thể mang lại những tồn hại, mất mát cho đối tượng được bảo hiểm
- Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính:
+ Rủi ro tài chính là những rủi ro mà hậu quả của nó có thể đo được bằng tiền
Tài sản bị hư hỏng sẽ dẫn đến thiệt hại về tài chính, đó là chi phí khôi phục, sửa chữa tài sản, chi phí thay thế bộ phận tài sản bị hỏng, chi phí mua tài sản khác tương tự thay thế tài sản đã bị hư hại, thiệt hại do gián đoạn kinh doanh Những thiệt hại liên quan đến tổn thất về người cũng có thể đánh giá bằng tiền, đó là chi phí điều trị, thu nhập bị giảm sút do mất khả năng lao động v.v
+ Rủi ro phi tài chính là những rủi ro không đo được bằng tiền Ví dụ, bạn mua một cái xe máy hay đặt một món ăn không hợp sở thích Đây cũng có thể coi là một rủi ro nhưng hậu quả của nó không gây thiệt hại tài chính, mà chỉ làm cho bạn cảm
58 thấy không hài lòng Điều này cũng có thể xảy ra khi chọn vợ, mua nhà v.v Đó là những rủi ro phi tài chính
- Rủi ro thuần tuý và rủi ro đầu cơ:
+ Rủi ro thuần tuý là những rủi ro chỉ có thể dẫn đến thiệt hại hoặc may mắn lắm là hoà vốn, không có nhân tố kiếm lời ở bên trong Hậu quả của nó chỉ có thể là không may đối với chúng ta, không may ít hoặc không may nhiều chứ không thể có chuyện có lãi Loại rủi ro này bao gồm rủi ro tai nạn giao thông, cháy nhà, mất trộm tài sản, bị tai nạn lao động v.v
+ Rủi ro đầu cơ là những rủi ro có nhân tố kiếm lời ở bên trong Đầu tư vào cổ phiếu là một ví dụ Việc đầu tư này có thể bị lỗ hoặc hoà vốn, nhưng mục đích của nó là kiếm lời Kinh doanh chứng khoán, đầu cơ nông sản thực phẩm, đầu cơ tích trữ hàng hoá khác thuộc loại rủi ro này
- Rủi ro riêng và rủi ro chung
+ Rủi ro chung là những rủi ro nằm ngoài vòng kiểm soát và gây hậu quả cho rất nhiều người, cho xã hội nói chung Bao gồm các thảm họa thiên tai như động đất, lũ lụt, núi lửa phun, thường xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại cho nhiều người Vì vậy người ta cho rằng việc khắc phục loại rủi ro này là trách nhiệm của toàn xã hội, thậm chí phải cần đến trợ cấp của Chính phủ và Quốc tế Các doanh nghiệp bảo hiểm không đủ sức gánh vác
+ Rủi ro riêng là những rủi ro chỉ gây thiệt hại cho một hoặc một số ít người
Những rủi ro này thường mang tính chất cá nhân cả về nguyên nhân lẫn hậu quả Đó là những rủi ro hoả hoạn, trộm cướp, thương tích, chết người
- Rủi ro được bảo hiểm và rủi ro loại trừ:
+ Rủi ro được bảo hiểm: Rủi ro được bảo hiểm là những rủi ro về thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm Nếu những rủi ro này xảy ra sẽ gây thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm và làm phát sinh trách nhiệm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm Rủi ro được bảo hiểm có thể bao gồm: rủi ro tài chính, rủi ro thuần tuý, rủi ro riêng Thông thường các rủi ro phi tài chính, rủi ro đầu cơ và rủi ro chung bị loại trừ, không thuộc rủi ro bảo hiểm
Tuy nhiên, không thế giáo điều vì quan điểm của thị trường bảo hiểm lúc này hay lúc khác có thể thay đổi
Hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm là căn cứ quan trọng quy định quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm theo thỏa thuận của 2 bên Điều 12, khoản 1,2 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:
”Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”
3.3.2 Các bên và nghĩa vụ liên quan 3.3.2.1 Doanh nghiệp bảo hiểm:
- Khái niệm: Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm
- Nghĩa vụ: Theo điều 17, luật KDBH, Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:
+ Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;
69 + Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
+ Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
+ Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường;
+ Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
- Khái niệm: là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng
- Nghĩa vụ: Theo điều 18, luật KDBH quy định Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:
+ Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
+ Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
+ Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
+ Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
+ áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
- Khái niệm: là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng
- Khái niệm: là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người
3.3.3.1 Những nội dung cơ bản
Tất cả các hợp đồng bảo hiểm phải chứa đựng đầy đủ các nội dung cơ bản tối thiểu được điều 13, luật Kinh doanh bảo hiểm quy định như sau:
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
- Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
- Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
- Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
- Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
- Các quy định giải quyết tranh chấp;
- Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng
Ngoài những nội dung trên, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận
Việc quy định đồng bảo hiểm tối thiểu phải chứa đựng 10 nội dung nói trên nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng, làm cơ sở thi hành quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng
3.3.3.2 Mẫu hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc - ***** -
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA
(Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa )
Hôm nay, ngày 26 tháng 07 năm 2019, tại Công ty bảo hiểm PJICO Thăng Long, chúng tôi gồm các bên:
Một bên là: CÔNG TY BẢO HIỂM PJICO THĂNG LONG Địa chỉ: Số 211 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội Điện thoại: 024.73055068
Mã số thuế: 0100 110 768- 018 Tài khoản VND số: 0011 00320 1101 Tại: Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Do ông: BÙI TIẾN LONG làm đại diện
Sau đây gọi là: BÊN A: NGƯỜI BẢO HIỂM (NBH)
Một bên là: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY MẶC QTNP Địa chỉ: Ô số 18, Lô 8 Khu tái định cư, P.Long Biên, Q.Long Biên,TP Hà Nội Điện thoại: 0243 636 9090
Mã số thuế: 0102331787 Do ông: ĐỖ NGỌC QUÂN làm đại diện
Chức vụ: Phó giám đốc
Sau đây gọi là: BÊN B: NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM (NĐBH)
72 Cùng nhau thoả thuận ký kết, thực hiện Hợp đồng bảo hiểm cho tất cả các chuyến hàng hóa trong quá trình vận chuyển với các điều kiện, điều khoản sau đây: ĐIỀU 1 NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM
- Tên người được bảo hiểm: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY MẶC QTNP - Địa chỉ: Ô số 18, Lô 8 Khu tái định cư, P.Long Biên, Q.Long Biên,TP Hà Nội ĐIỀU 2 ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BẢO HIỂM - Tên hàng hóa: Vải + Phụ liệu may mặc - Phương thức đóng gói: Hàng đóng thùng - Tuyến vận chuyển: Từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội - Chuyển tải : Thông báo sau
- Phương tiện vận chuyển: Vận chuyển bằng đường biển/ đường bộ/đường sắt ĐIỀU 3 PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN Ô tô/Tàu hỏa/Tàu biển/Tàu sông/Máy bay hoặc kết hợp các phương thức vận chuyển Quy định rằng:
- Tàu biển tham gia vận chuyển hàng hoá phải đảm bảo đủ khả năng đi biển và thích hợp cho việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản mặt hàng được bảo hiểm Tàu phải có bảo hiểm P&I Quốc tế hoặc bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và phải tuân thủ theo điều khoản bổ sung hàng hóa ISM (Cargo ISM Endorsement) về an toàn hàng hải Quốc tế Các giấy tờ hồ sơ liên quan đến tàu và bảo hiểm P&I của tàu phải đảm bảo đầy đủ, còn hiệu lực trong suốt thời gian chở hàng theo quy định
- Tàu biển tham gia vận chuyển hàng hóa không được vượt quá 30 tuổi, trừ khi có xác nhận đồng ý chấp thuận bằng văn bản của Người bảo hiểm
- Các phương tiện vận chuyển khác phải đảm bảo đủ khả năng lưu hành, phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm của chủ phương tiện theo luật định và các giấy tờ hồ sơ liên quan đến phương tiện phải đảm đầy đủ, còn hiệu lực trong suốt thời gian chở hàng theo quy định ĐIỀU 4 GIÁ TRỊ BẢO HIỂM
- Giá trị hàng hóa tham gia bảo hiểm sẽ được tính theo 100% hoặc 110% giá trị hàng hóa, tùy theo yêu cầu bảo hiểm từng lô hàng cụ thể
- Giá trị được tính theo công thức sau:
Trong đó: C – Giá trị hàng hoá theo hoá đơn;
R – Tỷ lệ phí bảo hiểm + Phụ phí (nếu có) ĐIỀU 5 ĐIỀU KIỆN, ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM Áp dụng theo Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt nam của
PJICO Ban hành kèm theo Quyết định số 640/BHHH/2007 ngày 26/11/2007 của Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex