TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC HÀNG HÓA
Khái niệm, phân loại hàng hóa
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người thì sản xuất phục vụ đời sống cũng ngày càng phát triển, quá trình sản xuất đã được chia nhỏ Mỗi người chỉ làm một hoặc một số việc nhất định để tạo ra sản phẩm, hay nói cách khác đã có sự phân chia công việc trong quá trình sản xuất Đồng thời mỗi nhà sản xuất lại sở hữu riêng một số lượng lực lượng lao động nhất định
Hai yếu tố đó đã tạo nên sự tách biệt giữa những người sản xuất với nhau Cũng từ đó đã hình thành giữa những người sản xuất mối liên kết về kinh tế vì mỗi người khi chỉ chuyên sản xuất một sản phẩm họ sẽ thừa sản phẩm họ sản xuất ra và thiếu các sản phẩm khác
Mối liên kết đó đó tạo ra quan hệ trao đổi sản phẩm giữa các nhà sản xuất nhằm thỏa mãn những nhu cầu trong đời sống hàng ngày của họ Quan hệ trao đổi đó đã hình
8 thành và phát triển từ những hình thái sơ khai là trao đổi hàng lấy hàng, đến các hình thái trao đổi thông qua vật ngang giá chung hay là tiền tệ Đối tượng chính của sự trao đổi đó là sản phẩm hàng hóa
Theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8420 thì “sản phẩm là kết quả của các hoạt động các quá trình tập hợp các nguồn lực và hoạt động có liên quan với nhau để biến đầu vào thành đầu ra” Nguồn lực ở đây bao gồm: nhân lực, trang thiết bị, vật liệu, thông tin và phương pháp
Theo luật chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007 “sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị”
1.1.2 Phân loại hàng hóa 1.1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân loại hàng hóa a Khái niệm của phân loại hàng hóa:
Phân loại hàng hóa là việc phân chia một tập hợp hàng hóa nào đó thành các tập hợp hàng hóa nhỏ hơn dựa trên các tiêu thức hoặc các căn cứ phân loại nhất định
Trong thực tiễn có rất nhiều cách để phân loại hàng hóa nhưng ta có thể sử dụng một trong hai cách phân loại sau:
- Phân loại một bậc (phân loại giản đơn) là việc phân chia một tập hợp hàng hóa lớn thành những tập hợp hàng hóa nhỏ hơn theo một dấu hiệu đặc trưng duy nhất và tạo thành một hệ thống phân loại một bậc
- Phân loại nhiều bậc (phân loại hệ thống) là việc phân chia tập hợp hàng hóa lớn hơn cả những tập hợp hàng hóa nhỏ hơn theo một trình tự kế tiếp, logic từ cao xuống thấp theo những dấu hiệu đặc trưng riêng và tạo thành một hệ thống phân loại gồm nhiều bậc theo kiểu cành cây
Ví dụ: từ tập hợp A căn cứ vào tiêu thức X ta chia tập hợp A thành các tập hợp nhỏ hơn a1 a2 a3 an
Từ tập hợp a1 ta có thể chia theo tiêu thức Y thành a11 a12 ai a1n
Từ tập hợp a2 ta có thể chia theo tiêu thức Z thành a21 a22 a2n
Cứ như vậy tập hợp an có thể chia tiếp thành các tập hợp nhỏ hơn và tiếp tục chia cho đến khi đáp ứng được mục đích phân loại Đây là cách phân loại được sử dụng phổ biến vì có thể phân loại một tập hợp hàng hóa thành nhiều các tập hợp nhỏ khác nhau theo mục đích khác nhau tuy nhiên
9 cách phân loại này có nhược điểm là càng nhiều loại sẽ càng cảm thấy phức tạp, gây khó khăn trong quá trình sử dụng Cách phân loại này được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực kinh tế xã hội như như phân loại hàng hóa theo hệ thống HS, quản lý chất lượng hàng hóa quản lý lưu kho và các thống kê kinh tế xã hội b.Ý nghĩa của việc phân loại hàng hóa
* Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Giúp các doanh nghiệp dễ dàng và thuận tiện hơn trong sản xuất cũng như kinh doanh các sản phẩm hàng hóa dịch vụ
- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc phân loại nguyên vật liệu sử dụng giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình sử dụng của từng loại nguyên vật liệu; từ đó có kế hoạch cung ứng phù hợp Đồng thời kiểm soát được chặt chẽ các sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
- Trong vận chuyển hàng hóa, để phù hợp với từng nhóm hàng khác nhau, phải có các phương tiện vận chuyển khác nhau thích hợp, nhằm đảm bảo không làm thay đổi chất lượng hàng hóa
- Trong hoạt động bảo quản lưu kho, phải căn cứ vào từng nhóm hàng, ngành hàng, mặt hàng để có cách thức bảo quản khác nhau, phù hợp với đặc điểm cấu tạo của từng mặt hàng, nhóm hàng
- Dịch vụ sau bán hàng, như bảo trì bảo dưỡng sản phẩm, cũng phải căn cứ vào đặc tính của từng loại mặt hàng để có thể để đưa ra cách thức bảo trì bảo dưỡng phù hợp
*Về phương diện quản lý nhà nước
Hệ thống mã số, mã vạch
Mã số, mã vạch hàng hóa có nhiều ứng dụng trong thực tế tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh Tổ chức quốc tế về mã số mã vạch vật phẩm được thành lập năm 1977 trên cơ sở của Hội mã số vật phẩm châu Âu (EAN),
Việt Nam cũng là thành viên của tổ chức này Qua hơn 20 năm hoạt động ảnh tổ chức này đã xây dựng và phổ biến áp dụng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật EAN trên toàn thế giới gồm các phần sau:
- Mã vật phẩm: EAN 13, EAN 8,EAN 14 - Mã vạch: EAN 13,ITF14,128 và một số mã khác
- Mã địa điểm EAN, mã container và seri vận chuyển EAN và mã cho tài sản vận chuyển , nhãn thùng EAN, bộ tiêu chuẩn trao đổi thông tin EAN COM
Mã số là một dãy con số dùng để phân định hàng hóa này với hàng hóa khác
Mã số hàng hóa là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hóa Mỗi loại hàng hóa được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hóa
Mã số hàng hóa là thẻ căn cước của hàng hóa giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hóa khác nhau Mã số EAN là mã số tiêu chuẩn do tổ chức mã số mã vạch quốc tế quy định, được áp dụng phổ biến trên toàn cầu hiện nay Mã số thương phẩm toàn cầu GTIN là mã số vật phẩm sản phẩm hàng hóa được cấu tạo từ mã doanh nghiệp bao gồm các loại mã số 13 chữ số viết tắt là EAN13, mã số mười bốn chữ số viết tắt là EAN 14, mã số rút gọn 8 chữ số, EAN 8 a Cấu tạo Mã EAN13
- Mã quốc gia: gồm 3 số đầu tiên Mã số quốc gia do tổ chức mã số quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức Việt Nam là thành viên của tổ chức mã số mã vạch quốc tế cũng được cấp 3 số là 893
- Mã doanh nghiệp: bao gồm 5 số tiếp theo Mã số doanh nghiệp do tổ chức mã số quốc gia cấp cho các doanh nghiệp là thành viên của tổ chức
- Mã mặt hàng bao: gồm 4 số Mã mặt hàng do doanh nghiệp tự lập mã nhưng phải thông báo cho tổ chức mã số quốc gia để thuận tiện cho hoạt động quản lý
15 - Số cuối cùng là số kiểm tra, nhằm kiểm tra xem việc lập mã các con số có đúng không? b Cấu tạo Mã EAN8 (mã số rút gọn), là dãy số có 8 chữ số dùng để mã cho hàng hóa có kích thước nhỏ không đủ vị trí để mã 13 số
- Tính từ trái qua phải 3 số đầu tiên gọi là mã quốc gia
- 4 số sau là mã mặt hàng do tổ chức mã số quốc gia cấp cho mặt hàng của các doanh nghiệp
- Số cuối cùng là số kiểm tra c Cách tính số kiểm tra Bước 1: từ phải sang trang trái cộng tất cả các con số ở vị trí lẻ trừ số kiểm tra C Bước 2: nhân kết quả bước 1 với 3
Bước 3: Cộng giá trị các con số còn lại Bước 4: cộng kết quả bước 2 với bước 3
Bước 5: lấy bộ số của 10 lớn hơn và gần kết quả bước 4 nhất trừ kết quả bước 4, kết quả là số kiểm tra C d Đặc điểm mã số
- Mã số chỉ dùng để phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác Tuân thủ tính duy nhất, đã là hàng hóa khác nhau thì mã số khác nhau Sau tính duy nhất có tính toàn cầu, điều này làm cho mã số mã vạch được sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Mã số không phải là mã phân loại; mã số không phản ánh đặc điểm tính chất và chất lượng hàng hóa
Mã vạch là thể hiện mã số dưới dạng các vạch và khoảng trống song song đặt xem kẽ với nhau Như vậy bản chất của mã vạch chính là mã số nhưng được thể hiện dưới dạng vạch và khoảng trống song song để máy quét có thể đọc được
Mã EAN có cấu tạo như sau:
- Kể từ bên trái khu vực để trống không ghi ký hiệu nào, ký hiệu bắt đầu, ký hiệu dãy số bên trái, ký hiệu phân cách, ký hiệu dãy số bên phải, số kiểm tra, ký hiệu kết thúc, sau đó là khoảng trống bên phải
16 Toàn Bộ khu vực mã vạch EAN 13 tiêu chuẩn có chiều dài 37,29 mm và chiều cao là 25,93 mm Mã vạch EAN8 có cấu tạo tương tự nhưng chỉ có chiều dài tiêu chuẩn là 26,73 mm và chiều cao là 21,31 mm Độ phóng đại của mã vạch EAN13, EAN8 nằm trong khoảng từ 0,8 đến 2,0
Thông thường trên các sản phẩm bán lẻ (các đơn vị tiêu thụ) người ta dùng mã có độ phóng đại 0,9 và 1,0; còn trên đơn vị gửi đi mã có độ phóng đại từ 1,5 đến 2,0
Mặt hàng và cơ cấu mặt hàng
Mặt hàng là một tập hợp hàng hóa được xác lập theo một dấu hiệu nào đó, trong đó luôn bao gồm nhiều tên hàng cụ thể khác nhau tùy theo quy mô và mức độ phức tạp của tập hợp hàng hóa trong mặt hàng
Thông thường khi xem xét phân tích một mặt hàng nào đó người ta thường xét một số đặc trưng sau đây:
- Độ rộng của mặt hàng: là số lượng các nhóm hàng có trong mặt hàng, đây là đặc trưng quan trọng phản ánh quy mô của mặt hàng
- Độ dài của mặt hàng: là số lượng các tên hàng có trong một nhóm hàng đặc trưng phản ánh mức độ phức tạp của mỗi nhóm hàng
- Độ sâu của mặt hàng: là biểu thị số lượng các biến thể có trong mỗi tên hàng , đặc trưng phản ánh quy mô mức độ phức tạp của mỗi đơn hàng và của cả mặt hàng
1.3.1.2 Phân loại mặt hàng a, Căn cứ vào nơi tạo ra mặt hàng:
- Mặt hàng sản xuất là mặt hàng do một đơn vị sản xuất tạo ra - Mặt hàng thương mại là tập hợp các hàng hóa của đơn vị thương mại
17 b, Căn cứ vào mức độ quan trọng của mặt hàng:
- Mặt hàng thiết yếu: là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh
- Mặt hàng thông thường là hàng hóa có cầu tăng khi thu nhập tăng c, Căn cứ và xuất xứ của hàng hóa:
- Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa được sản xuất từ một nước khác và nhập qua cửa khẩu Việt Nam, có xuất xứ từ nước ngoài
- Hàng sản xuất trong nước là hàng hóa được sản xuất từ nhà máy ở trong nước d, Căn cứ vào mục đích sử dụng:
- Mặt hàng là nguyên vật liệu dùng cho đầu vào của quá trình sản xuất
- Mặt hàng tiêu dùng hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, gia đình trong cuộc sống hàng ngày
Ngoài ra còn một số cách phân loại mặt hàng khác: như căn cứ vào tần suất tiêu dùng của mặt hàng: mặt hàng mùa vụ và mặt hàng thường nhật, căn cứ vào đặc điểm hình thức tổ chức kinh doanh: mặt hàng chuyên doanh và mặt hàng tổng hợp
Cơ cấu mặt hàng là tổ chức nội tại của mặt hàng về mặt định tính và định lượng Nó chỉ ra trong mặt hàng đó có bao nhiêu chủng loại, kiểu dáng, kích cỡ và tương quan tỉ lệ giữa các tập hợp đó
Vấn đề luôn được đặt ra là làm sao để trong sản xuất kinh doanh có được một cơ cấu mặt hàng hợp lý đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tránh tình trạng vừa thừa vừa thiếu hàng
Cơ cấu mặt hàng hợp lý là phải đáp ứng được một số yêu cầu sau:
- Phải đảm bảo được cơ cấu phong phú đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, kích cỡ
- Phải có một tương quan tỷ lệ thích hợp giữa các tập hợp về mặt chủng loại, kiểu dáng và kích cỡ
- Các sản phẩm trong mặt hàng đó phải đảm bảo một mức chất lượng nhất định, có nhiều mức chất lượng khác nhau Sẽ có hai trường hợp xảy ra:
18 + Đối với những sản phẩm hàng hóa thiết yếu mang tính chiến lược trong nền kinh tế có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng thì mức chất lượng phải được quy định cụ thể trong các văn bản nhà nước
Ví dụ các sản phẩm về thực phẩm phải có quy định cụ thể của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Đối với các sản phẩm hàng hóa thông thường thì mức chất lượng do thị trường quy định
1.3.2.2 Cơ sở để hình thành cơ cấu mặt hàng hợp lý
- Căn cứ vào nhu cầu của thị trường
Xuất phát từ lý do sản xuất để phục vụ cho tiêu dùng nên các sản phẩm làm ra phải nhằm mục đích quả mãn được nhu cầu của thị trường Từ đó cơ sở để hình thành nên cơ cấu mặt hàng hợp lý cũng phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường
Nhu cầu thị trường được nói đến ở đây là nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường, nó sẽ phụ thuộc vào mức thu nhập của người dân trong kinh tế Vì thu nhập là không đồng đều nên nhu cầu của thị trường về các loại mặt hàng cũng sẽ không đồng đều và cơ cấu mặt hàng sẽ khác nhau
Nhu cầu của thị trường được đề cập ở đây phải hợp pháp và phù hợp với đạo lý và truyền thống của dân tộc
- Căn cứ vào trình độ tiêu chuẩn hàng hóa Đây là hoạt động tạo ra cơ sở khoa học cho việc hình thành nên một mặt hàng hợp lý về mặt kích thước và cỡ sản phẩm Đây là một đặc trưng quan trọng đối với người tiêu dùng
Nhóm sản phẩm có liên quan trực tiếp đến kích thước con người trong tiêu dùng ví dụ như quần áo giày dép Loại sản phẩm này lại được chia thành hai nhóm:
+ Nhóm sản phẩm sản xuất đơn chiếc: cơ sở để tạo ra kích thước và cỡ sản phẩm sẽ là căn cứ kích thước cụ thể của từng đối tượng, ví dụ như quần áo may đo
+ Nhóm sản phẩm sản xuất hàng loạt: kích thước sản phẩm phải căn cứ vào số liệu thống kê về nhân trắc học
+ Nhóm sản phẩm liên quan gián tiếp đến người sử dụng ví dụ như tivi đèn cơ sở để tạo ra kích thước sản phẩm cơ bản dựa vào dãy số ưu tiên để tạo ra kích thước và cỡ sản phẩm Hoạt động tiêu chuẩn hóa tạo ra cơ sở pháp lý để sản phẩm hàng hóa luôn đảm bảo một mức chất lượng nhất định bằng các quy định cụ thể trong các văn bản tiêu chuẩn về chất lượng
19 - Căn cứ vào khả năng của nền sản xuất và các điều kiện khai thác tập trung nguồn hàng
Nhãn hàng hóa
Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm khắc trực tiếp lên trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa
Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên hàng hóa
Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhắn gốc của hàng hóa đó còn thiếu
Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản cần thiết về hàng hóa, nên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết làm căn cứ lựa chọn tiêu thụ và sử dụng; để nhà
20 sản xuất kinh doanh quảng bá sản phẩm hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra kiểm soát
Hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định của nghị định 89/2006/NĐCP của chính phủ ngày 30 tháng 8 năm 2006, ngoại trừ một số trường hợp:
- Hàng hóa không bắt buộc phải ghi nhãn
- Hàng thực phẩm tươi sống thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng
- Hàng nguyên liệu nhiên liệu như nông sản, thủy sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng, phế liệu không có bao bì và bán trực tiếp theo thỏa thuận của người tiêu dùng
- Các đơn vị xuất nhập khẩu của Việt Nam ghi nhãn hàng theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về các nội dung được ghi trên nhãn mác hàng hóa đó và không làm sai lệch bản chất của hàng hóa, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu
- Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng; hàng hóa là chất phóng xạ; hàng hóa được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không; hàng hóa do cơ quan nhà nước tịch thu đem bán đấu giá thanh lý có quy định về ghi nhãn riêng
1.4.2 Các quy định về ghi nhãn hàng hóa 1.4.2.1 Nội dung ghi trên nhãn hàng hóa
Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện 3 nội dung - Tên hàng hóa
- Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa - Xuất xứ hàng hóa
Ngoài ba nội dung trên, tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa sẽ có thêm một số nội dung quy định bắt buộc bổ sung cụ thể:
- Hàng lương thực + Định lượng + Ngày sản xuất + Hạn sử dụng
21 - Hàng thực phẩm, đồ uống trừ rượu, thuốc dùng cho người, vắc xin chế phẩm dùng cho người, mỹ phẩm, hóa chất gia dụng dành cho người, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắcxin chế phẩm sinh học dùng trong thú y, thuốc bảo vệ thực vật:
+ Định lượng + Ngày sản xuất + Hạn sử dụng + Thành phần hoặc các thành phần định lượng
+ Thông tin cảnh bảo vệ sinh an toàn + Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản
- Giống cây trồng vật nuôi + Định lượng
+ Hạn sử dụng + Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản - Đồ chơi trẻ em, các sản phẩm dệt may, da giày:
+ Thành phần + Thông số kỹ thuật
+ Thông tin cảnh báo vệ sinh an toàn + Hướng dẫn sử dụng, bảo quản - Đồ gỗ, sản phẩm sành sứ, thủy tinh, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng kim khí:
+ Thông số kỹ thuật + Hướng dẫn sử dụng bảo quản
- Sản phẩm điện, điện tử, máy móc trang thiết bị cơ khí, máy móc trang thiết bị đo lường thử nghiệm:
+ Định lượng + Tháng sản xuất + Thông số kỹ thuật + Thông tin cảnh báo an toàn
22 + Hướng dẫn sử dụng, bảo quản
- Ô tô + Nhãn hiệu và số loại + Tự trọng, tổng khối lượng của bản thân + Tải trọng
+ Mã nhận dạng phương tiện
+ Số chứng nhận kiểu loại đã được phê duyệt + Năm sản xuất
- Mô tô xe máy + Nhãn hiệu và số loại + Tự trọng, khối lượng bản thân + Dung tích xi lanh
+ Số chứng nhận kiểu loại đã được phê duyệt + Năm sản xuất
- Xe đạp phụ tùng phương tiện giao thông + Năm sản xuất
- Các chất tẩy rửa + Định lượng + Ngày tháng sản xuất + Thành phần hoặc thành phần định lượng
+ Thông tin cảnh bảo vệ sinh an toàn + Hướng dẫn sử dụng
1.4.2.2 Vị trí nhãn hàng hóa
Nhãn hàng hóa được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết thành phần của hàng hóa
Trường hợp không thể mở bao bì hàng ngoài thì trên bao bì phải có nhãn và trình bày đủ nội dung bắt buộc
23 Trường hợp không thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc thì trên nhãn phải thể hiện các nội dung như: tên hàng hóa, tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, định lượng ngày sản xuất, hạn sử dụng, xuất xứ, các nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu đính kèm theo hàng hóa và trên nhãn hàng hóa
Kích thước nhãn do các tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa tự xây dựng sao cho đảm bảo đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật và dễ dàng nhận biết bằng mắt thường
1.4.2.4 Màu sắc của chữ kí hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa
Màu sắc của chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng Đối với các nội dung bắt buộc thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa
Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, ngoại trừ các trường hợp sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc Latinh:
- Tên quốc tế và tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt
- Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm theo công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất
- Tên quốc tế và tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa
- Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất hàng hóa
CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Một số khái niệm và yêu cầu cơ bản đối với chất lượng hàng hóa
Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO đã đưa ra định nghĩa về chất lượng sản phẩm như sau “chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu những đặc trưng của sản phẩm thể hiện được sự thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với công dụng của sản phẩm” (ISO 9000)
Theo nghị định số 179/2004/NĐCP quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa:
“Chất lượng sản phẩm hàng hóa là tổng thể những thuộc tính (những chỉ tiêu kỹ thuật những đặc trưng) của chúng được xác định bằng các thông số có thể đo được, so sánh được phù hợp với các điều kiện kỹ thuật hiện có, thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội và của cá nhân trong những điều kiện sản xuất tiêu dùng xác định phù hợp với công dụng của sản phẩm hàng hóa.”
27 Theo luật chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007, “chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.”
Như vậy, chất lượng sản phẩm hàng hóa được thể hiện thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật những đặc trưng của chúng
Chất lượng hàng hóa là một lĩnh vực tổng hợp Nó vừa mang tính khoa học kỹ thuật vừa mang tính kinh tế và xã hội thể hiện ở mối quan hệ giữa chất lượng và giá cả và thị hiếu tiêu dùng
Chất lượng hàng hóa thường được biểu hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu mà người ta có thể đo được, xác định được, đánh giá được và là cơ sở để so sánh giữa các sản phẩm cùng loại
Chất lượng hàng hóa có tính thời gian và không gian rất cao
- Tính không gian của chất lượng hàng hóa được thể hiện ở chỗ ở trong các không gian khác nhau, tại cùng một thời điểm thì quan niệm về chất lượng cũng khác nhau Do đó, trong kinh doanh tùy thuộc vào các thị trường khác nhau mà cung ứng các hàng hóa khác nhau cho phù hợp với nhu cầu của thị trường
- Tính thời gian của chất lượng hàng hóa được thể hiện ở chỗ: cùng một không gian hay thị trường nhưng ở thời điểm khác nhau thì việc xem xét đánh giá chất lượng cũng có sự khác biệt Cùng một loại hàng hóa ra cùng một thị trường nhưng ở các thời điểm khác nhau, quan điểm và yêu cầu với chất lượng cũng khác nhau
Chất lượng hàng hóa phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện về kỹ thuật công nghệ nhất định hay chất lượng thay đổi khi những điều kiện đó thay đổi
Chất lượng hàng hóa được hình thành qua một quá trình, từ ý tưởng ban đầu của sản phẩm đến khâu thiết kế sản xuất và chất lượng đó sẽ thay đổi trong quá trình lưu thông cũng như tiêu dùng
Chất lượng hàng hóa luôn gắn liền với giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa
Do đó khi xem xét chất lượng phải căn cứ vào công dụng của hàng hóa
2.1.2 Yêu cầu chung đối với chất lượng hàng hóa 2.1.2.1 Yêu cầu chung đối với chất lượng hàng công nghiệp tiêu dùng
- Yêu cầu về chức năng công dụng: mỗi sản phẩm hàng hóa đều có chức năng công dụng nhất định để phù hợp với nhu cầu cụ thể nào đó Vì vậy, yêu cầu đặt ra là các sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo hoàn thành được chức năng công dụng mà người ta định trước cho nó trong quá trình tiêu dùng
28 - Yêu cầu về độ bền và độ tin cậy: tùy từng loại sản phẩm hàng hóa mà có đột biến khác nhau về tính chất mức độ Yêu cầu về độ bền đòi hỏi sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo vận hành sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định hay còn gọi là tuổi thọ của sản phẩm đó Yêu cầu với độ tin cậy chủ yếu áp dụng cho các sản phẩm hàng hóa là các thiết bị máy móc, đòi hỏi các thiết bị máy móc phải vận hành sử dụng một cách bình thường trong một khoảng thời gian nhất định mà không xảy ra những sự cố thông thường
- Yêu cầu về an toàn: hàng hóa phải đảm bảo an toàn cho con người và môi trường trong quá trình sử dụng
- Yêu cầu về thuận tiện sử dụng: hàng hóa phải tạo điều kiện để con người có thể khai thác được các lợi ích của nó; hàng hóa, đặc biệt là các thiết bị máy móc càng thuận tiện thì hiệu suất sử dụng càng cao
- Yêu cầu về thẩm mỹ: yêu cầu các sản phẩm phải tạo được cảm xúc cho con người trong quá trình sử dụng Mỗi sản phẩm hàng hóa cụ thể, ngoài chức năng thông dụng nhằm mục đích thỏa mãn một nhu cầu cụ thể nào đó, còn phải góp phần đảm bảo tạo ra môi trường thẩm mỹ nói chung có tác dụng giáo dục định hướng thẩm mỹ cho người sử dụng Thẩm mỹ của hàng hóa cung cấp các giá trị tinh thần cho người sử dụng Nhu cầu tiêu dùng càng cao thì yêu cầu với giá trị thẩm mỹ càng cao
- Yêu cầu về mặt kinh tế: đây là yêu cầu mang tính tổng hợp, phản ánh mối quan hệ giữa chi phí tiêu dùng và hiệu quả thu được trong tiêu dùng Do đó, yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo mối tương quan tỷ lệ hợp lý giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả thu được
2.1.2.2 Yêu cầu chung đối với chất lượng hàng thực phẩm
- Yêu cầu về dinh dưỡng: bao gồm yêu cầu về thành phần dinh dưỡng, yêu cầu về hàm lượng dinh dưỡng Thành phần dinh dưỡng của hàng thực phẩm rất khác nhau về tính chất và nó phụ thuộc vào bản chất hàng thực phẩm, việc nuôi trồng chế biến và bảo quản thực phẩm Yêu cầu hàng thực phẩm phải đủ về thành phần và phù hợp với hàm lượng dinh dưỡng
Hệ thống chỉ tiêu chất lượng hàng hóa
2.2.1 Các chỉ tiêu chức năng công dụng Đây là nhóm chỉ tiêu cơ bản của bất kỳ một loại sản phẩm nào thể hiện được mức độ thỏa mãn nhu cầu về chức năng công dụng của sản phẩm đó
Nhóm chỉ tiêu này được chia thành:
- Các chỉ tiêu đặc trưng cho việc hoàn thành các chức năng công dụng chính của sản phẩm bao gồm một nhóm các chỉ tiêu cụ thể như:
+ Các chỉ tiêu đặc trưng mức độ hoàn thành về mặt lượng: các chức năng công dụng chính của sản phẩm
Ví dụ như chỉ tiêu số lượng vải khô giặt được trong một chu trình của máy giặt hoặc chỉ tiêu lưu lượng gió của quạt điện
+ Các chỉ tiêu đặc trưng mức độ hoàn thành về mặt chất: các chức năng công dụng chính của sản phẩm
Ví dụ: chỉ tiêu khả năng giặt sạch của máy giặt hoặc chỉ tiêu tốc độ dài của mút cánh quạt của quạt điện
- Các chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ hoàn thành các chức năng bổ trợ của sản phẩm:
Nhiều sản phẩm ngoài chức năng chính còn có nhiều chức năng bổ trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng sử dụng hợp lý tiết kiệm và hiệu quả hơn
- Các chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ tin cậy và độ bền chắc của sản phẩm bao gồm các cụ chỉ tiêu cụ thể như: chỉ tiêu tuổi thọ của sản phẩm, chỉ tiêu về độ bền màu của vải, độ cứng trên bề mặt
- Các chỉ tiêu đặc trưng cho việc hoàn thiện trong thao tác vận hành lắp đặt: chủ yếu dùng cho máy móc, đảm bảo nguyên tắc dễ lắp đặt khi sử dụng, dễ tháo lắp sau khi đã sử dụng và dễ dàng bảo trì bảo dưỡng sản phẩm trong quá trình sử dụng
Các chỉ tiêu ecgomic đặc trưng cho mức độ thuận tiện sử dụng của sản phẩm trong mối quan hệ giữa sản phẩm người sử dụng và môi trường sử dụng
- Các chỉ tiêu về kích thước sản phẩm: các kích thước của sản phẩm cần phù hợp với kích thước của con người, phù hợp với kích thước của sản phẩm khác trong quần thể môi trường sử dụng; có như thế mới tạo điều kiện điện cho con người khai thác triệt để các lợi ích của sản phẩm và tạo nên một sự hài hòa trong môi trường sử dụng
30 Ví dụ như kích thước của bàn ghế ở phòng học phải phù hợp với kích thước của con người trong điều kiện ngồi học
- Các chỉ tiêu về đặc điểm của sản phẩm thể hiện sự phù hợp của sản phẩm với đặc điểm tâm sinh lý của con người trong quá trình sử dụng như: khối lượng của dụng cụ lao động cầm tay phải phù hợp với sức khỏe của con người, sự bố trí các thiết bị điều khiển trên xe ô tô xe máy phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của con người (thường tay phải điều khiển khéo hơn tay trái do đó các bộ phận cần điều khiển chính xác người ta bố trí để thuận tiện điều khiển bằng tay phải)
- Những chỉ tiêu đặc trưng về sự an toàn đối với người sử dụng: các chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ sản phẩm đảm bảo an toàn cho con người trong quá trình sử dụng Tùy theo từng loại sản phẩm hàng hóa cụ thể mà người ta nhấn mạnh đến các khía cạnh an toàn nào đó Đối với hàng công nghiệp, đó là các chỉ tiêu an toàn về điện, an toàn hóa học, an toàn sinh học, an toàn về nhiệt Đối với hàng thực phẩm, đó là chỉ tiêu về vệ sinh an toàn sử dụng
2.2.3 Các chỉ tiêu thẩm mỹ Đây là nhóm chỉ tiêu rất khó định lượng cụ thể và thường người ta không có những quy định chi tiết về nhóm chỉ tiêu này Nó có thể thường xuyên thay đổi
Nhóm chỉ tiêu này thường được xác định thông qua những đặc trưng:
- Về mặt hình dạng của sản phẩm: thể hiện giá trị thẩm mỹ của sản phẩm + Kết cấu và bố cục của sản phẩm: đẹp nhưng phải tiện trong sử dụng
+ Cách trang trí sản phẩm: vật liệu dùng để trang trí, họa tiết trang trí, phương pháp trang trí Cách trang trí sản phẩm được thực hiện theo nguyên tắc những phần nào được coi là tích cực phải thể hiện hết, phần nào tiêu cực phải tìm cách che lấp, ẩn dấu chúng
+ Màu sắc phối màu: có tác dụng tăng, tuy nhiên nó còn liên quan đến tính chất sử dụng của sản phẩm ví dụ tủ lạnh thường sơn màu trắng màu sáng
Những đặc trưng này nói chung không có đơn vị đo mà chỉ có thể cảm nhận thông qua các giác quan
2.2.4 Các chỉ tiêu về kinh tế và xã hội
Các chỉ tiêu về kinh tế và xã hội của chất lượng hàng hóa được thể hiện thông qua hiệu suất sử dụng và được đánh giá thông qua giá bán, (đánh giá thông qua chỉ tiêu giá thành)
31 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng thường áp dụng cho máy móc, chẳng hạn hiệu suất sử dụng quạt (m3/phút)xW và mức tiêu hao năng lượng, nhiên liệu, chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa…
Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa
Sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất đều phải trải qua quá trình thiết kế Sản phẩm của thiết kế là bản vẽ mô hình quy định kiểu dáng kích thước của sản phẩm nguyên vật liệu và công nghệ chế tạo ra sản phẩm nhằm tạo cho sản phẩm một mức chất lượng nhưng còn ở dạng tiềm ẩn Ảnh hưởng của thiết kế với chất lượng hàng hóa nhiều hay ít phụ thuộc vào từng loại sản phẩm cụ thể Đối với những sản phẩm thông thường, đơn giản thì ảnh hưởng của thiết kế hầu như không đáng kể Còn đối với những sản phẩm hàng hóa phức tạp thì ảnh hưởng của nó là khá quan trọng Ảnh hưởng của thiết kế đến chất lượng hàng hóa thể hiện qua một số khía cạnh cụ thể sau:
- Ảnh hưởng nhất là quá trình tạo ra bố cục sản phẩm hài hòa hợp lý vì ảnh hưởng đến tính năng sử dụng
- Tạo cơ sở cho việc sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm và hợp lý từ đó có thể khai thác phát huy được những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của từng loại hàng hóa Đây là cơ sở cho việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào trong quá trình sản xuất
Với những ảnh hưởng của thiết kế đến chất lượng sản phẩm yêu cầu đối với thiết kế là:
- Khi thiết kế sản phẩm phải căn cứ và công dụng của nó - Dựa vào hệ thống tiêu chuẩn để thiết kế
- Dựa vào các sản phẩm tiên tiến đang lưu thông trên thị trường trong nước và thế giới
Mỗi một loại nguyên vật liệu có những tính chất, chất lượng xác định, được quyết định bởi thành phần hóa học và cấu trúc và chất khác nhau Cho nên việc sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau trong quá trình sản xuất hàng hóa sẽ đưa đến những sản phẩm có chất lượng không giống nhau Do đó, yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố rất quan trọng quyết định tới chất lượng của sản phẩm
32 Yêu cầu đối với nguyên vật liệu
- Sử dụng đúng loại nguyên vật liệu, nếu có thay thế phải có tính năng tương đương nhau
- Sử dụng tối ưu nguyên vật liệu, sử dụng đúng với vật liệu cho từng bộ phận sản phẩm
- Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu để sao cho chi phí nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất
- Sử dụng các nguyên vật liệu mới bao giờ cũng có các tính năng nổi trội, chi phí thấp
Quá trình sản xuất là khâu ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm Nó chính là quá trình biến cơ sở vật chất đầu tiên là nguyên vật liệu kết hợp với chất liệu tiềm ẩn ở khâu thiết kế để tạo nên chất liệu thực sự của hàng hóa
Quá trình sản xuất chính là quá trình con người tác động vào đối tượng sản xuất bằng nhiều biện pháp cũng như công cụ khác nhau và trong quá trình đó, nó có thể làm thay đổi một số tính chất đặc trưng tự nhiên vốn có của các loại nguyên vật liệu Nếu thay đổi này không đúng như ý muốn sẽ dẫn đến làm ra sản phẩm chất lượng thấp và không đảm bảo
Quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện theo hai phương pháp:
- Sản phẩm làm bằng phương pháp thủ công: theo phương pháp này yếu tố quyết định là tay nghề người thợ
- Sản phẩm được sản xuất hàng loạt trên dây chuyền tự động: yếu tố quyết định là công nghệ và thiết bị
Trong quá trình sản xuất thì sản phẩm sẽ được định hình một cách cụ thể, độ chính xác về hình dạng kích thước do quá trình này quyết định
Quá trình sản xuất cụ thể phụ thuộc vào từng loại sản phẩm cũng như quy trình công nghệ của từng doanh nghiệp Tuy nhiên quá trình sản xuất có thể chia thành những dạng cơ bản dựa trên nguyên tắc: Đường nguyên liệu thô ban đầu -> quá trình sản xuất -> sản phẩm Những nguyên liệu đã qua chế biến -> quá trình sản xuất -> sản phẩm Các linh kiện chi tiết đã được tiêu chuẩn hóa -> quá trình sản xuất lắp ráp điều chỉnh -> sản phẩm
33 Trong quá trình sản xuất, các sản phẩm hàng hóa được định hình cụ thể theo những quy trình công nghệ khác nhau Vì vậy sản phẩm cụ thể của từng doanh nghiệp cụ thể là khác nhau và chính điều này tạo nên sự đa dạng về sản phẩm hàng hóa
2.3.4 Yếu tố con người, tổ chức
Yếu tố con người hay còn gọi là yếu tố tổ chức ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm hàng hóa bởi vì với một cơ cấu tổ chức hợp lý có tác dụng giảm chi phí trung gian, chi phí quản lý; phát huy được từng năng lực sở trường của từng thành viên trong bộ máy và tạo tiền đề cho việc phân phối kết quả lao động hợp lý công bằng Do đó trong từng doanh nghiệp khác nhau thì ảnh hưởng của các nhân tố trên đến chất lượng sản phẩm hàng hóa là rất khác nhau.
Các yếu tố gây biến động chất lượng hàng hóa và các phương pháp chăm sóc bảo quản hàng hóa
2.4.1 Các yếu tố gây biến động chất lượng hàng hóa
2.4.1.1 Các yếu tố tự nhiên a, Độ ẩm (W) Độ ẩm chính là lượng hơi nước có trong không khí được đặc trưng bởi các đại lượng: Độ ẩm tuyệt đối: Wtd là số gram hơi nước / một đơn vị thể tích không khí Độ ẩm bão hòa: Wbh là độ ẩm tuyệt đối ở mức tối đa tại một nhiệt độ nào đó nếu vượt quá mức này thì hơi nước biến đổi thành nước Độ ẩm tương đối là tỷ số giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm bão hòa được tính bằng
% Độ ẩm có tác động rất lớn đến chất lượng Khi độ ẩm không khí thay đổi thì một số loại hàng hóa cũng thay đổi theo; đặc biệt là hàng nông sản, hàng phi thực phẩm được làm từ những sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ thiên nhiên
Ví dụ đối với gỗ khi độ ẩm thay đổi khi xảy ra hiện tượng thay đổi kích thước sản phẩm như cong, vênh, nứt nẻ
Môi trường độ ẩm gồm môi trường độ ẩm không khí cao và môi trường độ ẩm không khí thấp
- Môi trường độ ẩm không khí cao có các đặc thù sau:
+ Là môi trường thích hợp cho các loại vi sinh vật nấm mốc vi khuẩn phát triển rất nhanh
34 + Là nguyên nhân làm các thiết bị điện tử hoặc một số loại vật liệu giảm khả năng cách điện, do đó có thể gây ra hiện tượng chập cháy
+ Là môi trường thích hợp làm cho quá trình phản ứng sinh hóa đối với hàng thực phẩm phản ứng nhanh hơn
+ Là môi trường thích hợp cho phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra nhanh chóng đối với các sản phẩm kim loại
Môi trường độ ẩm không khí ở mức thấp ít tác hại hơn nhiều so với môi trường độ ẩm không khí cao b, Nhiệt độ Ở môi trường nhiệt độ cao ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa như sau:
- Làm cho tất cả mọi vật thể bị tăng về mặt kích thước dẫn đến sự sai lệch đặc biệt về mặt hàng kim loại, như thanh rơle nhiệt có trong bàn là nồi cơm điện Đối với hàng hóa ở dạng lỏng, khi nhiệt độ tăng thể tích tăng nhanh có thể phá vỡ bao bì
- Làm cho quá trình ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn phản ứng hóa học tăng nhanh
- Môi trường nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm cao thích hợp cho một số vi sinh vật phát triển, do đó gây hại cho hàng thực phẩm
- Làm cho điện trở cách điện giảm xuống liên quan đến thiết bị điện, điện tử hoạt động không bình thường Ở môi trường nhiệt độ thấp, tác hại ít hơn không đáng kể Tuy nhiên với một số hàng hóa ở dạng lỏng có thể gây ra hiện tượng biến đổi như vẩn đục, kết tủa Tất nhiên sự chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong một ngày càng lớn thì tác hại càng lớn c, Không khí
Trong không khí chứa rất nhiều các bụi bẩn, các vi khuẩn làm tác động biến đổi chất lượng hàng hóa d, Ánh sáng
Khi bị chiếu sáng, do hiện tượng hấp thụ nhiệt thì tất cả mọi vật thể đều tăng lên mức độ hấp thu nhiệt phụ thuộc:
- Bản chất vật liệu - Màu sắc: càng tối hấp thụ nhiệt càng tốt - Tình trạng: thô ráp hấp thụ mạnh hơn trơn nhẵn
35 Dưới tác động của ánh sáng chiếu vào sẽ làm biến đổi chất lượng hàng hóa, thể hiện qua việc vải bị phai màu, nhất là đối với hàng dược phẩm, mỹ phẩm thì tác động làm giảm chất lượng càng lớn
2.4.1.2 Yếu tố vi sinh vật
Yếu tố vi sinh vật bao gồm các loại nấm mốc vi khuẩn, một số loại côn trùng Đây là những loại vi sinh vật ở dạng sống và có thể di chuyển đến những nơi môi trường thích hợp cho sự phát triển của nó
Dưới tác động của những loại vi sinh vật hoặc nấm mốc, các sản phẩm hàng hóa sẽ bị phân hủy, thay đổi những chất cơ bản Đặc biệt là đối với những hàng nông sản, thực phẩm, vật liệu làm từ các loại nguyên liệu có nguồn gốc từ hữu cơ thiên nhiên
Nhóm tác nhân này gây ra hậu quả làm cho hàng hóa bị giảm về chất lượng nhanh chóng dẫn đến hàng hóa không sử dụng được
Thời gian sẽ khiến cho hàng hóa đều có sự biến động cụ thể như:
- Đối với hàng thực phẩm, thời gian sẽ gây ra hao mòn hữu hình về tính chất, thành phần của hàng hóa thực phẩm sẽ bị thay đổi
- Đối với hàng phi thực phẩm, thời gian gây ra hao mòn vô hình như lạc hậu mẫu mã, kiểu dáng, tính năng, tác dụng
2.4.1.4 Yếu tố về con người
Trong quá trình lưu thông tiêu dùng, các sản phẩm hàng hóa luôn chịu tác động của con người dưới nhiều hình thức cụ thể khác nhau và những tác động này không đảm bảo tuân thủ theo những quy định nhất định sẽ gây ra những biến động về chất lượng hàng hóa, thậm chí phá hủy sản phẩm hàng hóa
2.4.2 Các biện pháp chăm sóc và bảo quản hàng hóa 2.4.2.1 Các nguyên tắc:
Chăm sóc bảo quản hàng hóa phải đảm bảo nguyên tắc khoa học nguyên tắc kinh tế và nguyên tắc liên tục
- Nguyên tắc khoa học: căn cứ vào đặc điểm tính chất cụ thể của từng loại hàng hóa mà người ta đưa ra những biện pháp chăm sóc bảo quản thích hợp
36 - Nguyên tắc kinh tế: căn cứ vào mức độ quan trọng cũng như giá trị của sản phẩm hàng hóa đó mà người ta bỏ ra những khoản chi phí thích hợp để thực hiện công tác chăm sóc, bảo quản
- Nguyên tắc liên tục: chăm sóc bảo quản hàng hóa phải tiến hành thường xuyên, liên tục
2.4.2.2 Các biện pháp cụ thể
Hướng 1: tìm cách cải thiện môi trường gây hại thành môi trường ít gây hại hơn, tìm cách khống chế nhiệt độ độ ẩm hoặc thành phần không khí hoặc sử dụng một số loại hóa chất làm chậm quá trình nào đó
Phương pháp chăm sóc bảo quản cụ thể của hướng này:
- Xây dựng kho tàng theo những thiết kế chuyên biệt dành riêng cho loại hàng hóa nào đó
- Sử dụng những thiết bị máy móc để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm
- Sử dụng một số loại hóa chất
Cách chăm sóc bảo quản này có hiệu quả bảo quản tương đối cao, chi phí hợp lý nhưng nhược điểm là bị giới hạn bởi một không gian nhất định như Phòng kho
Hướng 2: tìm cách cách li sản phẩm với môi trường gây hại bằng một lớp màng bảo vệ hoặc lớp phủ Có thể là lớp phủ bằng kim loại hoặc lớp phủ phi kim loại hoặc lớp phủ hóa học Cách bảo quản này làm tăng giá trị thẩm mỹ sản phẩm, đồng thời đây là cách bảo quản có hiệu quả cao tiết kiệm chi phí và có thể sử dụng ở mọi nơi
TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT
Tiêu chuẩn
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế-xã hội, hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trở thành một bộ phận không thể tách rời của hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý kinh tế-xã hội Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là công cụ và phương tiện quan trọng để duy trì các chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại; thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khoẻ
39 cho con người; bảo vệ động vật, thực vật và môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và xã hội
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này
Theo điều 2, Phụ lục 1 của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO “ Tiểu chuẩn là văn bản do một cơ quan được thừa nhận ban hành để sử dụng rộng rãi và lâu dài, trong đó quy định các quy tắc, hướng dẫn hoặc các đặc tính đối với sản phẩm hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất có liên quan, mà việc tuân thủ chúng là không bắt buộc Văn bản này cũng có thể bao gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, dãn nhãn hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định”
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng
Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn là việc xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn bao gồm:
- Sản phẩm, hàng hóa - Dịch vụ
- Qúa trình - Môi trường - Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội
3.1.2 Hệ thống tiêu chuẩn và các loại tiêu chuẩn
3.1.2.1 Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn a Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam
Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ban hành 29/06/2006 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI bao gồm:
* Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN)
Tiêu chuẩn Việt Nam là văn bản kỹ thuật được xây dựng do yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng và thương mại được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước, do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo xây dựng và ban hành
40 Kí hiệu tiêu chuẩn quốc gia là TCVN Số hiệu của tiêu chuẩn quốc gia gồm số thứ tự đăng ký tiêu chuẩn ( do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp) và năm ban hành tiêu chuẩn, giữa hai phần cách nhau dấu hai chấm
Tiêu chuẩn Việt Nam là căn cứ để tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình phù hợp tiêu chuẩn để đánh giá sự phù hợp thông qua hoạt động thử nghiệm, giám định, chứng nhận, công nhận
* Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS)
Tiêu chuẩn cơ sở là quy định về đặc tính, yêu cầu kỹ thuật lặp đi lặp lại đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình và đối tượng khác nhau của cơ sở do lãnh đạo cơ sở tổ chức xây dựng và công bố để bắt buộc áp dụng trong các hoạt động của cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên thành tựu khoa học công nghệ và khả năng thực tiễn của cơ sở Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật hiện hành Tiêu chuẩn cơ sở cần được xây dựng phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở
Nội dung của tiêu chuẩn cơ sở:
- Phần khái quát: tên doanh nghiệp hoặc/và biểu tượng (logo) của doanh nghiệp; cụm chữ “ tiêu chuẩn cơ sở”; ký hiệu và số hiệu tiêu chuẩn; tên gọi tiêu chuẩn; ngày tháng năm phê duyệt/ ban hành; người phê duyệt; lần soát xét, ký hiệu tiêu chuẩn thay thế
- Phần kỹ thuật nêu các nội dung: phạm vi áp dụng và nội dung kỹ thuật của tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn cở sở có thể có lời nói đầu, mục lục, phụ lục, chú thích, bảng, hình vẽ, sơ đồ, công thức toán học b Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của nước ngoài
Tùy theo quy mô, phạm vi hoạt động của cơ quan, tổ chức công bố (ban hành) tiêu chuẩn mà người ta chia tiêu chuẩn thành các cấp sau:
- Cấp quốc tế: tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn có phạm vi hoạt động toàn cầu công bố: ISO, IEC, CAC, ITU
- Cấp khu vực: tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực công bố: EN (tiêu chuẩn Châu Âu), ENELEC (tiêu chuẩn điện châu Âu)
41 - Cấp quốc gia: tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia công bố: DIN (Đức), ANSI (Mỹ), BSI (Anh), TCVN (Việt Nam)
- Cấp ngành hay hội: tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn ngành hay hội (liên kết nhiều công ty) công bố: ngành chế tạo ô tô, hội thử nghiệm vật liệu
- Cấp công ty: tiêu chuẩn do một công ty công bố : tiêu chuẩn hãng Philip, tiêu chuẩn công ty Siemen
Theo quy định tại Điều 12 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006, tiêu chuẩn gồm các loại sau:
Quy chuẩn kỹ thuật
3.2.1 Khái niệm quy chuẩn kỹ thuật
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác
Theo điều 1, Phụ lục 1 của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO “Quy chuẩn kỹ thuật là văn bản quy định các đặc tính của sản phẩm hoặc các quá trình có liên quan đến sản phẩm và phương pháp sản xuất, bao gồm cả các điều khoản hành chính thích hợp, mà việc tuân thủ chúng là bắt buộc Văn bản này cũng có thể bao gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, dãn nhãn hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định”
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng
Hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật là việc xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:
- Sản phẩm, hàng hóa - Dịch vụ
- Qúa trình - Môi trường - Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế xã hôi
3.2.2 Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và các loại quy chuẩn kỹ thuật 3.2.2.1 Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và kí hiệu quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam gồm:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là QCVN
Ví dụ: QCVN 2: 2008/BKHCN- quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy
Nhóm số hiệu gồm hai chữ số đứng trước ký hiệu QCVN quy định quy ước để phân biệt các Bộ quản lý chuyên ngành ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
Nhóm số hiệu gồm hai phần đứng sau kí hiệu QCVN được phân biệt bằng dấu hai chấm để chỉ số thứ tự quy chuẩn kỹ thuật và năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật địa phương là QCĐP
Nhóm số hiệu gồm hai chữ số đứng trước ký hiệu QCĐP quy định quy ước để phân biệt các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn ký thuật địa phương;
Nhóm số hiệu gồm hai phần đứng sau kí hiệu QCĐP được phân biệt bằng dấu hai chấm để chỉ số thứ tự quy chuẩn kỹ thuật và năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật
3.2.2.2 Các loại quy chuẩn kỹ thuật
Quy chuẩn kỹ thuật bao gồm rất nhiều loại khác nhau:
- Quy chuẩn kỹ thuật chung bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình
- Quy chuẩn kỹ thuật an toàn bao gồm:
+ Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, an toàn xây dựng, an toàn nhiệt, an toàn hóa học, an toàn điện, an toàn thiết bị y tế, tương thích điện từ trường, an toàn bức xạ và hạt nhân;
+ Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khoẻ con người;
+ Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến vệ sinh, an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và hoá chất dùng cho động vật, thực vật
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải
44 - Quy chuẩn kỹ thuật quá trình quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa
- Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, giải trí, văn hoá, thể thao, vận tải, môi trường và dịch vụ trong các lĩnh vực khác.
Xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
3.3.1 Xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khỏe con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan
Việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải:
- Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội;
- Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia;
- Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết;
- Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam
Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:
- Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
45 - Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
- Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định
Quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:
- Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
- Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
- Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định
3.3.2 Áp dụng và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
3.3.2.1 Áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật
- Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn
Phương thức áp dụng tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn được áp dụng trực tiếp hoặc được viện dẫn trong văn bản khác
- Tiêu chuẩn được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp
Tiêu chuẩn quốc gia được áp dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại của các tổ chức, cá nhân hoặc được viên dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu kỹ thuật hoặc trong các tiêu chuẩn khác
Các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài quy định trong các hiệp định, công ước, thỏa thuận quốc tế và khu vực mà Việt Nam đã kí kết hoặc trong các hiệp định, thỏa thuận hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh thổ đều phải được áp dụng và tuân thủ Việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài khác thực hiện trên cơ sở tự nguyện Đó là những tiêu chuẩ hiện hành có trình đó khoa học công nghệ tiên tiến
Các hình thức áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài bao gồm:
46 - Áp dụng trực tiếp thông qua hợp đồng kinh tế, quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ, giao dịch mua bán
- Viện dẫn trong tiêu chuẩn và trong các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật
- Sử dụng làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
- Sử dụng làm căn cứ để đánh giá sự phù hợp
Nguyên tắc, phương thức áp dụng quy chuẩn kỹ thuật
- Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác
- Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp
3.3.2.2 Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Việc đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật do tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện hoặc tổ chức, cá nhân công bố sự phù hợp tự thực hiện
Các tổ chức chứng nhận sự phù hợp: Đơn vị sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật; Doanh nghiệp; Chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam
Tổ chức chứng nhận sự phù hợp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có bộ máy tổ chức và năng lực đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
- Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;
- Đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn được thực hiện tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân dưới hình thức thử nghiệm, giám định, chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp chuẩn Đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện bắt buộc theo yêu cầu quản lý nhà nước dưới hình thức:
- Thử nghiệm mẫu điển hình - Thử nghiệm lô sản phẩm, hàng hóa - Thử nghiệm mẫu điển hình, đánh giá quá trình sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng và giám sát mẫu thử nghiệm lấy trên thị trường
47 - Thử nghiệm mẫu điển hình, đánh giá quá trình sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng và giám sát mẫu thử nghiệm lấy tại cơ sở sản xuất
- Thử nghiệm mẫu điển hình, đánh giá quá trình sản xuất, hệ thống chất lượng và giám sát mẫu thử nghiệm lấy tại cơ sở sản xuất, trên thị trường
-Thử nghiệm mẫu điển hình, đánh giá quá trình sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng và giám sát hệ thống quản lý chất lượng, mẫu thử nghiệm lấy tại cơ sở sản xuất, trên thị trường
- Đánh giá và giám sát quá trình sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng Đối tượng phải thực thiện công bố phù hợp gồm:
- Sản phẩm, hàng hóa phải áp dụng tiêu chuẩn:
+ Sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa phải áp dụng tiêu chuẩn VN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
ĐẶC TRƯNG MỘT SỐ NHÓM HÀNG
Đặc trưng nhóm hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ
4.1.1 Dệt may 4.1.1.1 Nguyên liệu dệt
Xơ là nguyên liệu cơ bản nhất để sản xuất ra hàng dệt may Xơ có dạng rất mảnh, mềm mại và có độ bền nhất định Xơ có chiều dài lớn hơn chiều dày rất nhiều lần Xơ gồm hai loại xơ chủ yếu là xơ thiên nhiên và xơ hóa học
Xơ thiên nhiên là xơ được hình thành trong điều kiện tự nhiên, chia thành các loại: nhóm xơ có thành phần chủ yếu là xenlulô có nguồn gốc thực vật , nhóm xơ có thành phần chủ yếu là protêin có nguồn gốc động vật, nhóm xơ có thành phần chủ yếu là chất vô cơ thiên nhiên
Xơ hóa học là các xơ được hình thành trong điều kiện nhân tạo, gồm hai loại chính là xơ nhân tạo và xơ tổng hợp Xơ nhân tạo được tạo nên từ các chất hữu cơ thiên nhiên có sẵn trong tự nhiên: xenlulô, gỗ, xơ bông ngắn Xơ tổng hợp được tạo nên từ chất tổng hợp hữu cơ hoặc vô cơ như: khí đốt, các sản phẩm được chưng cất từ dầu mỏ
51 Sợi dệt được tạo thành từ các loại xơ dệt bằng phương pháp xe, xoắn hoặc dính kết các loại xơ lại với nhau Sợi dệt cũng có chiều dài lớn hơn chiều dày Tính chất của sợi dệt phụ thuộc vào tính chất của các loại xơ tạo nên
Dựa vào kết cấu của từng loại sợi thì sợi dệt được phân thành hai loại: sợi con và sợi phức Sợi con được tạo nên từ xơ cùng loại hoặc pha trộn giữa các loại xơ khác nhau Sợi phức được tạo thành từ các sợi cơ bản Tùy theo thành phần xơ tham gia mà sợi phức gồm hai loại sợi đồng nhất và sợi không đồng nhất
Các loại xơ, sợi hóa học được sản xuất ra từ những nguyên liệu khác nhau và theo những quy trình công nghệ riêng biệt, nhưng đều theo các công đoạn cơ bản:
Chuẩn bị nguyên liệu ban đầu -> chuẩn bị dung dịch kéo sợi dạng chảy lỏng hoặc dung dịch -> định hình sợi -> tẩy, giặt, tinh chế thành sợi dệt
Tất cả các loại xơ, sợi hóa học đều có thể sản xuất ra dưới các dạng:
- Tơ, sợi phức dân dụng - Tơ, sợi phức kĩ thuật - Tơ đơn
Các loại xơ, sợi thiên nhiên gồm:
Xơ bông là xơ quấn quanh hạt bông của cây bông vải Vải xơ bông có mặt vải không nhẵn, có xù lông tơ nhỏ, cảm thấy mềm mại, mịn, mát tay Khi kéo đứt một đoạn sợi thấy dai, chỗ đứt không bị xù lông
Xơ len là loại xơ thu được từ các lớp lông thú động vật như cừu, thỏ, dê trong đó chủ yếu là lông cừu Mặt vải sợi len có xù lông cứng, xơ dài hơn xơ bông, ráp tay, không mịn Khi kéo một đoạn sợi thì có độ co giãn lớn hơn trước khi đứt
Tơ tằm là nguyên liệu dệt quý thu được từ tổ kén do con tằm nhả tơ làm ra Vải tơ tằm sợi tơ có hình dáng bề ngoài đẹp, bóng, nhẵn, óng ánh, mịn mặt, cầm mát tay
Sợi dai, bền, khi kéo đứt thì mối đứt gọn, không xù lông
- Xơ libe là xơ thu được từ thân hoặc lá cây có sợi như lanh, đay, gai, lá, vỏ, quả
52 Xơ lanh có độ mảnh và độ mềm mại cao, độ bền gấp đôi xơ bông, hút ẩm và tỏa nhiệt nhanh Gai là xơ tốt nhất trong nhóm xơ libe, có độ mảnh, độ dài và độ bền lớn Xơ lah, gai được sử dụng để sản xuất các loại vải mặc, vải kỹ thuật, dây buộc, khăn trải bàn Xơ đay hút ẩm cao, được dùng để dệt bao tải, làm dây buộc, làm thảm
Xơ từ lá như xơ dứa, chuối chế tạo ra dây cáp cho tàu biển Xơ từ vỏ, quả như xơ dừa dùng làm dây, tấm ép và làm đệm
Các loại xơ, sợi hóa học
- Xơ, sợi polyamit là loại xơ tổng hợp có khả năng nhuộm màu tốt nên tạo ra vải dệt ít bị nhàu nát, khó bắt bụi Mặt vải bóng, xơ sợi đều và bền Nếu pha với xơ bông hoặc xơ len vải bền, đẹp và không bị nhàu nát Khi kéo đứt sợi có độ đàn hồi cao, khó đứt
Sử dụng rộng rãi để sản xuất các loại sản phẩm: bít tất, áo bơi, áo jacket, vải mành, vải lều, vải bạt, lưới đánh cá
- Xơ, sợi polyeste khả năng hút ẩm thấp, khó thấm nước, khó nhuộm màu, dễ phát sinh tĩnh điện, dễ xù lông và sau một thời gian sử dụng tạo ra hiện tượng vón cục trên bề mặt, có độ bền cơ học tương đối cao, đàn hồi tốt, chịu được mài mòn cao Xơ mềm và xù lông có khả năng pha trộn với các loại xơ khác, thường dùng để sản xuất ra các loại vải may mặc Mặt vải bóng, xơ đều, bền, đẹp, không bị nhàu nát Xơ polyeste nguyên chất sản xuất ra vải mành, vải bạt, vải lọc
- Xơ, sợi polyacrynitrin tạo ra vải mặt bóng, xơ đều, bền nhưng hơi cứng và không bị nhàu nát Thường sử dụng sản xuất các sản phẩm dùng trong điều kiện tiếp xúc trực tiếp với môi trường ánh sáng và không khí như: vải bạt, lều trại hoặc pha trộn với len lông cừu dệt vải may áo mùa đông, thảm trải nhà, chăn, vải kỹ thuật
- Xơ sợi visco sản xuất từ gỗ, tre, nứa Vải tạo ra bóng, cứng, lâu thấm nước Nếu đã thấm nước trở nên cứng và dễ xé rách Nếu cầm một đoạn sợi kéo đứt thì chỗ đứt bị xù lông, xơ to đều và cứng Có thể dụng dạng nguyên chất hoặc pha trộn nguyên liệu khác như polyamit, polyeste làm vải may quần áo mặc ngoài, cà vạt, chỉ thêu hoặc dùng sản xuất vải bạt, vải mành
Đặc trưng nhóm hàng silicat, kim khí, phương tiện đi lại, đồ điện gia dụng
Thủy tinh được sử dụng rất phổ biến, được con người phát hiện, chế tạo và sử dụng từ khoảng 3 đến 4 nghìn năm trước công nguyên Thủy tinh được dùng để chế n tạo từ những sản phẩm thông thường như chai, lọ, bát, đĩa, kính cho đến những sản phẩm cao cấp dùng cho nhiều lĩnh vực khác nhau Thủy tinh là chất vô định hình được làm bằng cách làm nguội hỗn hợp nóng chảy của oxit silic với các oxit kim loại khác
58 Thủy tinh có thành phần khá phức tạp, có độ bền hóa học tương đối cao Tuy nhiên, khi gặp ẩm thủy tinh bị ăn mòn và gây lên hiện tượng bị phong hóa Thủy tinh cứng, giòn, có độ trong suốt cao, cứng nhất là thủy tinh thạch anh, thấp nhất là thủy tinh pha lê Thủy tinh có độ dẫn nhiệt, dẫn điện kém, hay được dùng làm vật liệu cách điện, cách nhiệt
Có nhiều cách phân loại thủy tinh Theo thành phần hóa học: thủy tinh công nghệ thông thường, thủy tinh bo-silicat, thủy tinh pha lê, thủy tinh quang học, thủy tinh cảm quang và photokrom, men tráng kim loại và gốm Theo công dụng thủy tinh được chia thành: thủy tinh dùng trong xây dựng (kính tấm, gạch và các chi tiết trang trí trong xây dựng, vật liệu cách nhiệt, cách âm), thủy tinh dùng trong thí nghiệm (ống nghiệm, dụng cụ đo thể tích ), thủy tinh dùng trong sinh hoạt (cốc tách, bát đĩa, chai lọ )
Gốm là vật liệu vô cơ không kim loại, có cấu trúc đa tinh thể làm bằng đất sét nung với các phụ gia khoáng, sau khi nung có độ bền cơ học, chịu nước và bền nhiệt, được sử dụng phổ biến trong cuộc sống Nguyên liệu sản xuất gốm gồm: đất sét, cao lanh, đá thạch anh, cát thạch anh, đá fenspat và pecmatit dùng để chế tạo xương mộc, men, chất màu trang trí Cấu tạo gốm khá phức tạp và chịu ảnh hưởng của các nguyên liệu, phương pháp chế tạo, chế độ nung Cấu tạo của gốm gồm: pha thủy tinh, pha kết tinh và pha lỗ rỗng Gốm được đặc trưng bởi màu sắc và độ trắng, độ bám trong suốt và láng bóng, độ bền nhiệt, cơ học và hóa học
Theo công dụng, phân loại sản phẩm gốm gồm: gốm dùng trong xây dựng (gạch, ngói, ống, máng ), gốm kỹ thuật (sứ chịu nhiệt, sứ chịu axit, puli, cầu chì ), gốm dân dụng (bát, đĩa, cốc )
Theo đặc điểm cấu tạo:
- Gốm thô: có cấu tạo xương mộc không chặt chẽ, không đồng nhất như sành đỏ, gạch, ngói, ang, chum, vại, nồi đất
- Gốm tinh vi: có cấu tạo xương mộc chặt chẽ, mịn, đồng nhất như sứ, nửa sứ, sành trắng
Phân loại gốm theo lĩnh vực sử dụng:
- Đồ gốm (ceramics – gốm hóa học):
+ Gốm dân dụng + Gốm mỹ nghệ
+ Gốm làm răng giả + Gốm làm vật liệu mài, đá mài + Gốm làm dao điện
+ Gốm phủ kim loại + Gốm chịu lửa - Gốm dùng trong kỹ thuật điện, vô tuyến (sứ áp điện):
+ Sứ cách điện + Sứ tụ điện + Gốm từ tính + Gốm bán dẫn
Xi măng là loại vật liệu kết dính trong nước được sản xuất lấy nguyên liệu từ thiên nhiên Xi măng gồm nhiều loại khác nhau Xi măng pooc lăng sản xuất bằng phương pháp nung hỗn hợp đá vôi với đất sét tới nhiệt độ nóng chảy tạo thành klinke, rồi nghiền nhỏ cùng một ít thạch cao cùng phụ gia Các chỉ tiêu cơ bản của xi măng bao gồm: khối lượng riêng, khối lượng thể tích, độ nhỏ, cường độ và mác xi măng
Cường độ và mác xi măng là chỉ tiêu kinh tế quan trọng để đánh giá chất lượng xi măng, thời gian rắn chắc, môi trường dưỡng hộ
Các loại xi măng khác: xi măng pooc lăng chống sunfat, xi măng pooc lăng rắn chắc nhanh, xi măng pooc lăng trắng và màu, xi măng pooc lăng puzolan, xi măng xỉ lò cao, xi măng ít tỏa nhiệt, xi măng nở
Nguyên liệu sản xuất hàng kim khí gồm kim loại và các hợp kim
Kim loại ở trạng thái rắn là vật thể kết tinh bao gồm vô số tinh thể tạo nên, gọi là vật đa tinh thể Kim loại có khối lượng riêng lớn, có tính dẫn nhiệt, dẫn điện tốt (đặc trưng bằng hệ số dẫn nhiệt), độ bền đặc trưng khả năng kim loại chống lại tác dụng phá hủy của các loại lực bên ngoài (độ bền kéo đứt, độ bền nén, độ bền uốn, độ bền xoắn, độ bền trượt)
60 Hợp kim gồm: gang, thép các bon, thép hợp kim, đồng và hợp kim của đồng, nhôm và hợp kim của nhôm, một số nguyên liệu khác Hợp kim là thể kim loại phức tạp, gồm ít nhất 2 nguyên tố hóa học trở lên
Gang là hợp kim sắt-cacbon, trong đó cacbon chứa trên 2% Có nhiều cách phân loại gang Theo công dụng: gang luyện và gang đúc Theo bề mặt gãy và cấu tạo của gang: gang trắng và gang xám Gang xám thì mặt gãy có màu xám, gang trắng thì mặt gãy có màu trắng sáng Gang trắng cứng, giòn, khó cắt gọt Gang xám mềm hơn gang trắng
Thép cacbon là hợp kim sắt cacbon chứa dưới 2% cacbon, ngoài ra còn có silic, mangan, photpho, lưu huỳnh với hàm lượng rất nhỏ Theo % cacbon người ta chia thép cacbon thành: thép có cacbon thấp (=0,7%)
Thép cacbon theo công dụng được chia thành: thép cacbon kết cấu và thép cacbon dụng cụ Thép cacbon kết cấu chứa ít cacbon , hàm lượng dưới 0,7% Thép cacbon kết cấu thường dùng trong xây dựng, giao thông, chế tạo thiết bị máy móc và sản xuất hàng tiêu dùng Thép cacbon dụng cụ có hàm lượng cacbon từ 0,7-1,4%, có độ bền, độ cứng cao hơn thép cacbon kết cấu
Thép hợp kim được sản xuất bằng cách cho vào thép nhiều nguyên tố hợp kim như: Cr, Ni, Mn, Si, W, M Theo công dụng thì thép hợp kim được chia thành: thép hợp kim kết cấu, thép hợp kim dụng cụ, thép hợp kim có những tính chất đặc biệt và công cụ chuyên môn (thép gió, thép không rỉ ) Thép hợp kim kết cấu có độ bền, độ dẻo cao thường được sử dụng làm thép xây dựng, thép chế tạo máy, thép đàn hồi, thép ổ lăn Thép hợp kim kết cấu được hợp kim hóa chủ yếu bằng crôm, niken, mangan với hàm lượng ít Thép hợp kim dụng cụ để chế tạo các dụng cụ cắt, gọt, khuôn dập, dụng cụ đo lượng và các dụng cụ khác có độ cứng cao, chống mài mòn tốt Trong loại thép này, chất Cr, Mn, Si, Vanadi có hàm lượng ít Thép hợp kim chuyên dùng như thép gió, để chế tạo các dụng cụ cắt gọt có độ bền chịu nhiệt cao, độ cứng cao Thép không rỉ là thép hợp kim có tính chất đặc biệt, được hợp kim hóa bằng crôm, niken, titan, dùng để sản xuất các chi tiết máy dân dụng và công nghiệp, trong xây dựng, sản xuất đồ dùng nhà bếp Thép hợp kim còn dùng làm nam châm vĩnh cửu, lõi các động cơ điện, biến thế điện, thiết bị chân không Đồng và hợp kim của đồng Đồng có màu đỏ hồng, dẻo, dễ kéo dài và dát mỏng, có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt tốt Hợp kim của đồng gồm: đồng đỏ là hợp kim đồng với kẽm, lượng kẽm từ 4-47% Đồng đỏ có độ bền dai hơn đồng và thường được sản xuất dưới dạng tấm, lá, ống, dây Đồng thau là hợp kim của đồng với thiếc,
61 nhôm, chì Đồng thau có tính đúc tốt, bền, thường dùng để sản xuất lò xo, các tiếp điểm trong các thiết bị điện, dụng cụ điện
Nhôm và hợp kim của nhôm Nhôm có màu trắng bạc, dẻo, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt nhưng dễ bị ôxy hóa trong không khí Hợp kim nhôm chia hai loại Hợp kim nhôm gia công áp lực được hợp kim hóa bằng các nguyên tố đồng, magiê, mangan, kẽm
Hợp kim nhôm đúc được hợp kim hóa chủ yếu bằng silic, có tính đúc tốt, dễ điền đầy khuôn đúc, ít co ngót khi đông cứng
Một số nguyên liệu khác như kẽm, thiếc, crôm
4.2.2.2 Phân loại hàng kim khí
Theo công dụng hàng kim khí được chia thành: hàng kim khí dân dụng, kim khí chế tạo và kim khí xây dựng
Hàng kim khí dân dụng là nhóm hàng lớn, những mặt hàng có nhu cầu thường xuyên và sử dụng hàng ngày trong gia đình Gồm: đồ dùng chế biến thức ăn đồ uống (xoong, nồi, chảo, ấm ) , đồ dùng phục vụ ăn uống (bát, đĩa, thìa, dao ), đồ dùng để chứa thực phẩm, hàng phi thực phẩm
Hàng kim khí chế tạo bao gồm các sản phẩm phục vụ cho các ngành nghề cũng như công việc hàng ngày như:
- Hàng kim khí chế tạo để gia công gỗ: búa, rìu, đế cưa, đế búa, đục, bào, mũi khoan
- Hàng kim khí chế tạo để gia công kim loại như: đục, kéo, rũa, khoa, kìm, đe, búa
- Hàng kim khí chế tạo để gia công da, vải, nhựa
Hãng kim khí xây dựng gồm: thép tiết diện, thép lá (thép lá đen, thép lá tráng kẽm, thép lá tráng thiếc, dây thép, lưới thép)
4.2.3 Hàng phương tiện đi lại
Theo tiêu thức công dụng, xe đạp được phân thành các loại: xe đạp thông thường, xe đạp đua, xe đạp trẻ em, xe chở hàng, xe du lịch
Đặc trưng nhóm hàng nhiên liệu và hóa chất dân dụng, hàng thực phẩm
4.3.1 Hàng nhiên liệu và hóa chất dân dụng
Xăng dầu là sản phẩm từ dầu mỏ với thành phần cơ bản là các loại cacbuahydro và một hàm lượng nhỏ các hợp chất phi hydrocacbon của lưu huỳnh, nitơ và oxy Đặc điểm chung của xăng dầu: dễ cháy, khi nén ở áp suất cao chuyển thành thể khí Khi cháy chúng phát sáng, tăng thể tích đột ngột và sinh nhiệt Tùy theo công dụng xăng dầu được chia thành: xăng, dầu hỏa thông dụng, nhiên liệu phản lực, nhiên liệu diezen và dầu bôi trơn
Các chỉ tiêu chất lượng hàng xăng dầu gồm:
65 - Khối lượng riêng của xăng dầu
- Thành phần cất của xăng dầu - Hàm lượng nhựa thực tế - Hàm lượng lưu huỳnh - Ăn mòn tấm đồng - Điểm cháy cốc kín - Độ nhớt
- Trị số octan, xêtan - Hàm lượng tro, nước, axit và kiềm tổng
Hóa chất dân dụng chủ yếu là hoá chất tẩy rửa là sản phẩm được điều chế ra từ những chất hoá học có tác dụng làm sạch mọi bề mặt như: vải, nhựa, gỗ cho đến kính, sắt Hoá chất tẩy rửa được ứng dụng vào đời sống sinh hoạt cũng như trong công nghiệp để: Lau sàn, vệ sinh máy móc, vệ sinh thiết bị dụng cụ sản xuất Hóa chất tẩy rửa bao gồm các hợp chất hữu cơ, có đặc tính phân cực và không phân cực Chất tẩy rửa có thể là các loại từ thiên nhiên song hiện nay người ta thường dùng các loại được sản xuất bằng công nghệ hiện đại Chúng sẽ có thành phần từ các chất như dầu mỏ, hắc ín hoặc chất hoạt tính, mỡ động vật Những thành phần này cần được một quy trình chế tạo tuân thủ quy định mới có thể trở thành chất tẩy rửa được hoặc có thể thêm hương liệu để tạo mùi
Hóa chất tẩy rửa cũng là các chất tẩy rửa tổng hợp như trên nhưng có thêm thành phần hóa học, chất tẩy trắng, nhuộm màu và chất ổn định mang đến hiệu quả tẩy rửa đạt cấp độ cao nhất Hóa chất tẩy rửa bao gồm:
Hoá chất tẩy rửa trong công nghiệp: Hóa chất tẩy rửa công nghiệp được sử dụng rộng rãi thường là hoá chất tẩy rửa cực mạnh để xử lý bề mặt kim loại, tẩy rửa dầu mỡ công nghiệp và một số hoạt động rửa máy móc và dụng cụ máy Ví dụ như là:
Hóa chất tẩy rửa nồi hơi trực tiếp, hóa chất tẩy rửa cáu cặn,
Hoá chất tẩy rửa sinh hoạt: Trong các hộ gia đình, thuật ngữ chất tẩy rửa thường đề cập cụ thể đến bột giặt, nước lau sàn, lau kính, cọ rửa bồn cầu, rửa tay, rửa chén, bột giặt, dầu gội đầu, nước xả vải, nước tẩy trắng… Chất tẩy rửa thường có sẵn dưới dạng bột hoặc dung dịch cô đặc
4.3.2 Hàng thực phẩm 4.3.2.1 Khái quát chung về hàng thực phẩm
Thực phẩm là một loại vật chất rất quan trọng đối với đời sống của con người
Nó góp phần vào việc xây dựng và phát triển các tế bào, các tổ chức, điều tiết các quá trình sinh lý của cơ thể Nó là nguồn năng lượng giúp con người tồn tại và phát triển
Hầu hết các loại thực phẩm đều chứa những chất hữu cơ và những chất béo vô cơ với hàm lượng và tỷ lệ khác nhau Hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong các loại thực phẩm không đồng nhất Thành phần hóa học của hàng thực phẩm không những quyết định giá trị dinh dưỡng, giá trị sinh lý mà con liên quan đến những biến đổi xảy ra ở hàng thực phẩm trong thời gian chế biến, vận chuyển và bảo quản Các thành phần hóa học chính của hàng thực phẩm là nước, protein, glucid, lipid, acid hữu cơ, vitamin, khoáng chất, enzym và một số thành phần khác
Người ta chia hàng thực phẩm ra làm hai nhóm lớn: hàng thực phẩm tươi sống và hàng thực phẩm công nghệ
4.3.2.2 Hàng thực phẩm tươi sống
Thực phẩm tươi sống (Fresh food) là thực phẩm chưa được bảo quản, chế biến và chưa hư hỏng Thực phẩm tươi sống trong chế biến được hiểu là thực phẩm chưa qua xử lý (chưa được sấy khô, hun khói, ướp muối, đông lạnh, đóng hộp, ngâm, ủ, làm chua, lên men hoặc bảo quản) hoặc chỉ mới qua sơ chế Trong ẩm thực, thực phẩm tươi sống là chưa được nấu chín hoặc chế biến Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm Việt Nam định nghĩa: Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến Đối với rau, củ và trái cây, khi được gọi là rau tươi, rau sống hay trái cây mới có nghĩa là gần đây chúng đã được thu hoạch và xử lý đúng cách sau thu hoạch và còn tươi, chưa bị héo, úa, rũ lá; đối với các loại thịt, để được gọi là thịt tươi hay thịt sống thì xác thịt phải trong thời gian vừa mới giết mổ và làm thịt; Đối với cá, để gọi là cá tươi thì phải đáp ứng dấu hiệu vừa mới được đánh bắt hoặc thu hoạch và cấp đông (thực phẩm ướp lạnh) Các sản phẩm từ sữa là như sữa tươi sẽ mau hỏng vì vậy, phô mai tươi là phô mai chưa được sấy khô hoặc ướp muối Kem chua có thể được coi là "kem tươi"
Thịt bao gồm: thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm được tách ra từ các mô của gia súc, gia cầm Các mô của thịt theo giá trị dinh dưỡng gồm: mô cơ, mô mỡ, mô liên kết, mô xương, mô máu Thành phần hóa học của thịt động vật gồm: nước, lipit, protein, chất
67 khoáng, vitamin, gluxit, chất chứa nitơ không phải protein Sản phẩm phụ của gia súc, gia cầm là các nội tạng (lưỡi, tim, gan), đầu, đuôi, phần dưới của chi
Cá là động vật hạ đẳng, biến nhiệt, sống dưới nước, thở bằng mang, bơi lội bằng vây Cấu tạo của cá gồm: vẩy cá, da cá, các mô như mô cơ, mô liên kết, mô mỡ
Thành phần hóa học của cá gồm: nước, protein, lipit, gluxit, chất trích ly chứa nitơ không phải là protein, chất khoáng, vitamin hòa tan trong chất béo như A, D, E, K,F
Trứng gia cầm là tế bào sinh sản lớn, có trung tâm hoạt động sống là phôi
Trứng có cấu tạo: vỏ trứng, màng trong vỏ, lòng trắng, lòng đỏ
Sữa động vật là một hệ thống đa phân tán, gồm các chất: nước 90%, protein, lipit, muối khoáng, gluxit Sữa tươi là mặt hàng tiêu dùng trực tiếp, dễ dàng bị nhiễm vi sinh vật Sữa tươi có chất lượng tốt cần đảm bảo các yêu cầu có màu trắng ngà, đồng đều, sữa tách mỡ có màu trắng xanh, có mùi vị thơm ngon đặc trưng, vị ngọt
Trạng thái đồng nhất, không có cục vón và rác cỏ
Rau tươi là thực phẩm được chế biến cùng các loại thực phẩm khác, tạo nên khẩu phần ăn hàng ngày Rau tươi gồm hai loại: rau dinh dưỡng và rau ăn quả
Qủa tươi là loại thực phẩm bổ sung cho các loại thực phẩm chính Qủa được hình thành từ bầu hoa và các bộ phận khác của hoa
4.3.2.3 Hàng thực phẩm công nghệ
Thực phẩm công nghiệp là những thực phẩm được chế biến sẵn, được bao gói và có thời hạn bảo quản trên 24 giờ Các thực phẩm này được các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong và ngoài nước chế biến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sử dụng các thực phẩm đa dạng mà không cần mất nhiều thời gian chế biến
Mỗi năm ước tính số lượng mặt hàng thực phẩm mới gia tăng trên 1.500 mặt hàng
Các mặt hàng thực phẩm công nghệ bao gồm:
- Các mặt hàng thực phẩm công nghệ từ thịt cá như: thịt ướp muối, xúc xích, lạp sườn, cá khô, đồ hộp cá
- Các sản phẩm chế biến từ đường, sữa: sữa đặc, bơ, đường, bánh kẹo
- Các loại rượu: rượu trắng, rượu mùi, bia
- Các loại chè: chè đen, chè xanh, chè lục, chè vàng, chè đỏ, chè hương, chè hoa tươi, chè hòa tan.