Giáo trình Khoa học hàng hóa cho ngành Thương mại điện tử tại Cao đẳng Xây dựng số 1

MỤC LỤC

Mặt hàng và cơ cấu mặt hàng 1. Mặt hàng

- Mặt hàng thiết yếu: là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh. Ngoài ra còn một số cách phân loại mặt hàng khác: như căn cứ vào tần suất tiêu dùng của mặt hàng: mặt hàng mùa vụ và mặt hàng thường nhật, căn cứ vào đặc điểm hình thức tổ chức kinh doanh: mặt hàng chuyên doanh và mặt hàng tổng hợp.

Nhãn hàng hóa 1. Khái niệm

23 Trường hợp không thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc thì trên nhãn phải thể hiện các nội dung như: tên hàng hóa, tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, định lượng ngày sản xuất, hạn sử dụng, xuất xứ, các nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu đính kèm theo hàng hóa và trên nhãn hàng hóa. - Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất hàng hóa - Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đầy đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt tương ứng với các nội dung trên nhãn gốc.

Một số khái niệm và yêu cầu cơ bản đối với chất lượng hàng hóa 1. Khái niệm

27 Theo luật chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007, “chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.”. Yêu cầu với độ tin cậy chủ yếu áp dụng cho các sản phẩm hàng hóa là các thiết bị máy móc, đòi hỏi các thiết bị máy móc phải vận hành sử dụng một cách bình thường trong một khoảng thời gian nhất định mà không xảy ra những sự cố thông thường. Mỗi sản phẩm hàng hóa cụ thể, ngoài chức năng thông dụng nhằm mục đích thỏa mãn một nhu cầu cụ thể nào đó, còn phải góp phần đảm bảo tạo ra môi trường thẩm mỹ nói chung có tác dụng giáo dục định hướng thẩm mỹ cho người sử dụng.

Hệ thống chỉ tiêu chất lượng hàng hóa 1. Các chỉ tiêu chức năng công dụng

- Các chỉ tiêu về đặc điểm của sản phẩm thể hiện sự phù hợp của sản phẩm với đặc điểm tâm sinh lý của con người trong quá trình sử dụng như: khối lượng của dụng cụ lao động cầm tay phải phù hợp với sức khỏe của con người, sự bố trí các thiết bị điều khiển trên xe ô tô xe máy phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của con người (thường tay phải điều khiển khéo hơn tay trái do đó các bộ phận cần điều khiển chính xác người ta bố trí để thuận tiện điều khiển bằng tay phải). Các chỉ tiêu về kinh tế và xã hội của chất lượng hàng hóa được thể hiện thông qua hiệu suất sử dụng và được đánh giá thông qua giá bán, (đánh giá thông qua chỉ tiêu giá thành). 31 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng thường áp dụng cho máy móc, chẳng hạn hiệu suất sử dụng quạt (m3/phút)xW và mức tiêu hao năng lượng, nhiên liệu, chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa….

Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa 1. Thiết kế sản phẩm

Nó chính là quá trình biến cơ sở vật chất đầu tiên là nguyên vật liệu kết hợp với chất liệu tiềm ẩn ở khâu thiết kế để tạo nên chất liệu thực sự của hàng hóa. Quá trình sản xuất chính là quá trình con người tác động vào đối tượng sản xuất bằng nhiều biện pháp cũng như công cụ khác nhau và trong quá trình đó, nó có thể làm thay đổi một số tính chất đặc trưng tự nhiên vốn có của các loại nguyên vật liệu. Yếu tố con người hay còn gọi là yếu tố tổ chức ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm hàng hóa bởi vì với một cơ cấu tổ chức hợp lý có tác dụng giảm chi phí trung gian, chi phí quản lý; phát huy được từng năng lực sở trường của từng thành viên trong bộ máy và tạo tiền đề cho việc phân phối kết quả lao động hợp lý công bằng.

Các yếu tố gây biến động chất lượng hàng hóa và các phương pháp chăm sóc bảo quản hàng hóa

35 Dưới tác động của ánh sáng chiếu vào sẽ làm biến đổi chất lượng hàng hóa, thể hiện qua việc vải bị phai màu, nhất là đối với hàng dược phẩm, mỹ phẩm thì tác động làm giảm chất lượng càng lớn. Trong quá trình lưu thông tiêu dùng, các sản phẩm hàng hóa luôn chịu tác động của con người dưới nhiều hình thức cụ thể khác nhau và những tác động này không đảm bảo tuân thủ theo những quy định nhất định sẽ gây ra những biến động về chất lượng hàng hóa, thậm chí phá hủy sản phẩm hàng hóa. Hướng 1: tìm cách cải thiện môi trường gây hại thành môi trường ít gây hại hơn, tìm cách khống chế nhiệt độ độ ẩm hoặc thành phần không khí hoặc sử dụng một số loại hóa chất làm chậm quá trình nào đó.

Tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Theo điều 2, Phụ lục 1 của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO “ Tiểu chuẩn là văn bản do một cơ quan được thừa nhận ban hành để sử dụng rộng rãi và lâu dài, trong đó quy định các quy tắc, hướng dẫn hoặc các đặc tính đối với sản phẩm hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất có liên quan, mà việc tuân thủ chúng là không bắt buộc. Tiêu chuẩn phương pháp thử: quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

Quy chuẩn kỹ thuật

42 Tiêu chuẩn bao gói quy định về kiểu dáng, nhãn, kí hiệu trên bao bì, chất liệu, màu sắc, kích cỡ, khả năng chịu nhiệt độ, độ kín, không độc hại đến môi trường, thuận tiện trong sử dụng vận chuyển và bảo quản hàng hóa. + Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, an toàn xây dựng, an toàn nhiệt, an toàn hóa học, an toàn điện, an toàn thiết bị y tế, tương thích điện từ trường, an toàn bức xạ và hạt nhân;. - Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, giải trí, văn hoá, thể thao, vận tải, môi trường và dịch vụ trong các lĩnh vực khác.

Xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Tiêu chuẩn quốc gia được áp dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại của các tổ chức, cá nhân hoặc được viên dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu kỹ thuật hoặc trong các tiêu chuẩn khác. - Xơ, sợi polyeste khả năng hút ẩm thấp, khó thấm nước, khó nhuộm màu, dễ phát sinh tĩnh điện, dễ xù lông và sau một thời gian sử dụng tạo ra hiện tượng vón cục trên bề mặt, có độ bền cơ học tương đối cao, đàn hồi tốt, chịu được mài mòn cao. - Phân loại theo thành phần xơ, sợi: loại đồng nhất (tạo nên từ cùng một loại xơ như:. vải bông, vải len, vải tơ tằm..), không đồng nhất (tạo nên từ một phần sợi đồng nhất với một phần sợi khác không đồng nhất (kết hợp sợi bông với sợi len và hóa học) hoặc hỗn hợp (tạo nên từ sự pha trộn các loại xơ với nhau).

Theo công dụng thủy tinh được chia thành: thủy tinh dùng trong xây dựng (kính tấm, gạch và các chi tiết trang trí trong xây dựng, vật liệu cách nhiệt, cách âm), thủy tinh dùng trong thí nghiệm (ống nghiệm, dụng cụ đo thể tích..), thủy tinh dùng trong sinh hoạt (cốc tách, bát đĩa, chai lọ..). Sản phẩm điện gia dụng có những yêu cầu chất lượng khác nhau, được đặc trưng bởi các nhóm chỉ tiêu chất lượng: các chỉ tiêu chức năng, các chỉ tiêu sử dụng, chỉ tiêu về độ bền chắc và độ tin cậy, chỉ tiêu vệ sinh, an toàn, chỉ tiêu thẩm mỹ, chỉ tiêu về điện.

Đặc trưng nhóm hàng nhiên liệu và hóa chất dân dụng, hàng thực phẩm

Hoá chất tẩy rửa trong công nghiệp: Hóa chất tẩy rửa công nghiệp được sử dụng rộng rãi thường là hoá chất tẩy rửa cực mạnh để xử lý bề mặt kim loại, tẩy rửa dầu mỡ công nghiệp và một số hoạt động rửa máy móc và dụng cụ máy. Hoá chất tẩy rửa sinh hoạt: Trong các hộ gia đình, thuật ngữ chất tẩy rửa thường đề cập cụ thể đến bột giặt, nước lau sàn, lau kính, cọ rửa bồn cầu, rửa tay, rửa chén, bột giặt, dầu gội đầu, nước xả vải, nước tẩy trắng… Chất tẩy rửa thường có sẵn dưới dạng bột hoặc dung dịch cô đặc. Đối với rau, củ và trái cây, khi được gọi là rau tươi, rau sống hay trái cây mới có nghĩa là gần đây chúng đã được thu hoạch và xử lý đúng cách sau thu hoạch và còn tươi, chưa bị héo, úa, rũ lá; đối với các loại thịt, để được gọi là thịt tươi hay thịt sống thì xác thịt phải trong thời gian vừa mới giết mổ và làm thịt; Đối với cá, để gọi là cá tươi thì phải đáp ứng dấu hiệu vừa mới được đánh bắt hoặc thu hoạch và cấp đông (thực phẩm ướp lạnh).