1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giáo trình khởi sự kinh doanh ngành thương mại điện tử quản trị kinh doanh cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1.1. Khái niệm, các hình thức khởi sự kinh doanh (7)
    • 1.1.1. Khái niệm (7)
    • 1.1.2. Các hình thức khởi sự kinh doanh (7)
  • 1.2. Bối cảnh khởi sự kinh doanh ở Việt Nam (13)
    • 1.2.1. Thực trạng tình hình khởi nghiệp hiện nay ở Việt Nam (13)
    • 1.2.2. Những thách thức đối với doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam (14)
    • 1.2.3. Nguyên nhân thất bại (16)
  • 1.3. Các yêu cầu đối với doanh nhân (18)
  • CHƯƠNG 2: Ý TƯỞNG KINH DOANH (20)
    • 2.1. Đánh giá năng lực bản thân (20)
      • 2.1.1. Tính cách, phẩm chất (20)
      • 2.1.2. Kiến thức, kỹ năng (20)
      • 2.1.3. Các điều kiện khác (21)
    • 2.2. Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh (21)
      • 2.2.1. Đặc trưng của một ý tưởng kinh doanh tốt (21)
      • 2.2.2. Quy trình hình thành ý tưởng kinh doanh (26)
      • 2.2.3. Giới thiệu một số ý tưởng kinh doanh thành công (26)
    • 2.3. Đánh giá ý tưởng kinh doanh (31)
      • 2.3.1. Nghiên cứu khả thi ý tưởng kinh doanh (31)
      • 2.3.2. Phân tích SWOT ý tưởng kinh doanh (31)
  • CHƯƠNG 3: SOẠN THẢO KẾ HOẠCH KINH DOANH (33)
    • 3.1. Đánh giá thị trường (33)
      • 3.1.1. Tìm hiểu khách hàng (33)
      • 3.1.2. Tìm hiểu thông tin về đối thủ cạnh tranh (34)
      • 3.1.3. Định vị sản phẩm (36)
      • 3.2.1. Sản phẩm (38)
      • 3.2.2. Giá bán (39)
      • 3.2.3. Địa điểm – Kênh phân phối (40)
      • 3.2.4. Truyền thông (41)
      • 3.2.5. Bán hàng và chăm sóc khách hàng (43)
    • 3.3. Kế hoạch sản xuất, vận hành (45)
      • 3.3.1. Nguyên vật liệu, hàng hóa (45)
      • 3.3.2. Công nghệ và quá trình sản xuất (45)
      • 3.3.3. Bố trí mặt bằng cơ sở kinh doanh (46)
      • 3.3.4. Công tác đảm bảo chất lượng (49)
    • 3.4. Kế hoạch nhân sự (50)
      • 3.4.1. Những người đồng sở hữu (50)
      • 3.4.2. Các vị trí công việc và số nhân sự cần thiết (50)
      • 3.4.3. Định hình việc quản lý nhân sự (50)
    • 3.5. Kế hoạch tài chính (51)
      • 3.5.1. Xác định nhu cầu vốn khởi sự và nguồn vốn (51)
      • 3.5.2. Dự báo khối lượng hàng bán ra (55)
      • 3.5.3. Kế hoạch chi phí, doanh thu và lợi nhuận (55)
      • 3.5.4. Tính toán các chỉ số tài chính cơ bản (58)
    • 3.6. Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh (60)
  • CHƯƠNG 4: KHỞI SỰ CƠ SỞ KINH DOANH (63)
    • 4.1. Lựa chọn hình thức pháp lý (63)
      • 4.1.1. Các hình thức pháp lý của doanh nghiệp (63)
      • 4.1.2. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp (63)
    • 4.2. Nhận biết trách nhiệm pháp lý (63)
      • 4.2.1. Đăng ký kinh doanh (63)
      • 4.2.2. Các loại thuế (64)
      • 4.2.3. Pháp luật có liên quan (66)
      • 4.2.4. Bảo hiểm (66)
    • 4.3. Huy động các nguồn lực (67)
      • 4.3.1. Huy động vốn (67)
      • 4.3.2. Tìm kiếm nhân sự (69)
      • 4.3.3. Tạo dựng các mối quan hệ bán hàng (71)
    • 4.4. Điều hành các công việc kinh doanh thường nhật (74)
      • 4.4.1. Mua hàng hóa, nguyên vật liệu và dịch vụ (74)
      • 4.4.2. Quản lý vận hành, điều phối công việc (74)
      • 4.4.3. Giám sát nhân viên (75)
      • 4.4.4. Bán hàng và phục vụ khách hàng (75)
      • 4.4.5. Ghi chép sổ sách (75)
      • 4.4.6. Tính toán kết quả kinh doanh (75)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (77)

Nội dung

Khái niệm, các hình thức khởi sự kinh doanh

Khái niệm

Khởi sự theo từ điển tiếng Việt là bắt đầu một cái gì mới

Khởi sự kinh doanh theo nghĩa tiếng Việt là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới

- Từ góc độ lựa chọn nghề nghiệp : "Khởi sự kinh doanh là một sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình"

Làm thuê được hiểu là cá nhân sẽ làm việc cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức do người khác làm chủ Như vậy, khởi sự kinh doanh được hiểu là tự tạo việc làm theo nghĩa trái với đi làm thuê, là tự làm chủ – tự mở doanh nghiệp

- Từ góc độ tạo dựng doanh nghiệp mới Wortman định nghĩa "Khởi sự kinh doanh là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập một doanh nghiệp mới và tự làm chủ nhằm mục đích làm giàu", hoặc "Khởi sự kinh doanh là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh doanh"

Giữa khởi sự kinh doanh góc độ tự tạo việc làm và theo góc độ tạo lập doanh nghiệp mới có sự khác biệt đôi chút Tự tạo việc làm nhấn mạnh tới khía cạnh tự làm chủ chính mình, không đi làm thuê cho ai cả trong khi khởi sự kinh doanh theo góc độ thứ hai còn bao gồm cả những người thành lập doanh nghiệp mới để tận dụng cơ hội thị trường nhưng lại không quản lý mà thuê người khác quản lý nên anh ta vẫn có thể đi làm thuê cho doanh nghiệp khác

Tóm lại : Khởi sự kinh doanh là việc một cá nhân (một mình hoặc cùng người khác) tận dụng cơ hội thị trường tạo dựng một công việc kinh doanh mới.

Các hình thức khởi sự kinh doanh

8 Khởi sự kinh doanh qua việc tạo lập một doanh nghiệp mới có thể có các đặc điểm, mục đích, phạm vi khác nhau Có thể phân biệt các dạng khởi sự khác nhau theo các tiêu chí khác nhau

* Theo tiêu chí nền tảng kiến thức khi khởi sự

- Khởi sự vì kế sinh nhai

+ Khái niệm: Là loại khởi sự thường gắn với việc cá nhân bị bắt buộc phải khởi sự do yếu tố môi trường, hoàn cảnh như bị thất nghiệp, bị đuổi việc, gia đình khó khăn

Khởi sự không phải để nắm bắt cơ hội làm giàu do thị trường mang lại mà khởi sự là phương thức duy trì sự sống, thoát nghèo, chống đói

• Cá nhân bị bắt buộc phải khởi sự do yếu tố môi trường, hoàn cảnh

• Người khởi sự thường thiếu kiến thức nghề nghiệp cần thiết: Thông thường những người khởi sự thuộc loại này là những người không được trang bị các kiến thức cần thiết nên không quan niệm kinh doanh là một nghề; hoặc họ quan niệm đơn thuần ai cũng có thể kinh doanh được, hoặc anh ta bị dồn vào đường cùng nên buộc phải khởi sự (thất nghiệp, rất cần thu nhập cho cuộc sống,…)

• Sản phẩm/dịch vụ thông thường, đơn giản, đã có trên thị trường mà không có sự cải tiến nào: Do không khởi sự trên cơ sở có kiến thức, tính toán cẩn thận nên những doanh nghiệp khởi sự thuộc loại này tạo ra các sản phẩm/dịch vụ thông thường, đơn giản, đã có trên thị trường mà không có sự cải tiến nào Có thể nói cách khác, sản phẩm/dịch vụ được sao chép từ những sản phẩm/dịch vụ đã có Do họ thiếu kiến thức mà đi sao chép nên trong nhiều trường hợp sản phẩm/dịch vụ do các doanh nghiệp này tạo ra có chất lượng và cách thức phục vụ còn kém hơn nhiều so với sản phẩm/dịch vụ của các doanh nghiệp “bị” họ sao chép

• Quy mô của loại khởi sự này thường nhỏ: Vì khởi sự với ước mơ rất nhỏ là có việc, có thu nhập nên tuyệt đại bộ phận doanh nghiệp do những người thuộc loại này thành lập là doanh nghiệp thuộc loại siêu nhỏ, một số trong đó có thể có qui mô nhỏ

Ví dụ điển hình loại này là các cửa hàng tạp hóa, tiệm gội đầu cắt tóc, quán ăn,…

9 Có thể nói, ở các nước càng lạc hậu bao nhiêu thì số doanh nghiệp được khởi sự vì kế sinh nhai càng nhiều bấy nhiêu

Có thể nói, khi mới khởi sự, các doanh nghiệp này có tác dụng giảm gánh nặng lo “công ăn, việc làm” cho xã hội và trong chừng mực nhất định cũng làm cho xã hội đỡ tệ nạn hơn

Song xét về lâu dài, những doanh nghiệp khởi sự loại này có đặc trưng là dễ thất bại và khó phát triển: hoặc khởi sự được thời gian ngắn là rơi vào tình trạng khó khăn, có thể thất bại; hoặc nếu không thất bại cũng chỉ tồn tại ở dạng siêu nhỏ, tạo ra thị trường với đủ khuyết tật nên khó thích hợp với thị trường ngày nay Nếu nhiều người khởi sự vì kế sinh nhai, xét về lâu dài, còn gây ra nhiều bất lợi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội

- Khởi sự kinh doanh trên cơ sở có kiến thức nghề nghiệp

+ Khái niệm: Là loại hình khởi sự nhằm tìm kiếm, khám phá, khai thác cơ hội cơ hội kinh doanh để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ khác biệt hóa và kiếm lợi nhuận

Công ty này sẽ đưa ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ mới bằng cách sáng tạo và tận dụng tất cả những nguồn lực mà họ đang có

Sứ mệnh của một doanh nghiệp là tạo ra giá trị mới và mang giá trị đó đến đông đảo người tiêu dùng Google, Facebook là những hãng nổi tiếng, thành công và là ví dụ điển hình cho một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh mới Khi nhận ra một cơ hội kinh doanh, những người đứng đầu công ty này đã tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có giá trị, khác biệt và quan trọng với khách hàng, cung cấp các tiện ích không thể tìm thấy ở những nơi khác cho khách hàng của họ

• Nhằm tìm kiếm, khám phá, khai thác cơ hội để kiếm lợi nhuận

• Chủ doanh nghiệp/người khởi sự có kiến thức, coi kinh doanh là một nghề: những người tạo lập doanh nghiệp loại này là những người có kiến thức, họ coi kinh doanh là một nghề và họ có sẵn chủ đích, thận trọng cân nhắc khi tiến hành khởi sự

• Doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh mới đưa ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ mới hoặc có sự khác biệt hóa

Xã hội càng phát triển, thị trường càng mở rộng thì những người khởi sự trên cơ sở có kiến thức nghề nghiệp cần thiết ngày càng nhiều Các doanh nghiệp được tạo lập

10 từ những người có đủ kiến thức cần thiết thường dễ thành công và tạo ra sự phát triển bền vững trong tương lai Càng ngày, chính phủ các nước phát triển càng nhận thức được điều này và tạo khung khổ pháp lý để loại này phát triển

* Theo mục đích khởi sự

- Khởi sự tạo lập doanh nghiệp vì mục đích lợi nhuận

+ Khái niệm: Là hình thức khởi nghiệp bằng cách thành lập doanh nghiệp để làm giàu cho bản thân, kiếm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Khởi sự kinh doanh thường bắt nguồn từ sự hấp dẫn về tiền bạc Những người như Jeff Bezos của Amazone.com, Mark Zuckerberg của Facebook, Larry Page và

Sergey Brin của Google đã kiếm được hàng trăm triệu đôla khi xây dựng công ty riêng

• Chủ doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp để làm giàu cho bản thân

• Khởi sự kinh doanh thường bắt nguồn từ sự hấp dẫn về tiền bạc

Phần lớn các doanh nhân khởi sự kinh doanh vì mục đích này

- Khởi sự không vì mục tiêu lợi nhuận

Bối cảnh khởi sự kinh doanh ở Việt Nam

Thực trạng tình hình khởi nghiệp hiện nay ở Việt Nam

14 Theo thống kê của Topica Founder Institute, trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2017, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam ghi nhận được 296 thương vụ đầu tư khác nhau, trong đó, chỉ tính riêng năm 2017, số start up nhận được vốn đầu tư đã lên tới 92 doanh nghiệp với tổng giá trị khoản đầu tư là gần 300 triệu USD Con số này tăng gần gấp 2 lần so với số thương vụ của năm 2016, và tăng hơn gấp 9 lần so với năm 2011

Trong số đó có 6 startup được rót vốn nhiều nhất, chiếm đến 198 triệu USD, là:

Foody (82% cổ phần của startup này được Sea Group mua lại với 64 triệu USD); Tiki (gọi vốn vòng series C từ JD.com trị giá 54 triệu USD); một startup không tiết lộ nhận 20 triệu USD từ TNB Ventures và Vntrip (gọi vốn vòng series B từ Hendale Captital 10 triệu USD) Bên cạnh đó, Sea cũng mua lại 2 startup fintech và logistic không được tiết lộ với giá 50 triệu USD Sự tăng trưởng mạnh mẽ này được đánh giá là một thành công bước đầu của tinh thần quốc gia khởi nghiệp được phát động trong năm 2016

Năm 2017 cũng đánh dấu cột mốc lần đầu tiền hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam ghi nhận số lượng nhà đầu tư thiên thần trong nước và các quỹ trong nước vượt qua các quỹ ngoại về số lương thương vụ được góp vốn Sự vươn lên của các quỹ nội như VIISA,

ESP, VSV, 500 Startups Vietnam và các chương trình truyền hình thực tế về khởi nghiệp như Shark tank Vietnam đã chốt được 49 thương vụ đầu tư vào các startup trong giai đoạn đầu Tuy nhiên, trị giá từ các thương vụ đầu tư nội chỉ đạt 46 triệu USD, vẫn còn thua kém khá xa so với con số 245 triệu USD từ các quỹ ngoại

Về xu hướng đầu tư, theo thống kê trong giai đoạn 2016 - 2017, sự quan tâm của các nhà đầu tư vẫn tập trung vào các start up thương mại điện tử, công nghệ tài chính và truyền thông, những lĩnh vực mang tính sáng tạo, giá trị thặng dư cao, có khả năng tăng trường đột phá nếu thành công

Cụ thể năm 2016, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính nhận được khoản đầu tư giá trị nhất với 129,1 triệu USD, chiếm 63,8% tổng số giá trị đầu tư

Lĩnh vực thương mại điện tử đứng thứ hai, với 34,7 triệu USD Trong năm 2017, thương mại điện tử và công nghệ tài chính vẫn là 2 lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất, tuy nhiên thương mại điện tử đã vươn lên dẫn đầu với 83 triệu USD đầu tư thành công, chiếm 33% tổng số vốn đầu tư Các startup trong lĩnh vực công nghệ tài chính cũng nhận được các khoản đầu tư với tổng giá trị là 57 triệu USD.

Những thách thức đối với doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam

15 Hiện nay, Việt Nam chúng ta đang có khoảng hơn 1.500 startup hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau Xét theo mật độ các công ty khởi nghiệp trên đầu người thì tỷ lệ ở Việt Nam thậm chí cao hơn nhiều quốc gia khác như Trung Quốc Ấn Độ, hay Indonesia[2] Theo thống kê của Tạp chí Tài chính thuộc Bộ Tài chính, hiện nay có khoảng 2.100 công ty khởi nghiệp tại Indonesia, 2.300 công ty tại Trung Quốc và 7.500 tại Ấn Độ

Tuy nhiên, các thống kê gần đây đều phản ánh một bức tranh khá u buồn với tình hình phát triển của các startup Việt Cụ thể, trong số các startup mới ra đời, chỉ có 3% là thực sự thành công, thỏa mãn được một trong các tiêu chí: Được định giá từ 10 triệu

USD trở lên, doanh thu từ 2 triệu USD, có từ 100 nhân viên, đã gọi vốn vòng 2 hoặc đã bán được công ty với giá tốt

Trong số 3% công ty được xem là thành công này, kết quả khảo sát cho thấy độ tuổi trung bình khi họ khởi nghiệp là 28,8; 78% từng làm thuê hoặc khởi nghiệp thất bại ở 2 công ty trước đây; 45% từng học hoặc làm việc tại nước ngoài trước khi về nước khởi nghiệp; thời gian trung bình dành cho startup đến lúc thành công là 5, đến 7 năm và sẽ mất lâu hơn nữa để trở thành công ty có giá trị hàng trăm triệu USD Đáng chú ý là các startup thành công hiện nay 100% đều học hỏi ý tưởng và bản địa hóa từ mô hình tương tự đã thành công ở nước ngoài

Trào lưu bê startup nước ngoài về rồi cắt gọt đi cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam đang rất phổ biến trong thời gian gần đây Tuy những dự án đó cũng có kết quả nhất định, nhưng đó không phải là sự đổi mới sáng tạo và chúng ta chưa thực sự sở hữu một ý tưởng nguyên bản nào Theo ông Phạm Duy Hiếu - Giám đốc Quỹ Khởi nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, doanh nghiệp bắt chước startup nước ngoài giai đoạn đầu có thể thành công, nhưng về lâu về dài sẽ tụt hậu Đặc biệt trong quá trình hội nhập, khi doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước, doanh nghiệp sao chép nội địa sẽ khó cạnh tranh được khi doanh nghiệp nước ngoài đã có thời gian phát triển, mạng lưới quan hệ, đối tác rộng khắp thì doanh nghiệp nội địa sẽ mất dần thị trường Một vấn đề khác đó là các doanh nghiệp sao chép ý tưởng sẽ khó có cơ hội phát triển ra các thị trường quốc tế khi ý tưởng tương tự đã được triển khai ở nhiều thị trường khác nhau trên thế giới

16 Ngoài những con số đáng ghi nhận về những startup thành công, chúng ta cũng cần phải lưu tâm tới một con số đáng ngạc nhiên là có đến 80% startup Việt không có cơ hội kỷ niệm lần sinh nhật thứ 2.

Nguyên nhân thất bại

- Chiến lược kinh doanh không phù hợp và đó là một trong những nguyên nhân khiến các startup Việt thất bại”

- Chưa xác định rõ ràng mục tiêu kinh doanh Theo kinh nghiệm nhiều năm tư vấn cho các tập đoàn lớn, ông Robert Trần cho biết: “Việc không theo đuổi những giá trị chung và thống nhất mục tiêu giữa chủ doanh nghiệp và chủ đầu tư là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến thất bại” Chuyên gia Robert Trần đưa ra lời khuyên:Khi bất đồng mục tiêu cần điềm tĩnh lắng nghe và thuyết phục chủ đầu tư dựa trên những giá trị sản phẩm mang lại, không nên tỏ ra “cứng đầu” nhưng cần phải “bám chặt” mục tiêu ban đầu

- Nhiều doanh nghiệp trẻ Việt Nam gặp vấn đề về định biên nhân sự, tức là có khi nhân sự của công ty dư thừa hoặc thiếu hụt ở các bộ phận

- Không thể thực hiện và duy trì công việc kinh doanh do:

+ Chưa có nhận thức pháp lý đầy đủ:

Các quy định của Luật Doanh nghiệp: Các nhà sáng lập thường ít khi quan tâm đến các rủi ro liên quan đến việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, xây dựng quy chế thành viên, điều lệ công ty Hậu quả là startup bị đình trệ, bỏ lỡ các cơ hội tốt; đồng thời, gây sứt mẻ quan hệ giữa những người sáng lập do xuất hiện xung đột lợi ích về vốn, quyền sở hữu tài sản hoặc startup phải bồi thường cho các hợp đồng đã ký kết với đối tác Điều khoản hợp tác: phương thức làm ăn là một thiếu sót thường gặp ở các startup trẻ Bởi vì trong giai đoạn đầu, những nhà sáng lập thường gắn kết với nhau bằng đam mê, họ chỉ đơn giản nghĩ rằng: Các thành viên chỉ cần góp vốn và công sức để đưa startup phát triển Các thỏa thuận này thường sơ sài và chỉ được xem là thỏa thuận dân sự nhưng đến khi dự án khởi nghiệp phát triển tốt và có lợi nhuận, giữa các nhà sáng lập sẽ xảy ra xung đột liên quan đến góp vốn, sử dụng vốn, quyền sở hữu tài sản và phân chia lợi ích Khi đó, những thỏa thuận miệng không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết khiến mâu thuẫn nội bộ dâng cao, ảnh hưởng đến sự sinh tồn của startup

17 Vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ: cần được các nhà sáng lập chú trọng Điều này càng có ý nghĩa quan trọng tại Việt Nam khi mà vi phạm bản quyền, hàng giả, hàng nhái vẫn đang là vấn nạn gây nhức nhối dư luận và chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả Các startup cần có cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi về thương hiệu, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra

Khi chọn loại hình thương mại điện tử, các startup cần chú ý đến điều khoản sử dụng đối với người dùng khi họ truy cập vào trang web hoặc mạng xã hội của startup

Bởi nếu không, startup có thể gặp phải những rắc rối kiểu như người dùng có thể lợi dụng startup để tuyên truyền thông tin sai sự thật, đả kích gây ảnh hưởng đến bên thứ ba

Vấn đề kế toán, tài chính và thuế Khi công ty, doanh nghiệp mới được thành lập, khi mà lợi nhuận còn thấp, chi phí vận hành doanh nghiệp chưa được tối ưu Nếu các nhà sáng lập không có nhận thức đầy đủ về luật thuế, có thể hạch toán lãi lỗ sai, dẫn đến việc không thể thanh toán được các khoản thuế đối với doanh nghiệp mà chủ yếu là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng

Nhiều startup trẻ do không có đủ nhận thức về vấn đề pháp lý nên làm nảy sinh các mâu thuẫn lợi ích không đáng có khi có vấn đề phát sinh Nhẹ thì mất công sức, thời gian và chi phí để giải quyết tranh chấp Nặng thì startup mất các nhân viên tốt, trung thành, thậm chí có thể đối mặt với những kiện tung gây ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp

+ Bài toán “gọi vốn”: Theo ông Don Lam - Tổng giám đốc VinaCapital, Việt Nam rất khó làm Startup bởi vấn đề đầu tiên chính là vốn Ngoài ra, Việt Nam còn thiếu hụt một hệ sinh thái bền vững hỗ trợ người trẻ khởi nghiệp Ông nhấn mạnh: “Startup chính là việc bạn bắt đầu từ con số 0, làm sao vay vốn ngân hàng, chỉ trông chờ vào các quỹ đầu tư chuyên nghiệp, hoặc trông chờ nguồn vốn tư nhân thông qua quen biết…

Nhưng nếu không có hệ sinh thái bài bản thì rất khó để gọi vốn đầu tư.”

Vấn đề khởi nghiệp của người trẻ Việt hiện đang gặp quá nhiều khó khăn bởi quy trình ngược với các nước, điều này khiến người Việt Nam khởi nghiệp chậm hơn Với nhiều điểm hạn chế hiện tại, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam nếu muốn xây dựng một quốc gia khởi nghiệp thì phải xây dựng được một hệ sinh thái khởi nghiệp, phải kêu gọi được những nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường Bởi người Việt Nam không có thói quen mạo hiểm, nên rất khó để họ bỏ vốn đầu tư lĩnh vực này Phải có các nhà

18 đầu tư nước ngoài tham gia, họ sẽ xác lập cuộc chơi trước, sau đó nhiều nhà đầu tư trong nước mới mạnh dạn tham gia

+ Rào cản thủ tục hành chính: những vấn đề như thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, giấy phép con, khó thoái vốn sau một thời gian đầu tư tại Việt Nam luôn khiến các nhà đầu tư ngoại “chùng chân” Con số dự án khởi nghiệp trong nước nhận được những khoản đầu tư nước ngoài dừng lại ở mức khá “khiêm tốn”

Theo thống kê năm 2016, tổng giá trị đầu tư vào các startup tại khu vực Đông Nam Á đạt khoảng 1,5 tỷ USD Song ở Việt Nam, con số này chỉ đạt dưới 100 triệu USD, 80% số tiền còn lại đổ vào Indonesia và Singapore bởi chính sách hỗ trợ startup, gọi vốn của họ tốt hơn nhiều so với Việt Nam

Ngoài ra, còn rất nhiều giấy phép con, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị xóa gần 2.000 giấy phép, nhưng vẫn còn hàng nghìn giấy phép con khác

Ví dụ, trong lĩnh vực thương mại điện tử, nếu có nhà đầu tư nước ngoài tham gia, phải xin giấy phép, ý kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Công Thương Như trường hợp của Grab và Uber, hai công ty này còn phải xin thêm ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải Thậm chí, nhiều startup đang làm phải tạm dừng để xin thêm giấy phép.

Các yêu cầu đối với doanh nhân

- Thứ nhất, lòng tự tin + Sự bình thản trước mọi biến cố có thể xảy ra;

+ Tính độc lập trong suy nghĩ và quyết định;

+ Có tinh thần luôn lạc quan trong cuộc sống

- Thứ hai, có ý thức rõ ràng về nhiệm vụ phải hoàn thành để đạt tới kết quả đã dự tính:

+ Ý thức suy tính tới lợi nhuận;

+ Tính bền bỉ, kiên trì và kiên quyết;

+ Có nghị lực, có sức làm việc lớn, hoạt bát và có sáng kiến

- Thứ ba, khả năng chịu mạo hiểm: Chỉ dám chịu mạo hiểm, người lãnh đạo mới dám “lái” con thuyền doanh nghiệp vào nơi chưa biết sẽ hiểm nguy ở mức độ nào và có

19 thể thu hái lợi nhuận và đi đến thành công cũng như dám đưa ra các quyết định táo bạo khi cần, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh

- Thứ tư, khả năng chỉ huy Để hoàn thành sứ mệnh người lái thuyền, cần có năng lực chỉ huy người khác:

+ Thoải mái trong các quan hệ với người khác;

+ Có năng khiếu biết lợi dụng những gợi ý và chỉ trích của người khác;

+ Có cách ứng xử của người thủ lĩnh

- Thứ năm, năng khiếu đặc biệt Chủ doanh nghiệp khởi sự cần có các năng khiếu đặc biệt gắn với kinh doanh Năng khiếu đặc biệt này thể hiện ở:

+ Tính nhạy cảm với cái mới;

+ Khả năng đổi mới, tính sáng tạo;

+ Tính linh hoạt cao, sẵn sàng nhận biết và thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh;

+ Tháo vát trong cuộc sống;

+ Khả năng thích ứng với sự biến đổi của xung quanh;

+ Năng khiếu thu thập thông tin

- Thứ sáu, tầm nhìn dài hạn: Chủ doanh nghiệp muốn thành công thì phải biết lo xa, có tầm nhìn dài hạn về tương lai mới giúp người chủ doanh nghiệp tính toán cẩn thận và phòng tránh những bất trắc có thể Muốn vậy: cần có tri thức, có kiến thức khoa học cần thiết như dự báo, hoạch định chiến lược,

1 Trình bày khái niệm khởi sự kinh doanh 2 Trình bày các hình thức khởi sự kinh doanh 3 Trình bày bối cảnh khởi sự kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

4 Trình bày các yêu cầu đối với doanh nhân

Ý TƯỞNG KINH DOANH

Đánh giá năng lực bản thân

- Quyết tâm: Để thành công trong kinh doanh, bạn cần phải có quyết tâm, nghĩa là bạn phải nghĩ rằng việc kinh doanh của mình rất quan trọng Liệu bạn có sẵn sàng liên tục làm việc nhiều giờ hay không ?

- Chữ tín: Nếu trong hành xử bạn không giữ chữ tín thì mọi người sẽ phát hiện ra và rồi bạn sẽ thất bại trong kinh doanh Mang tiếng xấu sẽ ảnh hưởng tới việc kinh doanh

- Chấp nhận rủi ro: Không có hoạt động kinh doanh nào tuyệt đối an toàn Kinh doanh nào cũng có nguy cơ thất bại Bạn phải sẵn sàng chấp nhận ruỉ ro nhưng đừng để xảy ra những rủi ro đáng tiếc Loại rủi ro nào có thể chấp nhận được?

- Tính quyết đoán: Trong kinh doanh, bạn phải tự quyết định nhiều vấn đề Điều quan trọng là phải quyết đoán khi quyết định những vấn đề lớn có thể ảnh hưởng nhiều đến kinh doanh Có khi bạn đành phải cho những nhân viên trung thành và làm việc chăm chỉ nghỉ việc

- Tay nghề kỹ thuật: Là những kỹ năng thực hành cần có để sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ Các kỹ năng này phụ thuộc vào loại hình kinh doanh mà bạn định tiến hành

Hiện nay muốn làm bất cứ một việc gì trong bất cứ một ngành nghề nào cũng cần phải có kiến thức về ngành nghề đó, vì thế nếu muốn khởi nghiệp trong một lĩnh vực nào đó cũng nên tìm hiểu kĩ các kiến thức xung quanh lĩnh vực đó

21 - Kỹ năng quản lý kinh doanh: Là những kỹ năng cần có để tiến hành kinh doanh

Quan trọng nhất là kỹ năng bán hàng nhưng ngoài ra cũng cần có các kỹ năng cần thiết khác như tính chi phí và sổ sách kế toán Kỹ năng này có thể được hình thành khi theo học các khóa đào tạo ngắn hạn hay dài hạn

- Kiến thức về ngành kinh doanh: Có kiến thức về ngành kinh doanh là rất cần thiết Có hiểu biết bạn sẽ dễ thành công hơn Nhiều doanh nhân khởi nghiệp thường chấp nhận thời gian đầu đi làm công tại các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực mà họ muốn

- Động cơ: Nếu bạn thực sự muốn kinh doanh thì khả năng thì khả năng thành công sẽ lớn hơn Tại sao bạn muốn bắt tay vào kinh doanh? Bạn sẽ không thể có nhiều cơ hội tốt nếu như bạn chỉ coi kinh doanh là công việc làm để làm

- Sức khoẻ : Bạn phải có sức khoẻ, nếu không bạn không thể dành hết sức mình cho công việc kinh doanh Sự lo lắng về kinh doanh cũng có thể làm sức khoẻ của bạn bị giảm sút

- Điều kiện gia đình : Tiến hành một công việc kinh doanh sẽ tốn của bạn nhiều thời gian, vì vậy được gia đình ủng hộ là rất quan trọng Họ phải đồng ý với ý tưởng của bạn và sẵn sàng ủng hộ kế hoạch đó

- Tài chính: Một trong những yếu tố quan trọng khác khi muốn khởi nghiệp đó là vốn khởi nghiệp kinh doanh Đây là nguồn nuôi dưỡng cho kế hoạch kinh doanh và là một đòn bẩy cho sự thành công.

Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh

2.2.1 Đặc trưng của một ý tưởng kinh doanh tốt

Một ý tưởng kinh doanh tốt phải có hai phần sau:

- Phải có cơ hội kinh doanh,

- Phải có kỹ năng và các nguồn lực để tận dụng cơ hội

2.2.1.1 Cơ hội kinh doanh Để có thể tồn tại được, doanh nghiệp phải cung cấp các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của con người và giải quyết được các vấn đề của họ Để suy nghĩ về các ý tưởng kinh doanh mới có một phương pháp hữu hiệu là suy nghĩ về những khó khăn mà mọi

22 người đã gặp phải khi giải quyết nhu cầu hoặc các vấn đề của họ Có nhiều cách để đạt được mục đích này:

- Những khó khăn mà chính bạn đã gặp phải : Hãy xem bạn gặp phải những vấn đề gì khi đi mua các sản phẩm hoặc dịch vụ tại địa phương;

- Khó khăn trong công việc : Khi làm việc cho một cơ quan khác, bạn có thể nhận thấy để hoàn thành công việc có nhiều vấn đề khó khăn do dịch vụ tồi hoặc thiếu nguyên vật liệu;

- Các vấn đề mà những người khác gặp phải : Lắng nghe những người khác phàn nàn để tìm hiểu xem họ có những nhu cầu và khó khăn gì

- Những gì còn thiếu trong cộng đồng của bạn : Nghiên cứu địa phương bạn sinh sống và làm việc để tìm hiểu ra những dịch vụ còn thiếu

Các vấn đề và nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng là đầu mối cho những cơ hội kinh doanh mới Các chủ doanh nghiệp nhìn ra các cơ hội trong vấn đề của người khác

- Nếu có nhu cầu mà chưa có hàng hoá và dịch vụ để đáp ứng thì rõ ràng là có cơ hội cho các chủ doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu đó

- Nếu các doanh nghiệp đang hoạt động chỉ có thể cung cấp dịch vụ chất lượng kém thì là cơ hội cho một doanh nghiệp kinh doanh mới mang tính cạnh tranh để cung cấp dịch vụ tốt hơn

- Nếu giá cả tăng nhanh đến mức mọi người thấy khó có thể chấp nhận được thì sẽ xuất hiện cơ hội tìm ra một nơi cung cấp rẻ hơn, một sản phẩm thay thế đỡ tốn kém hoặc một hệ thống phân phối chi phí thấp và hiệu quả hơn

2.2.1.2 Kỹ năng và các nguồn lực

Khi lựa chọn một ý tưởng kinh doanh, bước đầu tiên là phải xác định các cơ hội ngay tại nơi mình sinh sống Sau đó, bạn phải quyết định xem mình có kỹ năng để nắm bắt cơ hội hay không Biết được kỹ năng và mối quan tâm của mình sẽ giúp bạn quyết định nên bắt đầu tiến hành loại kinh doanh nào Chắc có lẽ bạn sẽ không kinh doanh sản xuất bánh nướng nếu bạn không biết làm bánh Hãy xem lại phần tay nghề kỹ thuật, kiểm tra lại các kỹ năng của bạn Bạn có thể dùng những kỹ năng này để tận dụng các cơ hội trong cộng đồng của bạn hay không?

23 Để mở doanh nghiệp, bạn cần trang bị cho mình kiến thức về nhiều khía cạnh kinh doanh khác nhau và phải có những kỹ năng nhất định hoặc có nghiên cứu để tìm thuê những người đảm nhận các công việc mà bạn thấy thiếu kỹ năng

Các kỹ năng có thể là:

- Kỹ năng ủy thác: Ủy thác liên quan tới việc phân bổ trách nhiệm cho mọi người để hoành thành công việc Điều kiện lý tưởng mà bạn muốn đạt được là khi các nhân viên của bạn có thể thực hiện được tất cả các hoạt đồng hàng ngày trong doanh nghiệp mình Ủy thác một cách hiệu quả sẽ giúp đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả quản lý và hiệu quả hoàn thành công việc của mọi người Nhân tố chìa khóa là biết cách làm sao để doanh nghiệp của bạn làm việc cho mình, chứ không phải là bạn làm việc cho doanh nghiệp mình

- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một phần quan trọng của cuộc sống và hiện diện trong mọi hoàn cảnh Khi nghĩ về nó, bạn sẽ nhận thấy rằng gần như tất cả những gì bạn làm đều yêu cầu việc cải thiện giao tiếp Đặc biệt, để đạt được hiệu quả trong kinh doanh, bạn cần phải giao tiếp tốt Chìa khóa là phải biết cách kết nối hiệu quả tầm nhìn của bạn với đam mê và niềm tin của mình

Luôn ghi nhớ câu nói của người xưa “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Câu nói của bạn không cần phải hoa mĩ, chỉ cần đó là lời nói lay động lòng người là đủ

- Kỹ năng đàm phán: Hầu hết mọi người đều đàm phán một cách không chính thức trong cuộc sống hàng ngày mà không nhận thức được điều đó Còn những cuộc đàm phán chính thức là kỹ năng có thể học hỏi thông qua kinh nghiệm và luyện tập

Những người hay tham gia đàm phán có xu hướng khéo léo, sắc sảo hơn những người ít khi đàm phán (cả chính thức và không chính thức) Người có kinh nghiệm biết cần phải nói gì, khi nào nên và không nên nói, hay khi nào nên nhượng bộ hoặc không nhượng bộ Chìa khóa quan trọng ở đây là cần biết làm thế nào để phát triển một cuộc đàm phán win-win cho mọi bên tham gia, nhưng cùng lúc đó vẫn phải xác định bạn cũng muốn đạt được kết quả tốt nhất cho mình

- Hoạch định chiến lược: Hoạch định chiến lược là một hoạt động rất quan trọng trong kinh doanh Nó là quá trình xác định chiến lược công ty của bạn hay phương hướng và quyết định việc phân bổ nguồn vốn cũng như nhân sự Chìa khóa ở đây là việc biết

24 làm thế nào để dự kiến được khả năng hoạt động của công ty bạn trong tương lai từ 3 đến 5 năm tới với kế hoạch kinh doanh chi tiết

Đánh giá ý tưởng kinh doanh

2.3.1 Nghiên cứu khả thi ý tưởng kinh doanh

* Nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ

Cần phân tích về sản phẩm, dịch vụ dựa trên 2 tiêu chí sau:

- Mong muốn về hàng hóa dịch vụ: Cần khẳng định là hàng hóa/dịch vụ định làm đáp ứng một nhu cầu trên thị trường

- Cầu về hàng hóa và dịch vụ: nhằm xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng và giá bán cho sản phẩm

* Nghiên cứu về thị trường mục tiêu và sự hấp dẫn của ngành: Ý tưởng kinh doanh khả thi khi có thể xác định rõ thị trường mục tiêu của mình hay mô tả được nhóm khách hàng mà mình nhắm tới

Một ngành kinh doanh hấp dẫn khi nó còn mới mẻ, có cơ hội phát triển và mở rộng tệp khách hàng của mình

* Nghiên cứu về quản trị và nguồn lực:

Một ý tưởng kinh doanh gọi là khả thi khi người khởi nghiệp có thể huy động nguồn lực và có năng lực quản lý các nguồn lực về con người, tiền bạc, công nghệ và các yếu tố khác

* Nghiên cứu về tài chính:

Tính khả thi về tài chính được xem xét ở 3 yếu tố cơ bản: nhu cầu tiền mặt để khởi nghiệp, hiệu quả tài chính ở những cơ sở kinh doanh có quy mô tương tự và mức lãi dự kiến

2.3.2 Phân tích SWOT ý tưởng kinh doanh

32 - Điểm mạnh (S): là những mặt mà CSKD có lợi thế hơn so với các CSKD khác hoặc là những điểm mà người khởi nghiệp cho rằng sẽ làm tốt Ví dụ, có thể là bạn có những sản phẩm tốt hơn sản phẩm của những doanh nghiệp cạnh tranh, địa điểm cửa hàng của bạn rất tốt và nhân viên rất lành nghề

- Điểm yếu (W): Là những mặt trong công việc kinh doanh mà người khởi nghiệp gặp khó khăn hoặc bị yếu thế so với đối thủ cạnh tranh Ví dụ, sản phẩm của bạn có thể đắt hơn những doanh nghiệp cạnh tranh, bạn không có đủ tiền để quảng cáo nhiều như bạn muốn hay bạn không cung cấp nhiều loại dịch vụ bằng các đối thủ cạnh tranh

- Cơ hội (O): là những yếu tố thuận lợi từ bên ngoài có tác động tốt đến việc kinh doanh của người khởi nghiệp Ví dụ, sản phẩm mà sẽ làm trở nên được ưa chuộng, không có một cửa hiệu nào như của bạn trong khu vực hoặc là số lượng khách hàng sẽ tăng lên do có nhiều doanh nghiệp mới xuất hiện trong khu vực

- Đe dọa (T): là những yếu tố bất lợi đến từ bên ngoài có tác động xấu đến việc kinh doanh của người khởi nghiệp.Ví dụ, có những doanh nghiệp khác trong khu vực cũng sản xuất cùng một loại hàng hoá; thuế tăng làm hàng hoá mà bạn bán ra bị đắt hơn hoặc là bạn không biết hàng hoá của mình sẽ thông dụng trong bao nhiêu lâu

Sau khi hoàn thành bản phân tích trên bạn có thể đánh giá các ý tưởng kinh doanh của bạn và quyết định xem mình có nên tiếp tục ý tưởng kinh doanh này và làm một luận chứng khả thi đầy đủ; hay thay đổi ý tưởng kinh doanh; hay bỏ qua hoàn toàn ý tưởng kinh doanh đó

1 Trình bày các nội dung đánh giá năng lực bản thân 2 Trình bày các đặc trưng của một ý tưởng kinh doanh tốt 3 Trình bày quy trình hình thành ý tưởng kinh doanh

4 Trình bày nội dung nghiên cứu khả thi ý tưởng kinh doanh 5 Phân tích SWOT ý tưởng kinh doanh phải thực hiện các nội dung nào?

SOẠN THẢO KẾ HOẠCH KINH DOANH

Đánh giá thị trường

- Xác định đối tượng khách hàng: Thu nhập, giới tính, tuổi, nghề nghiệp, địa điểm…

- Xác định nhu cầu của khách hàng: Mức giá chấp nhận được; Số lượng mua;

Tần suất mua; Thời gian mua; Quy mô tương lai…

- Xác định đối tượng khách hàng: Nữ có lứa tuổi từ 17 đến 35

+ Thu nhập: Trung bình và thấp

+ Giới tính: Nữ + Tuổi: 17 đến 35 + Nghề nghiệp: Công nhân, sinh viên

+ Địa điểm: Tại TP Nam Định Quanh khu vực có các trường đại học và khu công nghiệp

Ví dụ: Xác định nhu cầu của khách hàng: Mức giá chấp nhận được; Số lượng mua; Tần suất mua; Thời gian mua; Quy mô tương lai…

+ Mức giá chấp nhận được: Giá cả nói chung phải chăng, hợp lý (từ 120.000 đến 200.000đ)

+ Số lượng mua: 1-2 chiếc/lần ; + Tần suất mua: 3 – 4 lần/năm

* Phương pháp thu thập thông tin khách hàng:

- Dự đoán dựa trên sự hiểu biết sẵn có: Dựa trên những kinh nghiệm thực tế để đưa ra những nhận định

Vốn là sinh viên của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, ngay trong thời gian còn đi học, đã chủ động đi làm thêm bán thời gian tại một số cửa hàng kinh doanh quần áo thời trang của Hà Nội Em còn có kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh cho công ty chuyên phân phối quần áo thời trang Trung Quốc tới một số tỉnh, thành phố phía Bắc

- Sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp: Tìm thông tin trên internet, báo chí, kết quả thống kê, báo cáo nghiên cứu và các kênh truyền thông khác

Ví dụ: Website: www.namdinh.gov.vn & www.namdinh.net

- Quan sát thực địa: Đến tận nơi quan sát hành vi khách hàng tại các cửa hàng hay cơ sở kinh doanh của đối thủ cạnh tranh hoặc trải nghiệm trực tiếp trong vai trò là khách hàng

- Phỏng vấn hoặc điều tra khách hàng: Nên tham khảo ý kiến khách hàng càng nhiều càng tốt bằng các kỹ thuật có liên quan

3.1.2 Tìm hiểu thông tin về đối thủ cạnh tranh

* Thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh trên những khía cạnh cơ bản sau:

- Tên đối thủ cạnh tranh, địa chỉ:

- Giá bán: Chiến lược và chiến thuật giá cả họ áp dụng?

- Sản phẩm: Các sản phẩm và dịch vụ họ đang cung cấp cho khách hàng là gì?

- Địa điểm:Hệ thống đại lý phân phối của họ như thế nào?

- Quảng cáo:Cách họ tiếp thị chúng, chiến lược marketing của họ như thế nào?

- Năng lực của đội ngũ nhân viên: Số lượng và tay nghề của nhân viên?

- Trang thiết bị: Họ áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kinh doanh như thế nào – họ có trang web, thư điện tử, mạng nội bộ hoặc có áp dụng thương mại điện tử không?

- Kỹ năng bán hàng, giao hàng: Cách phân phối và giao các sản phẩm và dịch vụ, gồm cả nơi giao sản phẩm và dịch vụ?

- Dịch vụ sau bán hàng: Điểm khác biệt trong dịch vụ khách hàng của họ? Cách thức họ củng cố lòng trung thành của khách hàng?

TT Tiêu chí Nội dung

1 Tên, địa chỉ 2 Giá bán Chiến lược và chiến thuật giá cả họ áp dụng?

3 Sản phẩm Các sản phẩm và dịch vụ họ đang cung cấp cho khách hàng là gì?

4 Địa điểm Hệ thống đại lý phân phối của họ như thế nào?

5 Quảng cáo Cách họ tiếp thị chúng, chiến lược marketing của họ như thế nào?

6 Nhân viên Số lượng và năng lực của nhân viên?

7 Trang thiết bị Họ áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kinh doanh như thế nào – họ có trang web, thư điện tử, mạng nội bộ hoặc có áp dụng thương mại điện tử không?

8 Kỹ năng bán hàng, giao hàng

Cách phân phối và giao các sản phẩm và dịch vụ, gồm cả nơi giao sản phẩm và dịch vụ?

9 Dịch vụ sau bán hàng Điểm khác biệt trong dịch vụ khách hàng của họ?

Cách thức họ củng cố lòng trung thành của khách hàng?

* Tổng kết thành các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh Những điểm mà mình có thể học hỏi và áp dụng cho doanh nghiệp của mình, đặc biệt là từ các cơ sở kinh doanh thành đạt

- Các điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh so với bạn: Không nên chỉ sao chép đơn thuần các hành động của đối thủ Cần bảo đảm rằng bạn tuân theo những quy định về bản quyền, quyền tác giả và kiểu dáng công nghiệp Hãy cân nhắc xem bạn có thể làm được điều gì tốt hơn đối thủ, làm thế nào để nâng cao giá trị của sản phẩm và dịch vụ, cần bao nhiêu tiền để thực hiện sự thay đổi này, việc này sẽ mang lại lợi ích như thế nào, bạn có cần tuyển thêm nhân viên, có cần đầu tư mới không.v.v

- Những lợi thế của bạn so với đối thủ cạnh tranh: Đây chính là những điểm mạnh của bạn Nhưng nếu khách hàng không thấy được những điểm mạnh này thì nó sẽ trở thành vô dụng Ví dụ, chính sách giảm giá cho những người mua với số lượng lớn không được quảng bá đến họ Bằng cách tập trung vào những điểm mạnh mà bạn đã tìm thấy,

36 bạn sẽ có khả năng mở rộng và phát triển thêm những điểm mạnh đó Nó sẽ giúp bạn xác định được lợi thế cạnh tranh của bạn

- Những điểm giống nhau giữa bạn và họ: Các chiến lược giống nhau sẽ không đem lại hiệu quả nhất Phân tích những điểm giống nhau sẽ đem đến những ý tưởng để có thể tạo nên sự khác biệt và tăng khả năng cạnh tranh của bạn

* Phương pháp thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh: Giống phương pháp thu thập thông tin khách hàng

Có thể hiểu, định vị sản phẩm là tuyên bố và khẳng định đặc điểm nổi bật đáng lưu ý của sản phẩm trên thị trường; làm thế nào để thị trường và đối thủ cạnh tranh nhận biết được sản phẩm hay dịch vụ của bạn

Nói cách khác, Nó là xác định vị trí một sản phẩm trên thị trường cho khác biệt so với các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp nhằm giành được lượng khách hàng nhất định

Việc định vị sản phẩm như thế nào sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới mọi phần trong kế hoạch marketing của bạn Chính vì vậy, định hướng sản phẩm trong marketing là yếu tố vô cùng cần thiết

5 cách định vị sản phẩm mới trên thị trường Định vị bằng giá bán của sản phẩm Sản phẩm có thể được định vị theo 2 hướng: một là có giá cao nhất hoặc rẻ nhất trên thị trường Việc định vị theo giá bán tùy thuộc vào chiến lược của công ty Khi công ty muốn xây dựng một thương hiệu sang trọng thì việc định giá cao là dễ hiểu Ví dụ như cách Bkav định vị Bphone với mức giá trên 10tr đồng và so sánh với các sản phẩm cao cấp khác của Apple và Samsung Còn với chiến lược định vị giá rẻ nhất đòi hỏi doanh nghiệp phải có lợi thế về chi phí và xác định xâm nhập thị trường mới bằng một sản phẩm giá tốt để chiếm thị phần của đối thủ Định vị bằng phân khúc người tiêu dùng cụ thể Đây là chiêu thức kinh điển hướng tới một nhóm người cụ thể và rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược này Ví dụ như Ferrari định vị sản phẩm của mình khác các hãng ô tô sang trọng khác bằng cách hướng vào người yêu thể thao thì BMW lại tập trung khẳng định sản phẩm dành cho thương nhân thành đạt Định vị bằng người dùng giúp cho thương hiệu gần gũi hơn bởi nó thể hiện xuất phát của sản phẩm được nghiên cứu từ nhu cầu và mong muốn cụ thể của một nhóm

37 người Tuy nhiên để vận dụng thành công phương thức này doanh nghiệp cần am hiểu và đánh giá các phân khúc khách hàng chính xác Định vị dựa trên lợi thế cạnh tranh Định vị dựa trên lợi thế cạnh tranh bắt đầu bằng việc tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh của sản phẩm so với đối thủ Sản phẩm không thể định vị hoặc định vị yếu mà không dựa vào một lợi thế cạnh tranh nào đó khác biệt

Thông thường, việc định vị dựa vào một lợi thế cạnh tranh, hay lợi ích nổi bật nhất sản phẩm đem lại so với các sản phẩm đã có mặt trên thị trường (ví dụ: Volvo – an toàn, Mercedes – sang trọng, Toyota – kinh tế, BMW – hiệu năng…); hoặc là tích hợp 2 -3 lợi ích giống như các thông điệp quảng cáo 3 trong 1, All in one,… Định vị sản phẩm dựa vào các đặc tính của sản phẩm Đối với một số sản phẩm, khách hàng mục tiêu quan tâm đặc biệt tới đặc trưng, tính năng nào đó mà đáp ứng kỳ vọng của họ Ví dụ như các đặc tính bền, tiết kiệm xăng, kiểu dáng thời trang đối với xe máy; là trắng răng, thơm miệng, phòng ngừa sâu răng,… đối với kem đánh răng; là cước phí rẻ, dịch vụ đa dạng, vùng phủ sóng rộng của nhà mạng viễn thông…

Cách định vị này yêu cầu doanh nghiệp hiểu được lợi ích mà khách hàng mong đợi khi dùng sản phẩm, đồng thời phải nắm bắt được mức độ nhận thức của khách hàng về các đặc tính đó đối với các sản phẩm cạnh tranh hiện có trên thị trường

Kế hoạch sản xuất, vận hành

3.3.1 Nguyên vật liệu, hàng hóa

Cần xác định rõ cần những nguyên vật liệu, hàng hóa, trang thiết bị gì cho quá trình vận hành và mua chúng ở đâu

- Đối với cơ sở sản xuất: NVL là yếu tố đầu vào cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đầu ra và là bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm Do đó cần thận trọng trong việc tìm kiếm nhà cung cấp Nên tham khảo nhiều nhà cung cấp khác nhau để lựa chọn NCC có uy tín với chất lượng và giá cả hợp lý

- Đối với cơ sở thương mại: Cung cấp hàng hóa đầu vào đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động và rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu

Do đó, cần chỉ rõ sẽ lấy hàng từ các NCC nào và cách thiết lập mối quan hệ với các NCC

- Đối với doanh nghiệp dịch vụ: Xác định mua những công cụ, phương tiện vật chất gì, của NCC nào, giá bao nhiêu, để đảm bảo thực hiện các dịch vụ dự kiến

3.3.2 Công nghệ và quá trình sản xuất

- Đối với cơ sở sản xuất: Cần nghiên cứu cẩn thận và đưa ra những lựa chọn thích hợp về công nghệ mà doanh nghiệp sẽ sử dụng Mô tả rõ ràng về công nghệ và quá trình

46 sản xuất sẽ là cơ sở để xác định chính xác số lượng các thiết bị, vật liệu và con người cần sử dụng

- Đối với cơ sở thương mại/dịch vụ: Cần mô tả rõ quy trình dịch vụ của mình, từ khi tiếp đón khách hàng tới khi hoàn thành dịch vụ cung cấp cho khách hàng Khi nắm rõ quy trình phục vụ, sẽ có cơ sở để tổ chức thực hiện tốt nhất các công đoạn và giảm thiểu thời gian chờ của khách hàng

3.3.3 Bố trí mặt bằng cơ sở kinh doanh

Trong kế hoạch kinh doanh, cần mô tả rõ ràng cách bố trí mặt bằng sản xuất kinh doanh của mình về các khu vực làm việc, các cửa hàng, phân xưởng, kho hàng hóa, kho NVL, Việc bố trí mặt bằng sao cho thuận tiện nhất, đảm bảo thực hiện các công việc một cách suôn sẻ với hiệu suất cao

- Đối với cơ sở sản xuất: Mục tiêu bố trí mặt bằng là để giảm thiểu chi phí sản xuất

- Đối với cơ sở thương mại/dịch vụ: Mục tiêu bố trí mặt bằng là tối đa hóa doanh số bán hàng

3.3.3.2 Các loại hình bố trí mặt bằng chủ yếu

* Bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm

Bố trí sản xuất theo sản phẩm hay còn gọi là bố trí theo dây chuyền hoàn thiện, thực chất đây là việc sắp xếp những hoạt động theo một dòng liên tục những công việc thực hiện để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể

Hình thức này thường áp dụng với sản xuất hàng loạt, sản xuất liên tục, khối lượng sản xuất lớn, những công việc có tính chất lặp lại và nhu cầu ổn định như:

- Dây chuyền lắp ráp ô tô, tủ lạnh, máy giặt, chế biến thực phẩm, nước đóng chai

- Các ngành dịch vụ như ngân hàng, bưu chính, phục vụ sân bay, phục vụ đồ ăn nhanh

Nguyên tắc: Bố trí các vị trí làm việc sao cho hiệu quả của dây chuyền là cao nhất (Tỷ lệ giữa thời gian sản xuất trong 1 ngày/ca với tổng thời gian tối đa để thực hiện các công việc ở mỗi nơi làm việc là cao nhất)

* Bố trí mặt bằng sản xuất theo quá trình

47 Bố trí theo quá trình, hay bố trí theo chức năng, theo công nghệ, thực chất là nhóm những công việc tương tự nhau thành những bộ phận có cùng quá trình hoặc chức năng thực hiện sản phẩm trong quá trình chế tạo di chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác theo trình tự các công đoạn phải thực hiện

Nguyên tắc: Tối thiểu hóa chi phí hoặc khoảng cách vận chuyển Trình tự:

Bước 1: Xây dựng ma trận thể hiện dòng di chuyển của các chi tiết từ bộ phận này sang bộ phận khác

Bước 2: Xác định diện tích cần thiết cho mỗi bộ phận sản xuất và khoảng cách giữa các bộ phận

Bước 3: Xác định phương án bố trí mặt bằng ban đầu

Bước 4: Xác định chi phí của phương án ban đầu Sử dụng phương trình chi phí vận chuyển theo công thức: ij ij

Trong đó: n: số nơi làm việc hay số nơi sản xuất

Lij là khoảng cách giữa các nơi làm việc

Qij là số lượng đơn vị phải di chuyển giữa các nơi làm việc i và j

Bước 5: Dùng phép thử đúng sai tìm cách bố trí mặt bằng có khả năng sao cho tổng chi phí vận chuyển nhỏ nhất

Hãy sắp xếp 6 bộ phận trong một phân xưởng sao cho tổng chi phí vận chuyển nguyên liệu là nhỏ nhất Biết rằng: Mỗi bộ phận có kích thước 20x20m, chiều dài của phân xưởng là 60m và chiều rộng là 40m Giả sử trường hợp này không tính đến chi phí vận chuyển mỗi đơn vị khoảng cách

Hiện tại, phân xưởng đang có cách bố trí các bộ phận như sau:

Hoàn thiện In ấn Đóng gói Nhận hàn Vận chuyển Kiểm tra Sau một thời gian hoạt động, người ta thống kê khối lượng sản phẩm vận chuyển giữa các bộ phận như sau:

Hãy đánh giá phương án bố trí mặt bằng hiện tại?

Có thể có phương án bố trí khác hợp lý hơn không?

Giả định hai nơi làm việc đặt gần nhau có Lij = 1, xa nhau có Lij = 2 - Chi phí vận chuyển của phương án ban đầu:

- Nếu đổi cách sắp xếp khác khi khối lượng vận chuyển giữa các bộ phận lớn nên đặt cạnh nhau có thể làm giảm được tổng chi phí, bằng phép thử đúng sai, có thể tìm ra cách bố trí mới có tổng chi phí vận chuyển nhỏ hơn

Chi phí vận chuyển của phương án mới:

Phương án này tốt hơn phương án trước vì có tổng chi phí nhỏ hơn Tuy nhiên, với cách này, khối lượng tính toán sẽ rất lớn vì có nhiều phương án khác nhau Trong thực tế, có thể sử dụng phần mềm máy tính để lựa chọn phương án bố trí mặt bằng

* Bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định

49 Bố trí theo vị trí cố định là hình thức bố trí mang tính đặc thù của dự án sản xuất, ở đây sản phẩm được đặt cố định tại một địa điểm và người ta sẽ mang MMTB, công nhân và nguyên vật liệu đến để thực hiện các công việc tại chỗ

Hình thức này phù hợp với các sản phẩm dễ vỡ, cồng kềnh hoặc rất nặng không thể di chuyển được như:

- Sản xuất máy bay, đóng tàu thủy - Sản xuất xây dựng

* Bố trí mặt bằng sản xuất đặc thù khác:

- Bố trí mặt bằng văn phòng Mục tiêu:

✓ Tăng cường cơ cấu tổ chức

✓ Giảm sự đi lại của nhân viên và khách hàng

✓ Tạo sự riêng biệt cho các khu vực công tác

✓ Tạo thông tin dễ dàng giữa các khu vực

✓ Dễ dàng thảo luận nhóm, gặp gỡ, đàm thoại, trao đổi

Nguyên tắc: Dòng thông tin lưu chuyển có hiệu quả nhất

- Bố trí mặt bằng cửa hàng Mục tiêu: Tối ưu hóa lợi nhuận trên một đơn vị diện tích trưng bày;

Nguyên tắc: Bố trí các kệ hàng để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng - Bố trí mặt bằng kho hàng

✓ Dễ dàng trong giao, nhận và xếp, dỡ, di chuyển, tìm kiếm HH

✓ Phân loại HH theo đặc tính riêng

✓ Thuận tiện cho kiểm kê, kiểm soát hàng hóa

✓ Sử dụng hữu hiệu MM vận chuyển, bốc dỡ

✓ Thiết lập định dạng dòng chảy NVL tiêu chuẩn

✓ Bề rộng của lối đi phải đủ rộng Khai thác tối đa không gian đứng

✓ Tránh ngõ cụt trong lối đi, tránh để hàng hóa sát tường

3.3.4 Công tác đảm bảo chất lượng

Kế hoạch nhân sự

3.4.1 Những người đồng sở hữu

Bạn sẽ làm một mình hay sẽ rủ một hoặc hai người bạn tham gia cùng? Việc làm cùng nhau mang lại rất nhiều hiệp lực vì mọi người thường trao đổi ý kiến với nhau Hai người có thể cùng nhau hiệp lực thu được kết quả tốt hơn tổng kết quả của hai người cộng lại

Suy nghĩ về điểm yếu của bản thân hoặc những lĩnh vực mà bạn không có nhiều kiến thức Tìm kiếm đối tác phù hợp với tính cách của bạn, những người có thể bù khuyết thiếu sót về kiến thức hoặc kỹ năng của bạn sẽ là một cách tuyệt vời để đảm bảo doanh nghiệp có những nguồn lực cần thiết để thành công

3.4.2 Các vị trí công việc và số nhân sự cần thiết

- Liệt kê các vị trí công việc cần phải có và xác định số lượng nhân sự cần thiết ở mỗi vị trí công việc: Quản lý chung; Marketing và bán hàng; Sản xuất; Mua hàng; Kế toán; Văn phòng; Bảo vệ;…

- Mô tả yêu cầu đối với từng vị trí công việc: nhiệm vụ thực hiện, kiến thức, kỹ năng, phẩm chất

3.4.3 Định hình việc quản lý nhân sự

- Tuyển dụng: Sử dụng bản mô tả công việc để tuyển nhân viên cho doanh nghiệp

- Đào tạo: Đào tạo tốn tiền bạc nhưng mang lại lợi ích lâu dài, đào tạo tốt nhất dựa trên nhu cầu công việc, bổ sung những thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng để nhân viên làm tốt công việc

- Đãi ngộ: Khi xác định đãi ngộ cho nhân viên như thế nào, ngoài căn cứ vào vị trí công việc mà họ đảm nhận, cần tính tới các quy định của pháp luạt, mức lương chung của thị trường lao động và mức thu nhập đảm bảo cuộc sống của nhân viên

51 - Đánh giá: Đánh giá để cải thiện hiệu quả và hiệu suất làm việc của nhân viên chứ không phải để xét nét nhân viên.

Kế hoạch tài chính

3.5.1 Xác định nhu cầu vốn khởi sự và nguồn vốn

- Xác định nhu cầu vốn khởi sự:

+ Vốn cố định: Tính toán các khoản mục vốn cố định: Nhà xưởng/cửa hàng; dụng cụ và thiết bị; đồ dùng văn phòng; phương tiện vận chuyển, chi phí khởi sự (nghiên cứu thị trường, đăng ký kinh doanh)

Ví dụ: Cửa hàng quần áo

• Tiền thuê cửa hàng: 2.500.000 đồng

• Dụng cụ, công cụ: 7.600.000 đồng

• Chi phí khởi sự (đăng ký kinh doanh, thuế môn bài): 1.000.000 đồng

52 + Vốn lưu động: Dự trù vốn lưu động cho các mục: NVL, hàng hóa; Trả lương nhân viên; Quảng cáo và xúc tiến bán hàng; điện nước, bảo hiểm

Ví dụ: Cửa hàng quần áo Hàng hóa: 21.650.000 đồng Lương nhân viên hàng tháng (lương, thưởng, ăn ca cho 02 người): 10 triệu

Quảng cáo và xúc tiến bán hàng (trên web rao vặt địa phương, các hội nhóm, treo băng rôn thông báo, khuyến mại giảm giá các dịp đặc biệt, phát hành thẻ VIP giảm giá ): 2 triệu

+ Vay từ người thân, bạn bè

+ Vay ngân hàng, các tổ chức tài chính

Ví dụ: cửa hàng quần áo: Vốn của người bán là 100%

3.5.2 Dự báo khối lượng hàng bán ra

Sử dụng các phương pháp dự báo phù hợp để dự báo khối lượng hàng bán ra như:

- Dựa trên kinh nghiệm sẵn có:

- Khảo sát đối thủ cạnh tranh: So sánh quy mô của mình với quy mô của đối thủ cạnh tranh để từ đó ước lượng số lượng bán ra của mình

- Bán thử trên thị trường: Bán thử ở quy mô nhỏ

- Tiến hành điều tra: Tìm hiểu thói quen mua hàng của khách hàng, tần suất và số lượng mua

3.5.3 Kế hoạch chi phí, doanh thu và lợi nhuận

- Tính chi phí: Có 2 cách có thể sử dụng để dự kiến chi phí

56 + Dự kiến chi phí bằng cách liệt kê các khoản chi phí mà cơ sở kinh doanh phải bỏ ra trên một đơn vị thời gian (ngày, tuần, tháng, năm): Chi phí thuê nhà xưởng, trang thiết bị; CP khấu hao; CP giấy phép kinh doanh; CP NVL; Lương, thưởng và trợ cấp cho nhân viên; Quảng cáo; Điện, nước, ga, điện thoại; phí mua dịch vụ tư vấn pháp luật, kế toán; Bảo hiểm, lãi vay

+ Dự kiến chi phí bằng cách chia chi phí kinh doanh thành 2 loại là chi phí biến đổi và chi phí cố định

- Xác định giá thành sản phẩm bằng phương pháp phù hợp

+ Giá thành = Tổng CP/Số lượng SPSX + Giá thành = CPBĐ ĐVSP + CPCĐBQ ĐVSP

- Định giá bán: Thông thường, giá bán sản phẩm sẽ bao gồm giá thành và lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn Trong khi định giá cần xem xét đến giá trung bình của đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Ví dụ: Cửa hàng định mức giá phải chăng, hợp lý (từ 120k – 200k/sp), đảm bảo cạnh tranh và có lãi

- Lập bảng dự kiến về doanh thu và lợi nhuận: Khi đã có các con số về lượng hàng bán ra, giá bán, phi phí, có thể lập bảng để xác định doanh thu và lợi nhuận:

Số lượng Đơn giá Doanh thu

Số lượng Đơn giá Doanh thu

NVL Lương CP thuê nhà

3.5.4 Tính toán các chỉ số tài chính cơ bản

* Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn nhằm đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong vòng 12 tháng bằng các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong vòng 12 tháng tới Nếu chỉ số trên 1: An toàn; Nếu chỉ số dưới 1: Có thể doanh nghiệp đang dùng các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn, dẫn đến vốn lưu động ròng âm

Hệ số thanh toán nhanh = (TSLĐ – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh sẽ đánh giá khả năng sẵn sàng thanh toán nợ ngắn hạn cao hơn sơ với hệ số thanh toán ngắn hạn Nếu hệ số này trên 0,5 lần : an toàn

* Nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính (cơ cấu vốn)

Hệ số tự tài trợ = Vốn CSH//Tổng nguồn vốn

Hệ số tự tài trợ sẽ đánh giá mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp và khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu Hệ số tối thiểu là (+) 15% đối với vay có tài sản bảo đảm và (-) 20% đối với cho vay không có đảm bảo Hệ số càng cao, doanh nghiệp càng an toàn

Hệ số đòn bẩy tài chính = Tổng TS bình quân/Vốn CSH bình quân

Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp Hệ số này cũng cho phép đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực của việc vay vốn đến ROE

* Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/Tổng TS BQ

Chỉ tiêu này sẽ cho biết tổng tài sản được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu trong 1 năm Chỉ số cao phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cao

Doanh thu thuần của công ty Hải Yến là 48,000 triệu đồng và tổng tài sản của công ty là 25,000 triệu đồng Vòng quay tổng tài sản là bao nhiêu?

Vòng quay tổng tài sản = 𝐷𝑇𝑇

- Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/Tổng TS ngắn hạn BQ

59 Chỉ số này cho biết tài sản ngắn hạn được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu Chỉ số cao phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

- Chu kỳ hàng tồn kho = (Hàng tồn kho BQ/DT thuần) x 360

Chỉ số này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp trong việc quản lý hàng tồn kho, đánh giá tính thành khoản của hàng tồn kho Việc đánh giá trùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh và chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp

- Kỳ thu tiền bình quân = (Các khoản phải thu TM BQ/Doanh thu thuần) x

Chỉ số này sẽ cho biết số ngày bình quân cần có để chuyển các khoản phải thu tiền mặt thành tiền mặt Thể hiện khả năng thu nợ từ khách hàng và chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp

- Thời gian thanh toán công nợ = (Các khoản phải trả TM BQ/GVHB) x

Chỉ số này sẽ cho biết thời gian từ khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu cho tới khi thanh toán tiền Khi xem xét chỉ số này cần gắn với chính sách mua hàng và quan hệ doanh nghiệp với nhà cung cấp

* Nhóm chỉ tiêu về khả năng tăng trưởng

- Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu = (DTT kỳ hiện tại/DTT kỳ trước) – 1

Tỷ lệ này cần dương, càng cao càng tốt

- Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh = (LN từ HĐKD kỳ hiện tại/LN từ HĐKD kỳ trước) - 1

Tỷ lệ này cần dương, cang cao càng tốt

* Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) = LNST/Tổng TS BQ

Tỷ suất này sẽ đo lường kết quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận Tỷ số càng cao càng tốt

Tổng tài sản của công ty Minh Anh ở thời điểm cuối năm ngoái là $300,000 và lợi nhuận ròng sau thuế là $25,000 ROA của công ty là bao nhiêu?

- Tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE) = LNST/Vốn CSH BQ

Tỷ suất này phản ánh hiệu qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số càng cao càng tốt

Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh

Tóm tắt kế hoạch kinh doanh với các nội dung như sau:

- Problem: Vấn đề Có rất nhiều StartUp thất bại bởi vì không xuất phát từ nhu cầu của thị trường

Bạn phải tìm kiếm và giải quyết một vấn đề đang tồn tại trên thị trường và điều đó phải đem lại giá trị cho khách hàng của bạn Sau đây là 3 cách giúp bạn hoàn thiện nội dung phần này:

+ Liệt kê ra 3 vấn đề mà StartUp của bạn giúp giải quyết nhu cầu cần đáp ứng của khách hàng

+ Liệt kê các giải pháp thay thế hiện có trên thị trường

+ Xác định vai trò của người dùng tương tác như thế nào với khách hàng Ví dụ trong dịch vụ chia sẻ hình ảnh, khách hàng là người chụp ảnh nhưng những người dùng là người xem ảnh ( gia đình, bạn bè, …)

- Customer segment: Phân đoạn khách hàng Cần phải trả lời các câu hỏi sau:

+ Ai sẽ là khách hàng của bạn ? + Bạn chọn phân khúc khách hàng nào ?

61 + Bạn phải làm rõ khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến Đó có thể là ở thị trường đại chúng (mass market) , thị trường ngách (niche market) hay thị trường hỗn hợp (multi –sided market)

- Unique Value Proposition (UVP): Giá trị cốt lõi Cần phải chắt lọc những gì cốt lõi nhất của sản phẩm trong một vài từ, đồng thời nêu lên điểm khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh Nói cách khác, UVP là lí do để khách hàng sẽ chọn sản phẩm/ dịch vụ của bạn Có thể đó là thiết kế độc đáo, giá cả tối ưu, vận chuyển nhanh chóng…Một số gợi ý để giúp bạn hoàn thành nội dung này :

+ Đặt mình vào vị trí khách hàng và nhìn sản phẩm/ dịch vụ của mình dưới góc độ của họ

+ Tập trung vào những gì khách hàng sẽ nhận được sau khi sử dụng sản phẩm của bạn

+ Điểm khác biệt, lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ trên thị trường

- Solution: Giải pháp Khi đã nêu ra vấn đề của khách hàng, vậy giải pháp cho những vấn đề đó là gì?

Solution là nơi bạn thể hiện tính năng, đặc điểm chính, phương pháp của bạn mà qua đó, khách hàng sẽ nhận ra được các giá trị (UVP) của sản phẩm/ dịch vụ của bạn

- Channel: Kênh xúc tiến Đây là cách kênh, phương thức mà bạn tiếp xúc với khách hàng của mình Thông thường sẽ có 4 loại kênh chính mà bạn cần xác định: kênh truyền thông, kênh phân phối, kênh bán hàng, kênh hỗ trợ khách hàng Bạn hãy nêu ngắn gọn phương thức mà bọn chọn trong từng loại kênh trên Ví dụ truyền thông online hay offline, bán hàng riêng lẻ hay bán theo từng lô hàng…

- Revenue Stream: Dòng doanh thu Doanh thu của bạn sẽ được bắt nguồn từ đâu ? Lợi nhuận biên trên mỗi sản phẩm là bao nhiêu ? Bạn phải hiểu rõ được luồng lợi nhuận dự kiến thu được từ khách hàng của bạn theo tháng, quý, hay năm

- Cost structure: Cấu trúc chi phí Mô tả tất cả các chi phí cần thiết để duy trì và điều hành một công việc kinh doanh Bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi

- Key metrics : Số liệu chính

62 Những con số thống kê sẽ giúp bạn nhìn nhận và đánh giá khách quan về tình hình kinh doanh của StartUp và cho biết bạn cần phải điều chỉnh gì Bạn hãy chọn những chỉ tiêu đánh giá quan trọng phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình chẳng hạn như lượt page view, lượt đăng kí mỗi ngày…

- Unfair Advantages Lợi thế cạnh tranh Khái niệm này nhằm chỉ ra những thứ sẽ giúp bạn giành chiến thắng trước những đối thủ cạnh tranh Là thứ mà không dễ để copy theo và chỉ có bạn mới có Nó là một phần lợi thế cạnh tranh của bạn tạo nên Đó có thể là nguồn lực về con người, công nghệ hay văn hóa công ty…

1 Trình bày nội dung cần thể hiện khi tìm hiểu khách hàng 2 Trình bày nội dung tìm hiểu thông tin về đối thủ cạnh tranh 3 Trình bày các nội dung cần thể hiện trong bản kế hoạch khởi sự về sản phẩm, giá bán, địa điểm, truyền thông

4 Trình bày nội dung của kế hoạch sản xuất, vận hành: về nguyên vật liệu, hàng hóa; công nghệ và quá trình sản xuất; bố trí mặt bằng cơ sở kinh doanh; công tác đảm bảo chất lượng

5 Trình bày phương pháp xác định các vị trí công việc và số nhân sự cần thiết 6 Trình bày cách định nhu cầu vốn khởi sự và nguồn vốn

7 Trình bày nội dung kế hoạch chi phí, doanh thu và lợi nhuận

KHỞI SỰ CƠ SỞ KINH DOANH

Lựa chọn hình thức pháp lý

4.1.1 Các hình thức pháp lý của doanh nghiệp

- Công ty TNHH một thành viên - Công ty TNHH hai thành viên trở lên - Công ty cổ phần

- Hộ kinh doanh cá thể

4.1.2 Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

- Nếu không cần kêu gọi góp vốn và có thể tự chịu trách nhiệm toàn bộ cho công việc kinh doanh, nên chọn hình thức kinh doanh đơn giản như doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể

- Nếu dùng đến nhiều vốn vay và để thuận lợi hơn nếu trách nhiệm cá nhân đối với các khoản nợ của doanh nghiệp là hữu hạn, có thể chọn loại hình công ty TNHH

- Nếu việc kinh doanh có nhiều người tham gia, cần huy động vốn lớn và về lâu dài muốn phát hành chứng khoán, nên chọn Công ty cổ phần.

Nhận biết trách nhiệm pháp lý

Cần tìm hiểu các trường hợp cần phải đăng ký kinh doanh và các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh

* Các trường hợp không cần đăng ký kinh doanh:

Theo Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định:

- Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung

64 ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại Cụ thể những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây thì không cần đăng ký kinh doanh:

+ Buôn bán rong là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả công việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

+ Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

+ Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

+ Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

+ Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

+ Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác

- Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định

Nếu như những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, không có địa điểm kinh doanh cố định hoặc thuộc các ngành nghề nêu trên thì sẽ không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh

* Các trường hợp phải đăng ký kinh doanh:

- Cá nhân không thuộc nhóm không phải ĐKKD - Hộ gia đình sử dụng thường xuyên trên dưới 10 lao động

- Mọi tổ chức khi hoạt động thương mai hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng không do cá nhân tự thực hiện

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo Điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC, căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ

65 thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý

- Thuế giá trị gia tăng: Căn cứ: Điều 10, Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC Đa số hàng hóa, dịch vụ phải chịu thuế giá trị gia tăng theo các mức thuế suất 5%, 10%

Do vậy, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ doanh nghiệp phải nộp thuế giá trị gia tăng

- Thuế môn bài: Thuế môn bài được hiểu đơn giản là mức thuế doanh nghiệp phải đóng hàng năm dựa vào vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh

Theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/02/2020, mức thuế, bậc lệ phí môn bài bạn cần nộp trong năm 2020 nằm trong bảng sau:

- Thuế tài nguyên: Theo Điều 3 Luật Thuế tài nguyên năm 2009, doanh nghiệp khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên phải nộp thuế theo quy định

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

66 Theo Điều 2, Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như thuốc lá, rượu, bia,…phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Theo Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

4.2.3 Pháp luật có liên quan

- Bộ luật lao động Việt Nam (Số 45/2019/QH14 - Bộ luật lao động năm 2019 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019): liên quan đến hợp đồng lao động, tiền lương, giờ làm việc và nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, an toàn, vệ sinh lao động,

Bộ luật lao động chỉ cho biết những những quy phạm chung nhất Tất cả những quy định có tính kỹ thuật, cụ thể đều được ban hành với hình thức Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành luật Các văn bản này có thể tìm thấy trên các website hoặc trực tiếp tại các Sở LĐTBXH địa phương

- Luật thương mại (Số 17/VBHN-VPQH ngày 05/07/2019): điều chỉnh các hành vi thương mại xác định địa vị pháp lý của thương nhân, quy định các nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thương mại tại Việt Nam

- Pháp luật liên quan đến TMĐT: Luật giao dịch điện tử; Bộ luật dân sự; Luật Hải quan; Luật sở hữu trí tuệ; Luật Công nghệ thông tin; Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử …

Bảo hiểm tài sản là một loại bảo hiểm thuộc nhóm bảo hiểm phi nhân thọ, đã được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 Theo đó, phía công ty bảo hiểm sẽ tiến hành thu phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm và cam kết bồi thường cho bên được bảo hiểm khi tài sản bảo hiểm gặp rủi ro trong phạm vi bảo hiểm dẫn đến tổn thất

Huy động các nguồn lực

68 Chỉ một số ít người có vốn để mở doanh nghiệp, còn đa phần phải huy động vốn bên ngoài khi khởi sự kinh doanh Trước khi mở doanh nghiệp, bạn cần phải xác định rõ sẽ huy động vốn ở đâu Đây là nhân tố quan trọng nhất trong kế hoạch kinh doanh của bạn

Việc huy động đủ lượng vốn cần thiết để khởi nghiệp kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi không có gì đảm bảo rằng kinh doanh của bạn sẽ đem lại ngay nguồn thu cho bạn như dự kiến và không có gì đảm bảo rằng, doanh nghiệp của bạn sẽ đem lại đủ tiền để duy trì cuộc sống cho cả gia đình bạn Như vậy, vốn cần thiết không chỉ gồm vốn để mở doanh nghiệp mà còn để duy trì hoạt động của doanh nghiệp cho đến khi đem lại lợi nhuận

* Các hình thức huy động vốn:

- Vay vốn ngân hàng: Hẳn đây là cách mà các doanh nhân sẽ nghĩ ra trước tiên, bởi nó đã quá phổ biến Tuy nhiên, đứng trước tỷ lệ khởi nghiệp thất bại rất cao hằng năm, hiện nay các ngân hàng khá khó khăn trong việc đặt niềm tin vào các công ty non nớt, mới bước vào thị trường Để thuyết phục, bạn cần phải khéo léo và chặt chẽ trong cách trình bày về nhu cầu vay vốn và vòng quay vốn của doanh nghiệp mình

- Tận dụng các mối quan hệ xung quanh: Giai đoạn khởi nghiệp là lúc bạn cần nhất sự hỗ trợ từ gia đình, nguời thân, bạn bè Gia đình và người thân sẽ là những người có thể đặt niềm tin ở bạn vô điều kiện, nhưng vay mượn từ bạn bè thì lại là một vấn đề khác Tuy nhiên ở đây, tận dụng mọi nguồn lực quanh bạn không có nghĩa chúng đều phải là nguồn lực về tài chính, mà đó có thể là sự giúp đỡ về địa điểm kinh doanh, nhân lực, vật dụng, tài sản, … Biết cách sử dụng các nguồn lực hữu ích xung quanh thay vì phải dùng đến tiền để chi trả cho mọi thứ sẽ giúp gánh nặng về vốn khởi nghiệp của bạn vơi đi ít nhiều

- Thương lượng với nhà cung cấp: Một khó khăn khác nữa cho các startup chính là bạn phải trả tiền trước cho nhà cung cấp để nhập nguyên vật liệu sản xuất, trong khi bạn lại thu tiền sau từ khách hàng Điều này đòi hỏi bạn phải có một nguồn vốn lưu động nhất định để đảm bảo tiếp tục duy trì sản xuất Nếu có thể khéo léo thương lượng với nhà cung cấp để trì hoãn việc thanh toán đến khi bạn nhận được tiền từ khách hàng thì bạn đã có thể sử dụng nguồn vốn này cho những hoạt động sinh lợi khác

- Liên hệ trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp: Hiện nay hàng loạt trung tâm và dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp ra đời đang là một tín hiệu đáng mừng cho giới doanh nhân trẻ Các

69 trung tâm hỗ trợ cung cấp nhiều hình thức vay vốn cho các startup dưới dạng vay vốn cá nhân, vay vốn tập thể Bằng cách chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn hảo và một dự án kinh doanh thuyết phục, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng nhất, cởi mở nhất về vốn khởi nghiệp

- Thẻ tín dụng: Thẻ tín dụng là một trong những cách dễ dàng nhất để cấp vốn khởi nghiệp, và có thể là cách nhanh chóng để đánh thức doanh nghiệp của bạn Một trong vài lợi thế của thẻ tín dụng là khoản thanh toán so với số tiền bạn nợ ngân hàng hàng tháng là rất thấp Ví dụ, nếu sử dụng thẻ tín dụng của HSBC tại Việt Nam, số tiền nợ ngân hàng trên sao kê ngày 14.8 là hai triệu đồng, số tiền tối thiểu phải thanh toán trước ngày 29.8 chỉ là 100.000 đồng Tuy nhiên, nhược điểm chính của việc sử dụng thẻ tín dụng làm nguồn cấp vốn là nếu công việc kinh doanh mới bắt đầu và bạn gặp rắc rối khi thanh toán, lãi suất và chi phí để trả cho thẻ tín dụng sẽ tăng lên rất nhanh

* Nghệ thuật huy động vốn hiệu quả

- Đối với nguồn vốn huy động từ người quen, bạn bè, hãy “đi đường vòng”

- Hãy luôn giữ uy tín - Hãy tận dụng nguồn vốn đã vay mượn thật nhanh chóng, sớm tạo ra hiệu quả - Chỉ vay vốn ở một chừng mực nhất định

- Hãy vay vốn theo cách khéo léo nhất

Bài toán nan giải mà các startup thành công phải vượt qua chính là tuyển dụng nhân sự mới Việc tìm kiếm ứng viên phù hợp giữa thị trường lao động đầy cạnh tranh không phải chuyện đơn giản, và nếu không có nhiều kinh nghiệm thì một sai lầm cũng đủ “níu chân” đà phát triển của startup 6 điều cần tránh được liệt kê dưới đây phần nào giúp cho việc tuyển dụng thêm nhân sự mới của startup đạt được hiệu quả cao nhất

- Bắt đầu việc tuyển dụng quá trễ: Đội ngũ startup thường giỏi chuyên môn, thừa đam mê, nhưng ít kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực, đặc biệt là các bạn trẻ khởi nghiệp lần đầu Do quá tập trung vào việc phát triển startup, nên các bạn lơ là phần nào mảng nhân sự tương lai Và khi startup bắt đầu được rót vốn hoặc nhận các hợp đồng lớn đầu tiên, thì đội ngũ dễ rơi vào tình trạng đuối sức hoàn toàn bởi sự bùng nổ của

“núi việc” Để giải quyết vấn đề này thì cần đến tầm nhìn quản trị của các bạn startup nòng cốt Mọi người phải tự ý thức về giới hạn của bản thân, và cùng nhau xem xét vấn đề nhân lực tương lai ngay khi dấu hiệu “quá tải” nhen nhóm Bất kì một kế hoạch tuyển

70 dụng nào thì đều cần thời gian để có sự chuẩn bị hoàn chỉnh nhằm phát huy hiệu quả cao nhất khi bắt đầu

- Kết thúc đợt tuyển dụng quá sớm: Với những công ty lớn, vững mạnh tài chính, và sẵn sàng đầu tư nhiều kinh phí vào đợt tuyển dụng rộng khắp, thì họ có thể kết thúc sớm hơn đợt tuyển dụng khi tìm kiếm đủ các ứng viên phù hợp Trong khi đó, không phải startup nào cũng “nổi như cồn”, và tiết kiệm ngân sách luôn là ưu tiên hàng đầu

Do đó, thời gian tuyển dụng nên được kéo dài nhằm giúp cho tin tuyển dụng của startup đến được với nhiều đối tượng hơn Từ đó, startup sẽ có thêm nhiều cơ hội để tìm kiếm, sàng lọc, và thử việc để chọn ra ứng viên phù hợp nhất

- Quá tin tưởng vào những mối quan hệ quen biết: Đây là “nguồn” mà rất nhiều startup ưu tiên chọn vì tiết kiệm thời gian, và kinh phí Những người cộng sự cốt cán của startup sẽ ứng cử các “phụ tá” đắc lực mà tự bản thân họ cho là phù hợp nhất Tuy nhiên, việc tuyển dụng chỉ đơn thuần dựa vào tín nhiệm quan hệ sẽ không bền lâu Và nếu buộc phải sa thải các nhân viên “quen biết” thì sẽ vô hình chung dẫn đến rạn nứt về quan hệ trong nội bộ nòng cốt với nhau Mỗi sự bổ sung nhân sự của startup không chỉ giải quyết các nhu cầu ngắn hạn, mà nên nhìn về dài hạn Bởi vì sự đoàn kết là sức mạnh cốt lõi của startup nên mỗi nhân viên phải là “mảnh ghép hoàn thiện” Do đó, phương án tuyển dụng nhân sự dựa vào quan hệ vẫn nên được áp dụng vì ích lợi của nó, chỉ cần ứng viên đã chọn đều được tập thể startup nhất trí đồng thuận thông qua

- Chỉ ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm: Kinh nghiệm làm việc là một trong những yếu tố lưu tâm hàng đầu khi lựa chọn ứng viên, nhưng quan trọng hơn cả là sự phù hợp với văn hóa startup Thêm nữa, các ứng viên “dày dạn sương gió” sẽ có yêu cầu về lương bổng, phúc lợi cao hơn sinh viên, người mới đi làm Các ứng viên mới ra trường có thể “non trẻ” về kinh nghiệm, kỹ năng nhưng bù lại tinh thần làm việc luôn nhiệt huyết, đầy tính cầu tiến Do đó, tùy thuộc vào thái độ khi phỏng vấn của ứng viên, điều kiện thực tại, và đường lối phát triển của mỗi startup để đưa ra quyết định phù hợp

Có thể, việc đào tạo sẽ phần nào giảm đà phát triển của startup, nhưng “lùi một bước mà tiến ba bước” thì cũng rất đáng cân nhắc

Điều hành các công việc kinh doanh thường nhật

4.4.1 Mua hàng hóa, nguyên vật liệu và dịch vụ

Mọi công việc kinh doanh đều có liên quan đến hoạt động mua và bán:

- Người bán lẻ: mua hàng từ người bán buôn rồi bán lại cho khách hàng

- Người bán buôn: mua hàng từ người sản xuất rồi bán lại cho người bán lẻ

- Người sản xuất: mua nguyên vật liệu từ các nguồn khác nhau, sản xuất sản phẩm và bán cho khách hàng của mình

- Cơ sở dịch vụ: mua thiết bị, NVL phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ

Làm tốt công tác mua hàng hóa, NVL và dịch vụ sẽ giảm bớt được chi phí và tăng lợi nhuận

4.4.2 Quản lý vận hành, điều phối công việc

Cần giám sát tốt quá trình sản xuất/vận hành để đảm bảo cung cấp sản phẩm cho khách hàng với số lượng, chất lượng phù hợp và giao hàng đúng hạn

Cần giám sát nhân viên cẩn thận, đặc biệt là trong thời gian đầu họ làm việc tại doanh nghiệp, để mọi việc không vượt ra khỏi tầm tay

4.4.4 Bán hàng và phục vụ khách hàng

- Cần quan tâm tới các vấn đề cơ bản như trưng bày hàng hóa, giao tiếp, hành vi ứng xử và việc thực hiện tốt các dịch vụ đi kèm

- Duy trì khách hàng cũ và làm cho họ trở thành những khách hàng trung thành của doanh nghiệp

- Tìm kiếm, thu hút thêm các khách hàng mới

Thiết lập một cách ghi chép đơn giản theo cách của mình để theo dõi các vấn đề: tiền thu vào; tiền chi ra, các khoản cho vay; các khoản nợ; tài sản và tồn kho

4.4.6 Tính toán kết quả kinh doanh

- Báo cáo hàng bán chạy: Báo cáo hàng bán chạy thống kê các mặt hàng bán chạy, số lượng bán ra là bao nhiêu và doanh thu mà mặt hàng này mang lại cho doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định Báo cáo này giúp doanh nghiệp tiếp tục triển khai hoặc tập trung bán những sản phẩm tốt nhất, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp

- Báo cáo hàng tồn kho: Báo cáo hàng tồn kho thống kê số lượng hàng tồn trong kho Thêm vào đó, báo cáo hàng tồn kho còn giúp doanh nghiệp biết được giá trị hàng tồn kho, dự trù nguồn thu và lên kế hoạch tài chính cho mình Báo cáo hàng tồn kho sẽ giúp giúp hoạt động bán hàng của doanh nghiệp trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn

+ Công nợ phải thu bao gồm tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền, hay các khoản đầu tư tài chính

+ Công nợ phải trả bao gồm khoản phải trả cho nhà cung cấp về vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…mà doanh nghiệp chưa thanh toán tiền

- Báo cáo lãi lỗ: Báo cáo lãi lỗ sẽ giúp doanh nghiệp biết được doanh thu và lợi nhuận của mình trong hiện tại cũng như so sánh các chỉ số này của kỳ hiện tại so với các kỳ trước

- Báo cáo quản lý khách hàng: Báo cáo quản lý khách hàng là việc báo cáo các hoạt động thu thập thông tin của khách hàng như tên, tuổi, giới tính, sở thích… nhằm

76 xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng, gia tăng tệp khách hàng trung thành cho doanh nghiệp Chi tiết hơn, doanh nghiệp cần quản trị các giao dịch phát sinh với khách hàng, lịch sử tìm kiếm của khách hàng để đưa ra những gợi ý nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách hàng

- Báo cáo chăm sóc khách hàng: Hoạt động quản lý thông tin khách hàng được sử dụng để chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn Khi hiểu rõ về khách hàng, doanh nghiệp sẽ hoạch định được các chiến lược chăm sóc khách hàng phù hợp Muốn hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, việc áp dụng công nghệ vào hoạt động này là vô cùng cần thiết

1 Trình bày các lưu ý khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp trong khởi sự kinh doanh?

2 Trình bày các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh và các trường hợp phải đăng ký kinh doanh?

3 Trình bày các loại bảo hiểm tài sản mà người khởi sự cần quan tâm trong quá trình khởi sự cơ sở kinh doanh ?

Ngày đăng: 01/07/2024, 19:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN