1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giáo trình thực tập lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử ngành thương mại điện tử cao đẳng trường cao đẳng xây dựng số 1

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • PHẦN 1: LỰA CHỌN Ý TƯỞNG KINH DOANH (8)
    • 1.1. Liệt kê ý tưởng kinh doanh TMĐT của bản thân (8)
    • 1.2. Đánh giá ý tưởng kinh doanh (8)
      • 1.2.1. Phân tích các khía cạnh của ý tưởng kinh doanh (8)
      • 1.2.2. Phân tích SWOT ý tưởng kinh doanh (9)
  • PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG (12)
    • 2.1. Nghiên cứu khách hàng (12)
      • 2.1.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu (12)
      • 2.1.2. Xác định thị trường mục tiêu (12)
      • 2.1.3. Xác định chân dung khách hàng (13)
      • 2.1.4. Xác định khách hàng quan trọng (14)
    • 2.2. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh (14)
      • 2.2.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu (14)
      • 2.2.2. Liệt kê đối thủ cạnh tranh (14)
      • 2.2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh (14)
  • PHẦN 3: LẬP KẾ HOẠCH MARKETING (17)
    • 3.1. Lựa chọn sản phẩm/nhóm sản phẩm (17)
      • 3.1.1. Tiêu chí lựa chọn sản phẩm (17)
      • 3.1.2. Mô tả sản phẩm (18)
    • 3.2. Xây dựng chính sách giá (18)
      • 3.2.1. Xác định cơ sở định giá (18)
      • 3.2.2. Xác định phương pháp định giá (18)
      • 3.2.3. Xác định mức giá bán (19)
      • 3.2.4. Xác định chính sách giá (19)
    • 3.3. Lựa chọn địa điểm đặt cửa hàng (19)
      • 3.3.1. Xác định tiêu chí lựa chọn địa điểm cửa hàng (19)
      • 3.3.1. Lựa chọn địa điểm cửa hàng (0)
    • 3.4. Xây dựng các chính sách xúc tiến bán hàng (21)
      • 3.4.1. Lựa chọn hình thức (21)
      • 3.4.2. Xây dựng chính sách (21)
    • 3.5. Hoàn thiện nội dung báo cáo (22)
  • PHẦN 4: TÌM NGUỒN HÀNG VÀ NHÀ CUNG CẤP (23)
    • 4.1. Tìm hiểu nhà cung cấp (23)
      • 4.1.1. Liệt kê các nhà cung cấp (23)
      • 4.1.2. Mô tả đặc điểm của nhà cung cấp (23)
    • 4.2. Đánh giá nhà cung cấp (24)
      • 4.2.1. Lựa chọn phương pháp đánh giá (24)
      • 4.2.2. Đánh giá các nhà cung cấp (24)
    • 4.3. Lựa chọn nhà cung cấp (24)
      • 4.3.1. Chấm điểm nhà cung cấp (24)
      • 4.3.2. Lựa chọn nhà cung cấp (25)
    • 4.4. Hoàn thiện nội dung báo cáo (25)
  • PHẦN 5: LẬP KẾ HOẠCH NHÂN SỰ (26)
    • 5.1. Xác định những người đồng sở hữu kinh doanh (26)
      • 5.1.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân (26)
      • 5.1.2. Quyết định người sở hữu (26)
    • 5.2. Xác định các vị trí làm việc (26)
      • 5.2.1. Liệt kê các vị trí công việc (26)
      • 5.2.2. Mô tả các vị trí công việc (27)
    • 5.3. Xác định số lượng nhân sự (27)
      • 5.3.1. Xác định số lượng nhân sự (27)
      • 5.3.2. Tổng hợp số lượng nhân sự (27)
    • 5.4. Hoàn thiện nội dung báo cáo (27)
  • PHẦN 6: LẬP KẾ HOẠCH VỀ VỐN (28)
    • 6.1. Xác định nhu cầu vốn (28)
      • 6.1.1. Xác định nhu cầu vốn cố định (28)
      • 6.1.2. Xác định nhu cầu vốn lưu động (28)
    • 6.2. Xác định nguồn vốn (28)
      • 6.2.1. Liệt kê các nguồn vốn và số lượng vốn (28)
      • 6.2.2. Mô tả từng nguồn vốn (29)
    • 6.3. Lập kế hoạch chi phí (29)
      • 6.3.1. Xác định phương pháp dự kiến chi phí (29)
      • 6.3.2. Liệt kê các khoản chi phí dự kiến (29)
      • 6.3.3. Lập bảng dự kiến chi phí (30)
    • 6.4. Lập kế hoạch doanh thu (30)
      • 6.4.1. Dự kiến cầu hàng hóa (30)
      • 6.4.2. Lập bảng dự kiến doanh thu (31)
    • 6.5. Lập kế hoạch lợi nhuận (31)
    • 6.6. Hoàn thiện nội dung báo cáo (32)

Nội dung

LỰA CHỌN Ý TƯỞNG KINH DOANH

Liệt kê ý tưởng kinh doanh TMĐT của bản thân

Công việc: Mỗi học sinh liệt kê tối thiểu 3 ý tưởng kinh doanh TMĐT với các mặt hàng khác nhau

- Ý tưởng kinh doanh phải được hình thành căn cứ vào điều kiện của bản thân

- Ý tưởng kinh doanh phải có khả năng thực hiện

Đánh giá ý tưởng kinh doanh

1.2.1 Phân tích các khía cạnh của ý tưởng kinh doanh:

Công việc: Nghiên cứu tính khả thi của ý tưởng kinh doanh

Yêu cầu: học sinh đưa ra những lý do để có thể thực hiện ý tưởng kinh doanh này

- Nghiên cứu về sản phẩm, dịch vụ Cần phân tích về sản phẩm, dịch vụ dựa trên 2 tiêu chí sau:

+ Mong muốn về hàng hóa dịch vụ: Cần khẳng định là hàng hóa/dịch vụ định làm đáp ứng một nhu cầu trên thị trường

+ Cầu về hàng hóa và dịch vụ: nhằm xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng và giá bán cho sản phẩm

- Nghiên cứu về thị trường mục tiêu và sự hấp dẫn của ngành: Ý tưởng kinh doanh khả thi khi có thể xác định rõ thị trường mục tiêu của mình hay mô tả được nhóm khách hàng mà mình nhắm tới

Một ngành kinh doanh hấp dẫn khi nó còn mới mẻ, có cơ hội phát triển và mở rộng tệp khách hàng của mình

- Nghiên cứu về quản trị và nguồn lực:

Một ý tưởng kinh doanh gọi là khả thi khi người khởi nghiệp có thể huy động nguồn lực và có năng lực quản lý các nguồn lực về con người, tiền bạc, công nghệ và các yếu tố khác

- Nghiên cứu về tài chính:

Tính khả thi về tài chính được xem xét ở 3 yếu tố cơ bản: nhu cầu tiền mặt để khởi nghiệp, hiệu quả tài chính ở những cơ sở kinh doanh có quy mô tương tự và mức lãi dự kiến

1.2.2 Phân tích SWOT ý tưởng kinh doanh

Công việc: Phân tích SWOT các ý tưởng kinh doanh Yêu cầu: Học sinh viết chi tiết những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi hoặc khó khăn (rủi ro, trở ngại) của các yếu tố liên quan đối với mỗi ý tưởng kinh doanh đã liệt kê

Gợi ý: Bảng phân tích SWOT bao gồm 4 yếu tố:

- Điểm mạnh (S): là những mặt mà mình có lợi thế hơn so với các CSKD khác hoặc là những điểm mà người khởi nghiệp cho rằng sẽ làm tốt

- Điểm yếu (W): Là những mặt trong công việc kinh doanh mà người khởi nghiệp gặp khó khăn hoặc bị yếu thế so với đối thủ cạnh tranh

- Cơ hội (O): là những yếu tố thuận lợi từ bên ngoài có tác động tốt đến việc kinh doanh của người khởi nghiệp

- Đe dọa (T): là những yếu tố bất lợi đến từ bên ngoài có tác động xấu đến việc kinh doanh của người khởi nghiệp

Ví dụ: Phân tích điểm mạnh và điểm yếu dựa trên các khía cạnh:

- Lòng quyết tâm - Quyết đoán

- Kinh nghiệm bán hàng - Kiến thức về ngành kinh doanh - Kiến thức bán hàng, marketing, tài chính - Động cơ kinh doanh

- Sức khỏe - Kỹ năng đàm phán, giao tiếp - Điều kiện gia đình: có ủng hộ không?

- Tài chính (vốn kinh doanh) -

Phân tích cơ hội và đe dọa dựa trên các khía cạnh:

- Khách hàng - Đối thủ cạnh tranh - Nhà cung cấp (nguồn hàng) - Môi trường kinh tế, xã hội - Sự phát triển của khoa học công nghệ -

1.3.1 Chấm điểm ý tưởng kinh doanh

Công việc: Chấm điểm các ý tưởng kinh doanh đã liệt kê

Yêu cầu: Kẻ bảng, tính điểm các ý tưởng kinh doanh đã liệt kê Gợi ý: Trên cơ sở các thông tin đã phân tích, đánh giá về các khía cạnh và phân tích

SWOT của ý tưởng kinh doanh, học sinh chấm điểm từng nội dung của mỗi ý tưởng kinh doanh theo thang điểm 10 Điểm tổng hợp của ý tưởng kinh doanh sẽ là căn cứ để lựa chọn ý tưởng kinh doanh online thực hiện trong nội dung tiếp theo Chọn ý tưởng kinh doanh có điểm cao nhất

Bảng chấm điểm có thể tham khảo theo mẫu sau:

Khả năng thâm nhập thị trường

Tổng cộng Ý tưởng kinh doanh số 1 Ý tưởng kinh doanh số 2 Ý tưởng kinh doanh số 3

1.3.2 Lựa chọn ý tưởng kinh doanh

Công việc: Học sinh kết luận về ý tưởng kinh doanh đã lựa chọn

1.4 Hoàn thiện nội dung báo cáo

Dựa vào những nội dung công việc đã thực hiện, học sinh tổng hợp thành bài báo cáo chi tiết.

ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG

Nghiên cứu khách hàng

2.1.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Công việc: Xác định phương pháp nghiên cứu Yêu cầu: Học sinh ghi rõ phương pháp nghiên cứu lựa chọn Gợi ý:

- Dự đoán dựa trên sự hiểu biết sẵn có: Dựa trên những kinh nghiệm thực tế để đưa ra những nhận định

- Sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp: Tìm thông tin trên internet, báo chí, kết quả thống kê, báo cáo nghiên cứu và các kênh truyền thông khác

- Quan sát thực địa: Đến tận nơi quan sát hành vi khách hàng tại các cửa hàng hay cơ sở kinh doanh của đối thủ cạnh tranh hoặc trải nghiệm trực tiếp trong vai trò là khách hàng

- Phỏng vấn hoặc điều tra khách hàng: Nên tham khảo ý kiến khách hàng càng nhiều càng tốt bằng các kỹ thuật có liên quan

2.1.2 Xác định thị trường mục tiêu

Công việc: Xác định thị trường mục tiêu Yêu cầu: Học sinh ghi rõ thị trường mục tiêu đã lựa chọn Gợi ý:

Các thị trường mục tiêu là các nhóm người được chia ra bởi các phân khúc thị trường phân biệt và có thể nhìn thấy rõ như:

• Địa lý - địa chỉ (địa điểm, đất nước, khí hậu của thị trường mục tiêu)

• Sự phân khúc về kinh tế xã hội và nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, thu nhập, nghề nghiệp, giáo dục, quy mô hộ gia đình, vị trí trong vòng đời của gia đình)

• Sự phân khúc về tâm lý tiêu dùng (thái độ giống nhau, giá trị và lối sống)

• Sự phân khúc về hành vi tiêu dùng (dịp mua, mức độ trung thành, lợi ích khi mua hàng, mức sử dụng)

• Sự phân khúc liên quan đến sản phẩm (mối quan hệ đối với một sản phẩm)

2.1.3 Xác định chân dung khách hàng

Công việc: Xác định chân dung khách hàng Yêu cầu: Học sinh nêu rõ đặc điểm của khách hàng Gợi ý:

- Xác định đối tượng khách hàng: Thu nhập, giới tính, tuổi, nghề nghiệp, địa điểm…

- Xác định nhu cầu của khách hàng: Mức giá chấp nhận được; Số lượng mua; Tần suất mua; Thời gian mua; Quy mô tương lai…

- Xác định đối tượng khách hàng: Nữ có lứa tuổi từ 17 đến 35

+ Thu nhập: Trung bình và thấp

+ Giới tính: Nữ + Tuổi: 17 đến 35 + Nghề nghiệp: Công nhân, sinh viên

+ Địa điểm: Tại TP Nam Định Quanh khu vực có các trường đại học và khu công nghiệp

- Xác định nhu cầu của khách hàng:

+ Mức giá chấp nhận được: Giá cả nói chung phải chăng, hợp lý (từ 120.000 đến 200.000đ)

+ Số lượng mua: 1-2 chiếc/lần ; + Tần suất mua: 3 – 4 lần/năm

2.1.4 Xác định khách hàng quan trọng

Công việc: xác định khách hàng quan trọng Yêu cầu: Học sinh xác định đối tượng khách hàng quan trọng sẽ nhắm tới để tập trung phục vụ.

Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

2.2.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Công việc: Xác định phương pháp nghiên cứu Yêu cầu: Học sinh ghi rõ phương pháp nghiên cứu lựa chọn Gợi ý:

- Dự đoán dựa trên sự hiểu biết sẵn có: Dựa trên những kinh nghiệm thực tế để đưa ra những nhận định

- Sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp: Tìm thông tin trên internet, báo chí, kết quả thống kê, báo cáo nghiên cứu và các kênh truyền thông khác

- Quan sát thực địa: Đến tận nơi quan sát hành vi khách hàng tại các cửa hàng hay cơ sở kinh doanh của đối thủ cạnh tranh hoặc trải nghiệm trực tiếp trong vai trò là khách hàng

- Phỏng vấn hoặc điều tra khách hàng: Nên tham khảo ý kiến khách hàng càng nhiều càng tốt bằng các kỹ thuật có liên quan

2.2.2 Liệt kê đối thủ cạnh tranh

Công việc: Liệt kê tối thiểu 3 đối thủ cạnh tranh (cùng kinh doanh mặt hàng với mình)

Yêu cầu: Học sinh liệt kê tối thiểu 3 đối thủ cạnh tranh Gợi ý: Tìm hiểu về các cửa hàng, shop cùng kinh doanh mặt hàng với mình dự định ở phạm vi cùng khu vực địa lý, cùng đối tượng khách hàng mục tiêu

2.2.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Công việc: Phân tích tối đối thủ cạnh tranh Yêu cầu: Học sinh tìm hiểu các thông tin về tối thiểu 3 đối thủ cạnh tranh đã liệt kê ở trên

Gợi ý: Thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh trên những khía cạnh cơ bản sau:

TT Tiêu chí Nội dung

1 Tên, địa chỉ 2 Giá bán Chiến lược và chiến thuật giá cả họ áp dụng?

3 Sản phẩm Các sản phẩm và dịch vụ họ đang cung cấp cho khách hàng là gì?

4 Địa điểm Hệ thống đại lý phân phối của họ như thế nào?

5 Quảng cáo Cách họ tiếp thị chúng, chiến lược marketing của họ như thế nào?

6 Nhân viên Số lượng và năng lực của nhân viên?

7 Trang thiết bị Họ áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kinh doanh như thế nào – họ có trang web, thư điện tử, mạng nội bộ hoặc có áp dụng thương mại điện tử không?

8 Kỹ năng bán hàng, giao hàng

Cách phân phối và giao các sản phẩm và dịch vụ, gồm cả nơi giao sản phẩm và dịch vụ?

9 Dịch vụ sau bán hàng Điểm khác biệt trong dịch vụ khách hàng của họ?

Cách thức họ củng cố lòng trung thành của khách hàng?

2.2.4 Đánh giá đối thủ cạnh tranh

Công việc: Đánh giá đối thủ cạnh tranh Yêu cầu: Học sinh đưa ra nhận định về các đối thủ cạnh tranh

Gợi ý: Tổng kết các thông tin đã thu thập được để kết luận về: Những điểm mình có thể học hỏi và áp dụng cho doanh nghiệp của mình, đặc biệt là từ các cơ sở kinh doanh thành đạt

- Các điểm mạnh của từng đối thủ cạnh tranh so với mình

- Những lợi thế của mình so với từng đối thủ cạnh tranh

- Những điểm giống nhau giữa mình và họ

2.3 Hoàn thiện nội dung báo cáo

Dựa vào những nội dung công việc đã thực hiện, học sinh tổng hợp thành bài báo cáo chi tiết.

LẬP KẾ HOẠCH MARKETING

Lựa chọn sản phẩm/nhóm sản phẩm

3.1.1 Tiêu chí lựa chọn sản phẩm

Công việc: Đưa ra tiêu chí lựa chọn sản phẩm Yêu cầu: Học sinh đưa ra tiêu chí để lựa chọn sản phẩm sẽ kinh doanh Gợi ý: Các tiêu chí lựa chọn sản phẩm kinh doanh online hiệu quả

1 Sản phẩm ít cạnh tranh 2 Sản phẩm không bán ở cửa hàng, siêu thị 3 Sản phẩm dễ dàng vận chuyển

4 Sản phẩm có nguồn hàng dồi dào 5 Sản phẩm ít biến thể

6 Sản phẩm độc – lạ 7 Sản phẩm có nhu cầu lớn 8 Sản phẩm khách hàng có nhu cầu cấp thiết 9 Sản phẩm có tần suất mua nhiều lần

10 Sản phẩm dễ bảo quản

11 Sản phẩm có biên độ lợi nhuận cao 3.1.2 Mô tả sản phẩm

Công việc: Mô tả sản phẩm

Yêu cầu: Học sinh mô tả sản phẩm sẽ kinh doanh Gợi ý: Mô tả rõ đặc tính của từng loại sản phẩm Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà cần cân nhắc các đặc tính khác nhau như:

- Các loại sản phẩm: Quần, áo, váy các loại; phụ kiện: túi sách, thắt lưng; kính…

- Đặc tính của sản phẩm:

✓ Kích cỡ: Đủ size Đặc biệt, có 1 số SP mang tính độc đáo chỉ có 1 chiếc duy nhất tại cửa hàng

✓ Kiểu dáng: Hợp thời trang

✓ Bao bì: Bao bì giấy đặt riêng có logo của cửa hàng

✓ Chất lượng: từ các thương hiệu uy tín.

Xây dựng chính sách giá

3.2.1 Xác định cơ sở định giá

Công việc: Xác định cơ sở định giá Yêu cầu: Học sinh nêu rõ cơ sở định giá sẽ áp dụng Gợi ý: Cơ sở định giá: Chi phí làm ra sản phẩm; Giá trung bình của đối thủ cạnh tranh;

Mức giá mà khách hàng sẽ chấp thuận chi trả cho hàng hóa

3.2.2 Xác định phương pháp định giá

Công việc: Xác định phương pháp định giá

Yêu cầu: Học sinh nêu rõ phương pháp định giá sẽ áp dụng Gợi ý: Phương pháp định giá cộng thêm, Phương pháp định giá cạnh tranh

3.2.3 Xác định mức giá bán

Công việc: Xác định mức giá bán

Yêu cầu: Học sinh nêu rõ mức giá sẽ áp dụng cho từng loại sản phẩm

3.2.4 Xác định chính sách giá

Công việc: Xác định chính sách giá Yêu cầu: Học sinh nêu rõ chính sách giá sẽ áp dụng đối với các đối tượng khách hàng hoặc với chủng loại hàng hóa khác nhau

Gợi ý: Có thể tính tới các chính sách giá khác nhau theo các vùng địa lý; nhóm khách hàng; thời điểm kinh doanh, số lượng hàng mua; tình hình thị trường…

Ví dụ: Cửa hàng quần áo thời trang

- Đặt mức giá bán: 120 – 200k/sp + Cơ sở định giá: Giá vốn (mua trực tiếp từ Trung Quốc), giá của đối thủ cạnh tranh (Khá cao 200k – 600k); Giá chấp nhận của người tiêu dùng qua khảo sát (100-250k/sp)

+ Phương pháp định giá: Kết hợp giữa Phương pháp định giá cộng thêm và Phương pháp định giá cạnh tranh

+ Chiến lược giá thâm nhập thị trường

+ Giá theo số lượng: Giảm 10% cho những đơn đặt hàng lớn (số lượng trên 20 sp/1lần mua)

+ Giá theo khách hàng: Giảm giá với KH VIP (10%) và khách hàng mới (5%).

Lựa chọn địa điểm đặt cửa hàng

3.3.1 Xác định tiêu chí lựa chọn địa điểm cửa hàng

Công việc: Xác định tiêu chí lựa chọn địa điểm cửa hàng online Yêu cầu: Học sinh nêu rõ tiêu chí lựa chọn địa điểm cửa hàng online sẽ áp dụng

Gợi ý: sử dụng nhiều tiêu chí để đánh giá, ví dụ:

- Số lượng cửa hàng tại địa điểm đó - Số lượng khách hàng tại địa điểm đó

- Tầm giá hàng hóa - Tầm chất lượng hàng hóa - Khả năng phát triển - Chính sách bán hàng, hỗ trợ cửa hàng -…

3.3.2 Lựa chọn địa điểm cửa hàng

Công việc: Lựa chọn địa điểm cửa hàng

Yêu cầu: Học sinh phân tích ưu nhược điểm của từng địa điểm Từ đó đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm đặt cửa hàng online

* Một số địa điểm cửa hàng TMĐT:

- Mạng xã hội: Facebook, Zalo, Tiktok, Instagram…

- Sàn TMĐT: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo…

* Phân tích ưu, nhược điểm của từng địa điểm:

Ví dụ: Ưu và nhược điểm khi bán hàng trên shopee:

• Ưu điểm khi bán hàng trên Shopee - Số lượng người truy cập nhiều (Shopee đã vượt qua Lazada, Tiki để chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu về lượt khách hàng truy cập Vì vậy nếu có gian hàng trên shopee, sẽ dễ gần hơn với người mua

- Shopee cũng hỗ trợ phí vận chuyển cho các đơn hàng với chính sách vận chuyển cực kì ưu đãi, liên kết với các hãng vận chuyển lớn, thời gian giao hàng tương đối nhanh 1 - 4 ngày làm việc cho đơn hàng nội thành Vì vậy chi phí vận chuyển giảm cũng hỗ trợ khách hàng một phần chi phí, khách hàng sẽ thấy thích thú với điều này

- Không mất tiền khi đăng bài bán trên shopee Bạn có thể tạo gian hàng, đăng sản phẩm và sử dụng các công cụ quảng bá sản phẩm mà không mất phí Đây cũng là điểm mạnh lớn của shopee mà những người mới bắt đầu kinh doanh online có thể tận dụng

- Ngoài ra, khi bán hàng trên Shopee, chủ shop sẽ còn được tạo mã giảm giá từ A- Z Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để những chủ shop, đặc biệt là người mới kích thích khách hàng bằng mã khuyến mãi, mã giảm giá Bạn có thể tạo mã giảm giá dành cho toàn bộ sản phẩm hoặc chỉ 1 sản phẩm nào đó

• Nhược điểm khi bán hàng trên Shopee

- Mức độ canh tranh cao do lượng shop lớn, cùng với phí ship cao với các đơn hàng không đủ điều kiện hỗ trợ phí ship; việc hàng giả, hàng nhái nhiều cùng tình trạng bán phá giá phổ biến khiến các nhà bán hàng gặp khó khăn.

Xây dựng các chính sách xúc tiến bán hàng

Công việc: Lựa chọn hình thức xúc tiến bán hàng sẽ sử dụng Yêu cầu: Học sinh nêu rõ các hình thức xúc tiến bán hàng sẽ sử dụng (Liệt kê và phân tích ưu, nhược điểm của từng hình thức)

- Quảng cáo - Khuyến mại - Quan hệ công chúng - Bán hàng trực tiếp - Bán hàng cá nhân

Công việc: xác định hình thức xúc tiến bán hàng sẽ sử dụng Yêu cầu: Học sinh nêu rõ và chi tiết về các hình thức xúc tiến bán hàng sẽ sử dụng

Xây dựng các chương trình xúc tiến bán hàng cụ thể cho từng mặt hàng, tại những thời điểm bán hàng nhất định…

- xác định được mục tiêu của chiến dịch quảng cáo

- Lựa chọn những gì muốn quảng cáo - Xác định khách hàng mục tiêu

- Xác định nơi tìm kiếm khách hàng - Lựa chọn thời điểm quảng cáo - Đặt ra ngân sách quảng cáo - Chọn phương tiện quảng cáo - Tạo ra thông điệp và hình ảnh QC

* Khuyến mại: Giảm giá, SP dùng thử; Quà tặng; hàng tặng kèm; chương trình KH thân thiết; tổ chức các cuộc thi

Ví dụ: Cửa hàng quần áo thời trang

- Quảng cáo: trên web rao vặt của Nam Định (www.thitruongnamdinh.com), fanpage, hội nhóm, zalo, biển hiệu cửa hàng

- Khuyến mãi của cửa hàng:

+ Giảm giá 10% tất cả các mặt hàng trong các dịp như khai trương cửa hàng, ngày lễ:

+ Giảm giá đặc biệt 50% trong những đợt thanh lý hàng cuối mùa

+ Giảm 10% cho những đơn đặt hàng lớn (số lượng trên 20 sp/1lần mua).

Hoàn thiện nội dung báo cáo

Dựa vào những nội dung công việc đã thực hiện, học sinh tổng hợp thành bài báo cáo chi tiết.

TÌM NGUỒN HÀNG VÀ NHÀ CUNG CẤP

Tìm hiểu nhà cung cấp

4.1.1 Liệt kê các nhà cung cấp

Công việc: Liệt kê các nhà cung cấp Yêu cầu: Học sinh kể tên tối thiểu 03 nhà cung cấp dự định sẽ lấy hàng Gợi ý:

- Theo nguồn gốc (trong nước/NK);

- Theo địa lý (trong/ngoài tỉnh/TP);

- Theo vai trò (nguồn chính/bổ sung);

- Theo mặt hàng/nhóm hàng;

- Theo hình thức tạo nguồn (tự sản xuất/mua/liên doanh liên kết )

4.1.2 Mô tả đặc điểm của nhà cung cấp

Công việc: Mô tả đặc điểm của nhà cung cấp Yêu cầu: Học sinh nêu rõ các đặc điểm của nhà cung cấp Gợi ý: các đặc điểm có thể liệt kê:

- Số lượng mặt hàng - Chất lượng hàng hóa - Quy mô kinh doanh

Đánh giá nhà cung cấp

4.2.1 Lựa chọn phương pháp đánh giá

Công việc: Lựa chọn phương pháp đánh giá Yêu cầu: Học sinh nêu rõ phương pháp sử dụng để đánh giá là phương pháp trọng số

4.2.2 Đánh giá các nhà cung cấp

Công việc: Đánh giá các nhà cung cấp Yêu cầu: Học sinh tìm thông tin theo các tiêu chí để đánh giá nhà cung cấp Gợi ý: Các tiêu chí có thể tìm thông tin:

1 Sự uy tín của nhà cung cấp 2 Chất lượng của sản phẩm/dịch vụ cung cấp 3 Hiệu suất cung cấp sản phẩm/dịch vụ 4 Giá cả sản phẩm/dịch vụ và phương thức thanh toán 5 Dịch vụ khách hàng của nhà cung cấp

6 Tính lâu dài và bền vững của nhà cung cấp 7 Rủi ro tài chính của nhà cung cấp

Lựa chọn nhà cung cấp

4.3.1 Chấm điểm nhà cung cấp

Công việc: Chấm điểm nhà cung cấp Yêu cầu: Học sinh chấm điểm cho từng tiêu chí để đánh giá chi tiết từng nhà cung cấp

Gợi ý: Học sinh ấn định điểm cho từng hoạt động của nhà cung cấp trong mỗi tiêu chí và sau đó điểm sẽ được nhân với trọng số được chỉ định của mỗi yếu tố Nên kẻ bảng để tính điểm và so sánh điểm

STT Tiêu chí Nhà cung cấp

Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ cung cấp

3 Hiệu suất cung cấp sản phẩm/dịch vụ

4 Giá cả sản phẩm/dịch vụ và phương thức thanh toán

5 Dịch vụ khách hàng của nhà cung cấp

6 Tính lâu dài và bền vững của nhà cung cấp

7 Rủi ro tài chính của nhà cung cấp

4.3.2 Lựa chọn nhà cung cấp

Công việc: Lựa chọn nhà cung cấp Yêu cầu: Học sinh tính tổng điểm để đưa ra lựa chọn

Hoàn thiện nội dung báo cáo

Dựa vào những nội dung công việc đã thực hiện, học sinh tổng hợp thành bài báo cáo chi tiết.

LẬP KẾ HOẠCH NHÂN SỰ

Xác định những người đồng sở hữu kinh doanh

5.1.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Công việc: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân Yêu cầu: Học sinh kể ra các đặc điểm của bản thân Gợi ý:

+ Tính cách, phẩm chất: Lòng quyết tâm, chữ tín, khả năng chấp nhận rủi ro; tính quyết đoán

+ Kiến thức, kỹ năng: kỹ năng kỹ thuật, kiến thức,kỹ năng quản lý chung và trong ngành kinh doanh

+ Điều kiện khác: Sức khỏe, động cơ, điều kiện gia đình, tài chính

5.1.2 Quyết định người sở hữu

Công việc: Quyết định người sở hữu Yêu cầu: Học sinh đưa ra quyết định về người sở hữu hoạt động kinh doanh Gợi ý: Tự kinh doanh hay có người đồng sở hữu Nếu có lựa chọn người đồng sở hữu thì chỉ rõ những công việc mà những người đồng sở hữu sẽ đảm nhận.

Xác định các vị trí làm việc

5.2.1 Liệt kê các vị trí công việc

Công việc: Liệt kê các vị trí công việc

Yêu cầu: Học sinh nêu rõ các vị trí công việc cần thiết cho công việc kinh doanh cùa bản thân

5.2.2 Mô tả các vị trí công việc

Công việc: Mô tả vị trí công việc

Yêu cầu: Học sinh nêu rõ các hoạt động cụ thể và yêu cầu với từng vị trí công việc mình đã liệt kê.

Xác định số lượng nhân sự

5.3.1 Xác định số lượng nhân sự

Công việc: Xác định số lượng nhân sự Yêu cầu: Học sinh tính toán số lượng nhân sự cần thiết để đáp ứng được các công việc đã liệt kê trước đó

5.3.2 Tổng hợp số lượng nhân sự

Công việc: Tổng hợp số lượng nhân sự Yêu cầu: Học sinh tính toán số lượng nhân sự cần thiết để đáp ứng được các công việc cần thiết phục vụ cho hoạt động kinh doanh

Gợi ý: Không nhất thiết một vị trí cần một nhân viên, một nhân viên có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc theo năng lực Tổng hợp số lượng nhân sự phụ thuộc vào quy mô kinh doanh và tình hình tài chính của bản thân.

Hoàn thiện nội dung báo cáo

Dựa vào những nội dung công việc đã thực hiện, học sinh tổng hợp thành bài báo cáo chi tiết.

LẬP KẾ HOẠCH VỀ VỐN

Xác định nhu cầu vốn

6.1.1 Xác định nhu cầu vốn cố định

Công việc: Xác định nhu cầu vốn cố định Yêu cầu: Học sinh liệt kê các nội dung cần chi cho công việc kinh doanh thuộc vốn cố định với số tiền cụ thể

Gợi ý: Vốn cố định: cửa hàng, máy móc, dụng cụ, đồ dùng, phương tiện vận chuyển

6.1.2 Xác định nhu cầu vốn lưu động

Công việc: Xác định nhu cầu vốn cố định Yêu cầu: Học sinh liệt kê các nội dung cần chi cho công việc kinh doanh thuộc vốn cố định với số tiền cụ thể

Gợi ý: Vốn lưu động: mua hàng, trả lương nhân viên, quảng cáo, điện, mạng internet,

-> Kết luận về tổng vốn kinh doanh:

Tổng vốn = Vốn cố định + Vốn lưu động

Xác định nguồn vốn

6.2.1 Liệt kê các nguồn vốn và số lượng vốn

Công việc: Liệt kê các nguồn vốn và số lượng vốn Yêu cầu: Học sinh nêu rõ các nguồn vốn có thể huy động Gợi ý: các hình thức:

- Vốn chủ sở hữu (tự có, tiết kiệm) - Vay từ người nhà, bạn bè

- Nợ tiền hàng từ nhà cung cấp - Vay ngân hàng

6.2.2 Mô tả từng nguồn vốn

Công việc: Mô tả từng nguồn vốn Yêu cầu: Học sinh nêu rõ số vốn có thể huy động từ những nguồn đã liệt kê trước đó

Lập kế hoạch chi phí

6.3.1 Xác định phương pháp dự kiến chi phí

Công việc: Xác định phương pháp dự kiến chi phí Yêu cầu: Học sinh nêu rõ phương pháp dự kiến chi phí sẽ sử dụng Gợi ý:

- Dự kiến chi phí bằng cách liệt kê các khoản chi phí mà cơ sở kinh doanh phải bỏ ra trên một đơn vị thời gian (ngày, tuần, tháng, năm):

+ Chi phí thuê nhà xưởng, trang thiết bị;

+ CP giấy phép kinh doanh;

+ CP NVL hoăc hàng hóa + Lương, thưởng và trợ cấp cho nhân viên;

+ Điện, nước, ga, điện thoại;

+ Phí mua dịch vụ tư vấn pháp luật, kế toán; Bảo hiểm, lãi vay

- Dự kiến chi phí bằng cách chia chi phí kinh doanh thành 2 loại:

+ Chi phí biến đổi + Chi phí cố định

6.3.2 Liệt kê các khoản chi phí dự kiến

Công việc: Liệt kê các khoản chi phí dự kiến Yêu cầu: Học sinh nêu rõ các khoản chi phí dự kiến với số tiền cụ thể trong 3 tháng liên tiếp theo phương pháp đã xác định trước đó

6.3.3 Lập bảng dự kiến chi phí

Công việc: Lập bảng dự kiến chi phí Yêu cầu: Học sinh ghi chép và tính toán các số liệu ghi trong bảng Đưa ra tổng chi phí của 3 tháng liên tiếp

Gợi ý: lập bảng theo mẫu:

Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3

Mua trang thiết bị Lương

CP thuê nhà Khấu hao Điện, nước, ga, điện thoại Quảng cáo Chi phí giấy phép kinh doanh Phí mua dịch vụ tư vấn pháp luật, kế toán; Bảo hiểm, lãi vay

Lập kế hoạch doanh thu

6.4.1 Dự kiến cầu hàng hóa

Công việc: Dự kiến cầu hàng hóa

Yêu cầu: Học sinh đưa ra dự đoán về lượng cầu hàng hóa trên thị trường (số hàng có thể bán ra trong 3 tháng liên tiếp)

Gợi ý: liệt kê chi tiết số lượng hàng có thể bán ra cho từng loại sản phẩm

6.4.2 Lập bảng dự kiến doanh thu

Công việc: Lập bảng dự kiến doanh thu Yêu cầu: Học sinh lập bảng dự kiến doanh thu cho 3 tháng liên tiếp

Gợi ý: lập bảng theo mẫu:

Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3

Lập kế hoạch lợi nhuận

Công việc: Lập kế hoạch lợi nhuận Yêu cầu: Học sinh đưa ra con số về lợi nhuận dự kiến cho 3 tháng liên tiếp Gợi ý: Học sinh tính toán và lập bảng theo mẫu:

Lợi nhuận = Tổng DT – Tổng CP

Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tổng DT

Ngày đăng: 01/07/2024, 19:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w