Để thực hiện chủ trương “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia” của Nhà nước và tạo môi trường thuận lợi cho người học, Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum đưa mô đun K
GIỚI THIỆU VỀ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
Một số khái niệm
Kinh doanh: Là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận (1)
Ví dụ: Kinh doanh nhà hàng – khách sạn, kinh doanh bất động sản, kinh doanh điện thoại di động, kinh doanh sản xuất đồ chơi trẻ em, kinh doanh dịch vụ du lịch,
Doanh nghiệp: Là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (1)
Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch Ngọc Linh Kon Tum, Công ty cổ phần Sâm dây Kon Tum, Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Trâm Kon Tum,
Doanh nghiệp xã hội: Là doanh nghiệp được thành lập nhằm mục đích giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng; sử dụng ít nhất
51 tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký (1)
Ví dụ: Trung tâm dạy nghề nhân đạo KOTO, Công ty cổ phần doanh nghiệp xã hội Revival Waste, Doanh nghiệp xã hội toàn cầu Gcoop
1.3 Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là quá trình khởi nghiệp dựa trên ý tưởng sáng tạo, tạo ra sản phẩm mới; hoặc sản phẩm cũ nhưng có điểm khác biệt nổi trội, ưu việt hơn so với những sản phẩm, dịch vụ đã từng có trên thị trường và có khả năng phát triển nhanh chóng, vượt bậc (2)
Ví dụ: Từ ý tưởng giải phóng sức lao động của phụ nữ đối với công việc nhà, người ta chế tạo ra robot hút bụi kết hợp lau nhà, máy rửa chén tự động… Hoặc để khắc phục vấn đề thực phẩm chiên bằng dầu có hại cho sức khỏe, các nhà sản xuất tạo ra sản phẩm mới là nồi chiên không dầu…
Theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh (3).
Quy trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Hiểu một cách dễ hình dung, quy trình khởi nghiệp giống như quá trình trồng một cây táo, bạn phải chuẩn bị từ lúc có ý định trồng cây, trồng cây giống, chăm bón đến khi hái được quả Đó là cả một quá trình và gần như không thể làm theo kiểu “đi tắt đón đầu” Một quy trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thường gồm 9 bước cơ bản như sau:
Bảng 1.1 Quy trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (4)
Nghi n cứu lợi thế, khó khăn củ ản thân
Các nội dung chính gồm có: Trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, công việc hiện tại, khả năng tài chính, gia đình, mối quan hệ, … hầu hết mọi người chúng ta từng gặp đều có các lợi thế nhất định để khởi nghiệp Ví dụ có rất nhiều người đang làm chuyên môn (giáo viên, kỹ sư, bác sĩ, kinh doanh, ), có để dành được một khoản tiền tương đối thì cơ hội khởi nghiệp sẽ cao hơn, khó khăn của họ đó là chỉ giỏi về chuyên môn nhưng không hiểu sâu về kinh doanh, khởi nghiệp
Tìm kiếm ý tưởng phù hợp
Tìm kiếm ý tưởng phù hợp là tìm các ý tưởng phù hợp với bạn, có khả năng thực hiện được trong khả năng của bạn Thông thường sẽ lọc ra một danh sách ý tưởng tiềm năng và lựa chọn ra ý tưởng tốt nhất Các sai lầm thường mắc phải phổ biến đó là có quá nhiều ý tưởng viển vông, ý tưởng quá lớn, ý tưởng về một lĩnh vực bạn không hiểu biết…
Xây dựng ản dự án (hoặc kế hoạch) kinh do nh sơ ộ Đây là bản dự án phác thảo chung về dự án khởi nghiệp, tập trung vào các nội dung, phân tích chính, chưa đi vào các kế hoạch chi tiết Bản dự án kinh doanh sơ bộ sẽ giúp định hình được về tính khả thi của ý tưởng, mô hình khởi nghiệp, chiến lược chung, các vấn đề về thương hiệu, pháp lý, tài chính, lộ trình thực hiện…
Xây dựng các ản dự án điều chỉnh
Bản dự án sơ bộ sẽ được tiếp tục nghiên cứu và xây dựng chi tiết với nhiều sự điều chỉnh để chọn ra phương án, kế hoạch tối ưu nhất
Xây dựng dự án chi tiết
Tổng hợp tất cả các nội dung của dự án điều chỉnh để hoàn thiện và xây dựng nên dự án chi tiết, hay còn gọi là dự án khả thi Trong bản dự án chi tiết sẽ cụ thể hóa tất cả các vấn đề, tất cả các nội dung và kế hoạch thực hiện của dự án Khi thực hiện dự án sẽ
Trong một số trường hợp, tùy theo quy mô, độ phức tạp, lĩnh vực và hoàn cảnh cụ thể thì có thể phát sinh thêm nhiều giai đoạn khác hoặc rút ngắn quy trình.
Giới thiệu về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam
3.1 Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bao gồm các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các chủ thể hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển, trong đó có:
- Chính sách và luật pháp của nhà nước (về thành lập doanh nghiệp, thành lập tổ chức đầu tư mạo hiểm, thuế, cơ chế thoái vốn, v.v.)
- Cơ sở hạ tầng dành cho khởi nghiệp (các khu không gian làm việc chung, cơ sở – vật chất phục vụ thí nghiệm, thử nghiệm để xây dựng sản phẩm mẫu, v.v.)
- Vốn và tài chính (các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư cá nhân, các ngân hàng, tổ chức đầu tư tài chính, v.v.) làm theo những nội dung này
Chu n ị nguồn lực để thực hiện
Gồm có chuẩn bị về kiến thức, tài chính, nhân sự, pháp lý, văn phòng, địa điểm, công cụ, thiết bị… tùy theo từng dự án
Bước 7 Thực hiện dự án
Giai đoạn thực hiện dự án cũng giống như khi đã có tất cả nguồn lực cần thiết và bản thiết kế thì chúng ta sẽ đi xây nhà vậy Và sự khác nhau giữa một ngôi nhà cấp 4 với căn nhà cao tầng tương tự như sự khác nhau về quy mô, độ khó, thời gian, chi phí,… của các dự án
Bước 8 Chạy thử nghiệm dự án Đây là giai đoạn chạy thử nghiệm nội bộ trước khi thương mại hóa chính thức
Chính thức thực hiện dự án Đây là giai đoạn dự án được chính thức thương mại hóa sau khi đã được điều chỉnh
- Văn hóa khởi nghiệp (văn hóa doanh nhân, văn hóa chấp nhận rủi ro, mạo hiểm, thất bại)
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp, các huấn luyện viên khởi nghiệp và nhà tư vấn khởi nghiệp; các trường đại học, cao đẳng; các khóa đào tạo, tập huấn cho cá nhân, nhóm cá nhân khởi nghiệp; nhà đầu tư khởi nghiệp
- Nhân lực cho doanh nghiệp khởi nghiệp
- Thị trường trong nước và quốc tế (2)
3.2 Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tuy mới hình thành nhưng ngày càng sôi động Việt Nam được đánh giá là nơi rất có tiềm năng để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thể hiện ở các yếu tố gồm:
3.2.1 Hoạt động hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Tính đến 2021, có khoảng 30 quỹ đầu tư mạo hiểm cho doanh nghiệp khởi nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam Một số quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tích cực tại Việt Nam có thể kể đến như: IDG Ventures, CyberAgent Ventures, Captii Ventures, Gobi Partners, 500 startups,…Thêm vào đó, trong 2 năm 2016-2017, chứng kiến sự tham gia của nhiều tập đoàn, công ty lớn của Việt Nam trong việc thành lập các quỹ đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp như: FPT Ventures, Viettel Venture, Quỹ sáng tạo CMC, hay Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam hoạt động với 4 nhà đầu tư chính là FPT, Dragon Capital Group, Tập đoàn Hanwha (Hàn Quốc) và Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV)
Về số lượng nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam, tuy chưa nhiều nhưng bắt đầu có xu hướng tăng Hầu hết đây là doanh nhân khởi nghiệp đã thành công ở thế hệ đầu thực hiện đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ở thế hệ sau Ở Việt Nam cũng đã bắt đầu hình thành một số mạng lưới đầu tư thiên thần như VIC
Impact, Hatch! Angel Network, iAngel (Mạng lưới nhà đầu tư thiên thần Việt Nam), Angel4us (2, 5)
Nguồn Văn phòng Đề án 844
Hình 1.1 Bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt N m năm 2021
3.2.2 Các cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc đẩy kinh doanh cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Theo thống kê sơ bộ và tổng hợp từ nhiều nguồn của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học - công nghệ (Bộ KH&CN), Việt Nam có khoảng 24 cơ sở ươm tạo (BI) và 10 tổ chức thúc đẩy kinh doanh (BA) Các cơ sở ươm tạo hầu hết là các đơn vị hỗ trợ hoàn thiện ý tưởng, công nghệ và gắn
Hệ sinh thái khởi nghiệp kết với các viện nghiên cứu, trường đại học (ĐH), tiêu biểu có: Vườn ươm doanh nghiệp Công nghệ cao Hoà Lạc; Vườn ươm doanh nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh; Vườn ươm doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh; Vườn ươm Đà Nẵng (DNES); Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC); Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin ĐMST
Hà Nội, Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ (ĐH Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh); Vườn ươm doanh nghiệp BK – Holdings (Trường ĐH Bách khoa
Hà Nội); Hatch!; Innovatube Space,… Bên cạnh đó còn có huấn luyện viên, cố vấn khởi nghiệp là đối tượng rất quan trọng thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp bước đầu Ở Việt Nam cũng đã hình thành được một số mạng lưới cố vấn hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp như: Mạng lưới hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs Mentoring Network), Tổ chức SECO (Thụy Sĩ), Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP) (2, 5)
3.2.3 Cơ sở vật chất cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Theo thống kê, trên cả nước có khoảng 30 khu làm việc chung và còn đang tiếp tục mở rộng, đáp ứng cả nhu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật và nhu cầu đào tạo, kết nối của các startup, tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh (Fablab Sai Gon, Dreamplex, Saigon Coworking, Citihub, Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh- ITP…) và Hà Nội (Toong; UP; BKHUP, Fablab Hà Nội…) Ngoài ra còn có không gian sáng tạo là mô hình phổ biến trên thế giới nhưng mới ở Việt Nam, cho phép cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp có thể sử dụng trang thiết bị như máy in 3D, máy CNC để làm sản phẩm mẫu (Fablab Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội, Hackanoi và Innovation Lab SHTP-IC) Các hoạt động khác nhằm kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước, quốc tế và thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp (sự kiện, chương trình về khởi nghiệp, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khởi nghiệp…) cũng đang diễn ra rất sôi nổi Đặc biệt, Ngày hội khởi nghiệp ĐMST Việt Nam (TECHFEST) thường niên do Bộ BH&CN chủ trì, phối hợp tổ chức cùng các tổ chức chính trị - xã hội và các đối tác trong hệ sinh thái khởi nghiệp đã để lại ấn tượng tốt đẹp đối với cộng đồng khởi nghiệp ở Việt Nam và khu vực Nhiều cuộc thi khởi nghiệp được tổ chức như Ý tưởng khởi nghiệp Startup Wheel của BSSC, Ý tưởng khởi nghiệp sinh viên (Startup Student Ideas) của Hội Sinh viên Việt Nam; Khởi nghiệp cùng Kawai (ĐH Ngoại thương); I- Startup (ĐH Kinh tế quốc dân); Khởi nghiệp nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam),… đã đóng vai trò quan trọng trong việc khơi dậy tinh thần khởi nghiệp (2, 5)
3.2.4 Kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam với quốc tế
Vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khởi nghiệp được thể hiện ở một số chương trình như: IPP (được đồng tài trợ bởi Chính phủ Việt Nam và Phần Lan); Bộ KH&CN hợp tác với Đại sứ quán Israel tổ chức Cuộc thi “Khởi nghiệp cùng Israel” từ năm 2014 đến nay để lựa chọn các startup tiêu biểu tham gia chuyến học hỏi kinh nghiệm thực tế ở Israel Bộ KH&CN cũng hợp tác cùng Đại sứ quán Hoa Kỳ trong sự kiện “Kết nối ĐMST” (Innovation Roadshow)
2016 nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các tập đoàn, các doanh nghiệp, quỹ đầu tư Hoa Kỳ với các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp, đơn vị khởi nghiệp của Việt Nam Ngoài ra, trong các chuyến tham quan, học hỏi tại các quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển như Israel, Phần Lan, Hoa
Kỳ, Singapore, đoàn Việt Nam đã tích lũy được kinh nghiệm quý giá từ các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp tiên tiến, tìm kiếm các cơ hội hợp tác hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST với các nước trong khu vực ASEAN và trên thế giới, cơ hội kết nối với các đối tác kinh doanh và các nhà đầu tư tiềm năng (2, 5)
3.2.5 Tinh thần khởi nghiệp đang dần tăng lên
HÌNH THÀNH, ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP
Khái niệm
Cơ hội kinh doanh (Business opportunity) là tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng kinh doanh mới (6)
Bất cứ thị trường nào lúc đầu khi nhu cầu cụ thể của con người chưa được đáp ứng thì tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường Khi nhu cầu cụ thể đã đáp ứng đến độ bão hòa thì không còn là cơ hội mà là nguy cơ cho nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu đó
Ví dụ: Một trường học, cơ quan chính quyền thường tạo cơ hội cho dịch vụ photocopy ở xung quanh; nhưng khi nhiều cửa hàng cùng mở ở một khu vực nhỏ sẽ không còn là cơ hội nữa Ý tưởng và cơ hội là hai khái niệm khác nhau Ý tưởng là những thứ hiện ra hoặc được suy tưởng trong tâm trí con người Trong khi đó, cơ hội kinh doanh là các yếu tố thuận lợi ở môi trường bên ngoài giúp cho con người đạt mục đích nhất định trong kinh doanh
Cần nhận thức rằng cơ hội thì có thể có, có thể vẫn đang tồn tại nhưng nếu người khởi nghiệp không nhận thức được, không hình thành được ý tưởng tận dụng cơ hội, biến cơ hội thành hiện thực thì cơ hội mãi mãi sẽ vẫn chỉ là cơ hội
Hình 2.1 Bốn yếu tố củ một cơ hội kinh do nh
Nguồn Bruce R Baringer và R Duane Ireland, Entrepreneurship Successfully Launching New Ventures, Pearson Education Limited, 2012 1.2 Ý tưởng khởi nghiệp Ý tưởng khởi nghiệp hay ý tưởng kinh doanh là một khái niệm trong lĩnh vực kinh doanh, chỉ loại ý tưởng có tính sáng tạo đem đến lợi nhuận trong kinh doanh (7)
Cơ hội hấp Sự dẫn
Thời điểm trì sản Duy phẩm vững Bền Ý tưởng khởi nghiệp đạt giá trị cao nhất khi nó mang tới lợi nhuận về tài chính, vì vậy chúng thường mang một số đặc điểm:
- Tính vượt trội: Ý tưởng nhấn mạnh ưu thế cụ thể nào đó hơn hẳn sản phẩm, dịch vụ hiện có
- Tính độc đáo: Đây là khía cạnh nổi bật nhất, thể hiện sự sáng tạo, khác biệt của một ý tưởng kinh doanh
- Tính mới mẻ: Đây là khía cạnh thể hiện giá trị của một ý tưởng kinh doanh, chúng cần phải là ý tưởng đầu tiên, chưa có trên thị trường Việc sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ cũ, sẵn có để kinh doanh không thể hiện tính sáng tạo nên không thể gọi là ý tưởng kinh doanh một cách đúng nghĩa được
- Tính thực dụng: Đây là khía cạnh chứng tỏ lợi nhuận thật sự của một ý tưởng kinh doanh Ý tưởng kinh doanh có tính thực dụng là ý tưởng được tạo ra xoay quanh nhu cầu của con người Ý tưởng kinh doanh gồm 3 loại cơ bản:
Hình 2.2 Các loại ý tưởng kinh do nh cơ ản (7)
Phương pháp hình thành ý tưởng khởi nghiệp
Phương pháp kinh nghiệm là phương pháp mà người khởi nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân để tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp (6) Ví dụ: Công
Ví dụ: Đưa mô hình kinh doanh Starbucks và nhà hàng thức ăn nhanh như
Sử dụng máy tính để phát triển phần mềm lái máy bay mô phỏng
Nâng cấp hệ điều hành lên Window 10 và bán cho khách hàng nhân cơ khí có kinh nghiệm làm việc ở xưởng sửa chữa ô tô có thể khởi nghiệp ở lĩnh vực sửa chữa ô tô hoặc kinh doanh xe ô tô cũ
Chính xác hơn, có thể gọi phương pháp này là phương pháp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm vì trên thực tế không có người khởi nghiệp nào chỉ áp dụng thống kê kinh nghiệm mà cải tiến/hoàn thiện được một sản phẩm/dịch vụ hoặc qui trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho khách hàng mà không sử dụng kỹ năng tư duy sáng tạo
Quy trình tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp bằng phương pháp kinh nghiệm được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Người khởi nghiệp liệt kê các lĩnh vực mà bản thân quan tâm/có kinh nghiệm hoặc hiểu biết
Bước 2: Trình bày những vấn đề hoặc cơ hội kinh doanh mà người khởi nghiệp phát hiện có liên quan đến lĩnh vực đã liệt kê ở bước 1
Bước 3: Đề xuất giải pháp cho các vấn đề hoặc ý tưởng sản phẩm/dịch vụ để tận dụng cơ hội kinh doanh đã phát hiện
Bảng 2.1 Tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp ằng phương pháp kinh nghiệm
Liệt k những lĩnh vực mà ản thân có kinh nghiệm
Phát hiện vấn đề/cơ hội kinh do nh Đề xuất giải pháp/ý tưởng củ ản thân
2.2 Phương pháp tìm kiếm trên internet Đây là phương pháp mà người khởi nghiệp có thể sử dụng để tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp nếu họ còn đang phân vân, chưa có ý tưởng và chưa biết phải làm gì (6) Để thực hiện phương pháp này, người khởi nghiệp có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị thiết bị (máy tính, điện thoại…) có kết nối internet
Bước 2: Truy cập vào các website tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, Baidu, Yandex, DuckDuckGo…
Bước 3: Gõ các từ khóa liên quan (ví dụ: Ý tưởng kinh doanh mới, ý tưởng khởi nghiệp mới…) để tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp
Bước 4: Từ danh sách các ý tưởng được cung cấp bởi công cụ internet, người khởi nghiệp đọc, phân tích và lựa chọn, ghi chép lại các ý tưởng được cho là phù hợp với bản thân
2.3 Phương pháp đối tượng tiêu điểm
Phương pháp này được giáo sư trường đại học Berlin F Kunze đưa ra vào những năm 1926, với tên gọi ban đầu là phương pháp danh mục (catalogue), và được nhà khoa học Hoa Kỳ C Whiting hoàn thiện Phương pháp đối tượng tiêu điểm là một phương pháp tích cực hóa tư duy trong khoa học sáng tạo Ý tưởng của phương pháp là cải tiến đối tượng nghiên cứu (được gọi là đối tượng tiêu điểm) bằng cách “lai hóa”, chuyển giao những tính chất, chức năng của những đối tượng ngẫu nhiên khác vào đối tượng cần cải tiến (8)
Các bước tiến hành phương pháp đối tượng tiêu điểm bao gồm:
Ví dụ: Một công ty sản xuất điện thoại di động cần sáng tạo sản phẩm điện thoại mới từ điện thoại với 3 chức năng cơ bản nghe, nói, nhắn tin Áp dụng theo phương pháp “Lựa chọn đối tượng tiêu điểm”, ta có:
• Bước 1: Chọn đối tượng tiêu điểm là sản phẩm điện thoại di động;
• Bước 2: Chọn 3 đồ vật ngẫu nhiên Ví dụ: Máy tính, hoa hồng, đồng hồ;
• Bước 3: Phân tích đặc điểm đối tượng: Điện thoại di động Máy tính Ho hồng Đồng hồ
Kết nối internet Thơm Đeo tay
Nghe nhạc Nhiều màu sắc Hình tròn
Trò chơi Trang trí Phát ánh sáng trong bóng tối
Hệ điều hành Window Nhiều cánh hoa Không ngấm nước
• Bước 4: Kết nối các ý tưởng trong bảng với Điện thoại đang có, có thể thu được kết quả: Điện thoại hình dáng bông hoa; Điện thoại tỏa mùi hương; Điện thoại chạy phần mềm Window; Điện thoại kết nối Internet; Điện thoại thay đổi màu sắc; điện thoại có dạ quang; điện thoại đeo tay…;
• Chọn đối tượng tiêu điểm cần cải tiến Bước 1
• Chọn 3,4 đối tượng ngẫu nhiên Bước 2
• Liệt kê các đặc điểm về đối tượng được chọn Bước 3
• Kết hợp các đặc điểm của đối tượng được chọn với đối tượng tiêu điểm
• Chọn lọc sự kết hợp khả thi từ các ý tưởng có ở bước 4
• Bước 5: Lựa chọn một vài ý tưởng phù hợp nhất trong các ý tưởng ở bước 4 để phát triển sản phẩm
2.4 Phương pháp động não Động não (brainstorming), còn gọi là não công hay tập kích não, là một phương pháp dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề Từ
“động não” được đề cập đầu tiên bởi Alex Faickney Osborn năm 1939 Ông đã miêu tả động não như là: “Một kỹ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định” (2)
Bảng 2.2 Quy trình thực hiện phương pháp động não
Bước Công việc Nội dung
Chọn một người lãnh đạo và một người ghi chép cho mỗi nhóm
Trong nhóm lựa chọn ra 1 người trưởng nhóm (để điều khiển) và 1 người thư ký để ghi lại tất cả ý kiến (cả hai công việc có thể do cùng một người thực hiện)
Xác định vấn đề hay ý kiến sẽ được động não
Phải làm cho mọi thành viên hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu
Thiết lập các quy tắc cho buổi động não
- Trưởng nhóm có nhiệm vụ điều khiển buổi làm việc
- Không một thành viên nào có quyền cản trở, đánh giá, phê bình hay thêm bớt vào ý kiến của thành viên khác nêu ra
- Cần xác định rằng không có ý kiến nào là sai!
- Tất cả các ý kiến đều sẽ được thu thập, ghi lại (cách ghi có thể tóm gọn trong một chữ hay một câu cho mỗi ý riêng lẻ)
- Quy định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ
- Trưởng nhóm chỉ định hoặc lựa chọn thành viên chia sẻ ý kiến (hay những ý niệm rời rạc)
- Thư ký phải viết xuống tất cả các ý kiến được nêu ra, nếu có thể công khai hóa cho mọi người thấy (viết lên bảng chẳng hạn)
Bước Công việc Nội dung
- Không cho phép bất kỳ một ý kiến đánh giá hay bình luận nào về bất kỳ câu ý kiến nào cho đến khi chấm dứt buổi động não
Sau khi kết thúc động não, hãy lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các ý kiến Một số lưu ý về chất lượng ý kiến bao gồm:
- Tìm những ý kiến trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại
- Tổng hợp các ý kiến có sự tương tự hay tương đồng về nguyên tắc hay nguyên lý
- Xóa bỏ những ý kiến hoàn toàn không thích hợp
- Sau khi đã có được danh sách các ý kiến, hãy thảo luận thêm về ý kiến chung, được sự đồng thuận của số đông
Nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngoài các phương pháp trên, người khởi nghiệp có thể tìm hiểu nhiều phương pháp tư duy sáng tạo khác như: Phương pháp DOIT, phương pháp thử và sai, phương pháp 5W1H, phương pháp 6 chiếc mũ tư duy, phương pháp bản đồ tư duy,…
Đánh giá và lựa chọn ý tưởng khởi nghiệp (9)
3.1 Đánh giá ý tưởng khởi nghiệp
Một ý tưởng kinh doanh tốt phải là ý tưởng phải tạo ra được sản phẩm hay dịch vụ có lợi thế cạnh tranh Sau khi đã có một số ý tưởng khởi nghiệp nhất định, việc lựa chọn và tìm ra ý tưởng khởi nghiệp tốt và mang tính khả thi phải được đánh giá sơ bộ thông qua ba ma trận cụ thể như sau: a) Ma trận đánh giá tính tốt/xấu của ý tưởng (The idea assessment Matrix):
Bảng 2.3 M trận đánh giá ý tưởng kinh do nh (9)
TT Ý tưởng Điểm quy ước Cho điểm ý tưởng
1 Sản phẩm mới, tổ chức mới 10
TT Ý tưởng Điểm quy ước Cho điểm ý tưởng
4 Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm, tổ chức mới
5 Sản phẩm hiện tại, tổ chức mới 2
- Ma trận gồm có các cột sau:
+ Cột thứ nhất: Số thứ tự, đánh số thứ tự từ 1 đến hết
+ Cột thứ hai: Mô tả tính chất của ý tưởng kinh doanh cụ thể
+ Cột thứ ba: Đánh giá ý tưởng theo điểm qui ước
+ Cột thứ tư: Xác định điểm ý tưởng của theo thang điểm qui ước
- Trong ma trận có thể qui định toàn bộ tiêu chí đưa ra được cho điểm từ 0 đến 10:
+ Nếu như ý tưởng xuất hiện ở vị trí “Sản phẩm hiện tại, tổ chức mới”, thì điểm phân loại là 2 điểm
+ Nếu như nhờ vào tổ chức mới này có thêm phân đoạn mới, thì được cộng 4 điểm vào và toàn bộ điểm xếp hạng là 6 Nếu mục tiêu là vị trí thị trường mới thì cộng thêm 5 điểm vào “Sản phẩm hiện tại”
+ Nếu mục tiêu là phân đoạn mới thì cộng 4 điểm vào “Sản phẩm hiện tại, tổ chức mới”, cộng 3 điểm vào ”Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm”; cộng 2 điểm vào “Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm, tổ chức mới”; cộng 1 điểm vào
- Với kết quả cụ thể, có thể đánh giá theo toàn bộ số điểm đạt được như sau:
+ Từ 910 điểm: Ý tưởng tuyệt vời
+ Từ 56 điểm: Ý tưởng trung bình
Tuy nhiên, với bất cứ công cụ nào cũng phải có sự đánh giá và bàn luận
Ví dụ: Có thể có ý tưởng rất hay về ngành vật liệu thép hoặc thăm dò vũ trụ, nhưng nó đòi hỏi vốn rất lớn và người khởi nghiệp không có đủ vốn để đầu tư b) Ma trận đánh giá rủi ro (Risk assessment Matrix) (9):
Hình 2.3 M trận đánh giá rủi ro
Rất nhiều khi vì một lý do nào đó mà ý tưởng từ tuyệt vời trở thành ý tưởng tồi Đó là rủi ro
Ma trận đánh giá rủi ro như sau:
- Xác định xác suất xảy ra rủi ro từ thấp đến cao
- Dự đoán tác động của mỗi rủi ro
- Xác định vị trí trên ma trận Với mỗi góc vuông, liệt kê các rủi ro có thể gặp phải theo xác suất xảy ra và mức độ tác động Nếu các rủi ro nằm ở góc vuông có mức độ tác động cao và xác suất xảy ra cao thì cần tiến hành lựa chọn ý tưởng kinh doanh khác c) Ma trận đánh giá tính hợp pháp của ý tưởng kinh doanh (9):
Người khởi nghiệp cần đánh giá xem ý tưởng kinh doanh có phù hợp với các quy định pháp luật hay không? Có nhiều ý tưởng kinh doanh rất hay nhưng có thể những ý tưởng đó rơi vào khu vực quy định không cho phép hoặc hạn chế
Xác suất xảy ra rủi ro
Thấp Mức độ tác động của Cao rủi ro của luật pháp Do vậy điều quan trọng trước khi thực hiện ý tưởng, cần xem xét ý tưởng đó có nằm trong quy định cấm hay hạn chế này hay không? Cách làm như sau:
- Tìm kiếm các thông tin liên quan đến các quy định hiện hành hoặc dự đoán các quy định sẽ ban hành ở nơi người khởi nghiệp dự định kinh doanh Đây là bước cực kỳ khó khăn vì các quy định là rất phức tạp và đôi khi không rõ ràng Do vậy, tốt nhất nên có tư vấn chuyên môn
- Xác định các quy định từ không hoặc rất ít ngăn cản đến ngăn cản hoạt động kinh doanh: Các quy định không hoặc ít ngăn cản là các quy định mà người khởi nghiệp có thể đối mặt với chúng khi tiến hành kinh doanh Chẳng hạn như qui định phải có bằng lái xe khi lái xe mà bản thân chưa có, cũng có thể dễ dàng học và thi lấy bằng Ngược lại, quy định ngăn cản là qui định tạo ra một rào cản mà bản thân khó hoặc không thể vượt qua Chẳng hạn, để kinh doanh ở một ngành kinh doanh xác định đòi hỏi phải có bằng cấp, nếu không có coi như người khởi nghiệp phải từ bỏ ý định kinh doanh ngành này Ví dụ như muốn mở một cửa hàng thuốc cần có bằng dược sỹ, muốn mở phòng khám hay bệnh viện cần có bằng bác sĩ…
Các quy định không thể đáp ứng Các quy định có thể đáp ứng Hoàn toàn phù hợp Bị hạn chế, cần có điều kiện
Hình 2.4 M trận đánh giá tính hợp pháp củ ý tưởng kinh do nh
Vẽ ma trận và định vị Từ nghiên cứu các qui định, người khởi nghiệp sẽ vẽ và xác định vị trí trên ma trận đánh giá tính hợp pháp của ý tưởng kinh doanh (Hình 2.4):
- Nếu ý tưởng nằm trong ô các qui định không thể đáp ứng thì tốt hơn hết là nên tìm kiếm ý tưởng kinh doanh khác
- Nếu ý tưởng nằm trong ô hoàn toàn phù hợp thì người khởi nghiệp có thể yên tâm triển khai
- Nếu ý tưởng rơi vào ô bị hạn chế, cần có các điều kiện thì người khởi nghiệp còn phải đánh giá tiếp xem liệu có đáp ứng được các điều kiện mà các qui định pháp luật yêu cầu không, nếu không đáp ứng được thì tốt nhất người khởi nghiệp cũng nên tìm kiếm ý tưởng kinh doanh khác
Sau khi đã đáp ứng được các điều kiện ở bước đánh giá sơ bộ; các ý tưởng kinh doanh sẽ được chuyển sang đánh giá chi tiết Để đánh giá chi tiết ý tưởng kinh doanh cần tiến hành qua các bước sau (9):
Bước 1: Liệt kê các ý tưởng kinh doanh Ở cột ngoài cùng bên trái, liệt kê các ý tưởng kinh doanh đã được chấp nhận ở bước đánh giá sơ bộ theo mức độ người khởi nghiệp quan tâm Điền vào dòng trên cùng bên trái ý tưởng mà người khởi nghiệp quan tâm nhất, tiếp theo là các ý tưởng ít quan tâm hơn
Bước 2: Đánh giá ý tưởng kinh doanh
Về nguyên tắc, để đánh giá các ý tưởng đã đưa ra, người khởi nghiệp hãy cho điểm từ 0 đến 6 theo từng tiêu chí được nêu trong bảng: Điểm đánh giá là 0 nếu ở mức không có gì, cho điểm 2 nếu ở dưới mức trung bình, cho điểm 4 nếu ở trung bình và cho điểm 6 nếu ở mức trên trung bình
Bước 3: Lựa chọn ý tưởng kinh doanh Ở bước này cần tính tổng số điểm và lựa chọn các ý tưởng kinh doanh có thể đưa vào triển khai trong thực tế Sau khi đã xác định được tống số điểm cho từng ý tưởng, bước này sẽ khoanh vùng, loại bỏ các ý tưởng kinh doanh không phù hợp Tiêu chuẩn loại bỏ các ý tưởng không phù hợp đơn giản như sau:
- Loại bỏ các ý tưởng có tổng số điểm nhỏ hơn 20
- Loại bỏ các ý tưởng mà không đạt được điểm 4 ở từng tiêu chí
- Loại bỏ các ý tưởng không đạt được ít nhất là điểm 6 ở tiêu chí độc đáo
Bảng 2.4 Đánh giá chi tiết ý tưởng kinh do nh
Khả năng thâm nhập thị trường
3.2 Lựa chọn ý tưởng khởi nghiệp
LẬP KẾ HOẠCH KHỞI NGHIỆP
Ý nghĩa của kế hoạch khởi nghiệp
- Quá trình lập kế hoạch khởi nghiệp giúp người khởi nghiệp có cơ hội suy nghĩ thấu đáo và đánh giá ý tưởng kinh doanh, để có thể đưa ra quyết định có nên khởi nghiệp hay không;
- Kế hoạch khởi nghiệp là công cụ giúp người khởi nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn khởi nghiệp từ các công ty tài chính, các nhà đầu tư…
- Kế hoạch khởi nghiệp là nền tảng quan trọng cho quá trình thực hiện mục tiêu và đánh giá hiệu quả của dự án (11).
Nội dung cơ bản của kế hoạch khởi nghiệp (6, 12-14)
Không có một kết cấu nào là chuẩn mực cho mọi trường hợp, nhưng nhìn chung một kế hoạch khởi nghiệp cơ bản thường gồm những nội dung sau:
3.1 Phần trang bìa, mục lục
- Trang bìa của kế hoạch khởi nghiệp thường bao gồm các thông tin như: Tên dự án khởi nghiệp, biểu tượng (logo) của doanh nghiệp (nếu có), thông tin liên hệ (tên doanh nghiệp, tên chủ dự án, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, email), Các thông tin cần được trình bày rõ ràng, ngắn gọn và đẹp mắt
- Phần mục lục liệt kê các đề mục cơ bản nhất của bản kế hoạch khởi nghiệp, trình bày đảm bảo tính khoa học (đánh số trang tự động), giúp người đọc dễ tìm kiếm các đề mục mà họ quan tâm, cũng như dễ theo dõi và tra cứu khi cần thiết
3.2 Phần giới thiệu dự án khởi nghiệp
Phần giới thiệu dự án khởi nghiệp cũng là tóm tắt của kế hoạch khởi nghiệp Phần này nên được viết sau cùng, sau khi tất cả các phần khác đã hoàn thành; không nên viết vượt quá hai trang và nên tóm tắt một cách hùng hồn những khía cạnh quan trọng nhất của kế hoạch, bao gồm:
Bảng 3.1 Hướng dẫn viết các nội dung phần tóm tắt (15)
Mô tả cơ hội kinh doanh
Mô tả về doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp và thị trường mà doanh nghiệp sẽ phục vụ Cần mô tả những gì sẽ được bán, cho ai và nó có lợi thế cạnh tranh như thế nào Đặc điểm tài chính Cần nêu rõ các điểm tài chính quan trọng như doanh số, lợi nhuận, dòng tiền và lợi tức đầu tư
Yêu cầu về tài chính
Cần nói rõ về số vốn cần thiết để bắt đầu và mở rộng hoạt động kinh doanh, cũng như nguồn vốn sẽ được sử dụng như thế nào
Vị trí kinh doanh hiện tại
Cung cấp thông tin tổng quan về công ty, hình thức hoạt động hợp pháp, thời điểm thành lập, chủ sở hữu chính và nhân sự chủ chốt
Làm nổi bật bất kỳ sự phát triển nào trong công ty cần thiết cho sự thành công của công ty Điều này bao gồm những thứ như bằng sáng chế, nguyên mẫu, địa điểm, hợp đồng cần có và kết quả từ hoạt động tiếp thị thử nghiệm đã được tiến hành
3.3 Phần nội dung dự án
3.3.1 Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh
- Phân tích thị trường: Người khởi nghiệp trình bày những hiểu biết của mình về thị trường mà họ sẽ hoạt động Tập trung vào các vấn đề: Tổng quy mô của thị trường là bao nhiêu? Doanh nghiệp sẽ có bao nhiêu thị phần? Mức độ tăng trưởng của thị trường là bao nhiêu? Xác định thị trường mục tiêu và chân dung khách hàng mục tiêu
Bảng 3.2 Phân tích thị trường
Quy mô thị trường ĐVT Giá trị Ước tính số lượng khách hàng mục tiêu Người
Tỷ lệ thâm nhập thị trường dự đoán %
Giá trị trung bình Đơn vị tiền Độ lớn thị trường Người
Giá trị thị trường Đơn vị tiền
Phân tích thị trường Mức độ tăng trưởng củ thị trường %
Trong đó: Độ lớn thị trường = Ước tính số lượng khách hàng mục tiêu x Tỷ lệ thâm nhập thị trường dự đoán
Giá trị thị trường = Độ lớn thị trường x Giá trị trung bình
- Phân tích khách hàng mục tiêu: Người khởi nghiệp mô tả cụ thể chân dung khách hàng mục tiêu mà sản phẩm/dịch vụ của dự án khởi nghiệp hướng tới phục vụ, bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học như: Độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích, khu vực sinh sống, tâm lý đặc trưng, hành vi khách hàng, thói quen tiêu dùng, kênh tiếp cận khách hàng mục tiêu,…
Bảng 3.3 Xác định khách hàng mục ti u Chân dung khách hàng mục ti u
Nhân kh u học Độ tuổi Giới tính Thu nhập
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Người khởi nghiệp trình bày kết quả phân tích đối thủ cạnh tranh tập trung vào các yếu tố: Điểm mạnh/yếu của đối thủ, các chiến lược marketing mà đối thủ đang áp dụng và đối tượng khách hàng mục tiêu của đối thủ
Bảng 3.4 Phân tích đối thủ cạnh tr nh cơ ản
Tiêu chí Do nh nghiệp ĐTCT A ĐTCT B Thông tin chung
Tên công ty Địa chỉ website
Tiêu chí Do nh nghiệp ĐTCT A ĐTCT B
Chính sách bán hàng cụ thể, dễ tìm thấy
Lợi thế cạnh tr nh
Dẫn đầu về chi phí
Sự khác biệt về sản phẩm/dịch vụ
Từ kết quả phân tích ngành và phân tích thị trường, người khởi nghiệp rút ra điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình cũng như những cơ hội và thách thức của thị trường
Tùy theo loại hình sản phẩm/dịch vụ, quy mô hoạt động mà người khởi nghiệp lựa chọn xây dựng chiến lược marketing nào, yêu cầu tối thiểu phải xây dựng được chiến lược marketing mix 4Ps như sau:
Bảng 3.5 Chiến lược m rketing mix 4Ps
4Ps Marketing Product (Sản ph m) Price (Giá)
- Sản phẩm cần có tính năng gì để đáp ứng nhu cầu khách hàng?
- Khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm như thế nào?
- Sản phẩm có gì khác biệt so với đối thủ?
- Giá trị cảm nhận của sản phẩm mang đến cho khách hàng là gì?
- Có nên giảm giá cho một phân khúc khách hàng cụ thể không?
- Mức giá của bạn đang cao hay thấp hơn đối thủ?
Pl ce (K nh phân phối) Promotion (Quảng á)
- Bạn sẽ bán trực tiếp hay giao cho các nhà phân phối?
- Nếu tự bán, bạn sẽ bán online hay bán tại cửa hàng?
- Nếu bán tại cửa hàng, địa điểm bạn chọn có thuận tiện cho khách hàng không?
- Bạn sẽ lựa chọn phương thức marketing nào? (Email, mạng xã hội, ngoài trời v.v.)
- Hoạt động khuyến mại nào bạn áp dụng?
- Loại bao bì nào sẽ thu hút khách hàng tiềm năng của bạn?
Trong phần này, người khởi nghiệp cần tập trung vào các nội dung sau:
- Quy trình sản xuất sản phẩm/dịch vụ
- Bố trí mặt bằng sản xuất
- Các tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh và khấu hao
- Nguồn cung cấp và điều khoản mua hàng
- Khả năng sản xuất của doanh nghiệp
- Dự toán chi phí nguyên vật liệu (NVL)
- Nguồn và khả năng cung cấp nguyên vật liệu
Bảng 3.6 Dự kiến tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh do nh
TT Máy móc, tr ng thiết ị
Bảng 3.7 Ước tính sản lượng cần sản xuất
Chỉ ti u Kỳ 1 Kỳ 2 … Kỳ n
Sản lượng tiêu thụ dự kiến
Sản lượng cần sản xuất
+ Tổng nhu cầu = Sản lượng tiêu thụ dự kiến + Tồn cuối kỳ
+ Sản lượng cần sản xuất = Tồn đầu kỳ - Tổng nhu cầu
Bảng 3.8 Nguồn và khả năng cung cấp nguy n vật liệu
TT Nguy n vật liệu đầu vào
Nhà cung cấp Đánh giá khả năng cung cấp
1 NVL loại A Nhà cung cấp 1
2 NVL loại B Nhà cung cấp 1
Tùy thuộc vào quy mô hoạt động và loại hình pháp lý đã xác định, người khởi nghiệp xây dựng kế hoạch nhân sự bao gồm:
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Đảm bảo tinh gọn, phù hợp quy định của pháp luật và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp
Ví dụ: Doanh nghiệp khởi nghiệp lựa chọn loại hình pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, có thể xây dựng sơ đồ cơ cấu tổ chức như sau:
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH
- Mô tả cụ thể các vị trí công việc trong cơ cấu tổ chức
Ví dụ: Với sơ đồ cơ cấu tổ chức tại hình 3.1, cần mô tả cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của các vị trí công việc như: Giám đốc, Phó giám đốc kỹ thuật, Phó giám đốc tài chính, Trưởng phòng sản xuất, Nhân viên phòng sản xuất, Trưởng phòng Kỹ thuật, Nhân viên phòng Kỹ thuật,…
- Dự kiến cơ cấu tổ chức mới khi doanh nghiệp mở rộng quy mô hoặc chuyển đổi mô hình kinh doanh
Ví dụ: Sau khi gọi vốn, Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên tại hình 3.1 sẽ chuyển đổi hình thức pháp lý sang loại hình Công ty cổ phần và dự kiến cơ cấu tổ chức như sau:
Phòng sản xuất Phòng Kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch kinh doanh
Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc tài chính
Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần
- Phân tích nguồn nhân lực sẵn có và xác định nhu cầu nguồn nhân lực cần thiết để doanh nghiệp hoạt động đạt mục tiêu
- Dự kiến chi phí tiền lương cho các vị trí công việc: Căn cứ vào nguồn tài chính của doanh nghiệp, tham khảo mức lương bình quân của các vị trí công việc tương đương trên thị trường
Có kế hoạch tài chính rõ ràng sẽ giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp giảm bớt những khoản phát sinh ngoài dự kiến, chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh Kế hoạch tài chính tập trung vào các nội dung cơ bản như: Ước tính vốn khởi sự, lập kế hoạch doanh thu – chi phí, lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp, dự tính lãi – lỗ Ước tính vốn khởi sự
CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CẦN THIẾT TRONG KHỞI NGHIỆP
Một số kiến thức cần thiết trong khởi nghiệp
Người khởi nghiệp cần chuẩn bị cho bản thân nền tảng kiến thức vững chắc, bao gồm: Kiến thức chuyên môn, kiến thức kinh doanh và kiến thức quản trị
- Kiến thức chuyên môn: Là những kiến thức liên quan trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ hay lĩnh vực mà người khởi nghiệp dự định kinh doanh
Ví dụ: Khi khởi nghiệp kinh doanh sản phẩm may mặc, người khởi nghiệp cần có kiến thức chuyên môn về ngành may, về các loại chỉ, vải, phụ kiện đi kèm,
- Kiến thức kinh doanh: Là các kiến thức liên quan đến sản phẩm - thị trường, khách hàng, nhà cung cấp, cung ứng nguồn lực, Kiến thức này không có được ngay từ khi mới sinh ra, mà cần trải qua quá trình học hỏi, đào tạo trong nhà trường hoặc trong cuộc sống
Vẫn với ví dụ kinh doanh sản phẩm may mặc, người khởi nghiệp cần có các kiến thức về thị trường may mặc, đối tượng khách hàng của ngành may, các nhà cung ứng vải và nguyên vật liệu đầu vào, hệ thống phân phối phổ biến của sản phẩm may mặc, tiêu chuẩn nhân lực ngành may, các sản phẩm cạnh tranh,…
- Kiến thức quản trị: Là các kiến thức cần thiết để vận hành doanh nghiệp như quản trị nhân sự, quản trị marketing, quản trị tài chính, quản trị công nghệ,…Loại kiến thức này rất đa dạng, không đòi hỏi phải có ngay mà người khởi nghiệp có thể chuẩn bị dần dần hoặc cũng có thể bù đắp bằng cách thuê mướn nhân sự.
Một số kỹ năng cần thiết trong khởi nghiệp
2.1 Kỹ năng thuyết trình gọi vốn (pitching)
Thuyết trình gọi vốn (Pitching) là trình bày, thuyết phục nhà đầu tư hay khách hàng rót vốn, bỏ tiền cho ý tưởng hay công ty của mình Pitching đòi hỏi ở người thuyết trình rất nhiều kỹ năng để hướng đến mục tiêu cuối cùng là thuyết phục được họ chấp nhận đầu tư cho bạn hay ít nhất là tạo được thiện cảm với các nhà đầu tư hay các đối tác tương lai (16)
Pitching trong startup là việc trình bày các ý tưởng, kế hoạch kinh doanh và tình hình doanh nghiệp hiện tại nhằm thuyết phục, đàm phán để các nhà đầu tư rót vốn vào doanh nghiệp mình Một Founder (nhà sáng lập) hay Co-founder (nhà đồng sáng lập) được trang bị kỹ năng Pitching tốt sẽ mang đến cho doanh nghiệp của mình cơ hội phát triển lý tưởng
2.1.1 Nội dung thuyết trình Để Pitching thành công, dưới đây là những nội dung cơ bản bắt buộc phải có trong nội dung thuyết trình:
- Giới thiệu tổng quát: Bạn luôn nên có phần giới thiệu tổng quát Hãy dùng trang đầu tiên (slide đầu tiên) để tóm tắt những điều muốn giới thiệu đến nhà đầu tư Đánh số và khái quát những nét chính để họ dễ nắm bắt Phần này để bạn giới thiệu sơ lược ý tưởng kinh doanh Hãy cố trình bày và lý giải sao cho một người ngoại đạo cũng có thể hiểu được dễ dàng, cùng với những nỗ lực cần thiết trong thời gian hay tiền bạc
- Chi tiết về sản phẩm: Hãy tóm tắt ngắn gọn ý tưởng kinh doanh của bạn và làm nó trở nên dễ hiểu, hấp dẫn nhưng phải cực kỳ khả thi trong mắt nhà đầu tư Tốt nhất bạn nên tập trung nêu bật điểm độc đáo của ý tưởng, những điểm riêng giúp công ty khác biệt với những nơi khác Ngoài ra bạn có thể nói về công nghệ đang nắm trong tay và một bí mật kinh doanh nho nhỏ giúp bạn vượt trội so với đối thủ Bạn cũng cần khoanh vùng mảng cần vốn của nhà đầu tư rót vào nhất theo thứ tự ưu tiên, vì bạn không phải chỉ có một nhà đầu tư
- Nhu cầu thị trường: Hãy làm sao để làm nổi bật tương quan giữa sản phẩm/dịch vụ của bạn và nhu cầu của thị trường lên trên hết thảy Tỏ rõ sự am hiểu sâu sắc của mình về sự phát triển của thị trường trong tương lai và làm thế nào để đưa doanh nghiệp tiến lên Quan trọng nhất là giải pháp của doanh nghiệp làm thế nào đáp ứng thị trường như nhận định?
- Dự báo phát triển của sản phẩm: Khi thuyết trình, hãy đưa ra được những dự báo thực tế, kể cả ước tính mức tăng trưởng của doanh nghiệp, định giá được ý tưởng, dự án của mình theo từng giai đoạn phát triển, để khi một nhà đầu tư nào đó muốn rót vốn vào thì cả bạn và họ đều biết được là mình cần bao nhiêu tiền và khả năng họ sẽ rót vào bao nhiêu vốn Và nên nhớ sử dụng các giả thiết dựa trên cơ sở số liệu, kết quả nghiên cứu của các đơn vị về lĩnh vực mình đang làm Doanh thu hàng năm trong 5 năm tới là bao nhiêu? Số tiền cần thiết để nâng giá trị công ty lên mức tiếp theo là bao nhiêu và công ty mong đợi khi nào có vòng đầu tư kế tiếp? Những cột mốc quan trọng – làm sao đạt được? Phác thảo những cột mốc quan trọng, khó khăn và giải quyết như thế nào? Khắc phục những khó khăn của người đi trước từng thất bại ra sao?… Tất cả hãy có trong bài thuyết trình để tăng mức độ tin cậy và thuyết phục được các nhà đầu tư
- Đội ngũ nhân viên: Đội ngũ đóng vai trò quyết định trong việc lèo lái doanh nghiệp tiến lên và đạt thành công Đây cũng là yếu tố để các nhà đầu tư (NĐT) xem xét có nên đổ vốn cho bạn hoạt động hay không Yếu tố con người, đội ngũ phát triển phải có trình độ, khả năng giải quyết vấn đề và nhiều kinh nghiệm… mới đủ sức thuyết phục NĐT Hãy nói về phẩm chất và vai trò của người điều hành trong dự án của bạn, hãy in đậm và làm nổi bật hết mức có thể NĐT thường đặc biệt quan tâm về trình độ và kinh nghiệm của những người sẽ quyết định vận mệnh của ý tưởng kinh doanh
- Khó khăn thách thức: Hãy để NĐT tiềm năng biết được những thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp đang đối mặt và kế hoạch vượt qua thay vì giấu giếm, che đậy nó NĐT tìm kiếm sự cởi mởi và thành thật bởi vì điều họ muốn là không chỉ đầu tư vào công ty mà là một mối quan hệ có thể kéo dài nhiều năm sau
- Đối thủ cạnh tranh: Bạn nên liệt kê danh sách và vị trí của các đối thủ trên thị trường Gạch chân, đánh dấu rõ ràng các lợi thế đang nắm trong tay, cũng như các rào cản cần vượt qua Điều này sẽ cho thấy kế hoạch của bạn thực tế hơn so với việc vẽ ra viễn cảnh màu hồng mà không có sự cạnh tranh hay mạo hiểm
- Kêu gọi đầu tư: Cần cho nhà đầu tư biết bạn muốn hỗ trợ những gì? Bao nhiêu vốn? Dùng vào mục đích gì?,…
- Chính sách thoái vốn: Nhà đầu tư chủ yếu vì lợi nhuận nên doanh nghiệp phải có lộ trình đáng tin cậy cho họ lấy lại tiền và khoản sinh lời Do đó hãy cho họ thấy bao lâu bạn có thể trả tiền cho họ, bao lâu có thể sinh lời từ kế hoạch kinh doanh này… Đó là điều mà nhà đầu tư nào cũng quan tâm khi dùng đồng tiền của mình đầu tư cho bạn (16)
2.1.2 Chuẩn bị để thuyết trình thành công
- Thiết kế bài thuyết trình hấp dẫn, vừa đủ các nội dung cần thiết;
- Rèn luyện, thuyết trình thử nhiều lần trước khi pitching thực sự;
- Tìm hiểu trước về các nhà đầu tư sẽ tham dự buổi pitching;
- Chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi mà nhà đầu tư có thể sẽ hỏi trong buổi pitching;
- Xây dựng phong cách/hình ảnh cá nhân trong buổi pitching;
- Chuẩn bị về mặt tinh thần
2.2 Kỹ năng xây dựng mạng lưới (networking)
Kỹ năng xây dựng mạng lưới (networking) là kỹ năng thiết lập và xây dựng mạng lưới các mối quan hệ
Trong kinh doanh, các mối quan hệ thực sự rất quan trọng Để hình thành nên các mối quan hệ bền vững, mang đến nhiều kiến thức hữu ích trong kinh doanh thì người khởi nghiệp nên tìm kiếm, kết giao với những người có kinh nghiệm, đam mê, mục tiêu (16)
Networking trong khởi nghiệp không phải là cuộc đua ráo riết mà cần phải thể hiện sự chân thành, thấu hiểu, khi đó các mối quan hệ mới trở nên lâu dài
Trên thực tế, người khởi nghiệp hoàn toàn có thể tìm được những “mối” làm ăn từ những mối quan hệ networking này
Ngoài các kỹ năng trên, người khởi nghiệp cần rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết khác để nâng cao khả năng thành công trong khởi nghiệp như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán, kỹ năng xử lý và phân tích tình huống…
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH
Câu 1 Người khởi nghiệp cần trang bị những kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp nào?
Câu 2 Người khởi nghiệp/Doanh nghiệp khởi nghiệp nên xây dựng mạng lưới gồm những đối tượng nào?
Câu 3 Người khởi nghiệp cần rèn luyện những kỹ năng nào để nâng cao khả năng thành công trong khởi nghiệp? Kỹ năng nào là quan trọng nhất?
Bài tập thực hành: Chuẩn bị và thực hiện Pitching đối với kế hoạch khởi nghiệp đã xây dựng ở Bài tập thực hành của Bài 3 ĐÁP ÁN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH
Câu 1 Trình bày các khái niệm: Kinh doanh, doanh nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cho ví dụ minh họa
Trình bày khái niệm kinh doanh, doanh nghiệp, khởi nghiệp và cho ví dụ minh họa như nội dung tại mục 1 của Bài 1 phần lý thuyết
Câu 2 Hãy mô tả các bước trong quy trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Mô tả các bước thuộc quy trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo nội dung tại mục 2 của Bài 1 phần lý thuyết
Câu 3 Hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm những nhân tố nào?
Liệt kê các nhân tố thuộc hệ sinh thái khởi nghiệp theo nội dung tại mục 3.1 của Bài 1 phần lý thuyết
Câu 4 Việt Nam có phải là thị trường tiềm năng để khởi nghiệp không?
Hãy đánh giá những khó khăn, thuận lợi đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam?
Phân tích hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam theo nội dung tại mục 3.2 của Bài 1 phần lý thuyết.
Trình bày khái niệm về cơ hội kinh doanh và ý tưởng khởi nghiệp theo nội dung tại mục 1 của Bài 2 phần lý thuyết
Câu 2 Mệnh đề sau đúng hay sai? Giải thích
Mệnh đề 1: Điều quan trọng nhất trong khởi nghiệp là tìm kiếm được ý tưởng khởi nghiệp
Mệnh đề trên là sai Tìm kiếm được ý tưởng khởi nghiệp là tiền đề quan trọng của việc khởi nghiệp, tuy nhiên, một dự án khởi nghiệp có thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và việc tìm kiếm được ý tưởng khởi nghiệp không phải là yếu tố mang tính then chốt, quyết định thành bại của một dự án khởi nghiệp Do đó, không thể nói tìm kiếm được ý tưởng khởi nghiệp là quan trọng nhất trong khởi nghiệp Người học có thể phân tích thêm các yếu tố góp phần vào thành công trong khởi nghiệp
Mệnh đề 2: Ý tưởng khởi nghiệp tồi là ý tưởng không bao giờ thực hiện được
Mệnh đề trên đây là sai Một ý tưởng tồi có thể là ý tưởng không thực hiện được, nhưng một ý tưởng có thể thực hiện được vẫn có thể là ý tưởng tồi nếu nó không mang lại các giá trị cho người khởi nghiệp hay cho xã hội Người học cần cho thêm ví dụ để minh chứng cho giải thích
Mệnh đề 3: Khi lựa chọn lĩnh vực để khởi nghiệp, điều quan trọng là phải hiểu rõ về ngành, nghề đó
Mệnh đề trên đây là đúng Nếu người khởi nghiệp lựa chọn khởi nghiệp ở một lĩnh vực mà họ không hiểu rõ hay không có kiến thức thì dễ dẫn đến thất bại Bởi một người không hiểu rõ về ngành, nghề/lĩnh vực mà họ kinh doanh đồng nghĩa với việc không hiểu rõ nhu cầu của thị trường, càng không hiểu rõ cách để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường
Bài tập thực hành 1: Hình thành ít nhất 3 ý tưởng khởi nghiệp bằng cách vận dụng các phương pháp: Đối tượng tiêu điểm, internet, kinh nghiệm và brainstorming Áp dụng các bước thực hiện phương pháp hình thành ý tưởng ở mục 2 của Bài 2 phần lý thuyết để hình thành ít nhất 3 ý tưởng khởi nghiệp của bản thân, trong đó sử dụng ít nhất 2 phương pháp hình thành thành ý tưởng khởi nghiệp trong 4 phương pháp đã học và ghi ý tưởng ra giấy
Bài tập thực hành 2: Đánh giá các ý tưởng khởi nghiệp ở Bài tập thực hành 1 để lựa chọn ý tưởng khả thi nhất Đưa 3 ý tưởng khởi nghiệp đã hình thành được ở bài tập thực hành 1 vào các ma trận đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết ở mục 3 của Bài 2 phần lý thuyết, lần lượt đánh giá để chọn ra 1 ý tưởng cuối cùng được cho là khả thi và phù hợp với bản thân nhất.
Câu 1 Hãy phân loại các khoản mục chi phí sau: Chi phí dịch vụ hỗ trợ khách hàng; Quà tặng miễn phí cho khách hàng; Chi phí tiếp khách; Chiết khấu thanh toán cho người mua; Lãi mua hàng trả chậm
Người học tham khảo các loại khoản mục chi phí ở trang 37 và 38 phần lý thuyết, kẻ bảng và phân loại các khoản mục chi phí như sau:
TT Chi phí Khoản mục
1 Chi phí dịch vụ hỗ trợ khách hàng
2 Quà tặng miễn phí cho khách hàng
4 Chiết khấu thanh toán cho người mua
5 Chiết khấu thanh toán cho người mua
6 Lãi mua hàng trả chậm
Câu 2 Có những giải pháp nào để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp?
Doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách:
- Gia tăng doanh thu bán hàng
- Vừa cắt giảm chi phí vừa gia tăng doanh thu bán hàng
- Nâng cao năng suất bằng cách cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất…
Bài tập thực hành: Lập kế hoạch khởi nghiệp cho ý tưởng đã hình thành, đánh giá và lựa chọn được ở Bài tập thực hành của Bài 2
Với ý tưởng khởi nghiệp đã chọn được ở Bài tập thực hành 2 của Bài 2, người học lập kế hoạch khởi nghiệp gồm các nội dung cơ bản như mục 3 của Bài 3 phần lý thuyết.
Câu 1 Người khởi nghiệp cần trang bị những kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp nào?
Người khởi nghiệp cần chuẩn bị cho bản thân nền tảng kiến thức vững chắc, bao gồm: Kiến thức chuyên môn, kiến thức kinh doanh và kiến thức quản trị Nội dung chi tiết tại mục 1 của Bài 4 phần lý thuyết
Câu 2 Người khởi nghiệp/Doanh nghiệp khởi nghiệp nên xây dựng mạng lưới gồm những đối tượng nào?
Liệt kê các đối tượng theo nội dung mục 2.2 của Bài 4 phần lý thuyết
Câu 3 Người khởi nghiệp cần rèn luyện những kỹ năng nào để nâng cao khả năng thành công trong khởi nghiệp? Kỹ năng nào là quan trọng nhất? Để gia tăng cơ hội thành công trong khởi nghiệp, người khởi nghiệp cần rèn luyện nhiều kỹ năng liên quan như: Kỹ năng thuyết trình gọi vốn, kỹ năng xây dựng mạng lưới (net-working), kỹ năng đàm phán, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề,
Bài tập thực hành: Chuẩn bị và thực hiện Pitching đối với kế hoạch khởi nghiệp đã xây dựng ở Bài tập thực hành của Bài 3
Với kế hoạch khởi nghiệp đã lập ở Bài tập thực hành của Bài 2, người học thực hiện Pitching theo các bước:
Bước 1: Chuẩn bị bài thuyết trình bằng Powerpoint, trình bày ngắn gọn và đẹp mắt các nội dung chính của dự án khởi nghiệp như: Thông tin về doanh nghiệp khởi nghiệp/dự án khởi nghiệp; giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ, những điểm nổi trội/tính mới/tính độc đáo/tính thực dụng của sản phẩm/dịch vụ; giá trị mà dự án khởi nghiệp mang lại cho khách hàng/xã hội và nhà đầu tư; dự kiến doanh thu – chi phí và lãi lỗ của dự án; số vốn cần đầu tư;
Bước 2: Tập dợt trước khi thuyết trình gọi vốn Người học cần học thuộc và hiểu rõ các nội dung chuẩn bị thuyết trình
Bước 3: Thực hiện thuyết trình gọi vốn trong khoảng thời gian từ 10 đến
15 phút theo các hướng dẫn tại nội dung mục 2.1 của Bài 4 phần lý thuyết
Bước 4: Trước khi kết thúc thuyết trình, người khởi nghiệp cần trình bày rõ số vốn cần kêu gọi cũng như các nguyện vọng của bản thân/doanh nghiệp với nhà đầu tư
Bước 5: Trả lời các câu hỏi của nhà đầu tư hoặc của người quan tâm liên quan đến dự án khởi nghiệp.