TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETINGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ --- ---QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG TRONG TÁC PHẨM “CHIẾN THUẬT DU KÍCH” 194
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-
-QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ
LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG TRONG TÁC PHẨM “CHIẾN THUẬT DU KÍCH”
(1944).
( Tiểu luận học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh )
Cán bộ hướng dẫn khoa học: ThS Vũ Văn Quế
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài: Nhóm 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- THÁNG 10 NĂM 2023
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
THÀNH
1 Lê NhựtLong 2221000541 Nhận phỏng vấn, soạn câu trả lờicho câu hỏi phỏng vấn 100%
7 Hoàng AnhPhạm Thị 2221000371
Phân công , mc, hỗ trợ edit phóng
sự , ghi âm , lồng tiếng, duyệt vàchỉnh tiểu luận
100%
Nhận phỏng vấn, soạn câu trả lời
9 Chế ĐồngTân 2221000680 Nhận phỏng vấn, soạn câu trả lờicho câu hỏi phỏng vấn 100%
10 Dương ThịThùy Linh 2221000534
Biên kịch, soạn câu hỏi phỏng vấn,duyệt đáp án của các bạn nhậnphỏng vấn, edit phóng sự
100%
12 Trần HùngCường 2221004375 Nhận phỏng vấn, soạn câu trả lờicho câu hỏi phỏng vấn 100%
Trang 3ẢNH MINH CHỨNG
Trang 4MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU 5
II PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TÁC PHẨM 7
1.1 Hoàn cảnh ra đời 7
1.2 Chủ đề, kết cấu: 7
CHƯƠNG 2 TƯ TƯỞNG HCM VỀ LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG 8
2.1 Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân 8
2.2 Dân quân du kích - một lực lượng chiến lược 9
2.3 Xây dựng lực lượng dân quân du kích và chiến thuật du kích 10
CHƯƠNG 3 TƯ TƯỞNG HCM VỀ PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG 11
3.1 Nguyên tắc của cách đánh du kích 11
3.2 Cách tiến công, tập kích 12
3.3 Phục kích 14
3.4 Cách phòng ngự 14
3.5 Cách đánh đuổi giặc 15
3.6 Cách rút lui 15
CHƯƠNG 4 GIÁ TRỊ Ý NGHĨA TÁC PHẨM 16
4.1 Phát triển con người, văn hóa Việt Nam 16
4.2 Chú trọng nhân dân 17
4.3 Phát triển lực lượng vũ trang 17
4.4 Thống nhất nhân dân 17
4.5 Xây dựng Đảng 18
4.6 Phát triển quốc tế 18
III PHẦN KẾT LUẬN 19
IV PHỤ LỤC 20
V.TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 5I PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nền thống trị Pháp, Việt Nam không những không còn chủ quyền, màthậm chí cũng không còn là một quốc gia nữa Trong thể chế hành chính của nềnthống trị Pháp, nước Việt Nam thực tế không còn tồn tại Từ năm 1867, Nam bộ đã
bị coi là thuộc địa của Pháp, do Pháp trực tiếp quản lý về mọi phương diện NgườiPháp đem vào Việt Nam nhiều sản phẩm văn minh và tạo tác nhiều sự việc có giátrị
Nhưng mọi sự tạo tác đó chỉ với mục đích duy nhất là nhằm tạo điều kiện để
áp đặt và củng cố nền thống trị Pháp, bành trướng quyền lực của nước Pháp trênthế giới Trong các hoạt động kinh tế, Pháp tự áp đặt sự độc quyền trên một loạtlĩnh vực như thuế thân, thuế muối, bán rượu, bán thuốc phiện để tạo ra nguồn thutài chính Việt Nam nói riêng và các thuộc địa nói chung không có nhânquyền, không có dân quyền, không có chủ quyền quốc gia, không có tự do và bìnhđẳng Người Pháp cho rằng người Việt Nam, cũng như các thuộc địa khác không
có đủ quyền làm người tự do
Cũng từ cách nhìn đó, Pháp cho rằng đất nước Việt Nam không phải là mộtquốc gia, dân tộc Việt Nam không phải là một dân tộc độc lập Trong bối cảnh lịch
sử đó, nền công nghiệp và thương mại giai đoạn này hoàn toàn do người Pháp khởixướng và áp đặt
Do đó, cần có cách nhìn đúng đắn hơn về tổng quan lực lượng và cách thứcthực hiện cách mạng để có thể giải phóng dân tộc khỏi tình huống oái oăm Và tácphẩm “ chiến thuật du kích” đã thể hiện được điều đó với bằng chứng chính làthắng lợi của ta trong lịch sử Nhóm chọn đề tài này để có thể nghiên cứu kĩ hơn vềnhững gì đã được đề cập trong tác phẩm cũng như cách mà Bác đã ứng dụng nóvào tình hình đất nước lúc bấy giờ có những điều kiện phù hợp nào
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu sâu hơn về tư tưởng của Bác về lực lượng cách mạng Việt Nam lúcbấy giờ và cách thức thực hiện cách mạng của nước ta, tại sao lại lựa chọn lựclượng và cách thức triển khai cách mạng như vậy Nhóm muốn tìm hiểu kĩ để cóthể nhận ra những tinh tế, ý đồ của Bác cũng như phần nào hiểu hơn về khả năngnhìn nhận và giải quyết vấn đề của Bác
3 NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Triển khai nội dung về các lực lượng cách mạng và phương pháp thực hiệncách mạng của Việt Nam lúc bấy giờ, tại sao lại lựa chọn như vậy, việc lựa chọnnhư vậy có lợi thế và bất lợi gì, có phù hợp với tình hình đất nước lúc bấy giờ hay
Trang 6không Tất cả sẽ được làm rõ hơn trong bài luận để mọi người có thể thấy đượcBác tài năng như thế nào.
4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Phạm vi nghiên cứu được áp dụng rộng rãi: Các trường học, các khu bảo tànglịch sử, các thư viện lịch sử và các sách báo lịch sử có liên quan đến thời kì nghiêncứu do đó mọi tài liệu tìm được ở những nơi đó đều rất có ích Nhưng bên cạnh đó,nhiều tài liệu trên mạng xã hội không có căn cứ thì sẽ không được sử dụng làm tàiliệu để nghiên cứu Đối với một số bạn sẽ không biết về điều này nên thường lấykiến thức ở mọi nơi, điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho việc nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu tác phẩm
Chương 2: Tư tưởng HCM về lực lượng cách mạng
Chương 3: Tư tưởng HCM về phương pháp cách mạng
Chương 4: Giá trị, ý nghĩa tác phẩm
d) Phần 4: Phần kết luận
e) Phần 5: Phần tài liệu tham khảo
Trang 7II PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TÁC PHẨM
1.1 Hoàn cảnh ra đời
Tháng 10 năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo mở lớp huấn luyệnquân sự tập trung đầu tiên tại Pắc Bó để tiến tới thành lập đội vũ trang cách mạng
Để có tài liệu giảng dạy, Người đã biên soạn các tài liệu quân sự quan trọng trong
đó có tác phẩm “Chiến thuật du kích” Tháng 5/1944, Mặt trận Việt Minh cho ramắt cuốn “Chiến thuật du kích” do Nguyễn Ái Quốc biên soạn, đây là một trongnhững tác phẩm tiêu biểu của Người viết về quân sự Trong đó giới thiệu nhữngvấn đề cơ bản của chiến tranh du kích Cuốn sách được phổ biến trong các đoànthể cách mạng thời kỳ 1941-1945 và được dùng làm tài liệu huấn luyện tại cáctrường quân - chính ở Việt Bắc trong những ngày chuẩn bị cuộc Cách mạng ThángTám
Hình 1/ Tác phẩm " Chiến thuật du kích"
1.2 Chủ đề, kết cấu:
Cuốn sách gồm 13 chương giới thiệu đầy đủ các vấn đề chi tiết nhất về chiếntranh du kích bao gồm: mục đích, cách bố trí lực lượng, phương thức hoạt động,chiến thuật….Trong tác phẩm, Người cũng đã đề cập và phân tích cụ thể cách đốiphó với địch nhân ưu thế, cách xử trí với địch nhân yếu thế, làm thế nào để côngkích, do thám địch nhân Chương I-III nói về cách thức tổi chức và nguyên tắc
Trang 8đánh du kích, chương IV-IX bàn về chiến thuật đánh du kích, 4 chương cuối viết
về thông tin và liên lạc; hành quân; đóng quân; căn cứ địa
CHƯƠNG 2 TƯ TƯỞNG HCM VỀ LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG
2.1 Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
Với chủ trương xây dựng lực lượng cách mạng toàn dân tộc, Chủ tịch Hồ ChíMinh chủ trương xây dựng lực lượng chính trị trong quần chúng và xây dựng lựclượng vũ trang cách mạng làm chỗ dựa cho phong trào quần chúng, làm nòng cốtcho khởi nghĩa vũ trang của quần chúng giành chính quyền Phân tích sự cai trị củathực dân Pháp ở Việt Nam được tiến hành bằng bạo lực, đàn áp khốc liệt nhữngngười yêu nước Việt Nam đứng lên chống Pháp, nên để chống lại bạo lực củachính quyền thực dân Pháp, giành lại nền độc lập, cần đến một cuộc khởi nghĩa vũtrang toàn dân Từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã cho rằng: “Để có cơ thắng lợi, mộtcuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương: Phải có tính chất một cuộc khởi nghĩaquần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn…” Từ quan niệm nêu trên, Chủtịch Hồ Chí Minh đã quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng làm chỗdựa cho phong trào quần chúng Bắt đầu từ tổ chức các đội “xích vệ” bảo vệ cáchmạng trong các cao trào cách mạng 1930 - 1931, đến thành lập các đội du kích vũtrang sau khởi nghĩa Bắc Sơn Sau Hội nghị Trung ương 8 và thành lập Mặt trậnViệt Minh, tháng 12 năm 1941 tại Cao Bằng từ các đội tự vệ cứu quốc, tự vệ chiếnđấu (tổ du kích) được thành lập làm cơ sở cho đấu tranh ở địa phương, Chủ tịch HồChí Minh đã thành lập Đội vũ trang Cao Bằng, tự tay soạn thảo “Mười điều kỷluật” và những nguyên tắc cơ bản xây dựng quân đội Khi phong trào cách mạngphát triển, tháng 12 năm 1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập “ĐộiViệt Nam tuyên truyền giải phóng quân” Đó là sự kiện lịch sử quan trọng, đánhdấu bước khởi đầu việc xây dựng và phát triển quân đội cách mạng dưới sự lãnhđạo của Đảng Lực lượng vũ trang được xây dựng theo quan điểm của Chủ tịch HồChí Minh là đội quân công tác, đội quân chiến đấu, nhấn mạnh nhiệm vụ tuyêntruyền vận động quần chúng Ngay việc lấy tên là “Đội Việt Nam tuyên truyền giảiphóng quân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ đây là đội quân công tác, kếthợp nhiệm vụ tuyên truyền, tổ chức quần chúng đấu tranh, làm chỗ dựa cho quầnchúng đấu tranh chính trị với tác chiến Trong xây dựng lực lượng vũ trang, Ngườinhấn mạnh quan hệ máu thịt giữa bộ đội với nhân dân, như “cá với nước”, “bộ đội
ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” Theo Người, sức mạnh của lựclượng vũ trang, trước hết là từ nhân tố con người, phẩm chất và sự giác ngộ chínhtrị của người chiến sỹ, nên đề ra quan điểm “người trước, súng sau” trong xâydựng lực lượng vũ trang Quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang gắn bó với nhândân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn
Trang 9liền với tư tưởng xây dựng “trận địa lòng dân” trong các khu căn cứ cách mạng, từPắc Bó mở rộng ra toàn tỉnh Cao Bằng, thành căn cứ địa cách mạng ở 6 tỉnh Cao -Bắc - Lạng - Thái - Hà - Tuyên , các “an toàn khu” gần các đô thị lớn , góp phầnthúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng quần chúng trong cả nước, tiến tới Tổngkhởi nghĩa tháng Tám năm 1945
2.2 Dân quân du kích - một lực lượng chiến lược
Dân quân du kích là lượng đông đảo
nhất được vũ trang và có tổ chức ở cơ sở,
không thoát ly sản xuất Đó là lực lượng bám
đất, bám dân, vừa đánh giặc, vừa cày ruộng,
vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa là quân, vừa
là dân Đó là lực lượng hùng hậu để bổ sung
cho bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương Tổ
chức của du kích rất linh hoạt, rộng rãi "ở
các nơi gần thành phố, họ là những người
công nhân; ở vùng nông thôn, họ
là nhỡng người nông dân Nhưng
cũng có cả những thầy giáo, sinh
viên, thương nhân và những người
yêu nước khác" Ngoài những đơn
vị gồm những người hăng hái,
khỏe mạnh, còn có cả các đội
"bạch đầu quân", nữ du kích, thiếu
nhi du kích "Các chiến sỹ du kích
đều tin tưởng vào lực lượng to lớn
của mình và có một niềm tin
không lay chuyển vào thắng lợi cuối cùng Họ không sợ các vũ khí chiến tranhhiện đại " Đó là một trong ba thứ quân của lực lượng vũ trang nhân dân ViệtNam, làm nòng cốt để phát động toàn dân đánh giặc Dưới sự lãnh đạo của Đảng
và Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân của ta đã hình thànhtrong kháng chiến chống Pháp, giải quyết yêu cầu tác chiến phân tán và tập trung,vừa có lực lượng cơ động chiến lược, vừa có lực lượng tại chỗ rộng khắp, thườngxuyên chiến đấu giam chân, phân tán lực lượng địch, tạo điều kiện cho bộ đội đánhnhững trận lớn Dân quân du kích cùng với những vũ khí thô sơ làm cho chiếntranh du kích có một sức mạnh tiềm tàng vô tận, tạo khả năng tiêu hao, tiêu diệtđịch ở khắp mọi nơi Dân quân du kích là một trong các lực lượng xây dựng và bảo
vệ hậu phương của ta Trong mọi cuộc chiến tranh, hậu phương vững mạnh là mộtnhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi Địch luôn phá hoại hậu phương ta bằngmọi thủ đoạn Lực lượng vũ trang ta phải chiến đấu bảo vệ hậu phương Nhưng bộđội chủ lực cần tập trung tác chiến, không thể dàn ra khắp mọi nơi Vì thế dân quân
du kích và bộ độ địa phương là lực lượng quan trọng để xây dựng và bảo vệ hậu
Dân quân du kích Việt Nam
Trang 10phương một cách có hiệu quả Với một lực lượng nhỏ bé, dân quân du kích có thểgóp thắng lợi nhỏ thành thắng lợi lớn, làm tê liệt bộ máy ngụy quyền, biến hậuphương của địch thành tiền phương của ta, mở những cơ sở rộng lớn đến nhữngkhu vực tự do sau lưng địch Căn cứ du kích là nơi đứng chân của lực lượng dânquân du kích và lực lượng vũ trang nói chung, nhưng hoạt động chiến tranh dukích lại là điều kiện để củng cố và mở rộng những căn cứ du kích trong vùng saulưng địch Sức mạnh của toàn dân vũ trang là một ưu thế tuyệt đối của chiến tranhnhân dân để đánh bại chiến tranh xâm lược của mọi kẻ thù Dân quân du kích giữvai trò chiến lược quan trọng trong suốt quá trình đấu tranh vũ trang giành thắnglợi cho cách mạng, trong khởi nghĩa cũng như trong chiến tranh Đúng như Hồ ChíMinh khẳng định: "Dân quân, tự vệ và du kích là một lực lượng của toàn dân tộc,
là một bức tường sắt của Tổ quốc Vô luận kẻ địch hung bạo thế nào, hễ đụng vàolực lượng đó, bức tường đó thì địch nào cũng phải tan rã"
2.3 Xây dựng lực lượng dân quân du kích và chiến thuật du kích
Là một trong ba thứ quân của lực lượng vũ trang cách mạng, dân quân dukích vừa là tổ chức quần chúng, vừa là tổ chức quân sự, nó sinh sổi nảy nở ngaytrong lòng dân Nhiệm vụ của dân quân du kích trong thời chiến cũng như trongthời bình đều hết sức quan trọng, vì thế phải xây dựng lực lượng dân quân du kíchtheo nguyên tắc vừa rộng rãi, vừa vững chắc Dân quân du kích là tổ chức mangtính chất quần chúng rộng rãi, thu hút đông đảo quần chúng tham gia Dân quân dukích phải đi đúng đường lối giai cấp của Đảng, có mục đích chính trị rõ ràng Tổchức du kích phải dựa trên cơ sở quần chúng Để đánh thắng kẻ thù dân quân dukích phải có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh Dân quân du kích là tổ chứcquân sự nên cần có biên chế tổ chức chặt chẽ từ tiểu đội đến trung đội, đại đội, chiđội Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một lực lượng dân quân du kích lớn mạnh
cả về số lượng và chất lượng Đi đôi với việc xây dựng về chính trị tư tưởng, phảixây dựng tổ chức thích hợp và chú ý vấn để trang bị Phương hướng chung đề giảiquyết vấn đề trang bị cho dân quân du kích là phát triển vũ khí thô sơ Đánh dukích phải quán triệt phương châm chiến lược đánh lâu dài Sự nghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc ngày nay đòi hỏi nhân dân ta phải tăng cường xâydựng kinh tế và củng cố quốc phòng Để tập trung nguồn lực xây dựng kinh tế,chúng ta không thể duy trì quân đội thường trực quá đông, vì thế phải xây dựng lựclượng dân quân du kích, dân quân tự vệ lớn mạnh làm nòng cốt của lực lượng hậu
bị, sẵn sàng bổ sung cho quân thường trực khi cần thiết, đồng thời sẵn sàng làmnhiệm vụ tác chiến khi có chiến tranh Đó là công cụ bảo vệ chính quyền nhân dân,giữ gìn trật tự an ninh, đóng vai trò xung kích trong lao động sản xuất trên từng địabàn cơ sở Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng dân quân dukích vẫn là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong việc xây dựng một nền quốc phòngtoàn dân hiện nay
Trang 11CHƯƠNG 3 TƯ TƯỞNG HCM VỀ PHƯƠNG PHÁP CÁCH
MẠNG
Phương pháp cách mạng là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong cuộc đời,
sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, đườnglối cách mạng và những tư tưởng chính trị đúng đắn của Hồ Chí Minh có vị trí vôcùng quan trọng Phương pháp cách mạng đóng vai trò là cầu nối đưa tư tưởngcách mạng và những quan điểm ấy thành sự thật Cầu nối ấy đưa quần chúng nhândân tiếp nhận phong trào cách mạng, đặt ra định hướng cho hoạt động tạo thànhsức mạnh vật chất trong cuộc đấu tranh giành độc lập
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng ta đã vân dụng linh hoạt sáng tạochiến thuật du kích, ngày 17/1/1948 Hội nghi trung ương Đảng đã xác địnhphương châm kháng chiến lấy “du kích chiến tranh là căn bản, vận động chiến làphụ trợ”, có thể thấy chiến thuật du kích là một trong những chiến thuật quan tronggóp phần làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng chống Pháp
Trong nhiều tác phẩm của mình Hồ chí Minh không đưa ra định nghĩa chophương pháp cách mạng nhưng lại có nhiều tác phẩm vạch lối cho người lãnh đạocách mạng Như trong tác phẩm “ Chiến thuật du kích” Người đã vách ra chongười lãnh đạo cách tiến công, phục kích; cách phòng ngự, cách đánh đuổi giặc,cách rút lui,….Các cách thức này đều dựa trên nguyên tắc của cách đánh du kích
3.1 Nguyên tắc của cách đánh du kích.
Trong chương III của tác phẩm
Chiến thuật du kích: “Nguyên tắc của
cách đánh du kích”, Hồ Chí Minh đã
nhấn mạnh bốn điểm chính: giữ
quyền chủ động; hết sức nhanh
chóng; bao giờ cũng giữ thế công;
phải có kế hoạch thích hợp và chu
đáo Đồng thời phải thực hiện bốn
mưu mẹo lớn và thực hiện mấy động
tác, như lừa địch, trinh thám, làm cho giặc khốn đốn
Theo Hồ Chí Minh, Giữ quyền chủ động là khôn khéo sử khiến quân thù ,muốn đánh nó ở chỗ nào thì đưa nó đến đó mà đánh, muốn đưa nó vào bẫy củamình có thể đưa được Nếu nó mạnh quá đánh không có lợi thì mình lùi, mình tự ýlùi cũng là giữ quyền chủ động, giữ được chủ động thì thế nào cũng thắng, khôngthắng to thì thắng nhỏ Trái lại, nếu mình không giữ được quyền chủ động mà lại ởvào địa vị bị động, để cho quân thù sử khiến mình dễ bị thất bại