1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan điểm của triết học mác lênin về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức từ quan điểm đó liên hệ đánh giá của bản thân trước tình trạng biến đổi khí hậu ở việt nam

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan điểm của triết học Mác Lênin về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Từ quan điểm đó liên hệ đánh giá của bản thân trước tình trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam? Thực trạng và giải pháp?
Trường học Trường Đại học Phenikaa
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Bài Tập Lớn Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2022 - 2023
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 433,86 KB

Nội dung

Triếthọc Mác - Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy – thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấpcông nhân, nhân dân lao độ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề: Quan điểm của triết học Mác Lênin về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Từ quan điểm đó liên hệ đánh giá của bản thân trước tình trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam? Thực trạng và giải pháp?

Giảng viên hướng dẫn:

Họ và tên sinh viên:

MSV:

Lớp:

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

1 Quan điểm triết học Mác – Lênin về nhận thức 4

2 Quan điểm triết học Mác – Lênin về thực tiễn 6

3 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 7

3.1 Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức 7

3.2 Thực tiễn là mục đích của nhận thức 8

3.3 Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý 9

4 Liên hệ đánh giá của bản thân trước tình trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam? Thực trạng và giải pháp? 10

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

MỞ ĐẦU

Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX Sự xuất hiện của triết học Mác được coi là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử triết học Triết học Mác - Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội

và tư duy – thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới.[1;95] Triết học Mác - Lênin đã kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học nhân loại, với mục đích của triết học Mác - Lênin là nâng cao hiệu quả của quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn, phục vụ lợi ích của con người Vì vậy, vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội rất quan trọng Thứ nhất, triết học Mác – Lênin đóng vai trò là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn Thứ hai, triết học Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ Vai trò cuối cùng của triết học Mác – Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự kiện đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Qua những khái quát về vai trò của triết học Mác – Lênin, ta có thể thấy được thực tiễn có một vai trò vô cùng quan trọng đối với nhận thức cũng như mọi mặt của đời sống xã hội

Trang 4

NỘI DUNG

1 Quan điểm triết học Mác – Lênin về nhận thức

Trong lịch sử triết học, khái niệm nhận thức đã được hiểu thành những vấn

đề phong phú khác nhau Xuất phát từ lập trường thế giới quan khác nhau, các trào lưu triết học khác nhau đã đưa ra những quan điểm của mình khi nói về nhận thức Theo quan điểm duy tâm thì tất cả mọi thứ đang tồn tại đều là phức hợp những cảm giác của con người Tức là theo họ, nhận thức là sự nhận thức cảm giác, biểu tượng của con người Mặc dù không phủ nhận khả năng nhận thức thế giới, song họ coi nhận thức cũng không phải là sự phản ánh hiện thực khách quan mà đó chỉ là sự tự nhận của ý niệm, tư tưởng tồn tại ở đâu đó ngoài con người Đó là những quan điểm trước Mác về nhận thức

Trong chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận nhận thức là một nội dung cơ bản của phép biện chứng; đó là lý luận nhận thức duy vật biện chứng, tức học thuyết

về khả năng nhận thức của con người đối với thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn; lý giải bản chất, con đường và quy luật chung của quá trình con người nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan nhằm phục vụ hoạt động thực tiễn của con người

Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó Triết học Mác – Lênin thừa nhận sự tốn tại của thế giới khách quan và cho rằng đối tượng của nhận thức là thế giới khách quan Khi khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người, V.I.Lênin đã chỉ rõ

có những cái con người chưa biết chứ không có cái gì không thế biết: “Dứt khoát

là không có và không thể có bất kỳ sự khác nhau nào về nguyên tác giữa hiện tượng và vật tự nó Chỉ có sự khác nhau giữa cái đã được nhận thức và cái chưa

4

Trang 5

được nhận thức”.[1;262] Hơn nữa, triết học Mác – Lênin đã đưa ra những quan điểm đúng đắn về nhận thức, “nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người, là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển có tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể thông qua hoạt động thực tiễn của con người”

Trước hết, nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển Đó là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều và từ biết chưa đủ đến biết đầy đủ hơn Con người luôn nảy sinh quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận; nhận thức thông thường và nhận thức khoa học trong quá trình nhận thức Nhận thức kinh nghiệm là quá trình nhận thức bởi sự thu nhận từ quan sát và thí nghiệm, nó tạo thành tri thức kinh nghiệm Còn nhận thức lý luận là sự phát triển tất yếu của quá trình nhận thức,

nó là trình độ cao hơn về chất so với nhận thức kinh nghiệm Nhận thức thông thường hay còn gọi là nhận thức tiền khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ

sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của các sự vật [1;264] Không những vậy, nhận thức còn là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể thông qua hoạt động thực tiễn của con người Chủ thể nhận thức ở đây chính là con người hiện thực, đang sống và hoạt động thực tiễn và đang nhận thức những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể nhất định Và cũng chính những điều kiện này cũng giới hạn chủ thể nhân thức Theo triết học Mác – Lênin, khách thể không đồng nhất với toàn bộ hiện thực khách quan mà chỉ là một bộ phận, một lĩnh vực của hiện thực khách quan Từ đó, có thể thấy nhận

Trang 6

thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, chủ động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể [1;265-266]

2 Quan điểm triết học Mác – Lênin về thực tiễn

Thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học Mác

- Lênin nói chung và của lý luận nhận thức Mácxít nói riêng, đây là một phạm trù đã được nghiên cứu từ rất lâu với nhiều quan điểm khác nhau Các nhà triết học duy tâm cho rằng hoạt động nhận thức, hoạt động của ý thức, hoạt động của tinh thần nói chung là hoạt động thực tiễn Có thể nói, các nhà triết học duy vật trước Mác góp công rất lớn trong việc phát triển thế giới quan duy vật và đấu tranh chống chủ nghĩa tôn giáo và thuyết không thể biết Nhưng những lý luận của họ vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế, thậm chí là sai lầm Ví dụ như chủ nghĩa duy vật trước Mác mặc dù đã hiểu thực tiễn là một hành động vật chất của con người nhưng lại xem đó là hoạt động con buôn, đê tiện, bẩn thỉu

Chính vì vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khắc phục sai lầm đó, đồng thời

kế thừa và phát triển sáng tạo những quan niệm về thực tiễn của các nhà triết học trước đó và đưa ra một quan niệm: “Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất – cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ”

Hoạt động cơ bản của thực tiễn mang đặc trưng là những hoạt động vật chất, cảm tính, đồng thời đó còn là phương thức tồn tại cơ bản, phổ biến của con người và xã hội Hoạt động cơ bản đầu tiên của thực tiễn là hoạt động sản xuất vật chất Trong hoạt động thực tiễn, con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra những của cải và các điều kiện thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình và xã hội Ví dụ như hoạt động trồng lúa, trồng rau, trồng hoa màu hay các hoạt động dệt vải, sản xuất quần áo,

6

Trang 7

giày dép, hoạt động sản xuất ô tô, xe máy… Tiếp theo là hoạt động chính trị - xã hội Đó là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển Ví dụ như những hoạt động liên quan đến chính trị xã hội: hoạt động bỏ phiếu của nhân dân

đi bầu cử đại biểu Quốc hội.; hoạt động bỏ phiếu tán thành sự ra đời, sửa đổi của các bộ Luật, Nghị định… của các đại biểu; hoạt động tình nguyện giúp đỡ nhân dân vùng núi khó khăn xây dựng đường xá, trường học, … Hoạt động thực tiễn cuối cùng là hoạt động thực nghiệm khoa học – một hình thức đặc biệt của thực tiễn Đây là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định các quy luật biến đổi và phát triển của đối tượng nghiên cứu Dạng hoạt động thực tiễn này ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

3 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức chân lý [2;111]

3.1 Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức

Đầu tiên, thực tiễn là cơ sở của nhận thức Nói như vậy bởi vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức; nó đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức Nghĩa là thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức, cho lý luận Thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới quan để buộc chúng bộc lộ những thuộc tính, những tính quy luật vận động và phát triển của thế giới, từ đó con người có thể nhận thức Nhận thức ở con người được hình thành và phát triển chính từ trong quá trình hoạt

Trang 8

động thực tiễn cải tạo thế giới Dựa trên cơ sở lý thuyết từ thực tiễn, con người

đã chế tạo ra các công cụ, phương tiện,máy móc mới hỗ trợ nhân loại trong quá trình nhận thức, chẳng hạn kính hiển vi, kính thiên văn, máy vi tính… đã mở rộng khả năng của các khí quan nhận thức của con người Sở dĩ vậy, con người quan hệ với thế giới không phải bắt đầu bằng lý luận mà bằng thực tiễn Không

có thực tiễn thì không có nhận thức, không có khoa học, không có lý luận , bởi lẽ tri thức của con người xét đến cũng là được nảy sinh từ thực tiễn [1;271] Không những vậy, thực tiễn còn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức bởi thực tiễn cung cấp năng lượng nhiều nhất, nhanh chóng nhất giúp con người nhận thức ngày càng toàn diện và sâu sắc về thế giới Trong quá trình hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi luôn cả bản thân mình, phát triển năng lực thể chất, trí tuệ của mình Nhờ đó, con người càng đi sâu vào thế giới nhận thức và tìm hiểu, khám phá ra những bí mật làm phong phú tri thức của mình về thế giới Thực tiễn còn có tác dụng rèn luyện các giác quan của con người, làm cho chúng phát triển tinh tế hơn, hoàn thiện hơn Trên những

cơ sở này giúp con người có quá trình nhận thức tốt hơn Vì vậy, Ph.Ăngghen đã khẳng định: “chính việc người ta biến đổi tự nhiên… là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người, và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã học cải biến tự nhiên” [1;271] Bởi vậy, khoa học ra đời chính vì chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn

3.2 Thực tiễn là mục đích của nhận thức

Thực tiễn là mục đích của nhận thức bởi vì nhận thức dù ở vấn đề, khía cạnh hay ở lĩnh vực nào đi chăng nữa thì cũng phải quay về phục vụ thực tiễn Con người ngay từ khi mới xuất hiện trên trái đất này đã bị quy định với những nhu cầu thực tiễn Bởi vì muốn sống, muốn tồn tại, con người phải sản xuất và

8

Trang 9

cải tạp xã hội Chính những nhu cầu sản xuát và cải tạo đó đã buộc con người phải nhận thức thế giới xung quanh Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiên chứ không phải để trang trí hay phục vũ những ý tưởng viển vông, vô nghĩa Nếu không có sự xuất hiện của thực tiễn thì nhận thức mất phương hướng và bế tắc Vì vậy, mọi lý luận khoa học chỉ

có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn và từ đó cải tạo thực tiễn, nó càng có ý nghĩa hơn khi được áp dụng vào đời sống thực tiễn để phục vụ con người [1;272]

3.3 Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý

Thực tiễn không những là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức mà

nó còn đóng vai trò là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý Tức là thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức Theo triết học Mác – Lênin, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan nhất để kiểm tra chân lý Mác đã từng khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”.[2;113]

Có nhiều hình thức thực tiễn khác nhau do vậy cũng có nhiều hình thức kiểm tra chân lý khác nhau như thực nghiệm khoa học hay áp dụng lý luận xã hội vào quá trình cải biến xã hội Tuy nhiên, nhận thức khoa học cũng có tiêu chuẩn riêng, đó là tiêu chuẩn logic nhưng tiêu chuẩn này không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn, nhưng xét cho cùng thì tiêu chuẩn logic cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn Vì vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính chất tuyệt đối, vừa có tính chất tương đối Tiêu chuẩn thực tiễn có tính tuyệt đối ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý, thực tiễn ở mỗi giai

Trang 10

đoạn lịch sử đều có thể xác nhận được chân lý Còn tiêu chuẩn thực tiễn có tính tương đối là vì thực tiễn không đứng nguyên một chỗ mà luôn biến đổi và phát triển theo thế giới tự nhiên Thực tiễn là một quá trình và nó được thực hiện bởi con người nên sẽ không tránh khỏi các yếu tố chủ quan

Trong quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức, những tri thức đạt được trước kia và hiện nay vẫn phải thường xuyên chịu kiểm điểm bởi thực tiễn tiếp theo vẫn tiếp tục được thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa và phát triển để hoàn thiện hơn Triết học Mác – Lênin yêu cầu quan điểm về đời sống,

về thực tiễ phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản lý luận về nhận thức và khẳng định: “con người chứng minh bằng thực tiễn của mình sự đúng đắn khách quan của những ý niệm, khái niệm, tri thức của mình, của khoa học của mình”.[1;273]

4 Liên hệ đánh giá của bản thân trước tình trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam? Thực trạng và giải pháp?

Biến đổi khí hậu mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay Con người ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với những ảnh hưởng do biến đổi khí hậu Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung gây nên Cuộc sống dần bị đảo lộn, tương lai không thể tốt đẹp như chúng ta mong đợi Và thực trạng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay rất đáng lo ngại

Từ đầu năm 2022 đến nay, tình trạng biến đổi khí hậu được các nhà khoa học cảnh báo đạt mức nghiêm trọng, gây ảnh hưởng cực xấu đến nhân loại nếu chúng ta tiếp tục tàn phá môi trường Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều kiểu hiện tượng thời tiết lạ như: Mưa giông trái mùa ở ven biển miền Tây Nam bộ (tháng 2/2022), động đất liên hoàn tại Kon Tum gây rung lắc mạnh lên tới 4,1 độ richter (tháng 4/2022), mùa Hè ở miền Bắc đến chậm hơn so với chu kì hàng năm,

10

Ngày đăng: 25/07/2024, 16:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w