1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mac-Lenin Về Dân Tộc Và Quan Điểm Về Chính Sách Dân Tộc Của Đảng Và Nhà Nc Việt Nam Trong Thời Kì Quá Độ Của Chủ Nghĩa Xã Hội Sinh Viên P.pdf

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mac-Lenin Về Dân Tộc Và Quan Điểm Về Chính Sách Dân Tộc Của Đảng Và Nhà Nc Việt Nam Trong Thời Kì Quá Độ Của Chủ Nghĩa Xã Hội Sinh Viên P.pdf
Tác giả Phòng Thị Huệ
Người hướng dẫn Trương Thị Thanh Qúy
Trường học Trường Đại Học Đại Nam
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 645,74 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Đ Ề TÀI 4 : Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về dân tộc và quan điểm về chính sách dân tộc của đảng và

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

KHOA HỌC Đ

Ề TÀI 4 : Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về dân tộc và quan điểm về chính sách dân tộc của đảng và nhà nc việt nam trong thời

kì quá độ của chủ nghĩa xã hội sinh viên phải làm gì để quán triệt, thực hiện quan điểm và chính sách dân tộc của đảng và nhà nc trong giai đoạn hiện nay

Giảng viên hướng dẫn : Trương Thị Thanh Qúy Học viên thực hiện : Phòng Thị Huệ

Lớp : ĐD 14-01

Mã sinh viên : 1455010035

Hà nội, ngày 15 tháng 11 năm 2021

Trang 2

Mục Lục :

CHƯƠNG 1 :

MỞ ĐẦU: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Tính cấp thiết của đề tài 2

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Cơ sở lý luận 3

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG 3

1 Đặc điểm dân tộc Việt Nam 3

2 Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về dân tộc ……… 3

3 Quan điểm về chính sách dân tộc của đảng và nhà nc việt nam trong thời kì quá độ của chủ nghĩa xã hội……… 4

4 Chính sách dân tộc của Ðảng, Nhà nước Việt Nam 6

5.Sinh viên phải làm gì để quán triệt, thực hiện quan điểm chính sách dân tộc của đảng và nhà nc trong giai đoạn hiện nay ……… 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

CHƯƠNG 1 :

MỞ ĐẦU:

1 Tính cấp thiết của đề tài

Độc lập dân tộc gắn với chủ quyền quốc gia đang là một xu thế của thế giới Mỗi quốc gia dân tộc, dù lớn hay nhỏ, đều cố gắng khẳng định giá trị dân tộc Đảng ta quan niệm: Tiến lên CNXH là một quá trình vận động, chuyển hóa liên tục, không ngừng phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Các đặc trưng của xã hội chủ nghĩa cũng luôn luôn vận động, chuyển hóa

và phát triển Với một quốc gia đa tộc người như Việt Nam thì vấn đề dân tộc chính là yếu tố cốt lõi quyết định vận mệnh của đất nước

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Hai mục tiêu chính:

- Nắm được quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc; mối quan hệ dân tộc và tôn giáo và nội dung chính sách dân tộc của Ðảng và Nhà nước Việt Nam, tầm quan trọng của vấn đề dân tộc đối với sự nghiệp cách mạng của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam

- Thấy rõ tính khoa học trong quan điểm và cách thức giải quyết vấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin, của Ðảng Cộng sản Việt Nam; từ đó xác định trách nhiệm của bản thân góp phần tuyên truyền và thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về dân tộc của Ðảng, Nhà nước

Nhiệm vụ nghiên cứu :

Tìm hiểu cương lĩnh của chủ nghĩa Mác – Lênin; hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề dân tộc của Đảng và Nhà nước trong thời

kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay

- Xác định quan điểm và đề ra một số chính sách dân tộc phù hợp để phát huy đồng thời sức mạnh nội lực và sức mạnh tổng hợp của nước CHXHCN Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng:

Đề tài nghiên cứu về quan điểm của chủ nghĩa Mac Lenin về dân tộc và quan điểm về chính sách dân tộc của đảng và nhà nc Việt Nam trong thời kì quá độ của chủ nghĩa xã hội sinh viên phải làm gì để quán triệt, thực hiện quan điểm và chính sách dân tộc của đảng và nhà nc trong giai đoạn hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian: Luận văn được tiến hành trong 7 ngày từ 11/8/2021 - 18/11/2021

- Nội dung: Luận văn tập trung vào các nội dung :

+ Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc

Trang 4

+ Quan điểm về chính sách dân tộc của đảng và nhà nc việt nam trong thời kì quá độ của chủ nghĩa xã hội

+ Chính sách dân tộc của Ðảng, Nhà nước Việt Nam

+ Sinh viên phải làm gì để quán triệt, thực hiện quan điểm chính sách dân tộc của đảng và nhà nc trong giai đoạn hiện nay

4 Cơ sở lý luận

Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước về dân tộc

CHƯƠNG 2:

NỘI DUNG

1 Đặc điểm dân tộc Việt Nam

Việt Nam là quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc (53 dân tộc thiểu số chiếm 14% dân số cả nước, cư trú chủ yếu ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới), cùng cư trú, tồn tại và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam

Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú, thống nhất Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, tâm lý, lối sống, tín ngưỡng tôn giáo mang tính đặc thù, tạo nên những sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc, tồn tại và phát triển trong tính đa dạng và thống nhất của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam

Địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và bảo vệ bền vững môi trường sinh thái Đồng bào cư trú suốt dọc tuyến biên giới phía Bắc, Tây và Tây Nam, có nhiều cửa ngõ thông thương giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới Đây là địa bàn có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, có hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước và bảo vệ bền vững môi trường sinh thái Trong tình hình hiện nay, miền núi là địa bàn tiềm năng, mang tính chiến lược, cơ bản cho

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

– Kinh tế ở miền núi, các dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, tình trạng du canh, du cư, di dân tự do vẫn còn diễn biến phức tạp Kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, dịch vụ) ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng vẫn còn khó khăn, nhiều nơi môi trường sinh thái tiếp tục bị suy thoái

– Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những khó khăn về đời sống, trình

độ dân trí thấp của đồng bào và những sai sót của các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta để kích động tư tưởng ly khai,

tự trị, phá hoại truyền thống đoàn kết và thống nhất của cộng đồng các dân tộc

Trang 5

Việt Nam, gây mất ổn định chính trị, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm

2 Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về dân tộc

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề dân tộc là một bộ phận của những vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản Do đó, giải quyết vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sở của cách mạng xã hội chủ nghĩa Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng nhấn mạnh rằng, khi xem xét và giải quyết vấn để dân tộc phải đáp ứng vững trên lập trường giai cấp công nhân Điều đó cũng có nghĩa là việc xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc phải trên cơ sở và vì lợi ích cơ bản, lâu dài của dân tộc

Giải quyết vấn để dân tộc thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

Trên cơ sở tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc và giai cấp, cùng với sự phân tích hai xu hướng của vấn đề dân tộc, V.I.Lênin đã nêu ra

"Cương lĩnh dân tộc" với ba nội dung cơ bản: các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc Đây được coi là cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin

Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là một bộ phận không thê tách rời trong cương lĩnh cách mạng của giai câp công nhân; là tuyên ngôn về vấn đề dân tộc của đảng cộng sản trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc Cương lĩnh đã trở thành cơ sở lý luận cho chủ trương, đường lối và chính sách dân tộc của các đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa

- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

- Các dân tộc được quyền tự quyết

- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

3 Quan điểm về chính sách dân tộc của đảng và nhà nc việt nam trong thời

kì quá độ của chủ nghĩa xã hội

*Tính tất yếu của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

Sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên Đó là sự biến đổi và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao,

từ đơn giản đến phức tạp Nghiên cứu tiến trình vận động của lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác khẳng định, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chắc chắn sẽ bị thay thế bằng phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa Đó là một quy luật khách quan của lịch sự và thời đại ngày này chính là thời kỳ quá

độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác, Đảng ta khẳng định: "Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội"

Trang 6

Kế thừa những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng không ngừng

và thời kỳ quá độ lên CNXH; xuất phát từ đặc điểm, điều kiện của Việt Nam,

Hồ Chí Minh đã khẳng định: Thời kỳ quá độ “là thời kỳ dân chủ mới”, tiến dần lên CNXH Ở Việt Nam là hình thái quá độ gián tiếp với: “Đặc điểm to nhất là

từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” Đặc điểm này chi phối tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm từng bước xóa bỏ triệt để các tàn tích của chế độ thực dân, phong kiến, đồng thời từng bước gây dựng các mầm mống cho CNXH phát triển, đó là một tất yếu

Theo đó, quá độ lên CNXH là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài chứ “không thể một sớm một chiều” Bởi vì, “chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến

có gốc rễ hàng ngàn năm biến nước ta từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp”(3) Tuy nhiên, muốn “tiến lên chủ nghĩa xã hội” thì không phải “cứ ngồi mà chờ” là sẽ có được chủ nghĩa xã hô }i Nếu nhân dân ta mọi người cố gắng, phấn khởi thi đua xây dựng, thì thời kỳ quá độ có thể rút ngắn hơn

*Về nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Phải tạo ra những điều kiện cần và đủ về

cơ sở vật chất; đồng thời, Đảng phải “lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội” Trong đó, “nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nội dung nhiệm vụ cụ thể trong thời kỳ quá độ lên CNXH rất toàn diện Trên lĩnh vực kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất là vấn

đề mấu chốt, tăng năng suất lao động trên cơ sở công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, cùng với thiết lập quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, ngành, vùng, lãnh thổ trong thời kỳ quá độ Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ phân phối và quản lý kinh tế Theo Người, quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem lại hiệu quả cao, sử dụng tốt các đòn bẩy để phát triển sản xuất

Trên lĩnh vực chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng; quan tâm củng cố mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nhân - nông dân - trí thức, dưới sự lãnh

Trang 7

đạo của Đảng, nhằm không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp xây dựng CNXH

Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, xây dựng nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng và mấu chốt của văn hóa là xây dựng con người có đạo đức cách mạng, con người mới xã hội chủ nghĩa với đức - tài gắn bó hữu cơ với nhau, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, trung thành với sự nghiệp cách mạng xây dựng nền văn hóa mới, lối sống mới Về xã hội, thực hiện sự phân phối theo lao động, thi hành chính sách xã hội vì toàn dân, bình đẳng

Mấu chốt của vấn đề xã hội là đảm bảo công bằng xã hội hướng vào phát triển con người, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài, vừa là mục tiêu, vừa là động của sự phát triển xã hội

Về bước đi, biện pháp trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Hồ Chí Minh đã xác định bước đi, cách làm phù hợp, Người khẳng định: Chúng ta cũng phải có phương pháp xây dựng CNXH của riêng mình, gắn với thực tiễn và lịch sử của Việt Nam Bước đi trong xây dựng XHCN ở nước ta là “phải làm dần dần”, ai nói dễ là chủ quan và sẽ thất bại, phải thực hiện “đi bước nào vững chắc bước ấy”

Hồ Chí Minh còn chỉ ra những biện pháp hết sức quan trọng để xây dựng CNXH, đó là: Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng làm chính; kết hợp thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng và bảo

vệ, đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng; xây dựng CNXH phải có kế hoạch, biện pháp và quyết tâm Đặc biệt, Người xác định biện pháp cơ bản, lâu dài quyết định nhất trong xây dựng CNXH ở nước ta là phát huy sức mạnh toàn dân, đem của dân, tài dân, sức dân dưới sự lãnh đạo của Đảng để làm lợi cho dân

4 Chính sách dân tộc của Ðảng, Nhà nước Việt Nam

Với quan điểm cách mạng là sáng tạo không ngừng, trong thời kỳ đổi mới, chính sách dân tộc của Đảng ta vừa bảo đảm tính nhất quán, vừa đổi mới trước yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế nhằm giải quyết thành công vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay và trong tương lai Từ Đại hội IV đến Đại hội XII của Đảng, chính sách dân tộc được Đảng ta đề ra trên các vấn đề cốt lõi là: Vị trí của vấn đề dân tộc trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng; các nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc; những vấn đề trọng yếu của chính sách dân tộc trong những điều kiện cụ thể Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển” Điều này, một mặt, thể hiện trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số;

Trang 8

mặt khác, cho thấy việc giải quyết vấn đề dân tộc đang là sự đòi hỏi cấp thiết cần phải có những chỉ đạo kịp thời

Nội dung của chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới của Đảng và Nhà nước ta tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:

1- Chính sách về phát triển kinh tế vùng các dân tộc thiểu số nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 2- Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề giáo dục - đào tạo, văn hóa, y tế nhằm nâng cao năng lực, thực hiê }n quyền bình đẳng giữa các dân tô }c, tạo tiền đề và các cơ hội để các dân tộc có đầy đủ các điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào

3- Chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh, nhằm củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa

Nhìn tổng thể cả ba chính sách trên, xét về mục tiêu, chính sách dân tộc của Đảng đều nhằm khai thác mọi tiềm năng của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thể hiện nguyên tắc cơ bản: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển Các nội dung đó có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, hợp thành một thể thống nhất, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển Bình đẳng dân tô }c là nền tảng thực hiện đoàn kết dân tộc; có đoàn kết, thương yêu, tôn trọng giúp đỡ nhau thì mới thực hiện được bình đẳng dân tộc Nhìn lại thời kỳ đổi mới, có thể khái lược ở những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Thứ hai, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu

số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa Trong những năm qua tập trung trợ giúp đồng bào nghèo, các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, như tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước sinh hoạt, nhà ở tạm bợ, không đủ tư liệu sản xuất, dụng cụ sinh hoạt tối thiểu; xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc

Trang 9

biệt khó khăn Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và vấn đề tranh chấp đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở Tây Nguyên, Tây Bắc và vùng đồng bào dân tộc Khmer ở Tây Nam Bộ Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới Tất cả công việc này đều được xây dựng trên nguyên tắc đoàn kết dân tộc

Thứ ba, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng dân tộc thiểu số Do lịch sử để lại, hiện nay giữa các dân tộc ở nước ta vẫn còn tình trạng phát triển không đều Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển là một tất yếu khách quan trong một quốc gia đa dân tộc Đảng và Nhà nước ta coi trọng tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc là một nguyên tắc

cơ bản trong chính sách dân tộc trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo

vệ Tổ quốc

Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở; kiên quyết khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân của một số cán bộ; thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, luân chuyển cán bộ Đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, phát huy sức mạnh tại chỗ để sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; tăng cường công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra những “điểm nóng” về

an ninh, trật tự xã hội ở vùng dân tộc và miền núi Tiếp tục xây dựng, phát triển nhanh các khu kinh tế kết hợp quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới Thứ tư, đổi mới nội dung, phương thức công tác dân tộc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tích cực, chủ động tham gia xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương Thông qua các chính sách, biện pháp cụ thể, động viên đồng bào các dân tộc phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, tinh thần vươn lên trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc

NhHng thành tựu quan trọng trong thực thi chính sách dân tộc

Công tác dân tộc thời gian qua đã góp phần tích cực làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn vùng dân tộc và miền núi, quyền bình đẳng giữa các dân tô }c ngày càng được thể chế hóa và thực hiê }n trên thực tế các lĩnh vực của đời sống Qua đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên từng bước,

tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt

Theo báo cáo của các địa phương vùng dân tộc và miền núi, chỉ tiêu giảm tỷ lệ

hộ nghèo đều đạt và vượt, bình quân khoảng 3% - 4%/năm, cụ thể là: Các tỉnh

Trang 10

vùng Đông Bắc giảm 3,62%; Tây Bắc giảm 4,47%; Tây Nguyên giảm 3,04%; đồng bằng sông Cửu Long giảm 2,15% Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thay đổi rõ rệt: 98,6% số xã có đường ô-tô đến trụ sở ủy ban nhân dân xã; có 99,8%

số xã và 95,5% số thôn có điện (số liệu của Tổng Cục thống kê năm 2010 - 2015)

Công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được kết quả khả quan Đời sống của đồng bào các dân tộc được cải thiện đáng kể Đặc biệt, mặt bằng dân trí được nâng cao Vùng dân tộc và miền núi đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xóa

mù chữ Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được hình thành và phát triển từ Trung ương đến các huyện vùng dân tộc và miền núi, tạo nguồn đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

Đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số được nâng cao một bước, văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số được tôn trọng, bảo tồn và phát huy Hệ thống phát thanh, truyền hình ở vùng dân tộc và miền núi không ngừng phát triển Công tác giáo dục có nhiều tiến bộ: 99,5% số xã có trường tiểu học; 93,2% số xã có trường trung học cơ sở; 12,9% số xã có trường trung học phổ thông và 96,6% số xã có trường mẫu giáo/mầm non; 100% số xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học, nhiều nơi đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở Loại hình trường nội trú, bán trú đang phát triển, hiện nay cả nước có 294 trường phổ thông dân tộc nội trú với 80.832 học sinh; 4 trường dự bị đại học với trên 3.000 học sinh/năm Tất cả các tỉnh vùng dân tộc và miền núi đều có trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, trường dạy nghề và đào tạo nghiệp vụ trong các lĩnh vực nông nghiệp, quản lý kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế,

Bên cạnh đó, mạng lưới y tế phát triển, hệ thống bệnh viện tỉnh, huyện và trạm y tế xã được quan tâm đầu tư, có 99,39% số xã có trạm y tế, 77,8% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế Năm 2013, có 88% số thôn, bản trong cả nước có nhân viên y tế hoạt động Đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, người nghèo được khám, chữa bệnh miễn phí và được hưởng chính sách bảo hiểm y tế đúng quy định Các dịch bệnh ở vùng dân tộc

và miền núi, như sốt rét, bướu cổ cơ bản được khống chế; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm đáng kể Mạng lưới thông tin, văn hóa, thể thao nông thôn có sự phát triển nhanh, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Năm 2011, 81,5% số xã có hệ thống loa truyền thanh đến thôn; 38,7% số

xã có nhà văn hóa xã; 48% số xã có sân thể thao

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng dân tộc và miền núi có chuyển biến tốt, dịch vụ trợ giúp pháp lý đang tiếp cận với người dân Công tác vận động nhân dân, phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng được chú trọng Bình đẳng giới từng bước được tạo lập giúp người phụ nữ

Ngày đăng: 16/07/2024, 17:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w