Phương pháp Word Association là một công cụ nghiên cứu mạnh mẽ giúp chúng ta hiểu được tư duy và liên kết từ ngữ trong lĩnh vực thuốc dược liệu qua việc phân tích các từ liên quan và các
Trang 1ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - TRƯỜNG HÓA VÀ KHOA HỌC SỰ SỐNG -
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Đề tài: Khảo sát nhận thức về thuốc dược liệu truyền thống của sinh
viên bằng phương pháp Word Association
GVHD: TS Hoàng Quốc Tuấn
Trang 2Trong đồ án này chúng em sẽ thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp Word Association Phương pháp Word Association là một công cụ nghiên cứu mạnh mẽ giúp chúng ta hiểu được tư duy và liên kết từ ngữ trong lĩnh vực thuốc dược liệu qua việc phân tích các từ liên quan và các khái niệm gắn kết với thuốc dược liệu
Đồ án này sẽ trình bày về cách thức áp dụng phương pháp Word Association trong nghiên cứu thuốc dược liệu, từ việc xây dựng danh sách từ khóa đến phân tích mối quan hệ giữa các từ và đưa ra những kết quả và nhận định Chúng em cũng sẽ đề cập đến các ứng dụng tiềm năng của phương pháp này trong việc phân tích và tối ưu hóa sử dụng thuốc dược liệu Đây là một trong những kỹ thuật trong việc xây dựng mô hình sản phẩm, là bước đầu tiên của quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) Nghiên cứu người tiêu dùng xem rằng khi nhắc đến thuốc dược liệu thì họ quan tâm đến yếu tố nào của sản phẩm, từ đó giúp người nghiên cứu biết được xu hướng để cải thiện, hay phát triển những dòng sản phẩm mới trong tương lai Hy vọng rằng đồ án này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích và đóng góp vào việc tăng cường kiến thức và hiểu biết về thuốc dược liệu
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và hỗ trợ của thầy và các bạn trong quá trình thực hiện đồ án này Đề tài tuy mới nhưng cũng là những bước đầu để sinh viên đặc biệt sinh viên ngành Thực phẩm chúng em được tiếp cận gần hơn các khía cạnh khác của ngành, từ đó có thể liên kết với ngành học
và lĩnh vực làm việc của bản thân Một lần nữa chúng em xin cảm ơn thầy Hoàng Quốc Tuấn cùng toàn thể các bạn trong nhóm đã cùng nhau hỗ trợ và hoàn thiện đồ án này Rất mong được sự góp ý từ thầy và hội đồng bảo vệ đồ án
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Mục lục
Lời mở đầu 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 4
1.1 Tổng quan về thuốc Đông Y 4
1.1.1 Sơ lược về lịch sử phát triển dược liệu Việt Nam 4
1.1.2 Nguồn gốc thuốc dược liệu 4
1.1.3 Định nghĩa về dược liệu 4
1.1.4 Vị trí của Dược liệu trong ngành Y tế và trong nền kinh tế quốc dân………5
1.1.5 Thuốc Đông Y Việt Nam 5
1.1.5.1 Đặc điểm và chất lượng thuốc Đông Y tại Việt Nam 5
1.1.5.2 Tiêu chuẩn chất lượng……… 6
1.1.5.3 Tiêu chuẩn hồ sơ về thuốc 7
1.1.6 Đánh giá thị trường thuốc Đông Y Việt Nam 8
1.2 Tổng quan về phương pháp nghiên cứu 10
1.2.1 Nghiên cứu định lượng 10
1.2.2 Nghiên cứu định tính 10
1.3 Phương pháp Word Association 11
1.3.1 Mục đích 12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Đối tượng nghiên cứu 20
2.2 Quá trình tiếp cận thu thập thông tin 20
2.4 Phương pháp nghiên cứu 21
2.5 Tham gia phỏng vấn 21
2.6 Trả lời bảng câu hỏi Questionnaire 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về thuốc Đông Y
1.1.1 Sơ lược về lịch sử phát triển dược liệu Việt Nam
Từ thời xa xưa nhất, con người đã tìm cho mình những thức ăn và các vị thuốc trong cỏ cây và tập phân biệt chúng với cây độc Đầu tiên các hiểu biết được truyền miệng, sau từ những kinh nghiệm thu được một cách ngẫu nhiên ấy được thay bằng những điều được rút ra và tích lũy lại trong quá trình thử - sai Các kinh nghiệm sử dụng thuốc ban đầu được truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ khác rồi tới các thực nghiệm khoa học như ngày nay và được ghi chép lại
Lịch sử phát triển dược liệu Việt Nam có thể được chia thành các giai đoạn chính sau:
- Giai đoạn cổ đại (trước thế kỷ XIX): Bao gồm dược liệu được sử dụng từ thời kỳ tiền sử và thời kỳ
cổ đại Lúc này, dân tộc Việt Nam sử dụng các loại rau, cây, thảo dược để chữa bệnh Dược liệu Việt Nam được sử dụng chủ yếu trong y học dân gian và được ghi chép trong các tài liệu như "Nam Duệ Thập Tự Chí", "Tứ dược đại số" hay những văn bản cổ như "Kinh Dược Âm Hoa" (Bình Ngô đại cáo) cũng đã ghi lại một số kinh nghiệm trong việc sử dụng dược liệu
- Giai đoạn giữa thế kỷ XIX đến năm 1945: bao gồm dược liệu được sử dụng trong thời gian này, trong đó có ảnh hưởng từ các nước phương Tây Trong giai đoạn này, dược liệu Việt Nam được nghiên cứu và phát triển theo hướng khoa học và được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Việt Nam
- Giai đoạn hiện đại (từ năm 1945 đến nay): Bao gồm dược liệu được sử dụng trong thời gian hiện đại, trong đó có cả dược liệu được nghiên cứu và phát triển mới Đến nay đã có rất nhiều sách, tài liệu quý về dược liệu đã được biên soạn và phát hành càng làm phong phú thêm kho tàng tri thức về dược liệu Việt Nam Điển hình là các cuốn “450 cây thuốc nam” của Phó Đức Thành, Văn Đức Tôn, Trần Quang Hy; ”Thuốc nam châm cứu” của Viện Y học cổ truyền Việt Nam (nay là bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam); ”Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi; “Cây thuốc và động vật làm thuốc” của Viện Dược Liệu: “Nam y nghiệm phương” của Nguyễn Đức Đoàn.vv
1.1.2 Nguồn gốc thuốc dược liệu
Về nguồn gốc dược liệu tạm thời phân chia thành 2 loại:
- Loại 1: Dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên - hoàn toàn dựa vào thiên nhiên mà khai thác
kể cả thực vật, động vật và khoáng vật
- Loại 2: Dược liệu do con người sản xuất ra
1.1.3 Định nghĩa về dược liệu
Dược liệu là tất cả các nguyên liệu thực vật, động vật hoặc khoáng vật được sử dụng để sản xuất các loại thuốc, đặc biệt là thuốc đông y Dược liệu có thể là tất cả các bộ phận của cây hoặc con thuốc hoặc chỉ
là một hay vài bộ phận của chúng Những chất tiết ra hay được tách chiết ra từ cây cỏ hoặc động vật như
Trang 5gôm, nhựa, sáp, tinh dầu, dầu mỡ cũng thuộc phạm vi dược liệu Các loại dược liệu này được thu hái từ thiên nhiên hoặc trồng trọt để sản xuất ra các loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh cho con người Dược liệu cũng có thể vừa là nguyên liệu làm thuốc vừa là lương thực thực phẩm
Thuật ngữ “Dược liệu học” trong tiếng Anh là “Pharmacognosy” có nghĩa là các hiểu biết về thuốc
do Seydler đưa ra vào năm 1815, được ghép từ 2 từ Latin (gốc Hy Lạp) là pharmakon (nghĩa là thuốc) và gnosis (nghĩa là hiểu biết)
1.1.4 Vị trí của Dược liệu trong ngành Y tế và trong nền kinh tế quốc dân
Việc sử dụng dược liệu đang trở thành xu hướng phát triển mạnh Không những có tác dụng chữa bệnh tốt, mà còn có tác dụng điều hoà, cân bằng sự hoạt động giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể để có thể duy trì sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống Hơn nữa dễ sử dụng và thời gian sử dụng dài
Dân tộc ta cũng như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và một số nước Đông Nam Á khác lại có truyền thông chữa bệnh theo lối y học cổ truyển từ lâu đời, đòi hỏi cung cấp một số lượng rất lớn về dược liệu
Về mặt kinh tế, nhà nước ta đã xếp cây thuốc vào loại cây công nghiệp cao cấp cần được phát triển như những cây công nghiệp khác Hàng năm các công ty kinh doanh dược liệu đã biết khai thác nhiều mặt hàng dược liệu để xuất khẩu như hoa Hoè, Quế, Sa nhân, Dừa cạn, các loại tinh dầu Hồi, Quế, Tràm
1.1.5 Thuốc Đông Y Việt Nam
Thuốc Đông Y là thuốc được bào chế từ thực vật, động vật hoặc khoáng vật được sử dụng để chữa bệnh hoặc duy trì sức khỏe Các thuốc Đông Y thường được sử dụng trong y học cổ truyền hoặc y học thảo dược và được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như thảo dược, cây thuốc, rễ, thân, hoa, lá, quả, vỏ cây, thạch anh, đá muối, khoáng sản, động vật,…vv
Các loại thuốc Đông Y có tính chất khác nhau và được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau
1.1.5.1 Đặc điểm và chất lượng thuốc Đông Y tại Việt Nam
❖ Tên gọi gồm có:
- Tên gọi của vị thuốc bằng tiếng Việt Nam, tiếng la tinh, tiếng Anh (khi xuất khẩu)
Tên gọi của cây thuốc bằng tên khoa học, bao gồm tên họ, tên chi, tên loài, thứ và tên tác giả có liên quan tới việc xác định tên khoa học đó
Trang 6- Ghi rõ thời gian và cách thức thu hái cây thuốc, các quá trình sơ chế, bào chế
- Nói rõ thành phần hoạt chất, hoặc các phân đoạn có tác dụng điều trị theo các tài liệu tham khảo đã có, kèm theo công thức cấu tạo của hoạt chất
- Nếu nguyên liệu dùng làm thuốc đã được bào chế thì phải cho biết sự thay đổi về thành phần hoạt chất sau khi bào chế
1.1.5.2 Tiêu chuẩn chất lượng
Tính xác thực của nguyên liệu:
- Mô tả những nhận định cảm quan (hình dạng, mùi, vị, màu sắc), đại thể và vi thể (vi phẫu), soi bột dược liệu qua kính hiển vi Nhận biết các hoạt chất và các chất đặc trưng bằng các phản ứng hóa học đặc trưng và bằng sắc ký lớp mỏng Các kết quả phân tích trên phải được vẽ hoặc chụp ảnh màu Nếu chưa biết
rõ thành phần hoạt chất thì có thể xác định nguyên liệu làm thuốc bằng một bản sắc ký lớp mỏng có nhiều chi tiết của một dịch chiết tiêu chuẩn Bản sắc ký này được coi như dấu vân tay (finger prin) của cây thuốc Nêu rõ điều kiện chiết, điều kiện chạy sắc ký và phun thuốc thử
Độ tinh khiết của nguyên liệu:
- Nêu rõ giới hạn cho phép về sự có mặt của các tạp chất vô cơ và hữu cơ lạ (thí dụ: các bộ phận của những cây khác, đất, cát lẫn vào) Những tạp chất có giới hạn nói trên phải không độc và không có màu, không có mùi Ngoài ra, không được lẫn một thứ tạp chất nào khác
Thử nghiệm:
- Nêu rõ các phương pháp hóa lý và sinh học cần thiết để đánh giá sự có mặt của hoạt chất, chất đặc trưng hoặc những phân đoạn của dịch chiết có hoạt tính điều trị, kèm theo các phạm vi giới hạn cho phép nhằm phục vụ khâu kiểm nghiệm theo đúng các quy trình của Dược điển Việt Nam IV
- Đối với những cây thuốc mới cần dựa cả vào những công trình nghiên cứu khoa học đã được các tác giả công bố chính thức và những dược điển chính thức của những nước khác (Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga, Mỹ…)
Đóng gói và bảo quản:
- Phần lớn các nguyên liệu có thể được đóng gói trong các bao bì thông dụng Đối với các loại dễ bị sâu bọ đục khoét và các nguyên liệu có chứa tinh dầu dễ bay hơi thì phải đựng trong thùng gỗ kín, khô, hay trong các túi nhựa Đối với các nguyên liệu dễ hút ẩm và biến chất phải đựng trong các bao bì thích hợp có thêm chất hút ẩm và nút thật kỹ
- Nhãn ghi bên ngoài: Phải ghi đủ trọng lượng có và không có bao bì, ngày thu hái, ngày đóng gói, thời gian có thể bảo quản, chế độ bảo quản và số lô đóng gói nơi sản xuất
- Bảo quản thuốc sống, thuốc chín:
- Kho chứa phải thoáng mát khô ráo, sạch sẽ Cần thường xuyên theo dõi tránh mốc, mối, mọt, chuột
bọ
Trang 7- Phải có chế độ bảo quản riêng đối với thuốc có độc
1.1.5.3 Tiêu chuẩn hồ sơ về thuốc
- Tên của thuốc: ghi tên Việt Nam hoặc tên biệt dược đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu (có minh chứng kèm theo)
- Công thức của thuốc: nêu tên từng vị thuốc bằng tiếng Việt Nam có kèm theo tên khoa học của vị thuốc
đó, ghi rõ liều lượng từng vị thuốc cho 01 đơn vị thành phẩm
- Dạng bào chế: ghi rõ dạng bào chế là viên nén (viêm nén bao phim, viên nén bao đường, viên nang cứng, viêm nang mềm …), hàm lượng của 01 đơn vị sản phẩm
- Quy trình bào chế cao dược liệu bán thành phẩm (nếu có) bao gồm:
+ Công thức cho 01 mẻ sản xuất: bao gồm khối lượng dược liệu, dung môi dành cho chiết xuất
- Quy trình sản xuất cao cần mô tả:
Máy móc thiết bị dùng trong sản xuất cao
Sơ đồ các giai đoạn sản xuất cao
Mô tả quá trình sản xuất cao
Vệ sinh an toàn lao động
Phương pháp kiểm tra, kiểm nghiệm
- Quy trình sản xuất chế phẩm bao gồm:
+ Công thức của 01 đơn vị thành phẩm
+ Công thức cho 01 mẻ sản xuất (các nguyên liệu, phụ liệu – ghi rõ khối lượng từng loại)
+ Đặc điểm nguyên liệu, phụ liệu
+ Sơ đồ các giai đoạn sản xuất
+ Các thiết bị dùng trong sản xuất
+ Mô tả quy trình sản xuất
+ Vệ sinh vô trùng, an toàn lao động
+ Kiểm soát và kiểm nghiệm (ghi rõ nội dung và phương pháp)
+ Nội dung kiểm tra trong quá trình sản xuất
+ Dư phẩm, phế phẩm (cách giải quyết)
+ Hồ sơ làm việc cần thiết phải có
Trang 8- Tiêu chuẩn kiểm nghiệm chất lượng cao bán thành phẩm (nếu có)
+ Yêu cầu kỹ thuật:
Bào chế
Nguyên liệu và phụ liệu
Chất lượng thành phẩm
+ Cách trình bày:
Kim loại nặng: ghi rõ giới hạn
Định tính: bằng phản ứng hóa học, bằng sắc ký lớp mỏng, sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao
Định lượng: xác định hàm lượng hoạt chất, hoặc nhóm hoạt chất
Độ nhiễm khuẩn
+ Phương pháp thử: ghi rõ phương pháp thử các chỉ tiêu trên
+ Đóng gói, bảo quản
- Tiêu chuẩn kiểm nghiệm chất lượng thành phẩm: tùy theo dạng thành phẩm ghi rõ các chỉ tiêu chất lượng
cà phương pháp thử phù hợp – cần kèm theo phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng đã nêu của thành phẩm (Phiếu của Viện Kiểm nghiệm thuốc hoặc của Phòng Kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP)
- Báo cáo kết quả: theo dõi ổn định của chế phẩm
+ Sử dụng phương pháp thường quy: nhiệt độ theo dõi (30oC ± 2oC), độ ẩm tương đối: 70% ± 5%
+ Sử dụng phương pháp lão hóa cấp tốc (nếu thành phẩm có chỉ tiêu định lượng hoạt chất)
Dựa vào kết quả theo dõi độ ổn định đề xuất thời gian sử dụng của thuốc từ dược liệu
- Báo cáo độ an toàn của chế phẩm
1.1.6 Đánh giá thị trường thuốc Đông Y Việt Nam
Thuốc Đông Y cổ truyền Việt Nam đã có lịch sử tồn tại và phát triển từ hàng ngàn năm nay Lịch sử phát triển của thuốc cổ truyền gắn liền với lịch sử tồn tại, phát triển của dân tộc Việt Nam Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu dễ dàng được đón nhận nhờ vào bề dày lịch sử cũng như người dân tin rằng thuốc Đông
Y cổ truyền bào chế từ thảo dược sẽ ít có tác dụng phụ hơn so với thuốc tây
Theo thống kê của tổ chức y tế Thế Giới WHO trong một nghiên cứu năm 2016 cho thấy, có khoảng 84% dân số thế giới sử dụng thuốc có nguồn gốc là Dược liệu Đặc biệt ở các nước phương Đông trong đó
có Việt Nam Theo báo cáo của Cục Quản lý Dược – Bộ Y Tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50.000 – 60.000 tấn các loại dược liệu khác nhau sử dụng vào chế biến vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành
Trang 9công nghiệp dược xuất khẩu Theo đó, thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm dược liệu của Việt Nam là rất lớn
Thị trường Thảo dược liên quan đến việc sử dụng các phương pháp thực hành, can thiệp và sản phẩm
tự nhiên hoặc dựa trên công nghệ sinh học để điều trị nhiều tình trạng thể chất hoặc cảm xúc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng 80% dân số thế giới, tức khoảng 4 tỷ người, hiện đang sử dụng thuốc thảo dược để chăm sóc sức khỏe của họ
Theo thống kê của Cục Quản lý Dược Việt Nam, ngành sẽ tăng trưởng tiếp tục hai con số trong vòng
5 năm tới Tại Việt Nam còn nhiều hạn chế như sự phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu, chưa khai thác, tận dụng hết các tiềm năng phát triển đông dược và dược phẩm sản xuất chưa đảm bảo chất lượng Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp dược Việt Nam ngày càng chú trọng đầu tư nâng cấp nhà máy hướng tới các tiêu chuẩn cao hơn như EU-GMP, PIC/S, JAPAN-GMP đồng thời các chuỗi dược phẩm bán lẻ đang tích cực hoàn thiện chuỗi phối, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, đồng thời ứng dụng hiệu quả công nghệ 4.0 trong các hoạt động
Dân số đang bước vào giai đoạn “già hóa” dân số, Việt Nam đang trải qua giai đoạn tốc độ già hóa dân số nhanh nhất từ trước tới nay, đồng nghĩa với việc nhu cầu chăm sóc sức khỏe đang tăng lên, sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ về y tế có xu hướng tăng lên do thu nhập bình quân đầu người và trình độ chi thức trong khi môi trường sống ngày có nguy cơ ô nhiễm cao, nhiều bệnh tật, là yếu tố chính dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành dược
Hình 1.1 Đồ thị dự báo sản lượng tiêu thụ dược phẩm tại Việt Nam (2019-2023)
Ngành Dược liệu Việt Nam là một trong những ngành có tiềm năng phát triển lớn do vậy mà thu hút được rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài như Abbott (sở hữu 51,7% cổ phần Domesco và mua lại Glomed Pharmaceutical), Taisho (tăng sở hữu tại Dược Hậu Giang lên 34,3%), Stada Service Hoding B.V (được chấp thuận tăng tỉ lệ sở hữu lên tối đa 72% tại Pymepharco, Adamed Group ( 70% cổ phần Davipharm), Trong nước, ngành dược liệu đã và đang thu hút đầu tư chiến lược của nhiều tên tuổi lớn như Vingroup, FPT, Masan Group, Vinamilk, Thế giới di động, Digiworld
Trang 101.2 Tổng quan về phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính (Qualitative research) và nghiên cứu định lượng (Quantitative research) là hai phương pháp thường được sử dụng trong các dự án nghiên cứu thị trường, đánh giá, khảo sát hoặc điều tra
1.2.1 Nghiên cứu định lượng
dưới dạng số học, số liệu có tính chất thống kê để có được những thông tin cơ bản, tổng quát về đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích thống kê, phân tích hay nói cách khác là lượng hoá việc thu thập và phân tích dữ liệu Các thông tin, dữ liệu thường được thu thập thông qua khảo sát sử dụng bảng hỏi trên diện rộng và thường được áp dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu lớn
Mục đích:
Đưa ra các kết luận thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê, xử lý số liệu cũng như dữ liệu
Do vậy phương pháp định lượng sẽ phù hợp với việc nghiên cứu thái độ, hành vi, ý kiến của người khảo sát Phần kết quả từ một nhóm mẫu sẽ được tổng quát hoá lên một tổng thể mẫu lớn hơn
Ưu điểm:
- Có tính khái quát cao, độ tin cậy và tính đại diện của kết quả nghiên cứu định lượng khá cao
- Mất ít thời gian hơn để quản lý quá trình khảo sát Bạn có thể tận dụng công nghệ để thực hiện nghiên cứu này, đôi khi câu trả lời chỉ cần thu thập được bằng một cú nhấp chuột
- Mang tính khách quan vì các dữ liệu định lượng có thể được giải thích bằng phân tích thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học nên phương pháp định lượng được coi là khá khoa học và hợp lý
- Quá trình phân tích nhanh hơn: Có thể tận dụng các phần mềm phân tích để giúp phân tích, xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác, đồng thời giảm khả năng bị lỗi kỹ thuật
Nghiên cứu định tính (Quantitative research) là một phương pháp điều tra nhằm thu thập sự hiểu
biết sâu sắc về hành vi con người và những lý do ảnh hưởng đến hành vi này Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng khá nhiều trong các lĩnh vực khoa học khác nhau, không chỉ là khoa học truyền thống mà còn
cả nghiên cứu thị trường
Trang 11Mục đích
Nghiên cứu định tính nhằm mục đích thu thập một sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và lý
do ảnh hưởng đến hành vi này Các phương pháp định tính điều tra lý do tại sao và làm thế nào trong việc
ra quyết định, không chỉ trả lời các câu hỏi cái gì, ở đâu, khi nào
Nhược điểm:
Nếu không có sự chuẩn bị sẵn thì kết quả chương trình nghiên cứu sẽ rất thấp vì dễ bị lan man khi nghiên cứu Kết quả nghiên cứu định tính cũng đôi khi khá chủ quan, không thể hiện được hết dữ liệu cần thu thập và phân tích
Sự khác biệt giữa nghiên cứu định tính và định lượng: xét trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học thì
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng có vai trò rất quan trọng trong đề tài nghiên cứu giúp cho nhà nghiên cứu có thể thu thập được các dữ liệu một cách chính xác nhất Tuy nhiên 2 phương pháp này lại trái ngược nhau về phương pháp và cách thực hiện
+ Về đặc điểm: Nghiên cứu định tính (NCĐT) sẽ sử dụng hình thức quy nạp tạo ra lý thuyết, sử dụng quan điểm diễn giải, không chứng minh và chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu Nghiên cứu định lượng (NCĐL) chủ yếu kiểm dịch lý thuyết sử dụng mô hình khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp có thể chứng minh được trong thực tế và là phương pháp sử dụng chủ yếu các con số, tính khách quan cao nên có độ trung thực khá tốt
+ Về cách thức thực hiện: Trong NCĐT thì cách chọn mẫu bao gồm chọn theo xác suất, xác suất ngẫu nhiên, mẫu hệ thống, phân tầng hay chọn mẫu phi xác suất Trong NCĐL thì cách chọn mẫu sẽ bao gồm: chọn mẫu theo thứ tự, câu hỏi đóng mở, câu hỏi ngắn gọn, xúc tích, câu hỏi không gây tranh luận
+ Nguyên tắc để quyết định sử dụng dữ liệu định tính hay định lượng là: sử dụng NCĐL nếu bạn muốn xác nhận hoặc kiểm tra điều gì đó (một lý thuyết hoặc một giả thuyết), sử dụng NCĐT nếu bạn muốn hiểu điều gì đó (khái niệm, suy nghĩ, kinh nghiệm)
1.3 Phương pháp Word Association
Word association (WA) là một trong những phương pháp được sử dụng để đánh giá khái niệm, cũng
như xác định niềm tin hoặc thái độ thay đổi trong tâm lý học và xã hội học (Doise, et al, 1993; Hirsh & Tree, 2001; Ross, 2003; Schmitt, 1998) Phương pháp này dựa trên một giả định rằng dùng một từ để kích
Trang 12thích và yêu cầu người tham gia đưa ra câu trả lời đầu tiên mà họ nghĩ đến, câu trả lời này hoàn toàn tự do không có đúng hay sai Tuy nhiên, số lượng câu trả lời sẽ được giới hạn nhằm mục đích mang tính đại diện cho từ kích thích Các ý kiến được tạo ra trong một cuộc khảo sát W.A được hạn chế hơn so với các cuộc phỏng vấn hay phiếu kín, điều này cho phép kết quả thu được sẽ ít sai lệch hơn (Wagner et al., 1996)
Hiện tại, phương pháp W.A là một trong những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng cho việc đánh giá các khái niệm và để nghiên cứu tín ngưỡng hay thái độ (Doise, Clémence, & Lorenzi-Cioldi năm
1993 người tiêu dùng; Hirsh & Tree, 2001; Hovardas & Korfiatis, 2006; Ross, 2003; Schmitt, 1998)
1.3.1 Mục đích
Trong nghiên cứu thị trường, Word Association là một phương pháp kiểm tra ý kiến và nhận thức của người trả lời bằng cách đưa cho họ một từ hoặc cụm từ và yêu cầu họ trả lời bằng từ đầu tiên xuất hiện trong đầu khi họ nghe hoặc nhìn thấy từ đó Qua đó, các nhà nghiên cứu có thể thu thập được dữ liệu về hành vi của người tiêu dùng, xây dựng được thương hiệu hiệu quả nhờ việc xây dựng các thông điệp ngắn gọn, có ý nghĩa, phù hợp, kết nối với khách hàng tiềm năng và thúc đẩy họ sử dụng sản phẩm
1.3.3 Các bước cơ bản của phương pháp Word Association
Người phỏng vấn sẽ trực tiếp giải thích và hướng dẫn người tham gia cách thức tiến hành thí nghiệm Người phỏng vấn sẽ đưa ra các từ khóa và yêu cầu người tham gia nói lên (hoặc ghi ra) ba từ đầu tiên nghĩ đến khi nghe từ khóa Sau khi đã chắc chắn người tham gia hiểu rõ về thí nghiệm, người phỏng vấn sẽ đưa
ra từ khóa của vấn đề đang quan tâm Trong suốt quá trình người tham gia đưa ra câu trả lời, người phỏng vấn sẽ không tác động đến suy nghĩ của người tham gia Quá trình bao gồm cả giải thích và tiến hành trả lời kéo dài từ 5-10 phút (DOUGLASL.NELSON, 2000)
Sau khi thu thập được thông tin từ tất cả những người tham gia, người phỏng vấn sẽ dựa vào vị trí
và tần suất xuất hiện của từ đó lựa chọn ra các từ có sự liên kết mạnh mẽ nhất Sau khi đã lựa chọn xong
các từ sẽ tiến hành phân loại các từ thành nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau
1.3.4 Các nghiên cứu sử dụng phương pháp Word Association
1.3.4.1 Nghiên cứu Understanding consumers' perception of lamb meat using free word association - Juliana Cunha de Andrade, Louise de Aguiar Sobral, Gastón Ares, Rosires Deliza
Trang 13c Kết quả phỏng vấn
Với mỗi người được phỏng vấn, họ được yêu cầu nêu ra 4 từ, thuật ngữ đầu tiên mà họ nghĩ đến liên quan đến thịt cừu Sau khi tổng hợp kết quả của khảo sát, các nhà nghiên cứu đã thu thập được 1094 từ, thuật ngữ khác nhau Trong đó Barbecue là từ được nhắc đến nhiều nhất và kế đến là những đặc tính cảm quan như ngon, mùi vị đặc trưng và mềm Các nhóm từ được chia thành 27 loại sau đó được hợp nhất thành
12 nhóm chính Có tới 92% người được khảo sát nhắc đến cảm quan về thịt cừu như độ mềm, mọng nước, mùi vị đặc trưng, màu sắc; trong số này, các từ liên quan đến kết cấu được 36% người đề cập đến, 30% có nêu ra các từ liên quan đến vị và 12% nhắc đến hương thơm đặc trưng 68% người được hỏi đề cập đến các
từ liên quan đến cảm xúc và thái độ, trong số này, chỉ có 5% người nêu ra các từ có ý nghĩa tiêu cực Các
từ liên quan đến việc tiêu thụ thịt cừu được 65% người đề cập đến như dịp thưởng thức chiếm 42% trong
số này và 10% nhắc đến phương thức chế biến.…
Với 3 nhóm đã được phân chia: người dùng thường xuyên, người tiêu dùng không thường xuyên và chưa bao giờ tiêu thụ Việc đề cập đến các từ đã được kể trên cũng khác nhau về tỷ lệ đề cập
Trang 14Bảng 1.1 Kết quả điều tra khảo sát của nghiên cứu người tiêu dùng đối với thịt cừu
Chú thích: Ảnh hưởng của chi-square trên mỗi ô (+) hoặc (-) cho biết giá trị quan sát được cao hơn hoặc thấp hơn giá trị lý thuyết