1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo đề tài khảo sát tình hình nghe nhạc trực tuyến của sinh viên đà nẵng

33 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát tình hình nghe nhạc trực tuyến của sinh viên Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Thị Thảo Tiên, Lê Mai Thi, Nguyễn Thị Minh Phương, Lý Thị Như Quỳnh, Nguyễn Phan Kim Oanh, Đinh Thị Ái Ny, Phan Thị Minh Quý
Người hướng dẫn GVHD: Đoàn Thị Ngọc Cảnh
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Thống kê kinh doanh và kinh tế
Thể loại báo cáo đề tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,28 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (4)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (4)
  • PHẦN 2. NỘI DUNG (4)
    • 2.1 Bối cảnh nghiên cứu (4)
    • 2.2 Cấu trúc bảng hỏi (5)
    • 2.3 Kết quả nghiên cứu (10)
      • 2.3.1 Thống kê mô tả (10)
      • 2.3.1 Kiểm định (22)
  • PHẦN 3. KẾT LUẬN (24)
    • 3.1 Kết quả đạt được (24)
    • 3.2 Hạn chế của đề tài (25)
      • 3.2.1 Thu thập dữ liệu (25)
      • 3.2.2 Xử lý số liệu (25)
    • 3.3 Hướng phát triển (26)

Nội dung

Sự xuất hiện của hai ông lớn trong mảng âm nhạc này đang dần thay đổi thóiquen nghe nhạc của người dùng nước ta, đặc biệt là giới trẻ nghe nhạc có trả phí.Đứng trước sự thay đổi của ngườ

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Lý do chọn đề tài

Âm nhạc đã là một phần quan trọng trong cuộc sống của con người từ xa xưa. Âm nhạc được coi là “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi người Dưới thời kỳ phong kiến, thưởng thức âm nhạc là một thú vui tao nhã dành cho các quan chức, vua chúa, chỉ có các vương công quý tộc mới có thể thưởng nhạc. Thời kỳ xây dựng đổi mới, nghe nhạc không chỉ dành cho các tầng lớp phía trên mà nghe nhạc trở nên phổ biến với tất cả mọi người không phân biệt giai cấp, địa vị, nghề nghiệp hay độ tuổi với vô vàn thể loại âm nhạc, vô vàn hình thức nghe nhạc và vô vàn lý do vì sao lại nghe nhạc Đó có thể là nhạc Cách mạng, nhạc vàng, nhạc đỏ hay là những thể loại nhạc đã đang và sẽ được phát triển trong xã hội hiện nay như: nhạc điện tử, nhạc pop, nhạc rock …

Nghe nhạc trực tuyến đang trở thành xu hướng phổ biến trong giới trẻ, được thúc đẩy bởi sự phát triển công nghệ Hình thức này không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm nghe nhạc mà còn tác động đến các vấn đề liên quan đến âm nhạc, nghệ thuật, kinh tế Tuy nhiên, vấn nạn nghe nhạc "lậu" đang gây nhức nhối, liên quan trực tiếp đến vi phạm bản quyền và ăn cắp chất xám Nhằm giải quyết vấn đề này, nghiên cứu "Khảo sát, nghiên cứu tình hình nghe nhạc trực tuyến của giới trẻ hiện nay" đã được thực hiện, cung cấp thông tin về thời lượng nghe nhạc, mục đích nghe nhạc và thái độ của giới trẻ đối với việc chi trả để nghe nhạc chất lượng cao trên các nền tảng trực tuyến độc quyền.

NỘI DUNG

Bối cảnh nghiên cứu

Trong hơn 25 năm trở lại đây, khi internet du nhập và bắt đầu bùng nổ tại Việt Nam, hình thức nghe nhạc trực tuyến đã xuất hiện với sự ra đời của nền tảng nghe nhạc số đầu tiên Nhacso.net Theo sau đó là sự xuất hiện của lần lượt các nền tảng nghe nhạc trực tuyến như NhacCuaTui, ZingMP3,… Sự có mặt của các trang web nghe nhạc này như một làn gió mới thay đổi thói quen nghe nhạc, thưởng thức âm nhạc của đại đa số người dân Việt Nam lúc bấy giờ Tuy nhiên, khi số lượng lớn các nền tảng nghe nhạc trực tuyến ra đời như vậy sẽ đồng nghĩa với việc khán giả được tiếp cận với âm nhạc miễn phí Điều đó tạo nên sự khó khăn và bất đồng khi các nghệ sĩ, các nhà sản xuất

Too long to read on your phone? Save to read later on your computer

Save to a Studylist không đem lại bất kỳ lợi ích gì cho nền tảng Chính quan niệm này đã ăn sâu vào tiềm thức người dùng Việt, khiến họ nghĩ rằng giải trí "miễn phí" là điều hiển nhiên.

Mặc dù gặp khó khăn trong việc thu phí khi nghe nhạc trực tuyến, nhưng nhận thấy được thị trường âm nhạc Việt Nam là “một miếng mồi béo bở”, các công ty nghe nhạc trực tuyến có tiếng tăm trên thế giới cũng đã đặt chân gia nhập thị trường Việt Nam Năm 2015, Apple Music xuất hiện, không kém cạnh Spotify đã theo sau vào năm

2017 Sự xuất hiện của hai ông lớn trong mảng âm nhạc này đang dần thay đổi thói quen nghe nhạc của người dùng nước ta, đặc biệt là giới trẻ nghe nhạc có trả phí. Đứng trước sự thay đổi của người dùng, các nghệ sĩ cũng tiên phong đi đầu trong việc bảo vệ chất xám của mình – “nói không với âm nhạc không có bản quyền”. Cùng với ảnh hưởng nhất định của mình, việc các nghệ sĩ đi đầu trong công tác nghe nhạc trả phí đã góp phần xóa bỏ vấn nạn bản quyền âm nhạc vốn nhức nhối trong giới giải trí bấy lâu nay.

Thị trường âm nhạc trực tuyến của Việt Nam đang bước vào một giai đoạn mới, với những thói quen đang dần được thay đổi với chính giới trẻ Việt đó là lý do thúc đẩy nhóm chúng em khảo sát nghiên cứu về vấn đề này

Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát "Tình hình nghe nhạc trực tuyến của sinh viên Đà Nẵng" nhằm đánh giá thực trạng và ý thức nghe nhạc trực tuyến của bộ phận giới trẻ hiện nay Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm sẽ đề xuất các giải pháp nhằm phân bổ thời gian nghe nhạc hợp lý và nâng cao ý thức nghe nhạc, góp phần định hướng thị trường âm nhạc trực tuyến Việt Nam theo chiều hướng tích cực hơn, tiến gần hơn đến trình độ phát triển của các quốc gia trong khu vực và thế giới.

Cấu trúc bảng hỏi

Phần 1: Giới thiệu vấn đề

Phần 2: Thông tin cá nhân

Phần 3: Thói quen sử dụng các nền tảng âm nhạc trực tuyến

Phần 4: Các yếu tố chủ quan của nền tảng cung cấp dịch vụ âm nhạc Phần 5: Các nhóm tham khảo

Phần 6: Các yếu tố thuộc về bài hát

II Ý nghĩa và câu hỏi cụ thể mỗi phần

Phần 1: Giới thiệu vấn đề: Khảo sát tình hình nghe nhạc trực tuyến của sinh viên Đà Nẵng.

Phần 2: Thông tin cá nhân

1 Giới tính của bạn là: Nam/Nữ

2 Bạn là sinh viên năm mấy?

3 Thu nhập (bao gồm cả chu cấp và thu nhập cá nhân)?

Phần 3: Thói quen sử dụng các nền tảng âm nhạc trực tuyến

Khảo sát thói quen sử dụng nền tảng âm nhạc trực tuyến của sinh viên giúp các bên liên quan như nhạc sĩ, nhà tiếp thị và nhà cung cấp dịch vụ hiểu rõ sở thích và nhu cầu thưởng thức âm nhạc của đối tượng mục tiêu là toàn thể sinh viên Từ đó, tạo cơ sở để thiết kế nội dung, sản phẩm âm nhạc phù hợp Ngoài ra, thông tin thu thập được còn hỗ trợ xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng cáo hiệu quả, tối ưu hóa cách tiếp cận và tương tác với đối tượng Đồng thời, điều tra thị trường âm nhạc trực tuyến và nắm bắt vai trò của âm nhạc trong đời sống cũng giúp cải thiện trải nghiệm âm nhạc trực tuyến và nâng cao chất lượng các dịch vụ liên quan đến âm nhạc phục vụ cộng đồng sinh viên.

 Các câu hỏi khảo sát:

1 Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc nghe nhạc trong 1 ngày?

2 Bạn thường nghe nhạc vào những thời điểm nào?

⸰ Trong lúc làm việc/học tập

3 Bạn thường sử dụng nền tảng âm nhạc nào?

4 Tại sao bạn lại chọn nghe nhạc trên những nền tảng đó?

⸰ Vẫn phát nhạc khi đang khóa màn hình

⸰ Vừa nghe nhạc vừa xem MV

5 Bạn nghĩ sao về việc nghe nhạc lậu?

⸰ Tôi không ủng hộ cũng không phản đối

6 Bạn sử dụng nền tảng cung cấp dịch vụ âm nhạc có trả phí hay không trả phí?

7 (Nếu chọn không) Tại sao bạn lại không sử dụng nền tảng âm nhạc trả phí?

⸰ Cảm thấy không cần thiết

⸰ Nhu cầu nghe nhạc không cao

⸰ Phương thức thanh toán của nền tảng không đa dạng

Phần 4: Các yếu tố chủ quan của nền tảng cung cấp dịch vụ âm nhạc

Việc khảo sát các yếu tố chủ quan của nền tảng cung cấp dịch vụ âm nhạc đối với sinh viên có ý nghĩa quan trọng và đa chiều Đầu tiên, nó giúp cải thiện trải nghiệm người dùng của sinh viên, tạo ra một môi trường tiêu dùng âm nhạc trực tuyến mượt mà và thân thiện hơn Giao diện người dùng được thiết kế tốt và dễ sử dụng có thể giúp họ tiết kiệm thời gian và năng lượng khi tìm kiếm và thưởng thức âm nhạc Bên cạnh đó, sinh viên thường có sở thích và phong cách âm nhạc riêng biệt, và thông qua việc thu thập thông tin từ khảo sát, nền tảng có khả năng cá nhân hóa trải nghiệm âm nhạc cho từng người dùng, giúp họ tận hưởng âm nhạc theo cách riêng của mình Cuối cùng, việc thu thập phản hồi từ sinh viên thông qua khảo sát giúp nền tảng cung cấp dịch vụ âm nhạc liên tục cải thiện sản phẩm và dịch vụ của họ Điều này đảm bảo rằng nền tảng luôn sẵn sàng thích nghi với những thay đổi trong nhu cầu và sở thích của sinh viên, mang lại cho họ một trải nghiệm âm nhạc tốt hơn và đáp ứng hơn những mong đợi của họ

 Các câu hỏi khảo sát:

1 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc nghe nhạc qua các nền tảng online 1->5: rất không ảnh hưởng->rất ảnh hưởng về:

⸰ Dịch vụ chăm sóc khách hàng của nền tảng

⸰ Khi xuất hiện quảng cáo trong lúc bạn đang nghe nhạc

⸰ Chất lượng âm nhạc lên quá trình nghe nhạc của bạn

⸰ Được nghe nhạc ngoại tuyến

Phần 5: Các nhóm tham khảo

Việc tham khảo thói quen sử dụng âm nhạc từ bạn bè, người thân, influencers và KOLs đem lại nhiều tác dụng quan trọng và ý nghĩa đối với sinh viên trong việc sử dụng âm nhạc trực tuyến Đầu tiên, sinh viên thường muốn mở rộng tầm hiểu biết âm nhạc của họ, do đó việc tham khảo từ bạn bè, người thân, hoặc những người có ảnh hưởng trong lĩnh vực âm nhạc có thể giúp họ khám phá nhạc phẩm và nghệ sĩ mới, từ đó mang lại trải nghiệm âm nhạc đa dạng và thú vị hơn Đồng thời những người gần gũi sẽ hiểu rõ về sở thích âm nhạc của sinh viên, những gợi ý của họ có thể giúp cá nhân hóa trải nghiệm âm nhạc của sinh viên, giúp sinh viên tìm thấy được âm nhạc phù hợp với tâm trạng và sở thích cụ thể của mình , viên có thể cùng thảo luận, trao đổi và tạo ra sự kết nối chặt chẽ hơn với bạn bè và người thân thông qua âm nhạc.

Thứ hai, việc lắng nghe và theo dõi influencers và KOLs giúp sinh viên cập nhật xu hướng âm nhạc mới nhất Việc tham khảo từ họ có thể giúp sinh viên mở rộng tầm hiểu biết về âm nhạc và khám phá nhiều thể loại và nghệ sĩ khác nhau bởi những người này thường có sự ảnh hưởng mạnh mẽ và định hình những gì đang thịnh hành trong thế giới âm nhạc

Cuối cùng, việc này còn làm tăng động lực để thường xuyên tham gia vào việc khám phá và thưởng thức âm nhạc Khi thấy được sự ủng hộ và tham gia tích cực của bạn bè, người thân hoặc các influencers mà họ tôn trọng, sinh viên sẽ có động lực lớn hơn để duy trì thói quen sử dụng âm nhạc trực tuyến và tận hưởng nó một cách tích cực.

 Các câu hỏi khảo sát:

1 Bạn bè của bạn có dùng nền tảng âm nhạc có trả phí không?

2 Bạn và người thân, bạn bè có trao đổi và thảo luận về vấn đề sử dụng nền tảng âm nhạc không?

3 Nếu influencers, KOLs quảng bá cho nền tảng âm nhạc trả phí khác, bạn có sẵn sàng chi đổi hoặc chi trả thêm cho một nền tảng âm nhạc có trả phí khác không?

Phần 6: Các yếu tố thuộc về bài hát

Khảo sát các yếu tố thuộc về bài hát trong việc sử dụng âm nhạc trực tuyến đem lại nhiều tác dụng và ý nghĩa quan trọng cho sinh viên Đầu tiên, các bài hát viral trên mạng xã hội thường xuất hiện đột ngột và trở nên phổ biến rất nhanh. Việc khảo sát và theo dõi những bài hát này giúp sinh viên không chỉ khám phá âm nhạc mới mà còn đa dạng hóa trải nghiệm âm nhạc của mình Sinh viên có thể dựa vào thông tin về lời bài hát, âm nhạc, nghệ sĩ, và thể loại để tìm những bài hát phù hợp với tâm trạng và sở thích cá nhân của họ Những thông tin về thể loại, nghệ sĩ, và lời bài hát có thể tạo ra một cửa sổ mở ra thế giới âm nhạc rộng lớn hơn, khám phá những bài hát và nghệ sĩ mà họ có thể trước đây chưa từng biết đến Điều này giúp họ tận hưởng âm nhạc một cách sâu sắc hơn và thiết thực hơn

Thứ hai, âm nhạc thường có tác động mạnh mẽ đến tâm trạng và tinh thần của con người Khảo sát các yếu tố bài hát giúp sinh viên chọn nhạc phù hợp để thư giãn, tạo cảm giác yên bình hoặc tăng cường năng lượng, tùy thuộc vào tâm trạng và mục tiêu của họ Điều này có thể giúp họ cải thiện tinh thần và tạo cảm giác thoải mái trong cuộc sống hằng ngày.

Ngoài ra, việc khảo sát các yếu tố bài hát cũng có thể thúc đẩy sự sáng tạo và tinh thần học tập Sinh viên có thể sử dụng âm nhạc để tạo ra môi trường tập trung và tạo động lực trong quá trình học tập hoặc làm việc.

Cuối cùng, âm nhạc có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng và kết nối xã hội Chia sẻ và thảo luận về âm nhạc dựa trên các yếu tố bài hát giúp sinh viên tạo ra sự kết nối và sự thấu hiểu với người khác, tạo nên những cuộc trò chuyện thú vị và cùng nhau thăng hoa trong niềm đam mê âm nhạc. Tóm lại, việc khảo sát các yếu tố thuộc về bài hát không chỉ làm tăng trải nghiệm âm nhạc của sinh viên mà còn giúp họ tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa, khám phá đa dạng thể loại âm nhạc, cải thiện tinh thần và tạo động lực, thúc đẩy sự sáng tạo và sự thư giãn,và xây dựng kết nối xã hội thông qua âm nhạc, đồng thời giúp họ tận hưởng và tận dụng sức mạnh của âm nhạc trực tuyến một cách tích cực.

1 Bạn có hay nghe các bài hát viral trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Tiktok,…) không?

2 Bạn có tìm kiếm các bài hát đang viral trên các nền tảng cung cấp dịch vụ âm nhạc không?

3 Bạn thường nghe thể loại nhạc nào?

4 Bạn nghĩ mức giá nào là phù hợp cho 1 tháng sử dụng dịch vụ âm nhạc?

5 Bạn có mong muốn các nền tảng âm nhạc cải thiện điều gì không?

Kết quả nghiên cứu

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Trong tổng số 115 người được khảo sát có 22 người là Nam (chiếm tỉ lệ 19.1%) và 93 người là Nữ (chiếm tỉ lệ 80.9%)

Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent

Trong tổng số 115 người được khảo sát có 11 người là sinh viên Năm 1 (chiếm tỉ lệ 9.6%), có 87 người là sinh viên Năm 2 (chiếm tỉ lệ 75.7%), có 6 người là sinh viên Năm 3 (chiếm tỉ lệ 5.2%) và có 11 người là sinh viên Năm 4 (chiếm tỉ lệ 9.6%)

Thu nhập (bao gồm cả chu cấp và thu nhập cá nhân)

Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent

Trong tổng số 115 người được khảo sát có 43 người có thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng (chiếm tỉ lệ 37.4%), 32 người có thu nhập từ 2 – 3 triệu đồng/tháng (chiếm tỉ lệ 27.8%), 22 người có thu nhập từ 3 – 4 triệu đồng/tháng (chiếm tỉ lệ 19.1%) và 18 người có thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng (chiếm tỉ lệ 15.7%)

=> Đa số người thực hiện khảo sát là Nữ và là sinh viên Năm 2 có mức thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng

THÓI QUEN SỬ DỤNG CÁC NỀN TẢNG ÂM NHẠC TRỰC TUYẾN.

Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc nghe nhạc trong 1 ngày?

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Nhận xét: Trong số 115 người khảo sát có 55 người dành 1 – 2 giờ (chiếm tỉ lệ 47.8%) chiếm tỉ lệ lớn nhất, có 31 người dành 15 – 20 phút (chiếm 27,0%), 23 người dành 3 –

4 giờ (chiếm tỉ lệ 20.0%) và 5 người dành 5 giờ để nghe nhạc (chiếm 4.3%)

Bạn thường nghe nhạc vào những thời điểm nào?

$TD a Trong lúc di chuyển 34 15.4% 29.6%

Trong lúc làm việc/ học tập 87 39.4% 75.7%

Nhận xét: Trong tổng số 115 người khảo sát có 87 người chọn nghe nhạc trong lúc làm việc/ học tập (chiếm 39,4%) chiếm tỉ lệ cao nhất ngược lại trong lúc di chuyển chỉ chiếm 15,4% và ngoài ra những yếu tố khác chiếm tỉ lệ thấp nhất (chỉ chiếm 5.4%).

Bạn thường sử dụng nền tảng âm nhạc nào?

Nhận xét: Trong 231 lựa chọn, người nghe sử dụng nền tảng Youtube để nghe nhạc chiếm tỷ lệ cao nhất với 106 lựa chọn (45,9%) và thấp nhất là Tiktok với 3 lựa chọn (1,3%) Cho thấy, hầu hết giới trẻ hiện nay lựa chọn nghe nhạc trên nền tảng Youtube

Tại sao bạn lại chọn nghe nhạc trên những nền tảng đó?

Van phat nhac khi khoa man hinh 50 16,5% 43,5%

Vua nghe nhac vua xem MV 44 14,5% 38,3%

Nhận xét: Trong 303 lựa chọn trên, lí do người nghe chọn nghe nhạc trên nền tảng đó chiếm tỷ lệ cao nhất là “Đa dạng nhạc” với 89 lựa chọn (29,4%) và thấp nhất là những lí do Khác (0,7%) Cho thấy, giới trẻ hiện nay chọn nghe nhạc với nhu cầu đa dạng nhạc, nhiều thể loại, kho nhạc phong phú

Bạn sử dụng nền tảng cung cấp dịch vụ âm nhạc có trả phí hay không trả phí?

Nhận xét: Đa số sinh viên đều không sử dụng nền tảng cung cấp dịch vụ trả phí 93 người không sử dụng (80,9%) và chỉ có 22 người sử dụng(19,1%)

Bạn nghĩ sao về việc nghe nhạc lậu?

Nhận xét: Đa số sinh viên đều không ủng hộ hoặc không phản đối tình trạng nghe nhạc lậu Nhưng tỉ lệ phản đối nhiều hơn ủng hộ, 9 người ủng hộ (7,8%), 14 người phản đối (12,2%), 92 người không phản đối cũng không ủng hộ (80%)

Khảo sát cho thấy, lý do phổ biến nhất khiến các doanh nghiệp không sử dụng nền tảng trả phí là do họ cảm thấy không cần thiết, chiếm tới 34,6% Ngược lại, lý do "khác" chỉ chiếm tỷ lệ thấp nhất là 0,7% Kết quả này cho thấy sự chênh lệch đáng kể giữa các lý do được đưa ra.

CÁC YẾU TỐ CHỦ QUAN CỦA NỀN TẢNG CUNG CẤP DỊCH VỤ ÂM NHẠC

Dịch vụ chăm sóc khách hàng của nền tảng

Khi xuất hiện quảng cáo trong lúc nghe nhạc

Chất lượng âm nhạc lên quá trình nghe nhạc của bạn Giá Được nghe nhạc ngoại tuyến

Dịch vụ chăm sóc khách hàng của nền tảng

Valid Rất không ảnh hưởng 10 8.7 8.7 8.7

Khi xuất hiện quảng cáo trong lúc nghe nhạc

Valid Rất không ảnh hưởng 17 14.8 14.8 14.8

Chất lượng âm nhạc lên quá trình nghe nhạc của bạn

Valid Rất không ảnh hưởng 6 5.2 5.2 5.2

Giá Frequency Percent Valid Percent

Valid Rất không ảnh hưởng 12 10.4 10.4 10.4

Total 115 100.0 100.0 Được nghe nhạc ngoại tuyến Frequency Percent Valid Percent

Valid Rất không ảnh hưởng 11 9.6 9.6 9.6

Nhận xét: Có thể thấy các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quá trình sử dụng nền tảng âm nhạc của các người thực hiện khảo sát Trong đó quảng cáo trong lúc nghe nhạc là ảnh hưởng nhiều nhất.

Bạn bè của bạn có dùng nền tảng âm nhạc có trả phí không?

Bạn và người thân, bạn bè có trao đổi và thảo luận về vấn đề sử dụng nền tảng âm nhạc không?

Nếu influencers, KOLs quảng bá cho nền tảng âm nhạc trả phí khác, bạn có sẵn sàng chi đổi hoặc chi trả thêm cho một nền tảng âm nhạc có trả phí khác không?

Bạn bè của bạn có dùng nền tảng âm nhạc có trả phí không?

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Nhận xét: Trong tổng số 115 người được khảo sát có 46 người có dùng nền tảng âm nhạc có trả phí (chiếm tỉ lệ 40.0%) và 69 người không dùng nền tảng âm nhạc có trả phí (chiếm tỉ lệ 60.0%).

Bạn và người thân, bạn bè có trao đổi và thảo luận về vấn đề sử dụng nền tảng âm nhạc không?

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Trong khảo sát, 41,7% (48/115) người tham gia đã có trao đổi, thảo luận về vấn đề sử dụng nền tảng âm nhạc Trong khi đó, 58,3% (67/115) người còn lại không tham gia vào các hoạt động trao đổi, thảo luận này.

Nếu influencers, KOLs quảng bá cho nền tảng âm nhạc trả phí khác, bạn có sẵn sàng chi đổi hoặc chi trả thêm cho một nền tảng âm nhạc có trả phí khác không?

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Nhận xét: Trong tổng số 115 người được khảo sát có 17 người có sẵn sàng chi đổi hoặc chi trả thêm cho một nền tảng âm nhạc có trả phí khác (chiểm tỉ lệ 14.8%) và 98 người không sẵn sàng chi đổi hoặc chi trả thêm cho một nền tảng âm nhạc có trả phí khác (chiểm tỉ lệ 85.2%).

Mức độ ảnh hưởng của ý kiến nhóm đối tượng trên đến quyết định sử dụng nền tảng âm nhạc của bạn:

Mức độ ảnh hưởng của người nổi tiếng lên việc sử dụng nền tảng âm nhạc của bạn

Bạn có hay nghe các bài hát viral trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, TikTok, ) không?

Mức độ ảnh hưởng của ý kiến nhóm đối tượng trên đến quyết định sử dụng nền tảng âm nhạc của bạn

Percent Valid Rất không ảnh hưởng

Nhận xét: Trong số 115 người khảo sát, có 47 người có mức ảnh hưởng “bình thường” (chiếm 40,9%) chiếm tỉ lệ cao nhất, theo sau đó có 22 người ở mức “ảnh hưởng” (chiếm 19,1%), có 20 người ở mức “không ảnh hưởng” (chiếm 17,4%), có 15 người ở mức “rất không ảnh hưởng” (chiếm 13%) và cuối cùng là có 11 người ở mức “rất ảnh hưởng” (chiếm 11%), chiếm tỉ lệ thấp nhất.

Mức độ ảnh hưởng của người nổi tiếng lên việc sử dụng nền tảng âm nhạc của bạn

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Rất không ảnh hưởng 15 13.0 13.0 13.0

Nhận xét: Trong tổng số 115 người được khảo sát, có 38 người có mức độ ảnh hưởng

Kết quả nghiên cứu cho thấy "bình thường" là mức độ ảnh hưởng phổ biến nhất (33%) trong khi mức độ "ảnh hưởng" chiếm 23,5% (27 người) Tiếp theo, mức độ "không ảnh hưởng" được ghi nhận ở 15,7% (18 người) Đáng chú ý, mức độ "rất ảnh hưởng" chỉ chiếm 14,8% (1 người), trong khi mức độ "rất không ảnh hưởng" là thấp nhất với 13% (15 người).

CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ BÀI HÁT

Bạn có hay nghe các bài hát viral trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook,

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Ngày đăng: 29/05/2024, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w