Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ hệ thống miễn dịch của cơ thể còn chưa hoàn thiện nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp….[1], [2]. Mặt khác một đặc điểm cơ bản của điều hòa nhiệt ở trẻ em là trung tâm điều nhiệt chưa trưởng thành, rất dễ bị tác động, dễ sốt cao ngay cả khi có nhiễm trùng nhẹ. Diện tích da của trẻ (theo cân nặng) lớn hơn, mạng lưới mao mạch dưới da nhiều hơn so với người lớn nên thân nhiệt trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Vì vậy, so với người lớn, trẻ em dễ bị sốt và thường sốt cao hơn [3]. Khi trẻ ốm, sốt là một triệu chứng thường gặp, nhưng đồng thời có nhiều bệnh lí khác của cơ thể biểu hiện bằng sốt. Sốt thường có biểu hiện đi kèm như bú kém, ăn kém, quấy khóc, ho, sổ mũi ….. Sốt là một phản ứng của cơ thể, có tác dụng làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học để bảo vệ cơ thể khi cần thiết nhưng sốt quá cao và kéo dài lại gây ra nhiều hậu quả xấu đối với cơ thể [4- 6]. Sốt cao hoặc sốt kéo dài dễ dẫn đến tình trạng mất nước, điện giải, thiếu các chất dinh dưỡng do tăng chuyển hóa, giảm hấp thu, kém ăn. Trẻ sốt kéo dài dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất [2]. Ở trẻ dưới 6 tuổi sốt cao có khi kèm theo co giật [5]. Sốt cao co giật thường gặp ở trẻ nhỏ và để lại những di chứng nặng nề cho đứa trẻ sau này giả ở Mỹ và châu Âu, 3-5 % số trẻ em < 5 tuổi bị sốt cao co giật một hoặc nhiều lần, tỷ lệ gặp cao nhất trong khoảng 10 tháng đến 2 tuổi [7-9]. Ở Việt Nam theo Lê Thanh Hải và cộng sự, co giật do sốt ở trẻ dưới 7 tuổi vào khoa cấp cứu lưu bệnh viện Nhi Trung Ương giai đoạn 1984-1990 chiếm 2.12% số trẻ nhập viện trong thời gian đó [10]. Cơn co giật kéo dài dẫn đến thiếu oxi não làm tổn thương các tế bào thần kinh (giảm trí nhớ, động kinh), thậm chí hôn mê, tử vong hoặc làm tăng nguy cơ co giật cho những lần sau khi trẻ sốt [3], [4]. Nhận biết và xử trí tại nhà khi trẻ sốt là rất quan trọng, làm hạn chế được các biến chứng do sốt gây nên trước khi trẻ tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Để đạt được điều này phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của mẹ và người nuôi dưỡng trẻ. Sốt và chăm sóc trẻ khi sốt đã được nhiều tác giả quan tâm, tuy nhiên kết quả thay đổi theo thời gian, địa điểm nghiên cứu cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe…Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát kiến thức, thái độ và cách xử trí sốt của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại khoa nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn năm 2019” nhằm mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ và cách xử trí sốt của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn năm 2019. Tìm hiểu mối liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức, thực hành về chăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ.
Trang 1DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACTH Adreno Corticotropin Hormone
IMCI Intergrated management of childhood illness
UNICEF United National Chirldren’s Fund
Trang 2MỤC LỤC Trang
1.11 Các nghiên cứu về sốt và chăm sóc trẻ khi sốt 17
Chương II Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 19
3.2 Kiến thức, thái độ và cách xử trí sốt của bà mẹ 243.3 Mối liên quan giữa TĐHV với kiến thức và cách xử trí sốt của bà
DANH MỤC BẢNG
Trang 3Bảng 3.1 : Đặc điểm của bà mẹ trong nhóm nghiên cứu 23
Bảng 3.2 : Kiến thức của bà mẹ về sốt 24
Bảng 3.3: Kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu sốt ở trẻ 24
Bảng 3.4: Kiến thức của bà mẹ về biến chứng của sốt ở trẻ 24
Bảng 3.5: Kiến thức của bà mẹ về sử dụng thuốc hạ sốt ở trẻ 25
Bảng 3.6: Kiến thức của bà mẹ về loại thuốc hạ sốt hay dùng cho trẻ 25
Bảng 3.7: Thái độ của bà mẹ về vấn đề sốt ở trẻ 25
Bảng 3.8: Thái độ của bà mẹ về việc tìm hiểu kiến thức về vấn đề sốt ở trẻ 26
Bảng 3.9: Cách phát hiện trẻ sốt của bà mẹ 26
Bảng 3.10: Biện pháp hạ sốt ban đầu cho trẻ 27
Bảng 3.11: Cách nuôi dưỡng khi trẻ sốt 27
Bảng 3.12: Kiến thức của bà mẹ về biến chứng của sốt ở trẻ theo TĐHV 28
Bảng 3.13: Kiến thức của bà mẹ về sử dụng thuốc hạ sốt ở trẻ theo TĐHV .27 Bảng 3.14: Biện pháp hạ sốt ban đầu cho trẻ của các bà mẹ theo TĐHV 28
Bảng 3.15: Cách nuôi dưỡng trẻ sốt của các bà mẹ theo trình độ học vấn 28
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ hệ thống miễn dịch của cơ thể còn chưahoàn thiện nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩnđường hô hấp….[1], [2] Mặt khác một đặc điểm cơ bản của điều hòa nhiệt ởtrẻ em là trung tâm điều nhiệt chưa trưởng thành, rất dễ bị tác động, dễ sốt caongay cả khi có nhiễm trùng nhẹ Diện tích da của trẻ (theo cân nặng) lớn hơn,mạng lưới mao mạch dưới da nhiều hơn so với người lớn nên thân nhiệt trẻ
em dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường Vì vậy, so với người lớn, trẻ em
dễ bị sốt và thường sốt cao hơn [3] Khi trẻ ốm, sốt là một triệu chứng thườnggặp, nhưng đồng thời có nhiều bệnh lí khác của cơ thể biểu hiện bằng sốt Sốtthường có biểu hiện đi kèm như bú kém, ăn kém, quấy khóc, ho, sổ mũi … Sốt là một phản ứng của cơ thể, có tác dụng làm tăng tốc độ các phản ứng hóahọc để bảo vệ cơ thể khi cần thiết nhưng sốt quá cao và kéo dài lại gây ranhiều hậu quả xấu đối với cơ thể [4- 6] Sốt cao hoặc sốt kéo dài dễ dẫn đếntình trạng mất nước, điện giải, thiếu các chất dinh dưỡng do tăng chuyển hóa,giảm hấp thu, kém ăn Trẻ sốt kéo dài dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, chậmphát triển về thể chất [2] Ở trẻ dưới 6 tuổi sốt cao có khi kèm theo co giật [5].Sốt cao co giật thường gặp ở trẻ nhỏ và để lại những di chứng nặng nề chođứa trẻ sau này giả ở Mỹ và châu Âu, 3-5 % số trẻ em < 5 tuổi bị sốt cao cogiật một hoặc nhiều lần, tỷ lệ gặp cao nhất trong khoảng 10 tháng đến 2 tuổi[7-9] Ở Việt Nam theo Lê Thanh Hải và cộng sự, co giật do sốt ở trẻ dưới 7tuổi vào khoa cấp cứu lưu bệnh viện Nhi Trung Ương giai đoạn 1984-1990chiếm 2.12% số trẻ nhập viện trong thời gian đó [10] Cơn co giật kéo dài dẫnđến thiếu oxi não làm tổn thương các tế bào thần kinh (giảm trí nhớ, độngkinh), thậm chí hôn mê, tử vong hoặc làm tăng nguy cơ co giật cho những lầnsau khi trẻ sốt [3], [4]
Trang 5Nhận biết và xử trí tại nhà khi trẻ sốt là rất quan trọng, làm hạn chếđược các biến chứng do sốt gây nên trước khi trẻ tiếp cận với dịch vụ chămsóc sức khỏe ban đầu Để đạt được điều này phụ thuộc rất nhiều vào cáchchăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của mẹ và người nuôi dưỡng trẻ Sốt và chăm sóctrẻ khi sốt đã được nhiều tác giả quan tâm, tuy nhiên kết quả thay đổi theothời gian, địa điểm nghiên cứu cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe…
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát kiến thức, thái độ và cách
xử trí sốt của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại khoa nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn năm 2019” nhằm mục tiêu:
Mô tả kiến thức, thái độ và cách xử trí sốt của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn năm 2019.
Tìm hiểu mối liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức, thực hành về chăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ.
Trang 6Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Khái niệm về sốt
Sốt là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân gây nênrối loạn điều hòa thân nhiệt, làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thảinhiệt của cơ thể Trong nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn, triệuchứng sốt thường xuất hiện rất sớm Vì vậy, sốt còn được coi là triệu chứngnhạy bén và đáng tin cậy Sốt là trạng thái thân nhiệt cao hơn bình thường [6],một trẻ được coi là sốt khi nhiệt độ đo ở nách ≥ 37.50C [11]
Một số tác giả cho rằng: “Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt của cơ thểđược xác nhận khi đo nhiệt độ ở hậu môn trên 37.80C (ở trẻ bú mẹ) hoặc trên
380C (ở trẻ lớn hơn) trong điều kiện cơ thể nghỉ ngơi, do hậu quả của sự rốiloạn trung tâm điều hoà nhiệt ở vùng dưới đồi làm tăng ngưỡng thân nhiệt” [3]
Cơ chế điều hòa nhiệt của cơ thể người:
Ở cơ thể người cũng như ở các loài động vật máu nóng khác, thân nhiệtluôn được duy trì ở mức hằng định hoặc dao động trong một giới hạn hợp lý
do có sự cân bằng giữa hiện tượng “sinh nhiệt” và hiện tượng “thải nhiệt”
Hiện tượng sinh nhiệt: Nhiệt lượng được sinh ra trong cơ thể người doquá trình “đốt cháy” carbonhydrat, acid béo và acid amin mà chủ yếu là trongquá trình co cơ và tác động của hormon thông qua men ATP-aza (Adenosintriphosphataza) Sinh nhiệt do cơ bắp có tầm quan trọng đặc biệt vì nó có thểthay đổi tùy theo nhu cầu do sự chỉ huy của võ não (hữu ý) hoặc do thần kinh
tự động [12]
Hiện tượng thải nhiệt: Cơ thể thải nhiệt ra môi trường xung quanh chủyếu bằng các con đường đối lưu, bức xạ và bốc hơi qua bề mặt da Chi phốicác quá trình này do tuần hoàn đưa máu đến bề mặt của cơ thể nhiều hay ít vàbài tiết mồ hôi dưới tác động của thần kinh giao cảm Ngoài con đường trên,
Trang 7cơ thể còn thải nhiệt qua hô hấp, mất nhiệt qua các chất thải (phân, nướctiểu…) [6], [12].
Trung tâm điều hòa nhiệt: Duy trì sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thảinhiệt được đặt dưới sự điều hành của trung tâm điều hòa nhiệt, nằm dưới đồithị của não Nếu tổn thương trung tâm điều hòa nhiệt thì cơ thể người sẽ mấtkhả năng duy trì thân nhiệt ổn định và lúc đó nhiệt độ của cơ thể sẽ biến đổitheo nhiệt độ của môi trường xung quanh gọi là hiện tượng “biến nhiệt” [6]
1.2 Cơ chế bệnh sinh của sốt.
Sốt là trạng thái tăng thân nhiệt chủ động do trung tâm điều hòa nhiệt bịrối loạn trước tác động của chất gây sốt (chất sinh nhiệt) Chất sinh nhiệt cóhai loại: chất sinh nhiệt nội sinh và chất sinh nhiệt ngoại sinh [6], [12]
- Chất sinh nhiệt nội sinh: đó là các cytokine do bạch cầu sinh ra thôngqua Prostaglandine E2 tác động lên thụ thể ở trung tâm điều nhiệt gây sốt
- Chất sinh nhiệt ngoại sinh: được biết rõ nhất là các pyrogen thuộc cácthành phần, độc tố, các sản phẩm của các vi sinh vật
Cơ chế gây sốt:
Sốt là một phản ứng của cơ thể trước nhiều tác nhân: vi khuẩn và độc tốcủa chúng, nấm, ricketsia, kí sinh trùng, một số chất hóa học và một số thuốc,hormon, các kháng nguyên của cơ thể…Những tác nhân gây sốt trên gọi làchất sinh nhiệt ngoại sinh Các chất sinh nhiệt ngoại sinh tác động thông quachất trung gian gọi là chất sinh nhiệt nội sinh Interleukin-1 do các tế bàođơn nhân và đại thực bào sản xuất ra, bản chất là một peptid có vai trò đápứng sớm hay “đáp ứng của giai đoạn cấp tính” và được coi là cytokin đảmnhiệm chức năng sinh nhiệt nội sinh Hoạt động của interleukin-1 được thựchiện khi chúng tác động lên các nơron cảm ứng nhiệt ở vùng trước thị giáccủa vùng dưới đồi thị, kích thích quá trình tổng hợp prostaglandin nhóm E từacid arachidonic Prostaglandin E mà đặc biệt là PG-E1 sẽ kích thích quátrình tổng hợp adenyl monophosphat vòng (AMP vòng) để hoạt hóa quá trình
Trang 8sinh nhiệt Thực chất của quá trình sinh nhiệt là một dãy phản ứng thần hóa học phức tạp chưa hoàn toàn sáng tỏ Nhìn chung những nguyên nhânlàm tăng sản xuất chất sinh nhiệt nội sinh Interleukin-1 hoặc tăng sản xuấtProstaglandin E đều làm tăng quá trình sinh nhiệt và ngược lại (asprin và cácdẫn xuất) có tác dụng hạ sốt thông qua cơ chế ức chế men cyclo-oxygenaza từ
kinh-đó ngăn cản tổng hợp prostaglandin E1, E2 Glucocorticoid hạ nhiệt thôngqua cơ chế ức chế sản xuất ra interleukin-1 v.v…) [6], [12]
Cần phải nhấn mạnh rằng, sốt là một phản ứng của cơ thể đối với cácchất sinh nhiệt ngoại sinh (phần lớn là các tác nhân gây bệnh) thông qua vaitrò trung gian của interleukin-1; là đáp ứng đặc thù của cơ thể với các nhiễmtrùng và viêm nhiễm cấp tính Một số đáp ứng này mang tính bảo vệ Do vậy,không phải tất cả mọi trường hợp sốt đều cần dùng thuốc hạ sốt ngay mà chỉkhi sốt gây rối loạn những chức năng của cơ quan trong cơ thể lúc đó mới cầnphải hạ sốt [12]
Cách phân loại trên dựa vào nhiệt độ đo ở nách [13],[17]
1.3.2 Theo thời gian sốt.
- Sốt cấp tính: thường dưới 7 ngày, gồm các bệnh nhiễm trùng do virus
- Sốt kéo dài: là thuật ngữ dùng chỉ những người bệnh có nhiệt độ đo ởhậu môn trên 37.80C (ở trẻ nhỏ) hoặc trên 380C (ở trẻ lớn) trong một thời gian
ít nhất 2 tuần [3]
- Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân: khái niệm này dùng để chỉ nhữngtrường hợp sốt kéo dài mà trong vòng 1 tuần với sự tích cực tìm kiếm của bác
Trang 9sỹ và sự giúp đỡ của các xét nghiệm thường quy vẫn không xác định đượcnguyên nhân [3], [14-16].
- Sốt dai dẳng: Sốt nhiều ngày nhưng không liên tục, có những ngàykhông sốt [3]
1.3.3 Theo kiểu sốt trên lâm sàng
- Sốt liên tục: là khi nhiệt độ trong ngày dao động ít (chênh lệc 10C, cótác giả lấy tiêu chuẩn 0.50C) Khái niệm “sốt cao liên tục” hay còn gọi là sốthình cao nguyên để chỉ những trường hợp nhiệt độ tăng trên 390C và daođộng chênh lệch 0.50C
- Sốt thành cơn: khi trong ngày có những cơn sốt rõ rệt (kể cả cảm giáccủa người bệnh và lấy nhiệt độ chứng minh) xen kẽ với những thời gian hoàntoàn không sốt Trong ngày có thể có 1 hoặc nhiều cơn sốt
- Sốt có chu kỳ: cơn sốt trong ngày xảy ra cùng một thời gian và kiểu sốttương tự Chu kỳ có thể xảy ra hàng ngày hoặc cách ngày hoặc cách 2 ngày.Kiểu sốt này hay gặp trong sốt rét tái phát “Sốt hồi quy” cũng có thể coi làsốt có chu kỳ nhưng từng đợt sốt kéo dài nhiều ngày xen kẽ những đợt nghỉnhiều ngày không sốt
Trang 101.3.3.2 Kiểu khởi phát sốt
Trong lâm sàng, kiểu khởi phát sốt được các thầy thuốc rất chú ý bởi lẽ
có thể là định hướng cho chẩn đoán nguyên nhân Dựa vào kiểu khởi phát sốt,nguời ta chia sốt ra làm 3 loại: đột ngột, tương đối đột ngột và từ từ
- Sốt đột ngột: là khi nhiệt độ ở bệnh nhân tăng lên rất nhanh, đạt tớiđỉnh cao trong vòng 1 ngày, đúng hơn là trong vòng 12 giờ Sốt đột ngột gầnđồng nghĩa với sốt cấp tính
- Sốt tương đối đột ngột: khi nhiệt độ của bệnh nhân đạt tới đỉnh cao từ1-2 ngày
- Sốt từ từ: khi nhiệt độ ở bệnh nhân tăng dần chậm và sau 3 ngày mớiđạt đỉnh cao
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới sốt
1.4.1 Vai trò của vỏ não
Thí nghiệm: trước khi gây sốt, nếu tiêm cafein, cơn sốt cao hơn bìnhthường nhưng nếu cho động vật uống bromua thì sốt nhẹ hơn Như vậy mức
độ sốt phụ thuộc vào mức hưng phấn của vỏ não và hệ giao cảm [6]
1.4.2 Vai trò tuổi
Ở trẻ nhỏ, phản ứng sốt thường mạnh nên trẻ dễ xuất hiện co giật khithân nhiệt cao Ngược lại, ở người già phản ứng sốt yếu không thể hiện đượcmức độ bệnh Ở đây có vai trò của cường độ chuyển hóa [6]
1.4.3 Vai trò của nội tiết
Vai trò của các tuyến nội tiết trong cơ chế sốt chưa có nhiều ý kiếnchứng minh.Tuy nhiên việc cắt bỏ một tuyến như hạ não, tuyến giáp thì thấyphản ứng sốt giảm Gần đây người ta chú ý đến vai trò của prostaglandinetrong cơ chế gây sốt Chất gây sốt giúp cho tăng quá trình tổng hợpprostaglandine từ các acid béo không bão hòa Có lẽ chất gây sốt tác dụng lêntrung tâm điều hòa nhiệt độ thông qua vai trò của prostaglandine [6]
Trang 111.4.4 Đặc điểm điều hòa thân nhiệt ở trẻ em
Đặc điểm cơ bản nhất của điều hòa thân nhiệt ở trẻ em là trung tâm điềunhiệt chưa trưởng thành, rất dễ bị tác động, dễ sốt cao ngay cả khi nhiễmtrùng nhẹ hoặc ngược lại
Diện tích da của trẻ em tính theo cân nặng rộng, mạng mao mạch dưới
da cũng nhiều hơn so với người lớn nên thân nhiệt rất dễ bị ảnh hưởng bởinhiệt độ môi trường Do cơ thể trẻ đang phát triển, trẻ luôn hiếu động nên quátrình sinh nhiệt cũng cao hơn Để cân bằng thân nhiệt, cơ chế thải nhiệt quabốc hơi ở trẻ qua nhịp thở và bài tiết mồ hôi có vai trò rất quan trọng Ở lứatuối dậy thì do có biến động về nội tiết và thần kinh mạnh mẽ nên sự điều hòanhiệt độ ở trẻ em cũng rất dễ mất cân bằng và rối loạn Ngoài ra ở trẻ em cóthể gặp các bệnh bẩm sinh do rối loạn các cơ quan điều nhiệt như thiểu sảnhay bất sản tuyến mồ hôi, loạn sản ngoại bì gây sốt kéo dài [3], [12]
1.5 Nguyên nhân gây sốt
Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt, có thể tổng hợp vào 3 nguyên nhânchủ yếu gây nên các trạng thái bệnh lý là: các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnhkhông phải nhiễm khuẩn và rối loạn điều hòa thân nhiệt
1.5.1 Các bệnh nhiễm khuẩn:
Đa số các bệnh sốt là những bệnh nhiễm khuẩn Chính vì vậy, trước mộtbệnh nhân có sốt, đầu tiên người thầy thuốc phải nghĩ tới bệnh nhiễm khuẩn.Tuy vậy, các bệnh nhiễm khuẩn khác nhau cũng có những đặc điểm sốt khácnhau mà dựa vào đó mà thầy thuốc lâm sàng có thể chẩn đoán được căn nguyên
- Nhiễm virus: đa số các bệnh do virus gây ra đều có sốt đột ngột hoặctương đối đột ngột và thời gian sốt thường chỉ kéo dài 2-7 ngày hoặc tới 10ngày Sốt do virus còn gọi là sốt cấp tính hay sốt ngắn ngày (để phân biệt vớisốt kéo dài) Tuy vậy cũng có một số virus gây sốt kéo dài như: Epstein-Barr,virus Coxsackie nhóm B, virus sốt chim, vẹt…nhưng nhìn chung đây lànhững bệnh ít phổ biến [18]
Trang 12- Nhiễm vi khuẩn: có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, do vậy bệnh do vikhuẩn gây ra cũng là bệnh thường gặp Sốt do nhiễm các vi khuẩn rất đa dạng
và không có một đặc điểm chung nhất Tuy nhiên, căn cứ vào cơ quan tổnthương và tính chất của sốt cũng có thể chẩn đoán được căn nguyên bệnh Ví
dụ như một bệnh nhân có ho, tức ngực, khạc đờm màu socola và có sốt cấp tínhkèm những cơn rét run thì căn nguyên sẽ là phế cầu khuẩn; một bệnh nhân cósốt cao tăng dần hình cao nguyên và có tổn thương đường tiêu hóa (đi ngoàiphân lỏng màu nâu) thì nghĩ ngay đến căn nguyên là do trực khuẩn thương hàn.Bệnh nhân sốt kèm theo mụn mủ lớn (viêm nang lông) ngoài da là do cănnguyên tụ cầu vàng v.v…Nhiễm khuẩn khu trú ở sâu gây các ổ áp xe (trong ổbụng, trong gan, não, lách, thận, tử cung…) sẽ có sốt kéo dài và có những cơnrét run Nhiễm khuẩn huyết sẽ có biểu hiện sốt cao dao động, có những cơn rétrun, kéo dài nhiều ngày và thường có biểu hiện thiếu máu rõ [18]
- Nhiễm ký sinh trùng: đa số các bệnh do ký sinh trùng gây ra đều có sốtnhẹ và sốt vừa, ít khi có sốt cao, trừ một số đơn bào như sốt rét Plasmodium,bệnh do Leishmania Sốt do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium có đặc điểm rấtriêng đó là: sốt cao đột ngột, thành cơn (rét, nóng, vã mồ hôi), có chu kỳ(hàng ngày, cách nhật, hoặc cách 2 ngày tùy từng loại Plasmodium), thườngtái phát Leishmania gây sốt kéo dài, kèm theo là hội chứng gan, lách to vàthiếu máu Với amip (Entamoeba histolytica) nếu gây bệnh đường ruột (lỵamip) chỉ gây nên sốt nhẹ, nhưng nếu gây áp xe ở gan, não…thì có thể gây sốtcao, rét run và kéo dài Ngoài ra, bệnh do Toxoplasma và Trypanosoma cũnggây sốt cao kéo dài nhưng chưa tìm thấy bệnh này ở nước ta [18]
- Nhiễm rickettsia: các rickettsia gây ra những bệnh thường có ổ bệnhthiên nhiên và là nhóm bệnh từ động vật lây sang người Sốt trong các bệnh
do rickettsia gây nên có đặc điểm chung là dao động, có chu kì, kéo dài và táiphát [18] Ví dụ về một số bệnh do rickettsia:
Trang 13+ Sốt mò: bệnh do rickettsia Tsutsugamushi gây nên được truyền qua vậtchủ trung gian là ấu trùng mò Sốt mò là những bệnh gặp ở những vùng đồinúi và trung du nước ta, một số nơi có ổ bệnh thiên nhiên Sốt trong bệnh sốt
mò có đặc điểm là khởi phát tương đối đột ngột, sốt nóng là chủ yếu, sốt tăngdần và kéo dài, đa số các trường hợp bệnh có sốt theo kiểu hình cao nguyênkéo dài 2-3 tuần hoặc hơn Bệnh thường tái phát sau khi đã chấm dứt số đợtđầu 5-10 ngày, kể cả khi đã được điều trị đặc hiệu bằng chlorocid [18]
+Sốt phát ban thành dịch: còn gọi là sốt phát ban chấy rận do Rickettsiaprowazeki gây nên Triệu chứng sốt của bệnh thường xảy ra đột ngột, sốt cao
có rét run kéo dài 2 tuần hoặc hơn Sau khi hết sốt một thời gian dài, mặc dù
đã hết chấy rận nhưng ở một số bệnh nhân vẫn có sốt tái phát (tái phát xa).+ Sốt Q: bệnh do Rickettsia burneti gây nên Bệnh thường biểu hiệnbằng sốt cao đột ngột và kéo dài khoảng 2 tuần sau đó giảm dần Có thể táiphát 2-3 lần nhưng những lần sau ngắn hơn Một số trường hợp kéo dài thànhmãn tính (viêm màng trong tim mãn tính, viêm não, viêm gan mãn tính) [18]
1.5.2 Các bệnh không nhiễm khuẩn có sốt
Có rất nhiều bệnh lý không phải nhiễm khuẩn có triệu chứng sốt Có thể
kể đến những nhóm bệnh thường gặp sau:
- Các bệnh của hệ thống tạo máu: các bệnh Leucose, Hodgkin, u lymphokhông phải Hodgkin, tăng tổ chức bào ác tính là những bệnh thường xuyên cósốt Đôi khi triệu chứng sốt xuất hiện sớm nhất khi chưa có biểu hiện gì khác,nhưng thông thường sốt xuất hiện vào giai đoạn muộn hơn khi đã có một sốtriệu chứng kèm theo Trong bệnh nhược cơ tủy, suy tủy, sốt xuất hiện muộn
và là hậu quả của giảm bạch cầu hạt dẫn đến nhiễm khuẩn Nhìn chung, sốttrong các bệnh lý của hệ thống tạo máu thường kéo dài và đa dạng, khôngmang đặc điểm riêng nên khó chẩn đoán nếu chỉ dựa vào chúng [12], [19]
- Các bệnh mô liên kết: các bệnh luput ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạngthấp, viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm nút quanh động mạch, viêm
Trang 14động mạch tế bào khổng lồ đều có thể có sốt Các bệnh mô liên kết thườnggây sốt cao, kéo dài và chủ yếu là sốt nóng Các bệnh lý u, đặc biệt là u áctính cũng là nguyên nhân gây sốt kéo dài Tuy vậy, sốt trong bệnh lý u thường
là muộn và đa số các trường hợp sốt xuất hiện khi đã phát hiện ra khối u trước
đó [12]
- Mắc một số bệnh lý khác: nhiều bệnh lý khác cũng có sốt như: tắcmạch phổi rải rác, sốt do tan máu bởi các nguyên nhân khác nhau, sốt do phảnứng với thuốc… [12]
1.5.3 Rối loạn điều hòa thân nhiệt
- Trúng nóng: gặp ở những người lao động gắng sức trong môi trườngnóng mà độ ẩm lại cao Trúng nóng còn gọi là đột quỵ do nóng thường gặp ởnhững vận động viên, người chơi thể thao và những tân binh khi phải tậpluyện dưới nắng nóng Trúng nóng gây sốt rất cao tới 41-420C, bệnh nhân mất
ý thức và huyết áp thường hạ [12]
- Các bệnh lý gây tổn thương trung khu điều hòa nhiệt: tai biến mạchmáu não, u não, các bệnh thoái hóa não…đều có thể gây ra tình trạng sốt rấtcao và đặc biệt là các thuốc hạ nhiệt đều không có tác dụng giảm sốt [12]
- Cường chức năng tuyến giáp cũng có thể gây sốt do sinh nhiệt quámức Tuy vậy sốt thường ở mức nhẹ và vừa [6]
- Sốt do nguyên nhân tâm lý: thường gặp ở phụ nữ trẻ với biểu hiện sốtnhẹ kéo dài hay kèm theo mất ngủ Khám không thấy một bằng chứng nàocủa bệnh thực thể [12]
1.6 Các dấu hiệu nhận biết khi trẻ sốt
Các dấu hiệu và triệu chứng sốt ở trẻ có thể được biểu hiện rõ ràng hoặckín đáo Các triệu chứng ở trẻ càng nhỏ thì càng kín đáo và thường có cácbiểu hiện và triệu chứng sau [20]:
1.6.1 Ở trẻ nhỏ
Ở trẻ nhỏ thường có các dấu hiệu sau:
Trang 15- Cáu gắt hơn bình thường
- Trẻ thở nhanh hơn bình thường
- Có những thay đổi bất thường trong giấc ngủ hoặc ăn uống
- Cha mẹ thấy trẻ ấm, nóng hơn
1.6.2 Ở trẻ lớn
- Trẻ nóng hoặc lạnh hơn những người xung quanh ở cùng môi trườngsống
- Trẻ kêu đau nhức cơ thể
- Trẻ nói trẻ đau đầu
- Trẻ khó ngủ hoặc ngủ nhiều
- Trẻ chán ăn
1.7 Cách đo thân nhiệt
1.7.1 Dụng cụ đo thân nhiệt
Có nhiều cách để phát hiện trẻ sốt, như sờ bằng tay qua cảm nhận của bà
mẹ, bằng nhiệt kế Nhưng phát hiện trẻ sốt bằng nhiệt kế cho một kết quảchính xác nhất [21]
Cần đo nhiệt độ để xác định mức độ sốt của trẻ Dụng cụ có thể sử dụng
là nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế điện tử để đo ở nách, đo tai, đo trán/thái
dương Tuy nhiên, hiện nay ít sử dụng nhiệt kế thủy ngân vì không an toàn.
Thủy ngân độc, nếu nhiệt kế bị vỡ sẽ gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe, đặcbiệt là trong trường hợp trẻ nuốt phải Ngoài ra, cũng không nên sử dụng loại
nhiệt kế điện tử dán trán vì không chính xác Nhiệt kế điện tử đo tai cũng
thường không chính xác cho trẻ dưới 3 tháng tuổi [21]
Trang 161.7.2 Cách đo nhiệt độ
Có thể đo nhiệt độ của trẻ tại nách (đa số), miệng, hậu môn, tai, trán/tháidương (điện tử dùng tia hồng ngoại)
- Với trẻ sơ sinh, nên sử dụng nhiệt kế điện tử để kẹp vào nách
- Với trẻ 3 tháng đến 5 tuổi, có thể lấy nhiệt độ tại nách hoặc tai
- Trẻ lớn hơn thì có thể lấy ở nách là chủ yếu
Thông thường, nếu trẻ có nhiệt độ hậu môn là 36.5- 37.50C là bìnhthường Nếu nhiệt độ hậu môn từ 380C trở lên tức là trẻ sốt Trong đó, nhiệt
độ hậu môn bằng nhiệt độ nách +0.5 và bằng nhiệt độ tai +0.3
1.7.2.1 Đo nhiệt độ ở nách
- Lau khô vùng nách
- Vảy mạnh nhiệt kế sao cho mức thủy ngân ở dưới 350C
- Đặt bầu thủy ngân vào giữa vùng hõm nách Đọc kết quả sau 5 phút.1.7.2.2 Đo nhiệt độ ở miệng
- Không ăn uống ít nhất 10 phút trước khi cặp nhiệt độ
- Kiểm tra mức thủy ngân dưới vạch 350C
- Đặt bầu thủy ngân ở dưới lưỡi – với trẻ nhỏ ở góc má, ngậm miệng lạinhẹ nhàng (tránh cắn phải nhiệt kế) Với trẻ lớn, khi trẻ có răng hạn chế cặp theophương pháp này vì trẻ dễ cắn vỡ nhiệt kế Đọc kết quả sau 5 phút
1.7.2.3 Đo nhiệt độ tại hậu môn
- Cặp nhiệt độ được đặt vào ống trực tràng (thường có loại nhiệt kếriêng) Đây là nhiệt độ phản ánh trung thực nhiệt độ cơ thể nhất Nên thựchiện cần cẩn thận vì nếu thô bạo có thể làm tổn thương hậu môn ở trẻ nhỏ
- Đọc kết quả sau 5 phút Nhiệt độ đo được bằng hoặc trên 380C đượcxem là sốt
1.8 Cách xử trí khi trẻ bị sốt.
Khi nghi ngờ trẻ bị sốt, chúng ta cần cặp nhiệt độ cho trẻ rồi 10 phút sau lạikiểm tra lại xem nhiệt độ đó có thay đổi không, nếu trẻ sốt cần hạ nhiệt độ ngay
Trang 17Có rất nhiều biện pháp hạ sốt đã được áp dụng rộng rãi tùy theo từngngười bệnh và loại bệnh.
- Biện pháp dùng thuốc: các thuốc aspirin, ibuprofen và acetaminophencùng hàng chục dẫn xuất của chúng thường được sử dụng để hạ thân nhiệt.Các thuốc an thần cũng được sử dụng, đặc biệt là với trẻ em, ngoài tác dụng
hạ sốt còn đề phòng co giật Glucocorticoid cũng có tác dụng hạ nhiệt nhưng
ít được sử dụng vì có nhiều tác dụng phụ
Xử trí bằng thuốc hạ sốt trong các trường hợp:
- Khi trẻ sốt từ 38.50C trở lên kèm theo khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ
- Sốt từ 380C trở lên có tiền sử bệnh lý tim/phổi, tiền sử co giật…
Khi sử dụng thuốc hạ sốt cần lưu ý, có thể dùng paracetamol hoặcacetaminophen: 10-15mg/kg cân nặng, uống khi cần mỗi 4-6 giờ Không chotrẻ uống Aspirin khi có triệu chứng thủy đậu hay cúm, vì có thể gây ra hộichứng Reye [17], [21-22]
Tiến hành lau mát ngay khi sốt kèm theo co giật, sốt trên 400C, khôngđáp ứng với thuốc hạ nhiệt Phương pháp này không dùng thường quy vì trẻ
dễ run, dễ khiến trẻ khó chịu, mất nhiệt
Trang 18Nuôi dưỡng khi trẻ sốt
- Cần chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn bình thường theo nhu cầu củatrẻ, khi trẻ sốt hay cho trẻ ăn từng bữa nhỏ, cho trẻ ăn làm nhiều lần Hãy chotrẻ ăn những món mà trẻ thích Hãy cho trẻ uống thêm nước hoa quả tươi như
lê, táo, cam, dưa hấu [21]
- Hãy khuyến khích trẻ uống nước càng nhiều càng tốt (không dùng nướcngọt), bằng cách cho uống những lượng nước nhỏ, theo khoảng cách đều đặn [21]
- Tái khám sau 2 ngày nếu còn sốt, tái khám ngay khi trẻ có dấu hiệunặng (cần đi bệnh viện)
1.8.2 Khi trẻ sốt nhẹ
Khi trẻ sốt nhẹ, 37.5- 38.50 C thì chưa cần dùng thuốc hạ sốt mà chỉ cần cởibớt quần áo, cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ đang bú mẹ cho bú nhiều hơn Khitrẻ sốt trên 38.50C cần cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc quần áo lót mỏng, mềm,thoáng, rộng, cho uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc ở hậu môn [17]
Ngoài ra cần dùng khăn thấm nước ấm lau 2 hõm nách, 2 bẹn của trẻhoặc lau người cũng góp phần làm hạ nhiệt độ của trẻ, chú ý không dùngnước đá hoặc chườm đá cho trẻ sẽ gây cho trẻ phản ứng không tốt
1.9 Tác hại của thuốc hạ sốt [4]
Tác hại của nhóm thuốc hạ sốt hay sử dụng như aspirin, ibuprofen,paracetamol thuộc nhóm hạ sốt, chống viêm, giảm đau không steroid Tác hạicủa thuốc chủ yếu là do ức chế tổng hợp PG Thuốc có các tác hại chính sau:
- Tác hại lên hệ tiêu hóa: do đặc điểm cơ chế tác dụng của nhóm thuốc
hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid làm mất đi khả năng bảo vệ niêmmạc dạ dày của PG, đặc biệt là PG E2 có tác dụng làm tăng chất nhầy và cóthể kích thích phân bào để thường xuyên thay thế các tế bào niêm mạc bị pháhủy, tạo điều kiện cho HCl của dịch vị gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày,
cụ thể gây loét dạ dày- ruột Vì vậy, không được dùng thuốc cho những người
có tiền sử loét dạ dày và phải uống thuốc sau bữa ăn
Trang 19- Gây xuất huyết: Làm kéo dài thời gian chảy máu do ức chế ngưng kếttiểu cầu Đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp người bệnh bị sốt xuất huyết,
sử dụng Aspirin hạ sốt có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, nội tạng…
- Gây hại cho gan, thận: Với thận, PG có vai trò quan trọng trong tuầnhoàn thận Ức chế tổng hợp PG gây hoại tử gan và sau là viêm thận kẽ mãntính, giảm chức phận cầu thận Thuốc hạ sốt nhóm không steroid chuyển hóaqua gan và thải trừ qua thận, nên nếu sử dụng kéo dài và trên những ngườigiảm chức năng gan, thận sẽ gây hại cho gan, thận
Ngoài các tác dụng không mong muốn chính nêu trên còn có thể gặp cáctác dụng không mong muốn khác như:
Mọi thuốc chống viêm không steroid đều có khả năng gây cơn hen giả.Với aspirin, nếu dùng lâu có thể gây “hội chứng salicyle”: buồn nôn, ù tai,điếc, nhức đầu, lú lẫn Gây các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, phù, hen,phù Quicke Ở trẻ nhỏ, nếu ngộ độc aspirin có thể gây nhiễm kiềm hô hấp( làm thở nhanh và sâu), từ đó dẫn đến hậu quả nhiễm toan chuyển hóa
Trong 3 loại thuốc hạ sốt hay được sử dụng hiện nay bao gồm aspirin,ibuprofen và paracetamol thì paracetamol là loại thuốc hay được sử dụngnhiều nhất vì thuốc ít gây tác dụng phụ Tuy nhiên chúng ta nên chú trọng sửdụng các biện pháp hạ sốt vật lý trước khi sử dụng các loại thuốc hạ sốt chotrẻ Khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ cần tuân thủ tuyệt đối thời điểm dùngthuốc, thời gian giữa 2 lần dùng thuốc và liều lượng thuốc phù hợp với cânnặng của trẻ
1.10 Biến chứng của sốt
Khi trẻ sốt, có thể gặp các biến chứng sau[2], [5- 6]:
- Sốt cao gây co giật
- Gây mất nước, điện giải
- Gây rối loạn hô hấp, giai đoạn đầu gây thở nhanh
Trang 20- Gây gầy sút cân do tăng chuyển hóa, giảm hấp thu, kém ăn và rối loạntiêu hóa Nguy cơ chậm phát triển thể chất nếu trẻ sốt kéo dài
Tóm lại: Sốt là một triệu chứng mang tính khách quan của nhiều bệnh
lý và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ở trong cơ thể và ngoài môi trường Cơchế của sốt rất phức tạp trong đó giữ vị trí quan trọng là thần kinh- thể dịch.Sốt cũng là phản ứng bảo vệ Dựa vào những đặc điểm của sốt có thể hướngtới chẩn đoán bệnh (căn nguyên) Nhưng sốt cao sẽ gây nhiều rối loạn và biếnchứng phức tạp, do đó trong điều trị cần phải hạ sốt kịp thời khi cần thiết
1.11 Các nghiên cứu về sốt và chăm sóc trẻ khi sốt
Sốt ở trẻ là vấn đề được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm.Trên thế giới đã có một số tác giả tiến hành nghiên cứu về kiến thức, thái độ,thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ sốt nhằm hạn chế biến chứng của sốt ởtrẻ và bổ sung kiến thức, cách xử trí sốt cho các bà mẹ: Năm 1998, tác giảngười Italy – Nannini S [23] đã tiến hành nghiên cứu với đề tài “ Kiến thức,thái độ và cách xử trí sốt của bà mẹ có con dưới độ tuổi đi học”, đề tài nàycũng đã được tác giả Elena Chiappini [24] tiến hành nghiên cứu vào năm2011.Tác giả Vefik Arica [25] tiến hành nghiên cứu kiến thức, thái độ và cách
xử trí của bà mẹ về sốt ở trẻ tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2011…Theo nghiên cứu củacác tác giả, hầu hết các bà mẹ có kiến thức và cách xử trí đúng cho trẻ khi sốt.Trong nghiên cứu của tác giả Vefik Arica tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy 99.2% bà
mẹ có thái độ quan tâm đến vấn đề sốt ở trẻ, cho rằng sốt ở trẻ là vấn đề nguyhiểm đến tính mạng của trẻ Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ không nhỏ các bà mẹ
sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ không theo chỉ định của bác sỹ, chưa thực hiệncác biện pháp hạ nhiệt vật lý cho trẻ
Ở Việt Nam, những năm gần đây có một số tác giả tiến hành nghiên cứu vềchăm sóc trẻ sốt của người nuôi dưỡng trẻ Năm 2008, Phạm Thị Tuyết, ĐinhThị Thu Hường [26] đã tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành vềchăm sóc trẻ sốt ở bà mẹ có con dưới 6 tuổi” tại Hải Phòng Kết quả của tác giả
Trang 21cho thấy kiến thức của các bà mẹ về chăm sóc trẻ khi sốt còn thấp Hơn 60% bà
mẹ không biết về biến chứng của sốt ở trẻ Hầu hết các bà mẹ có thái độ quantâm đến vấn đề sốt của trẻ Tỷ lệ các bà mẹ sử dụng nhiệt kế để phát hiện trẻ sốtcòn rất thấp là 12.1% và các bà mẹ chủ yếu chườm mát cho trẻ, một tỷ lệ nhỏcác bà mẹ cởi bớt quần áo cho trẻ khi sốt Năm 2010, Đặng Thị Hà và Đoàn ThịVân [27] tiến hành nghiên cứu về kiến thức, thái độ và kĩ năng của bà mẹ có trẻ
bị sốt cao đến khám và điều trị tại bệnh viện Phúc Yên Theo kết quả nghiên cứucủa tác giả, tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức đúng về sốt rất thấp chiếm 36.8% Các
bà mẹ có cách xử trí sốt đúng cho trẻ chiếm tỷ lệ thấp 34.9% Đặc biệt tác giả chỉ
ra rằng chỉ có 35.8% các bà mẹ có thái độ đúng về chăm sóc và xử trí sốt cho trẻ Năm 2013, tại khoa Truyền nhiễm bệnh viện Nhi Trung Ương, Hồ Thị Bích,Doãn Thúy Quỳnh cũng đã thực hiện một đề tài tương tự Kết quả nghiên cứucủa tác giả Hồ Thị Bích, Doãn Thúy Quỳnh cho thấy gần ¾ bà mẹ hiểu sai kháiniệm về sốt, gần 70% bà mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt không theo đơn bác sỹ vàkhông quan tâm đến nhiệt độ sốt ở trẻ Vẫn có bà mẹ chườm đá để hạ sốt cho trẻ.Qua nghiên cứu, tác giả chỉ ra gần 80% các bà mẹ có hành vi chăm sóc khi trẻsốt sai…[28]
Nhìn chung vấn đề sốt ở trẻ đặc biệt là cách xử trí và chăm sóc trẻ sốtcủa người nuôi dưỡng trẻ được các tác giả quan tâm và tiến hành nghiên cứu.Qua đó có những biện pháp can thiệp kịp thời để hạn chế biến chứng sốt ở trẻ
và nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ khi sốt tốt hơn