Tổng quan về công ty Ôtô Hợp Nhất
Giới thiệu chung về công ty
Công ty Ôtô Hợp Nhất có địa chỉ tại 16 đường dẫn cầu Phú Long, P Lái Thiêu, Tp
Thuận An, Bình Dương Ngành nghề kinh doanh chính : Bảo dưỡng, sữa chửa, chăm sóc và nâng cấp ô tô
Chức năng và nhiệm vụ
Công ty chuyên bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô
Tổ chức
Chủ doanh nghiệp: Là người chịu trách nhiệm quản lý toan diện trong doanh nghiệp, có quyền quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp
- Kĩ thuật viên là người có khả năng đánh giá, kiểm tra, chuẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa, thay thế các phụ tùng chi tiết trên một xe hoàn chỉnh với các kĩ năng dựa trên sự hiểu biết đung đắn về công việc tự động trên ô tô.
- Làm việc theo kế hoạch của chủ doanh nghiệp, bảo dưỡng, sửa chữa theo yêu cầu của khách hàng
Nhân viên chăm sóc khách hàng:
- Giao tiếp và tư vấn khách hàng- Theo giỏi khách hàng và giải quyết cái vấn đề khiếu nại và hổ trợ khách hàng
Nguồn nhân lực, chích sách và mục tiêu của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có trình độ cao về mảng bảo dưỡng và chăm sóc xe đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng và thị trường
- Trong tương lai doanh nghiệp nên tuyển thêm nhân viên về sửa chữa để phục vụ khách hàng được tốt hơn
- Doanh nghiệp cung cấp đầy đủ chính sách và nhu cầu cho nhân viên môi trường thoải mái không gò bó và được mua bảo hiểm đầy đủ
Mục tiêu
- Mục tiêu đầu tiên của doanh nghiệp là mang lại sự hài lòng thoải mái, tin cậy cho khách hàng và góp phần nâng cao niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp để khách hàng có thể quay lại những lần sau
- Tiếp tục học hỏi nâng cao kinh nghiệm, cùng nhau phát triển tìm tòi các bạn mới cũng có thể học hỏi trên internet các diễn đàn ôtô để mang lại sự hiểu biết thêm các dòng xe nhằm mang lại cho khách hàng sự an tâm đến gara của mình.
- Cũng đồng thời tạo điều kiện nơi làm việc cho người lao động.
Dịch vụ
- Sửa chữa tất cả các loại xe - Bảo dưỡng tất cả các loại xe - Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô- Nâng cấp các loại xe
Hoạt động trong thời gian thực tập tại công ty
Quy trình thực hiện dịch vụ tại công ty
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xe, hồ sơ khách hàng
- Cố vấn dịch vụ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng; làm quen và chào hỏi khách hàng, tìm hiểu thông tin về xe của khách hàng và vấn đề cần bảo dưỡng như các triệu chứng hư hỏng, phần xe bị móp méo, trầy xướt,
- Sau đó ghi đầy đủ thông tin như thông tin liên lạc, quan sát kiểm tra các vùng hư hỏng của xe khách hàng để hoàn tất hồ sơ theo mẫu của công ty
- Trong trường hợp khách hàng để xe lại xưởng thì cố vấn dịch vụ cần cung cấp thông tin của mình cho khách hàng tiện liên lạc.
Bước 2: Kiểm tra, nhận định tình trạng xe dựa trên yêu cầu của khách hàng
- Dựa vào yêu cầu và thông tin của khách hàng cung cấp, cố vấn dịch vụ phải trực tiếp kiểm tra tình trạng của xe hoặc phân công kỹ thuật viên kiểm tra hoặc thử xe nếu cần thiết, kỹ thuật viên có thể mời khách hàng cùng thử xe để khách kiểm chứng chính xác được mong muốn của khách hàng và kiểm tra chính xác tình trạng hiện tại của xe
-Tiếp theo, trước khi lên xe khách hàng thì kỹ thuật viên phải trùm áo ghế, bọc vô lăng, trước khi lên cầu nâng và khi tháo rã để kiểm tra thì kỹ thuật viên phải che vè, che cản cho xe khách hàng theo quy định công ty
- Nếu cần thiết kỹ thuật viên có thể tháo rã các chi tiết liên quan để kiểm tra các chi tiết hư hỏng nhưng chú ý không được phép tự ý thực hiện việc sửa chữa khi chưa nhận lệnh sửa chữa
- Sau khi kiểm tra chi tiết tình trạng của xe thì kỹ thuật viên phải ghi chú các nội dung cần sửa chữa lên giấy để trình Tổ Trưởng kí tên và nộp cho cố vấn dịch vụ, đồng thời giải thích nguyên nhân và hiện tượng hư hỏng cụ thể nhất cho cố vấn chuyên môn có thể tư vấn khách hàng cũng như giải đáp mọi thắc mắc của cố vấn dịch vụ khi có yêu cầu.
Bước 3: Tư vấn dịch vụ, báo giá
- Cố vấn dịch vụ cần tiến hành lập bảng báo giá chi tiết dựa vào yêu cầu của Tổ Trưởng chuyên môn và cả nhu cầu khách hàng
- Cố vấn dịch vụ là người giải thích cho khách hàng về nguyên nhân hư hỏng của xe, đề ra các biện pháp khắc phục, tư vấn về kinh phí dịch vụ và thời gian bảo dưỡng cho khách hàng
- Cố vấn cố vấn dịch vụ cần xin sự xác nhận đồng ý sửa chữa của khách hàng như đã thỏa thuận bằng chữ kí trực tiếp hoặc xác nhận qua email, tin nhắn trong trường hợp xe khách hàng đang còn tại xưởng Nếu như trường hợp cần đặt hàng và xe khách hàng không còn tại xưởng thì cố vấn dich vụ cần đề nghị khách hàng đặt cọc tối thiểu 30% giá trị báo giá.
Bước 4: Phân bố công việc, lệnh sửa chữa
- Cố vấn dịch vụ hoàn tất lệnh sửa chữa theo báo giá khách hàng duyệt chuyển đến Tổ Trưởng chuyên môn
Bước 5: Thực hiện dịch vụ
- Tổ Trưởng chuyên môn là người phân công nhiệm vụ cho từng kỹ thuật viên để thực hiện theo lệnh sửa chữa phòng dịch vụ chuyển xuống một cách đầy đủ và chính xác
- Cố vấn dịch vụ, Tổ Trưởng chuyên môn phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi tiến độ và kiểm tra kĩ thuật để đảm bảo kỹ thuật viên thực hiện đúng theo lệnh sửa chữa, đúng tiến độ hoàn tất công việc, đảm bảo thời gian giao cho khách hàng.
Bước 6: Kiểm tra chất lượng dịch vụ
- Sau khi hoàn tất sửa chữa, kỹ thuật viên phải trực tiếp kiểm tra lại các công việc đã thực hiện đã đảm bảo đúng yêu cầu và đúng kĩ thuật chưa? Vệ sinh sạch sẽ xe khách hàng, đồng thời quan sát kiểm tra các hệ thống liên quan, kiểm tra tổng quát xe khách hàng trước khi kí tên hoàn tất lệnh sửa chữa
- Kỹ thuật viên báo cáo kết quả đến Tổ Trưởng chuyên môn và kiểm tra chất lượng dịch vụ, nếu chất lượng chưa đạt yêu cầu thì Tổ Trưởng cần phải chỉ định kĩ thuật viên khắc phục ngay lập tức, còn nếu đạt yêu cầu thì Tổ Trưởng phải kí tên xác nhận, cho kỹ thuật viên dời xe sang khu vực vệ sinh, tháo bỏ trùm ghế, bọc vô lăng để giao xe.
- Kỹ thuật viên tiến hành vệ sinh, dọn dẹp khu sửa chữa và tiến hành rửa xe, lau khô xe, hút bụi bên trong xe cho khách hàng
- Sau khi việc vệ sinh xe hoàn tất thì kỹ thuật viên cần dời xe đến khu vực giao xe cho khách hàng và mang lệnh sửa chữa, chìa khóa xe giao cho cố vấn dịch vụ và báo cáo công việc đã hoàn tất.
Bước 8: Kiểm tra trước khi giao xe
- Cố vấn dịch vụ cần kiểm tra lại xe trước khi giao xe cho khách hàng để đảm bảo yêu cầu của khách hàng theo báo giá đã được thực hiện đúng, đủ hay chưa? Và đảm bảo các tính năng, tình trạng xe khách hàng hoàn toàn bình thường như khi khách hàng bàn giao xe
- Sau khi đã kiểm tra hoàn tất và chất lượng đạt yêu cầu thì cố vấn dịch vụ thông báo cho khách hàng đến nhận xe, nếu như chất lượng dịch vụ vẫn chưa đạt yêu cầu của khách hàng thì cố vấn dịch vụ có quyền yêu cầu Tổ Trưởng chỉ định kỹ thuật viên thực hiện lại dịch vụ đến khi đạt yêu cầu.
- Kế toán dịch vụ thu tiền khách hàng theo báo giá của cố vấn dịch vụ và viết hóa đơn cho khách hành thanh toán
Thực tập
Kiểm tra và sạc điện cho bình ắc quy
Sử dụng máy test kiểm tra bình ắc quy
Chuẩn đoán: ắc quy bị yếu cần được sạc lại
- Cờ lê 12,13 - Dụng cụ sạc ắc quy
- Biết phân biệt cực âm cực dương và quy trình tháo ắc quy - Biết dùng đồng hồ đô điện
- Tháo mass sường- Tháo dương bình- Lấy bình cũ ra và sạc lại
- Bỏ bình đã sạc xong vào - Bắt dương bình
- Bắt mass bình vào mass sường
Kiểm tra lại xem hệ thống điện đã có điện chưa
Bảo dưỡng ly hợp
Kiểm tra hư hỏng trên xe
Hiện tượng có tiếng kêu trên li hợp
Thay thế dĩa ma sát trên li hợp của xe
Thay khớp chữ thập
Hiện tượng và chuẩn đoán:
- Xe chạy có tiếng kêu lụp cụp va đập kim loại ở gầm xe nhưng tăng tốc không nghe tiếng kêu
Hình 3.3a Thay khớp chữ thập
- Chẩn đoán: Trục chữ thập trên các-đăng các vòng bị bị mòn, hỏng Thay mới bộ chữ thập trục cac-dang.
Hình 3.3b Thay khớp chữ thập
- Cần chữ L, típ 12, 14 - Cờ lê vòng miệng 12, 14 - Búa, vít dẹp, kiềm mở khoe.
- Mỡ bò Dụng cụ bơm mỡ.
Hiểu biết được công dụng của khớp chữ thập và cách tháo lắp đúng đảm bảo an toàn.
- Đội xe lên cầu nâng và tháo bass giữa gầm cố định trục.
- Dùng tuýp mở 4 bu-lông đai ốc nối trục chữ thập và đầu chạc nối với bộ vi sai.
- Lấy láp ra ngoài, dùng búa đóng lấy phe gài, nắp vòng bi và trục chữ thập ra.
- Lắp trục chữ thập vào đầu chạc và dùng đóng nắp vòng bi vào trục chữ thập.
- Dùng kềm mở phe để gài phe lại.
- Bắt láp dọc lại đúng vị trí ban đầu.
Kiểm tra: Chạy thử xe và giao xe.
Thay lọc gió động cơ
- Xe chạy hao nhiên liệu,động cơ nhanh nóng và động cơ tắt đột ngột.
- Chẩn đoán: Lọc gió bị hư hỏng quá thời gian sử dụng
- Khắc phục: Thay lọc gió mới.
- Vít Cờ lê vòng miệng 10.
Nắm vững kỹ năng về việc tháo lắp, đảm báo khả năng xe vận hành.
- Mở nắp ca-pô lên.
- Tháo lẫy trên nắp bô-e và lấy nắp bô-e ra ngoài.
- Lắp nắp bô-e và gài lẫy lại.
- Đóng nắp ca-pô lại
Kiểm tra lại và giao xe.
Thay ro-tuyn lái ngoài
Hình 3.5 Thay ro-tuyn lái ngoài
Hiện tượng và chuẩn đoán:
- Xe chạy nghe tiếng kêu lục khục phía ngoài đầu bên phải bánh xe, thấy đệm cao su bị mòn, lắc bánh xe theo chiều ngang nghe bánh xe rơ
- Chẩn đoán: Ro-tuyn lái ngoài bị mòn, lỏng Cần thay mới ro-tuyn lái ngoài.
- Súng hơi, típ 10, típ 12, típ 14, típ 17, típ 19, típ 21 và típ 34.
- Cảo ro-tuyn Búa - Kiềm mở khoe.
- Cách sử dụng đồ nghề, hiểu được nguyên nhân làm giảm khả năng êm dịu và gây mất an toàn.
- Biết được các bước tháo và lắp.
- Đội xe lên cầu nâng và tháo bánh xe phía trước ra.
- Rút chốt gài và nới lỏng đai ốc trên đầu ro-tuyn.
- Dùng búa gõ hoặc dùng cảo để lấy ro-tuyn ra ngoài.
- Lắp ro-tuyn mới vào.
- Xiết chặt đai ốc trên đầu ro-tuyn và gài chốt khóa đai ốc lại.
- Lắp càng A lại và bắn vỏ bánh xe vào Kiểm tra lực xiếc lại.
Kiểm tra, Chạy thử xe và giao xe:
Thay ro-tuyn lái
Hiện tượng và chuẩn đoán:
- Xe chạy nghe tiếng kêu lục khục phía bánh xe, thấy đệm cao su bị mòn, lắc bánh xe theo chiều ngang nghe bánh xe rơ
- Chẩn đoán: Ro-tuyn lái trong và lái ngoài bị mòn, lỏng Cần thay mới ro-tuyn lái trong và lái ngoài.
- Súng hơi, típ 10, típ 12, típ 14, típ 17, típ 19, típ 21và típ 32.
- Biết được các bước tháo và lắp.
- Cách sử dụng đồ nghề, hiểu được nguyên nhân làm giảm khả năng êm dịu và gây mất an toàn.
Hình 3.6 Thay ro-tuyn lái trong và lái ngoài
- Đội xe lên cầu nâng và tháo bánh xe phía trước ra.
- Rút chốt gài và nới lỏng đai ốc trên đầu ro-tuyn.
- Dùng búa gõ hoặc dùng cảo để lấy ro-tuyn ra ngoài.
- Lắp ro-tuyn mới vào
- Xiết chặt đai ốc trên đầu ro-tuyn và gài chốt khóa đai ốc lại
- Lắp càng A lại và bắn vỏ bánh xe vào Kiểm tra lực xiếc.
Kiểm tra, Chạy thử xe và giao xe
Thay dây cu-roa
Hình 3.7 Thay dây Cu-roa
- Động cơ chạy có tiếng ồn lớn và dầu rò rĩ phía trước dộng cơ.
- Khắc phục: Thay mới dây cu-roa cam.
Chuẩn bị: Đồ nghề và dây cu-roa mới.
- Hiểu được nguyên lý hoạt động của việc đặt cam Đảm vảo sau khi thay dâu cu-roa khả năng vận hành của xe không thay đổi.
- Hiểu được tầm quan trọng của dây cu-roa Quy trình tháo lắp dây cu-roa.
- Tháo cánh quạt làm mát.
- Nới tăng đưa dây cu-roa.
- Tháo lấy dây cu-roa ra.
- Lắp lại cu-roa mới vào như vị trí ban đầu.
- Tăng đưa cho dây căng vừa phải.
- Lắp quạt lại như cũ.
- Kiểm tra lại và đóng nắp ca-po.
Kiểm tra, nổ máy và giao xe.
Vệ sinh kim phun
Hình 3.8 Vệ sinh kim phun
- Khó khởi động động cơ, máy bị rung giật, phản ứng ga chậm, làm giảm công suất máy, hao nhiên liệu.
- Nguyên nhân: kim phun bị nghẹt Khắc phục bằng cách súc béc bằng dung dịch chuyên dùng.
- Chai chuyên dùng súc béc.
- Dụng cụ chuyên súc béc
- Nắm được quy trình tháo lắp.
- Tháo cực âm ác quy.
- Tháo giắc điện, ống xăng chính, và các chi tiếc liên quan.
- Tiến hành lấy kim phun ra, kiểm tra thấy bụi bám ở lỗ phun, tiến hành súc béc.
Súc béc bằng dụng cụ chuyên dùng.
- Gắn béc phun vào giá cố định, cấm giắc điện vào Súc từng béc.
- Dùng xung điện từ làm cho các bụi bẩn bám tách rời ra Kiểm tra ở các chế độ, như không tải, tải trung bình, toàn tải.
- Tương tự 5 kim phun còn lại.
Súc béc xong ta tiếng hành lắp được tiến hanh ngược lại quy trình tháo.
3.9 Kiểm tra bộ vi sai
Hiện tượng và chuẩn đoán:
- Phát ra tiếng kêu ở bộ vi sai, có hiện tượng rò rỉ dầu ở bán trục và ở đầu trục cac-dang vào bộ vi sai
- Chuẩn đoán: dầu đã rò rỉ hết làm cho các bánh răng ma sát trực tiếp làm ăn mò tạo độ rơ lớn.
- Súng hơi, cần tự động.
Hình 3.9 Tháo bộ vi sai xe
- Hiểu rõ được nguyên lý hoạt động, cấu tạo của bộ vi sai.
- Nắm được quy trình tháo cũng như quy trình lắp bộ vi sai.
- Đội 2 bánh xe sau lên, lấy chân kê cố định.
- Dùng súng hơi bắn lấy 2 bánh xe sau ra ngoài Sau đó tháo lấy 2 bên bán trục ra
- Tháo các bu-long giữ bộ vi sai, lấy bộ vi sai ra ngoài kiểm tra.
- Do bộ vi sai đã bị rò dầu nên các vòng bi đũa đã hỏng nặng, các bánh răng trong bộ vi sai cũng hỏng Phải thay bộ vi sai.
- Lắp bộ vi sai mới vào bắt bu long lại.
- Lắp trục cac-dang vào bắt bu-long và đai óc Kiểm tra kỹ lại 1 lần.
- Vệ sinh bán trục, rồi lắp vào như cũ Sau đó lắp 2 banh xe vào quay thử.
- Châm dầu lại Hạ đội
Kiểm tra vận hành thử, giao xe
Quy trình bảo dưỡng
Khái niệm: Việc tiến hành bảo dưỡng xe theo một chu kỳ nhất định chính là bảo dưỡng ô tô theo định kỳ (một chu kỳ được tính theo quãng đường xe chạy hoặc theo thời gian sử dụng, phụ thược vào trường hợp nào đến trước).
Nhiều người sẽ đặt câu hỏi vậy thời điểm nào cần bảo dưỡng Bạn không cần phải lo lắng vì các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và đưa ra các hạng mục và thời điểm phù hợp nhất cho xe của bạn
Các nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế các chi tiết phụ tùng nhằm đảm bảo việc vận hành các bộ phận của xe ô tô luôn trong trạng thái an toàn nhất
Mục đích: Việc bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp phát hiện được những hư hỏng lớn, tiết kiệm chi phí rủi ro và đảm bảo sự an toàn của xe Nhờ đó mà giúp xe của bạn luôn phù hợp với các quy định về an toàn và môi trường của nhà nước
Các cấp bảo dưỡng mỗi 5000km hoặc sử dụng 3 tháng
Với sự học tập trên trường lớp trong nhưng năm qua và quá trình tiếp thu kiến thức tại nơi thực tập em xin dược chia ra làm 4 cấp
Cấp 1: 5000km, 15.000km Cấp 2: 10.000km, 30.000km Cấp 3: 20.000km, 60.000km Cấp 4: 40.000km, 80.000km
3.10.1 Bảo dưỡng cấp 1 - Kiểm tra đèn trên táp- lô : Kiểm tra trên táp- lô có các đền báo lỗi hay không
Các loại đèn báo lỗi
Hình ảnh táp- lô của xe BMW X5 ( 2013)
- Kiểm tra hệ thống lạnh và âm thanh: Hiệu suất hoạt động của dàn lạnh, lọc gió, mắt ga, ống vận chuyển môi chất và hệ thống âm thanh (bộ đầu phát, amplifier, loa)
- Cơ cấu nâng hạ ghế bằng tay hoặc chỉnh điện: Trong trường hợp ghế ngồi không hoạt động theo các thao tác điều chỉnh tương ứng, rất có thể công tắc điều khiển, giắc kết nối hoặc dây dẫn đã bị hư hỏng.
Hệ thống nâng hạ ghế
- Dây đai an toàn: Kiểm tra khóa kết nối không bị hư hỏng, méo mó hay mài mòn.
- Kiểm tra hoạt động của cần số: Kiểm tra kĩ xem có dấu hiệu lạ như khó vào số, rung giật, thiếu độ nhạy, trượt số,…
- Phanh tay: Nếu bạn phải kéo hoặc đẩy cần phanh đến giới hạn của nó và phanh không hoạt động, có thể mối liên kết đang bị trục trặc Cáp có thể đã bị kéo căng ra hoặc liên kết trong phanh có thể bị hỏng
3.10.2 Bảo dưỡng cấp 2 - Thay thế lọc không khí: đem lại không khí trong sạch, thoáng mát trong xe Ngoài ra, đây còn là phần ảnh hưởng trực tiếp đến công suất hoạt động Và khả năng tiêu hao nhiên liệu của động cơ xe Lọc gió điều hòa ô tô có chức năng chính là lọc sạch mọi bụi bẩn từ môi trường bên ngoài trước khi đưa không khí vào bên trong xe.
- Đảo lốp xe theo trật tự: khắc phục được tình trạng khi 4 lốp xe hao mòn không đều bằng cách thay đổi có quy tắc các vị trí giữa lốp xe trước-sau trái-phải với nhau Nói cách khác, đảo lốp cũng chính là chuyển lốp xe từ vị trí này sang một vị trí khác trong cùng 1 chiếc xe. Đảo lốp xe
- Hệ thống phanh: Đạp thử chân phanh trước khi nổ máy, tiếng phanh, kiểm tra má phanh, rà láng đĩa phanh, kiểm tra dầu phanh, bầu trợ lực phanh.
- Kiểm tra tỉ trọng của acquy: Việc đo tỷ trọng dung dịch ắc quy nhằm xác định nồng độ dung dịch điện phân (g/cm3) của bình ắc quy axit-chì Giá trị nồng độ dung dịch ngoài việc phụ thuộc vào tỉ lệ nước (H2O) với axit sunfuric (H2SO4) Nó còn phụ thuộc vào điện áp giữa 2 bản cực điện (điện áp cell), do đó kết quả đo tỷ trọng dung dịch điện phân H2SO4 là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác kiểm tra bảo dưỡng bình ắc quy axit-chì hở
– Ngoài ra, trong quá trình nạp xả đánh giá dung lượng ắc quy, kỹ thuật viên sẽ kết hợp việc đo tỷ trọng của bình sau 1 khoảng thời gian nhất định để hỗ trợ trong việc xác định mức độ nạp điện của bình ắc quy đó
- Vệ sinh bố thắng: hải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, liên tục chịu lực ma sát lớn nên sinh ra nhiều muội than Mặt khác, trong quá trình sử dụng, các bộ phận trong hệ thống phanh cũng dễ bị bám bùn đất, bụi bẩn, dầu mỡ… cùng nhiều chất ô nhiễm khác.
Phanh xe ô tô bị bẩn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của bố thắng, đĩa phanh, ốc heo… vừa làm giảm tuổi thọ các bộ phận này, vừa làm giảm cả hiệu quả phanh Do đó để đảm bảo hệ thống phanh hoạt động trơ tru nên chủ động bảo dưỡng phanh ô tô, nhất là vệ sinh thắng ô tô thường xuyên.
- Một số công việc cần kiểm tra thêm: Ngoài kiểm tra các hệ thống trên thì thợ cũng kiểm tra tổng quát về xe của khách hàng nếu có phát hiện hư hỏng hoặc lỗi thì co thể khắc phục kịp thời
3.10.4 Bảo dưỡng cấp 4 - Thay thế dầu phanh: Dầu phanh bị bỏ qua đến nỗi, khoảng một nửa số xe hơi và xe tải trên chưa bao giờ thay dầu phanh Dầu phanh bị ẩm, chứa nhiều nước có thể dễ dàng sôi ở nhiệt độ cao trong hệ thống phanh, điều này rất nguy hiểm
Tìm hiểu nguyên lí của động cơ I6
Giới thiệu động cơ I6
Động cơ I6 có 2 loại dùng xăng và diesel nhưng trong quá trình thực tập em được tiếp cận với loại động cơ I6 dùng xăng cụ thể là trên chiếc BMW X5 (2013) nên em xin được trình bày loại này
Với phiên bản I6 xăng sử dụng động cơ xăng 6 xi-lanh có dung tích 3.0L và công nghệ BMW TwinPower Turbo, kết hợp hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp và turbo nạp Điều này cung cấp một sự kết hợp tốt giữa hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu, tạo ra một trải nghiệm lái mạnh mẽ và đáng tin cậy.
4.2 Cục máy X5 Đường kính xylanh và hành trình piston 85x 90
Công suất tối đa, ps/( vòng/phút) 225 kW,300 ps/(5500 pm) Mômen xoắn cực đại ( Nm/vòng/phút ) 35 kgf.m/ 45000 rpm
Khả năng vượt dốc 30 % đến 40%
Tốc độ lớn nhất( km/h) 250 Km/h
Nguyên lí hoạt động
Đánh lửa: Động cơ I6 sử dụng hệ thống đánh lửa để châm ngọn lửa trong buồng đốt Hỗn hợp nhiên liệu và không khí bị nén bởi piston trong xi-lanh và sau đó bị châm lửa bởi bước nhảy điện từ hệ thống đánh lửa Ngọn lửa này gây cháy hỗn hợp nhiên liệu-không khí, tạo ra sự mở rộng và áp lực để đẩy piston xuống.
Sự hỗn hợp bên trong buồng đốt: Động cơ I6 sử dụng hệ thống phun nhiên liệu để phun nhiên liệu vào buồng đốt, kết hợp với không khí được hút vào xi- lanh thông qua van hút Hỗn hợp nhiên liệu-không khí này được cân chỉnh và kiểm soát bởi hệ thống phun nhiên liệu và hệ thống van, để đảm bảo tỷ lệ chính xác và phù hợp để cháy trong buồng đốt.
Điều chỉnh tốc độ động cơ chỉ bằng chất lượng hỗn hợp: Tốc độ động cơ I6 có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi chất lượng hỗn hợp nhiên liệu-không khí Điều này thường được thực hiện thông qua hệ thống điều khiển động cơ, dựa trên thông tin từ các cảm biến và mô-đun điều khiển, để điều chỉnh lượng nhiên liệu được phun và tỷ lệ không khí trong hỗn hợp
Tỉ lệ không khí: Tỉ lệ không khí trong hỗn hợp nhiên liệu-không khí được kiểm soát và điều chỉnh để đảm bảo hoạt động hiệu quả của động cơ Tỉ lệ không khí thích hợp cần thiết để đảm bảo sự cháy hoàn toàn của nhiên liệu và tối ưu hóa hiệu suất nhiên liệu.
Hiệu suất nhiên liệu: Động cơ I6 thường được thiết kế để cải thiện hiệu suất nhiên liệu Các công nghệ như hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp, điều khiển động cơ thông minh và hệ thống giảm ma sát được áp dụng để tăng cường hiệu quả nhiên liệu và giảm tiêu thụ nhiên liệu.
Trục khuỷu có sáu cổ khuỷu trục, được bố trí lệch nhau 120º và theo thứ tự cổ khuỷu 1 và 6 hướng lên trên, cổ 2 và 6 hướng sang bên trái, cổ 3 và 4 hướng sang bên phải (nhìn đầu trục khuỷu lại ) ta có sơ đồ trục khuỷu như sau:
Hút: Giai đoạn hút xảy ra khi piston di chuyển từ vị trí đỉnh đến vị trí đáy của xi-lanh
Trong quá trình này, van hút mở và hỗn hợp nhiên liệu-không khí được hút vào buồng đốt Van hút mở để cho phép hỗn hợp nhiên liệu và không khí từ hệ thống nạp (như hệ thống xả, van điều khiển nạp, hoặc hệ thống phun nhiên liệu) tràn vào buồng đốt.
Nén: Sau giai đoạn hút, piston di chuyển từ vị trí đáy lên vị trí đỉnh của xi-lanh Trong quá trình này, van hút đóng và hỗn hợp nhiên liệu-không khí bị nén trong buồng đốt Áp suất và nhiệt độ trong buồng đốt tăng lên do sự giảm thể tích của hỗn hợp nén.
Cháy: Khi piston đạt đến vị trí đỉnh, hệ thống đánh lửa (hệ thống điện) tạo ra ngọn lửa để châm ngọn lửa trong buồng đốt Ngọn lửa này châm nổ hỗn hợp nhiên liệu-không khí, gây ra quá trình cháy Trong quá trình này, nhiên liệu được cháy và tạo ra áp suất cao trong buồng đốt Năng lượng từ sự cháy được chuyển đổi thành công suất và mô- men xoắn.
Làm việc: Sau giai đoạn cháy, piston di chuyển từ vị trí đỉnh xuống vị trí đáy, tạo ra công suất và mô-men xoắn để đẩy xe hoặc thực hiện công việc cần thiết.
Mở van xả: Khi piston tiếp tục di chuyển từ vị trí đáy lên vị trí đỉnh, van xả mở Sản phẩm cháy (khí thải) được đẩy ra khỏi buồng đốt và xả qua hệ thống xả, như ống xả và bộ lọc khí thải.
Quay lại giai đoạn hút: Khi piston đạt đến vị trí đáy, chu trình được lặp lại và bắt đầu giai đoạn hút tiếp theo.
Bảng thứ tự nổ Ta xét nửa vòng quay thứ nhất của trục khuỷu, tức là từ 0 →180°.
Trong xi lanh thứ nhất, pit tông chuyển động từ ĐCTxuống ĐCD thực hiện kỳ nổ Pit tông của xi lanh 6 cũng chuyển động từ ĐCTxuống ĐCD nhưng thực hiện kỳ nạp.
Trong xi lanh 2 và xi lanh 5, pit tông chuyển động hết 2/3 hành trình lên ĐCT sau đó chuyển động 1/3 hành trình đi xuống ĐCD Xi lanh 2 kết thúc kỳ xả và bắt đầu kỳ nạp, xi lanh 5 kết thúc kỳ nén và bắt đầu sang kỳ nổ (sinh công).
Trong xi lanh 3 và xi lanh 4, pit tông chuyển động hết 2/3 hành trình đi xuống ĐCD và tiếp tục 1/3 hành trình đi lên, xi lanh 4 kết thúc kỳ nổ (sinh công) và sang kỳ xả.
Trong ba nửa vòng quay tiếp theo của trục khuỷu, ở mỗi xi lanh đều thực hiện các kỳ: nạp, nén, nổ, xả Khi trục khuỷu quay hết nửa vòng quay thứ tư, thì tất cả các xi lanh đều hoàn thành một chu trình công tác của động cơ.
Nếu trục khuỷu tiếp tục quay thì tất cả các kỳ đều được thực hiện lặp lại theo thứ tự như trên.