1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của công ty cổ phần vinhome

65 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của Công ty cổ phần Vinhome
Tác giả Nguyễn Ngọc Khánh Quỳnh, Trần Thị Hồng Ngọc, Lê Thị Huỳnh Như, Trần Thúy Huyền, Phạm Thị Trà My
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Hồng Vân
Trường học Trường Đại học Văn Lang
Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
Thể loại Báo cáo thu hoạch cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 2,12 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (9)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụ (10)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu (10)
  • 4. Kết cấu bài thu hoạch (10)
    • 1.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Vinhome (12)
      • 1.1.1 Tổng quan công ty (12)
      • 1.1.2 Sơ đồ tổ chức (13)
      • 1.1.3 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh (13)
    • 1.2 Tổng quan về CTTC TNHH MTV Ngân hàng Công Thương Việt Nam (14)
      • 1.2.1 Tổng quan công ty (14)
      • 1.2.2 Sơ đồ tổ chức (15)
      • 1.2.3 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh (16)
    • 1.3 Cơ sở lý luận về chính sách cổ tức (16)
      • 1.3.1 Khái niệm về cổ tức (16)
      • 1.3.2 Quy trình chi trả cổ tức (17)
      • 1.3.3 Các hình thức trả cổ tức (17)
      • 1.3.4 Các chính sách cổ tức (18)
    • 1.4 Cơ sở lý luận về huy động vốn (19)
      • 1.4.1 Khái niệm, vai trò của huy động vốn (19)
      • 1.4.2 Một số hình thức huy động vốn của doanh nghiệp (20)
    • 1.5 Cơ sở lý luận về hợp đồng cho thuê tài chính (24)
      • 1.5.1 Khái niệm thuê tài sản và thuê tài chính (24)
      • 1.5.2 Điều kiện và lợi ích của thuê tài chính (24)
  • CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINHOME 19 (27)
    • 2.1 Lịch sử chi trả cổ tức năm 2020 – 2021 (27)
    • 2.2 Phân tích tác động của hình thức trả cổ tức (29)
      • 2.2.1 Trả cổ tức năm 2020 (29)
      • 2.2.2 Trả cổ tức năm 2021 (31)
      • 2.2.3 Nhận xét chung (32)
  • CHƯƠNG 3: TÌNH HUỐNG HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINHOME (34)
    • 3.1 Tổng quan về phát hành trái phiếu (34)
      • 3.1.1 Mục đích phát hành trái phiếu (34)
      • 3.1.2 Phương thức phát hành trái phiếu (34)
    • 3.2 Tình huống huy động vốn của Công ty cổ phần Vinhome (36)
      • 3.2.1 Mục đích phát hành (37)
      • 3.2.2 Phân tích, đánh giá kết quả huy động vốn (38)
  • CHƯƠNG 4: NGHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CTTC (40)
    • 4.1 Khái quát chung (40)
      • 4.1.1 Khái niệm về cho thuê tài chính (40)
      • 4.1.2 Đặc điểm của cho thuê tài chính (40)
      • 4.1.3 Lợi ích và hạn chế của cho thuê tài chính (41)
    • 4.2 Hợp đồng cho thuê tài chính (43)
      • 4.2.1 Giả định (43)
      • 4.2.2 Tính toán (56)
      • 4.2.3 So sánh thuê tài chính với các hình thức khác (62)
  • KẾT LUẬN (11)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (65)

Nội dung

Vì vậy nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn “Chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của Công ty cổ phần Vinhome” và nghiệp vụ “Cho thuê tài chính của công ty CTTC TNHH MTV Ngân hàng C

Tính cấp thiết của đề tài

Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác Chính sách cổ tức ổn định không chỉ củng cố lòng tin của nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu và sự ổn định tài chính của công ty Việc chi trả cổ tức đều đặn giúp duy trì mối quan hệ tốt với các cổ đông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn trong tương lai Đồng thời, quyết định về cổ tức cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc phân phối lợi nhuận cho cổ đông và nhu cầu tái đầu tư vào công ty để đảm bảo sự phát triển bền vững

Huy động vốn là hoạt động tạo vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau Hoạt động này là yếu tố then chốt giúp các công ty có đủ nguồn lực tài chính để phát triển, mở rộng và duy trì hoạt động Điều này đặc biệt quan trọng trong các tình huống khẩn cấp hoặc khi có cơ hội kinh doanh mới Việc lựa chọn phương thức huy động vốn phù hợp như là phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc vay ngân hàng, giúp công ty tối ưu hóa chi phí vốn và giảm thiểu rủi ro tài chính Đa dạng hóa nguồn vốn cũng giúp công ty tránh phụ thuộc quá mức vào một nguồn duy nhất, từ đó tăng cường sự ổn định và linh hoạt tài chính

Cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính Cho thuê tài chính là công cụ quan trọng giúp công ty tiếp cận và sử dụng các thiết bị, công nghệ hiện đại mà không cần đầu tư lớn ban đầu Hoạt động này giúp tiết kiệm chi phí và cải thiện luồng tiền, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Hơn nữa, cho thuê tài chính còn giúp công ty quản lý rủi ro tài sản, chuyển một phần rủi ro về tài sản sang bên cho thuê Điều này đặc biệt hữu ích trong các ngành công nghiệp yêu cầu công nghệ cao và liên tục đổi mới

Việc tìm hiểu các khía cạnh về cổ tức, huy động vốn và cho thuê tài chính giúp các công ty đưa ra các quyết định tài chính thông minh, cân bằng giữa nhu cầu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn Tính cấp thiết của mỗi nội dung nằm ở việc chúng đều đóng góp vào

2 việc tối ưu hóa cấu trúc vốn, duy trì lòng tin của nhà đầu tư và tối ưu hóa chi phí đầu tư

Từ đó, các công ty có thể xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững và thành công lâu dài Vì vậy nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn “Chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của Công ty cổ phần Vinhome” và nghiệp vụ “Cho thuê tài chính của công ty CTTC TNHH MTV Ngân hàng Công Thương Việt Nam” để phân tích trong bài tiểu luận này.

Mục đích và nhiệm vụ

- Thứ nhất, tìm hiểu về chính sách cổ tức của Công ty cổ phần Vinhome (mã chứng khoán là VHM) Bên cạnh đó bài tiểu luận của chúng tôi còn tìm hiểu về nghiệp vụ huy động vốn của doanh nghiệp trên, từ đó đưa ra những đánh giá mang tính khách quan về nghiệp vụ huy động vốn của CTCP Vinhome này

- Thứ hai, tìm hiểu về nghiệp vụ cho thuê tài chính của Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng Công Thương Việt Nam

- Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về chính sách cổ tức, tìm hiểu và đánh giá chính sách cổ tức của CTCP Vinhome, đồng thời phân tích chính sách cổ tức này tác động như thế nào đến biến động giá cổ phiếu trên thị trường trước và sau khi chia cổ tức

- Thứ hai, tìm hiểu về nghiệp vụ huy động vốn của công ty cổ phần Vinhome và đưa ra những đánh giá giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp trong thời gian tới

- Thứ ba, thu thập dữ liệu thực tế của công ty cho thuê tài chính – Công ty CTTC TNHH MTV Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank Leasing) để điền vào thông tin của hợp đồng cho thuê tài chính, sau đó tiến hành tính toán theo dữ liệu đã có.

Kết cấu bài thu hoạch

Tổng quan về Công ty cổ phần Vinhome

Hình 1.1: Logo của công ty cổ phần Vinhome

- Công ty cổ phần Vinhomes, trước đây là công ty cổ phần Đô thị BIDV – PP, được thành lập vào năm 2008 với vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 300 tỷ đồng và đặt trụ sở tại Tòa nhà Bắc Á, số 9 Đào Duy Anh, Phường Phương Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội

Mã cổ phiếu VHM được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE từ 17/5/2018

- Thông tin hiện tại của CTCP Vinhomes:

+ Tên đầy đủ: Công Ty Cổ Phần Vinhomes

+ Tên quốc tế: Vinhomes Joint Stock Company + Mã số thuế: 0102671977

+ Địa chỉ: Tòa nhà văn phòng Symphony, đường Chu Huy Mân, khu đô thị sinh thái

Vinhomes Riverside, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, TP Hà Nội + Ngày thành lập: 06/03/2008

+ Chỉ tịch HĐQT: Mr Phạm Thiếu Hoa - Đây là công ty con trực thuộc Tập đoàn Vingroup, Vinhomes có nhiều ưu thế trong việc tham gia triển khai các dự án bất động sản lớn trên toàn quốc, có mối quan hệ khăn khít với các khách hàng, đối tác trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản của công ty mẹ cũng như hưởng các lợi thế từ hệ sinh thái của tập đoàn Vingroup

- Công ty cổ phần Vinhome được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 17 tháng 05 năm 2018, mã chứng khoán VHM với 10% cổ phần được bán trong một đợt IPO

+ Tên giao dịch: Vinhomes JSC + Mã niêm yết HOSE: VHM + Mã ISIN: VN000000VHM0

+ Các cổ đông lớn của Vinhomes bao gồm:

• Quỹ KKR Viking Asia Holdings II (4,6%)

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Vinhome 1.1.3 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh

- Vinhomes hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực Đầu tư, phát triển và kinh doanh bất động sản nhà ở, văn phòng và các hạng mục liên quan Sắp xếp mặt bằng, lắp đặt trang thiết bị và hoàn thiện công trình xây dựng Cho thuê máy móc, thiết bị công trình, kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi, giải trí

- Công ty bất động sản số 1 Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực phát triển, chuyển nhượng, vận hành và khai thác bất động sản nhà ở phức hợp tại 40 thành phố trên khắp

Việt Nam và sở hữu 16.000 ha đất tại Việt Nam Vinhomes là thương hiệu bất động sản trung và cao cấp theo mô hình đẳng cấp quốc tế Các dự án Vinhomes đều có vị trí đắc địa tại các tỉnh thành trọng điểm hoặc có tốc độ đô thị hóa cao trên toàn quốc và các thành phố có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch Thương hiệu Vinhomes bao gồm ba dòng sản phẩm là Vinhomes Sapphire, Vinhomes Ruby và Vinhomes Diamond

[Link: Vinhomes – Thương hiệu BĐS số 1 Việt Nam – WIKILAND https://canhovinhomes.info/gioi-thieu-ve-vinhomes-vinhome-p1117/ https://vi.wikipedia.org/wiki/Vinhomes]

Tổng quan về CTTC TNHH MTV Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Hình 1.3: Logo công ty cho thuê tài chính – Viettinbank Leasing

- Công ty Cho thuê Tài chính TNHH một thành viên Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank Leasing) được thành lập theo Quyết định số 53/1998/QĐ-NHNN5 ngày 26/1/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV Vietinbank Leasing được NH TMCP Công Thương Việt Nam, cấp 100% vốn Điều lệ và có quyền tự chủ về tài chính Với mức vốn Điều lệ hiện tại là 1000 tỷ đồng, VietinBank Leasing thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực cho thuê tài chính và các hoạt động kinh doanh khác phù hợp với quy định của pháp luật

+ Tên đầy đủ: Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Công Thương Việt Nam + Tên quốc tế: Vietinbank Leasing Co., Ltd – Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade

+ Trụ sở chính: 16 Phan Đình Phùng – phường Quán Thánh – quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội

+ Số Tel: 04-37335749 + Số fax: 04-37333579 - Là một công ty độc lập thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nên có nhiều lợi thế mang lại từ thương hiệu ngân hàng mẹ VietinBank như tiềm lực tài chính mạnh, mạng lưới các chi nhánh trải rộng trong toàn quốc có thể hỗ trợ Công ty trong việc phát triển khách hàng

- Trải qua hơn 18 năm hoạt động, Công ty đã có những bước phát triển vượt bậc cả về lượng và chất với quy mô vốn chủ sở hữu đạt 1.100 tỷ đồng, tăng 20 lần, dư nợ cho thuê tài chính tăng 170 lần so với ngày đầu thành lập Kể từ năm 2011 đến nay, VietinBank Leasing đã vươn lên trở thành đơn vị dẫn đầu về kết quả kinh doanh trong Hiệp hội cho thuê tài chính 7 năm liên tục công ty nằm trong TOP 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức của công ty Viettinbank Leasing

1.2.3 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh

VietinBank Leasing là một trong những công ty cho thuê tài chính được thành lập sớm nhất tại Việt Nam với nhiệm vụ kinh doanh chính là cung cấp các khoản tín dụng trung dài hạn dưới hình thức cho thuê tài chính Với các sản phẩm và dịch vụ như:

+ Cho thuê tài chính + Mua và cho thuê lại + Cho vay bổ sung vốn lưu động + Huy động vốn + Tài sản bán đấu giá + Cho thuê vận hành

[Link: CTTC TNHH MTV ngân hàng thương mại cp công thương Việt Nam) https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/news/-thuong-hieu-hang-dau-viet-nam-2016.html https://vietinbankleasing.vn/so-do-to-chuc/ https://vietinbankleasing.vn/gioi-thieu-cong-ty/]

Cơ sở lý luận về chính sách cổ tức

- Cổ tức chính là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của công ty cổ phần (CTCP) Chúng ta đều biết rằng mục đích cơ bản của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu (cổ đông) Và cổ tức là phương thức cơ bản để việc kinh doanh thực hiện nhiệm vụ này Cụ thể hơn, khi công ty tạo ra lợi nhuận, một phần trong đó sẽ được tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh và lập các quỹ dự phòng, gọi là lợi nhuận giữ lại; còn phần lợi nhuận dùng chia cho cổ đông gọi là cổ tức

- Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày kết thúc họp ĐHĐCĐ thường niên HĐQT lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức (Khoản 4, Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc chia cổ tức)

Hình 1.5: Thời gian chi trả cổ tức có hiệu lực

1.3.2 Quy trình chi trả cổ tức

Hình 1.6: Quy trình chi trả lợi nhuận

Theo điểm b khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần Tuy nhiên, Hội đồng quản trị có quyền kiến nghị mức cổ tức được trả

Căn cứ khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, quy trình công ty chi trả cổ tức cho cổ đông như sau:

- Bước 1: Hội đồng quản trị kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức

- Bước 2: ĐHĐCĐ tiến hành cuộc họp thường niên để xem xét phương án trả cổ tức, quyết định mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại

- Bước 3: Sau khi ấn định thời gian trả cổ tức, HĐQT lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức

- Bước 4: Gửi thông báo về việc trả cổ tức tới các cổ đông Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức

- Bước 5: Chi trả cổ tức Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên

1.3.3 Các hình thức trả cổ tức

Theo khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty

- Chi trả bằng tiền mặt: Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và có thể được chi trả bằng séc, chuyển khoản hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ liên lạc của cổ đông

- Chi trả bằng cổ phần của công ty: Khi công ty có nhu cầu giữ lại lợi nhuận để đầu tư phát triển, họ có thể sử dụng cổ phiếu được phép phát hành hay cổ phiếu quỹ (nếu có) để trả cổ tức Khoản cổ tức cho mỗi cổ phiếu theo cách trả này là phần cổ phần thay cho khoản tiền

- Chi trả bằng tài sản khác: Hình thức này ít phổ biến hơn hai hình thức trên, tuy nhiên tuỳ theo Điều lệ của mỗi công ty mà có thêm hình thức chi trả cổ tức này

1.3.4 Các chính sách cổ tức

Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động:

- Chính sách này xác nhận rằng một doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi mà các cổ đông đòi hỏi

- Nguyên lý giữ lại lợi nhuận thụ động cũng đề xuất là các công ty “tăng trưởng” thường có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn các công ty đang trong giai đoạn sung mãn (bão hòa)

Nói cách khác, chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động ngụ ý việc chi trả cổ tức của doanh nghiệp nên thay đổi từ năm này sang năm khác tùy thuộc vào các cơ hội đầu tư có sẵn

- Cổ tức có thể được duy trì ổn định hàng năm theo hai cách:

+ Thứ nhất, doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận với tỷ lệ khá cao trong những năm có nhu cầu vốn cao Nếu đơn vị tiếp tục tăng trưởng, các giám đốc có thể tiếp tục thực hiện chiến lược này mà không nhất thiết phải giảm cổ tức

+ Thứ hai, doanh nghiệp có thể đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và do đó tăng tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần một cách tạm thời để tránh phải giảm cổ tức Nếu doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tốt trong suốt một năm nào đó thì chính sách vay nợ sẽ thích hợp hơn so với cắt giảm cổ tức Sau đó, trong những năm tiếp theo, doanh nghiệp cần giữ lại lợi nhuận để đẩy tỷ số nợ trên vốn cổ phần về lại mức thích hợp

Chính sách cở tức tiền mặt ổn định:

Hầu hết các doanh nghiệp và cổ đông đều thích chính sách cổ tức tương đối ổn định

Cơ sở lý luận về huy động vốn

Huy động vốn là quá trình mà một tổ chức hoặc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ, nguồn vốn hoặc nguồn tài nguyên để sử dụng cho mục tiêu tài chính cụ thể Mục đích chính của việc huy động vốn là đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ nguồn tài chính để thực hiện các hoạt động kinh doanh, mở rộng, đầu tư hoặc trả nợ và duy trì hoạt động hàng ngày

- Huy động vốn đóng vai trò không thể phủ nhận trong sự phát triển và hoạt động kinh doanh của một tổ chức hay doanh nghiệp Bằng cách thu thập tiền và tài sản từ nhiều

12 nguồn khác nhau, huy động vốn mang lại cơ hội và nguồn lực cần thiết cho các hoạt động tài chính và kinh doanh

- Đầu tiên, nó cung cấp các nguồn lực cần thiết để duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh, từ việc mua sắm tài sản mới đến đầu tư vào nghiên cứu và phát triển

- Thứ hai, huy động vốn thúc đẩy sự phát triển bằng cách tạo ra cơ hội mới, từ việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới đến cải thiện chất lượng và quy trình sản xuất Huy động vốn giúp quản lý rủi ro tài chính bằng cách đa dạng hóa nguồn cung cấp tiền và giảm thiểu phụ thuộc vào một nguồn vốn duy nhất

- Cuối cùng, nâng cao khả năng sinh lời bằng cách đầu tư vào các cơ hội kinh doanh có tiềm năng sinh lời cao hơn Huy động vốn không chỉ là một phần quan trọng của chiến lược tài chính của doanh nghiệp mà còn là một yếu tố quyết định đối với sự phát triển và thành công của họ

1.4.2 Một số hình thức huy động vốn của doanh nghiệp

Huy động vốn góp ban đầu:

- Vốn góp ban đầu là nguồn vốn mà các chủ sở hữu đóng góp khi thành lập doanh nghiệp, tính chất và hình thức tạo nguồn vốn này phụ thuộc vào loại hình sở hữu của nó Thường được sử dụng để bắt đầu hoạt động kinh doanh, đầu tư vào tài sản cố định và thực hiện các hoạt động cần thiết cho doanh nghiệp Số tiền vốn góp ban đầu có thể thay đổi tùy theo sự thay đổi của các chủ sở hữu hoặc thành viên

- Vốn góp ban đầu phù hợp với loại hình doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp Nhà nước + Doanh nghiệp tư nhân + Công ty TNHH và công ty hợp danh + Công ty Cổ phần

Bảng 1.1: Ưu nhược điểm của việc huy động vốn góp ban đầu Ưu điểm Nhược điểm o Không cần trả lãi suất hoặc tiền lãi o Không tạo nợ cho doanh nghiệp o Phải chia sẻ quyền quản lý và lợi nhuận với các chủ sở hữu hoặc thành viên

13 o Tăng uy tín đối với các đối tác kinh doanh và các bên liên quan o Phù hợp cho các doanh nghiệp mới thành lập hoặc có nguồn tài sản chủ sở hữu thấp o Có thể gây xung đột trong quản lý và quyết định o Giới hạn trong việc huy động số vốn lớn nếu lợi nhuận không đủ cao

Huy động từ lợi nhuận không chia:

- Huy động vốn từ lợi nhuận không chia dựa trên việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ lợi nhuận không chia lãi cổ phần để tái đầu tư trong doanh nghiệp Lợi nhuận không chia không được trả cho cổ đông dưới dạng tiền mặt và thay vào đó nó được sử dụng để mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư vào các dự án mới Các cổ đông sẽ không nhận được tiền lãi cổ phần, nhưng sẽ tăng sở hữu trong doanh nghiệp qua việc sở hữu thêm cổ phần từ việc tái đầu tư lợi nhuận không chia

- Vốn từ lợi nhuận trong chia phù hợp cho loại hình doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp Nhà nước + Công ty Cổ phần

Bảng 1.2: Ưu nhược điểm của việc huy động vốn từ lợi nhuận Ưu điểm Nhược điểm o Tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, giúp nâng cao khả năng thực hiện các dự án phát triển hoặc mở rộng kinh doanh o Giúp tăng giá trị tài sản của công ty và cổ phần của cổ đông o Không phải trả lãi suất hoặc tiền lãi cổ phần giúp cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp o Cổ đông không nhận tiền lãi cổ phần trong thời gian tái đầu tư lợi nhuận không chia o Không thể sử dụng lợi nhuận không chia để trả nợ hoặc chi trả dòng tiền cho cổ đông o Sự tăng cường vốn cổ phần có thể làm giảm tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hiện tại nếu họ không tham gia tái đầu tư

Huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng:

- Đây là một giao dịch tài sản giữa doanh nghiệp với ngân hàng Ngân hàng sẽ cung cấp số tiền theo thỏa thuận với điều kiện doanh nghiệp sẽ trả lại số tiền này cùng lãi suất phát sinh trong khoảng thời gian nhất định Hiện nay, có nhiều hình thức tín dụng ngân hàng như tín dụng theo thời hạn mức tín dụng, cho vay đầu tư dài hạn …

- Hình thức huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, tùy thuộc vào nhu cầu tài chính và khả năng trả nợ mà các loại hình doanh nghiệp có thể sử dụng tín dụng ngân hàng để đáp ứng mục tiêu kinh doanh

Bảng 1.3: Ưu nhược điểm của việc huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng Ưu điểm Nhược điểm o Thời gian huy động nhanh hơn so với một số hình thức khác o Có nhiều hình thức tín dụng khác nhau để lựa chọn phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp o Không làm giảm sở hữu của cổ động hiện tại như việc phát hành cổ phiếu o Phải trả lãi suất trên số tiền vay o Rủi ro nếu không trả nợ đúng hẹn, ngân hàng có thể áp dụng biện pháp phòng ngừa như tịch thu tài sản của doanh nghiệp o Phải có tài sản bảo đảm có thể là tài sản cố định hoặc tài sản cá nhân để đảm bảo cho khoản vay

Huy động vốn bằng tín dụng thương mại:

- Tín dụng thương mại là một loại hợp đồng tín dụng giữa các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh với nhau dưới hình thức mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ Hình thức này thường được sử dụng để đẩy mạnh giao dịch quốc tế, giảm rủi ro thanh toán và tối ưu hóa luồng tiền trong chuỗi cung ứng

- Hiện nay có ba loại tín dụng thương mại là tín dụng xuất khẩu (cấp cho nhà nhập khẩu), tín dụng nhập khẩu (cấp cho người xuất khẩu) và tín dụng nhà môi giới (qua nhà môi giới thương mại)

- Huy động vốn bằng tín dụng thương mại phù hợp với mô hình doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu + Doanh nghiệp có quan hệ thương mại đối tác với các đối tác trong và ngoài nước

Cơ sở lý luận về hợp đồng cho thuê tài chính

- Thuê tài sản: Là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần

- Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê

1.5.2 Điều kiện và lợi ích của thuê tài chính Điều kiện:

- Thời gian hoạt động: Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động từ 2 năm trở lên mới nên tìm đến giải pháp cho thuê tài chính Không như ngân hàng, doanh nghiệp cần có tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp, các công ty cho thuê tài chính lại không yêu cầu tài sản đảm bảo Nhưng theo một nghiên cứu cho thấy: Đối với những công ty mới thành lập hay chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn thì tỷ lệ ngưng hoạt động trong khoảng thời gian hoạt động từ 3 năm trở xuống là rất cao Vì vậy, thời gian hoạt động là điều kiện xem xét đầu tiên trong việc ra quyết định đi thuê tài chính

- Tình hình hoạt động kinh doanh phải tốt: Báo cáo tài chính của công ty phải chứng minh được công ty đang hoạt động có lãi vì không yêu cầu tài sản đảm bảo nên chỉ dựa vào tình hình hoạt động thực tế của chính doanh nghiệp mà công ty cho thuê tài chính ra quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp hay không

- Mô hình kinh doanh: Khi thẩm định tín dụng thì các nhân viên tín dụng của công ty cho thuê tài chính sẽ mong muốn tìm hiểu mô hình kinh doanh của công ty là doanh nghiệp sản xuất, xây dựng hay vận tải, Các hoạt động kinh doanh phức tạp hay đơn giản cũng đều được thể hiện ở các chỉ số tài chính

+ Tổng số tiền thuê cho bất kỳ tài sản nào được quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký kết hợp đồng

+ Khi kết thúc thời hạn hợp đồng thuê theo hợp đồng, bên thuê có thể nhận quyền sở hữu tài sản thuê hoặc có thể tiếp tục thuê theo thỏa thuận của các bên

+ Thời hạn tối thiểu của việc cho thuê bất kỳ tài sản đơn lẻ nào phải bằng ít nhất 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê đó

+ Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê có quyền ưu tiên mua tài sản thuê với giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua

Lợi ích của cho thuê tài chính:

- Cho thuê tài chính không yêu cầu tài sản đảm bảo: Không như ngân hàng, khi doanh nghiệp muốn vay vốn thì bắt buộc phải có tài sản thế chấp, nó có thể là ngôi nhà đang ở, mảnh đất,… Còn cho thuê tài chính lại khác, không yêu cầu bạn phải thế chấp bất kỳ tài sản nào

- Thêm nguồn tài chính linh hoạt mà vẫn không sử dụng vốn vay ngân hàng: Nhu cầu vốn của doanh nghiệp không lớn hay chỉ cần dùng vốn trong khoảng thời gian trung và dài hạn (khoảng 3 – 5 năm) thì có thể cân nhắc hình thức cho thuê tài chính Thuê tài chính rất phù hợp cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu mua máy móc, trang thiết bị mới để mở rộng năng lực sản xuất hay một số doanh nghiệp sau khi mua xong nhưng thiếu hụt về tài chính để thanh toán cho các nhà cung cấp, họ có thể sử dụng giải

18 pháp sales-lease back của các công ty cho thuê tài chính để có thêm nguồn vốn lưu động duy trì hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình

- Tiền thuê cố định và thời hạn thuê dài giúp hoạt động tài chính linh động hơn: Khi lựa chọn hình thức cho thuê tài chính doanh nghiệp có thể thanh toán tiền thuê hàng kỳ cố định và thời gian thanh toán có thể lên tới 5 năm Vì vậy, dễ dàng cân đối chi phí, linh động cũng như chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh

- Mở tín dụng thư để nhập khẩu tài sản thuê cho khách hàng: Một số công ty cho thuê tài chính như công ty cho thuê tài chính Chailease có cả hình thức mở tín dụng thư để nhập khẩu tài sản thuê cho khách hàng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể thực hiện nghiệp vụ này

- Thủ tục thuê đơn giản và thời gian thẩm định nhanh chóng: Đối với các khoản vay liên quan đến ngân hàng có thể mất hàng tháng mới được ngân hàng chấp nhận cấp tín dụng Đến với công ty cho thuê tài chính, doanh nghiệp được cung cấp đủ hồ sơ thì thời gian thẩm định và ra quyết định ngắn hơn rất nhiều, thậm chí trong 1 ngày làm việc

- Hạn chế rủi ro lạm phát và giảm áp lực nguồn vốn: Khi có nhu cầu muốn mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho việc mở rộng sản xuất – kinh doanh thì không nên để đủ tiền rồi mới mua vì đồng tiền sẽ bị mất giá trong tương lai Chọn thuê tài chính cho dàn máy móc mới này hơn là trả một khoản tiền lớn cho nhà cung cấp, doanh nghiệp chỉ cần thanh toán một khoản tiền nhỏ hơn rất nhiều hàng kỳ cho công ty cho thuê tài chính mà không sợ tiền mất giá hay máy móc tăng giá

CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINHOME 19

Lịch sử chi trả cổ tức năm 2020 – 2021

- Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vinhomes (HOSE: VHM) vừa thông qua kế hoạch chi trả cổ tức năm 2020 cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 45% bằng tiền mặt và cổ phiếu

- Cụ thể, Vinhomes sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%, tương đương 986,85 triệu cổ phiếu dự kiến phát hành Số cổ phiếu phát hành trả cổ tức này không bị hạn chế chuyển nhượng

- Ngoài ra, Vinhomes còn trả thêm cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 15% Với hơn 3,2 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Vinhomes sẽ chi ra khoảng 4.934 tỷ đồng để thanh toán cổ tức cho cổ đông

Hình 2.1: Biến động giá cả VHM đóng cửa phiên 20/4

- Trên thị trường, đóng cửa phiên 20/4, giá cổ phiếu VHM dừng ở mức 108.600 đồng/cổ phiếu, tăng gần 10,3% so với thời điểm cách đây 3 tháng

- VHM đặt kế hoạch kinh doanh năm 2022 với doanh thu mục tiêu 75.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế phấn đấu đạt 30.000 tỷ đồng, giảm lần lượt 12% và 23% so với năm ngoái

- Năm 2021, Vinhomes đạt gần 85.000 tỷ đồng doanh thu thuần và xấp xỉ 39.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng 19% và 43% so với năm 2020 nhờ hoàn thiện và bàn

20 giao phần lớn sản phẩm tại ba đại dự án Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park

- Năm 2021 vừa qua, mảng chuyển nhượng bất động sản vẫn là nguồn doanh thu chủ lực của Vinhomes, đóng góp hơn 73.300 tỷ đồng trong tổng số 85.000 tỷ đồng doanh thu thuần

- Cùng với kế hoạch kinh doanh năm nay, Hội đồng quản trị Vinhomes dự định sẽ trình đại hội cổ đông thường niên tổ chức ngày 12/5 về việc trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, tức là nhà đầu tư nắm giữ một cổ phiếu VHM sẽ được nhận được 2.000 đồng

- Vinhomes hiện có hơn 4,35 tỷ cổ phiếu đang lưu hành nên sẽ cần chi khoảng 8.700 tỷ đồng để thanh toán cho cổ đông Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) là công ty mẹ sở hữu 69,3% vốn của Vinhomes nên sẽ được nhận khoảng 6.000 tỷ đồng

- Cổ tức dự kiến sẽ được chi trả cho cổ đông trong quý III hoặc quý IV/2022

- Cùng với xu hướng giảm của thị trường chung, cổ phiếu VHM đang có diễn biến giảm liên tục từ đầu năm đến nay Trong phiên sáng 22/4, cổ phiếu VHM đang giao dịch quanh mức 65.300 đồng/cp, thấp hơn gần 25% so với đầu năm Nếu tính trong 1 tuần gần nhất, thị giá cổ phiếu bất động sản này đã rơi hơn 11%

Hình 2.2: Biến động giá cả VHM trong phiên sáng 22/4

Bảng 2.1: Công ty chi trả cho cổ đông hiện hữu

Hình thức Tiền mặt Cổ phiếu Tiền mặt

Tỷ lệ thực hiện 15% mệnh giá 1000:300 20% mệnh giá

Ngày giao dịch không hưởng quyền 15/09/2021 15/09/2021 31/05/2022

Ngày đăng ký cuối cùng 16/09/2021 16/09/2021 01/06/2022 Ngày thanh toán 01/10/2021 1.004.854.175 cổ phiếu 22/06/2022

Nội dụng cụ thể ở bảng số liệu cho thấy CTCP Vinhomes thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30% và bằng tiền mặt với tỷ lệ 15% mệnh giá tương đương 1 cổ phiếu nhận được 1.500 VNĐ của đợt trả cổ tức 2020 Thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% mệnh giá, tương đương 1 cổ phiếu nhận được 2.000 VNĐ của đợt trả cổ tức năm 2021

[Link: Vinhomes chia cổ tức 45% - kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn) https://kinhtechungkhoan.vn/tra-co-tuc-nam-2021-113876.html VHM: CTCP Vinhomes – Vinhomes.,JSC – Tin tức và sự kiện | VietstockFinance]

Phân tích tác động của hình thức trả cổ tức

Bảng 2.2: Chi trả cổ tức năm 2020 bằng hình thức tiền mặt

Tỷ lệ thực hiện 15% mệnh giá

Ngày giao dịch không hưởng quyền 15/09/2021

Ngày đăng ký cuối cùng 16/09/2021

Hình 2.3: Biến động giá trong khoảng thời gian chi trả cổ tức năm 2020

Nhận xét: Trên thị trường chứng khoán, thị giá VHM sau phiên 13/8 lập đỉnh lịch sử

120.000 đồng/cp đã quay đầu bước vào nhịp điều chỉnh giảm Đóng cửa phiên 1/9, giá cổ phiếu VHM đạt 107.000 đồng/cp Trong khoản thời gian bắt đầu công bố (08/09/2021) cho đến thời gian thanh toán (01/10/2021) của đợt trả cổ tức năm 2020 bằng hình thức tiền mặt

[Link: https://s.cafef.vn/lich-su-giao-dich-vhm-2.chn#data]

Bảng 2.3: Chi trả cổ tức năm 2020 bằng hình thức cổ phiếu

Ngày giao dịch không hưởng quyền 15/09/2021

Ngày đăng ký cuối cùng 16/09/2021

Ngày thanh toán 1.004.854.175 cổ phiếu

Nhận xét: Vinhomes sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%, tương đương 986,85 triệu cổ phiếu dự kiến phát hành Số cổ phiếu phát hành trả cổ tức này không bị hạn chế chuyển nhượng Tính tới ngày thanh toán thì có 1.004.854.175 cổ phiếu được dự kiến phát hành chi trả

Bảng 2.4: Chi trả cổ tức năm 2021 bằng hình thức tiền mặt

Tỷ lệ thực hiện 20% mệnh giá

Ngày giao dịch không hưởng quyền 31/05/2022

Ngày đăng ký cuối cùng 01/06/2022

Hình 2.4: Biến động giá trong khoảng thời gian chi trả cổ tức năm 2021 Nhận xét: Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/5, cổ phiếu VHM nhích nhẹ 0,3% lên mức 66.900 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 2,24 triệu đơn vị, đến ngày thanh toán của đợt trả này là ngày 22/6 giảm còn 64.800 đồng/cp

[Link: https://s.cafef.vn/lich-su-giao-dich-vhm-1.chn#data https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/vinhomes-vhm-bang-tien-mat-post298236.html]

- Nguồn chi trả cổ tức “khủng” này lấy từ lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối tính đến 31/12/2020 Đây là mức chi trả cổ tức cao nhất của công ty cổ phần Vinhome từ trước đến nay Sau khi kết thúc đợt chia cổ tức này vốn điều lệ Vinhomes sẽ tăng lên gần 43.000 tỷ đồng

- Tính đến 31/12/2020, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất của công ty cổ phần Vinhome ghi nhận là 56.259 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế hợp

25 nhất đạt 28.206 tỷ đồng, tăng 16%; phần lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 27.351 tỷ đồng, tăng 26%

- Trên thị trường chứng khoán, cùng với xu hướng giảm của thị trường chung, cổ phiếu VHM đang có diễn biến giảm liên tục từ đầu năm Trong phiên sáng 22/4, cổ phiếu VHM đang giao dịch quanh mức 65.300 đồng/cp, thấp hơn gần 25% so với đầu năm

Nếu tính trong 1 tuần gần nhất, thị giá cổ phiếu bất động sản này đã rơi hơn 11%

- Tính đến cuối năm 2021, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Công ty còn hơn 79.413 tỷ đồng Ngoài ra, Công ty còn hơn 1.260 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần

Trong những năm tiếp theo đến nay:

Công ty cổ phần Vinhomes tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2024 Sau nhiều năm chia cổ tức, doanh nghiệp này dự kiến giữ lại lợi nhuận năm 2022, 2023 và không chia là để chủ động nguồn lực trong bối cảnh thị trường không hồi phục nhanh hoặc bất lợi

[Link: CEO Vinhomes lý giải vì sao không chia cổ tức – VnExpress]

TÌNH HUỐNG HUY ĐỘNG VỐN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINHOME

Tổng quan về phát hành trái phiếu

- Phát hành trái phiếu là một trong những phương thức quan trọng mà các tổ chức, bao gồm cả các công ty và chính phủ, sử dụng để huy động vốn Mục đích chính của việc phát hành trái phiếu là thu hút nguồn vốn lớn để tài trợ cho các dự án hạ tầng, xây dựng nhà máy, phát triển sản phẩm mới, hoặc các chương trình phát triển kinh tế Ngoài ra, các tổ chức còn phát hành trái phiếu để tái cấp vốn cho các khoản nợ cũ, nhằm kéo dài thời hạn trả nợ hoặc tận dụng lãi suất thấp hơn

- Việc phát hành trái phiếu cũng giúp các công ty cân đối nguồn vốn giữa nợ và vốn chủ sở hữu, giảm thiểu sự phụ thuộc vào việc phát hành cổ phiếu và tránh làm loãng cổ phần của các cổ đông hiện hữu Bên cạnh đó, tiền lãi trả cho trái phiếu thường được khấu trừ thuế, giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp so với chi phí vốn cổ phần Hơn nữa, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu để có đủ nguồn vốn mở rộng hoạt động kinh doanh, thâm nhập thị trường mới, hoặc thực hiện các thương vụ sáp nhập và mua lại

3.1.2 Phương thức phát hành trái phiếu

Phương thức phát hành trái phiếu bao gồm nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của tổ chức phát hành và thị trường mục tiêu Có một số phương thức phổ biến: Đấu thầu phát hành trái phiếu:

- Đây là quy trình trong đó trái phiếu được chào bán thông qua một cuộc đấu giá Nhà đầu tư đưa ra mức giá mà họ sẵn sàng trả cho trái phiếu và trái phiếu sẽ được bán cho những nhà đầu tư trả giá cao nhất

- Đấu thầu phát hành trái phiếu nhằm xác định mức giá tối ưu cho trái phiếu, có thể cao hơn so với các phương thức phát hành khác, đảm bảo tổ chức phát hành thu được lợi ích tài chính tốt nhất Đấu thầu cho phép nhà đầu tư từ nhiều đối tượng khác nhau tham gia, mở rộng phạm vi huy động vốn và tăng cường tính thanh khoản cho trái phiếu phát

27 hành Phương thức phát hành này để lựa chọn nhà đầu tư đủ điều kiện trúng thầu mua trái phiếu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp phát hành

Bảo lãnh phát hành trái phiếu:

- Là một quy trình trong đó một hoặc nhiều tổ chức tài chính, thường là các ngân hàng đầu tư, cam kết mua toàn bộ hoặc một phần lượng trái phiếu phát hành của doanh nghiệp nếu không bán hết được cho các nhà đầu tư Tổ chức bảo lãnh sẽ mua trái phiếu từ doanh nghiệp phát hành và sau đó bán lại cho các nhà đầu tư Quá trình này giúp doanh nghiệp đảm bảo việc huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu

- Sự cam kết từ tổ chức bảo lãnh giúp doanh nghiệp yên tâm rằng toàn bộ lượng trái phiếu sẽ được bán ra, từ đó giảm thiểu rủi ro không huy động đủ vốn cho các dự án hoặc kế hoạch kinh doanh Sự tham gia của các tổ chức tài chính uy tín trong vai trò bảo lãnh tăng cường niềm tin của nhà đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, thu hút nhiều nhà đầu tư hơn và có thể giúp đạt được mức giá phát hành cao hơn Đại lý phát hành trái phiếu:

- Là một tổ chức hoặc cá nhân được ủy quyền thực hiện các công việc liên quan đến việc phát hành trái phiếu cho công ty hoặc tổ chức phát hành Đại lý phát hành có thể là các ngân hàng, công ty chứng khoán, hoặc các tổ chức tài chính khác Vai trò của họ bao gồm tư vấn, lập kế hoạch, quảng bá, và phân phối trái phiếu ra thị trường

- Đại lý phát hành trái phiếu giúp tối ưu hóa quy trình phát hành, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý và quản lý rủi ro hiệu quả, từ đó tăng khả năng thành công của đợt phát hành Thêm vào đó, các đại lý phát hành sở hữu mạng lưới rộng lớn các nhà đầu tư tiềm năng, giúp tăng khả năng bán trái phiếu và thu hút vốn hiệu quả hơn

Bán trực tiếp trái phiếu:

- Là quy trình trong đó tổ chức phát hành bán trái phiếu trực tiếp cho nhà đầu tư mà không thông qua đại lý phát hành hoặc các tổ chức trung gian khác Đây là một phương thức phổ biến đối với các tổ chức có danh tiếng và mối quan hệ mạnh mẽ với cộng đồng nhà đầu tư

- Phương thức này giúp tiết kiệm chi phí do không phải trả phí hoa hồng cho các đại lý phát hành hoặc tổ chức trung gian, từ đó tăng hiệu quả tài chính Tổ chức phát hành

28 cũng có thể kiểm soát tốt hơn toàn bộ quy trình phát hành, từ việc xác định điều khoản, lựa chọn đối tượng nhà đầu tư đến thời gian phát hành, giúp tùy chỉnh chiến lược phát hành phù hợp với mục tiêu cụ thể Tương tác trực tiếp với nhà đầu tư giúp tổ chức hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ, xây dựng mối quan hệ lâu dài và đáng tin cậy Tổ chức phát hành có thể tùy chỉnh các điều khoản phát hành như lãi suất, kỳ hạn, và các điều kiện khác để phù hợp với chiến lược tài chính và điều kiện thị trường hiện tại.

Tình huống huy động vốn của Công ty cổ phần Vinhome

- Theo Nghị quyết ngày 22/03, HĐQT CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) đã phê duyệt việc phát hành trái phiếu chia thành nhiều đợt với tổng giá trị tối đa 10 ngàn tỷ đồng

Trái phiếu được phát hành là trái phiếu “3 không” với không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có bảo đảm và có lãi suất cố định Các trái phiếu có các quyền, lợi ích ngang nhau và không có trái phiếu nào có quyền ưu tiên hơn trái phiếu khác vì bất kỳ lý do gì Việc phát hành sẽ không muộn hơn quý 3/2024, kỳ hạn dự kiến tối đa từ 24 – 36 tháng kể từ ngày phát hành của đợt chào bán Giá trị VHM muốn huy động thông qua thông qua trái phiếu trong thời gian tới trùng với kế hoạch đã được ĐHĐCĐ Công ty thông qua hồi tháng 04/2023

- Cụ thể, ĐHĐCĐ thường niên 2023 tổ chức ngày 27/04/2023 đã thông qua kế hoạch chào bán tối đa 10.000 tỷ đồng trái phiếu qua một hoặc nhiều đợt phát hành, mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu nếu chào bán ra công chúng hoặc 100 triệu đồng/trái phiếu nếu chào bán riêng lẻ Giá chào bán bằng mệnh giá trái phiếu phát hành Thời gian phát hành dự kiến trong vòng 12 tháng kể từ ngày của Nghị quyết ĐHĐCĐ thông qua

- Trong hơn một tháng, Vinhomes đã phát hành thành công 4 lô trái phiếu với tổng trị giá 8.000 tỷ đồng, lãi suất 12% mỗi năm

- Công ty cổ phần Vinhomes vừa công bố thông tin đã phát hành xong lô trái phiếu VHMB2426004 trị giá 2.000 tỷ đồng Lô trái phiếu này được bán tại thị trường trong nước, với kỳ hạn 24 tháng

- Trước đó, tháng 4, Vinhomes cũng hoàn thành bán lô trái phiếu 2.000 tỷ đồng, có kỳ trả gốc vào 15/4/2026

- Cuối tháng 3, ông lớn địa ốc này huy động hai lô trái phiếu 4.000 tỷ Cả hai lô đều có kỳ hạn 36 tháng và đáo hạn trong nửa đầu năm 2027

- Như vậy, trong hơn một tháng (từ 25/3 đến 9/5), doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã huy động thêm 8.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu, lãi suất 12% một năm

- Đến cuối năm ngoái, dư nợ trái phiếu của công ty này khoảng 15.300 tỷ đồng, trong đó 4.400 tỷ đến hạn thanh toán năm nay Hơn 70% trái phiếu có tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất tại các dự án của Vinhomes

- Theo kế hoạch, năm nay doanh nghiệp địa ốc này đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu hơn 15%, lên mức kỷ lục 120.000 tỷ đồng (gần 4,8 tỷ USD) Lợi nhuận sau thuế tăng khoảng 4,3%, lên 35.000 tỷ đồng, cao nhất kể từ năm 2022

- Theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tháng 4 có 13 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ, trị giá 13.940 tỷ đồng

- Lũy kế 4 tháng đầu năm, hơn 29.000 tỷ đồng trái phiếu được bán qua 31 đợt phát hành riêng lẻ và gần 8.880 tỷ phát hành ra công chúng với 6 đợt Trong đó, nhóm doanh nghiệp bất động sản chiếm một nửa lượng giá trị trái phiếu chào bán

- Tháng trước, các doanh nghiệp đã mua lại khoảng 12.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2023 Từ nay đến cuối năm, VBMA ước tính có khoảng hơn 183.000 tỷ trái phiếu đáo hạn, trong đó phần lớn thuộc về bất động sản, khoảng 73.780 tỷ

- Theo thông tin công bố từ HNX, ngày 16/5, Công ty CP Vinhomes (mã VHM) vừa hoàn tất phát hành 20.000 trái phiếu mã VHMB2426005 với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, tổng giá trị phát hành 2.000 tỷ đồng Lô trái phiếu này có kỳ hạn 24 tháng, phát hành ngày 15/5/2024 và đáo hạn vào ngày 15/5/2026 với lãi suất 12%/năm

- Đây là lô trái phiếu thứ 5 được Vinhomes phát hành trong vòng gần 2 tháng trở lại đây và cũng là lô trái phiếu cuối cùng nằm trong kế hoạch huy động vốn 10.000 tỷ đồng mà công ty đề ra

- Trong trường hợp chào bán ra công chúng, đối tượng chào bán là các nhà đầu tư là tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Còn

30 với chào bán riêng lẻ, đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư

- Toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành dự kiến 10,000 tỷ đồng sẽ được sử dụng để đầu tư các chương trình, dự án bất động sản và/ hoặc tăng quy mô vốn hoạt động, phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh của Công ty

3.2.2 Phân tích, đánh giá kết quả huy động vốn

- Theo kế hoạch được Hội đồng quản trị của Vinhomes công bố vào ngày 22/3/2024, công ty sẽ huy động tổng cộng 10.000 tỷ đồng thông qua các đợt phát hành trái phiếu trong quý II và quý III/2024 Như vậy, công ty đã sớm hoàn tất kế hoạch này chỉ trong nửa đầu quý II

NGHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CTTC

Khái quát chung

- Cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính Bên cho thuê tài chính cam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trong suốt thời hạn cho thuê

Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính

- Tài sản cho thuê tài chính (tài sản cho thuê) là máy móc, thiết bị hoặc tài sản khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể các loại tài sản cho thuê trong từng thời kỳ

- Bên cho thuê tài chính (bên cho thuê) là công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính

- Bên thuê tài chính (bên thuê) là tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình

- Tiền thuê là số tiền mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính

- Hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng không hủy ngang, được ký giữa bên cho thuê và bên thuê về việc cho thuê tài chính đối với một hoặc một số tài sản cho thuê

- Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính (mua và cho thuê lại) là việc bên cho thuê tài chính mua máy móc, thiết bị hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu của bên thuê và cho bên thuê thuê lại chính các tài sản đó theo hình thức cho thuê tài chính để bên thuê tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình Trong giao dịch mua và cho thuê lại, bên thuê đồng thời là bên cung ứng tài sản cho thuê

4.1.2 Đặc điểm của cho thuê tài chính

- Bản chất: vừa mang tính chất của một hình thức cấp tín dụng, vừa mang tính chất của hợp đồng cho thuê tài sản

- Đối tượng: là phần vốn bỏ ra để trang trải chi phí đã đầu tư để mua tài sản thuê

- Thời hạn: trung hạn hoặc dài hạn - Nghĩa vụ của bên thuê: tự bảo dưỡng sửa chữa tài sản thuê trong thời hạn thuê - Quyền của bên thuê: quy định của việc mua tài sản hoặc tiếp tục thuê sau khi kết thúc hợp đồng

- Khi thuê tài chính bên cho thuê và bên thuê sẽ soạn thảo hợp đồng, hợp đồng đó sẽ có những điều lệ cho cả bên thuê và bên cho thuê

- Trong thời gian hợp đồng cho thuê tài chính diễn ra thì công ty cho thuê tài chính sẽ giữ quyền sở hữu tài chính còn bên thuê tài chính có nghĩa vụ phải nộp tiền thuế, tiền thuê này chính là tiền khấu hao tài sản cho thuê Mức nộp này (hay còn gọi là số tiền thuế), tiền thuê này chính là tiền khấu hao tài sản cho thuê Số tiền thuế mà công ty thuê tài chính phải trả được thỏa thuận giữa hai bên, mức giá này được cho là hữu nghị và hợp lý được sự đồng thuận cả bên thuê và bên cho thuê Công ty thuê sẽ phải trả thuế cho công cho thuê tài chính trong thời gian thuê Nếu hết thời gian thuê bên cho thuê có thể mua lại tài sản đó hoặc cũng có thể tiếp tục hợp đồng thuê

4.1.3 Lợi ích và hạn chế của cho thuê tài chính

- Về thuế: Lợi ích về thuế được tính cho cả hai bên, tức là bên cho thuê và bên thuê

Người cho thuê là chủ sở hữu của tài sản, có thể yêu cầu khấu hao như một khoản chi phí trong sổ sách của mình và do đó nhận được lợi ích về thuế Mặt khác, bên thuê có thể hạch toán tiền tiền thuê như một khoản chi phí và đạt được lợi ích về thuế theo cách tương tự

- Dòng tiền ra cân bằng: Lợi thế lớn nhất của việc cho thuê là dòng tiền hoặc các khoản thanh toán liên quan đến việc đi thuê được dàn trải trong nhiều năm, do đó tiết kiệm được gánh nặng thanh toán tiền mặt đáng kể một lần Điều này giúp doanh nghiệp duy trì dòng tiền ổn định

- Tài sản chất lượng: Khi cho thuê tài sản, quyền sở hữu vẫn thuộc về bên cho thuê, bên thuê chỉ trả chi phí thuê Với thỏa thuận này, việc một doanh nghiệp đầu tư vào các tài sản có chất lượng tốt sẽ trở nên hợp lý cho dù trước đó họ không có khả năng chi trả

Công ty cho thuê tài chính thường có mạng lưới tiếp thị, đại lý rộng rãi và có đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên sâu về thiết bị, công nghệ, nên có thể tư vấn hữu ích cho bên đi thuê về tài sản theo nhu cầu người thuê cần sử dụng

- Sử dụng vốn tốt hơn: Giả sử rằng một công ty chọn đi thuê hơn là đầu tư mua tài sản, nó giải phóng vốn để doanh nghiệp tài trợ cho các nhu cầu khác của mình hoặc để tiết kiệm tiền cho một quyết định đầu tư vốn tốt hơn Doanh nghiệp sẽ tăng thêm vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh

- Lập kế hoạch tốt hơn: Chi phí thuê thường không đổi trong suốt thời gian sử dụng tài sản hoặc thời hạn thuê hoặc tăng theo lạm phát Điều này giúp lập kế hoạch chi tiêu hoặc dòng tiền khi thực hiện việc lập ngân sách

Ngày đăng: 29/06/2024, 06:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Logo của công ty cổ phần Vinhome - chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của công ty cổ phần vinhome
Hình 1.1 Logo của công ty cổ phần Vinhome (Trang 12)
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Vinhome  1.1.3 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh - chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của công ty cổ phần vinhome
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Vinhome 1.1.3 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh (Trang 13)
Hình 1.3: Logo công ty cho thuê tài chính – Viettinbank Leasing - chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của công ty cổ phần vinhome
Hình 1.3 Logo công ty cho thuê tài chính – Viettinbank Leasing (Trang 14)
Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức của công ty Viettinbank Leasing - chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của công ty cổ phần vinhome
Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức của công ty Viettinbank Leasing (Trang 15)
Hình 1.5: Thời gian chi trả cổ tức có hiệu lực - chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của công ty cổ phần vinhome
Hình 1.5 Thời gian chi trả cổ tức có hiệu lực (Trang 16)
Hình 1.6: Quy trình chi trả lợi nhuận - chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của công ty cổ phần vinhome
Hình 1.6 Quy trình chi trả lợi nhuận (Trang 17)
Hình 2.1: Biến động giá cả VHM đóng cửa phiên 20/4 - chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của công ty cổ phần vinhome
Hình 2.1 Biến động giá cả VHM đóng cửa phiên 20/4 (Trang 27)
Hình 2.2: Biến động giá cả VHM trong phiên sáng 22/4 - chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của công ty cổ phần vinhome
Hình 2.2 Biến động giá cả VHM trong phiên sáng 22/4 (Trang 28)
Bảng 2.1: Công ty chi trả cho cổ đông hiện hữu - chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của công ty cổ phần vinhome
Bảng 2.1 Công ty chi trả cho cổ đông hiện hữu (Trang 29)
Hình thức  Tiền mặt  Cổ phiếu  Tiền mặt - chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của công ty cổ phần vinhome
Hình th ức Tiền mặt Cổ phiếu Tiền mặt (Trang 29)
Hình 2.3: Biến động giá trong khoảng thời gian chi trả cổ tức năm 2020 - chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của công ty cổ phần vinhome
Hình 2.3 Biến động giá trong khoảng thời gian chi trả cổ tức năm 2020 (Trang 30)
Hình thức  Cổ phiếu - chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của công ty cổ phần vinhome
Hình th ức Cổ phiếu (Trang 31)
Bảng 2.3: Chi trả cổ tức năm 2020 bằng hình thức cổ phiếu - chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của công ty cổ phần vinhome
Bảng 2.3 Chi trả cổ tức năm 2020 bằng hình thức cổ phiếu (Trang 31)
Hình 2.4: Biến động giá trong khoảng thời gian chi trả cổ tức năm 2021  Nhận xét: Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/5, cổ phiếu VHM nhích - chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của công ty cổ phần vinhome
Hình 2.4 Biến động giá trong khoảng thời gian chi trả cổ tức năm 2021 Nhận xét: Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/5, cổ phiếu VHM nhích (Trang 32)
Hình 3.1: Giá trị trái phiếu phát hành của Vinhomes tính đến cuối quý I/2024 - chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của công ty cổ phần vinhome
Hình 3.1 Giá trị trái phiếu phát hành của Vinhomes tính đến cuối quý I/2024 (Trang 38)
Bảng 4.1: Thông số kỹ thuật của xe - chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của công ty cổ phần vinhome
Bảng 4.1 Thông số kỹ thuật của xe (Trang 44)
Bảng 4.2: Thông số tính toán - chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của công ty cổ phần vinhome
Bảng 4.2 Thông số tính toán (Trang 56)
Bảng 4.3: Lịch vay và trả nợ - chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của công ty cổ phần vinhome
Bảng 4.3 Lịch vay và trả nợ (Trang 57)
Bảng 4.5: So sánh giữa cho vay và thuê tài chính - chính sách cổ tức và tình hình huy động vốn của công ty cổ phần vinhome
Bảng 4.5 So sánh giữa cho vay và thuê tài chính (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w