1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài đánh giá tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trong phát triển kinh tế tỉnh bắc ninh

29 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Tình Hình Huy Động Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Công Trong Phát Triển Kinh Tế Tỉnh Bắc Ninh
Tác giả Lê Văn Đạo, Vương Thảo Huyền, Hoàng Thị Khánh Ly, Lê Hoàng Nam, Lê Tuấn Phong
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 628,92 KB

Nội dung

Đề tài đánh giá tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trong phát triển kinh tế tỉnh bắc ninh Đề tàiĐề tài đánh giá tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trong phát triển kinh tế tỉnh bắc ninh đánh giá tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trong phát triển kinh tế tỉnh bắc ninh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

*****

BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 2

Đề tài: Đánh giá tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn

đầu tư công trong phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh

GV hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thu Hà

Nhóm SV thực hiện: Lê Văn Đạo – 11190976

Vương Thảo Huyền – 11192518 Hoàng Thị Khánh Ly – 11193207

Lê Hoàng Nam – 11193563

Lê Tuấn Phong – 11194139

Lớp tín chỉ: 01

HÀ NỘI – 11/2021

Trang 2

Mục lục

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả đầu tư công 1

1.1 Đầu tư 1

1.2 Đầu tư công 1

1.3 Hiệu quả đầu tư công 4

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư công 6

1.5 Vai trò của đầu tư công đối với phát triển kinh tế xã hội 7

Chương 2: Thực trạng hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Bắc Ninh 7

2.1 Tổng quan về tỉnh Bắc Ninh 7

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 7

2.1.2 Kinh tế xã hội 9

2.2 Thực trạng hiệu quả đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 10

2.2.1 Vốn đầu tư công tỉnh Bắc Ninh 10

2.2.2 Thực trạng hiệu quả đầu tư công tỉnh Bắc Ninh 15

2.3 Đánh giá chung về thực trạng hiệu quả đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 21

2.3.1 Kết quả đạt được 21

2.3.2 Hạn chế 23

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 23

3.1 Định hướng đầu tư công trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 23 3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2025 23

3.1.2 Kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh đến năm 2025 25

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Bắc Ninh 25

Trang 3

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả đầu tư công

1.1 Đầu tư

Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư:

Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các

hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực

Đầu tư theo nghĩa hẹp là bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở

hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó

=> Khái niệm về đầu tư: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài

chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.

1.2 Đầu tư công

a Khái niệm

Theo luật Đầu tư Công theo đó đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế xã hội

b Nội dung đầu tư công

* Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:

Kết cấu hạ tầng là tổ hợp các công trình vật chất - kỹ thuật mà kết quả hoạt động của nó là những dịch vụ có chức năng phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất

và đời sống dân cư được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định Đầu tư vào các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội bao gồm

- Kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, môi trường:

+ Đầu tư phát triển điện, sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió

+ Đầu tư hệ thống cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, khí thải, rác thải, khí thải; Đầu tư hệ thống tái chế, tái sử dụng chất thả, đầu tư sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường

+ Đầu tư hệ thống phương tiện vận tải công cộng

- Nông lâm ngư nghiệp và phát triển nông thôn:

+ Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi

Trang 4

+ Đầu tư nâng cấp, cải tạo các dự án phục vụ sản xuất, phát triển nông thôn, nông lâm ngư nghiệp

- Xã hội hóa hạ tầng xã hội:

+ Đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở xã hội

+ Đầu tư xây dựng, mở rộng bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, trường học, hạ tầng khu dân cư, công viên, văn hóa, thể dục thể thao

+ Đầu tư xây dựng, cải tạo khu du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng gắn liền với bảo vệ môi trường, di tích lịch sử địa phương

- Các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội khác, các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội

Kết cấu hạ tầng là một yếu tố quan trọng cấu thành vùng kinh tế Nó cung cấp dịch vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất đời sống và tạo điều kiện thuận lợi khai thác nguồn tài nguyên quy tụ trên vùng Sự phát triển có hiệu quả và đồng bộ kết cấu hạ tầng ảnh hưởng mạnh mẽ không những đến sự tăng trưởng từng vùng mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân Kết cấu hạ tầng vững chắc góp phần bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền

* Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, hướng đến xây dựng một chính phủ hiện đại và hiệu quả là một trong những điểm trọng tâm trong quá trình xã hội hóa thông tin, phát triển dân chủ và củng cố bộ máy chính quyền các cấp Việc đầu tư xây dựng hệ thống tin học hóa quản lý hành chính nhà nước phải tuân thủ nguyên tắc lấy mục tiêu xây dựng thông tin dữ liệu làm chính Trước khi quyết định đầu tư, cần xác định rõ dữ liệu thông tin

là gì, khối lượng thông tin sẽ phải quản lý là bao nhiêu, ai quản lý và quản lý như thế nào, mục đích phục vụ và mức độ sẵn sàng của các cơ quan hành chính tham gia

hệ thống; mức độ gắn kết của hệ thống thông tin được tin học hóa với tiến trình cải cách hành chính của đơn vị; chỉ mua sắm hệ thống thiết bị đồng bộ sau khi đã xác định rõ mục tiêu công việc, khối lượng thông tin cần xây dựng

* Đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích.

Hàng hóa công cộng là thất bại của thị trường vì tư nhân không muốn cung cấp hàng hóa công cộng Nhưng hàng hóa công cộng là loại hàng hóa mang tính chất thiết yếu không thể không có Giải pháp cho vấn đề này là chính phủ phải tổ chức cung cấp hàng hóa công cộng và đầu tư vào phát triển hành hóa này

* Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư

Trang 5

Trong tình hình nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam nói chung và mỗi địa phương nói riêng là rất lớn, trong khi đó ngân sách nhà nước thì

có hạn, vốn của các nhà tài trợ ngày càng thu hẹp, mô hình đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) có khả năng như một đòn bẩy để huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân cả trong và ngoài nước cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong tình hình hiện nay PPP là hình thức hợp tác công tư mà theo đó Nhà nước cho tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của Nhà nước Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân

- Các hình thức thực hiện mô hình PPP:

+ Build-and-Transfer (BT): là một thỏa thuận dưới dạng hợp đồng giữa cơ quan

nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, theo đó nhà đầu tư sẽ cam kết về mặt tài chính và tiến hành xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng Sau khi hoàn thành sẽ chuyển giao nó cho cơ quan chính phủ hoặc các đơn vị chính quyền địa phương có liên quan Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT Hình thức hợp đồng này có thể được sử dụng trong việc xây dựng bất kỳ

dự án cơ sở hạ tầng, kể cả các cơ sở hạ tầng trọng điểm và có tính chất quan trọng

Vì lý do bảo mật hoặc chiến lược, hợp đồng BT phải được điều hành trực tiếp của Chính phủ

+ Build-Transfer–and-Operate (BTO): là hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước

có thẩm quyền và nhà đầu tư Theo đó nhà đầu tư chịu trách nhiệm về mặt tài chính

và xây dựng cơ sở hạ tầng Khi hoàn thành, cơ sở hạ tầng sẽ được chuyển giao qua

cơ quan chính phủ hoặc các cơ quan đơn vị chính quyền địa phương Cơ quan chính quyền sẽ cho phép nhà đầu tư quyền quản lý cơ sở hạ tầng để thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận

+ Build-Operate-and-Transfer (BOT): là hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước

với nhà đầu tư Theo đó, nhà đầu tư sẽ cam kết xây dựng cơ sở hạ tầng, tiến hành quản lý, kinh doanh và bảo trì cơ sở hạ tầng trong một thời hạn nhất định Trong khoảng thời gian đó thì nhà đầu tư được phép thu phí người sử dụng cơ sở hạ tầng với một mức phí phù hợp Các khoản phí không được vượt quá những đề xuất trong

hồ sơ dự thầu hoặc trong hợp đồng nhằm cho phép nhà đầu tư thu hồi chi phí đầu

tư, quản lý điều hành và bảo trì dự án Nhà đầu tư sẽ tiến hành chuyển giao cơ sở hạ tầng cho cơ quan Chính phủ, đơn vị chính quyền địa phương có liên quan vào cuối của thời hạn quy định

Trang 6

+ Build-Own-Operate-and-Transfer (BOOT): là hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà

nước với nhà đầu tư Theo hợp đồng này, nhà đầu tư được ủy quyền tiến hành xây dựng, quản lý hoạt động và bảo trì cơ sở hạ tầng trong một thời hạn nhất định trước khi chuyển giao Trong suốt thời gian quản lý cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư có quyền sở hữu và có toàn quyền điều hành cơ sở hạ tầng và doanh thu tạo ra từ cơ sở hạ tầng

để thu hồi các khoản chi phí tài chính và đầu tư, cùng các khoản chi phí bảo trì và vận hành cơ sở hạ tầng

+ Build-Own-and-Operate (BOO): là một hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước

và nhà đầu tư, theo đó nhà đầu tư chịu trách nhiệm về tài chính, xây dựng, sở hữu, điều hành và bảo trì cơ sở hạ tầng Nhà đầu tư được phép thu hồi tổng mức đầu tư, chi phí điều hành và bảo trì cộng với một mức lợi nhuận hợp lý bằng cách thu phí,

lệ phí, tiền thuê hay các chi phí từ người sử dụng cơ sở hạ tầng

+ Build-Operate-Share-Transfer (BOST): là một hợp đồng ký kết giữa cơ quan

nhà nước và nhà đầu tư, theo đó nhà đầu tư chịu trách nhiệm về tài chính, xây dựng, điều hành và bảo trì, chia sẻ một phần doanh thu và chuyển giao cơ sở hạ tầng cho

cơ quan nhà nước quản lý vào cuối một khoản thời gian nhất định được thể hiện trong hợp đồng Nhà đầu tư được phép thu hồi chi phí đầu tư, điều hành và chi phí bảo dưỡng cộng với một mức lợi nhuận hợp lý bằng cách thu lệ phí cầu đường, phí, cho thuê hoặc các khoản thu khác từ người sử dụng cơ sở hạ tầng

+ Build-Own-Operate-Share-Transfer (BOOST): là một hợp đồng ký kết giữa cơ

quan nhà nước và nhà đầu tư Theo hợp đồng này, nhà đầu tư chịu trách nhiệm về mặt tài chính, xây dựng, sở hữu, điều hành hoạt động, bảo trì, chia sẻ một phần doanh thu và chuyển giao cơ sở hạ tầng vào cuối của một thời hạn nhất định được thể hiện trong hợp đồng Nhà đầu tư được phép thu hồi tổng chi phí đầu tư, vận hành và chi phí bảo trì, bảo dưỡng công trình cộng với một mức lợi nhuận hợp lý bằng cách thu lệ phí cầu đường, phí, cho thuê hoặc các khoản thu khác từ người sử dụng cơ sở hạ tầng

1.3 Hiệu quả đầu tư công

a Khái niệm

Hiệu quả đầu tư công là tạo ra cơ sở vật chất nền tảng và các yếu tố đầu vào khác nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Nhà nước cả trong ngắn hạn và đặc biệt là trong dài hạn với chi phí tối ưu nhất và hiệu quả cao nhất

b Các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư công:

- Hiệu quả kinh tế:

+ Mức độ đóng góp của đầu tư công vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:đầu tư công còn góp phần không nhỏ vào tăng trưởng nhân tố tổng hợp (TFP) thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng xã hội, nhất là cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế và khoa học công nghệ Do tính chất đặc thù của vốn đầu tư công thường đầu tư vào những lĩnh vực

Trang 7

đòi hỏi có lượng vốn rất lớn nhưng khả năng sinh lời thấp và vào những lĩnh vực

mà tư nhân không có khả năng hoặc không muốn đầu tư Do đó, vốn đầu tư nhà nước còn có tác động đến tăng trưởng một cách gián tiếp thông qua đầu tư vào cơ

sở hạ tầng xã hội để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình độ cao, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng trong dài hạn Đầu tư vào khoa học công nghệ được xem là đầu tư khôn ngoan của các nước đang phát triển nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong dài hạn

+ Tiêu chí đánh giá hiệu quả vốn đầu tư công thông qua hiệu suất đầu tư (Hi) và hệ

số ICOR: một trong những tiêu chí phản ánh hiệu quả của vốn đó là hệ số ICOR Để đánh giá hiệu quả đầu tư người ta thường xem xét hệ số ICOR Cũng giống như cách tính hệ số ICOR chung cho nền kinh tế, hệ số ICOR của vốn đầu tư công cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định cần phải tích lũy thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư công Tuy nhiên, trên thực

tế việc xác định hệ số ICOR cho đầu tư công là không đơn giản và cũng chỉ mang tính tương đối vì không thể tách riêng được tác động của đầu tư công đến tăng trưởng, nhất là khi đối tượng đầu tư từ vốn ngân sách thường là cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, vốn có ảnh hưởng ngoại lai tích cực đối với toàn bộ nền kinh tế

+ Tiêu chí đóng góp vào tăng thu ngân sách nhà nước: vấn đề này được xem xét

trên cả 2 khía cạnh: lượng và chất

Về mặt lượng, cần xem xét vốn đầu tư công cho việc tăng thu trong nước, đặc

biệt trong tổng thu trong nước có nguồn thu từ doanh nghiệp nhà nước Tỷ lệ giữa tốc độ tăng vốn đầu tư công cho doanh nghiệp nhà nướcvà tốc độ tăng thu từ doanh nghiệp nhà nước thể hiện hiệu quả vốn đầu tư công cho doanh nghiệp nhà nước Từ hiệu quả này có thể xem xét quyết định nên đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước nào, loại hình nào, thuộc ngành nghề, lãnh thổ nào, hoạt động theo mô hình nào, … Ngoài cách xem xét theo trục thời gian như trên, thu trong nước được phân chia ra các nguồn thu (thu từ doanh nghiệp nhà nước, thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp,

…)

Cơ cấu thu ngân sách nhà nước phản ánh chất lượng phát triển, chất lượng nguồn thu và nó cũng thể hiện hiệu quả của đầu tư cho phát triển nói chung và từ nguồn vốn ngân sách nhà nước nói riêng Từ cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước,

phải xem xét và đưa ra chỉ tiêu cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước hợp lý, phát triển, bền vững, ổn định, tăng trưởng, có chiều sâu, giảm gia công, chế biến, làm thuê; giảm thu từ tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khoáng sản; giảm thu từ lĩnh vực

có tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng tới bền vững; tăng thu từ các sản phẩm trí tuệ, HĐH, CNH; Trên cơ sở chỉ tiêu cơ cấu thu ngân sách nhà nước cần xem xét điều chỉnh vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước sao cho có hiệu quả trong việc tăng thu ngân sách nhà nước một cách hiệu quả, bền vững

Trang 8

- Hiệu quả xã hội: nâng cao mức sống dân cư: Mức sống người dân được nâng cao

chứng tỏ hoạt động đầu tư là có hiệu quả và ngược lại Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng mức sống của dân cư thực tế có sự chênh lệch Có thể mức sống trung bình của toàn bộ dân số đạt mức cao và tăng trưởng liên tục nhưng sẽ luôn có nhiều người dân vẫn ở thấp, nghèo khổ do bất bình đẳng và điều tiết của Nhà nước hạn chế

- Hiệu quả về môi trường: vốn đầu tư công phải đi đầu trong việc đảm bảo hiệu quả

về mặt môi trường trong các dự án, công trình đầu tư của Nhà nước do quan tâm nhiều hơn đến phúc lợi xã hội và có thể hy sinh một phần lợi ích kinh tế Như vậy hiệu quả đầu tư công mà đặc biệt là hiệu quả từ đầu tư kết cấu hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, tạo động lực cho sự phát triển Hệ thống kết cấu hạ tầng với mức chi phí thấp nhất nhưng đạt được sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội thì đó chính là hiệu quả do đầu tư công mang lại

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư công

a Nhân tố chủ quan:

- Năng lực cơ quan nhà nước: Nhân tố mang tính quyết định đến kết quả đạt được của dự án Đối với các DAĐT sử dụng vốn của nhà nước thì việc tổ chức quản lý cần phải chặt chẽ và khoa học theo đúng trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng đã được nhà nước xây dựng thành văn bản mang tính pháp chế Thực tế cho thấy quá trình điều hành việc thực hiện đầu tư cần có sự kiên quyết, dứt khoát để chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, hoàn thành công trình và đưa vào khai thác đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng đây là điều kiện tiền đề cho các hoạt động đầu tư công đạt hiệu quả cao

và các địa phương cần có các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp khi đầu tư vào các khu vực khó khăn, đồng thời, nhà nước và địa phương cũng cần đầu tư trước một bước về kết cấu hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh

- Nhóm nhân tố về kinh tế: Đầu tư công phụ thuộc rất lớn vào quy mô và khả năng cân đối vốn đầu tư từ ngân sách của địa phương Trong điều kiện quy mô vốn hạn hẹp, khả năng tự chủ tài chính kém, vốn cân đối ngân sách địa phương thấp, không đáp ứng nhu cầu đầu tƣ thì rất dễ bị “co kéo” vốn đầu tư Đây là những nhân tố tác động trực tiếp đến việc bố trí vốn đầu tư bị dàn trải, không đáp ứng được tiến độ

Trang 9

của các dự án dầu tư, dễ làm chậm tiến độ đầu tư của các dự án đầu tư Thị trường cũng ảnh hưởng đến đầu tư công, để hạn chế những tác động tiêu cực và khó dự đoán từ nhân tố thị trường đến đầu tư công thì nhà nước cần áp dụng các chính sách

vĩ mô như chính sách tài chính, tiền tệ, khuyến khích đầu tư phù hợp và có những

hỗ trợ cho các địa phương như: cung cấp các thông tin liên quan đến tình hình về giá cả, các yếu tố đầu vào của đầu tư, các thông tin của nhà cung cấp trong và ngoài nước để góp phần các hoạt động đầu tư công được tiến hành một cách thuận lợi và mang lại hiệu quả cao

- Nhóm nhân tố về chính trị, văn hóa xã hội: Một xã hội ổn định, an toàn, an ninh đây là những điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư yên tâm tiến hành các hoạt động đầu tưu phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương và hệ quả tất yếu để các hoạt động đầu tư công đạt được kết quả và hiệu quả đầu tư như mong muốn Sự ủng hộ hay phản đối của công luận có tác động không nhỏ đến việc thực hiện dự án

1.5 Vai trò của đầu tư công đối với phát triển kinh tế xã hội

- Duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Đầu tư công vừa tác động đến tăng trưởng

vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…Từ đó nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: Đầu tư có tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp quy luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời

kì, tạo ra cân đối mới trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa ngành, vùng, phát huy nội lực của nền kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực

- Giảm thất nghiệp, nâng cao chất lượng lao động: Đầu tư công tạo thêm cơ sở hạ tầng thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế Từ đó, tạo công ăn việc làm cho người lao động Đồng thời, cũng tạo điều kiện cho người lao động được va chạm, nâng cao kỹ năng, tay nghề, nâng cao chất lượng lao động

- Cải thiện chất lượng xã hội: Đầu tư công giữ vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế cũng đồng thời là một nhân tố gián tiếp góp phần xây dựng một xã hội tiến bộ Đầu tư hợp lý, trọng tâm, trọng điểm và đồng bộ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, qua đó, nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện mức sống vật chất, tiếp cận các dịch vụ cơ bản của xã hội

Chương 2: Thực trạng hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Bắc Ninh

2.1 Tổng quan về tỉnh Bắc Ninh

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Trang 10

Bắc Ninh có vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20o58’ đến 21o16’ vĩ độ Bắc

và 105o54’ đến 106o19’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương Đây là tỉnh có tổng diện tích tự nhiên nhỏ nhất cả nước 822,7 km2.Toàn tỉnh có 8 đơn vị hành chính, gồm: Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn

và 6 huyện: Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình và Lương Tài với 126 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 94 xã, 26 phường và 6 thị trấn

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại

và văn hoá của miền bắc như: Quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn, đường cao tốc Quốc lộ 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, Quốc

lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng lưới đường thuỷ sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình chảy ra biển Đông Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hoá

- xã hội và giao lưu với bên ngoài

b Đặc điểm địa hình

Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 – 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế

Võ Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 0,53% so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 – 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiếp đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m

c Khí hậu.

Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông) Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh Sự chênh lệch đạt 15-16 °C Mùa mưa kéo dài từ tháng Năm đến tháng Mười hàng năm Lượng mưa trong mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa

cả năm Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400-1.600 mm Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C Số giờ nắng trong năm: 1.530-1.776 giờ Độ ẩm tương đối trung bình là 79%

d Thủy văn

Trang 11

Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.

Sông Đuống có chiều dài 42km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3 Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 – 4 m Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m3 nước có 2,8 kg phù sa

Sông Cầu có chiều dài sông Cầu là 290km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3 Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 – 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 – 2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp (0,5 - 0,8 m)

Sông Thái Bình thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền đông bắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình

là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê là 500m3/s Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình, sông Cà Lồ

Với hệ thống sông này, nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m3, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3; được đánh giá là khá dồi dào Cùng với kết quả thăm

dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3–5m và có bề dày khoảng 40m, chất lượng nước tốt Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị

2.1.2 Kinh tế xã hội

a Về kinh tế

Năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch Covid-19, song kinh tế - xã hội của Bắc Ninh vẫn đạt những kết quả nổi bật Quy mô GRDP tiếp tục được mở rộng, đạt 204,6 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 7 toàn quốc; GRDP bình quân đầu người đạt 144,2 triệu đồng, gấp 2,1 lần bình quân cả nước Trong năm

2020, Bắc Ninh cũng đã tận dụng rất tốt cơ hội vàng đón làn sóng FDI chất lượng, nhờ vậy tỉnh đã thu hút được tổng vốn đầu tư hơn 858 triệu USD Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1,120 triệu tỷ đồng, tăng 1,2% so với năm 2019 Xuất khẩu hàng hóa đạt 35,072 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2019; nhập khẩu 31,520 tỷ USD, tăng 12,3% Thu ngân sách Nhà nước đạt 28.785 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 23.535

Trang 12

tỷ đồng Bên cạnh đó, công tác cải cách hành chính cũng ngày càng được đẩy mạnh, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng vị trí 4/63 tỉnh, thành phố (tăng 11 bậc, với điểm số cao nhất sau 8 năm); chỉ số cải cách hành chính công (PAR INDEX) đứng vị trí thứ 18/63 (tăng 5 bậc); chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index) đứng thứ 6/63 (tăng 5 bậc)

b Về xã hội

Năm 2019, dân số Bắc Ninh là 1.368.840 người, chỉ chiếm 1,4% dân số cả nước và đứng thứ 22/63 tỉnh, thành phố Theo đánh giá, Bắc Ninh là địa phương có dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 665.236 người, chiếm 64,93% tổng dân số Năm 2020, các địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 27.500 lao động, đạt 100% kế hoạch, giảm tỷ lệ thất nghiệp còn 1,74% Về phúc lợi xã hội, Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về các chính sách an sinh, nổi bật là chính sách hỗ trợ người cao tuổi từ đủ 65 tuổi trở lên;

hỗ trợ điện chiếu sáng cho thôn, khu phố; mở rộng đối tượng thụ hưởng chương trình Sữa học đường đến khối lớp 1 và lớp 2 góp phần nâng cao đời sống của người dân, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, năm 2020 giảm hộ nghèo xuống còn 0,09% Trong đợt dịch Covid – 19 bùng phát lần thứ 4 vừa qua, công tác hỗ trợ, giúp đỡ các bệnh nhân, hộ gia đình bị ảnh hưởng cũng được các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể quan tâm kịp thời

2.2 Thực trạng hiệu quả đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn từ 2008-2018 nguồn vốn đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh có sự phát triển lớn về quy mô và nhanh về tốc độ, trung bình mỗi năm lượng vốn đầu tư vào tỉnh tăng 20,8% Đây là thời kỳ tăng trưởng rất ấn tượng, giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010 mức tăng là 68,5%, từ năm 2010 đến 2012 là 52,2%,từ năm 2012 đến 2014 là 27,2% và đỉnh điểm là năm 2014 đến 2016 lên đến 88,8% và 2016-2018 bắt đầu có xu hướng giảm dần chỉ còn 7,6% Qua đây cho thấy, xu hướng tăng trưởng nguồn vốn của tỉnh phục vụ cho đầu tư phát triển liên tục ở mức cao, tuy nhiên khi quy mô nền kinh tế lớn đã làm cho nguồn vốn đầu tư cũng có xu hướng giảm dần, minh chứng là từ năm 2016 đến năm 2018 chỉ còn 7,6%

2.2.1 Vốn đầu tư công tỉnh Bắc Ninh

a Tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Khu vực kinh tế nhà nước (khu vực công): Trong giai đoạn từ 2008-2018, lượng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước có bước tăng trưởng khá mạnh, bình quân cả giai đoạn mỗi năm tăng 14,8%, cụ thể: Năm 2008, huy động được 1.213 tỷ đồng, đến năm 2018 đã là 4.833 tỷ đồng (tăng 3.620 tỷ đồng so với năm 2008) Trong khu vực kinh tế nhà nước nguồn vốn từ nguồn ngân sách nhà nước có xu hướng tăng liên tục, bình quân là 13%/năm trong cả giai đoạn 2008-2018, cụ thể: Năm 2008 là 1.132 tỷ đồng, đến năm 2018 đã là 3.841 tỷ đồng (tăng 2.709 tỷ đồng);

Trang 13

đối với vốn vay và vốn doanh nghiệp nhà nước, cũng có xu hướng tăng khá mạnh bình quân giai đoạn này là 28,5%, cụ thể: Năm 2008 là 81 tỷ đồng, đến năm 2018 vốn vay và vốn của doanh nghiệp lên đến 992 tỷ đồng (tăng 911 tỷ đồng so với năm 2008) Xét về cơ cấu, vốn khu vực nhà nước được đầu tư trong giai đoạn 2008-2018

có xu hướng giảm dần, cụ thể: Năm 2008, chiếm 9,6% tổng nguồn vốn toàn tỉnh đến 2018 chỉ còn chiếm 5,7%; trong đó vốn ngân sách nhà nước luôn chiếm tỷ trọng rất lớn song cũng có cơ cấu giảm dần, nếu năm 2008 chiếm 93,3% trong tổng nguồn vốn khu vực nhà nước, thì đến năm 2018 cũng chỉ còn chiếm 79,5%; riêng nguồn vốn vay và vốn của doanh nghiệp lại có cơ cấu tăng dần qua các năm, cụ thể: Năm 2008 là 1,6% đến năm 2018 là 7,8%

Vốn đầu tư phân theo Vốn đầu tư phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2008-2018

(theo giá hiện hành)

Phân theo nguồn vốn

Đơn

vị tính

Năm Tốc độ tăng

trưởng bình quân 2008-

2018 (%)

Tổng số Tỷ đồng 12.694 21.389 32.549 41.413 78.196 84.124 20,8

1 Khu vực nhà nước

Tỷ đồng 1.213 2.385 3.879 2.843 4.036 4.833 14,8Trong đó

+ Ngân sách nhà nước

Tỷ đồng 1.132 1.862 1.909 2643 3148 3.841 13,0

+Vốn vay

và vốn của DN

Tỷ đồng 81 523 1.970 200 888 992 34,1

Cơ cấu vốn khu vực NN

Trong

đó

+ Ngân sách nhà nước

Trang 14

Khu vực ngoài nhà nước: Trong giai đoạn 2008-2018 cũng liên tục được đầu

tư khá mạnh, bình quân cả giai đoạn mỗi năm lượng vốn được đầu tư tăng trên 12,9%, cụ thể năm 2008, thu hút được 7.479 tỷ đồng, đến năm 2018 đã là 25.200 tỷ đồng (tăng 17.721 tỷ đồng) Trong đó: Vốn của khu vực dân cư tăng mạnh nhất, bình quân 14,8%/năm, cụ thể năm 2008 là 3.527 tỷ đồng, đến năm 2018 đã là 14.030 tỷ đồng (tăng 10.503 tỷ đồng); Vốn của doanh nghiệp dân doanh cũng có xu hướng đầu tư tăng khá, năm 2008 là 3.951 tỷ đồng, đến 2018 là 11.170 tỷ đồng (tăng 7.219 tỷ đồng) Xét về cơ cấu, giai đoạn 2008-2010 vốn ngoài nhà nước luôn chiếm chủ đạo (từ 58,9% đến 60%) song xu hướng này giảm dần và đến năm 2018 chỉ còn chiếm 30% tổng nguồn vốn đầu tư toàn tỉnh Trong khu vực ngoài nhà nước, nguồn tập trung chủ yếu là vốn của dân cư, nếu như năm 2008 vốn của dân

cư đầu tư chiếm 47,2% vốn của khu vực ngoài nhà nước, đến năm 2018, vốn của dân cư đã chiếm đến 55,7% tổng nguồn vốn ngoài nhà nước, điều này cho thấy, vốn

Ngày đăng: 01/04/2024, 22:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w