1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ông nguyễn viết d là chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần tập đoàn đất quảng đại biểu hđnd tỉnh quảng nam khóa x nhiệm kỳ 2021 2026

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Để thuận tiện cho việc ra quyết định và thi hành quyết định xử phạt, công an quận Ngũ Hành Sơn có thể bàn giao để công an thành phố Hội An ra quyết định xử phạt đối với ông D được hay kh

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

Ngày: 19/06/2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Nhóm: 9 Lớp: N06.TL1 Tổng số sinh viên của nhóm: 7

+ Có mặt: 7

+ Vắng mặt: 0 Có lý do: Không lý do:

Tên bài tập: Ông Nguyễn Viết D là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần

Tập đoàn Đất Quảng, đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026, ngày 6/12/2022 khi chơi golf tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, đã dùng gậy golf đánh nữ nhân viên phục vụ phải đi cấp cứu Sau khi xác định không có dấu hiệu tội phạm, người có thẩm quyền đã xử phạt vi phạm hành chính với ông D

HỎI:

1 Ông D có phải là cán bộ hoặc công chức hoặc viên chức không? Tại sao? (2 điểm) 2 Phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích (2 điểm)

3 Ông D thường trú tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Để thuận tiện cho việc ra quyết định và thi hành quyết định xử phạt, công an quận Ngũ Hành Sơn có thể bàn giao để công an thành phố Hội An ra quyết định xử phạt đối với ông D được hay không? Tại sao? (2 điểm)

4 Phân tích thủ tục xử phạt vi phạm hành chính với ông D trong vụ việc này (2 điểm)

5 Sau khi vụ việc xảy ra, ông D đã làm đơn xin thôi làm đại biểu HĐND vàđược HĐND tỉnh Quảng Nam chấp nhận Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Nam về việc đồng ý cho ông D thôi làm đại biểu HĐND tỉnh có là quyết định hành chính hay không? Tại sao? (2 điểm)

Trang 3

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm Kết quả như sau:

Đánh giá

của SV SV ký tên

Đánh giá của GV

số

Điểm chữ

GV kí tên 1 471149 Lê Phương Anh X

2 471150 Lương Phương Nhi X

4 471152 Nguyễn Thu Hà X 5 471153 Nguyễn Thị Thảo Nguyên X

- Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2023

+ Giáo viên chấm thứ nhất: Trưởng nhóm + Giáo viên chấm thứ hai:

- Kết quả điểm thuyết trình: - Giáo viên cho thuyết trình:

- Điểm kết luận cuối cùng Lê Phương Anh Giáo viên đánh giá cuối cùng:

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5 NỘI DUNG 6

Câu 1: Ông D có phải là cán bộ hoặc công chức hoặc viên chức không? Tại

sao? 6 Câu 2: Phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích 7

Câu 3: Ông D thường trú tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Để thuận

tiện cho việc ra quyết định và thi hành quyết định xử phạt, công an quận Ngũ Hành Sơn có thể bàn giao để công an thành phố Hội An ra quyết định xử phạt đối với ông D được hay không? Tại sao? 10

Câu 4: Phân tích thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với ông D trong vụ

việc này 12 Câu 5: Sau khi sự việc xảy ra, ông D đã làm đơn xin thôi làm đại biểu HĐND và được HĐND tỉnh Quảng Nam chấp nhận Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Nam về việc đồng ý cho ông D thôi làm đại biểu HĐND tỉnh có phải là quyết định hành chính hay không? Tại sao? Error! Bookmark not defined DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 6

NỘI DUNG

Câu 1: Ông D có phải là cán bộ hoặc công chức hoặc viên chức không? Tại sao?

Ông Nguyễn Viết D là đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam trong nhiệm kỳ 2026 là người được cử tri tại ở tỉnh bầu ra giữ chức vụ theo nhiệm kỳ nhưng ông D không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Vì căn cứ:

2021-Điều 2 của Luật viên chức năm 2010 thì: “viên chức là công dân Việt Nam

được tuyển dụng theo vị trí việc làm, ” Và theo khoản 2 điều 4 của Luật cán bộ,

công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung luật cán bộ, công chức và luật viên chức năm 2019) thì: “ công chức là công dân Việt

Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị

trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; ”

Khoản 1 điều 18 Luật tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức chính phủ và luật tổ chức chính quyền địa phương):

“1 HĐND tỉnh gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở tỉnh bầu ra”

Như vậy, ông D là người được bầu cử lên làm đại biểu HĐND tỉnh Quảng

Nam nên ông D không phải là viên chức, công chức

Tiếp đó, căn cứ theo khoản 1 điều 4 của Luật cán bộ, công chức 2008 :" cán

bộ là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ "

Điểm b, khoản 2, điều 18 luật doanh nghiệp năm 2014 quy định:

“2 Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

b, Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.”

Theo khoản 2 điều 20 của luật phòng chống tham nhũng năm 2018:

Trang 7

“2 Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:

a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;

b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết.”

Luật doanh nghiệp và Luật phòng, chống tham nhũng có quy định cán bộ, công chức, viên chức được phép tham gia đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, nhưng không được tham gia thành lập, quản lý điều hành Nhưng trong thời gian làm đại biểu ông D vẫn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị (chức vụ quản lý điều hành) của Công ty cổ phần tập đoàn Đất Quảng và ông D còn là đại biểu không chuyên trách nên ông D không được gọi là cán bộ

Như vậy, ông D không phải là cán bộ hoặc công chức hoặc viên chức

Câu 2: Phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích

Mặc dù là hành vi có lỗi gây hậu quả trực tiếp đến sức khoẻ của người khác nhưng hành vi của ông D không đủ cấu thành tội phạm hình sự về tội cố ý gây thương tích nên được quyết định xử lý vi phạm hành chính về hành vi cố ý gây thương tích Sau đây, nhóm xin trình bày quan điểm để phân biệt giữa vi phạm hành chính với tội phạm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích:

Trang 8

Vi phạm hành chính - cố ý gây thương tích

Tội phạm hình sự - cố ý gây thương tích

Căn cứ pháp lý

1 Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung 2020

2 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình

1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017

Tính chất nguy hiểm

- Tỷ lệ tổn thương dưới 11% và không thuộc các trường hợp quy định tại điều 134 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

- Tính chất nguy hiểm chưa đáng kể cho xã hội

- Từ 11%-30%, hoặc dưới 11% nhưng thuộc các TH nêu ở điều 134 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

- Mức độ nguy hiểm cho xã hội đáng kể

Biện pháp xử

- Hình phạt chính: Phạt tiền

Mức tiền phạt được quyết định dựa trên

khung hình phạt quy định tại điểm a khoản

5 điều 7, Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

“5 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Hình phạt chính: cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn, hoặc phạt tù chung thân

Hình phạt được Toà án quyết định căn cứ theo quy định về từng mức độ tương ứng với từng khung

Trang 9

a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;”

- Sau khi xử lý không để lại án tích

hình phạt tại điều 134 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;

- Sau khi bị kết tội sẽ để lại án tích

Thẩm quyền xử phạt

Việc xử lý đối tượng vi phạm hành chính, theo quy định của pháp luật hiện hành, được

giao cho rất nhiều cơ quan và người có

thẩm quyền ở các ngành, các cấp, trong đó chủ yếu là các chức danh thuộc cơ quan quản lý hành chính nhà nước

Cũng có trường hợp, việc xử phạt vi phạm hành chính được giao cho chức danh thuộc cơ quan khác, ngoài cơ quan quản lý hành

chính nhà nước, ví dụ: Tổng Giám đốc Bảo

hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 121 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ)

Việc xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh thuộc Tòa án chỉ được áp dụng

trong phạm vi rất hẹp Ví dụ: Khoản 5 Điều

72 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư

Việc xử lý người phạm tội được giao cho một cơ quan duy nhất là Tòa án mà không có một cơ quan nào khác có thẩm quyền xét xử các vụ việc liên quan đến tội phạm hình sự

Việc xem xét, áp dụng hình phạt do Tòa án thực hiện theo thủ tục tố tụng tư pháp

Trang 10

pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015) có quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh thuộc Tòa án đối với một số vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.1

Câu 3: Ông D thường trú tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Để thuận

tiện cho việc ra quyết định và thi hành quyết định xử phạt, công an quận Ngũ Hành Sơn có thể bàn giao để công an thành phố Hội An ra quyết định xử phạt đối với ông D được hay không? Tại sao?

Thứ nhất, về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, công an quận Ngũ Hành

Sơn và công an thành phố Hội An đều có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm

hành chính thuộc địa bàn lãnh thổ của mình quản lý Căn cứ điểm a khoản 5 điều 7,

Nghị định 144/2021/NĐ-CP và khoản 2 điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì

thẩm quyền ra quyết định xử lý hành vi của ông D sẽ là nhóm chủ thể thuộc khoản

4 điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi bổ sung bởi điểm c khoản 12 điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020).2

1 Trích Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm, Sở tư pháp tỉnh Cà Mau, 2020

2“4 Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;…”

Trang 11

Thứ hai, về bàn giao thẩm quyền ra quyết định xử phạt, căn cứ khoản 35, điều

1 Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi bổ sung 2020 (sửa đổi khoản 2 điều 71 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012):

“2 Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cung cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để thi hành.”

Như vậy, có thể thấy trong trường hợp khi ra quyết định xử phạt tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng mà cá nhân ông D gặp khó khăn trong việc đi lại hoặc điều kiện chấp hành quyết định xử phạt không đảm bảo thì quyết định xử phạt sẽ có thể được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân (ông D.) cư trú, chính là công an thành phố Hội An Vậy việc chuyển giao, bàn giao quyết định xử phạt từ nơi vi phạm về nơi thường trú của cá nhân có thể được thực hiện nếu xác định được đáp

ứng đủ điều kiện được quy định tại khoản 35, điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính

sửa đổi bổ sung 2020 (sửa đổi khoản 2 điều 71 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)

Có thể thấy, công an quận Ngũ Hành Sơn không thể tự do bàn giao quyết định xử phạt, họ vẫn phải thực hiện thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn quản lý nếu không có bất kỳ căn cứ nào cho việc gặp khó khăn trong quá trình đi lại hay thi hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức, cụ thể trong trường hợp này là ông D

Trên thực tế, ngày 3 tháng 1 năm 2023, “Công an quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đã ra quyết định xử phạt hành chính ông Nguyễn Viết D 6,5 triệu đồng

Trang 12

và không khởi tố vụ án hình sự vì "hành vi không cấu thành tội phạm.”3 Nhưng bên

cạnh đó cũng cần xem xét để có thể áp dụng cho các vi phạm tương tự nhưng có cơ sở cho việc phải bàn giao quyết định xử phạt do lý do để thuận lợi hơn và đảm bảo việc thi hành quyết định của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm

Câu 4: Phân tích thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với ông D trong vụ việc này

Trong vụ việc này, ta thấy hành vi của ông D thuộc tội cố ý gây thương tích, tuy nhiên thì hành vi này được xác định là không có dấu hiệu tội phạm vì vậy ông D sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính gồm 2 bước chính đó là ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1 Về thủ tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định của Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 thì việc ra quyết

định xử phạt hành chính được tiến hành như sau:

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính của ông D người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh (bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, bằng văn bản hoặc hình thức khác được pháp luật quy định) để buộc chấm dứt ngay hành vi vi phạm đó Sau khi chấm

dứt hành vi vi phạm, căn cứ vào điểm a khoản 5 điều 7 của nghị định 144/2021

NĐ-CP với hành vi của ông D có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng,

với khung hình phạt như vậy và dựa vào điều 56,57 của Luật xử lý vi phạm hành

chính, ta thấy cần lập biên bản xử phạt hành chính đối với ông D

Về nội dung biên bản, theo khoản 3 điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính

quy định: “Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ thời gian, địa điểm lập biên bản; thông tin về người lập biên bản, cá nhân vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm, mô tả vụ việc, hành vi vi phạm; lời khai

3 Trích Báo Lao động ngày 21/03/2023: Xử lý kỷ luật khiển trách ông Nguyễn Viết Dũng

Trang 13

của người vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chinh; quyền và thời hạn giải trình” Sau khi ghi rõ được những nội dung trên biên bản cần có chữ ký của ông D và của người lập biên bản Nếu có những người làm chứng hoặc người bị thiệt hại thì họ cùng kí vào biên bản Nếu họ không kí thì phải ghi rõ lí do vào biên bản Biên bản sau khi lập xong phải giao cho ông D., nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản tới người có thẩm quyền xử phạt

Sau khi lập biên bản, dựa vào điều 59 Luật sử lý vi phạm hành chính để xác

minh tình tiết vụ việc ta thấy hành vi của ông D có là hành vi vi phạm hành chính, là hành vi do lỗi cố ý, không có tình tiết tăng nặng giảm nhẹ nào hết, và tính chất mức độ thiệt hại chưa nghiêm trọng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự Vì

vậy, sau các bước trên và căn cứ vào các điều 59, điều 60, khoản 4 điều 23 của Luật

xử lý vi phạm hành chính và các điểm a khoản 5, điểm a khoản 13, điểm đ khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, ông D sẽ bị xử phạt hành chính và hình phạt

đối với ông D như sau: Về hình phạt chính ông D sẽ bị phạt tiền với số tiền là 6.500.000 đồng và một số hình phạt bổ sung đó là tịch thu chiếc gậy golf mà ông đã sử dụng để đánh nữ nhân viên và bên cạnh đó ông D sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh cho nữ nhân viên về hành vi vi phạm của mình Thời hạn ra quyết định xử phạt là 7 ngày kể từ khi lập biên bản

2 Về thủ tục thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Quyết định xử phạt có hiệu lực từ ngày kí, quyết định này sẽ được giao cho ông D và cơ quan thu tiền phạt hoặc cơ quan có liên quan khác để thi hành trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày ra quyết định Ông D phải tự nguyện thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt Trong trường hợp của ông D bị phạt tiền có thể nộp tiền phạt tại Kho bạc nhà nước hoặc vào tài khoản của Kho bạc nhà nước Nếu hết thời hạn tự nguyện thi hành quyết định xử phạt mà ông D không thi hành quyết định xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp

Ngày đăng: 29/06/2024, 06:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w