Để trở thành một đại biểu đại diện cho quyền lực của nhân dân không chỉ cần sự tín nhiệm của người dân mà còn phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn được quy định tại điều 7 Luật tổ chức chính q
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 22
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ
THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 18/6/2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
HỎI:
1 Ông D có phải là cán bộ hoặc công chức hoặc viên chức không? Tại sao?
2 Phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích
3 Ông D thường trú tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Để thuận tiện cho việc ra quyết định và thi hành quyết định xử phạt, công an quận Ngũ Hành Sơn có thể bàn giao để công an thành phố Hội An ra quyết định xử phạt đối với ông D được hay không? Tại sao?
4 Phân tích thủ tục xử phạt vi phạm hành chính với ông D trong vụ việc này
5 Sau khi vụ việc xảy ra, ông D đã làm đơn xin thôi làm đại biểu HĐND và được HĐND tỉnh Quảng Nam chấp nhận Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Nam về việc đồng ý cho ông D thôi làm đại biểu HĐND tỉnh có là quyết định hành chính hay không? Tại sao?
Đánh giá mức độ tham gia và kết quả làm việc nhóm
Trang 33
S
T
T
Đánh giá của sinh
ký tên
Đánh giá của GV
(số)
Điểm (chữ)
GV
ký tên
1 471156 Đào Ngọc Anh
X
2 471157 Nguyễn Xuân Tiến X
3 471158 Phan Phương Linh
X
4 471159 Hoàng Đức Anh
X
6 471161 Nông Lưu Bảo Trân
X
7 471162 Thái Thị Thanh Hà X
- Kết quả điểm bài viết:
+ Giáo viên chấm thứ nhất:
+ Giáo viên chấm thứ hai:
- Kết quả điểm thuyết trình:
- Giáo viên cho thuyết trình:
- Điểm kết luận cuối cùng Giáo viên đánh giá cuối cùng:
Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2023 Nhóm trưởng
Đào Ngọc Anh
Trang 44
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5
MỞ ĐẦU 6
NỘI DUNG 6
CÂU 1: Ông D có phải là công chức hoặc viên chức hoặc cán bộ không? Tại sao? 6
CÂU 2: Phân biệt VPHC với tội phạm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích 9
CÂU 3: Ông D thường trú tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Để thuận tiện cho việc ra quyết định xử phạt, công an quận Ngũ Hành Sơn có thể bàn giao để công an thành phố Hội An ra quyết định xử phạt đối với ông D được hay không? Tại sao? 11
CÂU 4: Phân tích thủ tục xử phạt VPHC với ông D trong vụ việc này 12
CÂU 5: Sau khi vụ việc xảy ra, ông D đã làm đơn xin thôi Đại biểu nhân dân và được HĐND tỉnh Quảng Nam chấp nhận Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Nam về việc đồng ý cho ông D thôi làm Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam có là quyết định hành chính không? Tại sao? 13
KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
PHỤ LỤC 18
Trang 66
MỞ ĐẦU
Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân và hội đồng nhân dân về nhiệm vụ quyền hạn của mình Để trở thành một đại biểu đại diện cho quyền lực của nhân dân không chỉ cần sự tín nhiệm của người dân mà còn phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn được quy định tại điều 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015: trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu, có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật Qua khảo sát nhiệm kì 2016-2021, hầu hết các đại biểu HĐND đã lắng nghe những ý kiến, tâm
tư, nguyện vọng của cử tri, đồng thời phát hiện những vấn đề bức xúc ở địa phương, từ đó có kiến nghị với các cơ quan có liên quan để làm rõ trách nhiệm,
đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục Qua đó, cử tri ngày càng tin tưởng vào HĐND, vai trò, vị thế của HĐND trong hệ thống chính trị ở địa phương ngày càng được khẳng định và tăng cường Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một số đại biểu không thực hiện đúng nhiệm vụ, lợi dụng quyền hạn của mình xâm hại đến quyền, lợi ích của người khác, gần đây nhất xảy ra vụ việc ông Nguyễn Viết D, đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam đã dùng gậy golf đánh nữ nhân viên phục vụ phải đi cấp cứu Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng tôi xin được phân tích vụ việc qua bài tập nhóm môn Luật Hành Chính
NỘI DUNG CÂU 1: Ông D có phải là công chức hoặc viên chức hoặc cán bộ không? Tại sao?
1 Căn cứ pháp lý
- Điều 4 Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH 2019 Luật Cán bộ công chức
“1 Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Trang 77
2 Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
- Điều 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
“ 1 Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu
ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng
và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương
và cơ quan nhà nước cấp trên
2 Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.”
- Điều 2 Văn bản hợp nhất 26/VBHN-VPQH 2019 Luật Viên chức
“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm
việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương
từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
- Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 về việc quy định về chế độ,
chính sách và các điều kiến bảo đảm hoạt động của đại biểu HĐND
“+ Đại biểu HĐND không chuyên trách đang làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thời gian thực hiện nhiệm vụ đại biểu được bảo đảm trả lương, phụ cấp, các chế độ khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 103 của Luật tổ chức chính quyền địa phương
+ Đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách mà không phải là người hưởng lương (kể cả là người hưởng lương hưu) hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng
từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội thì được chi trả chế độ tiền công lao theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND.”
Trang 88
- Khoản 2 Điều 103 của Luật tổ chức chính quyền địa phương
“Đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất một phần
ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân Thời gian làm việc trong năm mà đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu được tính vào thời gian làm việc của đại biểu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đại biểu làm việc và được bảo đảm trả lương, phụ cấp, các chế độ khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó đài thọ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu làm việc có trách nhiệm sắp xếp công việc, tạo điều kiện cần thiết cho đại biểu HĐND làm nhiệm vụ.”
2 Lập luận
Ông Nguyễn Viết D là đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam được bầu cử trong nhiệm kỳ 2021-2026, tuy nhiên ông còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập Đoàn Đất Quảng Như vậy ông Nguyễn Viết D được coi là đại biểu hội đồng nhân dân không chuyên trách Bởi thế, ông D không phải làm nhiệm vụ đại biểu 1 cách thường xuyên, không có biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước
vị đó đài thọ căn cứ theo khoản 2 điều 103 Luật tổ chức chính quyền địa
phương
→ Ông D không phải là cán bộ
Ông D là đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, không được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tại khoản 2 điều 4 Luật cán bộ công chức 2019
→ Ông D không phải là công chức
Ông D là chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Quảng, đây là công ty tư nhân, không hoạt động theo đơn vị sự nghiệp công
→ Căn cứ điều 2 Luật viên chức 2019, ông D không phải là viên chức
Trang 9về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC
Điều 8 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Vi phạm hình sự (hay còn gọi là tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình
sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự
Xâm phạm các mối quan hệ được BLHS bảo vệ: tính mạng, sức khỏe công dân
Trang 10Bị xử lý bằng các chế tài hình sự trong
đó có các hình phạt hạn chế quyền tự
do thậm chí tước đi quyền sống của con người: Phạt tù, tử hình và có để lại án tích
8.000.000 đồng theo điểm a
khoản 5 điều 7 Nghị định 144/2021 NĐ-CP
Đồng thời người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc
Mức độ thương tích trên 11% sẽ bị khởi tố hình sự theo khoản 1 điều 134 Trường hợp thương tích mà có 1 trong các điều kiện được quy định từ điều a đến k khoản 1 điều 134 dù thương tích dưới 11% vẫn bị khởi tố hình sự
Trang 111 Căn cứ pháp lý
- Khoản 35 Điều 1 Luật XLVPHC sửa đổi 2020: “Trong trường hợp VPHC
xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định
xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ
sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến UBND cấp huyện để thi hành.”
2 Lập luận
Việc bàn giao VPHC giữa các địa phương phải tuân theo quy định khoản 35
điều 1 Luật XLVPHC (sửa đổi, bổ sung năm 2020) Theo đó, nếu VPHC xảy ra
tại quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng thì cơ quan có thẩm quyền xử lý là Công an quận Ngũ Hành Sơn Theo giả thiết đưa ra, không đủ căn cứ để chứng minh ông D không gặp khó khăn trong việc đi lại từ thành phố Hội An, tình Quảng Nam đến quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng Vì thế, quận Ngũ Hành Sơn
có đủ thẩm quyền để giải quyết vi phạm hành chính của ông D
Tuy nhiên, nếu có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền xử lý hoặc của người
bị xử lý hoặc người có quyền và lợi ích liên quan hoặc chứng minh được người vi phạm gặp khó khăn trong việc chấp hành tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nắng thì cơ quan có thẩm quyền xử lý có thể bàn giao hồ sơ vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền xử lý khác trên cùng một địa bàn hoặc trên địa bàn
Trang 1212
khác để tiện cho việc thi hành án Vì vậy, nếu có yêu cầu hợp lý, Công an thành phố Đà Nẵng có thể bàn giao sang Công an thành phố Hội An để tiện việc thi hành
án
CÂU 4: Phân tích thủ tục xử phạt VPHC với ông D trong vụ việc này
Căn cứ theo Điều 57 Luật XLVPHC:
“1 Xử phạt VPHC có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi VPHC của
cá nhân, tổ chức VPHC không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều
56 của Luật này
2 Việc xử phạt VPHC có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt VPHC Hồ sơ bao gồm biên bản VPHC, quyết định
xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.”
→ Với hành vi của ông D bị xử phạt hành chính có lập biên bản
Thủ tục xử phạt VPHC đối với vụ việc này sẽ có các bước sau:
Bước 1: Lập biên bản ghi nhận VPHC
Căn cứ theo Điều 58 LXLVPHC: Lập biên bản vi phạm hành chính
“1 Khi phát hiện hành vi VPHC thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản VPHC, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này
2 Biên bản VPHC phải được lập tại nơi xảy ra hành vi VPHC Trường hợp biên bản VPHC được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản
3 Biên bản VPHC có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian, địa điểm lập biên bản;
b) Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;
d) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
đ) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
e) Quyền và thời hạn giải trình.”
Trang 13Theo Khoản 1 điều 67 Luật XLVPHC: “Người có thẩm quyền lập biên bản
VPHC gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản được quy định cụ thể tại các nghị định xử phạt VPHC trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.”
Sau khi thu thập đầy đủ tất cả các thông tin và tang vật liên quan đến việc ông
D sử dụng gậy golf đánh nữ nhân viên phục vụ, công an quận Ngũ Hành Sơn sẽ tiến hành quyết định xử phạt
Căn cứ vào điểm a khoản 5 điều 7 Nghị định 144/2021 NĐ-CP: “Phạt tiền
từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng
không bị truy cứu TNHS” và khoản 4 điều 23 Luật XLVPHC: “Mức tiền phạt
cụ thể đối với một hành vi VPHC là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu
có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.” Do đó, ông D sẽ bị Công an Huyện Ngũ
Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng xử phạt hành chính theo quy định với mức phạt 6.500.000 đồng
CÂU 5: Sau khi vụ việc xảy ra, ông D đã làm đơn xin thôi Đại biểu nhân dân và được HĐND tỉnh Quảng Nam chấp nhận Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Nam về việc đồng ý cho ông D thôi làm Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam có là quyết định hành chính không? Tại sao?
1 Căn cứ pháp lý
Trang 1414
- Khoản 2 Điều 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015: “Đại biểu
Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân
về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.”
- Khoản 1 điều 101 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015: “ Trong
nhiệm kỳ, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân không còn công tác tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu và không cư trú tại đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu thì phải xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể đề nghị thôi làm nhiệm vụ đại biểu
vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác Việc chấp nhận đại biểu HĐND thôi làm nhiệm vụ đại biểu do HĐND cùng cấp xem xét, quyết định.”
- Điểm a khoản 3 điều 3 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP: “Nghị quyết do Hội
đồng nhân dân và quyết định do Ủy ban nhân dân ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật trong các trường hợp sau: Nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức vụ khác.”
- Khoản 4 điều 14 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi
bổ sung năm 2020): “Những hành vi bị nghiêm cấm: Quy định thủ tục hành chính
trong thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này”
2 Lập luận
“Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả
sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của