Sen còn đi sâu vào tâm thức của người Việt như là một hình ảnh quen thuộc trong văn học, là chủ đề được khai thác nhiều trong mỹ thuật kiến trúc và điêu khắc, và là biểu tượng cao đẹp tr
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA VIET NAM HỌC VÀ TIENG VIET
HEPES ns amy S06E1.43129008 0204/3/7010|0010/8943408 te
NGUYEN THI THUY
SEN TRONG VĂN HÓA CUA NGƯỜI VIỆT
KHÓA LUAN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH VIỆT NAM HỌC VÀ THENG VIỆT
Hiệ đào tao: Chính quy
Khóa học: OH-2010-X
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA VIỆT NAM HOC VÀ TIENG VIET
NGUYEN THI THUY
SEN TRONG VAN HOA CUA NGUOI VIET
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
NGANH VIET NAM HOC VA TIENG VIET
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2010-X
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thị Thanh Tâm
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp
“Sen trong văn hóa của người Việt”của tôi là hoàn toàn do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của Tiến sĩ Lê Thị Thanh Tâm.
Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố Đồng thời, tôi xin chịu toàn
bộ trách nhiệm nếu vi phạm quy chế thực hiện khóa luận.
Hà Nội, ngày 14,tháng 05, năm 2014
Sinh Viên,
Nguyễn Thị Thúy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Dé hoàn thành khóa luận nay, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô TS Lê
Thị Thanh Tâm, người đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận
tốt nghiệp
Em chân thành cảm ơn quý Thay, Cô trong khoa Việt Nam Học và Tiếng
Việt, Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập
Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá
trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hanh trang quý báu để em bước vào đời một
cách vững chắc và tự tin.
Vibe
VA ì Hà Nội, ngày 14,tháng 05, năm 2014
Trang 5MỤC LỤC
MUC 00005555 — 1
PHAN MỞ DAU vessssssssssssssssssscssssssssssssesscsnsescensecersnecersnsesssnscsssnsecesssseessssecsssnecess 1
1 Lý do chọn để tai ce.scccccsecsssescssecsseesssessssecssecssusssssessaressussssvessuveeseceusecesevenseees |
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề -:¿- +s+xeEEEEEEEEEEEEECEEErEEkerrkerrkrerrred |
2.1 Nghiên cứu và so sánh chung về sen - 2s x+xv+xtvEvEereererree 1
2.2 Nghiên cứu và so sánh về sen trong văn hOC ceeseesessseceecesssssessesseesseess 4
2.3 Nghiên cứu và so sánh về sen trong Phật giáo -s-cscccccea 5 2.4 Nghiên cứu và so sánh về sen trong mỹ thuật -.«-cccce 6
3 Phương pháp nghiên CỨU 2-12 232119121111 21 11 1 1131 1 tr ng 7
3.1 Phương pháp nghiên cứu liên ngành 5-5 55 552 s2sc+s£scsscs2 7
3.2 Phương pháp phân tích hệ thống - + E+EE+EE£Ezverxsrxee 7
3.4 Phương pháp thống kê-phân loại - 2 +c©+s++zE++EE+zEEtzrxrzrreez 8
4 Phạm vi và đối tượng nghiÊn CỨU + s33 EEE+SES.EEsEessrsseeereeree 8
4.1 Đối tượng nghiên An — 8
4.2 Phạm vi nghiên cứu “` 111111 8
5 Đóng góp của đề tài ¬— mm 9
6 BG cục khóa luận vse ecsecsssssecsecssecssessecesecsucsscssuesiecsuesassuessecsssssecasecseseseee 10 PHAN NỘI DUNG - << se +E£€SEtzseevseevstrservserssersse 11 CHƯƠNG I: CAY SEN VÀ UNG DỤNG TRONG Y HỌC VA AM THỰCi5 11
L1 Giới thiệu khái quát về cây sen - đt Ôn me 11
1.2 Sen trong âm thực va y hoc Viét ecessssssesssesssessesssesesesesuecesseseeseseessecens 12
IV 13
1.2.2 Sen trong ẩm thực ViGteescsccsssssssssssessssssssessssssssssssssesessssaseeseessees 16
CHƯƠNG II: SEN TRONG ĐỜI SÓNG TÔN GIÁO VÀ TRONG MỸ
THUAT CUA NGƯỜI VIIỆƑT s-s°° « * s©sss se se +seeesevscvee 23
II.1 Sen trong đời sống tôn giáo của người VIỆT -ccccsscssseeeeeree 23
Trang 6II.1.1 Sen là biểu tượng của yếu tố linh thánh trong tâm thức Phat gido 23
11.1.2 Sen trong kính Phật -G G1 3 3 xnxx re geg 27
II.1.3 Sen trong một số nghi thức Phật giáo - 2: s2 +ts+Es+Exersezzed 29
II.1.4 Sen trong mỹ thuật và kiến trúc Phật 0 30
II.2 Sen trong mỹ thuật truyền thống của người VIỆt s «<2 30
11.2.1 Sự thay đổi của motif sen trong mỹ thuật Việt qua từng thời kỳ của
9:80 a7 31
I.2.2 Sen trong một số công trình kiến trúc lớn ở các thời kì phong kiến
của ngƯỜi VIỆT -s cckt t2 121 11112311 1n TT TT nu nh nh ngà 35
CHƯƠNG III: SEN TRON G VAN HỌC CUA NGƯỜI VIỆT 43
LI.1I Sen trong văn học dân gian của người VIỆt ¿55c cccsc5cscscec 43
III.1.1 Sen là hình ảnh gần gũi và dân dã nơi thôn quê Việt 45
II.1.2 Sen là hình ảnh biểu trưng cho sự thanh cao và đẹp đẽ 46 HII.1.3 Sen là hình ảnh biểu trưng cho người phụ nữ Việt 49
IH.2 Sen trong văn học trung đại - + + 2+2 3S x S3 1xx cv cv re 52
IIL2.1 Biểu tượng sen trong thơ thiền Lý-Trần s- ss©seccs2zsses 53 III.2.2 Biểu tượng sen trên các văn bia thời ID 57 III.2.3 Hình ảnh sen trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi và Nguyễn Binh
PHAN KET LUẬN - se €©©kt€E+S€C2Y+teEvveeeEEvseevreservsservez 67
TÀI LIEU THAM KHHẢO - s2 +£Se£€veeEveseozvseevvzz 69
Trang 7PHAN MỞ DAU
1 Ly do chon dé tai
Ở môt số nước như An Độ, Trung Quốc, Nhật Ban, hình ảnh dep dé của sen
luôn được ví với phẩm chất cao quý của con người, bởi đặc tính sinh trưởng của nó:
với sức sống mạnh mẽ vươn thẳng lên từ lớp bùn lầy, đón lấy ánh mặt trời và bung nở
những bông hoa đẹp cả về sắc và hương, Người Việt cũng coi sen như là một biểu
tượng cho những phẩm chất tốt đẹp như cốt cách thanh cao, sự bền bi, sự sinh tồn
mãnh liệt, |
Từ ngàn xưa tới nay, sen luôn là một loài cây thân thuộc và gan liền với từng
xóm làng của người Việt trên khắp mọi miền đất nước Ở mọi miền quê Việt, những
đầm sen xanh mướt với những đóa sen hồng thơm ngát luôn bình dị và gần gũi Người
Việt dùng sen dé chế biến các món ngon hàng ngày, dé trang trí, và đặc biệt là sử dụng sen như một nguyên liệu quý trong các bài thuốc dân gian.
Sen còn đi sâu vào tâm thức của người Việt như là một hình ảnh quen thuộc
trong văn học, là chủ đề được khai thác nhiều trong mỹ thuật kiến trúc và điêu khắc,
và là biểu tượng cao đẹp trong Phật giáo- một trong những tôn giáo lớn của ngườiViệt.
Sen hiện hữu ở nhiều phương điện trong đời sống văn hóa của người Việt, từnghình ảnh của sen ở từng khía cạnh văn hóa lại phản ánh những mặt khác nhau trong
đời sống văn hóa Việt.
Từ những nhận thức về những mối liên hệ chặt chẽ của sen và văn hóa ngườiViệt ở trên, cùng với niềm yêu thích loài hoa đẹp này và đặc biệt là mong muốn khámphá, tìm tòi bản sắc văn hóa Việt, chúng tôi lựa chọn “Sen trong văn hóa của ngườiViệt” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Nghiên cứu và so sánh chung vỀ sen
Trên thế giới, sen được nhắc tới từ rất sớm, đặc biệt ở một số quốc gia Châu Á
— các quốc gia có sự hiện hữu của Phật giáo, và Ai Cập.
Kinh Bhagavad Gita 5.10 của An Độ có nói rằng: “Người nào trong khi thi
hành nhiệm vụ mà không vương vấn, thì kết quả dù tốt hay xấu cũng được Đắng tối
Trang 8cao ghi nhận, không xem là một tội lỗi giống như hoa sen đã được miễn nhiễm trong
nước dơ vậy”.
Năm 1962, trên trang web Bookhunterclub.com có bài đăng Ấn ngữ trong một
số biểu tượng trích từ cuốn A dictionary of symbols của Juan Eduardo Cirlot(Doan
Khuong Duy dich) da viết: “O Ai Cập, hoa sen tượng trưng cho đời sống vừa khai lộ,
hay là sự trình diện đầu tiên”, “ Sen tám cánh tại An Độ được coi là trung tâm - nơi đắng Brahma ngự tọa, và như sự hiển lộ những cử động huyền bí của ngài ”.
Năm 1997, Trường Viết Văn Nguyễn Du và Nhà xuất bản Đà Nẵng hợp tác
xuất bản cuốn Tir điển biếu tượng văn hóa thế giới của Jean Chevalier và Alain
Gheerbrant có đề cập đến ý nghĩa biểu tượng hoa sen ở một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản trong Muc ti sen: Hoa sen gắn liền với Hindu giáo tại Ấn Độ,
trong niềm tin tín ngưỡng của người An thì hoa sen là biểu tượng linh thiêng và gắn
liền với sự cao quý, sen là biểu tượng của vị thần Vishnu, Brahma, Lakshmi Trong
thơ ca Nhật Bản, sen đại diện cho những con người đức hạnh vươn lên từ đáy xã hội
mà vấn thanh khiết trắng ngần Trong văn hóa Trung Quốc thì hoa sen là biểu tượngcho người quân tử và hoa sen lại vừa là biểu tượng của tính nữ.[20, tr.81 1] Ngoài racòn nhắc nhắc đến một ý nghĩa biểu trưng khác của sen: “bông hoa sen Đức phật cầmtay hay tòa sen Phật ngồi, người ta hiểu ngay đó là biểu tượng âm vật hay sự sinh sôi
nảy nở hay sự an lành thịnh vượng”.[20, tr.81 1]
Năm 2002, Nhà xuất bản Mỹ thuật phát hành cuốn Mỹ thudt và kiến trúc Phật
giáo của Robert E Fisher, đề cập tới các công trình kiến trúc liên quan đến Phật giáo
mà sen trở thành mảng đề tài lớn trong các công trình ấy, tiêu biểu là biểu tượng sen
“trên một đầu cùng với một đầu là các con vật liên qua tới chủ đề văn hóa Ấn Độ” [11,
tr.41]trên các cột tru đá tại An Độ, va các tượng Phật có các motif sen như cam hoa
sen, ngồi trên đài sen[ 11, tr.67]
Đầu năm 2014, bài đăng trên website Nguyệt san giác ngộ: Nghệ thuật điêu
khắc của Phật giáo Ấn Độ do Nguyên Hiệp dịch có viết “Đầu trụ đá có hình con bò
của vua Ashoka ở Rampurva, Bihar, cũng thuộc về thế kỷ thứ III là một đối tượng
nghiên cứu thú vị khi nó là một sự kết hợp những yếu tố của Ba Tư và An Độ Dau trụ
đá hoa sen là hoàn toàn thuộc trường phái hình thức.” Bài Ý nghĩa biểu tượng trong
hội họa Trung quốc đăng trên Tạp chí Cổ vật Trung Hoa (số 4, tháng 1/2014) có viết:
Trang 9bức tranh có chủ đề hoa sen thường mang ý nghĩa tượng trưng cho cốt cách của bậc
quân tử.
Ở Việt Nam, năm 1996 trong cuốn Lich sử tu tưởng Việt Nam (NXB Sài Gòn),
Nguyễn Đăng Thục có nhận xét về chùa Một Cột: “mot công trình đã hóa trang
linh phù Linga-Yoni của Chiêm Thành: hình tượng bông sen xuất hiện giữa đầm nước,
trên cái cuống bằng đá đồ sộ đội một ngôi điện nhỏ mái cong, nhắc nhở dân chúng cái
hình ảnh ngôi nhà sàn cao đẳng của Văn minh Đông Son.”.[34, tr.104]
Năm 2000, bài viết Biểu tượng hoa sen trong văn hóa Việt Nam đăng trên Tạpchí Van hoá dân gian, Hà Nội, số 4, Nguyễn Phương Châm nhắn mạnh: “Thế giới củahoa sen thuộc về phương Đông là biểu tượng cho cái đẹp thầm bí và tư tưởng huyền
ảo sâu kín của phương Đông, và mang nhiều ý nghĩa khác nhau.”[8, tr.53] Trong bài
nghiên cứu này, sen được đề cập ở nhiều phương diện: Biểu tượng của Phật giáo nói
chung, ở Việt Nam thì sen đóng vai trò làm biểu tượng cho cả một cộng đồng như biểu
tượng của Hà Nội, biểu tượng của Hội Phụ nữ, [8, tr.55], sen là dé tài trong văn học,
kiến trúc, điêu khắc, hội họa [8, tr.57-6 1]
Năm 2007, trong đề tài nghiên cứu Nghệ thuật biểu tượng trong thơ thiền
Ly-Tran nhìn dưới góc độ nguồn gốc văn hóa (Trần Thị Tươi, khoa Văn học và ngôn ngữ,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) đề cập tới một số biểu tượng trong văn hóa người Việt như hoa sen, trâu bùn và gương mặt mẹ Theo nghiên cứu của Trần Thị
Tươi, hoa sen được khai thác từ nhiều khía cạnh, ví như trong thơ thiền Lý — Trần,
hoa sen trong nền văn minh lúa nước, sen trong ca dao dan ca và khang định vị tri
của hoa sen trong mỹ cảm của người Việt, gợi mở nhiều ý nghĩa biểu tượng ẩn chứa
chiều sâu trong tâm thức tín ngưỡng của người dân
Năm 2010, Trong bài viết Bàn về quốc hoa đăng trên Tạp chí Việt Nam hương
sắc Số 202 tháng 7/2010, có viết sen phù hợp với cả 13 tiêu chí bình chọn quốc hoa,
trong đó có một số tiêu chí cơ bản: Có nguồn gốc lâu đời ở Việt Nam, thích nghỉ va
được trồng ở hầu hết các vùng miền đất nước; thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc,
cốt cách của người dân Việt Nam; bền đẹp về hình thức, màu sắc, hương thơm, có giátrị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử và đời sống, [40, tr.5]
Trang 10Năm 2011, Trong cuốn Trang trí mỹ thuật truyền thống của người Việt (NXB:
Văn hóa dân tộc), Trần Lâm Biển có Viết: “theo quan niệm của dân gian thì hoa sen
mang yếu tố âm”.[6, tr.42].
2.2 Nghiên cứu và so sảnh VỀ sen trong văn học
Năm 1996, Trong cuốn Thién học Việt Nam (NXB Thuận Hóa) của Nguyễn
Đăng Thục có ghi: “hình ảnh chùa Diên Hựu còn nhắc nhở đến nguyên lai Châu
Thành, chúng ta thấy cặp hôn nhân sáng tạo Lingam-Yoni đã được thanh tao hóa đi
nhiều, để biến thành cái tượng trưng hoa sen phổ thông của dân tộc” Ở mục “ý nghĩa
tượng trưng hoa sen” có đề cập tới nội dung: “Cũng như cây trúc, thông, hoa sen đã
được các dân tộc A Đông như ở An Độ và Việt Nam, nhân dan nhìn là phù hiệu tượng trưng cho một ý nghĩa siêu hình “thực sen thì chẳng sợ bùn””33, tr.337], “cái lý tưởng
ngụ ở hoa sen là một đời sống tâm linh phấn đấu với hoàn cảnh vật dục thực tế, trái
ngược với ý muốn kết cục không bị hoàn cảnh tiêm nhiễm, xuất tự trong bùn hôi tanh
mà vượt lên trên để nở ra thơm đẹp thanh tao, tự do giải thoát”, “hoa sen đã trở nênmột tượng trưng tinh thần cho toàn dân Việt Nam tượng trưng này đã đánh dé tượng
trưng cây trúc của giới Nho sĩ bác học.”[33, tr.377-378]
Năm 1998, Doan Thị Thu Vân chú thích trong cuốn Tho Thiên Lý — Trần (NXB
Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh) về ý nghĩa của hoa sen trong bài thơ thiền Thi
chung của Tuệ Trung Thượng sĩ: “Nhụy sen đỏ thom là hình ảnh ẩn dụ cho tự tính
trong sáng có trong mỗi con người, nếu biết khơi gợi đúng sẽ phát ra ánh sáng kỳ diệu
không phải chỉ nơi Phật, Tổ mới có.”[41, tr.191] |
Năm 1999, Trần Dinh Sử trong May vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt
Nam, NXB Giáo dục có ghi “Lý tưởng tha thiết của Thiền tông là nở đóa sen vàng
trong lò lửa Đời đối với họ chỉ là cái lò lửa thiêu đốt con người, là địa ngục trần gian của con người Nếu giác ngộ thì sẽ là đóa hoa tươi trong cái lò ấy, là đóa hoa vàng, lửa
không làm hủy hoại được”.[31, tr.203]
Năm 2007, trong luận án tiến sĩ Nghiên cứu so sánh thơ thiền Lý Tran (Việt
Nam) và thơ thiền Đường Tống (Trung Quốc) Lê Thị Thanh Tâm đã tóm lược hoa sen
trong thơ thién là hình ảnh thiên nhiên từ điểm nhìn bản thể luận Thiền tông Hình ảnh
hoa sen trong thơ Thiền Lý-Trần chú trọng vào ý nghĩa biểu trưng cho quá trình ngộ
đạo và sự giải thoát, khác với hình ảnh sen trong thơ thiền Đường-Tống là chú trọng
Trang 11vào triết lý bản thể của sen Các thiền sư Việt Nam “chú trọng thiết lập bản lĩnh sen trong đời sống hơn là nắm bắt khoảnh khắc chứng ngộ trong sự chiêm ngưỡng vẻ đẹp bản thể”.[32, tr.96] |
Nam 2009, trong sách Thién nhiên trong ca dao trữ tình Đồng bằn Bắc Bộ của
Đặng Thị Diệu Trang, NXB Đại học quốc gia Hà Nội đã xếp sen vào một trong số
những hình tượng thiên nhiên trong ca dao trữ tình liên quan đến ruộng vườn và một
trong số hình tượng thiên nhiên trong ca dao trữ tình liên quan đến sông nước.[35,
tr.55, 62]
Năm 2011, Bài viết Biểu tượng hoa trong văn học dân gian đăng trên Tạp chí
Van học nghệ thuật s6 328, tháng 10/2011 Lê Đức Luận có viết “Trong tất cả các loài
hoa, tác giả dân gian đánh giá cao hoa sen Hoa sen trong ca dao trở thành biểu tượng
về triết lý nhân sinh của người Việt.” và nhấn mạnh “Mỗi loài hoa có những giá trị
biểu trưng khác nhau và hoa sen là loài hoa trở thành biểu tượng cho khí phách con
người Việt Nam.”[24, tr.75]
2.3 Nghiên cứu và so sảnh về sen trong Phật giáo
Năm 1980, Bài viết Hoa sen trong văn học Phật giáo, Thích Minh Châu đãViết về minh chứng cho vẻ đẹp của hoa sen trong Phật giáo: “Như từ trong đống bùnnhơ vất bỏ, sinh ra hoa sen thanh khiết ngọt ngào làm đẹp ý mọi người Cũng thế, chỉ
từ nơi chốn phàm phu ngu muội mới sản sinh ra những vị đệ tử bậc Chính Giác đem trí
tuệ soi sáng thế gian.”
Năm 1992, cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận tập I, HH của NXB Văn Học,Nguyễn Lang đã nhắc đến hình ảnh hoa sen ở trong tư tưởng thiền của một số vị thiền
sư Khương Tăng Hội: “Giữ gìn một cách kiên cố, tâm như hoa sen, vẽ hoa trong bùn, khi hoa chưa mọc thì còn bị lắp đưới nước Người thực hành tam thiền thanh tịnh như
hoa, lia xa các niệm, cả thân và tâm đều an ổn ”[23 tr.333], và của Chân Nguyên:
“Đóa sen mà Phật đưa lên cho đại chúng ở Hội Kỳ Viên xem, đóa sen đã làm cho Ca
Diếp mỉm cười là tượng trưng cho tính giác ngộ có tính cách trong sáng và tròn đầy
của tất cả chư Phật và tắt cả mọi chúng sinh ”[23, tr.127]_
Năm 2000, bài viết "The Lotus — A Buddhist Flower " của R.O Smith trongsach The Maha Bodhi, Vol 106, Calcutta do Giới Huong dich có nội dung: “Hoa sen
là một lọai hoa thanh khiết và có truyền thống lâu đời nhất ở phương Đông Đây là
Trang 12một lòai thực vật sống đưới nước có nguồn gốc Á Châu và chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tat cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo, Hoa sen được dùng trong nghệ thuật
và trang trí của phật giáo Chư Phật thường được miêu tả ngồi thiền trên các tòa hoa
-sen Các tu viện phật giáo và các phòng tăng thường vẽ hình hoa sen như là một mô típ
làm tăng thêm vẽ tôn nghiêm, và thanh thoát.”
Năm 2001, trong cuốn Tir điển Nho-Phật-Đạo Lão Tử của NXB Văn Học do
Trịnh Lê chủ biên mô tả về hình tượng của Từ Thị Bồ Tát trong phần Phật Giáo: “Tay
trái để trước ngực, bàn tay xòe ra, tay phải cầm hoa sen, trên sen có hình báu, ”[25,
tr.289] |
Năm 2009, bài viết Hoa sen với đạo Phật (đăng trên vnthuquan.net), VươngKim Bá Cầm nói đến sen ở nhiều khía cạnh như sen ở trong các tôn giáo cô, về những
đức tính của hoa sen Trong mục hoa sen với đạo Phật, Vương Kim Bá Cầm đề cập tới
hình ảnh của sen trong đời sống văn hóa Phật giáo: Sen trong tên của các vị Phật, sentrong tựa đề của một số bộ kinh, sen làm dụ Phật pháp trong hệ thống kinh điển, và sen
trong sinh hoạt Phật giáo: lối ngồi “liên hoa tọa”, lối chap tay khan Phật “liên hoa thập
chưởng”, phục trang, và hệ thống tượng Phật trong chùa
2.4 Nghiên cứu và so sánh về sen trong mỹ thuật
Năm 2005, bài viết Hoa sen trong mỹ thuật truyền thống Việt của Triệu Thế
Hùng đăng trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 4/2005 viết về hoa sen và những sự thay
đổi của hoa sen trong mỹ thuật truyền thống Việt các thời kì phong kiến của Việt Nam,tiêu biểu là trong kiến trúc, phù điêu và đồ họa
Cuốn Cửu phẩm liên hoa trong kiến trúc cé Việt Nam của Trang Thanh Hiền
xuất bản vào năm 2006 của NXB Thế Giới nghiên cứu về kiến trúc của tòa sen chín
tầng trong kiến trúc tháp ở một số ngôi chùa cổ của Việt Nam Trong phan nội dung về
ý nghĩa hình tượng hoa sen và chin tang cửu phẩm,hoa sen được dùng một cách khá
phổ biến trong Phật giáo, ngoài những hình anh biểu trưng quen thuộc trong đời sống
Phật giáo thì trong kiến trúc sen còn mang những giá tri đặc biệt hơn: hình ảnh hoa sen
được sinh trong hoa sen-là “triết lý cao siêu” về sức sống của con người tiêu biểu với
đức tính cần cù và tỉnh tiến trên con đường giải thoát đầy gian nan nguy khổ.[15,tr.116-118]
Trang 13Năm 2010, theo cuốn Thé giới biểu tượng trong đi sản văn hóa Thăng Long-Hà
Nội của NXB Hà Nội do Trần Lâm Bién va Trịnh Sinh chủ biên, thì hoa sen là một
trong số những biểu tượng nỗi bật mà tiêu biểu là sen trong kiến trúc, đồ họa và phù
điêu thời Ly-Tran.
Năm 2012, cuốn Sáng giá chùa xưa-mỹ thuật Phật giáo của Chu Quang
Trứ(NXB Mỹ Thuật) đã giới thiệu về chùa Một Cét-hinh ảnh của “một đóa sen khổng
lồ? của Phật giáo và của Việt Nam.[36, tr 155]
Năm 2013, Chu Quang Trứ trong cuốn Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật
(NXB Mỹ Thuật) đã nhận định về vị trí của sen đối với dân tộc Việt: “Từ bề day nghệ thuật và trong tâm thức, sen có một vị thế sáng giá.Và do đó, đặt vào xã hội hôm nay
nó cũng tỏa ngat cái giá trị dân tộc hiện đại.”[37, tr.164] Cuốn Hình tượng thực vật
trong nghệ thuật tạo hình của người Việt của tác giả Triệu Thế Hùng, NXB Thời Đại,nghiên cứu về các hình tượng thực vật trong mỹ thuật Việt mà hoa sen là ví dụ điểnhình ở trong từng giai đoạn của các triều đại phong kiến trong lịch sử Cũng phát hành
năm 2013, bài viết Hoa sen trong nghệ thuật sốm truyền thống của Phạm Ngọc Uyên
(Tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật số 348, T6/2013) có nhận định: “Qua mỗi giai đoạn lịch
sử phong kiến, hình họa hoa sen đã lưu lại những dấu ấn riêng, hơi thở riêng của thời
đại trên những hiện vật gốm.”[40, tr.62]
3 Phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Khi đi tìm hiểu, nghiên cứu về sen và nghĩa biểu tượng hoa sen, cần phải có sự
tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau, từ lịch sử, tôn giáo, văn học, kiến trúc, Sử dụng
phương pháp nghiên cứu liên ngành để giúp cho việc đi sâu tìm hiểu sen và ý nghĩa
biểu tượng của sen trong mọi khía cạnh trong đời sống văn hóa người Việt
3.2 Phương pháp phân tích hệ thống ;
Sử dụng phương pháp phân tích hệ thống để tạo ra cái nhìn tổng quan về sự
hiện hữu của sen trong từng khía cạnh của đời sống văn hóa người Việt, cụ thể hơn là Sen trong văn học, sen trong đời sống tôn giáo, trong kiến trúc và trong các ứng dụng thực tiễn của đời sống.
Trang 143.3 Phương pháp so sánh
Trong bài nghiên cứu có sử dụng phương pháp so sánh để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về biểu tượng sen trong văn hóa người Việt và trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, cũng như là biểu tượng của sen trong cộng đồng các dân tộc
khác ở Việt Nam.
3,4 Phương pháp thong kê-phân loại
Để tổng hợp lại những ý nghĩa biểu trưng khác nhau của sen trong văn hóa của
người Việt và phân chúng theo những nội dung hàm chứa khác nhau rộng hơn của sen,chúng tôi liệt kê hình ảnh sen ở từng khía cạnh trong một số sách hoặc nghiên cứu cụ
thé và sau đó nhóm và phân loại chúng theo từng nội dung riêng.
4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1 Đối twong nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nguồn tư liệu có đề cập tới sen và biểu tượng sentrong mọi khía cạnh đời sống văn hóa của người Việt Do vậy, đề tài nghiên cứu “Sen trong
văn hóa của người Việt” không đặt trọng tâm nhiều vào nguồn tư liệu, di tích hay hiện vật
cụ thé nào mà đó là sự tổng hợp và khái quát trên nhiều phương diện của các đối tượng
nghiên cứu dé làm nỗi bật mối quan hệ giữa sen và văn hóa của người Việt.
4.2 Pham vi nghiên cứu
Khi nghiên cứu dé tài “Sen trong văn hóa của người Việt, thì sen và biểu tượng sen sẽ được đặt trong nền văn hóa của cộng đồng người Việt trên khắp đất nước,
và nó được tìm hiểu cụ thể trong các khía cạnh chính của đời sống văn hóa trong suốt
quá trình hình thành và phát triển văn hóa trong cộng đồng người Việt Cụ thể hơn, chúng tôi tiếp cận và nghiên cứu sen và ý nghĩa biểu tượng của hoa sen trước tiên là
trong văn học của người Việt, đặc biệt là ca dao dân ca, văn học Lý-Trần, đặc biệt là
mảng thơ thiền Việt Nam, cùng với các tác phẩm của các tác giả lớn trong thời kỳ văn
học trung đại Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Binh Khiêm Thứ hai, tìm hiểu về
sen trong đời sống tôn giáo của người Việt, chúng tôi đặt trọng tâm vào mối liên hệ
giữa hình ảnh biểu tượng của hoa sen đối với Phật giáo Thứ ba, nghiên cứu về sen
trong đời sống của người Việt, chúng tôi đặt trọng tâm chủ yếu vào các công trình kiến
trúc Phật giáo, và đặc biệt là các công trình kiến trúc thời Lý và thời Trần Ngoài ra, đề
tài còn mở rộng phạm vi kiến trúc của người Việt trong toàn bộ chặng đường lịch sử
Trang 15hình thành và phát triển của cộng đồng của người Việt trên lãnh thổ Việt Nam Cuối
cùng, phần sen trong y học và âm thực, chúng tôi sử dụng các nguồn tư liệu liên quan
đến ứng dụng của sen trong y học và âm thực của người Việt.
Nguồn tư liệu chính mà chúng tôi sử dụng bao gồm:
e Dinh Gia Khánh chủ biên, Ca dao Việt Nam, NXB Tổng hợp, 1995
e Đặng Thị Diệu Trang, Thién nhiên trong ca dao trữ tình Đông bằng Bắc Bộ,
NXB Dai học Quốc Gia, 2009
° Nguyễn Phạm Hùng, Tho thiền Việt Nam-Những vấn dé lich sử và tu tưởng,
NXB Đại học Quốc Gia, 1998 |
e Duy Phi, Đặng Tiến Huy, Vũ Huy Ba, Nguyễn Tiến biên soạn, Tho văn đời Ly:
Toàn Việt thi lục 1768, NXB Văn hóa Thông tin, 1998
e Viện Văn học, Tho văn Lý Tran, Tập 2, quyên thượng, NXB Khoa học xã hội, 1989
e _ Tân Biên, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Van Học, 2000
e Dinh Gia Khánh chủ biên, Tho văn Nguyễn Binh Khiêm, NXB Văn học, 1997
e Triệu Thế Hùng, Hình tượng thực vật trong nghệ thuật tạo hình của người Việt,
Bằng cách tiếp cận đa diện, từ văn học, kiến trúc, tôn giáo, ứng dụng thực tế
cho thấy sen là một trong số những loài cây gần gũi gắn liền với đời sống văn hóa của
người Việt, nó là biểu trưng đẹp dé ở phương diện con người Việt và Phật giáo trong
văn hóa Việt Bài nghiên cứu này góp phần định hình nghiên cứu những biểu tượng
khác trong văn hóa Việt theo hướng tiếp cận ở nhiều phương diện của nền văn hóa.
Ngoài ra, sen có vị trí đặc biệt quan trọng trong văn hóa của người Việt cả về
phương diện vật chất lẫn tinh thần, đề tài “Sen trong văn hóa của người Việt” góp
phần khẳng định giá trị cũng như tầm quan trọng của sen đối với nền văn hóa của
người Việt.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Trang 16Đề tài nghiên cứu của chúng tôi tìm hiểu về sen trong văn hóa của người Việt từ
nhiều khía cạnh khác nhau, chính vì vậy dé tài này sẽ là một gợi ý nhỏ về những
nghiên cứu về sen ở từng khía cạnh trong văn hóa của người Việt.
Sen trong văn hóa của người Việt mặc dù là đề tài nghiên cứu không còn mới đối với các nhà nghiên cứu về văn hóa Việt, nhưng lại hàm chứa rất nhiều tri thức hấp
dẫn với bộ phận học sinh và sinh viên trong hành trình khám phá văn hóa Việt Bởivậy, với đề tài nghiên cứu này chúng tôi hy vọng sẽ tổng thuật những tri thức lý thú về sen đối với những người muốn tìm hiểu về văn hóa Việt nói chung và tìm hiểu về sen
trong văn hóa Việt nói riêng.
6 Bố cục khóa luận
Trong phần nội dung chính của khóa luận, chúng tôi chia làm ba chương:
Chương một: Sen và một số ứng dung trong y học và ẩm thực của người Việt
Nội dung chính của chương một là giới thiệu khái quát vỀ sen và những đặc
tính sinh học của cây sen Đồng thời, đưa ra một số ứng dụng của sen trong y họa và
4m thực của người Việt
Chương hai: Sen frong văn học của người Việt
Chúng tôi đặt trọng tâm nghiên cứu biểu tượng sen trong văn hóa của người
Việt thông qua bộ phận ca dao dân ca của người Việt, văn học Lý-Trần, và một số tác
phẩm của hai tác gia Nguyễn Trãi và Nguyễn Binh Khiêm trong phần nội dung chính
của chương hai.
Chương ba: Sen trong tôn giáo va mỹ thuật của người Việt
Chương này có nội dung đề cập đến biểu tượng sen trong Phật giáo-một tôngiáo thế giới và có phần đông tín đồ người Việt Sen là một trong những biểu tượng
lớn trong Phật giáo, là hình ảnh “dụ” trong hệ thống kinh điển nhà Phật, sen hiện hữu
ở đời sống sinh hoạt của Phật tử,
Ngoài ra, hình ảnh sen là motif khá quen thuộc trong mỹ thuật của người Việt.Xuất phát từ ảnh hưởng của Phật giáo mà đề tài sen đã trở thành đề tài lớn trong các
công trình kiến trúc cỗ Việt Nam trong suốt chặng đường lịch sử phong kiến Việt
Nam Trong phần này, chúng tôi giới thiệu một số công trình kiến trúc Phật giáo được
xây dựng theo sự mô phỏng hình hoa sen.
10
Trang 17PHẢN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CÂY SEN VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC
VÀ ẢM THỰC VIỆT
L1 Giới thiệu khái quát về cây sen
Tổng hợp từ các bài viết Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học
của giống hoa sen Tây Ho (đăng trên trang web pgrvietnam.org.vn), Dan điểm sinh
học và môi trường sống của sen (đăng trên trang web cenres ctu.edu vn) thi hoa sen có
tên khoa học là Nelumbonaceae, thuộc loài túc thảo, môi trường sống tự nhiên của hoa
sen ở vùng đầm lầy, ao, hồ nông hoặc ở vùng sâu ngập nước Theo các nhà khoa học,
sen đã có mặt trên trái đất khoảng từ gần 100 triệu năm trước Đây là một loại cây
thủy sinh sống lâu năm.Trong thời kỳ cỗ đại nó đã từng là loại cây mọc phổ biến dọc
theo bờ sông Nin ở Ai Cập cùng với một loài hoa súng có quan hệ họ hàng gần gũi có
tên gọi là “hoa sen xanh linh thiêng sông Nin” (Nymphaea caerulea).
Người Ai Cập cỗ đại sùng kính hoa sen và sử dụng nó trong các nghi thức tế
lễ Từ Ai Cập nó đã được đem đến Assyria và sau đó được trồng rộng rãi khắp các
vùng Ba Tư, Ấn Độ và Trung Quốc
Cây sen cũng có thể là loài cây bản địa ở khu vực Đông Dương, nhưng ở đây có
sự nghi van về điều này Năm 1787, lần đầu tiên nó được đưa tới Tây Âu như một loài
hoa súng dưới sự bảo trợ của Joseph Banks và có thể thấy được trong các vườn thực
vật hiện nay mà ở đó có sự cung cấp nhiệt Ngày nay nó là hiếm hoặc đã tuyệt chủng tại Châu Phi nhưng lại phát triển mạnh ở miền nam Châu Á và Australia Nó là quốc
hoa của An Độ
Sen là loài thực vật thủy sinh, rễ, thân, cuốn lá đều nằm dưới mặt nước, chỉ có
phiến lá nằm ngay mặt nước và cuốn hoa vươn khỏi mặt nước
Thân: Thân sen là thân ngầm dạng củ mọc trong bùn, còn được gọi là củ sen.
Củ có hình thuôn dài, thịt củ màu trắng, ăn được, có nhiều ngăn trống xếp theo vòng
đồng tâm với trục củ
Ré: Rễ mọc từ củ sen hoặc từ đốt rễ, có nhiều nhánh mọc lan tỏa trong bùn
Lá: Gồm có cuốn lá hình trụ mọc từ thân ngầm, có nhiều gai, nằm trong nước
Phiến lá to hình tròn đường kính 30-60 cm, góc lõm, mọc vươn khỏi mặt nước
11
Trang 18Hoa: Hoa thường mọc trên các thân to và nhô cao vài mươi cm phía trên mặt
nước Có nhiều giống sen được trồng, với màu hoa dao động từ màu trắng như
tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt.
Quả: Là gương sen xốp, có 10-20 hạt đính trong thịt quả, quả nhô khỏi mặt
nước.
Hat: Hình thuôn ngắn, kích thước 10x 15 cm.
Thân rễ của sen hồng mọc trong các lớp bùn trong ao hay sông, hồ còn các lá
thì nổi ngay trên mặt nước Các thân già có nhiều gai nhỏ Hoa thường mọc trên các
thân to và nhô cao vài cm phía trên mặt nước Thông thường sen có thé cao tới 1,5 m
và có thé phát triển các thân rễ bò theo chiều ngang tới 3 m, một vài nguồn chưa kiểm
chứng được cho biết nó có thé cao tới trên 5 m Lá to với đường kính tới 60 cm, trong
khi các bông hoa to nhất có thể có đường kính tới 20 em Có nhiều giống sen được
trồng, với màu hoa dao động từ màu trắng như tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt Nó
có thể chịu được rét tới khu vực 5 theo phân loại của USDA Loài cây này có thé trồngbang hạt hay thân rễ
Ở Việt Nam cây sen được trồng trong ao hồ khắp cả nước Hoa sen rất thích
hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta Từ Bắc vào Nam, nó có mặt
khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa Nếu ở miềnBắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng
thấy sen khoe sắc thắm Ở Nam Bộ cây sen địa phương còn mọc hoang ở nhiều nơi
thuộc vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên
Mặc dù sinh ra trung bùn lầy nhưng hoa sen không bị ô nhiễm, sen có tính
thanh lọc, bởi vậy những nơi mà sen sống thì nước luôn trong Sen có sức sống mạnh
mẽ, hat sen có thé đợi trong một khoảng thời gian rất dài dé chờ đợi cơ hội nay mam.
Sen có mùi hương đặc trưng dịu và mát, sen có thân thẳng, lá và hoa vượt qua tang
bùn và nước dày tới khi gặp được không gian khoáng đãng thì mới phát triển lá và nở
hoa Chính bởi những đặc tính mà chỉ có ở sen mà sen luôn chiếm vị trí quan trọng
trong văn hóa của con người Việt |
1.2 Sen trong am thực và y học Việt
Am thực và y học Việt là những tinh hoa của người Việt, là nét văn hóa tự
nhiên được hình thành trong cuộc sống của người Việt Đó không chỉ đơn thuần là
12
Trang 19nét văn hóa vật chất mà đó còn là nét tỉnh túy trong văn hóa tỉnh thần, trong văn hóa
ẩm thực và trong y hoc còn hàm chứa những phong tục, đạo lý, phép tắc, những
phương tiện dé đánh giá phẩm chất của con người cũng như trình độ văn hóa của họ.
Sen là nguyên liệu vừa gân gũi vừa độc đáo được sử dụng trong âm thực và y
học Việt Sen góp phần tạo ra những hương vị đậm đà, tỉnh túy và thanh tao đủ các phong vị mặn ngọt khác nhau của từng vùng miền an chứa trong các món ăn Việt, tạo nên tinh hoa trong âm thực Việt Ngoài ra, sen còn được ứng dụng như một
nguyên liệu quý và dân giã trong các bài thuốc của người Việt bởi các bộ phận của
sen có rất nhiều có công dụng tốt trong việc cải thiện sức khỏe và trị bệnh.
1.2.1.Sen trong y học Việt
Trong y học cé truyền, cha ông ta đã thấy được những công dụng tài tình của
sen - một loại cây dân dã và sống ở khắp các vùng miền Việt Nam Trong thế giới
thảo dược, ít có loài cây nào mà các bộ phận đều là những vị thuốc quý như cây sen.
Tổng hợp từ bài viết Cay sen-cây thuốc (đăng trên trang web ykhoa.net) thì mọi bộ
phận của sen từ lá, thân, ngó, hạt, đều có công dụng chữa bệnh khác nhau.
Trong Đông y truyền thống thì /4 sen hay còn có tên gọi khác là hà diệp, có viđắng chát, có tính bình Những bài thuốc dân gian từ lá sen tươi thường có tác dụng
trị các bệnh cảm nắng, say nang, đau bụng tiêu chảy Con lá sen khô, hoặc đã thiêu
tồn tính, dùng để chữa các chứng xuất huyết
Theo như kết quả từ trung tâm nghiên cứu ứng dụng của Học viện Quân y về
công dụng của lá sen (Bài đăng trên trang web hocvienquany.vn) thì lá sen có đến 15
alcaloid và chiếm 0,21 - 0,51%, chất chính là nuciferin (0,15%); ngoài ra còn có acid
hữu cơ, tanin, vitamin C, có công dụng an thần, chống co thắt cơ trơn, chống choáng
phản vệ, ức chế loạn nhịp tim Tác dụng an thần của lá sen mạnh hơn tâm (tim) sen,
có tác dụng kéo dài giấc ngủ Về sau này, khi mà bệnh béo phì trở nên phổ biến, thì
lá sen được sử dụng rất hiệu quả để chống lại căn bệnh này Lá sen phối hợp với các
vị thuốc sơn tra, hà thủ ô và thảo quyết minh (hạt muỗồng) pha trà uống thường xuyên
sẽ có tác dụng giảm cholesterol cùng các tác nhân gây béo phì.
Cánh hoa sen: có mùi thơm và được sử dụng nhiều trong thâm mỹ và thư
giãn Vò nhẹ cánh sen, thả vào bôn nước tăm rôi ngâm mình trong đó Hương thơm
13
Trang 20dịu nhẹ của cánh sen giúp thư giãn tỉnh thần Còn tỉnh dầu từ cánh sen (nhất là cánh
sen trắng) có thể lấy đi các tế bào chết trên da và lưu thông khí huyết.
Hat sen: theo tài liệu cô thì hạt sen (liên nhục) vị ngọt, sáp (làm cho chặt lại,
kin lại), tính bình (không nóng, không lạnh), có tác dụng chữa di tinh, mộng tinh, ia
chảy, mắt ngủ, chậm tiêu, day bụng, ăn kém, chữa khát do sốt cao, mat nước.
Hạt sen là vị thuốc quý, có tác dụng bé dưỡng lại an thần, đặc biệt dùng để trị
các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng.
Hạt sen có tác dụng tăng cường tì vị, bảo đảm dinh dưỡng cho toàn thân, điều
hòa sự thu nạp thức ăn, tiểu đục và một số bệnh phụ nữ Hạt sen có chứa các chất
dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt là
thức ăn bé dưỡng tâm, ích thận, kiện tỳ, những người lao động tri óc quá căng thang, tâm thần bat én, hay sợ sệt, hay quên nên ăn.
Vua chúa ngày trước đặc biệt thích sen, đặc biệt ở Huế, vùng đất nổi tiếng về sen Trong cung vua, phủ chúa thường nấu chè hạt sen để đãi khách Hạt sen phải là
hạt của giống sen hồ Tịnh Tâm.
Tâm sen: là tìm của hạt sen còn gọi là Liên tử tâm Tên khoa học Embryo
Nelumbinis Tên vị thuốc là Liên tâm Bộ phận dùng làm thuốc là Tâm của hạt sen
Tâm sen nằm trong các hạt sen cũng được sử dụng trong y học truyền thống châu Á
như là một loại thuốc có tác dụng an thần và thanh nhiệt Tâm sen có chứa Alcaloid,
flavonoid, acid amin.
Các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy tim sen (mam) nằm giữa hat sen có
vị đăng tính hàn, tác dụng thanh tâm khử phiền, chỉ huyết sáp tỉnh Dùng làm thuốc
được ghi trong sách “Thực tính bản thảo” (đời cuối nhà Đường) Tâm sen có tác
dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trợ lực
huyết quản, phòng chống rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu,chống oxy hoá, cải thiện tinh trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành
mạch máu, giảm lượng tiêu thụ oxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn động
Trang 21trộm , y học cổ truyền gọi là tâm âm hư Các vị thuốc có tác dụng làm mát tâm như
tâm sen rất tốt cho những bệnh nhân này, giúp họ có được giấc ngủ ngon Thông
thường sử dụng tâm sen pha trà uống dé chữa bệnh mat ngủ là phương pháp dé làm,
không cầu kỳ mà lại đạt được hiệu quả cao.
Gương sen: là đế hoa hình nón ngược, đã lấy hết quả, gọi là liên phòng Có 4,9% chất đạm, 0,6% chất béo, 9% carbonhyđrat và lượng nhỏ vitamin C Có tác
dụng tiêu ứ, cam máu Chữa các bệnh chảy máu: chảy máu tử cung, băng huyết, ia và
đái ra máu, đau bụng đưới do ứ huyết Trong các bài thuốc chữa băng huyết, rong
huyết thường có liên phòng cùng các vị thuốc khác.
Ngó sen: thường được gọi là liên ngẫu, là phần thân rễ hình trụ của cây sen.
Nó có chưa nhiều chất bột (70%), đường, đạm, vitamin C, A, B1, PP và một số chất
khác Nhân dân ta vẫn lấy ngó sen ăn sống hoặc luộc ăn dé ngủ ngon gidc Các nhà Y
học và Dinh dưỡng học thời xưa đều cho rằng ngó sen có tác dụng bổ trung khai vị,
thích hợp với những người cơ thể suy nhược như vừa ốm khỏi hoặc mới sinh đẻ và đã
chế biến ra nhiều món ăn, chủ yếu là cháo ngó sen dé bồi dudng sức khoẻ Ngó sen rấttốt trong việc tăng cường sức sống tế bào, giúp da đẻ hồng hào, nâng cao thể lực và tạonguyên khí đồi dao cho cơ thể Đồng thời, còn có tác dụng cẦm máu hữu hiệu nhờchứa hàm lượng chất sắt và tannic
Ngó sen để nguyên vỏ xay nhuyễn, ép lấy nước uống tốt để chữa các bệnh như
viêm loét da dày, lao, bệnh phụ khoa, suy nhược thần kinh Sử dụng ngó sen làm
nước uống sẽ giải độc tố giúp làn da đẹp hơn, các vết nám, tàn nhang và sẹo mờ dan
Ngo sen để sống: tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, làm hết
nôn, giải khát, giã rượu, chữa các chứng xuất huyết do nhiệt Ngó sen chín: tính ôn,
vị ngọt có tác dụng kiện tỳ, khai vị, chỉ khái, dưỡng huyết, sinh cơ, chữa vết thương
lở loét lâu ngày không kín miệng Những người yếu tỳ vị, người cao tuổi ăn ngó
sen chín rất tốt
Tua sen: là chỉ nhị của hoa sen đã bỏ phần nhị (hạt gạo), gọi là liên tu Trong
thành phần hóa học có chứa nhiều tanin Liên tu có vị chát, tính ấm, có tác dụng sáp tinh, ích thận, thanh tâm, chỉ huyết (cầm máu) Dùng để chữa băng huyết, thé huyết,
di mộng tinh, bạch đới, đái dầm, đái nhiều
15
Trang 2212.2 Sen trong am thực Việt
Am thực Việt là một trong những tinh hoa trong văn hóa của người Việt, trong
4m thực, những món ăn ngon không chỉ don thuần là vị ngon mang lại từ vị giác mà
đó chính là hương vị Việt tiềm ẩn trong nó, hàm chứa cả những tinh hoa văn hóa Việt
trong cả một chặng đường dài của lịch sử Chính những nguyên liệu có sẵn trong tự
nhiên được chế biến thành các món ăn ngon mang đậm chất vùng miền đã làm cho âm thực mang đậm hồn của người Việt Sen chính là một trong số những nguyên liệu tự
nhiên quý giá ấy được dùng trong 4m thực.
Khái quát từ các bài viết: Hoa sen trong văn hóa ẩm thực (được đăng trên trang
web hatvan.vn), Tiềm dn hương sen trong dm thực Việt (đăng tải trên trang web thegioinghieng235.com), sen có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và ý nghĩa trong
ẩm thực Hoa, hạt, lá non và rễ sen đều ăn được Cánh hoa sử dụng để trang trí món
ăn, lá non có thê ăn sống, lá to để gói thức ăn, hạt, củ và thân sen (hay còn gọi là ngó
sen) được dùng để chế biến thành những món ăn đặc trưng, mang đậm hương vị Việt
Chất liệu từ sen được đưa vào chế biến các món ăn, tạo nên những hương vị thật ấn
tượng cho người thưởng thức.
Tắt cả các bộ phận của cây sen đều được ứng dụng trong ẩm thực, mỗi bộ phận
của sen đều có thể chế biến thành các món ăn khác nhau với những hương vị khác
nhau, rất đặc trưng và cuốn hút, và bổ cho sức khỏe
Lá sen: dùng lá dé gói thức ăn là một thói quen truyền thống của ông cha ta.
Thói quen đó được nâng lên thành văn hóa ẩm thực của người Việt Lá sen được sử
dụng phổ biến trong các món ăn đậm hồn dân tộc mỗi khi hè đến, lá sen dùng để góinhững nắm xôi nóng, dùng để chế biến những mon hap, món nướng Sở di người ta
ưa chuộng loại lá này đến vậy là bởi nó có hương thơm dịu nhưng bay rất xa và quấn
quýt mãi cùng những cơn gió mùa hè Lá sen mùa hạ dường như xanh hơn, hương
nồng hơn bởi ánh nang mặt trời Hon thế, mặt lá sen rộng nên rất thích hợp để gói Từ
những món đơn giản đến những món chế biến cầu kì, nhiều gia vị cũng được bọc gọn
trong tấm lá sen xanh mướt Người sành 4m thực ngày càng thêm yêu hình ảnh những
lá sen gói những món ăn ngon Chỉ một tắm lá sen thôi mà người thưởng thức đã cảm nhận được cả hương mùa hè mát rượi
16
Trang 23Tâm sen: tâm sen thường được phơi khô, pha trà cùng với hoa cúc, hoe, nhai
Khi dùng tâm sen không nên sao thơm, chỉ cần phơi hoặc sấy khô là được Mỗi ngày
dùng 4-6g, sắc hoặc hãm uống Dùng tâm sen nấu với hạt sen và củ mài đem sắc uống,
thêm chút mật ong sẽ giúp người uống có tỉnh thần sảng khoái, tránh căng thẳng và
ngủ sâu giác.
Hạt sen: hạt sen đem nấu chè sẽ tạo nên vị thơm ngon, đặc sắc Hạt sen tươi,
bóc vỏ, lột lớp lụa mỏng, bỏ tâm rồi đem chưng cách thủy với đường phèn thì hương
mới thơm Hạt sen có thể kết hợp nấu thành nhiều món ngon hap dẫn khác như chè sắn
hạt sen, chè sen long nhãn Ngoài ra, món cơm hạt sen cũng là một món đặc sản của
nhiều nhà hàng sang trọng Người ta coi cơm sen như một nét chấm phá thanh tao
trong bàn tiệc Đĩa cơm sen với lá sen bọc bên ngoài luôn được đặt trang trọng ở trung
tâm bàn ăn.
Cánh sen: người Việt thường có thú vui thanh tao là dùng cánh hoa sen trong
ướp trà khô để tạo nên hương thơm của chén trà, trà khô sẽ được đặt vào bên trongbông sen qua một đêm và sau đó sẽ được lấy ra và kếp hợp cùng với những giọt sương
buổi sớm để pha những chén trà ngon đậm hương và thực thanh tao Ngoài ra, cánh
sen còn là sự lựa chọn lý tưởng cho những người đầu bếp trang trí món ăn, tạo nên
những món ăn ngon miệng bởi cả hượng vị lẫn sắc màu của nó.
Ngó sen: ngó sen vừa là một loại thuốc chữa các bệnh về gan, lại vừa là món ăn
quen thuộc của người Việt, trong bữa cơm mà có một bát nộm ngó sen, vừa ngon lại
giúp dễ tiêu hóa Ngo sen còn có thé chế biến nhiều món ăn như ham, xào, chiên, làm
dưa chua, làm chè, làm bánh, nước uống.
Sen trong ẩm thực đã tạo nên những tinh hoa Việt mà nỗi bật với sen Miền Bắc
và sen xứ Huế Sen trong âm thực của người đất Bắc thì thường mang phong vi dân da,
tiêu biểu là lá sen dùng để gói cốm mỗi mùa lúa non về, sen dùng để ướp trà Khác với
phong vị Miền Bắc, sen trong âm thực Huế lại vừa mang đặc trưng dân gian gần gũi
lại vừa độc đáo và mạng đậm dấu ấn âm thực cung đình, sen có trong một số món
ngon ni tiếng của nơi Có Đô như: chè sen và cơm sen
Am thực miền Bắc
Trà sen: Khái quát từ bài đăng Tra sen, bdo trà của người Việt trên trang web
nguyensinhfoods.com, đất Bắc có vùng trồng trà ngon, có loài sen hương thơm ngát,
17
Trang 24có nghệ nhân ướp trà kinh nghiệm lâu đời và có cả những người thưởng trà tinh tế Tất
cả yếu tố ấy đã hòa trộn để làm nên phong vị riêng của trà sen đất Bắc Khi nhắc đến
trà sen đất Bắc thì không thể không nhắc tới trà sen Tây Hồ - một loại trà an chứa
trong nó cả ngàn năm văn hiến đất Kinh Kỳ.
Hương sen dáng sen và cả những điều tinh túy, tao nhã nhất của đất trời như
được lẫn trong từng cánh sen Hồn sen được coi là tao nhã nhất luôn thuộc về vùng sen
Tây Hồ với những hình ảnh đẹp dịu dàng tỉnh khiết rất riêng của Hà Nội Màu xanh
tươi của lá, hòa với sắc hồng dịu nhẹ của sen, những gam màu lạnh mát đó cứ bồng
bènh trên mặt nước Tây Hồ, trong nền trời mây lồng lộng trong sáng tinh khôi, rất gần
với vẻ đẹp duyên dáng của những tà áo dài Việt Nam Vì thế, “thi nhân mặc khách” thưởng sen, thưởng trà, thưởng sắc mà không sao quên nỗi bóng hình người phụ nữ
Việt thướt tha bên đóa sen hồng.
Vào sáng sớm, khi những giọt sương còn long lanh trên lá, mùi hương sen tao
nhã, màu sen hồng lẫn trong màu xanh của lá đọng sương đã tạo nên một bức tranh
hoàn mỹ Và lẫn trong bức tranh tinh khiết của đất trời đó, là hàng vạn cánh chè đang
được từng cánh sen ấp ủ nang niu suốt đêm trường, chờ người làm Trà sen tới trút lọc.
Trà sen Tây Hồ không phải tự nhiên mà vang danh, chưa nói đến sự cầu kì chế
biến Mà đầu tiên nhờ sự quý giá của sen Hồ Tây vốn rất riêng Hoa sen nơi đây đẹp
hơn mọi nơi khác, bởi sen Hồ Tây có nhiều cánh xếp vào nhau, nhụy vàng thẫm, cánh
hồng phot sắc, màu hồng rat lạ không nhạt không sam, hương thơm ngào ngạt Không
chỉ có hoa mà lá cũng mang rất đậm mùi hương, thứ hương ngái nồng của thứ đất bùnvốn tram lắng cả ngàn năm, vị ngọt của nước Tây Hồ Bông sen hồ Tây cũng to hon
các bông sen nơi khác, màu hoa hồng tươi, khi nở bung cánh lớn Một năm trồng sen,thu hoạch chỉ trong vài tuần Hoa sen, lá sen, thân sen, củ sen đều được người dân
dùng cho mọi việc Nhung thứ tuyệt vời nhất mà sen Tây Hồ đem đến cho đời thì chỉ
có một, là Trà sen.
Vào buổi sáng sớm hay chiều tối là thời điểm bỏ trà, hái sen Người làm trà sen
không đến trong ngày rộn rã ồn ào trên đầm, mà chọn thời điểm thanh nhẹ lúc sam tối
va sáng tinh sương mới là lúc những người trồng hoa lặng lẽ chèo con thuyền nhỏ rẽ
nước Dem những búp chè đã sao kỹ nhè nhẹ tách cánh sen hồng thả từng nhúm từng
18
Trang 25nhúm cho sen ngậm, để suốt đêm ủ ấp những cánh chè ăn trọn tỉnh tuý trời đất Rồi
đến sáng tinh sương lai se sẽ hái những đóa sen ngậm chè vẫn đang chúm chím nở.
Trong những thứ trà uống, trà sen quả là một tinh hoa của văn hoá Thăng Long
và những câu chuyện nghề làm Trà sen tỉnh quý đến nhường nào của người Kẻ Chợ.
Trà sen quý bởi được làm từ sen tươi, được ướp hương sống trong hoa sen Chỉ có sau mùa sen người ta mới có thể được thưởng thức loại trà thơm đặc biệt này Từ xa xưa,
người dân các làng cổ gồm: Quang Bá, Tây Hồ và Nghi Tàm đã lưu truyền môn nghệ
thuật tinh tế này Trà sen cốt để dâng tiến vua quan và những bậc quyền quý, nhưng
nay đã được đem ra tiếp khách tri âm hoặc là dùng làm thứ quà biếu gói trọn hương vị
đất Hà thành Dù dưới hình thức, ý nghĩa gì thì nghệ thuật ướp trà sen đã trở thành
niềm tự hào của người dân Tây Hồ đất Bắc.
Cém: bài viết Thơm nông hương cốm mùa thu (trên trang web songmoi.vn) có
viết cém và sen là những món qua của đất trời ban tặng cho những người con đất Việt,
đó là món quà vặt của người đất Bắc được làm từ những bông lúa nếp non, lúa nếp non
được cắt từ những cánh đồng lúa chưa đến mùa gặt Những cánh đồng lúa gần vào
đúng vụ mùa ngan ngát một mùi hương thật là thôn dã và gan gũi Những bông lúa nếp
van còn chưa đông sữa được rang lên và giã rất khéo dé trở thành những hạt cốm xanh
mâu non chuối, rất dẻo, rất ngọt ngào và mang hương thơm của cánh đồng lúa chín
Những hạt cốm chất chiu từ tinh hoa của đất trời và từ những giọt mồ hôi của con
người ấy được gói trong những chiếc lá sen xanh, nó thấm vào trong mình mùi hương
của nước, của đất, của gió và của nắng tất cả đã hòa quyện để trở thành hương sen,
hương vị ngọt ngào trong cốm.
Sen trong am thực cung đình HuếTheo như bài viết Né đẹp của sen trong ẩm thực cung đình Huế (đăng tải trên
trang web tin247.com), sen ở Huế không han là nhiều, nhưng gắn bó rất sâu sắc với đời sống cư dân nơi đây Không chỉ có đạo hồ sen, ngắm hoa sen hay thưởng thức
hương sen, sen còn trở thành nguyên liệu nấu nướng đặc trưng cho 4m thực Huế nói
chung và âm thực cung đình nói riêng, đặc biệt được ưa chuộng vào mùa hè nang nóng bởi tính chất dịu mát, thanh nhiệt và bỗ dưỡng của mình Cái thom mát, thanh nhã và
tỉnh tế của sen đóng một vai tro rất quan trọng trong việc ấn định phong cách riêng cho
âm thực thanh cao của hoàng gia xứ Huê.
19
Trang 26Người Huế chỉ ưa dùng sen trên chính đất Huế, mà phổ biến nhất là giống sen
mọc trên bờ hồ mang tên hồ Tịnh Tâm Người dân sử dụng cả những loại sen ở các hồ
nội thành hoặc ven thành khác, nhưng sen dùng nấu trong bữa ăn cung đình bắt buộc
phải lấy từ hồ Tịnh Tâm và phải là sen tươi để giữ nguyên hương vị tỉnh túy.
Món làm từ sen trong cung đình Huế thì nhiều vô kể, tuy nhiên đại diện cho 4m
thực hoàng gia thì người ta dễ dàng nghĩ ngay đến hai công thức nỗi tiếng từ sen của
xứ Huế - cơm hấp lá sen và chè hạt sen nhãn lồng Ngày nay hai món này xuất hiện đại trà nhưng trong quá khứ, công thức trên chỉ được phục vụ trong phạm vi hoàng thất.
Đặc biệt, cơm lá sen còn được xếp vào hàng ngự thiện-món chỉ dùng dâng vua Món
ăn trong hoàng cung Việt khác với Trung Quốc ở chỗ, không trọng cái tính chất xa hoa
đến từ những công thức độc lạ có một không hai mà ghi dấu ấn bởi nghệ thuật chế
biến, kết hợp tài tinh, nâng tầm các yếu tố 4m thực dân gian lên độ hòa quyện hoàn
hảo giữa hình thức với mùi vị, truyền tải qua món ăn tinh túy đất trời quanh minh.
Đĩa cơm hấp lá sen chính là ví dụ điển hình Hình thức món ăn được mô phỏng
theo dang một bông sen bung nở, com và nhân gói kĩ trong lá sen đã thấm nhuan cái
hương thơm mát của loại thực vật đặc trưng cho xứ Huế, tạo nên một sự giao hòa tronven giữa âm thực với thiên nhiên Muốn com thật thom vi sen, thì bước đầu tiên trong
chế biến món ăn này là luộc tim sen cho chín vừa rồi vớt ra, lấy chính nước luôn để
nấu cơm Xong xuôi, đặt lá sen tươi non vào lòng bát tạo thành hình giếng, cho cơm
cùng nhân các loại gốm hạt sen, chả lụa, chả qué, trứng chiên, thịt ga, tôm, xá xíu, rau
củ, miếu, tiêu vào trong, nén chặt rồi gói lại, đem hấp trong vòng 10-15 phút Để có
một đóa sen xanh mướt thơm ngon bung nở trên đĩa sứ đòi hỏi rất cầu kỳ Vì cơm sen
nhiều nguyên liệu, nên người đầu bếp phải biết chọn cách bỏ thức nào vào trước, thức
nào vào sau dé tất cả chín đều, thường các loại thịt phải được nhớ xào xơ qua trước khi
đem hap cùng cơm Khó nhất vẫn là gói com làm sao cho sau khi hấp lá không bị bụcnát, khô xỉn, giữ nguyên màu xanh tuyệt đẹp.
Để làm điều này cũng có nhiều bí quyết đòi hỏi sự tỉ mi: ding dao nhọn rạch
dọc sống của ngọn lá, sau đó túm đầu các sứa lá lại với nhau rồi dùng kim gam cố định
để các sứa lá không bị tách ra, tạo hình khum tròn đẹp mắt Tuy món cơm hấp lá sen cầu kì nhưng rất xứng đáng cho công việc ấy: Cơm gói trong lá nằm giữa làm nhụy,
hoa tươi đặt xung quanh làm cánh, ân giữa đóa sen trên bàn tiệc là phan cơm dẻo mịn
20
Trang 27nhe nhẹ hương sen, bùi bùi ngọt ngọt chút vị hạt sen hòa cùng cái thơm ngon của tôm
thịt, rau củ tươi hảo hạng.
So với com sen, ché hat sen nhãn léng con có nguyên liệu gần gũi và giản tiện
hơn nhiều: Nhìn chung chỉ có ba thành phan chính là hạt sen, nhãn lồng cùng đường
cát Thế nhưng đây cũng là món tráng miệng hiện lên trong tâm tưởng thực khách nói
chung khi nhắc đến vẻ đẹp dung dị nhưng tỉnh tế của âm thực cung đình Huế Hà
Thành cũng có chè nhãn hạt sen, nhưng công thức Huế vẫn mang nét đẹp riêng biệt
đến từ việc chỉ sử dụng nguyên liệu trên chính đất quê nhà: Sen Huế bùi bùi, béo béo
phải đi kèm nhãn Huế nhỏ, thịt giòn và ngọt thanh Chè sen nhãn dùng trong cung đình
chuộng nhãn vùng Kim Long vùng bên rìa thành nội, nỗi tiếng với nhãn lồng tuy
không nhiều thịt nhưng chắc và giòn.
Hat sen làm sạch không cho vào nhãn ngay mà phải nâu qua cho ngắm đường,
ở công đoạn này không được nấu quá tay hạt sen mà chỉ chan sơ để thấm qua vị ngọt.
Đến phần khó nhất của món chè là dùng dao khía nhẹ quanh đầu nhãn tách hạt bỏ ra
ngoài, thay vào đó là viên sen trắng kem mềm mại
Một điều quan trọng khác biến công đoạn chế biến món ăn đơn giản này trở nêncầu kì, mất thời gian, là yêu cầu đảm bảo màu sắc trắng trong mượt mà của hạt nhãnlồng sen, khi dâng lên vua phải trong bắt mắt như những viên ngọc bội mới gọi là đạtchuẩn Nhìn chung, món chè sen nhãn long quả thực không thê nấu lẫn ăn vội vàng
Bên cạnh các món ăn quý hiếm và đắt giá này, 4m thực cung đình Huế còn
được tạo nên bởi những nguyên liệu dân dã vốn rất quen thuộc với đời sống thường
ngày Từ những hồ sen tự nhiên sinh sôi trong thành, người đầu bếp đã biến hóa ra bao
nhiêu món ăn đẹp về hình thức, hap dẫn về nội dung và đặc biệt là mang dấu ấn riêngcủa vùng đất cé đô Chính những nguyên liệu giản đơn ấy mới đóng vai trò quan trọngtrong việc xác lập phong cách cho âm thực cung đình Huế bên cạnh những nền 4m
thực hoàng gia xa hoa khác-đó là vẻ đẹp thanh cao và sang trọng đến từ những gì thân
thuộc, dân dã nhất
21
Trang 28Tiểu kết
Sen là một loài cây thân thuộc với người Việt trong đời sống sinh hoạt ăn mặc,
ở hàng ngày của người Việt Sen có rất nhiều ứng dụng trong Đông y Việt Nam, tất cả
các bộ phận trên cây sen đều có thé trở thành những vị thuốc thần kỳ chữa trị rất nhiều
bệnh Đặc biệt, sen chính là một trong số các yếu tố để tạo nên những nét tỉnh hoa và
độc đáo chỉ có trong 4m thực của người Việt Dé phù hợp với phong vị của từng vùng
miền mà sen đã trở thành nguyên liệu chế biến những đồ ăn thức uống hợp khẩu vị và
bổ dưỡng: người miền Bắc dân dã không thể không biết đến món cốm lá sen và trà sen
mà nỗi tiếng nhất là trà sen Tây hồ, còn người xứ Huế với cả một bề dày văn hóa trong
âm thực cung đình đã chọn sen hồ Tịnh Tâm để chế biến những món ăn hoàng gia
thanh tao bổ dưỡng mà nổi bật là chè nhãn lồng hat sen và cơm hấp lá sen Tất cả
những hương vi của sen đã tạo nên tinh hoa trong văn hóa Việt.
22
Trang 29CHƯƠNG II: SEN TRONG ĐỜI SÓNG TÔN GIÁO VÀ TRONG
MỸ THUẬT CỦA NGƯỜI VIỆT
TL1 Sen trong đời sống tôn giáo của người Việt
Sen hiện hữu ở mọi phương diện trong đời sống của người Việt, tiêu biểu là sự
hiện hữu của sen trong Phật giáo — tôn giáo có nhiều tín đồ nhất Việt Nam.
Phật giáo là một trong ba tôn giáo thế giới ra đời vào khoảng thé ki VI va V
trước CN ở An Độ và từng được coi là quốc giáo của nước này vào thé ki thứ III, thứ
II trước CN Sau đó Phật giáo được truyền bá và lan tỏa khắp các nước trên thế giới
với số lượng tín đồ khoảng trên 300 triệu người [9, tr.83] Phật giáo được du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỉ thứ I, thứ II sau CN thông qua giao lưu buôn bán của
người Việt với người Ấn và với người Trung Hoa và tạo thành hai luồng tư tưởng Phật
giáo là Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa Sự du nhập Phật giáo và Việt Nam
là cả một quá trình đài đặc biệt là vào giai đoạn đặt nền móng Phật giáo ở Việt Nam là
từ thé ki thứ I đến thé ki thứ VI với trung tâm Phật giáo Luy Lâu (Thuận Thanh, Bắc
Ninh), và vào thời kì các nhà nước phong kiến hưng thịnh ở Việt Nam trong giai đoạn
từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV với đỉnh cao Phật giáo là vào thời Lý và thời Trần
Sen không chỉ gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Việt, sen
còn đi sâu vào đời sống tâm linh của người Việt thông qua sự du nhập Phật giáo vào
Việt Nam trong suốt chặng đường dài của lịch sử Trong Phật giáo, sen biểu tượng cho
những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, biểu trưng cho trí tuệ dẫn tới cdi
Niết bàn, và đặc biệt nhà Phật luôn ví sen với những đức tính của người tu hành Sen gắn liền tới đời sống của Phật tử và sen hiện hữu ở nhiều phương diện trong văn hóa
tinh thần Phật giáo như: ảnh hưởng của sen trong tâm thức Phật giáo, sen và yếu tố
linh thánh, và đặc biệt là sen trong kinh phật.
XI.1.1 Sen là biểu tượng của yếu tỗ linh thánh trong tâm thức Phật giáo
Trong Phật giáo, sen là loài hoa duy nhất hội tụ đầy đủ những phẩm chất cao
đẹp của trí tuệ siêu việt, của những giá trị đạo đức cao quý Tổng hợp từ bài viết Diệu
nghĩa Hoa sen trong Phật giáo (đăng tải trên trang web giacngo.vn), sen là một loại
hoa bình dị, tượng trưng cho đạo Phật, và thực tế, hoa sen lại phát sinh ở hồ, ao bùn,
rôi vươn lên và tỏa ra hương sắc, làm đẹp thom cho cả mọi người và môi trường sinh
23
Trang 30thái Cũng vay, đạo Phật là một tôn giáo gần gũi với tầng lớp bình dân Việt, vừa xuất
thế vừa nhập thế, vừa vượt khỏi bùn vừa sinh ra từ bùn, xuất thế cho Tăng Ni, nhập thế
cho các Phật tử, là một nếp sống hài hòa, cân đối; không quá duy tâm và cực đoan Nói cách khác, mục đích của đạo Phật là giác ngộ và giải thoát, bình đẳng hạnh phúc và tự
do, hướng con người tói những điều thiện, làm cho mọi người đều đạt tới đỉnh cao
phẩm giá nhân bản Bởi Vậy đạo Phật đã công khai bác bỏ thâm quyền của Thượng dé
Phạm Thiên (Brahma) và xóa sạch xã hội bất công gồm 4 giai cấp của Bà La Môn giáo
hay An Độ giáo Tiếp thu những tinh hoa trong Phật giáo, người Việt cũng tôn vinh
sen trở thành biểu tượng cao quý trong Phật giáo Việt Nam.
Hoa sen nở là hiện thân của sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên, tượng trưng
cho sự đản sinh thiêng liêng Theo truyền thuyết về ngày sinh của đức Phật: Khi Phật
sinh, quan cảnh tưng bừng, nhạc trời ca tụng, mưa hoa cúng dường và ngày bước đi
bảy bước trên hoa sen, tay phải chỉ trời, tay trái chỉ đất và tuyên bố: “Thiên thượng
thiên hạ, duy ngã độc tôn” Và sau này hình ảnh đức Phật ngồi tọa trên đài sen tôn
kính luôn là hình ảnh linh thiêng và cao quý đối với mỗi Phật tử nói chung và trong
tâm thức người Việt nói riêng Do vậy, sen luôn biểu thị cho sự tôn kính trong Phật
giáo.
Sen là biểu tượng phổ quát trong niềm tin và tư tưởng Phật giáo Hoa sen
được ví như cái tâm thanh tịnh và không bị vay ban, bởi vậy mà sen được vi với
quá trình thanh lọc và phát triển của tâm thức Theo như Ts Huệ Dân trong Tinh hoa Phật học, sen được đề cao tuyệt đối trong đạo Phật bởi sen có tám đặc tính
tuyệt diệu mà không loài hoa nào có thé sánh kịp:
- Thứ nhất, đó là tính không nhiễm của sen: Mặc du sống trong môi trườngbùn lầy do ban nhưng sen vẫn mạnh mẽ vươn thẳng lên, vượt qua lớp sinh lầy, vượt
lên khỏi mặt nước dé thoát ly những phàm tục nở những bông hoa thanh ngát.
Những sắc màu trắng, xanh, vàng, hồng, tím thanh khiết của những đóa sen tượng
trưng cho tâm hồn trong sạch, và khoan dung hoàn toàn đối nghịch với đặc tính tượng trưng cho sự xấu xa và do ban của bùn lầy Tính vô nhiễm của sen tượng trưng cho
Phật tính trong mỗi con người: cây sen trong bùn được ví như cái tâm bị che phủ nỗikhổ mà con người phải trải qua trong cuộc đời, cây sen vươn lên là quá trình tu, thanhtịnh hóa cái tâm, và hình ảnh đóa sen nở cái tâm đã được giác ngộ viên mãn.
24
Trang 31- Thứ hai, sen có tính trừng thanh Day là một đặc tính của sen, những bộ phận
của sen như ngó sen, thân sen, lá sen, cánh hoa không hề bị nhiễm bùn và đặc biệt
hơn nữa là những vùng nước nơi sen mọc thường là rất trong bởi sen có thể thanh
lọc nước từ đục thành trong Cái tâm của con người trong đạo Phật cũng ví như sen
vậy: sen dùng thân và rễ của mình để thanh lọc các bộ phận và môi trường nước mà sen sống cũng như cái tâm trong sạch thanh tịnh có thể thanh lọc những tham, sân,
sỉ trong cuộc đời và để đạt được thành tựu to lớn trong việc tu tâm là những đóa
hoa thanh khiết ngát hương.
- Thứ ba, sen có đặc tính tinh khiết Hoa sen mặc dù rất đẹp và thơm nhưng lại kị
các loài côn trùng, bởi sen tính thanh lọc của sen nên côn trùng không bao giờ lại
gần những đóa sen cả Đạo phật ví phẩm chất của người tu hành giống như đóa sen
tinh khiết, luôn giữ cho tâm hồn không bị vay ban và luôn thanh tịnh.
- Thứ tư, là tính tái sinh của sen Sen là một loài cây có sức sống mạnh mẽ, chu trình phát triển của sen theo một vòng tuần hoàn: xanh tốt vào mùa Xuân, nở
hoa khoe sắc vào mùa Hè và dan rụi lá vào mùa Thu và Đông Sen rụi là không
phải là đã không còn sức sống, củ và hạt của sen ở dưới đáy bùn sâu vẫn có thể tồn
tại trong khoảng thời gian rất dài chờ đợi để được mọc lá, rồi đơm hoa vào những
mùa hè đầy nắng Sức sống dẻo dai, trường tồn của sen được nhà Phật xem như lối
ứng xử của người tu hành, không có bon chen và vững tâm sống đẹp với đạo và
đời.
- Thứ năm, sen có mùi hương thanh khiết Sen thanh khiết không chỉ bởi sắc
hoa mà một phần là bởi mùi hương của nó Cả hoa sen và lá sen đều có hương thơm
thoang thoảng nhưng lại rất đặc trưng bởi sự dịu nhẹ, hương thơm của sen khiếncho con người có cảm giác tươi mát, an lành và khó có thể phai nhạt Hương thơm
của sen gợi tới những giáo lý gần gũi, sâu lắng và nhẹ nhàng cảm hóa, khơi dậy cái
thiện tâm trong mỗi chúng sinh của nhà Phật.
- Thứ sáu, sen khi nở hoa đã có sẵn cả đài hoa và hạt, đây chính là đặc tính
bồng thực Tính bồng thực của sen cũng như quy luật nhân quả trong Phật giáo,
mọi hành vi được thực hiện đều có nhân và quả xảy ra đồng thời Đặc biệt đài hoa
Sen còn tượng trưng cho quả công đức của người tu hành, sen vừa kết hoa thì đồng
thời với gương sen (hay đài sen) được hình thành và bắt đầu tạo hạt cũng giống như
25
Trang 32khi người tu hành vừa phát tâm bồ dé thì cùng lúc quả công đức cũng được hình
thành.
- Thứ bảy, đó là tính hành trực của hoa sen Ngay từ khi đâm chôi mọc lá,
thân của sen luôn kiêu hãnh vươn thắng (hành trực) Phẩm chất này là gương mà
người tu hành noi theo, người tu hành luôn phải giữ được cái tâm từ bi ngay thắng.
- Thứ tám, thân sen rong (tính ngẫu không) tượng trưng cho tắm lòng từ bi
hỷ xả của Phật tử.
Hoa sen có các màu sắc khác nhau như sen trắng, sen đỏ, sen xanh, sen hồng
và sen tím thẫm, mỗi màu sắc này là sự biểu thị cho những ý nghĩa khác nhau trong đạo Phật: |
- Sen trắng tượng trưng cho Bodhi (Bồ đề), là tâm cảnh thuần khiết và chí
thiện, sự thuần hóa về mặt nhân tính Sen trắng thường có tám cánh, tương ứng với
Bát Chánh Đạo (Tám phương pháp đưa tới Niết bàn giải thoát) Đây là đặc trưng
của phái Mật tông và là đóa sen của các vị Phật.
- Sen đỏ tượng trưng cho bản chất nguyên thủy của trái tim Nó là đóa hoa của tình yêu, từ tâm, đam mê, năng động và tất cả những phẩm chất của trái tim.
Đây là loại hoa sen của Quan Thế Âm
- Sen xanh là biểu tượng của chiến thắng tỉnh thần đối với cảm quan của trítuệ và minh triết Nó luôn luôn được biểu thị như một nụ hoa bán khai, khác với
sen đỏ, tâm của nó không bao giờ được nhìn thấy Nó là loại hoa sen của Văn Thù
Sư Lợi, hiện thân của Minh Triết Chỉ Ư Chí Thiện.
- Sen hồng là loại sen tối thượng, thường được dành cho các vị tối cao, làđoá Sen của vị Phật lịch sử.
- Sen tím thẫm là đóa sen huyền diệu, chỉ được biểu thị ở một vài phái Mật
tông Các đóa hoa có thể mãn khai, hoặc còn hàm tiếu Chúng có thể được nâng bởi
một cọng hoa hay ba cọng (tượng trưng cho ba phần của Thai tạng giới), hoặc năm
cánh (tượng trưng cho Năm Tri Thức), tám cánh hoa tượng trưng cho Bát Chánh Đạo Cũng có thể là biểu tượng bông sen tím nghìn cánh, tượng trưng cho
Sahasrara (Luân xa thứ 7, trung tâm quan trọng trong bộ não).
Không chỉ những đặc tính tuyệt diệu hay màu sắc của sen đi sâu vào trong tâm thức Phật giáo, hoa sen còn là hình ảnh gắn liền với đức Phật Hình ảnh đức
26
Trang 33Eee Ne tư àư
: Phật ngự trên đài hoa sen không trong các ngôi chùa của Việt trên khắp mọi miền
đất nước chắc hẳn không còn là hình ảnh lạ lẫm gì Đặc biệt, theo như truyền thuyết
Phật học thì Ngài bước bảy bước và môi bước có hoa sen đỡ chân cho Ngài Hoa
sen là biểu trưng cho sự vô nhiêm Đức Phật đi trên hoa sen tượng trưng cho sự
thanh khiết không bị nhiễm bụi trần của Đức Phật, bảy bước trên hoa sen của Đức Phật lúc mới được sinh ra không những biểu trưng cho sự tôn quý của Đức Phật mà
nó còn mang ý nghĩa minh triết của bảy yếu tố giác ngộ (trạch pháp giác chi, tinh tấn
giác chi, hy giác chi, khinh an giác chi, niệm giác chi, định giác chi, xả giác chi) hay
biểu trưng của Bảy vị tổ Phat: Phật Quá Khir Ty Bà, Phật Thi Khí, Phật Tỳ Xá Phù,
Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Ham Mâu Ni, Phật Ca Diếp, Phật Bốn Sư Thich Ca
Mau Ni [65]
17.1.2 Sen trong kinh Phật
Phật giáo là tôn giáo đã đi sâu vào tâm thức của Người Việt, không chỉ bởi
những triết lý sâu sắc, mà còn nhờ vào sự truyền bá kinh Phật Rất nhiều các VỊ cao
tăng Việt đã dịch những bộ kinh điển lớn từ chữ Hán hay Sanskrit sang chữ quốc ngữ
mà người Phật tử Việt dùng để tụng kinh niệm Phật nơi chùa linh thiêng Người Phật
tử Việt đã thấm nhuần ý nghĩa cao đẹp của sen trong Phật pháp qua những hình ảnh
sen làm “dụ” trong kinh Phật.
Hoa sen không những là trung tâm trong Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa,
hoa sen còn xuất hiện trong nhiều đề mục trong các bộ kinh khác như Kinh Phạm
Võng, Kinh Pháp Cú, Tăng Chi Bộ Kinh, Kinh Như Lai Tạng, Kinh Nhiếp Thừa Luận
Tích,
Đầu tiên, hoa sen được ding để gọi tên bộ Kinh Pháp Hoa — một trong những
kinh điển lớn của Phật giáo Đại Thừa Theo như Thích Thái Hòa [65] nói về ý nghĩa
đề kinh, tiêu đề kinh có ý nghĩa là diệu pháp hoa sen trắng hay còn gọi là Diệu Pháp
Liên Hoa Hoa sen được lấy làm ví dụ tiêu biểu về quy luật nhân quả trong bộ kinh
này: “bốn sinh dùng hoa sen làm dụ, nghĩa là: tức nhân tức quả, tức quả tức nhân”.
Hoa sen nở tức là Phật nhân, đồng thời kết thành sen tức là Phật quả.” Ngoài đặc tính
hoa quả kết đồng thời, hoa sen được chọn làm tựa đề của Kinh Pháp hoa bởi sen là một loài tôn quý: Sen mọc lên từ dưới bùn tanh nhưng không hề bị nhiễm bùn và đặc biệt
27
Trang 34: còn nở những bông hoa có hương thơm tuyệt diệu Trong kinh Pháp Hoa, hoa sen có
ba dụ: vì có sen nên có hoa, hoa nở thì sen hiện - và hoa rụng thì sen thành.
Hoa sen không những được dùng làm tựa đề cho bộ kinh Pháp Hoa, người Việt
đã tôn kính hoa sen bởi nó còn mang những ý nghĩa thể hiện những tư tưởng triết lý
của Phật giáo và biểu trưng cho những chân lý trong hiện thực đời sống qua cái nhìn của đạo Phật mà tiêu biểu là ở trong một số bộ kinh dưới đây:
- Trong kinh Trit Cái Chướng Bồ Tát Sở Vấn, có nhắc đến mười 4n dụ về hoa
sen để nói về mười thiện pháp tu hành của Bồ Tát Mười ân dụ đó là: Hoa sen mới nhú
hoa thì tất cả đều mong chờ hoa nở (mới sinh ra đã có người liên tưởng đến hoan hỷ),
sen không nhiễm bùn (lia tất cả những ô nhiễm), hoa sen không ngắm nước bùn (không cùng chung với những điều bat thiện), mùi hương của hoa sen lan tỏa và xua đi
mùi ô ué (giữ đủ giới luật), hoa sen tinh khiết (bản thé thanh tịnh), hình ảnh hoa sen nởliên tưởng tới sự an vui, hỉnh ảnh bông hoa sen tượng trưng cho sự nhu nhuyễn và
nhanh nhẹ, mùi thơm dịu nhẹ của sen làm cho con người cảm thấy nhẹ nhõm, bông
sen nở rộ khoe hương và phô đài sen tượng trưng cho sự tu hành viên mãn và phước trí
tròn đầy, hương thơm của sen còn biểu trưng cho sự thanh tịnh và trí tuệ tối thượng
- Sen có mười đặc tính được ghi trong Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ky, 46
là: vi diệu, khai phụ, đoan chính, phân minh, thích duyệt, xảo thành, quang tịnh, trang
sức, dẫn quả, bất nhiệm
- Trong kinh Pháp Cú, sen là hình ảnh của một đệ tử của Phật tìm được hương
vị thật sự của đạo và ngộ đạo như một đóa sen giữa bùn dơ, đây chính là một trong những biểu tượng sen làm dụ tiêu biểu trong hệ thống kinh Phật:
- Câu 58: Giữa đồng rác bản thu,
Vat bỏ bên đường hoang,Hoa sen thơm ngào ngạt,
Đẹp lòng khách qua đàng.
- Câu 55: Hoa chiên dan, già la
Hoa sen, hoa vũ quy |
Giữa những hương hoa dy
Giới hương là vô thượng |
- Câu 336: Ai sinh sống trên đời,
28
Trang 35Hàng phục được tham di,
Khổ dau sẽ vuột khỏi,
Như nước trượt lá sen.
- Trong Tang chỉ bộ kinh, chương Bốn pháp, phẩm Bánh xe có viết: Đức Phật
cũng so sánh hoa sen với ngài: Ví như, này Bà la môn, bông sen xanh, hay bông sen
hồng, hay bông sen trắng, sinh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước,
và đứng thang không bi nước thấm ướt Cũng vậy, này Bà la môn, Ta sinh trong đời,
lớn lên trong đời, Ta sống chinh phục đời, không bị đời thấm ướt Này Bà la môn, Ta
là Phật, hãy như vậy thọ trì.
11.1.3 Sen trong một số nghỉ thức Phật giáo
Sen không chỉ có ở trong tâm thức Phật giáo, nó còn hiên hữu ở đời sống sinh
hoạt tôn giáo của các Phật tử, từ các vật dụng của các Phật tử tới các nghi thức lễ bái.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam ở mỗi vùng (miền Bắc hay miền Nam) có thể khác nhau về một số quan niệm do khác nhau về con đường du nhập Phật giáo khác nhau và
kết hợp với văn hóa bản địa mỗi vùng một khác, nhưng các nghỉ thức trong sinh hoạtPhật giáo như lối chắp tay lễ Phật hay tư thế tọa của tăng ni Phật tử thì không khác,bởi vì chúng mang những triết lý sâu xa trong sự mô phỏng theo hình hoa sen: khi lễPhật hai bàn tay chắp lại thành hình một búp hoa sen gọi là Liên hoa hiệp chưởng, hay
cách ngồi tọa của nhà Phật thành hình hoa sen gọi là Liên hao tọa, những nghi thức
này đều có ý nghĩa sâu xa của nó |
Trước hết lä lối chắp tay lễ Phật: Liên hoa hiệp chưởng( hay còn gọi là hiệp
thập) Liên hoa hiệp chưởng là trạng thái chắp hai bàn tay vào nhau giống hình búp
sen, tập trung tư tưởng và cung kính lễ bái Hơn thế nữa, lối chắp tay hình búp sen còn
tượng trưng cho công đức đầy đủ và sự thanh tịnh, chắp tay niệm Phật là để nhắc nhở
về cái tâm thanh tịnh và Phật tính trong mỗi con người.
Chư Phật có lối ngồi kiết già phỏng theo hình bông sen đang nở được gọi là
Liên hoa tọa Liên hoa tọa là lối ngồi kiết già, trước hết gạt chân trái lên bắp về chân
mặt rồi sau mới gác chân mặt lên bắp về chân trái Ngồi như thế làm thành hình hoa
sen này mang lại sự thanh tịnh và dat được sự tập trung cao độ và có thé giúp Phật tử
liên lạc với thế giới của Chư Phật
29
Trang 36- BE.1.4 Sen trong mỹ thuật và kiến trúc Phật giáo
| Sen là một biểu tượng có sự liên hệ chặt chẽ với Phật giáo về mọi phương diện
ngay từ thời kỳ đầu Phật giáo du nhập vào Việt Nam: biểu tượng sen là một chủ đề
được khai thác rất nhiều trong mỹ thuật và kiến trúc của người Việt Trong mỹ thuật
và kiến trúc Phật giáo của người Việt, hình tượng hoa sen được lồng vào cầu trúc chùa
tháp, một bộ phận kiến trúc hoặc cả tổng thé công trình với ý nghĩa về sự giải thoát,
giác ngộ Phật pháp Những công trình kiến trúc tiêu biểu với hình tượng hoa sen
thường xuất hiện trong những giai đoạn hưng thịnh của Phật giáo ở nước ta, đặc
biệt là các triều đại phong kiến và tiêu biểu là vào thời kỳ nhà Lý và nhà Trần.
Những nghiên cứu về hình tượng sen trong mỹ thuật Phật giáo của người Việt,
chúng tôi sẽ đề cập cụ thé hơn trong phần Biéu fượng sen trong mỹ thuật truyền
thống của người Việt dưới đây.
II.2 Sen trong mỹ thuật truyền thống của người Việt
Mỹ thuật của người Việt có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát
triển văn hóa trong lịch sử của dân tộc Từ thời tiền sử, khi mà tổ tiên của chúng ta chưa hề có khái niệm về chữ viết thì đã xuất hiện những kí hiệu, biểu tượng được khắc, trên các dụng cụ bằng đá và dần cải tiến theo thời gian, chính những biểu
tượng này giúp cho những thế hệ sau có thé giải mã va tim hiểu cả một quá trình
tiến hóa của con người và dáng dap của dân tộc ta ngay từ thời kì khai sinh - thời kì
của các vua Hùng.
Mỹ thuật của người Việt với nhiều đề tài và chủ đề khác nhau đã làm nên tinh hoa văn hóa Việt Ở mỗi biểu tượng nhỏ trong mỹ thuật đều có thể phán ánh
một cái nhìn, một ý nghĩa, một thông điệp của người nghệ nhân Việt, và ấn chứa
những giá trị văn hóa sâu sắc Thế giới biểu tượng trong mỹ thuật của người Việt
rất phong phú, trong đó có sen - một biểu tượng lớn trong văn hóa Việt không chỉ
riêng với mỹ thuật Việt.
Trong mỹ thuật Việt, hình tượng sen luôn được đề cao với những ý nghĩa
biểu trưng sâu sắc-đó là hiện thân của cái đẹp, cái thẩm mỹ, đó là kết quả của sự
dung hòa đồng điệu giữa tinh thần Phật giáo và tinh thần dân tộc Việt Nam.[19,
tr.52] Những họa tiết sen được các nghệ nhân Việt được vận dụng trong những
công trình kiến trúc chùa tháp, đền đình, ở dưới nhiều phương thức tạo hình nghệ
30
Trang 37ật khác nhau để tạo ra những bức phù điêu, những đường diém hoa văn trang tri
ệt mỹ.
Sen là hình tượng xuất hiện dày đặc trong mỹ thuật Việt Nam qua các thời
y Sen thường được thé hiện rất nhiều trong nghệ thuật dưới nhiều dang khác nhau
là ở mỗi thời kỳ thì “sen luôn được biến đổi” [7, tr.291]
2.1 Sự thay đỗi của motif sen trong mỹ thuật Việt qua từng thời kỳ của lich sử
Chủ dé hoa sen xuất hiện từ rất sớm trong mỹ thuật của người Việt, ở một
Huong diện quan trọng, nó là sự phản ánh mối liên hệ chặt chẽ giữa Phật giáo và
hóa Việt Hoa sen trở thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo phương
; ông nói chung và Việt Nam nói riêng, tượng trưng cho vẻ dep thần bí, huyền ảo,
k tưởng sâu kín Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, thời kỳ ma Phật giáo du
| hập và phát triển mạnh mé, là giai đoạn mà đề tài sen đã để lại dấu ấn lớn trong
, ÿ thuật của người Việt.
| Hau như ở bat kỳ thời kỳ nào trong lịch sử Việt Nam, sen luôn được các
a ệ nhân khai thác va được thé hiện trong các đồ án trang trí của nơi thờ tự hoặc ở
' ic công trình văn hóa của cộng đồng Sen được khai thác, phản ánh dưới nhiều
Mic độ và bố cục khác nhau, xuất hiện hằng xuyên theo chiều đài của lịch sử dân
mc qua những công trình kiến trúc Trong nghệ thuật Việt, hình tượng hoa sen dày
Bic từ các phù điêu, đá tang kê chân cột, bệ tượng Phật, đến các dáng gốm và họa
€t trang tri |
| Từ thời kỳ Đinh-Tiền Lê cho tới thời kỳ cai trị đất nước của vua Lê chúa
Rrịnh, sen luôn được các nghệ nhân kết hợp một cách khéo léo trong những công
nh kiến trúc, ở những hoa văn trên các vật dụng hàng ngày và trên các sản phan
hờ tự Trong tiến trình lịch sử của người Việt, trải qua các thời kỳ cai trị đất nước
a các triều đại lớn, sen trong mỹ thuật luôn phát triển và có một số biến đổi, phản
sự phát triển tư duy thâm mỹ của người Việt qua từng thời kỳ:
Vào thời kỳ Đinh- Tiền Lê, theo những di chỉ Khảo cổ tìm thấy ở đền thờ vua
va vua Lê tại kinh đô Hoa Lư-Ninh Bình, sen là một trong số các dé tài trang
Và là họa tiết trang trí chính trên các viên gạch lát Đề tài trang trí sen ở thời kỳ
My bao gồm bốn loại là: loại hoa sen 16 cánh, loại hoa sen 14 cánh, loại hoa sen 8
ảnh, và loại hoa sen không cố định số cánh Theo Triệu Thế Hùng thì mặc dù họa
31
Trang 38hoa sen chưa thấy được sử dụng nhiều nhưng từ bố cục của đề án, phong các
' tạo tác đến tư duy tạo hình tương đối hoàn chỉnh Họa tiết sen mang tính tham mỹ
gu sắc của dân tộc Việt và trở thành bệ đỡ về phong cách mỹ thuật của người Việt
ˆˆ & các thời sau.[19, tr.73]
Vào thoi Lý, với nền tảng là sự khởi sắc của Phật giáo trong văn hóa Việt,
hình tượng hoa sen trong kiến trúc Phật giáo mà tiêu biểu là chùa Một Cột là sự
vượt bậc trong kiến trúc của người Việt với ý nghĩa biểu trưng của sen trong tư
tưởng Phật giáo và trong tín ngưỡng dân gian Việt: tín ngưỡng phon thực Hoa sen
trong phù điêu và điêu khắc được sử dụng rất nhiều và đa dạng trong điêu khắc,
trang trí với tầng ý nghĩa lớn lao là “sự đề cao đạo Phật và vương triều Lý cao quý
và tôn nghiêm” [19, tr.83], tiêu biểu là loại hình đồ án hoa sen đỡ các vật thiêng(bệ
tượng Phật chùa Phật Tích), đồ án đài sen đỡ chân chim phượng(ở thành bậc chùa
Bà Tấm, Hà Nội) và đố án hoa sen đỡ các vật thiêng có hình lá dé(dé án dan nhạc,
các tiên nhữ hay mười con thú nằm trêb đài sen ở chùa Phật Tích) Ngoài ra còn có những đồ án hoa sen kết hợp với hoa cúc trong phù điêu điêu khắc và cả trong trang
trí trên các vật dụng Hình tượng sen vào thời Lý “bao chứa trong mình tư tưởng
Phật triết” và mang ý nghĩa biểu tượng, tỉnh tế và “sự tĩnh lặng trong lề lối thẩm
mỹ” [19, tr.91]
Ở thoi Trần thì đề tài hoa sen vẫn được kế tục khai thác như trong tạo hình
thời Lý Nhưng có đôi chút của nghệ thuật dân gian bởi sự xuất hiện trên các kiến trúc chùa làng Đáng chú ý, trên một số gốm hoa nâu thời này xuất hiện các đồ án
hoa sen với phong cách hiện thực sinh động: hoa văn hoa sen trên gốm hoa nâu
-loại gốm ra đời vào cuối thời Lý và phát triển mạnh ở thời Trần, hoa sen có -loại được vẽ rất đơn giản nhưng có loại được vẽ rất cầu kỳ với nhiều kiểu dáng búp sen
và lá sen, và có loại sen bố cục thành hoa dây, uốn lượn cong và có là rất sinh động
giống như cách vẽ lá của hoa cúc Một điều duy nhất để phân biệt là: các hoa văntrong lòng cánh sen thời Lý đôi khi có hình rồng, hoặc hoa dây, mà thời Trần hoàn
toàn không có Cánh sen thời Trần “thường chỉ chạm thêm một đường gờ chìm viền
theo mép cánh và ở trung tâm mỗi cánh đôi khi được điểm các hạt tròn trong một
bố cục cân xứng khá chặt ché”.[48] Đồ án hoa sen đỡ các vật thiêng thời Trần khá
phong phú như đồ án đỡ chân chim phượng trên trán bia chùa Tổng (Hưng Yên), đỡ
32
Trang 39k các hình lá đề trong đồ án ở chùa Thái Lạc, chùa Dâu (Bắc Ninh), ở các chân cột,
a cén, nhất là ở cửa chùa Thai Lạc, đài sen đỡ phía dưới các tượng phỗng, một dé tài
| chuẩn của thời kỳ này Ngoài ra, Đồ án hoa sen cách điệu thành hoa dây được sử
đụng khá nhiều trên kiến trúc của chùa Thái Lạc - ngôi chùa duy nhất có đạng đồ
án trang trí này.
Vào thời Lê sơ, đạo Phật bị hạn chế, các chùa tháp không phát triển, nhưng hoa sen vẫn là loại dé tài được chú ý nhiều và đề tài sen còn mang một chút màu
sắc của Nho giáo Minh chứng là tạo hình hoa sen thiên về tạo hình búp sen là
trung tâm, giống như sự “tôn vinh uy lực của ngôi cửu ngũ” [19, tr.91] Hoa sen
không những được trang trí trên các bệ tượng Phật, trên các chân tảng cột chùa mà
còn ở các thành bậc cung điện của triều đình và trên cả các bia tiến sĩ ở Văn Miếu.
Đồ án hoa sen ở mặt ngoài thành bậc các cung điện như ở bậc điện Kính Thiên (Hà
Nội), điện Lam Kinh (Thanh Hóa), Văn Miếu (Hà Nội) đều có chung một phong
cách thé hiện là lối vân xoắn cách điệu cao, đường nét chạm rành mạch sắc nét,
Mặc dù dưới hình thức cuộn vòng của hoa dây, nhưng trung tâm vẫn là bông hoasen Đồ án hoa sen ở diềm bia: Một số bia thời Lê sơ như các bia tiến sĩ ở Văn
Miếu (Hà Nội - 1484), bia chùa Cao (Hà Tây - 1505) đều có trang trí hình hoa sen
xen lẫn các hoa khác Hoa sen trên bệ tượng Phật: Các bệ tượng Phật thời Lê sơ, như bệ các chùa Khám Lạng (Bắc Giang - 1432), chùa Cao (Hà Tây-1505) đều có trang trí cánh sen Kiểu cách và chỉ tiết của các hoa văn này gần giống với các cánh sen trên các bệ thời Trần Đặc biệt ở chùa Khám Lạng, ngoài các cánh sen to,
còn có lớp cánh sen được chạm theo kiểu xếp gối lên nhau chỉ thấy nửa hình, cứ thế
mà thành băng dài Lối bố cục gối lên nhau này cũng đã thấy có ở thời Trần Ở chùa Cung Kiệm, dưới chân bệ đá của tượng Phật niên đại 1449, còn thể hiện một đóa hoa sen nỗi trên sóng nước, chạm theo lối nhìn hơi chếch nghiêng, “các cánh
sen nở vây quanh một búp sen ở giữa, lá phía ngoài hình sóng, bố cục đơn giản, ít
chỉ tiét”.[48]
Trong thời kỳ Lê Trung Hung và Lê Mat, nghệ thuật đình làng đạt tới đỉnh
cao trong mỹ thuật của người Việt với những đồ án trang trí hoa sen được khắc tỉa
kỹ càng Sen trên kiến trúc không còn theo kiểu từng bông đơn lẻ mà được bố trí thành những không gian đầm sen Tiêu biểu là Ở đình Đông Viên (Hà Nội), đền Đệ
33