1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khái quát sơ lược về tập đoàn cà phê trung nguyên

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái quát sơ lược về tập đoàn cà phê Trung Nguyên
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 37,18 KB

Nội dung

được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước - Chỉ trong vòng 10 năm từ một cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ đô cà phê Buôn Mê Thuộc,

Trang 1

2 Mục lục:

1 phần mở đầu ……… 3

a lí do chọn đề tài……… 3

b mục đích nghiên cứu……… 3

2 nội dung a chương 1: sơ lược về tập đoàn cà phê Trung Nguyên……… 4

+ Khái quát sơ lược về tập đoàn……… 4

+ Lịch sử hình thành ……… 4

+ Doanh thu hằng năm ……… 5

b chương 2: thực trạng cà phê Trung Nguyên hiện nay ……… 6

+ Thực trạng chung của cà phê Việt Nam ………7

+ Thực Trạng cà phê Trung Nguyên ……… 8

+ Kim ngoạch xuất khẩu cà phê Trung Nguyên……… 9

c chương 3: một số giải pháp ……… 10

3 kết luận ……… 12

4 tài liệu tham khảo ……… 12

Trang 2

I Lời mở đầu

- Cà phê là một mặt hàng sản xuất kinh doanh quan trọng Ngành cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường thế giới Hàng năm cà phê Trung Nguyên đã đưa về cho đất nước một khối lượng kim ngạch đáng kể và giải quyết công ăn việc làm ổn định đời sống hộ gia đình ở các khu vực miền núi đặc biệt là Tây Nguyên Những thành tựu đó đã khẳng định vị trí , vai trò của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Là thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam với nhiều dòng sản phẩm khác nhau, đến nay sản phẩm cà phê Trung Nguyên

đã xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu Và những nổ lực đó Trung Nguyên đã trở thành một thương hiệu cà phê số 1 Việt Nam

- Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xuất khẩu cà phê Trung Nguyên đi các nước bị giảm đi như kỹ thuật công nghệ chế biến bị lạc hậu, thuế quan khi xuất khẩu đi,… Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục các hạn chế và thúc đẩy các lợi thế cho các hoạt động xuất khẩu Cà phê Trung Nguyên hiện nay

- Mục đích của đề tài này mà nhóm mình muốn mang đến cho các hiểu, thứ nhất là sẽ hiểu được đôi nét về tập đoàn Trung Nguyên, thứ hai cũng như biết được tình hình xuất khẩu của công ty và cuối cùng là một số giải pháp để nâng cao số lượng xuất khẩu đi các nước trên thế giới Với mục đích như vậy, đề tài được chia làm 3 chương sau

II Nội dung

CHƯƠNG 1:

1 Khái quát sơ lược về tập đoàn cà phê Trung Nguyên

- Ra đời vào năm 1996 – Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng

Trang 3

được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước

- Chỉ trong vòng 10 năm từ một cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ đô

cà phê Buôn Mê Thuộc, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 thành viên: công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công

ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại

và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẽ hiện đại

- Đi tuyên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay Trung Nguyên đã có mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước

và 8 quán ở nước ngoài như: Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukaraina, sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã xuất khẩu đến 50 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc Bên cạnh đó Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7 Mart trên toàn quốc

2 Lịch sử hình thành và phát triển

- 16/06/1996: khởi nghiệp ở Buôn Ma Thuộc ( sản xuất và kinh doanh trà, cà phê)

- 1998: Trung Nguyên xuất hiện ở thành phố HCM bằng khẩu hiệu “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” và với con số

100 quán cà phê Trung Nguyên

- 2000: đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản

- 2001: cà phê Trung Nguyên có mặt trên toàn quốc và nhượng quyền tại Singapore và tiếp theo là Thái Lan, Campuchia

- 2002: sản phẩm Trà Tiên ra đời

- 2003: ra đời cà phê G7 và xuất khẩu G7 đi đến các quốc qua phát triển

Trang 4

- 2004: mở thêm quán cà phê tại Nhật Bản, mạng lưới 600 quán cà phê tại Việt Nam, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59,000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm

- 2005: khánh thành nhà máy rang tại Buôn Ma Thuộc và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất ở Việt Nam tại Bình Dương với công xuất xay rang là 10,000 tấn trên năm và cà phê hòa tan

là 3000 tấn trên năm Phát triển cà phê với con số 1000 quán

cà phê và sự hiện diện của nhường quyền quốc tế bằng cà phê Trung Nguyên tại các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Ukaraina, Mỹ, Ban Lan

- 2006: đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống phân phối G7 Mart lớn nhất Việt Nam và xây dựng chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền trong nước, đẩy mạnh và phát triển nhượng quyền ở quốc tế, ra mắt công ty liên doanh Vietnam Globol Gateway có trụ sở đặt tại Singapore

 Doanh thu cà phê Trung Nguyên 2016 – 2019

- Đối với năm 2016: + doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

là 4214 tỷ đồng

+ lợi nhuận trước thuế là 768 tỷ đồng

+ lợi nhuận sau thuế thu được là 681 tỷ đồng

- Đối với năm 2017: + doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

là 4452 tỷ đồng

+ lợi nhuận trước thuế là 681 tỷ đồng

+ lợi nhuận sau thuế là 531 tỷ đồng

- Đối với năm 2018: + doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

là 4842 tỷ đồng

Trang 5

+ lợi nhuận trước thuế thu được là 347 tỷ đồng + lợi nhuận sau thuế thu được là 259 tỷ đồng

- Đối với năm 2019: + doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ là 4234 tỷ đồng + lợi nhuận trước thuế là 138 tỷ đồng + lợi nhuận sau thuế chỉ còn 90 tỷ đồng

 Nhìn chung doanh thu cà phê của tập đoàn Trung Nguyên giảm đi theo từng năm từ 681 tỷ đồng năm 2016 giảm còn 90 tỷ đồng năm 2019

 Sự phình to chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp là nguyên nhân gây ra sự lao dốc này Sự quản lí của nhân viên còn lỏng lẻo, cuộc hôn nhân giữa ông Vũ và bà Thảo kéo dài 3 năm là những yếu tố chính làm lợi nhuận suy giảm

CHƯƠNG 2

Thực trạng xuất khẩu

Cà phê là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, hằng năm cà phê đã đống góp một kinh ngạch khá lớn cho ngân sách nhà nước, kinh ngạch thu được từ hoạt động xuất khẩu cà phê vào khoảng 2 - 2,5

tỷ USD chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu cả nước, tuy nhiên về cà phê Trung Nguyên vẫn chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu đi các nước trên thế giới

 Thực trạng chung của cà phê Việt Nam

Trang 6

- Vấn đề chính hiện nay là chi phí thu mua ngày càng tăng Nguyên nhân chủ yếu là sự tăng lên của sản lượng cà phê ngoài quốc doanh làm cho sản xuất bị phân tán mạnh, các đầu mối thu gom phải mất nhiều chi phí thu mua hơn nên đẩy giá thành cà phê xuất khẩu cao trong khi giá xuất trên thị trường lại giảm sút Trong hoàn cảnh đó, công ty còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu khác trong ngành để thu mua được hàng Chính phủ tình trạng lộn xộn này đã đưa công ty, cũng như các doanh nghiệp chuyên doanh khác, vào tình trạng mua đắt bán rẻ, giảm lợi nhuận hợp đồng Đây là một thực tế không đáng có của cà phê Việt Nam do thị trường chưa thống nhất, chưa có mối liên kết giữa các nhà xuất khẩu với những người sản xuất để tạo thành sức mạnh của một ngành hàng xuất khẩu chủ lực

- Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 01/2019 đạt 183,7 nghìn tấn, trị giá 324,24 triệu USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 17,6% về trị giá so với tháng 12/2018, nhưng giảm 15,1% về lượng và giảm 22,7% về trị giá so với tháng 01/2018 Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê tháng 01/2019 đạt mức 1.765 USD/tấn, giảm 1,5% so với tháng 12/2018 và giảm 9,6% so với tháng 01/2018 Tháng 1/2019, xuất khẩu cà phê sang nhiều thị trường tăng trưởng khả quan so với tháng trước đó, trừ xuất khẩu sang Đức giảm Lượng cà phê xuất khẩu sang

Ý tăng 123,1%, Tây Ban Nha tăng 44,1%, Nga tăng 61,2%, Nhật Bản tăng 80,8%, Bỉ tăng 44,8%, Philíppin tăng 40,7%, Anh tăng 69% và Angiêri tăng 49,5% Mặc dù giảm, nhưng Đức vẫn là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất với lượng đạt 25.918 tấn, trị giá 43,6 triệu USD, giảm 1,1% về lượng, nhưng tăng 0,5% về trị giá so với tháng 12/2018, giảm 8,9%

về lượng và giảm 15,8% về trị giá so với tháng 1/2018

 Đối với tập đoàn cà phê Trung Nguyên

Trong những năm qua số lượng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm cà phê của công ty đã từ 20 lên con số 50 thị trường và khu vực lãnh thổ trên toàn thế giới Cơ cấu thị trường của Công ty cũng đã tương đối đa dạng cả về khu

Trang 7

vực phân phối, nhu cầu khách hàng và loại hình thị trường Các thị trường bao gồm:

Các thị trường chính nhập khẩu Trung Nguyên ( tấn)

Tuy nhiên đây chỉ là số liệu của một vài thị trường, mình mình cũng sẽ phân tích đi sâu hơn các thị trường khác như Hoa Kì và tổng chung thị trường EU

- Khu vực Tây Bắc Âu và Nam Âu với các thị trường Pháp, Ý,

Bỉ, Hà Lan, Đức, Anh, Thụy Sỹ, Hi Lạp, Tây Ban Nha,…Đây

là khu vực thị trường truyền thống lớn nhất của Công ty với kim ngạch xuất khẩu cà phê hàng năm từ vào khoảng từ 3 đến 4 triệu USD chiếm hơn một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của toàn Công ty Trung Nguyên Trong

số những nước kể trên có hai thị trường mới là: Hy Lạp và Thụy Sỹ Hiện tại, tỉ lệ tăng trưởng thị trường ở khu vực này vẫn còn thấp và chậm nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà kim ngạch và xuất khẩu sản lượng sang một số thị trường chính của khu vực

- Khu vực Bắc Mỹ với hai thị trường lớn và Canada và Mỹ Đây là khu vực thị trường mới của Công ty nhưng tỷ lệ tăng trưởng đạt được khá cao Hiện nay, khu vực này đã chiếm một phần quan trọng trong cơ cấu thị trường của Công ty chỉ đứng sau khu vực Tây Bắc Âu và Nam Âu

- Khu vực thị trường Châu Á: Với các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và thị trường các nước ASEAN Đây là những thị trường có triển vọng lớn trong tương tương lai cũng như có ý nghĩa rất quan trọng đối với Công ty do gần

về vị trí địa lí và được hưởng nhiều ưu đãi , đặc biệt là khu vực thị trường các nước ASEAN Hiện tại đa số các thị

Trang 8

trường này, từ thị trường Singapore, đều là những thị trường mới, kim ngạch thị trường xuất khẩu chưa cao, khách hàng trong giai đoạn đầu mới dừng lại ở một hai hợp đồng nhỏ nên chưa thể có kết luận gì về tăng trưởng thị trường Vấn đề lúc này là tiếp tục thâm nhập, tạo quan hệ tốt với các bạn hàng để

có một chỗ đứng vững chắc hơn

- Tuy nhiên từ 2020 dịch covid hình phát thế giới phải trải qua con hủng hoảng tài chính làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm đi rất nhiều gây ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp

- Ngày các xuất hiện nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao làm cho phân khúc thị trường ngày càng thu hẹp lại

 Kim ngạch xuất khẩu ra nước ngoài

Kim ngạch xuất khẩu cà phê Trung Nguyên vào thị trường EU trong những năm 1999 đến 2011 (đơn vị ngàn USD)

2004 Chưa rõ số liệu cụ thể

 Từ năm 2006 – 2011 kim ngạch cà phê Trung Nguyên luôn tăng, đặt biệt

là năm 2006 – 2007 kim ngạch cà phê Trung Nguyên tăng đột biến với 47,8% so với niên vụ trước, nguyên nhân là do 2006 cà phê thế giới chịu ảnh hưởng bởi hạn hán kéo dài, Việt Nam lại ít chịu ảnh hưởng của hiện tượng này do đó kim ngạch xuất khẩu tăng lên rõ rệt Tuy nhiên 2009

Trang 9

tình hình cung cầu thế giới có sự chênh lệch khá lớn do đó cung nhiều hơn cầu dẫn đến khủng hoảng đẩy giá xuống thấp

 Đối với thị trường EU là thị trường khá lớn cảu cà phê Trung Nguyên mang lại cho tổng công ty một lượng ngoại tệ khá lớn EU là thị trường

có nhu cầu tiêu thụ cà phê khá lớn, tương đối ổn định và người dân ở đây

có thu nhập khá cao

Kim ngạch xuất khẩu cà phê Trung Nguyên vào thị trường Hoa Kì (đơn vị: nghìn tấn)

 Từ các số liệu cho thấy tập đoàn cà phê Trung Nguyên ngày càng xâm nhập vào thị trường Hoa Kì

CHƯƠNG 3

Một số giải pháp

A Về công nghệ

- Sản xuất công nghiệp tốt sẽ cung cấp cho công nghiệp chế biến nguyên liệu tốt Chế biến tốt sẽ hạn chế sự giảm mất chất lượng vốn có của cà phê ở mức thấp nhất

- Đầu tư tập trung vào khâu chế biến, áp dụng công nghệ tiên tiến, thay đổi thiết bị chế biến để nâng cao chất lượng cà phê suất xưởng, đảm bảo trên 80% cà phê xuất khẩu đạt loại tốt để

đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường

- Đầu tư thêm các nhà máy chế biến cà phê để tránh tình trạng quá tải tại các nhà máy như hiện tại Hoàn thiện các công thức chế biến để xuất khẩu , không xuất cà phê chưa qua chế biến

- Áp dụng tích cực các hệ thống quản lí chất lượng

- Tăng cường tuyên truyền, PR sản phẩm nhầm tạo sự mới lạ thu hút người dùng

- Tăng cường tạo sự đồng nhất về nhiều mặt

- Lựa chọn các đối thủ cạnh tranh cân sức

Trang 10

B Thuế

- Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì chỉ những nỗ lực của Công ty thôi chưa đủ mà cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp sau:

Thuế nhập khẩu:

- Chúng ta đều biết rằng thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước, là một biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước Tại các nước phát triển thuế thu nhập có vai trò rất quan trọng còn ở nước ta thuế xuất nhập khẩu chiếm phần lớn trong nguồn thu của ngân sách

- Theo đánh giá chung thị hiện nay hệ thống thuế của nước

ta có nhiều vấn đề bất cập cần xem xét Chúng ta chủ yếu tiến hành đánh thuế theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với tổng giá trị hàng hóa tính theo giá CIF Trong khi đó, Công ty lại nhập khẩu với giá trị lớn lên mức thuế phải nộp khá lớn Hiện nay một số các thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu đã được miễn thuế và Nhà nước chỉ đánh thuế với các thiết bị chính với thuế suất ưu đãi, nhưng vẫn vẫn còn những vấn đề đặt ra: Các công ty liên doanh được quyền nhập khẩu thiết bị với thuế suất bằng không trong khi Công ty vẫn phải chịu thuế Điều này không tạo được sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường Nhà nước cần điều chỉnh để để tạo được sự công bằng trong kinh doanh

- Thuế nhập khẩu chỉ làm hạn chế việc nhập khẩu thiết bị

mà không có ý nghĩa bảo hộ sản xuất trong nước do đây là loại hàng hóa mà nước ta không sản xuất được

- Tóm lại, từ những vấn đề này Nhà nước cần nghiên cứu để sửa đổi thuế xuất nhập khẩu cho phù hợp để tạo điều kiện cho Công ty thực hiện tốt việc nhập khẩu vật tư thiết bị sản xuất bao bì nhất là bao bì cao cấp Nhà nước nên thực hiện chính sách miễn thuế hoàn toàn đối với thiết bị sản xuất bao bì trong thời gian tới Đây sẽ là một nhân tố nâng cao hiệu quả kinh doanh của Trung Nguyên

C Về phía doanh nghiệp

Trang 11

- Cần phải tăng quản lí chặt chẽ của doanh nghiệp với chí phí bán hàng và nhân viên để giảm thiểu tối thiểu các chi phí không nên có

III KẾT LUẬN

- Với những nỗ lực, cố gắng không ngừng trong sản xuất và kinh doanh, Công ty Cổ phần Trung Nguyên trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tích, tạo ra bước tăng trưởng đáng kể về doanh thu, lợi nhuận, khẳng định vị thế sản phẩm của mình trên thị trường

- Ban đầu Trung Nguyên chỉ là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam nhưng đã nhanh chóng trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước Nhờ đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam chỉ trong vòng 10 năm từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://tailieu.vn/doc/bai-tieu-luan-gioi-thieu-so-luoc-ve-cafe-trung-nguyen-504242.html

https://khotrithucso.com/doc/p/mot-so-giai-phap-thuc-day-xuat-khau-ca-

phe-viet-nam-sang-263736?fbclid=IwAR2NFT0SMt20oX6IA0Oi-SC5vDzMYgFEtMHQxY0CMq15OM1YTh7JtumCVLw

https://khotrithucso.com/doc/p/thuc-trang-hoat-dong-xuat-nhap-khau-cua-ca-phe-trung-nguyen-230356

https://123docz.net//document/3480610-giai-phap-thuc-day-xuat-khau-ca-phe-trung-nguyen-sang-thi-truong-eu.htm

Ngày đăng: 28/06/2024, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w