Cấu tạo chung Sơ đồ cấu tạo chung của hệ thống truyền lực gồm 4 bộ phận chính đó là:Bộ ly hợp, hộp số tự động hoặc số sàn, trục các đăng và bộ vi sai.. Nguyên lý hoạt động của hệ thống t
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về ngành ô tô và xu hướng phát triển
1.1.1 Trên thế giới
1.1.2 Ở Việt Nam
1.2 Yêu cầu, phân loại hệ thống truyền lực
1.2.1 Yêu cầu
1.2.2 Phân loại
1.3 Giới thiệu chung về hệ thống truyền lực xe ô tô
1.3.1 Nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động
1.3.2.Các bộ phận chính trong hệ thống truyền lực
1.3.2.1 Ly hợp
1.3.2.2 Hộp số
1.3.2.3 Trục các đăng
1.3.2.4 Bộ vi sai
1.4 Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Mục tiêu chung
1.4.2 Nội dung nghiên cứu
1.4.3 Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 2: NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
2.1 Giới thiệu về xe tham khảo
2.1.1 Lịch sử phát triển của xe Toyota Camry
2.1.2 Thông số kỹ thuật của xe Toyota Camry 2019
2.2 Những hư hỏng thường gặp trong bộ ly hợp xe ô tô Camry 2019
2.3 Những hư hỏng thường gặp của hộp số xe ô tô Camry 2019
2.4 Những hư hỏng thường gặp của truyền động các đăng xe ô tô Camry 2019
2.5 Những hư hỏng thường gặp của bộ vi sai xe ô tô Camry 2019
Trang 22.6 Những hư hỏng thường gặp cầu chủ động xe ô tô Camry 2019 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG HỆTHỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE TOYOTA CAMRY 2019
3.1 Xây dựng quy trình tháo lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa
kỹ thuật ly hợp xe ô tô Camry 2019 3.1.1 Xây dựng quy trình tháo lắp ly hợp xe ô tô Camry 2019 3.1.2 Xây dựng quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa kỹ thuật
ly hợp xe ô tô Camry 2019 3.2 Xây dựng quy trình tháo lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa
kỹ thuật hộp số xe ô tô Camry 2019 3.2.1 Xây dựng quy trình tháo lắp hộp số xe ô tô Camry 2019 3.2.2 Xây dựng quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa kỹ thuậthộp số xe ô tô Camry 2019 3.3 Xây dựng quy trình tháo lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa
kỹ thuật truyền các đăng xe ô tô Camry 2019 3.3.1 Xây dựng quy trình tháo lắp các đăng xe ô tô Camry 2019 3.3.2 Xây dựng quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa kỹ thuậttrục các đăng xe ô tô Camry 2019 3.4 Xây dựng quy trình tháo lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa
kỹ thuật bộ vi sai xe ô tô Camry 2019 3.4.1 Xây dựng quy trình tháo lắp bộ vi sai ô tô Camry 2019 3.4.2 Xây dựng quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa kỹ thuật
bộ vi sai xe ô tô Camry 2019 3.5 Xây dựng quy trình tháo lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa
kỹ thuật cầu chủ động xe ô tô Camry 2019 3.5.1 Xây dựng quy trình tháo lắp cầu chủ động xe ô tô Camry 2019 3.5.2 Xây dựng quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa kỹ thuậtcầu chủ động xe ô tô Camry 2019 KẾT LUẬN
Trang 3DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Thực trạng sử dụng ô tô ở Việt Nam 10
Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống truyền lực 11
Hình 1.3 Cấu tạo ly hợp 1 đĩa bị động lò xo trụ bố trí xung quanh 12
Hình 1.4 Sơ đồ cấu tạo ly hợp ma sát một đĩa dẫn động cơ khí 13
Hình 1.5 Sơ đồ cấu tạo ly hợp ma sát hai đĩa 14
Hình 1.6 Trạng thái đóng và mở của ly hợp 14
Hình 1.7 Hộp số sàn 15
Hình 1.8 Hộp số tự động 16
Hình 1.9 Hộp số tự động vô cấp CVT 17
Hình 1.10 Hộp số ly hợp kép 17
Hình 1.11 Trục các đăng 19
Hình 1.12 Bộ vi sai 21
Hình 2.1 Xe ô tô Toyota Camry 2019 27
Hình 2.2 Xe bị chảy nhớt hộp số 30
Hình 2.3 Hộp số giảm độ nhạy 31
Hình 2.4 Xe bị trượt hộp số 32
Hình 2.5 Xe vào số khó do ly hợp hỏng 33
Hình 2.6 Ô tô vào số bị kêu do thiếu dầu hộp số 34
Hình 2.7 Ô tô có mùi khét khi dầu hộp số quá nhiệt 35
Hình 2.8 Đèn báo lỗi có ký hiệu hình bánh răng 36
Hình 2.9 Đèn báo lỗi động cơ 36
Hình 2.10 Nước vào hộp số 37
Hình 2.11 Vỡ hộp số 38
Hình 2.12 Bánh răng vi sai bị mòn 39
Hình 2.13 Bánh răng cùi bị mòn 40
Hình 2.14 Rò rỉ dầu bôi trơn bộ vi sai 41
Hình 2.15 Hư hỏng bánh răng vành chậu 41
Hình 3.1 Sữa chữa ly hợp ô tô 48
Hình 3.2 Sửa chữa hộp số ô tô 52
Hình 3.3 Sửa chữa trục các đăng trên ô tô 54
Hình 3.4 Sửa chữa bộ vi sai trên ô tô 57
Trang 43.5 Sửa chữa cầu chủ động 58
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật xe Toyota Camry 2019 28
Trang 6ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành công nghiệp ô tô hiện nay đóng vai trò quan trọng trong sự pháttriển của một đất nước và nhu cầu sử dụng ô tô ngày tăng Nó ra đời nhằm mụcđích phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách, phát triển kinh tế xãhội đất nước Từ lúc ra đời cho đến nay ô tô đã được sử dụng trong rất nhiềulĩnh vực như giao thông vận tải, quốc phòng an ninh, nông nghiệp, công nghiệp,
du lịch Không chỉ vậy ô tô còn có rất nhiều lợi ích như: bảo vệ môi trường, dichuyển thuận tiện, giảm ảnh hưởng các tác động của thời tiết, nâng cao ý thứctham gia giao thông Vì vậy, ô tô ngày càng phổ biến và xuất hiện nhiều hãng ô
tô nổi tiếng được lắp ráp tại Việt Nam như Toyota, Hyundai, Honda, Ford Hệthống trên các loại xe hiện đại để từ đó khai thác và sử dụng xe một cách có hiệuquả cao nhất về công dụng, an toàn, kinh tế trong điều kiện ở Việt Nam
Một trong những hệ thống quan trọng của ô tô là hệ thống truyền lực Hệthống truyền lực bao gồm: Ly hợp, hộp số, hộp số phân phối, truyền động cácđăng, truyền lực chính, vi sai… Trong đó phải kể đến đầu tiên là ly hợp, nó cóchức năng truyền và ngắt momen quay và công suất từ động cơ đến hộp số,ngoài ra nó còn là cơ cấu an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực Vì nhữngchức năng quan trọng của nó mà người ta không ngừng cải tiến hệ thống ly hợp
để nâng cao tính năng của nó
Trong thời gian sửa dụng xe không tránh khỏi những hư hỏng như: nhảy
số, về số khó, thường phát ra những tiếng kêu và các bánh răng bị mòn Do đó
để sử dụng xe đạt được năng suất cao nhất và thời gian phục vụ lâu nhất thì xecần được khai thác đúng cách và có chế độ bảo dưỡng sửa chữa Xuất phát từyêu cầu thực tế và sự hiểu biết của bản thân, có sự chấp thuận của giáo viên
hướng dẫn em đã chọn đề tài “Xây dựng quy trình chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực trên xe Toyota Camry 2019” để làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn khó tránh khỏi nhữngsai sót Vì vậy 0em rất mong có được sự chỉ bảo thêm của thầy cô để đề tài thêmhoàn chỉnh
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn “Đặng Thị Hà” và các thầy
giáo trong bộ môn Kỹ thuật cơ khí, khoa Cơ điện & Công trình, Trường Đại họcLâm Nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt đồ án này
Trang 7Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về ngành ô tô và xu hướng phát triển
1.1.1 Trên thế giới
Có thể nói ô tô ra đời là sự kết tinh tất yếu của một thời kỳ nở rộ nhữngphát minh trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đầu tiên của nhân loại Bởingay từ thế kỷ XIII, nhà khoa học, triết học người Anh – Roger Bacon đã tiênđoán rằng “Rồi con người có thể chế tạo ra những chiếc xe có thể di chuyểnbằng một loại sức kéo nhanh không thể tin nổi, song tuyệt nhiên không phảidùng những con vật để kéo”
Kể từ khi ra đời, ô tô đã nhận được sự quan tâm của biết bao nhiêu nhàkhoa học, bác học vĩ đại Họ miệt mài nghiên cứu ngày đêm để không ngừng cảitiến nó về cả hình thức lẫn chất lượng: từ những chiếc xe thuở ban đầu thô sơ,cồng kềnh và thiếu tính thẩm mỹ ngày càng trở nên nhỏ nhẹ hơn và sang trọnghơn Không lâu sau ô tô trở nên phổ biến, với những ưu điểm nổi trội về tốc độ
di chuyển cao, cơ động, không tốn sức và vô số những tiện ích khác, ô tô đã trởthành phương tiện hữu ích, không thể thiếu của người dân các nước công nghiệpphát triển và là một sản phẩm công nghiệp có ý nghĩa kinh tế quan trọng ở tất cảcác quốc gia trên thế giới
Chính vì thế, theo lịch sử ngành công nghiệp ô tô thế giới, năm đầu tiêncủa thế kỷ XX – năm 1901, trên toàn thế giới đã có 621 nhà máy sản xuất ô tô,
xe máy, trong đó 112 ở Vương quốc Anh, 11 ở Italy, 35 ở Đức, 167 ở Pháp, 215
ở Mỹ và 11 nước khác Tuy nhiên, mốc thời gian đánh dấu sự ra đời chính thứccủa ngành công nghiệp ô tô phải kể đến năm 1910 khi ông Henry Ford – Ngườisáng lập ra tập đoàn Ford Motor nổi tiếng, bắt đầu tổ chức sản xuất ô tô hàngloạt trên quy mô lớn Vào những năm 1930 của thế kỷ XX, trước chiến tranh thếgiới thứ II, ô tô đã có được những tính năng kỹ thuật cơ bản Cùng với nhữngthành tựu khoa học kỹ thuật thời đó, công nghiệp ô tô thế giới đã thực sự trởthành một ngành sản xuất đầy sức mạnh với 3 trung tâm sản xuất chính: Bắc
Mỹ, Tây Âu (từ trước chiến tranh thế giới thứ I) và Nhật Bản (trước chiến tranhthế giới thứ II) Hầu hết các hãng sản xuất có tên tuổi trên thế giới như Ford,
Trang 8General Motor, Toyota, Mercedes – Benz đều ra đời trước hoặc trong thời kỳnày.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đạibùng nổ, ô tô và công nghiệp ô tô cũng có những bước tiến vượt bậc Nhữngthành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng như vật liệu mới, kỹ thuật điện tử,điều khiển học, đã làm thay đổi cơ bản, bản thân ô tô và công nghiệp ô tô cả
về mặt kỹ thuật, khoa học công nghệ cũng như về quy mô kinh tế xã hội
Sản lượng ô tô trên thế giới từ năm 1960 đến nay gần như ổn định quanhcon số khoảng 50 – 52 triệu xe/năm, tập trung vào 3 trung tâm công nghiệp lớn
là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu Thị trường thế giới về ô tô vào khoảng 780 tỷUSD/năm Riêng 6 tập đoàn lớn của công nghiệp ô tô năm 1999 đã sản xuất tới82,5% tổng số ô tô thế giới trong đó Mỹ có 3 tập đoàn; Nhật, Đức, Pháp mỗinước một tập đoàn Tại Châu Âu, đại diện cho nền công nghiệp ô tô là các Hãngnổi tiếng của Đức như BMW, Mercedes Benz; của Pháp như Renault, Peugeot,Citroen; của Italy như Fiat, Iveco Riêng hãng xe Renault – Volvo đã có doanh
số bán năm 1992 là 244 triệu FF
Tại Mỹ có ba hãng ô tô khổng lồ là GM, Ford, Chrysler và ngoài ra còn
có các hãng xe của Nhật liên doanh như Navistar, US Honda, International,Diamondster, Numi Nhật Bản nổi tiếng với các hãng ô tô lớn mạnh khôngngừng như Nissan, Toyota, Honda, Mitsubishi Các hãng này đã vươn rộng racác thị trường thế giới và là từng làm các hãng xe Mỹ và Tây Âu điêu đứngngay trên sân nhà của các hãng này Cùng với sự phát triển của thương mại quốc
tế và xu thế toàn cầu hoá, một số quốc gia, khu vực như Trung Quốc và ASEAN
đã có những thành tựu đáng kể trong tăng trưởng kinh tế cũng đã gia nhập ngànhcông nghiệp ô tô thế giới Hiện nay, hàng năm Trung Quốc sản xuất ra khoảng1,2 triệu xe và các nước ASEAN đã góp tiếng nói của mình với sản lượng gần 1triệu xe mỗi năm Hiện nay, theo nhận xét, đánh giá của Hiệp hội các nhà sảnxuất ô tô thế giới, hãng General Motor được công nhận là hãng ô tô lớn nhất thếgiới, Ford chiếm vị trí thứ 2, vị trí thứ 3 thuộc về Toyota
Ngoài ra, cũng có thể nhìn nhận lịch sử phát triển của ngành công nghiệp
ô tô thế giới theo một cách khác Ngành công nghiệp này đã trải qua hai thời kỳchính: thời kỳ sản xuất hàng loạt và thời kỳ sản xuất theo nhu cầu của khách
Trang 9hàng Ở giai đoạn sản xuất hàng loạt, Người Mỹ luôn dẫn đầu trong đó đi tiênphong là Herry Ford – người đã mở màn cho sản xuất ô tô hàng loạt trên quy môlớn Nhưng bước sang thời kỳ sản xuất theo nhu cầu khách hàng, Người Mỹbuộc phải chịu thua Người Nhật Đó cũng chính là lý do các hãng xe của Nhậtlàm cho các hãng xe của Mỹ phải đau đầu ngay tại thị trường Mỹ.
Tóm lại, trong quá trình phát triển kinh tế, mỗi quốc gia khu vực đều sớmnhận thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô và cố gắng xây dựngngành công nghiệp này ngay khi có thể Nhưng không vì thế mà ngành côngnghiệp ô tô thế giới trở nên manh mún, nhỏ lẻ mà chính các tập đoàn ô tô khổng
lồ hoạt động xuyên quốc gia như một sợi dây xâu chuỗi liên kết có vai trò quyếtđịnh trong việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp ô tô các quốc gia nóiriêng và ngành công nghiệp ô tô thế giới nói chung Vậy nên ngành công nghiệp
ô tô thế giới hình thành, lớn mạnh và phát triển gắn liền với sự ra đời, liên kết,hợp tác, sáp nhập và lớn mạnh không ngừng của các tập đoàn ô tô khổng lồ hoạtđộng ở khắp các quốc gia, châu lục
1.1.2 Ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có trên 96 triệu dân, kinh tế phát triển, đời sốngngày càng nâng cao do đó nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng nhiều, đủ để cácdoanh nghiệp ô tô đầu tư sản xuất với quy mô lớn Tuy nhiên, hiện nay dunglượng thị trường trong nước chưa phát triển so với tiềm năng, do ngành côngnghiệp ô tô Việt Nam chưa đủ các điều kiện về thị trường cũng như các yếu tốkhác để phát triển như các quốc gia trong khu vực Hiện nay, Việt Nam chỉ cóhơn 350 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, với tổng công suất lắp rápthiết kế khoảng 680.000 xe/năm Trong số 350 doanh nghiệp sản xuất liên quanđến ô tô, có hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sảnxuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụtùng ô tô với sản lượng sản xuất lắp ráp trong nước đáp ứng khoảng 70% nhucầu xe dưới 9 chỗ ngồi trong nước Theo kế hoạch phát triển ngành công nghiệp
ô tô của Việt Nam, đến năm nay, tỷ lệ giá trị sản xuất đối với ô tô đến 9 chỗ ngồi
là 30 – 40% và khoảng 40 – 45% năm 2025; tương tự ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lênđạt 35 – 45% và 50 – 60% vào năm 2025 Đối với ô tô tải, tỷ lệ này phải đạt
30 – 40% và 45 – 55% năm 2025 Tiềm năng phát triển công nghiệp ô tô phụ
Trang 10thuộc vào 3 yếu tố: Quy mô và cơ cấu dân số, mức thu nhập bình quân đầungười và số xe trung bình/1.000 dân Tại Việt Nam, xu thế ô tô hóa dự báo sẽdiễn ra trong thời gian tới, khi GDP bình quân đầu người vượt ngưỡng 3.000USD và số xe trung bình trên 1.000 dân đạt 50 xe Theo tính toán, năm 2020 dựkiến nhu cầu thị trường trong nước đạt khoảng 450 đến 500 nghìn xe Dự báo,nhu cầu ô tô của Việt Nam năm 2025 theo phương án trung bình đạt khoảng
800 – 900 nghìn xe và đến năm 2030 khoảng 1,5 – 1,8 triệu xe Vì vậy, nếukhông phát triển ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước thì toàn bộ thị trường
xe con sẽ là xe nhập khẩu, xe khách và xe tải nhập khẩu 50%, còn 50% sản xuấttrong nước với tỷ lệ nội địa hoá 50% Kịch bản này xảy ra, kim ngạch nhập khẩunăm 2025 dự kiến khoảng 12 tỷ USD và năm 2030 là 21 tỷ USD
Hình 1.1 Thực trạng sử dụng ô tô ở Việt Nam
1.2 Yêu cầu, phân loại hệ thống truyền lực
1.2.1 Yêu cầu
- Truyền công suất từ động cơ đến bánh xe chủ động với hiệu suất cao, độtin cậy lớn
- Thay đổi momen của động cơ dễ dàng
- Cấu tạo đơn giản, dễ bảo dưỡng, sửa chữa
1.2.2 Phân loại
- Theo cách bố trí hệ thống truyền lực được chia ra các loại sau:
+ FF (Front – Front) động cơ đặt trước, cầu trước chủ động
Trang 11+ FR (Front – Rear) động cơ đặt trước, cầu sau chủ động.
+ 4WD (4 wheel drive) bốn bánh chủ động
+ MR (Mide – Rear) động cơ đặt giữa cầu sau chủ động
+ RR (Rear – Rear) động cơ đặt sau, cầu sau chủ động
1.3 Giới thiệu chung về hệ thống truyền lực trên xe ô tô.
1.3.1 Nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động
a Nhiệm vụ
- Truyền và biến đổi momen xoắn từ động cơ đến bánh xe chủ động sao
cho phù hợp giữa chế độ làm việc của động cơ và momen cản sinh ra trong quátrình ô tô chuyển động
- Cắt dòng công suất trong thời gian ngắn hoặc dài
- Thực hiện đổi chiều chuyển động giúp ô tô chuyển động lùi
- Tạo khả năng chuyển động êm dịu và thay đổi tốc độ cần thiết trênđường
c Cấu tạo chung
Sơ đồ cấu tạo chung của hệ thống truyền lực gồm 4 bộ phận chính đó là:
Bộ ly hợp, hộp số tự động hoặc số sàn, trục các đăng và bộ vi sai Sơ đồ cấu tạocủa hệ thống truyền lực như hình vẽ 1.2
Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống truyền lực
d Nguyên lý làm việc
Trang 12Nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền lực: Khi động cơ làm việc, nếu
li hợp đóng, momen quay sẽ được truyền từ động cơ qua li hợp, hộp số, truyềnlực các đăng, truyền lực chính và bộ vi sai tới bánh xe chủ động làm xe chuyểnđộng
1.3.2 Các bộ phận chính trong hệ thống truyền lực
1.3.2.1 Ly hợp
a Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ: Truyền hoặc ngắt momen từ động cơ đến trục sơ cấp hộp số
b Cấu tạo chung của ly hợp
- Các bộ phận chính của ly hợp gồm: Bánh đà, vỏ ly hợp, đĩa ép, và đòn
mở như hình vẽ 1.3:
Hình 1.3 Cấu tạo của ly hợp 1 đĩa bị động lò xo trụ bố trí xung quanh
1 Trục khuỷu; 2,3 Bulong; 4 Bánh đà; 5 Đĩa ép; 6 Tấm théptruyền lực; 7 Tấm đệm; 8 Bulong; 9 Vỏ ly lợp; 10 Đệm cách nhiệt; 11
Lò xo ép; 12 Thân ly hợp; 13 Ổ bi chà; 14 Bạc mở; 15 Lò xo hồi vị bạcmở; 16 Ống trượt; 17 Càng mở; 18 Đòn mở; 19 Đai ốc điều chỉnh; 20.Bulong điều chỉnh; 21 Tấm hãm; 22 Quang Treo; 23 Cácte ly hợp; 24.Bulong; 25 Chốt; 26 Bi kim; 27.Bulong; 28 Đĩa ma sát; 29 Vú mỡ; 31.Bulong; 32 Tấm thép; 33 Trục ly hợp;
+ Bánh đà: Bánh đà là chi tiết của động cơ đồng thời là chi tiết của bộ
phận chủ động của ly hợp được làm bằng gang có tính dẫn nhiệt cao Bánh đà
Trang 13được bắt chặt với trục khuỷu, trên bề mặt phẳng được gia công nhẵn làm bề mặttiếp xúc của ly hợp, mép ngoài có các lỗ ren để lắp vỏ ly hợp và có các chốt địnhtâm đảm bảo độ đồng tâm giữa bánh đà với vỏ ly hợp.
+ Vỏ ly hợp: Làm bằng thép dập có các lỗ để lắp và định tâm với bánh đà.
Trên vỏ có các gờ lồi hoặc lỗ để liên kết với đĩa ép và bên trong có các gờ định
vị lò xo ép
+ Đĩa ép: Đĩa ép làm bằng gang có khả năng dẫn nhiệt tốt Mặt tiếp giáp
với đĩa bị động được gia công nhẵn, mặt đối diện có các gờ lồi định vị lò xo ép
và một số gờ có lỗ để lắp cần bẩy liên kết với vỏ ly hợp
+ Đòn mở: Đòn mở làm bằng thép, một đầu có lỗ lắp với gờ có lỗ của đĩa
ép bằng chốt, ở giữa có lỗ lắp với bu lông định vị trên vỏ ly hợp bằng đai ốcđiều chỉnh và đầu còn lại có mặt phẳng hoặc bắt bu lông chống mòn để tiếp xúcvới ổ bi tỳ khi mở ly hợp Loại đòn mở có quả tạ ly tâm, nhằm tăng lực ép củađĩa ép khi ly hợp quay ở tốc độ cao
Ly hợp thường dùng trên ô tô có 2 loại đó là: ly hợp ma sát một đĩa dẫnđộng cơ khí và ly hợp ma sát hai đĩa Sơ đồ cấu tạo của ly hợp ma sát một đĩadẫn động cơ khí như hình vẽ 1.4 và Sơ đồ cấu tạo ly hợp ma sát hai đĩa như hìnhvẽ 1.5
Hình 1.4 Sơ đồ cấu tạo ly hợp ma sát một đĩa dẫn động cơ khí
1 Bánh đà; 2 Đĩa bị động; 3 Đĩa ép; 4 Vỏ ly hợp; 5 Lò xo ép; 6 Bạc mở;
7 Bàn đạp ly hợp; 8 Lò xo hồi vị; 9 Càng mở; 10 Càng mở; 11 Bì “T”;
12 Đòn mở; 13 Lò xo giảm chấn;
Trang 14Hình 1.5 Sơ đồ cấu tạo ly hợp ma sát hai đĩa
1 Bánh đà; 2.Lò xo đĩa bị động; 3 Đĩa ép trung gian; 4 Đĩa bị động;
5 Đĩa ép; 6 Bu lông hạn chế 7 Lò xo ép; 8 Vỏ ly hợp; 9 Bạc mở;
10 Trục ly hợp; 11 Bàn đạp ly hợp; 12 Lò xo hồi vị; 13 Thanh kéo;
14 Càng mở; 15 Bi tỳ; 16 Đòn mở; 17 Lò xo giảm chấn;
+ Nguyên lý làm việc của ly hợp:
- Ly hợp ở trạng thái đóng (Hình 1.6a): Khi chân người lái chưa tác dụnglực vào bàn đạp của ly hợp, dưới tác dụng lực đẩy của các lò xo ép, thông quađĩa ép đẩy đĩa ma sát ép chặt lên bề mặt bánh đà Nhờ ma sát trên mặt đĩa ma sátnên cả lò xo ép, đĩa ép, đĩa ly hợp và bánh đà tạo thành một khối cứng để truyềnmomen từ trục khuỷu động cơ đến trục bị động
Hình 1.6: Trạng thái đóng (a) và mở của li hợp (b)
- Ly hợp ở trạng thái mở (Hình 1.6b): Khi người lái tác dụng lực lên bànđạp (khi cần thay đổi số) thông qua thanh kéo, các chốt và đòn bẩy, đẩy khớptrượt và ổ bi tỳ dịch chuyển dọc trục sơ cấp, ép lên đầu các đòn mở, kéo đĩa épnén các lò xo ép, làm cho đĩa ma sát rời khỏi bề mặt bánh đà và ở trạng thái tự
do, momen của trục khuỷu động cơ không truyền qua được trục sơ cấp để cho
Trang 15việc sang số được dễ dàng Sau khi sang số xong người lái thôi tác dụng lực vàobàn đạp từ từ để cho ly hợp trở về vị trí đóng như ban đầu.
1.3.2.2 Hộp số
a) Giới thiệu chung
- Hộp số là bộ phận làm tăng/giảm tốc độ của động cơ bằng bánh răng vàbiến nó thành momen xoắn truyền động đến các bánh xe Nhờ đó, động cơ sẽhoạt động với vòng tua máy lý tưởng nhất, giúp cho xe di chuyển ổn định và êm
ái Hộp số phải có đủ tỉ số truyền phù hợp với tính động lực học của ô tô Đồngthời, hộp số phải đảm bảo không gây tiếng ồn khi hoạt động
- Vai trò của hộp số:
+ Hộp số có vai trò thay đổi tỉ số truyền momen xoắn đến các bánh xe,đồng thời thay đổi tốc độ chạy xe phù hợp với sức cản bên ngoài
+ Hộp số thay đổi chiều chuyển động của xe như tiến và lùi
+ Hộp số còn có tác dụng tách biệt động cơ ra khỏi hệ thống truyền lựctùy ý mà không cần tắt máy và mở ly hợp
+ Tăng momen xoắn khi xe khởi động và khi leo dốc
Trang 16người lái điều khiển qua chân côn Hộp số sàn bao gồm trục sơ cấp, trục thứ cấp
và trục trung gian Các bánh răng cố định trên các trục sẽ ma sát với nhau tạothành tỉ số truyền tương ứng với từng chế độ lái của xe Trong trường hợp muốnsang số, tài xế đạp chân côn để ngắt kết nối từ động cơ xuống hộp số, kết hợpvới thao tác trên cần số để đưa các bánh răng gài số đến đúng vị trí với số truyềntương ứng
b2 Hộp số tự động ( Automatic Transmission)
Hình 1.8 Hộp số tự động
- Hiện nay trên thị trường ô tô đa phần các mẫu xe được trang bị hộp số
tự động Hộp số tự động có kết cấu phức tạp, gồm các bánh răng kết hợp vớinhau để tạo thành cấp số cho xe Đây là loại hộp số ngắt và truyền chuyển độngquay từ động cơ thông qua bộ biến mô thủy lực có vai trò như bộ ly hợp Tất cảquá trình hoạt động của hộp số này được điều khiển tự động bởi máy tính dựatheo điều kiện vận hành của xe
b3 Hộp số tự động vô cấp CVT (Continuous Variable Transmission)
Trang 17Hình 1.9 Hộp số tự động vô cấp CVT
- Mang đến cảm giác lái thoải mái như hộp số tự động nhưng hộp số tự
động vô cấp CVT có nguyên lý hoạt động khác biệt Hộp số này không có cáccấp số mà sử dụng 2 pulley có thể thay đổi đường kính, được kết nối với nhauqua một dây đai, nhờ đó có thể thay đổi tỉ số truyền linh hoạt, giúp xe di chuyển
êm ái hơn
Hình 1.10 Hộp số ly hợp kép
- Loại hộp số này bao gồm 2 bộ ly hợp ma sát ướt tách biệt với nhau, một
bộ điều khiển các bánh răng cấp số lẻ (1, 3, 5 và bánh răng gài số lùi), trong khi
bộ ly hợp còn lại có nhiệm vụ điều khiển các bánh răng gài số chẵn (2, 4 và sốlùi) Nhờ vậy, quá trình sang số diễn ra nhanh lẹ, mượt mà và chính xác
c) Ưu, nhược điểm.
c1 Hộp số sàn/số tay ( Manual Transmission)
Trang 18Ưu điểm:
- Cảm giác lái chân thật, người lái làm chủ hoàn toàn việc chuyển số xe
- Tiết kiệm nhiên liệu hơn hộp số tự động AT và hộp số vô cấp CVT
- Chăm sóc, bảo dưỡng đơn giản, chi phí thấp
- Giá thành thấp, với cùng mẫu xe, phiên bản số sàn thường thấp hơnphiên bản số tự động
Nhược điểm:
- Vận hành phức tạp hơn, phải điều khiển chân côn và cần số
- Hơi bất tiện khi đi đường đông, đường kẹt do xe phải tăng/giảm tốc độ,dừng/chạy liên tục trên quãng đường ngắn
c2 Hộp số tự động ( Automatic Transmission)
Ưu điểm:
- Lái xe đơn giản, không phải quan tâm đến chuyển số.
- Vận hành dễ dàng, mượt mà, nhất là ở những đường đông đúc, kẹt xe…
Nhược điểm:
- Mức tiêu hao nhiên liệu cao hơn hộp số sàn do công suất bị hao hụt ở
giai đoạn đi qua biến mô
- Cấu tạo phức tạp, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cao
- Giá thành cao, với cùng mẫu xe phiên bản số tự động thường cao hơnphiên bản số sàn
c3 Hộp số tự động vô cấp CVT (Continuous Variable Transmission)
- Khó có được cảm giác chuyển số thể thao
- Phải thay dây đai định kỳ
- Tiếng ồn lớn
- Không chịu được momen xoắn cao do truyền lực bằng dây đai nên sứcchịu bị giới hạn
Trang 19- Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cao.
- Giá dầu hộp số vô cấp CVT khá cao
c4 Hộp số ly hợp kép (Dual Clutch Transmission)
Ưu điểm:
- Chuyển số nhanh nhờ có hai ly hợp hoạt động độc lập.
- Tiết kiệm nhiên liệu hơn hộp số tự động AT truyền thống
- Vận hành đơn giản giống hộp số tự động AT truyền thống
Nhược điểm:
- Hộp số DCT khô dễ bị lỗi quá nhiệt, bị nóng hộp số
- Giá thành hộp số DCT ướt cao
- Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cao
1.3.2.3 Trục các đăng
a) Nhiệm vụ:
Truyền momen lực từ hộp số hoặc hộp số phụ đến cầu xe ôtô hoặc giữacác cụm của hệ thống truyền lực mà trong quá trình hoạt động luôn có vị trí,khoảng cách thay đổi
Hình 1.11 Trục các đăng b) Cấu tạo:
Trục các đăng bao gồm 2 bộ phận chính là trục các đăng và khớp cácđăng
+ Trục các đăng: có tác dụng truyền momen, trục các đăng là mộtthanh kim loại hình trụ dài thường được làm bằng cacbon có độ bền cao
Trang 20+ Khớp các đăng: vừa để truyền momen vừa để thay đổi phươngtruyền Thông thường trục các đăng là một ống liền có hai khớp nối ở hai đầuhình thành các khớp các đăng Có hai loại khớp các – đăng chính là khớpcác – đăng mềm và khớp các – đăng cứng:
Khớp các – đăng mềm: thường là làm bằng cao su và có kích
thước nhỏ Đối với loại khớp các-đăng mềm này thì thường coi là trục các –đăng Hầu hết các trường hợp sử dụng khớp các – đăng mềm thường nhằm mụcđích để nối dài các trục các – đăng Khớp các – đăng mềm có ưu điểm là khôngcần phải bảo dưỡng nhiều, tuy nhiên khớp các – đăng mềm đòi hỏi phải đượclàm bằng vật liệu cao su có độ bền cao, không bị hỏng hóc do tác động của môitrường
Khớp các – đăng cứng: Đây là loại khớp các – đăng được sử dụng
chủ yếu trên ô tô Khớp các đăng này thường có cấu tạo phức tạp do đó cần phảiđược bảo dưỡng chăm sóc thường xuyên Có hai loại khớp các – đăng cứng làdạng trục và dạng bi
c) Nguyên lý làm việc:
- Trục các – đăng có nhiệm vụ truyền lực, momen giữa các cụm đặt cách
xa nhau như: Giữa hộp số phụ đến cầu xe, sử dụng trong những xe ô tô có động
cơ đặt phía trước dẫn động cầu sau Giữa các cụm cách xe nhau có chuyển độngđều cần phải có sự tham gia của trục các – đăng Trục các – đăng được thiết kếlinh hoạt phù hợp trong các trường hợp truyền động mà khoảng cách thay đổiliên tục Bạn thử nghĩ xem, nếu thay trục các – đăng bằng các ống thép cố địnhthì khi việc chuyển động sẽ nhanh chóng làm cho các ống thép này bị nứt gãy,khi đó sẽ làm gián đoạn hoạt động của động cơ
1.3.2.4 Bộ vi sai:
a) Nhiệm vụ:
Thay đổi tốc độ của các bánh xe (trái, phải) khi xe đi vào đường cong cua.Truyền momen của động cơ tới bánh xe Đóng vai trò là cơ cấu giảm tốc độ cuốicùng trước khi momen xoắn truyền tới các bánh xe
b) Cấu tạo:
+ Truyền lực cuối: các bánh răng chủ động (1) ăn khớp với bánh răng bịđộng (2) để giảm số vòng quay – tăng momen
Trang 21+ Vỏ bộ vi sai: được gắn lên bánh răng bị động.
+ Bánh răng hành tinh: kết nối và điều khiển tốc độ của các bánh răng bántrục
+ Bán trục trong/ngoài: kết nối bánh răng bán trục với bánh xe
Hình 1.12 Bộ vi sai
- Cầu xe chính là một bộ phận hình cầu ở giữa trục kim loại nối hai
bánh xe của ô tô lại với nhau Bên trong có chứa hệ thống “vi sai” hay còngọi là bánh răng Bộ vi sai này được nối hai bánh xe ô tô phía sau thông qua
2 láp ngang, nối với động cơ bằng láp dọc Có hai loại cầu xe: Cầu chủ động
và cầu thụ động (cầu dẫn hướng)
- Cầu dẫn hướng làm giá đỡ các bộ phận quan trọng của hệ thống lái,qua chúng điều khiển phương hướng lăn của bánh xe
- Cầu chủ động gồm các bộ phận quan trọng nhất là: Bộ truyền lựcchính, bộ vi sai, hai nửa bán trục và moayơ của bánh xe chủ động
- Truyền lực chính: Truyền lực chính là một cơ cấu bánh răng dùng đểtruyền động giảm tốc từ trục các – đăng tới các bán trục của bánh xe chủđộng Phương của bán trục này vuông góc với phương của trục các – đăng.Nhiệm vụ của truyền lực chính là truyền momen từ trục các – đăng đặt dọc
xe đến các bán trục đặt ngang xe Giảm tốc cho các bán trục, để tốc độ trungbình của xe trong khoảng 70km/giờ và làm cho các bánh xe chủ động có các
Trang 22vận tốc khác nhau để khi quay vòng các bánh xe bên ngoài có vận tốc lớnhơn các bánh xe bên trong.
+ Cấu tạo: Gồm 2 bánh răng côn: Bánh răng chủ động và bánh răng bịđộng
- Bộ vi sai là một trong những thiết bị được dùng để chia momen xoắncủa động cơ làm hai đường, cho phép hai bên bánh xe được quay với hai tốc độkhác nhau Do đó, người dùng có thể tìm thấy bộ vi sai ở bất kỳ loại xe hơi và
xe tải hiện đại nào và đặc biệt ở các xe bốn bánh đều được chủ động hoàn toàn.Hơn nữa, mỗi cầu chủ động của các xe này đều cần một bộ vi sai và giữa bánhtrước và bánh sau cũng cần bởi khi vào cua thì quãng đường mà bánh trước vàsau đi được cũng đã khác nhau
c) Nguyên lý làm việc:
- Một bộ vi sai thông thường hay còn được gọi là vi sai mở gồm: 1 bánhrăng quả dứa, 2 bánh răng hành tinh, 1 bánh răng to bao ngoài và 2 bánh răngmặt trời Được gắn với trục các đăng để giúp nhận chuyển động được đi ra từhộp số đó là bánh răng quả dứa Khi đó, bánh răng to nhất sẽ được quay trên trụcbánh xe chính là loại bánh răng bao ngoài Cùng với đó, bánh răng bao này sẽ được gắn sao cho cố định với trục của hai bánh răng hành tinh Ngoài ra, 2 bánhrăng mặt trời chính là 2 bánh răng được gắn liền với 2 bán trục, trong đó 1 bántrục sẽ được dẫn ra 1 bánh xe và khi xe chạy ở trên đường thẳng thì lực cản sẽtác dụng lên 2 bánh xe một cách đều nhau Lúc này 2 bánh xe sẽ quay với mộttốc độ giống nhau Khi đó, quan sát trường hợp này có thể thấy 2 bánh rănghành tinh sẽ không bị xoay quanh trục của chính nó Còn trong trường hợp xechạy trên đường cong hay vào đoạn cua thì lúc này lực cản sẽ có nhiệm vụ tácdụng lên bánh xe bên trong nhiều hơn bánh xe phía bên ngoài Do đó, bánh xebên ngoài sẽ phải quay nhanh hơn, còn bánh xe bên trong sẽ bị quay chậm lại.Khi xe cua sang bên phải thì khi đó bánh răng mặt trời ở bên phải sẽ lập tứcquay chậm hơn bánh răng mặt trời phía bên trái Lúc này, 2 bánh răng mặt trờisẽ quay với một tốc độ khác nhau và nó sẽ làm cho bánh răng hành tinh xoay.Việc này khiến cho bánh xe ở phía ngoài vòng cua sẽ nhận được nhiều động lựchơn bánh xe ở phía trong và từ đó sẽ giúp người lái có thể vào cua 1 cách mượt
mà hơn Nếu như cơ cấu vi sai mở sẽ gặp 1 vấn đề như sau: Nếu khi xe bị sa lầy,
Trang 231 bánh xe bị sa lầy còn bánh còn lại vẫn có độ bám đường rất tốt thì lúc nàybánh xe bị sa lầy sẽ có lực cản tác dụng lên nó vô cùng nhỏ Còn bánh xe còn lạivẫn chiếm ưu thế có độ bám đường tốt nên có lực cản lớn Theo cơ cấu vi sai thì
nó sẽ khiến cho bánh xe bị sa lầy quay tít, còn đối với bánh xe còn lại thì độ bámđường sẽ không nhận được bất kỳ 1 sự chuyển động nào, do đó sẽ dẫn đến tìnhtrạng xe bị kẹt và không thể di chuyển được Để khắc phục tình trạng này thìngười ta đã đưa ra cơ cấu khóa vi sai hay thiết kế bộ vi sai để chống trượt Cơcấu khóa vi sai sẽ có thể được cấu tạo theo một kiểu chốt cài hay là thiết kế theo
bộ ly hợp trên các bán trục
1.4 Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực trên
xe Camry đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
- Mục tiêu cụ thể:
Xây dựng được quy trình sửa chữa hệ thống truyền lực, chỉ ra được nhữnglỗi hư hỏng thường gặp của hệ thống truyền lực trên xe ô tô Camry, từ đó phântích và lựa chọn được phương pháp khắc phục, sửa chữa tối ưu nhất đảm bảoquá trình vận hành xe hiệu quả và an toàn
1.4.2 Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Những hư hỏng thường gặp của hệ thống truyền lực trên xe ô tô.Chương 3: Xây dựng quy trình chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thốngtruyền lực trên xe Camry
1.4.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu: Sử dụng và kế thừa những tài
liệu đã có vấn đề nghiên cứu, dựa trên những thông tin tư liệu sẵn có để xâydựng và phát triển thành cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng trong việc phân tích và lựa
chọn quy trình hợp lý
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Là cơ sở để kiểm nghiệm quy
trình được xây dựng với tình hình thực tế
Trang 24Chương 2: NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRONG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
2.1 Giới thiệu về xe tham khảo
2.1.1 Lịch sử phát triển của xe Toyota Camry
Sự thành công của Camry cho đến ngày hôm nay được bắt đầu vào tháng12/1979 khi thế hệ đầu tiên của Camry chính thức được ra mắt tại nhà máyToyota Tsutsumi, Aichi, Nhật Bản với tên gọi Toyota Celica sau đó một nămmẫu xe này mới chính thức được chào bán tại các cửa hàng bán lẻ Corolla củaNhật Lối thiết kế của Toyota Celica tương đối “vừa mắt” hơn mẫu Corolla Altisnên rất được người Nhật yêu thích và sử dụng trong thời kỳ đó Vào tháng1/1980, cái tên Camry mới được giới thiệu để chỉ phiên bản xe 4 cửa thuộc thế
hệ thứ 2 của Celica Tuy nhiên chiếc xe này chỉ giống Celica về chi tiết máymóc, thậm chí thân xe cũng vay mượn từ Carina Do đó, Celica chỉ được xemnhư người tiền nhiệm của dây chuyền sản xuất xe Toyota Camry Dòng xe chínhthức ra đời vào tháng 3/1982, khi tung ra thiết kế riêng với khuôn mẫu động cơtrước – cầu trước
Tên gọi Toyota Camry chính thức được sử dụng vào năm 1983, khi hãng
xe tung ra một phiên bản độc lập với một vài thay đổi nhỏ Phiên bản 1.8GL vớithân xe theo kiểu 4 cửa truyền thống, sau thời gian ra mắt cách đó không lâu,các chuyên gia bắt đầu dành tặng cho Camry những lời khen vô cùng tích cực.Đầu năm 1984, mẫu động cơ Diesel 1.8L 1C-TL trang bị Turbo được tung ra để
bổ sung cho dòng sản phẩm Mặc dù được đánh giá cao khi kết hợp giữa vậnhành, độ bền và tính kinh tế, doanh thu vẫn không như mong đợi Lúc này doanh
số Camry chỉ ở mức vô cùng khiêm tốn trên thị trường
Thế hệ thứ 2 của Camry đến Anh Quốc vào tháng 1/1987 với những thayđổi gần như hoàn toàn để đáp ứng nhu cầu bùng nổ vào những năm 90s Dài hơn
và rộng hơn các thiết kế trước đây, tuy nhiên vẫn giữ nguyên chiều dài cơ sở.Những thay đổi ở thân xe cho thấy Toyota đã có sự quan tâm đáng kể đến thiết
kế khí động học, làm chiếc xe có độ cản gió thấp, chỉ 0.35 Cd Chiếc xe đượcthiết kế bóng bẩy, với những góc cạnh được bo tròn, rất hài hòa với phần thân
mà ít ảnh hưởng đến sự ổn định của xe Lần đầu tiên dòng Camry có một mẫu
có khả năng mở rộng thể tích cốp xe Về không gian, Toyota mở rộng khoang
Trang 25hành khách về phía trước một chút và tăng thêm khoảng cách từ bánh xe đếnđầu và đuôi xe Từ đó cho phép Toyota có thể tận dụng tốt hơn cách bố trí theo
hệ truyền động bánh trước Do đó, cốp xe mở rộng hơn 8% trong khi không cầnphải hy sinh không gian của khoang hành khách
Mẫu Camry thế hệ thứ 3 ra mắt thị trường Anh quốc vào tháng 10/1991.Đây là một chiếc xe “lột xác” hoàn toàn, không có bất cứ bộ phần nào thừahưởng từ mẫu trước Trừ chiều cao thì chiếc xe được mở rộng về mọi mặt, thân
xe và khoang động cơ rộng hơn được thiết kế đặc biệt cho thị trường nướcngoài Nói cách khác, đây không phải là một phiên bản được “Tây hóa” của mẫu
xe ở thị trường Nhật Bản Camry đã được lắp đặt 2 loại động cơ 2.2L 4 xi – lanh
(5S – FE) với 134 mã lực hoặc động cơ V6 3.0L (3VZ – FE) 185 mã lực Giádao động từ 17,519 bảng đối với mẫu 2.2GL số sàn đến 22,325 bảng đối vớimẫu V6 số tự động
Thay vì nhấn mạnh vào sự sang trọng, Toyota quyết định làm nổi bật giátrị “đáng đồng tiền bát gạo” của chiếc xe khi cho ra đời thế hệ thứ 4 vào tháng
11/1996 Người mua Camry tiết kiệm được hàng ngàn bảng Anh so với đối thủ
nếu xét về cấu hình xe, trong khi tiết kiệm đang là xu hướng thời bấy giờthì Camry định vị là chiếc xe rẻ nhất trong phân khúc nếu tính về chi phí vậnhành Cách tiếp cận này được kì vọng sẽ hồi sinh chiếc xe, phản ánh qua sự tăngtrưởng doanh số lên 1750 chiếc vào năm 1997
Toyota Camry thế hệ thứ 05 (2001 – 2006), một mẫu xe hoàn toàn mới đã
cập bến Anh quốc vào tháng 11/2001 So với đối thủ ở châu Âu, đầu tư vàochiếc xe này thật hấp dẫn Không chỉ bởi thương hiệu Toyota từ lâu đã nổi tiếng
về chất lượng mà còn là hiệu ứng từ hàng triệu chiếc xe được bán tại Hoa Kì,mẫu xe mới đã điều chỉnh, mở rộng ngân sách cho nghiên cứu và phát triển Nóicách khác, khách hàng của thị trường này đang mua những chiếc xe có chấtlượng tuyệt vời, cảm giác lái được cân bằng hơn, tiện nghi hơn cũng như cảithiện khả năng vận hành đã khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường Thiết kếnhấn mạnh dạng thuôn nhọn về đầu xe một lần nữa là phong cách chủ đạo, vớicột A,C dốc mang đến cảm giác như một chiếc xe Coupe, đồng thời thể tích cốptăng đáng kể (587 lít) Kiểu dáng khí động học giảm đáng kể lực cản của gió,
Trang 26chỉ còn 0.28 Cd Nội thất cũng được thiết kế mang đến cho hành khách cảm giácchiếc xe khá gọn.
Toyota Camry thế hệ thứ 06 (2006 – 2011), được nâng cấp bộ đèn phaHID có khả năng mở rộng chiếu sáng, ống xả kép Nội thất được nâng cấp ghếlái chỉnh điện 8 hướng, lưng ghế sau có thể ngả bằng điện Vô – lăng được tíchhợp điều khiển âm thanh, màn hình đa thông tin trên đồng hồ lái, điều hòa 2
vùng tự động Đặc biệt, lần đầu tiên Toyota Camry được trang bị chìa khoá
thông minh tích hợp điều khiển bằng nút bấm Tiện ích này tích hợp thêm bộnhớ vị trí gương chiếu hậu ngoài, ghế ngồi và vô – lăng khi người lái bước vào
xe Phiên bản 3.5Q còn được trang bị tựa tay trung tâm hàng ghế sau có thể điềuchỉnh âm thanh và nhiệt độ Phiên bản 2.4G vẫn tiếp tục trang bị cấu hình vậnhành với động cơ xăng 2.4L đi kèm hộp số sàn 5 cấp Phiên bản 3.5Q đượctrang bị động cơ xăng 3.5L mới V6, trang bị hệ thống điều phối van biến thiênthông minh kép Dual VVT-i cho công suất tối đa 273,5 mã lực Đặc biệt, lầnđầu tiên ở Việt Nam một mẫu xe Toyota được trang bị hộp số tự động 6 cấp hiệnđại
Toyota Camry thế hệ thứ 7 (2012 – 2017), thế hệ này mang đến khônggian rộng rãi hơn, cải thiện khả năng lái linh hoạt cũng như giảm đáng kể tiếng
ồn Thế hệ cải tiến của Camry sẽ nâng tầm bạn lên thành một ông chủ đích thựctại vị trí ngồi ở hàng ghế sau, tất cả các nút điều chỉnh cơ bản của xe đều đượcsắp xếp gọn gàng tại vị trí này Động cơ dùng cho thế hệ mới nhất chính là 2.5L
4 xi lanh, mức tiêu hao nhiên liệu 9,41L/100km khi đi trong nội thành và 6.72L/100km khi di chuyển đường trường
Toyota Camry thế hệ thứ 7 cải tiến thứ nhất (2012 – 2014), theo sau sự ramắt thế hệ mới trên toàn cầu vào năm 2012, Toyota Việt Nam cũng nhanhchóng cho ra Camry thế hệ hoàn toàn mới với 3 phiên bản 2.0E, 2.5G và 2.5Qvới giá bán từ 982 triệu đồng tới 1.241 triệu đồng Điểm đặc biệt trên thế hệ mớichính là hệ thống vận hành đã được thay đổi hoàn toàn Phiên bản 2.0E đượctrang bị động cơ xăng 2.0L, 4 xi lanh thẳng hàng, tích hợp công nghệ điều phốivan thông minh VVT-i cho công suất tối đa 145 mã lực tại 6000 vòng/phút,momen xoắn cực địa 190Nm tại 4000 vòng/phút Đi kèm là hộp số tự động 4cấp Phiên bản 2.5G và 2.5Q trang bị động cơ xăng 2.5L, 4 xi lanh thẳng hàng,
Trang 27tích hợp VVT-i kép cho công suất tối đa 178 mã lực tại 6000 vòng/phút vàmomen xoắn cực đại 231Nm tại 4100 vòng/phút Đi kèm là hộp số tự động 6cấp.
Toyota Camry thế hệ thứ 7 cải tiến thứ hai (2015 – 2018), giữa năm
2015, Toyota Camry 2016 chính thức ra mắt Việt Nam với 3 phiên bản 2.0E,2.5G và 2.5Q Giá bán lần lượt cho cả ba phiên bản tại thời điểm ra mắt là1,078/1,214/1,359 tỷ đồng Tuy nhiên bước sang năm 2016, trước sức ép từ cácđối thủ, Toyota Việt Nam tiếp tục cải tiến bằng phiên bản 2016 nâng cấp Cả haiphiên bản này cũng chỉ là phiên bản nâng cấp của thế hệ thân rộng thứ 5 VX50
ra mắt vào năm 2012 tại Việt Nam Mặc dù vậy, mẫu xe này được cải tiến đáng
kể về cả thiết kế cũng như trang bị
Toyota Camry thế hệ thứ 8 – thế hệ mới nhất (2019 – nay), vào ngày
23/4/2019 Toyota Việt Nam đã chính thức ra mắt Toyota Camry 2019 thế hệ thứ
8 Sự thay đổi đáng chú ý nhất ở thế hệ Camry mới là việc Toyota chuyển từ lắpráp sang nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan Toyota Camry 2019 được bán radưới 2 phiên bản là 2.0G và 2.5Q
2.1.2 Thông số kỹ thuật của xe Toyota Camry 2019
Hình dáng của xe Toyota Camry 2019 như thể hiện trên hình 2.1 Toyota
Camry 2019 thuộc thế hệ thứ 8 hoàn toàn mới mang tên mã XV70 được phát
triển từ nền tảng khung gầm TNGA, từng được Toyota ứng dụng cho nhiều mẫu
xe toàn cầu như Prius hay C – HR Xe sở hữu ngoại hình theo phong cách trẻtrung, khác hẳn thế hệ cũ
Hình 2.1 Xe ô tô Toyota Camry 2019
Trang 28Thông số kỹ thuật của xe ô tô Toyota Camry 2019 được thống kê trongbảng 2.1
Kiểu 4 xi lanh thẳng hàng, 16 van,
DOHC, VVT-i kép, ACIS
Mômen xoắn cực đại 235Nm/4.100(v/p)
Công suất cực đại 178Kw/6.000(v/p)Mức tiêu thụ nhiên liệu 5/3L/100km
Dài x Rộng x Cao 4.885 x 1.840 x 1.445
Chiều rộng cơ sở (trước/sau) 1.580/1.605
Bán kính vòng quay tối thiểu 5.8
Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật xe Toyota Camry 2019
2.2 Những hư hỏng thường gặp trong bộ ly hợp xe ô tô Camry 2019
- Ly hợp bị trượt: Ngay khi bạn nhả bàn đạp ly hợp và đạp bàn đạp ga
mà xe không vọt đi thì đó là dấu hiệu của ly hợp bị trượt Hiện tượng này có thể
là do đĩa ma sát, bánh đà hoặc mâm ép bị mòn
- Xe khó vào số lùi: Nếu xe khó vào số lùi hoặc số 3 thì có thể là do hư
hỏng ở dây cáp chuyển số, dây cáp chuyển số bị điều chỉnh sai, hoặc mâm ép bị
hư hỏng
- Xe không thể vào số: Nguyên nhân có thể là do xi lanh chính và xi lanh
con điều khiển ly hợp đang gặp vấn đề, cảm nhận khi đạp bàn đạp ly hợp đểphát hiện hư hỏng Bàn đạp ly hợp có thể quá nặng hoặc quá nhẹ, hay bị rung.Ngoài ra, hư hỏng ở mâm ép, đĩa ma sát, càng cua, bạc đạn bitê cũng có thể làvấn đề
- Tiếng kêu xuất phát từ bộ ly hợp: Khi động cơ tắt, đạp và nhả bàn đạp
ly hợp mà nghe thấy các tiếng kêu lạ, thì đó có thể là do hư hỏng ở cơ cấu điều
Trang 29khiển ly hợp thủy lực Bạn có thể kiểm tra và sửa chữa nhanh vấn đề này màkhông cần quá nhiều thời gian Ngoài ra, các tiếng rít cũng có thể bắt nguồn từ
bộ ly hợp do bạc đạn bánh đà và bạc đạn bitê bị mòn và cọ sát với các chi tiếtkhác Thêm vào đó, bạn có thể nghe thấy tiếng mài mòn khi chuyển số, điều này
là do đĩa ma sát bị kẹt, nó khiến cho trục sơ cấp vẫn quay cùng tốc độ với động
cơ khi bạn đã đạp hết bàn đạp ly hợp Trong trường hợp này mà bạn vẫn cố tìnhvào số thì có thể gây hư hỏng cho các bánh răng bên trong hộp số Hiện tượngtrên có thể là do mâm ép quá yếu, hoặc do thiếu dầu trong xi lanh chính, hay là
do hành trình tự do của bàn đạp ly hợp không được điều chỉnh đúng
- Bàn đạp ly hợp: Bàn đạp ly hợp bị rung có thể là do các nguyên nhân
sau đây:
+ Đĩa ma sát mòn không đều
+ Đĩa ma sát dính dầu
+ Bánh đà và mâm ép bị mòn không đều
+ Bạc đạn trên bánh đà bị mòn hoặc hư hỏng
Trước khi hạ hộp số để sửa chữa các vấn đề liên quan đến bộ ly hợp thìbạn cần kiểm tra trước xem liệu cao su chân máy và hộp số có bị hư hỏng haykhông Nếu các vị trí đó bị hư hỏng thì nó cũng là nguồn gây rung động Bànđạp ly hợp quá nặng hay quá nhẹ khi đạp cũng là một vấn đề phổ biến hay gặp.Vấn đề này có thể là do thiếu dầu ở hệ thống thủy lực, có không khí trong hệthống thủy lực hay là do rò rỉ dầu Ngoài ra, hư hỏng ở càng cua và bạc đạn bitêcũng có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề
2.3 Những hư hỏng thường gặp của hộp số xe ô tô Camry 2019
- Xe bị chảy nhớt hộp số: Không giống như dầu động cơ, dầu hộp số
không bị thiêu đốt Nhiệm vụ chính của dầu hộp số là bôi trơn, làm mát, giảm
ma sát, chống mài mòn, nâng cao hiệu suất bộ truyền động cơ khí… Với hộp số
tự động, dầu nhớt còn giúp truyền lực và hỗ trợ quá trình chuyển số diễn ra trơntru
Trong các lỗi hỏng hộp số, xe bị chảy dầu là thường gặp nhất Dấu hiệudễ thấy là xe có vết dầu ở gầm xe, dầu chảy nhỏ giọt dưới gầm xe Nguyên nhântình trạng này chủ yếu do gioăng bị lão hóa, phớt vênh lệch do va chạm mạnh