MỤC LỤC
- Truyền và biến đổi momen xoắn từ động cơ đến bánh xe chủ động sao cho phù hợp giữa chế độ làm việc của động cơ và momen cản sinh ra trong quá trình ô tô chuyển động. - Tạo khả năng chuyển động êm dịu và thay đổi tốc độ cần thiết trên đường. Nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền lực: Khi động cơ làm việc, nếu li hợp đóng, momen quay sẽ được truyền từ động cơ qua li hợp, hộp số, truyền lực các đăng, truyền lực chính và bộ vi sai tới bánh xe chủ động làm xe chuyển động.
+ Đòn mở: Đòn mở làm bằng thép, một đầu có lỗ lắp với gờ có lỗ của đĩa ép bằng chốt, ở giữa có lỗ lắp với bu lông định vị trên vỏ ly hợp bằng đai ốc điều chỉnh và đầu còn lại có mặt phẳng hoặc bắt bu lông chống mòn để tiếp xúc với ổ bi tỳ khi mở ly hợp. - Ly hợp ở trạng thái đóng (Hình 1.6a): Khi chân người lái chưa tác dụng lực vào bàn đạp của ly hợp, dưới tác dụng lực đẩy của các lò xo ép, thông qua đĩa ép đẩy đĩa ma sát ép chặt lên bề mặt bánh đà. - Ly hợp ở trạng thái mở (Hình 1.6b): Khi người lái tác dụng lực lên bàn đạp (khi cần thay đổi số) thông qua thanh kéo, các chốt và đòn bẩy, đẩy khớp trượt và ổ bi tỳ dịch chuyển dọc trục sơ cấp, ép lên đầu các đòn mở, kéo đĩa ép nén các lò xo ép, làm cho đĩa ma sát rời khỏi bề mặt bánh đà và ở trạng thái tự do, momen của trục khuỷu động cơ không truyền qua được trục sơ cấp để cho. việc sang số được dễ dàng. Sau khi sang số xong người lái thôi tác dụng lực vào bàn đạp từ từ để cho ly hợp trở về vị trí đóng như ban đầu. Hộp số a) Giới thiệu chung.
Theo cơ cấu vi sai thì nó sẽ khiến cho bánh xe bị sa lầy quay tít, còn đối với bánh xe còn lại thì độ bám đường sẽ không nhận được bất kỳ 1 sự chuyển động nào, do đó sẽ dẫn đến tình trạng xe bị kẹt và không thể di chuyển được. Xây dựng được quy trình sửa chữa hệ thống truyền lực, chỉ ra được những lỗi hư hỏng thường gặp của hệ thống truyền lực trên xe ô tô Camry, từ đó phân tích và lựa chọn được phương pháp khắc phục, sửa chữa tối ưu nhất đảm bảo quá trình vận hành xe hiệu quả và an toàn.
- Xe không thể vào số: Nguyên nhân có thể là do xi lanh chính và xi lanh con điều khiển ly hợp đang gặp vấn đề, cảm nhận khi đạp bàn đạp ly hợp để phát hiện hư hỏng. - Tiếng kêu xuất phát từ bộ ly hợp: Khi động cơ tắt, đạp và nhả bàn đạp ly hợp mà nghe thấy các tiếng kêu lạ, thì đó có thể là do hư hỏng ở cơ cấu điều. Thêm vào đó, bạn có thể nghe thấy tiếng mài mòn khi chuyển số, điều này là do đĩa ma sát bị kẹt, nó khiến cho trục sơ cấp vẫn quay cùng tốc độ với động cơ khi bạn đã đạp hết bàn đạp ly hợp.
Hiện tượng trên có thể là do mâm ép quá yếu, hoặc do thiếu dầu trong xi lanh chính, hay là do hành trình tự do của bàn đạp ly hợp không được điều chỉnh đúng. Trước khi hạ hộp số để sửa chữa các vấn đề liên quan đến bộ ly hợp thì bạn cần kiểm tra trước xem liệu cao su chân máy và hộp số có bị hư hỏng hay không. Nhiệm vụ chính của dầu hộp số là bôi trơn, làm mát, giảm ma sát, chống mài mòn, nâng cao hiệu suất bộ truyền động cơ khí… Với hộp số tự động, dầu nhớt còn giúp truyền lực và hỗ trợ quá trình chuyển số diễn ra trơn tru.
Nếu trong lúc chạy xe, người lái xe số tự động cảm thấy khó khăn khi chuyển từ các chế độ khác về 2 chế độ này thì có nghĩa là hộp số đang gặp vấn đề, cần đưa đi kiểm tra để biết rừ nguyờn nhõn. - Xe bị trượt/nhảy số: Với xe ô tô số sàn, nếu hộp số hoạt động bình thường, xe sẽ chạy với số mà người lái chọn cho đến khi có lần điều chỉnh tiếp theo. - Đèn check Engine phát sáng: Trong nhiều trường hợp, đèn báo lỗi động cơ – Check Engine bật sáng không có nghĩa là hệ thống truyền động hay động cơ gặp vấn đề mà còn có thể do hộp số bị lỗi.
Bạn thậm chí có thể nghe thấy tiếng cót két khi tăng tốc và giảm tốc nhưng sau đó tiếng động sẽ biến mất nếu bạn đi với tốc độ cao trong một khoảng thời gian ổn định. - Xe bị rung khi di chuyển: Có nhiều nguyên nhân khiến xe rung động khi di chuyển và bộ vi sai hư hỏng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này. - Rò rỉ dầu bộ vi sai: Bộ vi sai là một chi tiết chuyển động nên nó sẽ sinh ra nhiệt do quá trình ma sát giữa các bánh răng vì vậy dầu bôi trơn được sử dụng để hạn chế điều này.
- Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp ly hợp: Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp gián tiếp phản ánh khe hở giữa đầu đòn mở với ổ bi tỳ, trực tiếp ảnh hưởng đến sự trượt và mở không dứt khoát của ly hợp. Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp ly hợp bằng thước đo mm đặt vuông góc với sàn xe và song song với trục bàn đạp ly hợp, dùng tay ấn bàn đạp xuống đến khi cảm thấy nặng thì dừng lại, đọc trị số dịch chuyển của bàn đạp trên thước, so sánh giá trị đo được với giá trị hành trình tự do tiêu chuẩn, nếu không đúng phải điều chỉnh lại. - Điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp: Vặn ecu điều chỉnh ( dẫn động cơ khí) hoặc ống ren điều chỉnh ( dẫn động thủy lực ), để làm thay đổi chiều dài đòn dẫn động, làm thay đổi khe hở giữa bi tỳ với các đầu đòn mở, sẽ gián tiếp làm thay đổi hành trình tự do của bàn đạp.
- Bảo dưỡng hàng ngày: tiến hành hàng ngày: Cho xe chuyển bánh chạy khoảng 60 km trên đường, đạp bàn đạp ly hợp và lên số càng cao, khi nhả bàn đạp thì động cơ phải ngừng lại thì ly hợp mới tốt, về cơ cấu điều khiển thì lực tác dụng lên bàn đạp ly hợp không được quá lớn. Muốn hiệu chỉnh hành trình tự do của pedal ly hợp ta phải tháo lò xo hoàn lực bàn đạp, sau khi hiệu chỉnh phải kiểm tra lại bằng thước đo, đối với ly hợp có cơ cấu điều khiển bằng thủy lực ta phải chú ý xả gió kỹ lưỡng vì hành trình tự do của bàn đạp ly hợp tăng lên do có không khí trong hệ thống thủy lực. Cần phải xem xét kỹ lưỡng bề mặt bánh đà bằng thước thẳng hay panme, tìm những nơi tập trung nhiệt quá nhiều, chỗ bị đổi màu và những vết nứt, kiểm tra bề mặt ngoài bằng đồng hồ đo, nếu bị cong hoặc quằn thì đem gia công lại hoặc thay mới.
- Đối với bộ đồng tốc, cần kiểm tra độ rơ của ống răng gài số trên moay-ơ theo góc xoay, sự mòn xước mặt răng và rãnh răng (rãnh then hoa) của moay-ơ và ống răng, độ mòn của các vành răng đồng tốc. Độ mòn của các vành răng đồng tốc được kiểm tra bằng cách đặt vành răng đồng tốc lên mặt côn của bánh răng số (bánh răng có vành răng gài số thẳng với vành răng đồng tốc cần kiểm. tra) rồi đo khe hở giữa mặt bên của vành răng đồng tốc và mặt bên vành răng của bánh răng số bằng thước lá. - Kiểm tra độ mòn của càng gạt số và rãnh trên ống gài số của bộ đồng tốc bằng thước lá, bằng cách đặt càng gạt số vào rãnh và đo khe hở giữa mặt bên của càng gạt và mặt bên của rãnh, khe hở không được vượt quá 0.8mm.
- Kiểm tra mức dầu và thay dầu: Mức dầu phải đảm bảo ngang lỗ thăm dầu, nếu ít sẽ không đảm bảo bôi trơn, làm tăng mòn chi tiết, nóng các chi tiết, nóng dầu, nếu nhiều quá sẽ chảy dầu và sức cản thủy lực tăng. Nên đổ thêm hoặc thay dầu hộp số theo bảng chỉ dẫn, khi thay dầu bôi trơn các cụm máy và các khớp nối phải tiến hành lúc động cơ không làm việc, nếu sửa chữa dưới gầm xe thì phải treo xe lên (không được khởi động máy) và ôtô phải được giữ chắt chắn. - Bước 4: Tháo trục các đăng và tháo vỏ vi sai sau - Bước 5: Tháo phốt chắn dầu phía trước và vòng chặn - Bước 6: Tháo vòng bi phía trước và đệm cách vòng - Bước 7: Tháo bánh răng chủ động đồng hồ tốc độ xe - Bước 8: Tháo bánh răng vành chậu của bộ vi sai.