TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNGĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VẢI SỢI KIM TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT LONG Nhóm: 17 1... Tính cấp thiết của đề tài N
Tính cấp thiết của đề tài
Nâng cao chất lượng sản phẩm vải sợi kim của Công ty TNHH Việt Long không chỉ là một ưu tiên mà còn là một nhiệm vụ cấp thiết trong môi trường kinh doanh ngày nay Trong thị trường cạnh tranh gay gắt và ngày càng đa dạng, việc duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm không chỉ là chìa khóa để giữ chân được khách hàng mà còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Mặc dù Công ty TNHH Việt Long có thể đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong việc sản xuất vải sợi kim, tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng sản phẩm vẫn còn rất cần thiết Điều này đặc biệt quan trọng khi mà sự yêu cầu về chất lượng từ phía khách hàng đang ngày càng tăng cao và các tiêu chuẩn ngành công nghiệp cũng đang liên tục thay đổi và nâng cao Chất lượng sản phẩm không chỉ đảm bảo sự hài lòng của khách hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường Một sản phẩm chất lượng cao không chỉ giúp tạo dựng lòng tin từ phía khách hàng mà còn giúp mở rộng và duy
2 trì thị phần Hơn nữa, việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng góp phần vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu lãng phí, từ đó tăng cường hiệu suất và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường lợi nhuận và sự bền vững của doanh nghiệp trong thời gian dài
Chính vì vậy, mà nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng sản phẩm vải sợi kim của công ty TNHH Việt Long” để xác định rõ những vấn đề còn thiếu xót trong quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty, ngoài ra còn đưa ra một số giải pháp để giúp công ty cải thiện.
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tổng quan về sản phẩm vải sợi kim và công ty TNHH Việt Long
Phân tích quá trình sản xuất vải sợi kim của công ty TNHH Việt Long
Phân tích ưu nhược điểm của quy trình sản xuất và đề ra giải pháp Đối tượng & phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quy trình sản xuất vải sợi kim Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH Việt Long
Phương pháp nghiên cứu & nguồn dữ liệu
Phương pháp thu thập số liệu:
Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu, sách báo, internet từ đó thu thập những số liệu có liên quan đến đề tài
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm Phân tích các tài liệu liên qua đến đề tài, những chính sách thu hút nguồn nhân lực từ đó rút ra những kinh nghiệm và chọn lọc ra những chính sách phù hợp với các khu công nghiệp tại địa bàn đang nghiên cứu.
Ý nghĩa của đề tài
Đề tài có ý nghĩa như sau: Đối với công ty: Nâng cao khả năng cạnh trạnh, thu hút khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận Tăng cường uy tín thương hiệu, tạo dựng hình ảnh chuyên
3 nghiệp Mở rộng thị trường và có có hội tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng Đối với người tiêu dùng: Có cơ hội sử dụng sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe Thúc đẩy tiêu dùng nội địa, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Kết cấu của đề tài
● Chương 1 Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài
● Chương 2 Thực trạng, ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
● Chương 3 Đề xuất các giải pháp
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm về chất lượng sản phẩm
Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for
Standardization – ISO) định nghĩa trong ISO 9000 thì chúng ta hiểu về chất lượng sản phẩm cụ thể như sau: “Chất lượng là tập hợp các tính năng của sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu (mong muốn) của người tiêu dùng và mang lại sự hài lòng cho khách bằng cách cải tiến sản phẩm (hàng hóa) và làm cho chúng không có bất kỳ khiếm khuyết hoặc khiếm khuyết nào
Khái niệm chất lượng
Chất lượng là mức độ hoàn thiện của một sản phẩm, dịch vụ hay quy trình, thể hiện qua khả năng đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng
Có nhiều cách tiếp cận để định nghĩa chất lượng:
Theo ISO 9001:2015: Chất lượng là "mức độ mà một tập hợp các đặc tính vốn có của một đối tượng đáp ứng các yêu cầu"
Theo Juran: Chất lượng là "sự phù hợp với nhu cầu"
Theo Crosby: Chất lượng là "sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định"
Theo Ishikawa: Chất lượng là "sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất"
Chất lượng có thể được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí:
- Đặc tính kỹ thuật: độ bền, hiệu suất, tính an toàn,
- Tính năng: chức năng, tiện ích, khả năng sử dụng,
- Dịch vụ khách hàng: hỗ trợ trước, trong và sau khi bán hàng
- Giá cả: hợp lý, cạnh tranh
- Thương hiệu: uy tín, nhận thức của khách hàng
Chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc:
- Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
- Tăng sự hài lòng của khách hàng
- Thu hút và giữ chân khách hàng
- Nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
Khái niệm quản lý chất lượng
5 Theo GOST 15467 – 70 của Liên Xô định nghĩa : “Quản trị chất lượng là xây dựng, đảm bảo và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng”
Theo tiêu chuẩn công nghệ Nhật Bản JIT “ Quản trị chất lượng là hệ thống các phương pháp sản xuất tạo ra điều kiện sản xuất tiết kiệm những hàng hóa có chất lượng hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng”
Kaoru Ishikawa, chuyên gia hàng đầu về chất lượng của Nhật Bản đã làm rõ thêm:
“Quản trị chất lượng có nghĩa là nghiên cứu, triển khai, thiết kế, sản xuất và bảo dưỡng một sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất, có ích cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng”
A.G Roberson (Anh) định nghĩa “Quản trị chất lượng là ứng dụng các phương pháp, thủ tục và kiến thức khoa học kỹ thuật đảm bảo cho các sản phẩm sẽ hoặc đang sản xuất phù hợp với yêu cầu thiết kế hoặc với yêu cầu trong hợp đồng kinh tế băng con đường hiệu quả nhất, kinh tế nhất”
Theo TCVN ISO 9000 : 2015, “Quản trị chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản trị nhằm xác định mục tiêu và chính sách chất lượng cũng như trách nhiệm thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo chất lượng, và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ của hệ thống chất lượng”.
Các nguyên tắc quản lý chất lượng khác nhau, phổ biến nhất là
- Quản lý chất lượng toàn diện (TQM): tập trung vào sự tham gia của tất cả các thành viên trong tổ chức, cải tiến liên tục và sự hài lòng của khách hàng
- Tiêu chuẩn ISO 9001: hệ thống quản lý chất lượng quốc tế được áp dụng rộng rãi trên thế giới
- Lục sigma: phương pháp cải tiến quy trình nhằm giảm thiểu sai sót và lãng phí.
Các công cu của quản trị chất lượng
Là bảng tính hoặc biểu mẫu để thu thập dữ liệu và phân tích chúng
Mục đích quan trọng của Phiếu kiểm soát là liệt kê những vấn đề hoặc sự kiện quan trọng theo dạng bảng/ số liệu cụ thể và liên tục cập nhật hoặc ghi chú tình trạng
6 hiện tại của nó để dễ dàng theo dõi tiến độ, phát hiện những lỗi sai và thậm chí là nguyên nhân gây lỗi
Lưu đồ quy trình sản xuất (Tiếng Anh: Production Flow Chart hoặc Manufacturing
Process Flowchart) là sơ đồ miêu tả các bước riêng rẽ của quy trình hay hoạt động sản xuất một cách có trình tự, hệ thống và logic, được áp dụng với mục đích khác nhau trong sản xuất: Mô tả quy trình sản xuất, lập kế hoạch
1.5.3 Biểu đồ pareto Được đặt theo tên Vilfredo Pareto Biểu đồ này giải quyết vấn đề dựa theo nguyên tắc 80 – 20, có nghĩa là 80% kết quả/ sai phạm đến từ 20% là các nguyên nhân lớn thì được gọi là Vital Few, còn nếu 20% vấn đề/ sai phạm đến từ 80% các yếu tố nhỏ thì được gọi là Trvial many
Và mục đích chính của biểu đồ Pareto là đánh dấu yếu tố quan trọng nhất gây nên vấn đề hay sai phạm
1.5.4 Biểu đồ nhân quả Được Kaoru Ishikawa giới thiệu nhằm xác định những nguyên nhân gây lỗi hoặc khó khăn cũng như giúp nhận diện mối quan hệ giữa chúng
Sau đó, tiếp tục tìm các yếu tố gây lỗi nhỏ hơn cho đến khi xác định được nguyên nhân gốc rễ Từ đó vẽ nên biểu đồ xương cá với các nhánh lớn – nhỏ tùy theo các yêu tố gây lỗi tìm được
Trong ngành công nghiệp sản xuất, các nguồn gây lỗi được chia thành các nhóm sau:
THỰC TRẠNG
Giới thiệu tổng quan về Công Ty TNHH Việt Long
Thành lập ngày 06 tháng 09 năm 1994 theo giấy phép số 023GPĐT do Ban quản lý Khu công nghiệp và xúc tiến xuất khẩu TPHồ Chí Minh cấp
Nhà máy của Công ty TNHH Việt Long được xây dựng tại khu đất có diện tích trên 4000m2
+ Có địa điểm tại Lô BG 26A, Đường số 3, KCX Tân Thuận, P Tân Thuận Đông, Q.7 TP Hồ Chí Minh
+ MST: 03006703365 + Email: maihuynh@vietlongco.com.vn + Website: https://vietlongco.com.vn + Facebook: https://www.facebook.com/CtyTNHHSXVietLong/
2.1.1 Ý nghĩa của logo, slogan của Công Ty TNHH Việt Long
+ Logo: “MV” được viết tắt cụm từ Make In Viet Nam, có nghĩa là: là một doanh nghiệp sản xuất của nước Việt Nam mình cần phải sáng tạo, thiết kế một cách chủ động để phục vụ cho đồng bào nước mình và vươn ra thị trường thế giới để có thể khẳng định rằng sản phẩm này được sản xuất tại Việt Nam, được thiết kế và sáng tạo bởi những con người Việt Nam để có thể mang lại niềm hãnh diện cho đất nước Việt Nam
8 + Slogan: “Nâng tầm mái ấm Việt” Có nghĩa là: Công Ty TNHH Việt Long là nhà máy sản xuất và cung cấp các dòng sản phẩm trang trí tường Việc trang trí nội thất có thể nói là một tấm gương phản ánh chân dung của bạn Không chỉ nói lên bạn là ai, cách bày trí ngôi nhà của bạn còn thể hiện những đặc điểm của bạn và gây ấn tượng cho những người xung quanh khi họ nhìn vào ngôi nhà của bạn để họ biết sơ lược về những cá tính đặc điểm của bạn Không chỉ vậy, việc trang trí ngôi nhà của bạn theo những cách bạn thích còn có thể giúp bạn giải toả những căng thẳng những công việc hằng ngày, dễ chịu, giúp cảnh quan của ngôi nhà trở lên sinh động và lôi cuốn
2.1.2 Công Ty TNHH Việt Long sản xuất và kinh doanh các loại giấy dán tường, vải dán tường, vật liệu lót tường, viền trang trí và các phụ kiện khác:
Vải dán tường sợi thủy tinh MV:
+ Vải dán tường sợi thủy tinh MV được sản xuất bởi Công ty Việt Long và đã được cấp bằng sáng chế cho ông Chien Kin Mu, ông là người sáng lập Công ty Long Fuoa tại Đài Loan vào năm 1978, sau đó công ty đầu tư nhà máy sản xuất tại khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7, TP Hồ Chí Minh vào năm 1994 để phục vụ cho các đơn hàng xuất khẩu, hơn 90% sản phẩm của nhà máy đã được xuất khẩu đi các nước như: Úc, Nhật, Thái Lan, Dubai, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philipine …
+ Vải dán tường sợi thủy tinh MV được sản xuất trên dây chuyền tự động và hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu, vải sợi thủy tinh nhập khẩu từ Đức sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người sử dụng, mực in được sử dụng loại mực in nước bảo vệ môi trường nhập từ Hàn Quốc, không mùi và an toàn lâu dài cho người dùng Công nghệ cán vân bằng trục kim loại thép của Mỹ bảo đảm các vân trên vải dán tường sắc nét và chính xác có cảm giác 3 chiều, kiểu hoa văn phong phú theo kịp trào lưu thiết kế trên thế giới
+ Vải dán tường sợi thủy tinh MV đã được Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam và tập đoàn bảo hiểm chất lượng toàn cầu Interek chứng nhận đạt các tiêu chuẩn về an toàn và không gây độc hại cho người sử dụng
14 + Vải dán tường sợi thủy tinh MV được bảo hành sử dụng 10 năm, trong thời gian bảo hành nếu xảy ra lỗi kỹ thuật của sản phẩm, nhân viên của công ty sẽ khắc phục trong thời gian sớm nhất Đặc biệt Quý khách hàng có thể thay đổi màu sắc theo sở
15 thích của mình trên những mẫu mã có sẵn để tạo nên những tác phẩm độc đáo và lạ mắt với nhưng đơn hàng từ 120 cuộn/mã (600m2), thời gian giao hàng là trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi đặt hàng
2.1.3 Nhiệm vụ sứ mệnh của Công Ty TNHH Việt Long
+ Được thành lập với sứ mệnh trở thành một công ty sản xuất và cung cấp vải dán tường thuỷ tinh MV tiên phong tại Việt Nam, tạo nên giá trị đẳng cấp cho các tác phẩm kiến trúc
+ “LAO ĐỘNG – TIẾN BỘ, YÊU THƯƠNG – CHIA SẺ, HẠNH PHÚC – GIÀU SANG” xây dựng một thương hiệu Vải dán tường MV của người Việt xứng tầm Quốc tế
2.1.4 Mục tiêu của Công Ty TNHH Việt Long
+ Công Ty TNHH Việt Long phấn đấu và phát triển với mục tiêu đó chính là quyết định là một nhà máy sản xuất và cung ứng các dòng sản phẩm trang trí tường tiên phong tại Việt Nam, có vị thế trên bản đồ kinh tế thế giới Nâng tầm cho một không gian sống:
Tinh Tế - Đẳng Cấp – Nghệ Thuật
+ Mục tiêu thứ hai và cũng là mục tiêu hiện tại của Công Ty TNHH Việt Long đó chính là: Công Ty TNHH Việt Long đã tồn tại hơn 27 năm và nguồn gốc của Công Ty chính là một công ty đầu tư nước ngoài, mục tiêu của Công Ty TNHH Việt Long hiện tại là sớm nhất có thể chuyển đổi thành một doanh nghiệp 100% Việt Nam của người Việt Nam
QUY TRÌNH QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT VẢI SỢI THỦY TINH
Quy trình sản xuất vải sợi thủy tinh Chuẩn bị nguyên liệu
Vật liệu chính sản xuất vải sợi thủy tinh là thủy tinh từ nguyên liệu khoáng silicat, vật liệu tái chế hoặc thủy tinh loại khác Các nguyên liệu này được nung chảy ở nhiệt độ cao để tạo ra hỗn hợp thủy tinh dạng lỏng
16 Kết hợp và nung chảy
Hỗn hợp thủy tinh dạng lỏng được pha trộn với các chất phụ gia như chất chống oxy hóa, chất đặc và chất tạo màu Hỗn hợp này tiếp tục được nung chảy ở nhiệt độ cao tạo thành thủy tinh dạng lỏng trong suốt sau đó chạy vào buồng đốt
Thủy tinh dạng lỏng sau khi nung chảy được khấy trộn và kéo thành sợi thủy tinh
Maqtj dưới của bồn có gắn các khuôn kéo sợi với sức chịu nhiệt cao, chúng có những lỗ nhỏ để thủy tinh sau khi nung chảy chuyển đến một trục tâm Trục này sẽ kéo sợi thủy tinh Quá trình này tạo ra các sợi với đường kính và độ dài khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm đầu ra, đây gọi là quy trình chuốt cơ học
Sợi thủy tinh vừa kéo được định hình kích thước mong muốn bằng phương pháp thổi hoặc quấn quanh các trục quay Thủy tinh nóng chảy đi qua khuôn kéo, tại đây có các tia hơi nước với áp suất cao thổi vào các sợi thủy tinh và kéo thành các sợi mảnh
Sợi thủy tinh được chải để loại bỏ các sợi nhỏ không cần thiết, sau đó được cán để làm phẳng và đồng nhất
Phiếu kiểm soát
STT Tên lỗi Tuần1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tổng
2 Độ dày không đồng đều 8 6 9 7 30
4 Khoái cảm và sợi lằn 6 5 3 6 20
7 Co giãn không đồng đều
Biểu đồ
Nhằm xác định các dạng khuyết tật và cải thiện các các dạng khuyết tật mà Công ty
TNHH Việt Long đang hiện đang mắc phải, nhóm tác giả đã nghiên cứu và vẽ biểu đồ Pareto để có thể xác định dạng lỗi mà công ty cần phải ưu tiển cải thiện
Dạng khuyết tật Số sản phẩm khuyết tật
Tỷ lệ phần trăm tích lũy
Vết nứt 31 111 17% 61% Độ dày không đồng đều
Khoái cảm và sợi lằn 20 100 11% 88%
20 Co giãn không đồng đều
Nhận xét: Áp dụng nguyên tắc 80/20 các vấn đề cần cải tiến Nếp và ngăn, bong tróc, vết nứt và độ dày không đồng đều Tuy nhiên, nhà quản trị cần ưu tiên cải tiến nếp và ngăn
Bong tróc Vết nứt Độ dày không đồng đều
Khoái cảm và sợi lằn
Lỗ và đóm Co giãn không đồng đều
Số sản phẩm khuyết tật tỷ lệ phần trăm tích lũy
Lỗi do kỹ thuật dệt
Lỗi do xử lý vải sau dệt Lỗi do bảo quản
Nếp và nhăn 2.3.2 Biểu đồ xương cá
Sợi không đảm bảo chất lượng
Hóa chất không phù hợp
Mật độ kim không phù hợp
Tốc độ dệt quá cao
Nhiệt độ xử lý không phù hợp
Vải được gấp hoặc treo không đúng cách
Vải được bảo quản trong môi trường ẩm ướt
GIẢI PHÁP
Nếp và nhăn Điều chỉnh thiết lập máy móc:
Tham khảo hướng dẫn sử dụng máy ủi để cài đặt nhiệt độ, tốc độ và lực ép phù hợp với loại vải Điều chỉnh độ ẩm vải bằng cách phun sương nhẹ trước khi ủi
Cải thiện quy trình vận chuyển và lưu trữ:
Xếp vải thông thoáng, tránh xếp chồng quá chặt
Bảo quản vải ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nguồn nhiệt
Sử dụng bao bì phù hợp để bảo vệ vải khỏi bụi bẩn và ẩm ướt Độ dày không đồng đều
Cải thiện quy trình kéo sợi thủy tinh:
Sử dụng nguyên liệu đầu vào chất lượng cao, đồng đều Điều chỉnh thiết lập máy móc phù hợp với loại sợi và sản phẩm
Nâng cao kỹ thuật kéo sợi cho công nhân
Cải thiện quy trình cắt, kết hợp sợi:
Sử dụng lưỡi dao cắt sắc bén và thay thế định kỳ Điều chỉnh lực ép khi cắt cho đều đặn
Xếp và kết hợp sợi cẩn thận, đồng đều
Giảm thiểu căng thẳng trong quá trình sản xuất: Điều chỉnh lực kéo, ép phù hợp trong các giai đoạn sản xuất
Kiểm soát nhiệt độ trong quá trình sản xuất
Hạn chế va đập và rung lắc trong quá trình vận chuyển
Cải thiện độ đồng đều của vải:
Sử dụng nguyên liệu đầu vào chất lượng cao
Cải thiện quy trình kéo sợi và cắt vải
23 Kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất
Khoái cảm và sợi lằn
Cải thiện quy trình kéo sợi: Điều chỉnh các thông số kỹ thuật trong quá trình kéo sợi để đảm bảo các sợi thủy tinh được sắp xếp đồng đều
Sử dụng chất bôi trơn phù hợp: Lựa chọn chất bôi trơn có độ nhớt và khả năng bám dính phù hợp với loại sợi thủy tinh và sản phẩm
Xử lý bề mặt vải: Áp dụng các phương pháp xử lý bề mặt như phủ keo hoặc sơn để tăng khả năng bám dính của vải
Ngăn ngừa bụi bẩn: Giữ cho khu vực sản xuất sạch sẽ và thông thoáng Che chắn vải trong quá trình sản xuất để tránh bụi bẩn bám dính
Cẩn thận trong quá trình sản xuất: Thực hiện các thao tác cẩn thận và nhẹ nhàng trong quá trình sản xuất để tránh làm bong tróc lớp phủ hoặc va đập mạnh vào vải
Sử dụng nguyên liệu chất lượng cao: Lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và đảm bảo chất lượng sợi thủy tinh đầu vào
Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất để phát hiện và khắc phục kịp thời các lỗi
Sử dụng nguyên liệu chất lượng cao: Lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và đảm bảo chất lượng sợi thủy tinh đầu vào
Kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất: Điều chỉnh các thông số kỹ thuật như nhiệt độ, lực ép và tốc độ gia công phù hợp với loại vải và sản phẩm
Bảo vệ sản phẩm khỏi các tác nhân môi trường: Giữ sản phẩm trong môi trường khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và hóa chất
Co giãn không đồng đều
Cải thiện quy trình kéo sợi: Điều chỉnh các thông số kỹ thuật trong quá trình kéo sợi để đảm bảo sợi thủy tinh có độ căng, độ dày đồng nhất
Sử dụng cấu trúc dệt phù hợp: Lựa chọn cấu trúc dệt phù hợp với yêu cầu sử dụng và đảm bảo mật độ dệt đồng nhất
Kiểm soát chặt chẽ quá trình gia công: Điều chỉnh các thông số kỹ thuật như nhiệt độ, lực ép và thời gian gia công phù hợp với loại vải và sản phẩm