1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tổ chức đơn vị trong phòng chống tham nhũng từ thực tế các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận hoàng mai thành phố hà nội

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cho đến hiện nay,quận vẫn đang tìm kiếm những phương án, giải pháp nhằm cải thiện để có kết quảtương xứng nhất với đặc thù của địa bàn để nhằm cho thấy tầm quan trọng củatrách nhiệm ngườ

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIAKHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP L UẬT

THÀNH PHỐ HÀ NỘIMã số: ĐTSV.2024.NNPL.03

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Phương Mai

Lớp/ Khoa: 2205LHOA / Khoa Nhà nước và Pháp luậtGiảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thu Huyền

HÀ NỘI - 5/2024

Trang 2

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIAKHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

THÀNH PHỐ HÀ NỘIMã số: ĐTSV.2024.NNPL.03

Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Phương Mai

Lớp/Khoa: 2205LHOA/ Khoa Nhà nước và Pháp luật

HÀ NỘI - 5/2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến người hướng dẫn khoahọc TS Nguyễn Thu Huyền Trong thời gian thực hiện nghiên cứu, cô luôn quantâm giúp đỡ, góp ý, hướng dẫn rất nhiệt tình, tận tâm đối với bài nghiên cứu củaem Từ đó em đã có thêm nhiều kiến thức tích lũy để có cái nhìn trưởng thành hơnvà hoàn thiện bản thân trên con đường tương lai sắp tới Thông qua bài nghiêncứu này em xin trình bày những gì mình tìm hiểu về chủ đề “Trách nhiệm củangười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng từ thựctế các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai thành phố HàNội”.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô trong Khoa Nhà nướcvà Pháp luật của Học viện Hành chính Quốc gia Các thầy, cô luôn sẵn sàng giúpđỡ, tạo những điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình triển khai đề tài.

Cùng với đó kiến thức là vô tận nhưng sự tiếp thu kiến thức của mỗi ngườitrong chúng ta là khác nhau và luôn có những hạn chế và thiếu sót Vì vậy, trongquá trình thực hiện bài nghiên cứu chắc chắn em sẽ không tránh khỏi những thiếusót Riêng đối với bản thân em, em rất mong muốn nhận được những lời góp ýđến từ các thầy, cô để em có thể cải thiện hơn và hoàn thiện bài nghiên cứu củamình một cách tốt nhất.

Em xin kính chúc các thầy, cô luôn luôn có sức khỏe, hạnh phúc và thành côngtrong sự nghiệp giảng dạy của mình.

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin được cam đoan đây chính là nghiên cứu khoa học của riêng em Mọisố liệu, thông tin sử dụng đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả được sử dụng đềudo em khảo sát trên các trang web chính thống của chính phủ Các nội dungnghiên cứu kết quả trong trong bài nghiên cứu này là trung thực được tìm hiểu vàthực hiện tại Việt Nam hiện nay Ngoài ra những khái niệm của các tác giả trongbài nghiên cứu khoa học đều đã có trích dẫn cụ thể, rõ ràng Em xin chịu tráchnhiệm về lời cam đoan của mình.

Sinh viên

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTST

Từ viết tắtNội dung đầy đủ

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG BÀI

1 Bảng 2.1 Bảng đánh giá trách nhiệm củanhững người đứng đầu các cơ quan chuyên mônthuộc UBND quận Hoàng Mai đã làm tăng pháttriển đến kinh tế - xã hội của quận

2 Bảng 2.2 Người đứng đầu các cơ quanchuyên môn được đánh giá thực hiện tốt nhiệmvụ.

3 Bảng 2.3 Bảng đánh giá về trách nhiệmngười đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộcUBND quận Hoàng Mai nói chung.

4 Bảng 2.4 Đánh giá đạo đức thực thi công vụcủa những người đứng đầu các cơ quan chuyênmôn thuộc UBND quận Hoàng Mai

5 Bảng 2.5 Đánh giá việc chịu trách nhiệmpháp lý của người đứng đầu các cơ quan chuyênmôn thuộc UBND quận Hoàng Mai

46

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài 9

2 Tổng quan nghiên cứu 11

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 13

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 14

5 Phương pháp nghiên cứu 14

6 Đóng góp mới của nghiên cứu 15

7 Bố cục bài nghiên cứu 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TRÁCH NHIỆMNGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TRONG PHÒNG,CHỐNG THAM NHŨNG TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶBAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 16

1.1.Một số khái niệm cơ bản về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan chuyên môn thuộcUỷ ban nhân dân cấp huyện 16

1.1.1 Khái niệm về người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhândân cấp huyện 16

1.1.2 Khái niệm trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, tại cáccơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện 17

1.1.3 Khái niệm về phòng, chống tham nhũng 18

Trang 8

1.2 Cơ sở pháp lý về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị,trong phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ bannhân dân cấp huyện 201.3 Nội dung và các loại hình trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị , trong phòng, chống tham nhũng tại cơ quan chuyên môn thuộc uỷ bannhân dân cấp huyện 22

1.3.1 Nội dung trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, trongphòng, chống tham nhũng tại cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp huyện.

221.3.2 Các loại hình trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trongphòng, chống tham nhũng tại cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấphuyện 23

1.4 Sự cần thiết tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị trong phòng chống, tham nhũng tại các cơ quan chuyên môn thuộcỦy ban nhân dân cấp huyện 271.5 Yếu tố tác động đến trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị trong phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷban nhân dân cấp huyện 291.6 Điều kiện đảm bảo thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quantổ chức, đơn vị trong thực hiện phòng, chống tham nhũng tại các cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện 31TIỂU KẾT CHƯƠNG 1: 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦUCƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNGTỪ THỰC TIỄN CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂNDÂN QUẬN HOÀNG MAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 34

Trang 9

2.1 Khái quát về quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội 34

2.1.1 Tình hình kinh tế- xã hội quận Hoàng Mai 34

2.1.2 Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai, thànhphố Hà Nội 35

2.2 Thực hiện trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trongviệc thực hiện phòng chống tham nhũng tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủyban nhân dân quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội 36

2.2.1 Thực hiện trách nhiệm trong việc phòng, ngừa tham nhũng 36

2.2.2 Trách nhiệm thực hiện các hoạt động lãnh đạo, quản lý trong phòng,chống tham nhũng 38

2.2.3 Hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị trong thực hiện phòng, chống tham nhũng tại các cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội 41

3.1 Quan điểm 50

3.2 Một số giải pháp 52

3.2.1 Giải pháp chung 52

Trang 10

3.2.2 Giải pháp riêng đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội 54

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 57

KẾT LUẬN 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

PHỤ LỤC 63

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Đảng và nhà nước Việt Nam ta luôn xem trọng việc bổ nhiệm, chọn ra ngườiđứng đầu tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức hành chính nhà nước đồng thời để nângcao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị luôn là điều đặc biệtquan trọng được Đảng đã khẳng định trong Nghị quyết qua đó nhằm thực hiện tốtđược nguyên tắc tập trung dân chủ Tại đại hội Đảng lần thứ XIII đã khẳng địnhnhiệm vụ trọng tâm là phải xây dựng một hệ thống các đảng viên và cán bộ các cấp,đặc biệt nhất là cấp chiến lược, trong đó người đứng đầu phải có đủ năng lực,phẩm chất, đạo đức, sự uy tín, ngang tầm vị trí Tạo thêm niềm tin, sự gắn kết chặtchẽ của người dân đối với Đảng, Nhà nước và hơn thế nữa là chế độ xã hội chủnghĩa Qua đó đã cho thấy sự cần thiết của người đứng đầu, họ có vai trò và vị trírất quan trọng trong quá trình vận hành cơ quan, tổ chức, đơn vị Và quan trọnghơn cả sau khi được bổ nhiệm người đứng đầu cần xác định rõ “thẩm quyền, tráchnghiệm” nó là điều rất quan trọng để tránh việc lạm quyền, thiếu trách nghiệm, hay“cậy có quyền uốn thẳng thành cong…”

Trong thể chế văn bản chủ trương của Đảng về vai trò trách nhiệm của ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị Thời gian qua, Việt Nam đã thông qua nhiềuvăn bản pháp luật làm rõ quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị trong công tác phòng chống tham nhũng Cụ thể như tại chương VLuật phòng chống tham nhũng 2018, trong Khoản 1 điều 72 đã nêu rõ người đứngđầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm khi có tình trạng tham nhũngxảy ra mà là nhân viên, cấp dưới của mình quản lý [16], hay người mà họ tin tưởnggiao công việc hoặc tại khoản 2 của điều 72 cũng nêu rõ nếu có tình trạng xảy rasai phạm thì người đứng đầu trực tiếp phải chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức,đơn vị cấp trên nơi họ công tác về việc phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổchức, đơn vị dưới quản lý, lãnh đạo của mình [16] Ngoài ra còn được thể chế hóatrong nhiều văn bản pháp luật khác như: Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chitiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng; Thông tư02/2021/TT-TTCP quy định về chế độ báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng;Thông tư 08/2007/TT-BNV hướng dẫn quy định xử lý trách nhiệm của người đứng

Trang 12

đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan,tổ chức,đơnvị do mình quản lý, phụ trách đối với các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của nhànước và các tổ chức xã hội, xã hội-nghề nghiệp có sử dụng ngân sách, tài sản củanhà nước…

Quận Hoàng Mai đã cho thấy là một trong những khu vực trên địa bàn thànhphố Hà Nội có trình độ kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hoá, xã hội phát ổn định UBNDquận Hoàng Mai là đơn vị hành chính nhà nước ở cấp huyện thuộc thành phố HàNội Nhiệm vụ chính của UBND quận Hoàng Mai là quản lý và tổ chức thực hiệncác hoạt động về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự công cộng, và các lĩnhvực khác trong phạm vi địa bàn của mình Ngoài ra điều quan trọng hơn là việcthực hiện việc phòng chống tham nhũng tại các cơ quan chuyên môn taị UBND.Việc nâng cao chất lượng công chức, viên chức đặc biệt là người đứng đầu phải cóphẩm chất chính trị nhằm đáp ứng, thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng,luôn thực thi pháp luật Vậy nên nhu cầu cần có những người đứng đầu trong cáccơ quan chuyên môn của quận phải có năng lực, có một tinh thần luôn sẵn sàngcống hiến nâng cao nghiệp vụ trong công việc, có phẩm chất chính trị trong việctiếp nhận quản lý các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội Trên thực tế chất lượngngười đứng đầu tại các cơ quan, tổ chức tại các cơ quan chuyên môn của quận cònchưa đồng đều và còn nhiều vấn đề bất cập, một số người đứng đầu trong các cơquan chuyên môn vẫn còn chưa có trách nhiệm với công việc và nhiệm vụ củamình, còn để xảy ra những sai phạm và đặc biệt hơn là việc quản lý cấp dưới nơimình công tác Để trở thành một người đứng đầu có trách nhiệm, có chuyên mônthì cần đảm bảo "vừa giỏi, vừa chuyên" có như thế mới đáp ứng được yêu cầu cấpthiết là phát triển được kinh tế- xã hội của quận cùng với đó góp phần tạo thay đổitích cực trong quá trình thực thi công vụ, phục vụ người dân Cho đến hiện nay,quận vẫn đang tìm kiếm những phương án, giải pháp nhằm cải thiện để có kết quảtương xứng nhất với đặc thù của địa bàn để nhằm cho thấy tầm quan trọng củatrách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tại các cơ quan chuyên mônthuộc Ủy ban nhân dân quận, vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “Trách nhiệm củangười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng chống tham nhũng từ thực tếcác cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai thành phố HàNội” là yêu cầu khách quan tất yếu, phù hợp với lý luận và thực tế trên địa bàn.

Trang 13

2 Tổng quan nghiên cứu

Trong nước ta có nhiều tác giả, nhà chính trị học luôn để tâm đến các vấn đềxoay quanh người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức Nhà nước, các tiêu cực trongkhu vực công và khu vực tư Những năm gần đây có nhiều bài báo, bài viết đượcđăng tải công khai trên các trang web chính thống và công trình nghiên cứu về đềtài trách nhiệm của người đứng đầu.

Nguyễn Thế Tài (2011), đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Học việnHành chính, TP HCM về “Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý nhànước, lý luận và thực tiễn” đề tài đã cho thấy được luận cứ khoa học về lý luậnthực tiễn trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN từ đó đưa ra được những hạnchế riêng của người đứng CQHCNN;

TS.Bùi Thị Ngọc Mai (2014) “Quy định về trách nhiệm của người đứng đầutrong Luật Cán bộ, Công chức năm 2008”, Tạp chí quản lý nhà nước số 4/2014;

PGS.TS Nguyễn Quốc Sửu (2014) “Thẩm quyền trách nhiệm của người đứngđầu trong mối quan hệ với cấp ủy” Tạp chí Lý luận chính trị số 2-2014 Nội dungchủ yếu nói về sự cần thiết và tính cấp bách phải xác định rõ thẩm quyền và tráchnhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với cấp ủy, cơ quan,đơn vị cùng với đó là đưa ra những giải pháp khắc phục;

TS Bùi Thị Ngọc Mai (2015) “Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công, Họcviện Hành chính Quốc Gia “Trách nhiệm xã hội của người đứng đầu cơ quanhành chính nhà nước” Luận án thực hiện với mục đích góp phần vào công cuộcCCHC và xây dựng nhà nước Việt Nam theo hướng dân chủ, hiện đại, có hiệu lựcvà hiệu quả thông qua việc xây dựng những luận cứ khoa học về lý luận, thực tiễnvề trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN ở Việt Nam hiện nay;

Trịnh Đức Thảo (2015), Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, “Thựchiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nướcMột số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội.Bài viết đã giải quyết một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất kiến nghị bảođảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính ởViệt Nam hiện nay;

Trang 14

Lương Thanh Cường (2017), đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ , Bộ Nội vụ,Hà Nội về “ Hoàn thiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhànước” Đề tài đã chỉ rõ các quy định của pháp luật về trách nhiệm người đứng đầuCQHCNN, qua đó cũng làm nổi bật các ưu điểm, đồng thời chỉ ra hạn chế trongpháp luật về trách nhiệm người đứng đầu, từ đó đưa ra quan điểm, đề xuất các giảipháp với mục đích cải thiện pháp luật về hạn chế này;

Bên cạnh đó còn nhiều sách, bài báo, tạp chí có nội dung liên quan đến tráchnhiệm của người đứng đầu và pháp luật về phòng, chống tham nhũng được đăng tảitrên báo điện tử Cụ thể:

TS Bùi Thị Ngọc Mai (2020) bài viết: “Người đứng đầu và trách nhiệm củangười đứng đầu” đã bàn luận và làm sáng tỏ hơn nhận thức về người đứng đầu vàngười đứng đầu trong cơ quan hành chính nhà nước Qua bài viết cũng làm rõ tráchnhiệm của người đứng đầu CQHCNN cũng như việc sẵn sàng từ chức và các biểuhiện cho việc trách nhiệm chính trị của người đứng đầu trong CQHCNN;

PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh- Học viện Hành chính Quốc Gia (2020): “Bànvề trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước trong công tác cán bộ”, Tạpchí Tổ chức Nhà nước Nội dung đã cho thấy những quy định của Đảng và Nhànước về trách nhiệm tập thể, trách nhiệm người đứng đầu trong khu vực nhà nước,để từ đó đưa ra bài học nhận thức, thực tiễn trong mối quan hệ giữa trách nhiệmtập thể và trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan trong khu vực công;

Lê Thị Huyền Trang- Viện Khoa học tổ chức nhà nước (2014): “Đề cao tráchnhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong tuyển dụng, sử dụng vàquản lý viên chức”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước Bài nghiên cứu đã nêu ra một sốthực trạng về người đứng đầu đơn vị trong cơ quan nhà nước qua đó đưa ra một sốgiải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm, khắc phục các vấn đề thiếu sót trong vănbản pháp luật, đề cao việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho người đứng đầu làmviệc trong cơ quan Nhà nước;

Báo nhân dân (2023) về “Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu” Nộidung đã nêu lên trách nhiệm của người đứng đầu, đặc biệt nhấn mạnh là một ngườinêu gương Cùng với đó cũng làm rõ một số hạn chế và đưa ra biện pháp để hoànthiện trách nhiệm người đứng đầu;

Trang 15

Các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo trên đã nghiên cứu làm rõkhái niệm trách nhiệm người đứng đầu, bản chất, đặc điểm, nguyên nhân và cùngvới đó nêu rõ thực trạng và pháp luật phòng, chống tham nhũng đồng thời đã chỉ ranhững hạn chế, đưa ra những phương hướng giải quyết Đề tài nghiên cứu, bài báotrên tác động nhất định về mặt lý luận và thực tiễn cho việc thực hiện trách nhiệmcủa người đứng đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay Phạm vinghiên cứu của các đề tài trên được thực hiện ở nhiều nơi, đa phần xoay quanh ởquận, huyện, hoặc các CQHCNN trên lãnh thổ Việt Nam Tuy nhiên, chưa có đề tàinào đi sâu nghiên cứu về “Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơnvị trong phòng chống tham nhũng từ thực tế các cơ quan chuyên môn thuộc ủy bannhân dân quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội” Để từ đó tác giả mong muốn có thểđánh giá chân thật nhất về thực trạng hiện nay, qua đó đưa ra những giải pháp tốtnhất, thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao, cải thiện vấn đề trong phòng chống thamnhũng thời gian tới.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và đánh giá thực trạng tráchnhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng chống, tham nhũng từthực tiễn các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận Hoàng Mai thànhphố Hà Nội Từ đó đề tài rút ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trách nhiệmcủa người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng tạicác cơ quan chuyên môn tại UBND cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội nóiriêng và cả nước Việt Nam nói chung.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Làm rõ các vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý về trách nhiệm người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị trong phòng chống tham nhũng.

Phân tích, đánh giá thực trạng trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng từ thực tế các cơ quan chuyên mônthuộc Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội.

Trang 16

Qua đó đề xuất phương hướng cùng một số giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệmcủa người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng trên địabàn quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng:

Đối tượng nghiên cứu: Người đứng đầu trong cơ quan, tổ chức, đơn vị ở các cơquan chuyên môn thuộc UBND quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội.

4.2 Phạm vi:

Thời gian: Trong quá trình đánh giá thực tiễn thực hiện trách nhiệm của ngườiđứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Hoàng Mai, đề tài chỉ nghiêncứu trong phạm vi thời gian từ năm 2020 đến năm 2024.

Không gian: Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Hoàng Maithành phố Hà Nội.

5 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu, đề tài đã vận dụng các phương pháp nghiêncứu sau để hoàn thành các nhiệm vụ:

Vận dụng phương pháp đánh giá tài liệu sơ cấp: Đề tài đã tham khảo những thànhquả, cùng đó phân tích tài liệu của các luận án có liên quan đến trách nhiệm của ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng.

Bài nghiên cứu được triển khai dựa trên sự kết quả của việc tìm hiểu, phân tích cáctài liệu như: Tài liệu về trách nhiệm người đứng đầu nói chung, trách nhiệm của ngườiđứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp Huyện; Tài liệu về người đứngđầu, người quản lý, người lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan…; Hơn những thế để triểnkhai đề tài, tác giả đã nghiên cứu những công trình viết về trách nhiệm của người đứngđầu tổ chức, cơ quan, đơn vị nói chung và trách nhiệm của người đứng đầu các cơquan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện nói riêng Từ đó, đưa sự phân tích, tổnghợp và những luận giải riêng về vấn đề “Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ

Trang 17

chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn các cơ quan chuyên mônthuộc UBND quận Hoàng Mai”.

Thực hiện phương pháp lập bảng hỏi: sử phương pháp lập bảng hỏi tác giả thiếtlập ra bảng hỏi, phát phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của người dân trên địa bàn vềthực tiễn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quậnHoàng Mai Về đối tượng khảo sát, tác giả luận án tiến hành khảo sát ý kiến của 100người dân Địa bàn khảo sát chủ yếu là ở hai phường: Đại Kim và Yên Sở Thời gianthực hiện khảo sát từ 2020 đến năm 2024.

6 Đóng góp mới của nghiên cứu

Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm rõ những vấn đề còn thiếu sót về tráchnhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống thamnhũng đặc biệt ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

Về mặt thực tiễn: Bài nghiên cứu muốn đóng góp những giải pháp nhằmhoàn thiện pháp luật, qua đó nhằm nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị trong phòng chống tham nhũng trên địa bàn quận HoàngMai nói riêng và cả nước nói chung Bài nghiên cứu sau khi được thông qua sẽ lànguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên của Học viện Hành chính nói chung vàsinh viên khoa Nhà nước và pháp luật nói riêng trong nghiên cứu và học tập.

7 Bố cục bài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài kết cấu có 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về trách nhiệm người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị trong phòng chống tham nhũng tại các cơ quan chuyên mônthuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Chương 2 Thực trạng trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơnvị trong phòng, chống tham nhũng từ thực tiễn các cơ quan chuyên môn thuộc Ủyban nhân dân quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội.

Chương 3 Quan điểm và một số giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng từ thực tiễn cáccơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội.

Trang 18

1.1.1 Khái niệm về người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy bannhân dân cấp huyện

Mỗi UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính Nhà nước, quảnlý kinh tế trong huyện, giám sát các lĩnh vực quan trọng như chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội, quốc phòng trong huyện Để hoàn tốt các nhiệm vụ đó thì mỗi UBNDsẽ có các cơ quan chuyên môn giúp sức, đảm nhiệm, quản lý từng lĩnh vực Trongđó để định hướng tốt nhiệm vụ, vai trò của từng cơ quan chuyên môn thuộcUBND cấp huyện thì không thể thiếu người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức tạiquan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện UBND cấp huyện có rất nhiều phòngban như phòng kinh tế, phòng tư pháp, phòng tài chính- kế hoạch,… Mỗi phòngsẽ có một chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng tất cả các phòng đều có mộtchức năng riêng là giúp UBND cấp huyện quản lý các vấn đề tại quận Ngườiđứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức tại các cơ chuyên môn thuộc UBND cấp huyệnthường được gọi chung là Trưởng phòng Họ thực hiện công việc theo chế độ thủtrưởng và theo Quy chế của UBND cấp huyện Trưởng phòng là người đứng đầumột phòng thuộc UBND nơi họ công tác, chịu hoàn toàn trách nhiệm khi phòngmình xảy ra sai phạm Thông thường mỗi phòng có một Trưởng phòng và cókhông quá ba Phó trưởng phòng Việc bổ nhiệm, phân công nhiệm vụ, điều động,luân chuyển, khen thưởng của Trưởng phòng và Phó trưởng phòng đều được triển

Trang 19

khai theo quy định, chính sách riêng đối với Trưởng phòng, phó Trưởng phòngdo Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định theo pháp luật Tại Khoản 1, Điều 5Nghị định số 37/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung số 108/2020/NĐ-CP về quy định tổchức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã nêu người đứng đầu cơ quanchuyên môn thuộc UBND cấp huyện (gọi chung là Trưởng phòng), là Ủy viênUBND cấp huyện do Hội đồng nhân dân cấp huyện bầu ra, do Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp huyện tin tưởng bổ nhiệm, Trưởng phòng chịu trách nhiệm trực tiếptrước UBND cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước các quyđịnh của pháp luật, hơn nữa là người dân về thực hiện các chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của mình [10]

1.1.2 Khái niệm trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, tạicác cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Từ khái niệm chung nhất về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổchức thì ta cũng rút ra được những khái niệm riêng về trách nhiệm người đứngđầu cơ quan, đơn vị, tổ chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyệnnhư:

Thứ nhất, dựa vào chức năng, công việc của từng cơ quan , đơn vị, tổ chức tại

cơ chuyên môn thuộc UBND cấp huyện để có thể làm rõ khái niệm trách nhiệmcủa người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức tại các cơ quan chuyên môn thuộcUỷ ban nhân dân cấp huyện.

Thứ hai, khái niệm trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tại

các cơ quan chuyên môn thuộc UBND đi cùng với vị trí pháp lý Người đứng đầutại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện do Chủ tịch UBND cấphuyện bầu ra thực hiện chức năng nhiệm vụ nhân danh Nhà nước, mọi quyết địnhđưa ra dù đúng, sai thì đều phải chịu trách nhiệm trước UBND, Hội đồng nhândân Luôn gắn trách nhiệm với nhiệm vụ mình đang làm tránh gây ra lại hậu quả.Hơn thế nữa đặc biệt hơn là phải giám nhận trách nhiệm khi xảy ra việc tham ô,tham nhũng gây ảnh hưởng cho tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.

Trang 20

Bên cạnh đó trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBNDcấp huyện còn được quy định rõ hơn tại khoản 4, Điều 6 Nghị định số37/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung số 108/2020/NĐ-CP quy định về việc tổ chứccác cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh thì Trưởng phòng người có trách nhiệm báo cáo với UBND, Chủ tịchUBND cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực về tổ chức, hoạt động của nơi làmviệc, phải báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân …; hợp tác với người đứngđầu cơ quan chuyên môn khác, các tổ chức chính trị- xã hội cấp huyện khác đểgiải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn [10]

Từ những phân tích trên, có thể nói trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan,đơn vị, tổ chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là những việcmà người đứng đầu nên làm, phải làm, được làm với kết quả tốt, nếu kết quảkhông tốt, người đứng đầu cơ quan , đơn vị, tổ chức tránh những việc đáng tiếcxảy ra, tích tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng, tránh lãng phí phốihợp với cơ quan chức năng và luôn thực thi nghiêm chỉnh pháp luật.

1.1.3 Khái niệm về phòng, chống tham nhũng.

Phòng, chống tham nhũng bao giờ cũng gồm hai hoạt động chính là: “Phòngngừa tham nhũng” và “phát hiện hành vi tham nhũng” nhằm đề ra một phươnghướng là ngăn chặn, giảm thiểu qua đó đẩy lùi tình trạng tham nhũng đang diễn ra.

Phòng ngừa tham nhũng là một trong những việc quan trọng để đề phòng, ngănngừa, ngăn chặn phát sinh các hành vi tham nhũng Theo từng tình hình kinh tế,chính trị, xã hội để mỗi đất nước có những hình thức, giải pháp phòng ngừa vàloại bỏ theo một cách riêng Đặc biệt giải pháp quan trọng và được nhiều quốc giađã và đang triển khai, đó là tăng cường công khai, minh bạch đối với mọi hoạtđộng của Nhà nước; minh bạch tài sản, thu nhập của CC, VC; thanh tra, kiểm trachặt tài sản, nhất là thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn; nhanhchóng triển khai cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin vàoquản lý; đẩy mạnh việc thanh toán không bằng tiền mặt; nâng cao trách nhiệm củangười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; hoàn thành tốt quy tắc ứng xử, quy tắcđạo đức; bên cạnh đó nâng cao vấn đề quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hộitrên nhiều lĩnh vực đời sống Việc triển khai thực hiện các biện pháp trên là rất

Trang 21

quan trọng để không ngừng phòng, ngăn ngừa những sự việc tham nhũng nảy sinhtrong đời sống.

Vấn đề phòng, chống tham nhũng cũng là việc vô cùng khó khăn và phức tạp,là rào cản cho việc xây dựng và phát triển đất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đãtừng nói tham nhũng chính là kẻ thù rất nguy hiểm, vì chúng không có gươm, cósúng, mà chúng lại nằm trong các tổ chức của ta, ở trong nội bộ để phá hỏng côngviệc của ta Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 đã quy định rất rõ 6 biện phápphòng ngừa tham nhũng như: việc công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt độngcủa cơ quan, tổ chức, đơn vị tại (Điều 9, Điều 17) trong đó việc công khai minhbạch phải được đảm bảo chính xác, rõ ràng, đầy đủ , kịp thời , thủ tục do cơ quan,tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật.Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơnvị (Điều 18, Điều 19) Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạntrong cơ quan, tổ chức, đơn vị (Điều 20, Điều 23) Chuyển đổi vị trí công tác củangười có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (Điều 24, Điều 26).Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toánkhông dùng tiền mặt (Điều 27, Điều 29) Kiểm soát tài sản, thu nhập của người cóchức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (Điều 30, Điều 54).

Cùng với công tác phòng ngừa tham nhũng là phát hiện và xử lý các vấn đềtham nhũng Đây cũng chính là một trong nhiều giải pháp không thể thiếu trongviệc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta Thường chủ thể tham nhũngđều là những người có chức vụ, quyền hạn Chính vì vậy để tránh xảy ra tìnhtrạng tham nhũng thì cần phải có sự phối hợp giữa cơ quan ban ngành với ngườidân, cùng với đó là phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát Phát hiện và xửphạt hành vi tham nhũng là việc áp dụng việc trừng phạt của Nhà nước dành chonhững người vi phạm.

Có thể nói phòng, chống tham nhũng chính là kết quả của việc áp dụng cácbiện pháp mà Nhà nước đề ra nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi sự phát sinhcác vụ việc tham nhũng, qua đó phát hiện, giải quyết các vụ việc tham nhũngnhanh chóng theo đúng pháp luật.

Trang 22

1.2 Cơ sở pháp lý về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị,trong phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ bannhân dân cấp huyện.

Cơ sở của pháp lý về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị,trong phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấphuyện là sự tin tưởng của người dân hay cơ quan có thẩm quyền hoặc có ảnhhưởng mang tính quyết định đến chức vụ mà chính người đó đang nắm giữ Tùythể chế mà trách nhiệm pháp lý được xác lập dựa trên sự tín nhiệm của cử tri mộtcách trực tiếp người dân Việt Nam những năm gần đây vấn đề tham nhũng có liênquan đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức rất được quan tâm Mới đây vào năm2018 Quốc hội cũng vừa ban hành Luật mới về phòng chống, tham nhũng hiệu lựctừ ngày 01 tháng 7 năm 2019 có quy định rõ hơn đến người đứng đầu Đặc biệt cómột chương nói về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơnvị Luật này cũng áp dụng chung cho mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến việcphòng chống tham nhũng trong hoạt động của mình trên lãnh thổ Việt Nam Luậtyêu cầu các cơ quan và tổ chức công bố thông tin liên quan đến quản lý tài sản,ngân sách, và các quyết định quan trọng khác Luật có quy định về các biện phápxử phạt khi xảy ra hành vi tham nhũng, bao gồm cả các biện pháp kỷ luật, xử phạthành chính, và nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự Bên cạnh đó khuyếnkhích hợp tác quốc tế trong việc chống lại tham nhũng, bao gồm cả việc trao đổithông tin và kinh nghiệm, và hỗ trợ pháp lý và kỹ thuật Trong Luật phòng, chốngtham nhũng 2018 đã quy định chung nhất về trách nhiệm của người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị Theo đó người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, trongphòng, chống tham nhũng tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyệncần thực hiện các giải pháp nhằm phòng chống tham nhũng, phải nhanh chóngphát hiện, báo cáo cấp trên để có biện pháp giải quyết theo thẩm quyền Ngoài racòn được quy định thêm tại Điều 10, Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy địnhnghĩa vụ, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước;

Trang 23

Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ về trách nhiệmngười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụcông vụ; Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 quy định xử lý tráchnhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũngtrong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách Nghị định số04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơquan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập có đề cập đến tráchnhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và của cán bộ, công chức, viên chứctrong thực hiện dân chủ trong hoạt động của nội bộ cơ quan, đơn vị.

Văn bản Nghị định số 108/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổchức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã nêu rõ và cụ thể trách nhiệmcủa người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức tại các cơ quan chuyên môn thuộcUBND cấp huyện tại Khoản 4 Điều 6 thì quy định rất rõ người đứng đầu tại cáccơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện phải có trách nhiệm báo cáoUBND cùng với chủ tịch UBND cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực về tổchức của mình Có trách nhiệm báo cáo trước HĐNN và UBND cấp huyện khiđược yêu cầu Ngoài ra cần phối hợp với những người đứng đầu các cơ quanchuyên môn khác, các tổ chức chính trị- xã hội để giải quyết những vấn đề liênquan đến chức năng nhiệm vụ của mình Bên cạnh đó từng loại trách nhiệm cụ thểđối với người đứng đầu các cơ quan chuyên môn lại khác nhau như người đứngđầu phòng kinh tế - cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có lại phải cótrách nhiệm thúc đẩy, phát triển đề ra những phương hướng các vấn đề kinh tếhay người đứng đầu phòng Quản lý đô thị lại phải có thêm trách nhiệm trong quyhoạch, xây dựng kiến trúc, hoạch định tư… Tuy rằng mỗi người đứng đầu cơ quan,đơn vị, tổ chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đều có cáctrách nhiệm khác nhau nhưng điểm chung thì họ đều phải có trách nhiệm trước pháp

Trang 24

luật, chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí; gây thiệt hạitrong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.

1.3 Nội dung và các loại hình trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị , trong phòng, chống tham nhũng tại cơ quan chuyên môn thuộcuỷ ban nhân dân cấp huyện.

1.3.1 Nội dung trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức , đơn vị,trong phòng, chống tham nhũng tại cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhândân cấp huyện.

1.3.1.1 Trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

Người đứng đầu cơ quan thuộc UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trong việc pháthiện và tiếp nhận thông tin liên quan đến các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong côngtác cán bộ Điều này đòi hỏi họ phải duy trì cơ chế thông tin linh hoạt và hiệu quả đểnhanh chóng nhận biết các dấu hiệu không đúng đắn trong quá trình quản lý và làmviệc.Thường xuyên kiểm tra, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất cấp có thẩm quyềnsửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội, về côngtác phòng, chống tham nhũng nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ, thốngnhất làm cơ sở thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng Tiếp tục chỉ đạonâng cao năng lực, đổi mới cách thức, phương pháp chỉ đạo, điều hành để đáp ứng yêucầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũCC, VC làm công tác phòng, chống tham nhũng đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngangtầm nhiệm vụ được giao Mỗi cơ quan chuyên môn cần chủ động lựa chọn nội dung,hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng và tình hình nhiệm vụ tại UBNDcấp huyện, đảm bảo hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nâng caonhận thức, tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, công chức, viênchức, người lao động và nhân dân Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vàochương trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo Người đứng đầu các cơ quan

Trang 25

chuyên môn cần chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định về phòng,chống tham nhũng phảigương mẫu, liêm khiết; nói đi đôi với làm, chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụviệc phức tạp, dư luận xã hội quan tâm gắn với việc thực hiện trách nhiệm nêu gươngtheo Quy định số 08- QĐ/TW ngày 25-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương vềtrách nhiệm nêu gương đối với người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị vàkỷ luật, kỷ cương hành chính, Quy định số 55-QĐ/TW ngày 19-12-2016 của Trungương về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảngviên; Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23-9-2019 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyềnlực trong công tác cán bộ và chông chạy chức, chạy quyền.

1.3.1.2 Trách nhiệm thực hiện các hoạt động lãnh đạo, quản lý trongphòng, chống tham nhũng

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức tại cơ quan chuyên môn thuộcUBND cấp huyện đóng vai trò là người lãnh đạo, quản lý, do vậy, họ có tráchnhiệm thực hiện tốt vai trò chính này Các khía cạnh quan trọng nhất của việcquản lý, lãnh đạo bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đồng thời,xác định kế hoạch sắp tới và truyền cảm hứng cho nhân viên làm tấm gương chonhân viên để họ hoàn thành tốt mục tiêu Cần quan tâm, thiết lập những cơ chếgiám sát, kiểm tra trong nội bộ để phát hiện và ngăn chặn những hành vi thamnhũng Nếu các chức năng này thực hiện không hiệu quả sẽ trực tiếp ảnh hưởngđến kết quả của việc sử dụng các nguồn lực đầu vào đồng thời ảnh hưởng đến kếtquả đầu ra của quá trình lãnh đạo, quản lý có thể gây đến những hậu quả nghiệmtrọng.

1.3.2 Các loại hình trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vịtrong phòng, chống tham nhũng tại cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhândân cấp huyện.

1.3.2.1 Loại hình trách nhiệm chính trị trong phòng chống tham nhũng

Trang 26

Trách nhiệm chính trị là loại trách nhiệm rất quan trọng của người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị Đó chính là một loại hình trách nhiệm được xác định chặtchẽ bởi chính quan hệ và thể chế chính trị Để tìm ra đối tượng của trách nhiệmchính trị, cơ chế đảm bảo, hay chế tài thực hiện với đối tượng này là đều phảiđược thông qua cơ chế về chính trị Người có trách nhiệm chính trị là nhữngngười giữ các chức danh, chức vụ được hình thành bởi qua sự tin tưởng của nhândân hoặc sự tín nhiệm của cấp trên Ở cấp huyện, người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị, tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND không do nhân dân bỏ phiếuchọn, vì vậy chế tài về trách nhiệm chính trị được triển khai thông qua hoạt độngcủa cơ quan đại diện là UBND cấp huyện Cụ thể là được chủ tịch UBND cấphuyện bầu ra làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo quy chế làm việc của UBNDcấp huyện.

Nhìn chung trách nhiệm chính trị là trách nhiệm về “hình ảnh chính trị” Ngườicó trách nhiệm chính trị phải xây dựng và giữ gìn tốt hình ảnh chính trị của mìnhsao cho giữa vững được “lòng tin” người dân, nhận được sự tín nhiệm cao chủtịch UBND cấp huyện Trong phòng chống tham nhũng, hình ảnh chính trị củangười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tại cơ quan chuyên môn thuộc UBNDcấp huyện xuất phát từ việc quan trọng nhất, đó là các đề xuất, quyết định màngười đứng đầu có trách nhiệm thiết lập và triển khai thực hiện Do đó mọi quyếtđịnh được đưa cần được cân nhắc và đảm bảo kĩ lưỡng Người đứng đầu cơ quan,đơn vị cần có hình ảnh chính trị trong sạch và gương mẫu.

Khi làm sai hoặc không hoàn thành một việc gì đó người đứng đầu cơ quan,đơn vị, tổ chức tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có thể không bịkỷ luật hay chịu các hình thức pháp lý, nhưng họ phải tự giác nhận ra sai lầm vàtừ chức, nói một cách khác do không làm tốt được nhiệm vụ của mình và cơ quan,đơn vị cần có những người khác có trách nhiệm, làm tốt hơn Nếu họ không từchức, thì đình chỉ hoặc buộc thôi việc vì không nhận được đủ sự tín nhiệm củangười dân Trong trường hợp có lỗi gây ra lỗi nghiêm trọng, thì người đứng đầu

Trang 27

cơ quan, tổ chứ, đơn vị tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện phải bịxét xử theo quy định của pháp luật.

1.3.2.2.Loại hình trách nhiệm pháp lý trong phòng, chống tham nhũng

Có quan điểm cho rằng trách nhiệm pháp lý là “trách nhiệm trước pháp luật” Dựa vàocăn cứ trách nhiệm pháp lý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, bao gồm: Căn cứvào các quy định về nghĩa vụ, nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi của người đứng đầu cơ quan,đơn vị, tổ chức tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và những hành vi khôngđược làm trái với pháp luật quy định Căn cứ vào mối quan hệ và nội dung phân công côngtác giữa trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tại cơ quan chuyên mônthuộc UBND cấp huyện với cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị tại cơ quanchuyên môn thuộc UBND cấp huyện trong chỉ đạo, quản lý, điều hành đơn vị công tác.

Để đánh giá trách nhiệm pháp lý của người đứng đầu cơ quan , đơn vị, tổ chức trongphòng, chống tham nhũng tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện dựa trên cáctiêu chí cơ bản sau:

Thứ nhất, trách nhiệm nên được thực hiện đúng thẩm quyền, tức đúng về vai trò và

quyền hạn của người đứng đầu cơ quan , đơn vị, tổ chức tại cơ quan chuyên môn thuộcUBNN cấp huyện được nêu trong văn bản pháp luật.

Thứ hai, trách nhiệm phải thực hiện đạt kết quả mà cấp giao trách nhiệm yêu cầu Mục

đích thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, tại cơ quanchuyên môn thuộc UBND cấp huyện được đo bằng chính mục tiêu cụ thể của công vụ.

Thứ ba, trách nhiệm phải được thực hiện đúng cách thức mà pháp luật quy định Khi

thực hiện trách nhiệm đặt ra yêu cầu về cách làm, và nếu người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện làm không đúng, làm thiếu, làmđảo lộn quy trình này có thể gây kết quả xấu cho đơn vị công tác, mặc dù nếu thành quảcuối cùng đạt được kết quả.

Trang 28

Chế tài của việc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng chống thamnhũng tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có hành vi hoặc không hành vi saiphạm đến pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu, sẽ phát sinh việc chịu trách nhiệm.Có thể kể đến hình thức trách nhiệm pháp lý nổi bật nhất: Trách nhiệm về kỷ luật,trách nhiệm về dân sự, trách nhiệm về vật chất và nặng nhất là trách nhiệm hìnhsự.

1.3.2.3 Loại hình trách nhiệm đạo đức trong phòng, chống tham nhũng

Mọi người vẫn tin rằng đạo đức là một hình thái ý thức của xã hội, ở đó cóquy phạm được tạo ra một cách tự nhiên về lẽ phải, sự công bằng, cái thiện, cái áctrong cuộc sống ngày nay, của nhóm người, tầng lớp xã hội, giai cấp, dân tộc,quốc gia, thể hiện ý chí, tâm tư tình cảm của họ, nhằm điều chỉnh các mối quan hệxã hội, ý thức, hành vi của con người và cũng để đánh giá mức độ hành vi, cáchứng xử của con người với con người, với gia đình, nhóm người, cộng đồng, giaicấp được thực hiện bởi niềm tin, lòng nhân ái của của chính mình, bởi truyềnthống tốt đẹp và sức mạnh của cộng đồng.

Trách nhiệm đạo đức của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tại cáccơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là cách thức ứng xử, hành động củangười đứng đầu với các chủ thể khác trong đơn vị công tác và với xã hội một cáchđúng đắn, phù hợp với những nguyên tắc, quy phạm đạo đức.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng chống tham nhũng tại cơquan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện không những chỉ cần thực hiện “đúng”trách nhiệm, mà phải thực “tốt” trách nhiệm, thậm chí thực hiện trách nhiệm ởmức tốt nhất Trách nhiệm đạo đức đòi hỏi người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơnvị trong phòng chống tham nhũng tại các cơ quan chuyên môn tại UBND cấphuyện có cách làm đúng đắn và biện pháp ngăn ngừa những hành vi không đúngvới các chuẩn mực xã hội Biểu hiện ở việc họ phải là người làm gương về lòngtrung thực, liêm chính, lời nói đi đôi với hành động, luôn có thái độ niềm nở cư

Trang 29

xử phép tắc và phải cố gắng học hỏi nâng cao mình từng ngày Đối với UBND,người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, tại các cơ quan chuyên môn phải cótrách nhiệm chỉ đạo, có tính kỷ luật tốt, tuân thủ quy định, nội quy của cơ vị, giữgìn sự đoàn kết, nhất trí trong nơi làm công tác Cùng đó là sự trung thực, côngbằng, liêm chính không ưu tiên ai hơn; hoàn thành tốt nhiệm vụ tốt nhất bằng khảnăng mình có và sẵn sàng cống hiến, tận tụy, nhiệt tình; thực thi nhiệm một cáchtrung thực và không vụ lợi, nhũng nhiễu Đối với người dân, người đứng đầu cơquan, đơn vị, tổ chức tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện phải cốnghiến hết mình vì nơi mình công tác, luôn ưu tiên lợi ích của người dân lên trên lợiích bản than, hết lòng phục vụ mọi người, cùng hướng đến cho một mục đích cuốicùng là dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

1.4 Sự cần thiết tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổchức, đơn vị trong phòng chống, tham nhũng tại các cơ quan chuyên mônthuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trongphòng chống, tham nhũng tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện làrất quan trọng để đảm bảo quản lý hiệu quả, xây dựng môi trường làm việc tíchcực và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, có trách nhiệm lớn nhất trong quảnlý và đưa ra quyết định Những quyết định của người đứng đầu như kim chỉ nanđịnh hướng cho mọi hành động tiếp đó Chính bản thân họ có vai trò quan trọngđặc biệt vì họ có thể ảnh hưởng lớn đến hướng phát triển và hoạt động của tổ chức,đơn vị, nền hành chính hoặc quốc gia Việc tăng cường trách nhiệm giúp xác địnhrõ những nhiệm vụ và mục tiêu của họ, tạo nên sự minh bạch trong quá trình quảnlý Tăng cường trách nhiệm cũng có nghĩa là thúc đẩy việc kiểm tra, đánh giá vàcân nhắc các quyết định và hoạt động của tổ chức Điều này giúp đảm bảo rằngmọi người đều tuân thủ các quy tắc và quy trình quản lý, và những quyết địnhđược đưa ra dựa trên thông tin và dữ liệu đáng tin cậy Sự tăng cường trách nhiệmcủa người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn giúp tạo ra một môi trường làm

Trang 30

việc tích cực và văn minh Từ đó cũng góp phần gắn kết các mối quan hệ thànhviên trong đơn vị mình công tác và cũng góp phần tăng hiệu quả công việc tốt hơn.

Kiểm soát giảm thiểu tình trạng tham nhũng tiêu cực sự cần thiết của việc tăngcường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức là rất quan trọngkhông những nhằm nâng cao hiệu quả công việc mà còn góp phần kiểm soát tìnhtrạng thiếu trung thực, sai phạm xảy ra nơi mình quản lý Người đứng đầu cầnphải là tấm gương về đạo đức và chuẩn mực đạo đức trong quyết định và hànhđộng của mình Người đứng đầu cần làm mẫu cho hành vi đạo đức trong mọiquyết định và hành động của họ Phải biết tự kiểm soát được quyền lực cá nhân,ngoài ra là chính nhân viên thuộc quyền mình quản lý.

Tạo được niềm tin cho nhân dân trách nhiệm cao từ người đứng đầu tạo raniềm tin từ phía cộng đồng, xã hội, nhân dân và nhân viên người đứng đầu khi thểhiện sự trách nhiệm cao trong hành vi và quyết định của mình, họ xây dựng mộttư cách và uy tín trong cộng đồng Bằng cách tham gia vào các hoạt động xã hộivà cống hiến cho cộng đồng, họ cho thấy cam kết của mình đối với môi trường xãhội và văn hóa Sự trách nhiệm cao từ người đứng đầu thường đi đôi với cam kết.Khách hàng cảm thấy tin tưởng khi biết rằng họ đang làm việc với một tổ chức cótrách nhiệm và đáng tin cậy dân Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức cần thểhiện sự tôn trọng và ủng hộ đối với nhân viên Khi nhân viên thấy họ được coitrọng và động viên, họ sẽ cảm thấy tin tưởng và cam kết với tổ chức Sự minhbạch và trung thực trong quản lý từ phía lãnh đạo giúp tạo ra một môi trường làmviệc trong sáng và đáng tin cậy, giúp nhân viên tin tưởng vào quyết định và hànhđộng của người đứng đầu Họ phải sẵn lòng chịu trách nhiệm khi có sai sót hoặcvi phạm đạo đức xảy ra trong tổ chức và đưa ra các biện pháp sửa chữa và cảithiện.

Đặc biệt hơn sự tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan đơn vị, tổchức, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là điều hết sức quan trọng,việc đó còn nhằm tạo niềm tin cho nhân dân mà còn nâng cao uy tín của mìnhgiúp huyện mình phát triển, văn minh Thực tế việc để tăng cường trách nhiệmngười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị gắn với tuyển chọn, bổ nhiệm ngườiđứng đầu các cơ quan chuyên môn, vì vậy quá trình tuyển dụng những người đứng

Trang 31

đầu các cơ quan đơn vị, tổ chức là rất quan trọng, phải là những người vừa có “Cótài, vừa có đức” Để nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầucác cơ quan, tổ chức, đơn vị tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện thìcần tăng cường giáo dục, bồi dưỡng tinh thần nhằm đề cao tinh thần của ngườiđứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, không ngừng nâng caochất lượng đội ngũ nhằm tìm ra những người có năng lực, uy tín, có trách nhiệmvà sự bản lĩnh, đổi mới nhận thức về hình ảnh người đứng đầu cấp ủy năng động,sáng tạo, linh hoạt, dám nghĩ, dám làm, thực sự thực thi dân chủ.

1.5 Yếu tố tác động đến trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị trong phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷban nhân dân cấp huyện.

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tại các cơ quanchuyên môn thuộc UBND cấp huyện trong việc triển khai công tác phòng, chốngtham nhũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố Một số yếu tố quan trọng tácđộng đến trách nhiệm của họ chủ yếu đến từ hai yếu tố chủ quan và khách quan.Yếu tố khách quan là các yếu tố thuộc về bên ngoài bản thân người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị, tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện Yếu tốchủ quan là các yếu tố thuộc về bản thân người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chứctại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

Thứ nhất, các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc thi hành trách nhiệm của

người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tại cơ quan chuyên môn thuộc UBNDcấp huyện, tổ chức như:

Việc thể chế, tổ chức, nguồn lực tài chính, CC, VC có thể là yếu tố ảnh hưởngrất nhiều đến việc thực thi trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơnvị tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện Nếu các yếu tố trên đều đủ,nó sẽ là bước tiến cho việc thực hiện tốt trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan,đơn vị, tổ chức, ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu.

Trang 32

Các yếu tố thuộc về điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội là những yếu tố có vẻrộng nhưng trực tiếp ảnh hưởng đến việc thực thi trách nhiệm của người đứng đầucơ quan, đơn vị, tổ chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện ởcác khía cạnh, mức độ với tính chất rất khác nhau Trong các yếu tố về điều kiệnkinh tế- văn hóa- xã hội, yếu tố liên quan đến văn hóa, đặc biệt là văn hóa quản lý,văn hóa trách nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện trách nhiệm củangười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, tại các cơ quan chuyên môn thuộcUBND cấp huyện Khi một cơ quan, đơn vị, tổ chức mà môi trường làm việc quảnlý hướng phần lớn đến tính hiệu quả, chú trọng trách nhiệm trong việc thực hiệnnhiệm vụ và luôn coi trọng việc chịu trách nhiệm cá nhân sẽ tạo điều kiện thuậnlợi cho việc thực thi tốt trách nhiệm của người đứng đầu.

Ngoài ra còn yếu tố một yếu tố ảnh hưởng quan trọng không kém nữa là đến từngười dân như trình độ dân trí, nhu cầu, nguyện vọng, mức độ hợp tác, hơn nữa làviệc thực hiện trách nhiệm của những người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức tạicơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có thể tác động lớn đến năng lựcthực thi quyền dân chủ của họ Khi những nhu cầu và khả năng thực thi quyền dânchủ của người dân ngày càng được cải thiện thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện ngày càng phải nâng caochất lượng thực thi trách nhiệm của mình.

Thứ hai, những yếu tố chủ quan thuộc về bản thân người đứng đầu cơ quan, tổ

chức, đơn vị trong phòng chống tham nhũng tại các cơ quan chuyên môn thuộcUBND cấp huyện bao gồm hai mặt cơ bản là tài và đức Nó cũng chính là yếu tốtác động đến kết quả thực thi trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổchức trong phòng chống tham nhũng tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDcấp huyện Nếu người đứng đầu có đầy đủ năng lực cũng như đạo tốt sẽ là tiền đềđể thực hiện tốt trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu của nhà nước, cơ quan, đơn vị nơimình đang làm việc và đáp ứng được mong đợi của người dân thúc đẩy sự tuânthủ môi trường pháp luật chặt chẽ thúc đẩy sự tuân thủ các quy định và luật lệ về

Trang 33

phòng, chống tham nhũng Trong trường hợp nếu không có một trong hai yếu tốvề năng lực và đạo đức thì rất khó có được một thành quả như mong muốn Quantrọng hơn, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng chống thamnhũng tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện nếu thiếu cả hai yếu tố:vừa không có năng lực, vừa thiếu đạo đức trong thực thi công vụ, thì sẽ dẫn đếnnhững hậu quả không lường trước cho nền công vụ và xã hội.

1.6 Điều kiện đảm bảo thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơquan tổ chức, đơn vị trong thực hiện phòng, chống tham nhũng tại các cơquan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Để đảm bảo thực hiện trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức,trong phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBNN cấphuyện cần tạo ra một môi trường và điều kiện thuận lợi Qua quá trình tìm hiểutác giả thấy rằng một số điều kiện quan trọng để đảm bảo trách nhiệm của họ:

Thứ nhất, vị trí, vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức tại cơ

quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện phải được xác định rõ ràng Để ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấphuyện tuân thủ trách nhiệm một cách thực sự và đảm bảo chịu trách nhiệm mộtcách thực sự, thì vị trí, vai trò của người đứng đầu cần phải được xác lập một cáchthực sự Họ phải có chức vụ, quyền hạn phải tương xứng với vị trí của người đứngđầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện thìbản thân họ mới thực thi tốt được vai trò của người đứng đầu thực thụ.

Thứ hai, yếu tố nghĩa vụ, quyền, việc chịu trách nhiệm của người đứng đầu cơ

quan, đơn vị, tổ chức tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện cũng phảithực sự rõ ràng Trước hết, để người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tại cơquan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện thực thi được trách nhiệm, các yếu tốliên quan đến nghĩa vụ, quyền, việc chịu trách nhiệm cần phải được quy định rõràng Hơn nữa việc xác định rõ việc chịu trách nhiệm của người đứng đầu cơ

Trang 34

quan, tổ chức, đơn vị tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là một khókhăn lớn đối với các văn bản luật pháp.

Thứ ba, đảm bảo sự thống nhất phù hợp nhất giữa các yếu tố nghĩa vụ, quyền,

chịu trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, tác cơ quanchuyên môn thuộc UBND cấp huyện Người đứng đầu chỉ nhận quyền mà khôngthể đảm bảo mà không thực thi nghĩa vụ và việc chịu trách nhiệm tương xứng vớivị trí của mình Ba yếu tố nghĩa vụ, quyền và yếu tố chịu trách nhiệm của ngườiđứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấphuyện luôn phải bảo đảm ở mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và phù hợp với nhau.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1:

Việt Nam được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định, từ xa xưa cha ông tađã chứng minh được điều đó, giờ đây chính là lúc xây dựng và phát triển nó ngàycàng phồn thịnh hơn Bên cạnh việc phát triển đất nước giờ đây ta còn phải chốnglại những “giặc trong” chống phá bộ máy nhà nước Vậy nên càng thấy được tầmquan trọng của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng chống thamnhũng tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện Tác giả đã hệ thống hóacơ sở lý luận cốt lõi nhất để làm nền tảng nghiên cứu Nội dung liên quan chủ yếuđến khái niệm liên quan và cơ sở pháp lý về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan,tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan chuyên môn thuộcUỷ ban nhân dân cấp huyện, cùng với đó đưa ra cơ sở pháp lý về trách nhiệmngười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng tại cáccơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, nội dung và các loại hìnhtrách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng tạicơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, cuối cùng là sự cần thiết của việctăng cường trách nhiệm, các yếu tố tác động đến trách nhiệm của người đứng đầu vàcác điều kiện đảm bảo thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị trong phòng, chống tham nhũng tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấphuyện Đây là tiền đề để tác giả nghiên cứu thực trạng trách nhiệm của người đứng

Ngày đăng: 25/06/2024, 16:01

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w