Sự khác biệt giữa các hệ thống thanh toán điện tử và hệ thống thanh toán truyền thống....4PHẦN II: ỨNG DỤNG CỦA CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG...52.1.. BẢNG PHÂN C
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
BÀI TẬP LỚN MÔN: NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG
TÊN ĐỀ TÀI: CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ VÀ ỨNG DỤNG TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: Ths: LÊ CẨM TÚ
Danh sách nhóm 1 Lớp: K24KDQTC
Mã sinh viên: 24A4051796 Họ tên: Nguyễn Hoàng Mai
Mã sinh viên: 24A4050220 Họ tên: Phạm Vi Hướng
Mã sinh viên: 24A4050501 Họ tên: Nguyễn Thiên Hương
Mã sinh viên: 24A4052030 Họ tên: Nguyễn Thị Hương Quỳnh
Mã sinh viên: 24A4050382 Họ tên: Trần Thị Phương Thảo
Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
NỘI DUNG 2
PHẦN I: CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 2
1.1 Khái niệm và nguồn gốc của hệ thống thanh toán điện tử 2
1.1.1 Khái niệm thanh toán điện tử 2
1.1.2 Nguồn gốc của hệ thống thanh toán điện tử 2
1.2 Đặc điểm các hệ thống thanh toán điện tử 2
1.3 Phân loại các hệ thống thanh toán điện tử 3
1.3.1 Thanh toán bằng thẻ 3
1.3.2 Thanh toán qua cổng 3
1.3.3 Thanh toán bằng ví điện tử 3
1.3.4 Thanh toán bằng thiết bị điện thoại thông minh 4
1.4 Sự khác biệt giữa các hệ thống thanh toán điện tử và hệ thống thanh toán truyền thống 4
PHẦN II: ỨNG DỤNG CỦA CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG 5
2.1 Thực trạng ứng dụng thanh toán điện tử vào ngành ngân hàng trên thế giới 5
2.1.1 Thực trạng thanh toán điện tử tại Mỹ 5
2.1.2 Thực trạng thanh toán điện tử tại một số quốc gia Châu Á 6
2.2 Ứng dụng của thanh toán điện tử trong ngành ngân hàng ở Việt Nam 7
2.2.1 Thực trạng ứng dụng thanh toán điện tử vào ngành ngân hàng ở Việt Nam trước thời kỳ Covid-19 7
2.2.2 Xu hướng mới của thanh toán điện tử trong ngành ngân hàng - bước tiến qua đại dịch Covid-19 8
2.3 Giải pháp cho thanh toán điện tử trong ngành ngân hàng ở Việt Nam 11
2.3.1 Đối với chính phủ 11
2.3.2.Đối với ngân hàng 11
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG TTĐT TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ 12
3.1 Đánh giá 12
3.1.1 Tích cực 12
3.1.2 Hạn chế 13
3.2 Đề xuất khuyến nghị 13
KẾT LUẬN 15
Tài liệu tham khảo 16
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN
ST
T Họ và tên Mã sinh viên Công việc được phân công hoàn thành Mức độ
1 Nguyễn Hoàng
Mai
24A4051796 Thực trạng ứng dụng thanh toán điện
tử vào ngành ngân hàng ở Việt Nam trước thời kỳ Covid-19; Giải pháp cho thanh toán điện tử trong ngành ngân hàng ở Việt Nam
20%
Hướng
24A4050220 Xu hướng mới của thanh toán điện tử
trong ngành ngân hàng – bước tiến qua đại dịch Covid -19; Giải pháp cho thanh toán điện tử trong ngành ngân hàng ở Việt Nam; Đề xuất khuyến
nghị
20%
3 Nguyễn Thiên
Hương
24A4050501 Đánh giá ứng dụng trong ngàng ngân
hàng tại Việt Nam
20%
Hương Quỳnh
24A4052030 Thực trạng ứng dụng thanh toán điện
tử vào ngành ngân hàng trên thế giới
20%
Phương Thảo
24A4050382 Lý thuyết các hệ thống thanh toán
điện tử
20%
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) với sự giao thoa, hòa quyện của các công nghệ số - vật lý - sinh học có tác động cực lớn và phát triển theo cấp số nhân; có thể làm thay đổi hoàn toàn cách thức con người sống, làm việc, điều hành xã hội và đang tác động mạnh mẽ tới chính sách phát triển của các quốc gia Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng Việt Nam cũng đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, đòi hỏi sự chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mới, tích hợp công nghệ trong các hoạt động và số hóa các quy trình nghiệp vụ theo hướng tự động, thông minh để giúp các ngân hàng có thể tiến hành kinh doanh, cung ứng sản phẩm, dịch vụ dễ dàng trên nền tảng số, khai thác dữ liệu hiệu quả để gia tăng trải nghiệm và gắn kết khách hàng Theo đó, chuyển đổi số trở thành xu hướng tất yếu giúp các ngân hàng vượt lên thách thức, tạo lợi thế cạnh tranh, chủ động thích ứng và phát triển bền vững Hơn thế nữa, đại dịch Covid - 19 xuất hiện đã ảnh hưởng lớn đến mọi mặt hoạt động kinh tế, xã hội tại Việt Nam Dịch Covid-19 cũng giúp các tổ chức tín dụng nhận thức rõ chuyển đổi số là lựa chọn tất yếu để ngân hàng thích ứng, vượt qua thách thức của kỷ nguyên số và những tình huống bất định như đại dịch vừa qua gây ra Chính vì vậy mà việc nghiên cứu “CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ VÀ ỨNG DỤNG VÀO XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG” là một hướng nghiên cứu hết sức quan trọng!
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về cơ sở lý thuyết của các hệ thống thanh toán điện tử, phân biệt giữa các
hệ thống thanh toán điện tử và hệ thống thanh toán truyền thống, thực trạng thanh toán điện tử ở Việt Nam và quốc tế, ứng dụng của thanh toán điện tử đối với ngành ngân hàng trong thời đại hiện đại hoá và những những đề xuất, khuyến nghị
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ngành Ngân hàng ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Quá trình thay đổi hình thức thanh toán của Việt Nam, từ phương thức thanh toán truyền thống sang hiện đại, từ trước và sau của dịch Covid-19
Trang 5NỘI DUNG PHẦN I: CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
1.1 Khái niệm và nguồn gốc của hệ thống thanh toán điện tử
1.1.1 Khái niệm thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử được hiểu là hình thức thanh toán trực tuyến, tiến hành ngay trên mạng Internet chỉ với một vài thao tác cực đơn giản thông qua các tài khoản trực tuyến liên kết với các ngân hàng thương mại hoặc các tài khoản ngân hàng trực tuyến của người dùng
1.1.2 Nguồn gốc của hệ thống thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử bắt nguồn từ những năm 1870, khi Western Union ra mắt hệ thống chuyển tiền điện tử vào năm 1871
Từ những năm 1870 đến cuối những năm 1960, các khoản thanh toán trải qua một
sự chuyển đổi chậm nhưng dần dần Bước vào thập niên 1970, mọi người trở nên phụ thuộc hơn vào máy tính như một phần của quy trình mua hàng Năm 1972, Nhà thanh toán tự động (ACH - Automated Clearing House) được phát triển để xử lý hàng loạt khối lượng giao dịch lớn Cùng với sự phát triển của các trang thương mại điện tử, nhu cầu thanh toán điện tử được tăng cao và phát triển đến hiện nay
Tại Việt Nam, thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của Internet, 3G, điện thoại thông minh, thẻ ngân hàng và các trang thương mại điện tử, cụ thể là từ khoảng 2015
1.2 Đặc điểm các hệ thống thanh toán điện tử
Nhanh chóng, tiện dụng, phù hợp với dòng chảy thị trường
Người mua hàng có thể thực hiện chuyển tiền nhanh chóng ở bất cứ đâu thông qua điện thoại mà không cần phải tới ngân hàng nữa.Việc thanh toán chủ yếu được thực hiện qua các thiết bị di động có kết nối mạng
Dễ dàng theo dõi và kiểm soát
Tất cả các khoản tiền đều lưu lại trong lịch sử giao dịch và cho phép bạn tra cứu một cách dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản Bạn có thể quản lý tài chính và có những cân đối chi tiêu hợp lý
Chuyên nghiệp hóa kinh doanh trực tuyến
Hầu hết người tiêu dùng, nhất là các bạn trẻ đều đang sử dụng thanh toán điện tử như internet banking, ví điện tử, mã QR… bởi tính tiện dụng Các sàn thương mại điện tử ngày nay cũng đã đa dạng hóa hình thức thanh toán, giúp người dùng có nhiều sự lựa
2
Trang 6chọn hơn Về lâu về dài việc thanh toán tiền mặt khi mua hàng trực tuyến sẽ bớt khả dụng h
Hạn chế rủi ro khi dùng tiền mặt
Các rủi ro về thất thoát, thiếu tiền, quên ví rất dễ xảy ra nếu giao dịch bằng tiền mặt, đặc biệt với những sản phẩm/dịch vụ có giá trị lớn Còn với thanh toán điện tử, mọi giao dịch đều nhanh chóng, chính xác tới từng con số, minh bạch, rõ ràng và bảo mật 1.3 Phân loại các hệ thống thanh toán điện tử
1.3.1 Thanh toán bằng thẻ
Đây là hình thức thanh toán đặc trưng nhất, chiếm tới 90% trong tổng số các giao dịch thương mại điện tử Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một loại thẻ có khả năng thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại một vài địa điểm, kể cả website mua hàng trực tuyến nếu chấp nhận tiêu dùng bằng thẻ đó Hoặc có thể dùng để rút tiền mặt trực tiếp từ các ngân hàng hay các máy rút tiền tự động Hiện nay, các loại thẻ thanh toán được chia làm
2 loại, có thể được phát hành bởi các ngân hàng, các tổ chức tài chính Ví dụ như: Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: Nếu khách hàng sở hữu các loại thẻ như Visa, Mastercard, American Express, JCB đều có thể thanh toán tại hơn 60 website đã kết nối với cổng thanh toán OnePay
Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: Loại hình này chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam nhưng khá phát triển ở nước ngoài Với cách thanh toán này các chủ thẻ tại Connect24 của ngân hàng Vietcombank hay chủ thẻ đa năng của ngân hàng Đông Á đã
có thể thực hiện thanh toán điện tử tại các website đã kết nối với 2 ngân hàng này cũng như cổng thanh toán OnePay
1.3.2 Thanh toán qua cổng
Cổng thanh toán về bản chất là dịch vụ cho phép khách hàng giao dịch tại các website thương mại điện tử Cổng thanh toán cung cấp hệ thống kết nối an toàn giữa tài khoản (thẻ, ví điện tử,…) của khách hàng với tài khoản của website bán hàng Giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp thanh toán, nhận tiền trên internet đơn giản, nhanh chóng và an toàn Hiện cũng có một số ngân hàng triển khai cổng thanh toán Điển hình như:
Thanh toán qua cổng thanh toán điện tử F@st Mobipay: Đây là dịch vụ nằm trong giải pháp thanh toán của ngân hàng Techcombank Thanh toán qua cổng thanh toán Đông Á: Từ năm 2007, Ngân hàng Đông Á cũng đã cho phép các chủ thẻ đa năng thanh toán trực tuyến trên “Ngân hàng Đông Á điện tử” bằng Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking
Trang 71.3.3 Thanh toán bằng ví điện tử
Ví điện tử là một tài khoản online có thể dùng nhận, chuyển tiền, mua thẻ điện thoại, vé xem phim, thanh toán trực tuyến các loại phí trên internet như tiền điện nước, cước viễn thông, bạn cũng có thể mua hàng online từ các trang thương mại điện tử Người dùng phải sở hữu thiết bị di động thông minh tích hợp ví điện tử và liên kết với ngân hàng thì mới có thể thanh toán trực tuyến bằng hình thức này
Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 20 ví điện tử được cấp phép và theo Ngân hàng nhà nước dự báo đến năm 2020 sẽ đạt ngưỡng 10 triệu người dùng
1.3.4 Thanh toán bằng thiết bị điện thoại thông minh
a Qua Mobile Banking
Hình thức này đang dần trở nên phổ biến bởi hầu hết ai cũng đều sử hữu một chiếc điện thoại thông minh Chính vì vậy, khi đi mua sắm, khách hàng không cần phải mang theo tiền mặt, thay vào đó là thanh toán qua điện thoại với dịch vụ Mobile Banking Hệ thống thanh toán qua điện thoại được xây dựng trên mô hình liên kết giữa ngân hàng, các nhà cung cấp viễn thông, và người dùng
b Qua QR Code
Tính năng QR Code hiện đang được tích hợp sẵn trên ứng dụng di động của các ngân hàng, trên bảng hiệu, xe buýt, cửa hàng tiện lợi,… Người dùng sử dụng camera điện thoại quét mã QR để thực hiện nhanh các giao dịch chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua hàng Chỉ với một lần quét, sau vài giây, bạn đã thanh toán thành công mà không cần
sử dụng tiền mặt, thẻ, không lo lộ thông tin cá nhân tại các điểm thanh toán
1.4 Sự khác biệt giữa các hệ thống thanh toán điện tử và hệ thống thanh toán truyền thống
Thanh toán điện tử Thanh toán truyền thống
Khả
năng tiếp
cận
khách
hàng
Có thể tiếp cận với khách hàng tại
nhiều khu vực, quốc gia khác nhau
thông qua Internet mọi lúc, mọi nơi
Doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được một
khoản chi phí cho nhân lực, thuê cửa
hàng mỗi khi muốn mở rộng kinh
doanh
Khó tiếp cận với khách hàng tại nhiều khu vực, quốc gia khác nhau
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng bị hạn chế thời gian khi tiếp cận khách hàng bởi các chi nhánh cửa hàng, văn phòng chỉ
mở trong một khung thời gian nhất định
4
Trang 8toán
Có thể thanh toán thông qua nhiều
hình thức như ví điện tử, mobile
banking, cổng thanh toán,…
Việc thanh toán sẽ dễ dàng, nhanh
chóng và thuận tiện hơn cho bên mua
lẫn bên bán
Ít hình thức thanh toán Người mua phải thanh toán ngay khi mua hàng
Ưu điểm Thanh toán mọi lúc, mọi nơi,
nhanh chóng, tiện lợi Không cần cầm
quá nhiều tiền mặt trong người, hạn chế
được rủi ro trộm cắp Bảo vệ sức khỏe
trong giai đoạn COVID-19 căng thẳng
Không mất phí giao dịch, hạn chế thủ tục rườm rà, thanh toán nhanh gọn, đơn giản Bảo mật thông tin cá nhân người dùng, không cần chi trả các chi phí phát sinh khác
Nhược
điểm
Dễ bị đánh cắp thông tin người
dùng, mất phí duy trì tài khoản, phí giao
dịch, cần có kết nối mạng mới có thể sử
dụng (rất hạn chế đối với những khu
vực còn chưa phát triển)
Bất tiện về mặt địa lý, thời gian, rủi ro mất cắp Ảnh hưởng sức khỏe, dễ lây lan dịch bệnh khi tiếp xúc trực tiếp bằng tay
PHẦN II: ỨNG DỤNG CỦA CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG
2.1 Thực trạng ứng dụng thanh toán điện tử vào ngành ngân hàng trên thế giới
Theo xu thế, thanh toán không tiền mặt sẽ là tất yếu trong tương lai ở hầu hết các quốc gia trên Thế giới Hiện nay, đã có những quốc gia sẵn sàng bước vào kỷ nguyên không tiền mặt, chỉ dùng thẻ và thanh toán qua di động
2.1.1 Thực trạng thanh toán điện tử tại Mỹ
Theo Cục Dự trữ Liên bang, hơn 70% người Mỹ trưởng thành có ít nhất một thẻ tín dụng vào năm 2020 Thanh toán bằng thẻ tín dụng ngày càng phổ biến, từ 24% giao dịch vào năm 2019 lên 27% vào năm 2020, theo Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta Hiệp hội Ngân hàng Hoa Kỳ công bố thống kê vào tháng 5 năm 2021, tại Mỹ đã có
365 triệu tài khoản thẻ tín dụng được mở tại Mỹ tính đến cuối năm 2020 Các công ty
Trang 9phát hành thẻ tín dụng phổ biến tại Mỹ bao gồm Chase (93 triệu thẻ), Citibank (48 triệu thẻ), Capital One (45 triệu thẻ), Bank of America (32 triệu thẻ),
Sở dĩ số lượng thẻ tín dụng được sử dụng tại Mỹ nhiều như vậy vì những tính năng tiện lợi mà các ngân hàng mang tới cho người tiêu dùng Một số thẻ tín dụng có dịch vụ hoàn lại tiền cho khách hàng từ 1% – 5% trên tổng số tiền, tùy vào từng mặt hàng, tùy vào chính sách của từng thẻ tín dụng Ví dụ, Chase credit card cho phép người dùng được hưởng 5% cash-back cho các giao dịch mua bán xăng, thực phẩm, ăn ngoài và đồ gia dụng
2.1.2 Thực trạng thanh toán điện tử tại một số quốc gia Châu Á
Tại tọa đàm 14/10/2021 với tiêu đề "Xây dựng lộ trình an toàn hướng tới tương lai của thanh toán số ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương" của Kaspersky cho thấy là phần lớn (90%) những người châu Á được hỏi đã sử dụng ứng dụng thanh toán di động ít nhất một lần trong 12 tháng qua
Trước đại dịch Covid 19 tỷ lệ sử dụng thanh toán điện tử tại các quốc gia Châu Á -Thái Bình Dương đã rất cao: Trung Quốc (95%), Hàn Quốc (91%), Singapore (89%), Indonesia (87%), Thái Lan (86%), Việt Nam (86%), Philippines (63%), Trong đó, Philippines ghi nhận tỷ lệ người lần đầu sử dụng phương thức thanh toán điện tử cao nhất
ở mức 37%, tiếp theo là Ấn Độ (23%), Úc (15%), Việt Nam (14%), Indonesia (13%) và Thái Lan (13%)
Đóng góp phần lớn vào sự bùng nổ dịch vụ thanh toán điện tử tại Châu Á - Thái Bình Dương là các ví điện tử và ứng dụng thanh toán điện tử trên di động:
Indonesia: Ví OVO là phương thức thanh toán số 1 được sử dụng thường xuyên với 69%
Ấn Độ: 85% số người được hỏi đã sử dụng Paytm Với sự phát triển của chương trình thanh toán UPI, các ví điện tử Paytm, Google Pay, Amazon Pay được ưa thích bởi 51,2% người dùng
Việt Nam: Với các ví điện tử phổ biến MoMo, VNPAY, Shopee Pay, Viettel Pay, ZaloPay, Moca,
Tại Trung Quốc, hai công cụ thanh toán chính là Alipay và WeChat đã trở hành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của nhiều người Theo số liệu trong quý đầu tiên của năm
2021, quy mô giao dịch di động thông qua bên thứ ba của Trung Quốc đã tăng lên 74 nghìn tỷ NDT, mỗi năm tăng 39,1% và số người sử dụng WeChat đã đạt 1,15 tỷ và Alipay
là hơn 1,2 tỷ Các báo cáo cho thấy giá trị của các giao dịch được thực hiện thông qua mã
QR cả doanh nghiệp và cá nhân đạt 10,8 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 1,7 nghìn tỷ USD trong quý II/2021
6
Trang 10Rõ ràng khác với Mỹ, thẻ tín dụng đang dần trở nên lép vế so ví điện tử tại thị trường Châu Á
Theo báo cáo của Financial Times, tại Indonesia, người tiêu dùng đang “bỏ qua” thẻ tín dụng để chuyển sang các lựa chọn thanh toán dễ tiếp cận hơn như OVO, Go-Pay, Grab-Pay và Mandiri Hay ở Trung Quốc là Alipay và WeChat
Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới và Bộ Kinh tế Nhật Bản, tỷ lệ dùng thẻ tín dụng chỉ dao động trên dưới 10% tại Thái Lan, 2% tại Ấn Độ
Rõ ràng là để phát triển thì thẻ tín dụng cần phải thay đổi Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, người tiêu dùng luôn đòi hỏi tốc độ, sự tiện lợi và điện thoại di động được xem là tương lai của lĩnh vực thanh toán Hiện nay, việc tích hợp thẻ tín dụng với Ví kỹ thuật số và các giải pháp thanh toán khác dường như là giải pháp giúp thẻ tín dụng tiếp cận người tiêu dùng nhanh hơn
Tại Singapore, với việc triển khai dịch vụ thanh toán điện tử Pay Now tại tất cả các
cơ quan của chính phủ tạo bước đột phá lớn trong hành trình tiến tới chính phủ điện tử ở Singapore đồng thời khắc phục những khiếm khuyết mà phương thức thanh toán hiện tại đang gây ra PayNow, kết nối số điện thoại di động hoặc số FIN (số định danh) của người dân với tài khoản ngân hàng của họ, được cho là khép lại lỗ hổng cuối cùng trong giao dịch điện tử và tiến tới số hóa hoàn toàn Việc thanh toán qua Pay Now, triển khai lần đầu tiên vào năm 2017, được thực hiện qua việc sử dụng ứng dụng ngân hàng Hiện có 9 ngân hàng tham gia phương thức này là DBS/POSB, UOB, OCBC, Citibank, HSBC, Maybank, Standard Chartered Bank, Bank of China và ICBC
Năm 2016, chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ra mắt ứng dụng thanh toán smartphone riêng của Ấn Độ - BHIM, cho phép chuyển tiền giữa các ngân hàng mà không qua mạng lưới Visa hay MasterCard
Như vậy có thể thấy chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của các ngân hàng trong thời đại thanh toán điện tử
2.2 Ứng dụng của thanh toán điện tử trong ngành ngân hàng ở Việt Nam
2.2.1 Thực trạng ứng dụng thanh toán điện tử vào ngành ngân hàng ở Việt Nam trước thời kỳ Covid-19
Theo thông tin tại Hội nghị thường niên Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam năm 2017, các giao dịch qua ATM vẫn chủ yếu là giao dịch rút tiền mặt, chiếm 86,81% doanh số sử dụng của thẻ nội địa, doanh số rút tiền mặt/ATM/năm vẫn tăng qua các năm (từ 60 tỷ đồng năm 2012 lên 106 tỷ đồng năm 2016), điều đó cho thấy thói quen sử dụng tiền mặt của người dân vẫn còn rất phổ biến