1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Lớn Môn Năng Lực Số Ứng Dụng Các Hệ Thống Thanh Toán Điện Tử Tại Việt Nam.pdf

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng Hệ Thống Thanh Toán Điện Tử Trong Lĩnh Vực Mua Sắm Tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Ngọc Diệp, Trần Ngọc Bích, Kim Thị Mai Linh, Nguyễn Hương Trà
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Trang
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Năng Lực Số Ứng Dụng
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,32 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUTrong hai năm trở lại đây, đại dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam và trên thếgiới mặc dù gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế và tác động tiêu cực đến đời sống củangười dân như

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

HỆ ĐÀO TẠO CHÍNH QUY

BÀI TẬP LỚN MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG

CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

NHÓM 3

HÀ NỘI – 11/2023

Trang 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

HỆ ĐÀO TẠO CHÍNH QUY

BÀI TẬP LỚN MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG LĨNH VỰC

MUA SẮM TẠI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Trang

Danh sách nhóm:

1 26A4052965 Nguyễn Ngọc Diệp (NT)

2 26A4052952 Trần Ngọc Bích

3 26A4050290 Kim Thị Mai Linh

4 26A4051608 Nguyễn Hương Trà

HÀ NỘI – 11/2023

Trang 3

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

được giao Mức độ hoànthành

1 Nguyễn Ngọc Diệp 26A4052965

2 Nguyễn Hương Trà 26A4051608

4 Kim Thị Mai Linh 26A4959290

3

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin cảm ơn Học viện Ngân Hàng đã đưa môn Năng lực sốứng dụng vào chương trình đào tạo chính quy cũng như các thầy cô giảng viên đã tận tìnhhướng dẫn các phương pháp học tập nghiên cứu giúp chúng em hoàn thành bài tập lớnnày một cách tốt nhất

Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Thu Trang – giảng viênmôn Năng lực số ứng dụng thuộc khoa Hệ thống thông tin quản lý đã đồng hành với lớpK26 KDQTC Do chưa có nhiều kinh nghiệm, báo cáo của chúng em sẽ vẫn còn nhiềuthiếu sót, kính mong cô nhận xét, góp ý để chúng em hoàn thiện đề tài của mình.Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

4

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm 3 chúng em xin giới thiệu với cô và các bạn đề tài nghiên cứu: “Các hệ thốngthanh toán điện tử” Chúng em chọn đề tài vì nhận thấy tính thiết thực và nhiều ứng dụngtrong đời sống của thanh toán điện tử

Chúng em cam đoan đã làm bài tập lớn là thành quả nghiên cứu của cả nhóm,không sao chép lại của người khác Tất cả tài liệu tham khảo đều có trích dẫn rõ ràng, đầy

đủ Nếu có gì sai sót, chúng em xin chịu trách nhiệm theo hình thức kỷ luật của nhàtrường

Trong quá trình nghiên cứu chúng em có thể còn nhiều những thiếu sót nhưng đây

là thành quả nỗ lực của nhóm em với sự hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Thị ThuTrang

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2023Đại diện nhóm

DiệpNguyễn Ngọc Diệp

5

Trang 6

MỤC LỤC

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC 0

LỜI CẢM ƠN 3

LỜI CAM ĐOAN 4

MỤC LỤC 5

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU 6

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 8

1.1 Định nghĩa thanh toán điện tử 8

1.2 Chức năng của thanh toán điện tử 8

1.3 Các hình thức thanh toán điện tử 8

1.3.1 Thanh toán bằng thẻ 8

1.3.2 Thanh toán bằng séc trực tuyến 9

1.3.3 Thanh toán bằng ví điện tử 9

1.3.4 Thanh toán qua điện thoại di động 9

1.3.5 Thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng 10

1.4 An toàn thông tin trong việc sử dụng các hệ thống thanh toán điện tử 10

1.5 Những lợi ích của thanh toán điện tử 11

1.5.1 Lợi ích chung 11

1.5.2 Lợi ích đối với ngân hàng và các doanh nghiệp 12

1.5.3 Lợi ích với khách hàng 12

1.6 Rủi ro trong thanh toán điện tử 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 17

2.1 Sự hình thành hệ thống thanh toán điện tử ở Việt Nam 17

2.1.1 Giai đoạn khởi đầu (1988-2001) 17

2.1.2 Giai đoạn phát triển (2002-2015) 17

2.1.3 Giai đoạn phát triển mạnh mẽ (2016-nay) 18

2.2 Thực trạng thanh toán điện tử tại Việt Nam 18

2.3 Đánh giá chung về thực trạng sử dụng hệ thống thanh toán điện tử tại Việt Nam 19

2.3.1 Ưu điểm: 19

2.3.2 Hạn chế: 20

6

Trang 7

2.4 Cơ hội và thử thách của thanh toán điện tử tại Việt Nam 20

2.4.1 Cơ hội 202.4.2 Hạn chế 21CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Ở LĨNH VỰC MUA SẮM 23TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

7

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

1.3.1 Thanh toán bằng thẻ

8

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Trong hai năm trở lại đây, đại dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam và trên thếgiới mặc dù gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế và tác động tiêu cực đến đời sống củangười dân nhưng lại là sự thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ.Hiện nay các hình thức thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ có thể xem là bước đột phá

về công nghệ tại Việt Nam, giúp người sử dụng dễ dàng giao dịch vào bất cứ thời điểmnào, tại bất kỳ đâu, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian Thế nhưng do ViệtNam ta là nước đang phát triển và trình độ hiểu biết của người dân về tài chính và côngnghệ còn hạn chế nên việc sử dụng các hệ thống thanh toán điện tử vẫn chưa được phủsóng toàn bộ nước ta

Nhận thấy được tầm quan trọng và những lợi ích của việc sử dụng các hệ thốngthanh toán điện tử thông minh này, nhóm chúng em quyết định sẽ cùng nhau tìm hiểu vàphân tích về “Ứng dụng các hệ thống thanh toán điện tử trong lĩnh vực mua sắm” ở nướcta

Bản báo cáo đi sâu vào phân tích thực trạng sử dụng các hệ thống thanh toán điện tửvào lĩnh vực mua sắm nhằm đánh giá những thành công, hạn chế, những yếu tố gây cảntrở sự phát triển của các hệ thống thanh toán điện tử và qua đó đề xuất một số giải pháp

để những hệ thống này trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ hơn ở nước ta trong thờigian tới

Do kinh nghiệm của chúng em còn hạn chế nên trong bài của chúng em sẽ khôngtránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong sẽ nhận được lời nhận xét, góp ý của cácthầy cô để bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

9

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANH

TOÁN ĐIỆN TỬ

1.1 Định nghĩa thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử là hình thức thanh toán trực tuyến, được thực hiện trên môitrường Internet, thông qua các thiết bị như điện thoại di động, máy tính và chỉ với vàithao tác rất đơn giản Người dùng có thể chuyển tiền, nạp/rút tiền, thanh toán hóa đơn màkhông cần đến tiền mặt

1.2 Chức năng của thanh toán điện tử

Một số lợi ích của thanh toán điện tử đối với cả người dùng cá nhân và doanhnghiệp là:

Tối ưu hóa hoạt động thanh toán: Giải pháp thanh toán điện tử

giúp mọi giao dịch diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, có thể thực hiện ở bất cứđâu Hoạt động này chủ yếu thực hiện trên các thiết bị có kết nối Internet, nênngười dùng không cần đến tận ngân hàng để chuyển tiền

Hạn chế các rủi ro có thể xảy ra khi dùng tiền mặt: Sử dụng tiền

mặt mang rất nhiều rủi ro như dễ bị thất thoát, bị trộm cắp, khó kiểm soát,… Cònvới phương thức thanh toán điện tử, mọi giao dịch đều diễn ra nhanh và chính xácđến từng con số

Dễ dàng quản lý lịch sử giao dịch: Nếu sử dụng tiền mặt, bạn có

thể không nhớ hết mọi hoạt động đã thực hiện Trong khi đó, các tài khoản thanhtoán điện tử đều lưu lịch sử giao dịch, biến động số dư, giúp người dùng quản lýtài chính dễ dàng

Chuyên nghiệp hóa kinh doanh: Hầu hết những người trẻ đều sử

dụng Internet Banking, ví điện tử để mua sắm Online và thanh toán Offline Nếudoanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh không có hệ thống thanh toán trực tuyến thì sẽkhó tiếp cận người dùng và gặp nhiều bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh khác

Giúp doanh nghiệp lên chiến dịch Marketing: Việc tích hợp thanh

toán điện tử giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp vàtiên tiến Ngoài ra, do mọi giao dịch được ghi nhận chính xác, nên doanh nghiệp

có thể dễ dàng thu thập dữ liệu để xây dựng chiến dịch Marketing

1.3 Các hình thức thanh toán điện tử

Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa Hình thức này dù rất phổ biến ởnước ngoài nhưng lại chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam Theo đó, khi

sử dụng thẻ ghi nợ nội địa, các chủ thẻ có thể tiến hành thanh toán trực

10

Trang 11

tiếp tai các website đã kết nối với ngân hàng Đông á và cổng thanh toánOnePay.

Thanh toán bằng thẻ là một trong những phương thức thanh toán kháphổ biến ở Việt Nam hiện nay

1.3.2 Thanh toán bằng séc trực tuyến

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phương thức thanh toán bằng séc (hay còn gọi là chiphiếu) trực tuyến hiện chiếm tới 11% tổng giao dịch trực tuyến

Với phương thức này, khi tiến hành thanh toán, người dùng sẽ sử dụng tới séc quamạng Internet Người dùng chỉ cần điền vào form thông tin được yêu cầu của ngân hàng,điền chính xác ngày giao dịch và giá trị giao dịch rồi ấn nút “Send” để gửi đi Sau đó,trung tâm giao dịch khi nhận được thông tin sẽ tự động xử lý cho người giao dịch

Từ thực tế hoạt động, phương thức thanh toán bằng séc mang tới ưu điểm là giaodịch thanh toán nhanh chóng và tiện lợi hơn nhiều séc truyền thống Tuy nhiên, phươngthức này lại tồn tại nhược điểm là sử dụng khá phức tạp Sau giao dịch, người mua phải

ra khỏi mạng để gửi séc đến cho người bán

Phương thức thanh toán bằng séc (hay còn gọi là chi phiếu) trực tuyến hiện chiếmtới 11% tổng giao dịch trực tuyến

1.3.3 Thanh toán bằng ví điện tử

Khi sử dụng phương thức thanh toán bằng ví điện tử, người dùng bắt buộc phảitạo và sở hữu tài khoản trên các ví điện tử như: ZaloPay, Payoo, VnMart, MoMo…

Về ưu điểm, phương thức thanh toán bằng ví điện tử giúp người dùng có thể dễdàng chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng vào tài khoản ví điện tử, hoặc cũng có thể nạptiền vào ví bằng cách nộp tiền mặt nếu muốn, để tiến hành giao dịch thanh toán Tuynhiên, nhược điểm là: Người dùng chỉ thực hiện thanh toán được trên các website chấpnhận ví điện tử này mà thôi

Hiện nay, chi phí đăng ký tài khoản, dịch vụ tại các ví điện tử ở Việt Nam đa phầnđược miễn phí, mức phí khi sử dụng cũng tương đối thấp Do đó đây là một trong nhữngphương thức thanh toán khá phổ biến tại Việt Nam

1.3.4 Thanh toán qua điện thoại di động

Ngày nay, khi điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến, từ thành thị đếnnông thôn, thì phương thức thanh toán qua điện thoại di động cũng nhờ thế phát triển hơnrất nhiều Theo đó, người dùng có thể không cần mang theo tiền mặt vẫn có thể dễ dàngthanh toán khi đi mua sắm, sử dụng dịch vụ với một chiếc smartphone có cài đặt thanhtoán qua điện thoại di động (Mobile Banking)

Hệ thống thanh toán qua điện thoại di động được xây dựng liên kết giữa các nhàcung cấp dịch vụ gồm: Ngân hàng, nhà cung cấp viễn thông, hệ thống tiêu dùng và ngườitiêu dùng Tuy nhiên, một trong những hạn chế của hình thức này là chỉ thanh toán trêncác điện thoại thông minh

1.3.5 Thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng

Hình thức thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng được thực hiện thông quaATM hoặc thông qua giao dịch trực tiếp qua ngân hàng

11

Trang 12

Với phương thức thanh toán này, người mua chỉ cần chuyển tiền từ tài khoản củamình sang tài khoản của người bán để thanh toán Rất tiện lợi cho người sử dụng.Cũng bởi tính dễ dàng, tiện lợi, có thể chuyển khoản thanh toán ở bất cứ nơi đâu ,bất cứ thời điểm nào chỉ với một chiếc smartphone hoặc máy tính có kết nối mạng, nênphương thức thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng đã và đang ngày càng phổ biến tạiViệt Nam Hơn thế, phương thức thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng hiện đã đượcpháp luật Việt nam quy định là 1 trong 2 loại hình thức thanh toán được chấp nhận trênhóa đơn nói chung, hóa đơn điện tử nói riêng.

1.4 An toàn thông tin trong việc sử dụng các hệ thống thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử là một khâu quan trọng trong thương mại điện tử Hiểu mộtcách khái quát thì thanh toán điện tử là một quá trình thanh toán tiền giữa người mua vàngười bán Điểm cốt lõi của vấn đề này là việc ứng dụng các công nghệ thanh toán tàichính (ví dụ như mã hóa số thẻ tín dụng, séc điện tử, hoặc tiền điện tử) giữa ngân hàng,nhà trung gian và các bên tham gia hoạt động thương mại Các ngân hàng và tổ chức tíndụng hiện nay sử dụng các phương pháp này nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạtđộng trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế số, với một số lợi ích như giảm chi phí xử

lý, chi phí công nghệ và tăng cường thương mại trực tuyến

Hình thức thanh toán điện tử có một số hệ thống thanh toán cơ bản như: Thanhtoán bằng thẻ tín dụng; Thanh toán vi điện tử (Electronic Cash MicroPayment; Chi phiếuđiện tử (Electronic Check); Thư điện tử (Email) Với những lợi ích nêu trên, tăng cườngkhả năng thanh toán điện tử sẽ là một giải pháp cắt giảm đáng kể các chi phí hoạt động.Theo tính toán của các ngân hàng thì việc giao dịch bằng tiền và séc rất tốn kém, do đó

họ tìm kiếm các giải pháp khác với chi phí thấp hơn Hiện nay ở Mỹ thì các giao dịchbằng tiền mặt chiếm khoảng 54% và bằng séc là 29%, các giao dịch điện tử chiếmkhoảng 17% Dự báo rằng con số này sẽ tăng lên trong thời gian tới

An toàn trước các cuộc tấn công là một vấn đề mà các hệ thống giao dịch trựctuyến cần giải quyết Vì vậy các hệ thống cần phải có một cơ chế đảm bảo an toàn trongquá trình giao dịch điện tử Một hệ thống thông tin trao đổi dữ liệu an toàn phải đáp ứngmột số yêu cầu sau:

Hệ thống phải đảm bảo dữ liệu trong quá trình truyền đi là không bị đánhcắp

Hệ thống phải có khả năng xác thực, tránh trường hợp giả danh, giả mạo

Do vậy, cần tập trung vào việc bảo vệ các tài sản khi chúng được chuyển tiếp giữamáy khách và máy chủ từ xa Các kỹ thuật đảm bảo cho an toàn giao dịch điện tử chính

là sử dụng các hệ mật mã, các chứng chỉ số và sử dụng chữ ký số trong quá trình thựchiện các giao dịch

Dưới đây là một số giải pháp nhằm tăng cường an toàn, bảo mật thông tin trongthanh toán điện tử:

Chứng chỉ số:

Việc sử dụng mã hóa hay kí số chỉ giải quyết được vấn đề bảo mật thông điệp vàxác thực Tuy nhiên để đảm bảo rằng đối tác không thể bị giả mạo, trong nhiều trườnghợp cần thiết phải “chứng minh” bằng phương tiện điện tử danh tính của ai đó Chứng chỉ

số là một tệp tin điện tử được sử dụng để nhận diện một cá nhân, một máy dịch vụ, một

tổ chức…, nó gắn định danh của đối tượng đó với một khóa công khai, giống như bằng

12

Trang 13

lái xe, hộ chiếu, chứng minh thư Có một nơi có thể chứng nhận các thông tin của bạn làđúng, được gọi là cơ quan xác thực chứng chỉ (Certificate Authority- CA) Đó là một đơn

vị có thẩm quyền xác nhận định danh và cấp các chứng chỉ số CA có thể là một đối tácthứ ba đứng độc lập hoặc có các tổ chức tự vận hành một hệ thống tự cấp các chứng chỉcho nội bộ của họ Các phương pháp để xác định định danh phụ thuộc vào các chính sách

mà CA đặt ra Chính sách lập ra phải đảm bảo việc cấp chứng chỉ số phải đúng đắn, aiđược cấp và mục đích dùng vào việc gì Thông thường, trước khi cấp một chứng chỉ số,

CA sẽ công bố các thủ tục cần thiết phải thực hiện cho các loại chứng chỉ số

Bảo mật giao dịch điện tử (Secure Electronic Transaction – SET)

SET là một phương pháp bảo mật được xây dựng nhằm bảo đảm an toàn các giaodịch trên internet bằng thể tín dụng Phiên bản hiện tại, SET v1, được chọn làm tiêuchuân bảo mật cho các thẻ tín dụng như Matercard và Visa vào tháng 1 năm 1996 Rấtnhiều công ty đã tập trung phát triển và xây dựng trong đó có IBM, Microsoft, Netscape,RSA, Tesia và Versign Từ năm 1998 các sản phẩm đầu tiên sử dụng SET đã được triểnkhai Bản thân SET không phải là một hệ thống thanh toán, mà thực chất nó là tập hợpcác giao thức bảo mật và định dạng cho phép người dùng sử dụng các thiết bị làm việcvới thẻ tín dụng trên hệ thống mạng như internet theo nguyên tắc bảo mật Về cơ bản,SET cung cấp ba dịch vụ:

1 Cung cấp một kênh truyền thông an toàn tuyệt đối với tất cả các thành viêntrong quá trình giao dịch

2 Sử dụng tiêu chuẩn chứng thực số X.509V3 để đảm bảo an toàn

3 Giữ gìn sự riêng tư bởi các thông tin chỉ cung cấp cho các thành viên tronggiao dịch diễn ra vào thời điểm hay địa điểm cần thiết Người dùng thẻ(cardholder): trong môi trường điện tử, khách hàng hay một nhóm kháchhàng có ảnh hưởng tới các nhà kinh doanh từ những chiếc máy tính cánhân thông qua internet Một người sử dụng thẻ là người có quyền nắm giữthẻ thanh toán được cung cấp bởi những nhà phát hành.( tên bà đấy)

1.5 Những lợi ích của thanh toán điện tử

1.5.1 Lợi ích chung

– Hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử: Xét về nhiều phương diện khácnhau, thanh toán trực tuyến sẽ hoàn thiện hóa thương mại điện tử theo đúng nghĩa là giaodịch qua mạng Thanh toán thương mại điện tử an toàn, tiện lợi thì việc phát triển thươngmại trên toàn cầu là một điều tất yếu với dân số đông đảo và không ngừng tăng lên.– Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa: Hình thức thanh toán điện tử giúpquá trình thanh toán nhanh chóng, an toàn, đảm bảo quyền lợi cho các bên, hạn chế rủiro

– Hiện đại hóa hệ thống thanh toán: Thanh toán điện tử tạo ra một loại tiền mới(Tiền số hóa) không chỉ thỏa mãn các ngân hàng mà còn đáp ứng được nhu cầu mua hànghóa thông thường Quá trình giao dịch diễn ra đơn giản, nhanh chóng, chi phí giao dịchgiảm đi đáng kể

1.5.2 Lợi ích đối với ngân hàng và các doanh nghiệp

13

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:01