1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kết thúc học phần năng lực số ứng dụng các hệ thống thanh toán điện tử thực trạng phát triển internet banking ở việt nam

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGHỆ CHÍNH QUY TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNHọc phần: Năng lực số ứng dụngĐỀ TÀICÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬTHỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN INTERNET BANKING Ở VIỆT NAM Giáo viên h

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGHỆ CHÍNH QUY

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Năng lực số ứng dụng

ĐỀ TÀI

CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN INTERNET BANKING Ở VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Phan TìnhLớp : K25NHBNhóm thực hiện : 03

Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2023HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Trang 2

HỆ CHÍNH QUY

TIỂU LUẬN KẾT THỨC HỌC PHẦN

Học phần: Năng lực số ứng dụng

ĐỀ TÀI

CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN INTERNET BANKING Ở VIỆT NAM

Thực trạng phát triển Internet Banking

ở Việt Nam + Tổng hợp powerpoint 21%3 Tạ Phương Anh 25A4011313 Tổng quan về Internet Banking + Thực

trạng phát triển Internet Banking ở Việt

4 Nguyễn Minh Ánh 25A4011391 Tổng quan về hệ thống thanh toán điện tử + Đánh giá về triển vọng và hạn chế trong phát triển Internet Banking ở Việt Nam

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Những tuần tìm hiểu ngắn ngủi vừa rồi là cơ hội cho chúng em tổng hợp và hệ thốnglại những kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế để nâng cao kiến thức chuyênmôn Chúng em nhận thấy, việc cọ sát thực tế là vô cùng quan trọng – nó giúp sinh viên xâydựng nền tảng lý thuyết được học ở trường vững chắc hơn Trong quá trình thực tập, từ chỗcòn bỡ ngỡ cho đến thiếu kinh nghiệm, chúng em đã gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng vớisự giúp đỡ tận tình của cô giáo Nguyễn Phan Tình khoa HTTQL đã giúp chúng em có đượcnhững kinh nghiệm quý báu để hoàn thành tốt học phần này cũng như viết lên bài báo cáocuối kỳ.

Bài Tiểu luận kết thúc học phần môn Năng lực số Ứng dụng với đề tài “Các hệ thốngthanh toán điện tử thực trạng phát triển Internet Banking ở Việt Nam ” là kết quả của quátrình tìm hiểu tích cực, nghiên cứu kĩ lưỡng, cũng là của sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn củacô giáo và bạn học trong suốt thời gian qua Qua trang viết này nhóm nghiên cứu xin gửi lờibiết ơn tới những người đã giúp đỡ bọn em trong thời gian học tập - nghiên cứu vừa rồi.

Trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu tìm hiểu, chúng em nhận thấy mình đã cốgắng nhưng vì kiến thức vẫn có hạn chế nên vẫn còn thiếu sót, mong thầy cô bổ sung để bàitập được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!Nhóm 3

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm em xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Các hệ thống thanh toán điện tử thựctrạng phát triển Internet Banking ở Việt Nam” là do các thành viên trong nhóm cùng thựchiện cùng sự hỗ trợ, tham khảo từ các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu và không cósự sao chép y nguyên các tài liệu đó Các số liệu, hình ảnh là chính xác, khách quan và đượctrích dẫn nguồn đầy đủ

Nếu phát hiện có bất kỳ sự sao chép nào, nhóm em xin hoàn toàn chịu trách nhiệmtrước giảng viên Nguyễn Phan Tình, khoa HTTQL của nhà trường.

Nhóm thực hiệnNhóm 3

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 7

1.1 Đặt vấn đề 7

1.2 Giới thiệu chung về hệ thống thanh toán điện tử 7

1.2.1 Hệ thống thanh toán điện tử là gì? 7

1.2.2 Các hệ thống thanh toán điện tử phổ biến hiện nay: 7

CHƯƠNG 2: INTERNET BANKING 9

2.1 Tổng quan về Internet Banking 9

2.1.1 Giới thiệu về dịch vụ Internet Banking: 9

2.1.2 Một vài ví dụ về các sản phẩm và dịch vụ bán sỉ, lẻ 9

2.2 Các cấp độ của Internet Banking 10

2.3 Ứng dụng của Internet Banking 11

2.4 Thực trạng phát triển của Internet Banking ở Việt Nam 11

2.4.1 Sự phát triển dịch vụ Internet Banking: 11

2.4.2 Tình hình phát triển Internet Banking tại các NHTM: 13

2.4.3 Thực trạng sử dụng Internet Banking trong đời sống hàng ngày 13

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ DỊCH VỤ INTERNET BANKING ỞVIỆT NAM 16

3.1 Ưu, nhược điểm của Internet Banking 16

3.1.1 Ưu điểm 16

3.1.2 Nhược điểm: 16

3.1.3 Đảm bảo an toàn khi sử dụng Internet Banking 17

3.2 Đánh giá về triển vọng và những thách thức của Internet Banking tạiViệt Nam 18

3.2.1 Tương lai, triển vọng của Internet Banking tại Việt Nam 18

Trang 6

MỞ ĐẦU

Internet Banking là một nền tảng đang được rất nhiều người dử dụng Tỉ lệ ngườidùng Internet Banking ở Việt Nam là rất cao đứng thứ 3 trên thế giới và dịch vụ này đangngày càng phát triển mạnh mẽ, rộng rãi hơn bao giờ hết Bởi vậy, các ngân hàng ngày nayluôn cập nhật sửa đổi đem đến những sản phẩm tiện ích an toàn cho người sử dụng Vậy thếnào là các hệ thống thanh toán điện tử, Internet Banking là gì, được sử dụng và hoạt động rasao, những ứng dụng, ưu điểm, nhược điểm và độ an toàn của nó như thế nào?

Bằng những kiến thức đã học trong môn Năng lực số Ứng dụng, các thành viênnhóm 3 chúng em đã cùng nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài “C ác hệ thống thanh toán điệntử thực trạng phát triển Internet Banking ở Việt Nam” để có thể trả lời cho những câu hỏitrên Những vấn đề được đề cập đến sau đây vẫn còn nhiều thiếu sót nhưng cũng sẽ là nềntảng giúp cho những nghiên cứu chuyên sâu và phần nào đóng góp vào sự phát triển củangành ngân hàng

Đề tài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về hệ thống thanh toán điện tửChương 2: Internet Banking

Chương 3: Nhận xét, đánh giá về dịch vụ Internet Banking ở Việt Nam

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆNTỬ

1.1 Đặt vấn đề

Ngày nay, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển bùng nổ, đặc biệt là sự xuấthiện của cuộc CMCN 4.0 đã tác động đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống Theo đó, cáchchúng ta mua bán hàng hóa, sử dụng các dịch vụ cũng thay đổi Người dùng đang dần thayđổi thói quen thanh toán, trước đây sử dụng tiền mặt là chủ yếu, nhưng hiện nay các phươngthức thanh toán điện tử đang chiếm ưu thế Đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của các trangmua sắm online cũng khiến cho hình thức thanh toán điện tử ngày càng được phổ biến rộngrãi.

Theo báo cáo của PwC Việt Nam – một mạng lưới của công ty kiểm toán lớn nhất thếgiới, Đông Nam Á là một mảnh đất tiềm năng để thúc đẩy sự chuyển dịch sang thanh toánkhông dùng tiền mặt, thanh toán điện tử Việt Nam hiện nay được đánh giá là một trongnhững nền kinh tế đang lên của Đông Nam Á, do vậy nước ta có đủ cơ sở và động lực đểphát triền hình thức thanh toán điện tử

1.2 Giới thiệu chung về hệ thống thanh toán điện tử

1.2.1 Hệ thống thanh toán điện tử là gì?

- Thanh toán điện tử (hay còn gọi là thanh toán trực tuyến): là hình thức thanh toánđược tiến hành trên mạng internet hoặc thông qua một thiết bị điện tử, mà không cần dùngtiền mặt Phương thức này giúp dòng tiền được lưu chuyển một cách nhanh chóng.

1.2.2 Các hệ thống thanh toán điện tử phổ biến hiện nay:

- Thanh toán bằng thẻ: Người dùng sẽ cà thẻ củamình vào máy POS (là máy bán hàng chấp nhận thẻngân hàng để thanh toán hóa đơn dịch vụ, máy nàythường thấy trong các quầy thu ngân tại trung tâmthương mại, cửa hàng, siêu thị, ) Giao dịch của kháchhàng sẽ đi qua một hệ thống Hệ thống đó sẽ xác minhdanh tính của khách hàng và tự động trích tiền từ tàikhoản của người mua trả cho người bán

+Thẻ tín dụng (nội địa/ quốc tế) (credit card): Sửdụng số tiền có sẵn trong thẻ.

+Thẻ ghi nợ (nội địa/ quốc tế) (debit card): Có thể“dùng trước, trả sau”.

Trang 8

- Thanh toán qua ví điện tử ( E-wallets):

+ Ví điện tử (hay còn được gọi là Ví tiền Online): là một tài khoản thanh toán các giaodịch trực tuyến phổ biến nhất hiện nay như: Thanh toán tiền điện, nước, học phí, nạp tiềnđiện thoại, mua vé xem phim….

+ Chức năng hoạt động của Ví điện tử thực hiện bằng cách: Liên kết Ví điện tử với TàiKhoản ngân hàng, nạp tiền vào Ví và thanh toán bất kì dịch vụ có liên kết một cách đơngiản, tiện lợi

+ Chỉ cần có Smartphone, mạng 3/4G, Wifi và tài khoản ngân hàng là đã có thể thựchiện mọi giao dịch ở mọi nơi.

+ Một số ví điện tử phổ biến ở Việt Nam: Ví MOMO, ví Zalo Pay, ví VN Pay, víViettel Money, ví Shopee Pay…

- Thanh toán bằng Internet Banking là : dịch vụ ngân hàng trực tuyến, giúp khách hàngquản lý tài khoản, thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng thông qua các thiết bị kếtnối internet như điện thoại, laptop, máy tính bàn Gần như tất cả ngân hàng tại Việt Namhiện nay đều có dịch vụ Internet Banking.

- Thanh toán bằng tiền mã hóa (cryptocurrency): Tiền mã hóa (cryptocurrency) thựcchất cũng là một dạng tiền điện tử, tuy nhiên thay vì được phát hành hay bảo đảm bởi Chínhphủ hay cơ quan quản lý tiền tệ, thì Cryptocurrency được ban hành bởi những người tạo radự án trên Blockchain.

Đôi khi, những người này có thể ẩn danh, viết vài dòng code là tạo ra được rất nhiềutiền mã hóa Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, hình thức thanh toán này ở Việt Nam khôngphải là hình thức thanh toán hợp pháp.

Trang 9

CHƯƠNG 2: INTERNET BANKING2.1 Tổng quan về Internet Banking

2.1.1 Giới thiệu về dịch vụ Internet Banking:

Internet Banking là một trong những kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ của ngânhàng thương mại Hệ thống này cho phép khách hàng truy cập tài khoản giao dịch của mìnhcũng như thông tin chung về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thông qua máy tính cá nhân haymột thiết bị thông minh khác.

Internet Banking sử dụng môi trường truyền thông Internet, cung cấp thông tin vàthực hiện giao dịch tức thời (online) Do đó, để sử dụng Internet Banking, khách hàng cầncó máy tính và thiết bị truy cập mạng Thông qua trình duyệt web, khách hàng sẽ thực hiệncác thao tác trên máy tính của mình để truy cập vào tài khoản và thực hiện các giao dịch vớingân hàng mà không cần phải cài đặt thêm một phầm mềm đặc biệt nào khác.

Là một dịch vụ ngân hàng điện tử còn khá mới mẻ ở Việt Nam, Internet Banking chophép khách hàng có thể thực hiện giao dịch với ngân hàng thông qua mạng Internet vào bấtcứ lúc nào và bất cứ nơi đâu mà khách hàng thuận lợi nhất.

Những sản phẩm và dịch vụ Internet Banking có thẻ bao gồm cả những sản phẩm đadạng, quy mô lớn (bán sỉ) cho các khách hàng tổ chức cũng như là quy mô nhỏ (bán lẻ) hơnvà những sản phẩm ủy thác tín dụng cho các khách hàng.

2.1.2 Một vài ví dụ về các sản phẩm và dịch vụ bán sỉ, lẻ

- Hoạt động bán sỉ:+ Quản lý tiền mặt.

+ Giao dịch ngân hàng hối đoái tự động.+ Thanh toán các loại hóa đơn.

Trang 10

- Hoạt động bán lẻ:

+ Truy vấn số dư tài khoản.

+ Truy vấn những thông tin giao dịch – Thanh toán các loại hóa đơn.+ Các hoạt động đầu tư – Các hoạt động vay vốn.

+ Các dịch vụ gia tăng giá trị khác.

2.2 Các cấp độ của Internet Banking

Internet Banking, có thể phân chia thành 3 cấp độ :

- Cấp độ cung cấp thông tin: Đây là cấp độ ở mức cơ bản nhất của Internet Banking Ởcấp độ này, ta có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin về sản phẩm và dịch vụ của ngân hàngtrên trang web của họ, tất cả các thông tin này đều được lưu trữ trên một máy chủ hoàn toànkhông liên quan đến dữ liệu của ngân hàng Do không có sự liên kết giữa máy chủ và mạngnội bộ của ngân hàng nên tỷ lệ rủi ro tương đối thấp Mặc dù khả năng xảy ra rủi ro khôngcao, máy chủ hay trang web của ngân hàng vẫn có thể bị xâm nhập

- Cấp độ trao đổi thông tin: Cấp độ này cho phép khách hàng và hệ thống ngân hàngcó thể trao đổi một số thông tin nhất định như thư điện tử, truy vấn thông tin tài khoản, cậpnhật dữ liệu (tên, địa chỉ) hay xin cấp tín dụng Do máy chủ Internet Banking có thể đượckết nối với mạng nội bộ của ngân hàng nên ở cấp độ này, khả năng xảy ra rủi ro cao hơn cấpđộ cung cấp thông tin Vì vậy, cần chú trọng và nâng cao việc theo dõi và cảnh báo, cónhững biện pháp ngăn ngừa và xử lý những truy cập trái phép vào hệ thống máy tính vàmạng nội bộ ngân hàng.

- Cấp độ giao dịch: Ở cấp độ này, Internet Banking cho phép khách hàng thực hiện cácgiao dịch với ngân hàng Các giao dịch có thể thực hiện như : Kiểm tra số tài khoản, chuyểntiền, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm online… Trong ba cấp độ, cấp độ giao dịch có mức

Trang 11

rủi ro cao nhất và cần có những biện pháp để giám sát, kiểm soát chặt chẽ do máy chủInternet Banking được kết nối với mạng nội bộ của ngân hàng hoặc đơn vị thực hiện giacông phần mềm.

2.3 Ứng dụng của Internet Banking

- Ứng dụng Internet Banking (hay Online Banking) là dịch vụ ngân hàng trực tuyếncho phép khách quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, gửi tiền tiếtkiệm online, thanh toán hóa đơn, các dịch vụ tài chính, nạp tiền, nộp thuế… thông qua thiếtbị được kết nối Internet.

- Các ứng dụng của Internet Banking:

* Nộp số tiền mặt bạn có vào tài khoản mà không cần phải ra Ngân hàng * Hỗ trợ thu hộ bạn bè, đối tác, khách hàng của bạn chuyển tiền cho bạn

* Giao dịch với số tiền lớn mà hạn mức chuyển tiền qua Internet-Banking của chínhbạn cũng không thể đáp ứng

* Banking

- Banking là dịch vụ Internet Banking được sử dụng trực tiếp trên website Ngânhàng Để sử dụng I-Banking, khách hàng cần truy cập vào website ngân hàng trên trìnhduyệt web Sau đó chọn tính năng Internet Banking, đăng nhập tài khoản và sử dụng.

*SMS Banking

- SMS Banking hạn chế các chức nănghơn, tuy nhiên khách hàng vẫn có thể nhắn tinđể tra cứu một số thông tin cơ bản như:

● Tra cứu số dư tài khoản● Tra cứu lịch sử giao dịch● Tra cứu tỷ giá, lãi suất● Nạp tiền điện thoại* Mobile Banking

- Đây là dịch vụ ngân hàng điện tử trên Mobile và được hầu hết khách hàng sử dụngbởi sự tiện lợi và đơn giản của nó Mobile Banking vẫn bao gồm các chức năng đầy đủ nhưI-Banking, tuy nhiên để sử dụng khách hàng cần tải app Mobile Banking của ngân hàng vềvà sử dụng tài khoản được cấp để đăng nhập.

2.4 Thực trạng phát triển của Internet Banking ở Việt Nam

2.4.1 Sự phát triển dịch vụ Internet Banking:

Hiện nay, quy mô phát triển dịch vụ Internet Banking đang ngày càng mở rộng với rấtnhiều tiện ích Không chỉ giúp khách hàng dễ thanh toán, giao dịch còn giúp họ đặt hàng,mua sắm online, ăn uống,… Khách hàng chỉ cần ngồi ở nơi có Internet là có thể đặt nhữngmón đồ mà mình cần

Trang 12

Nhờ sự tiến bộ của công nghệ số, khách hàng có thể trải nghiệm nhiều dịch vụ củangân hàng hơn: giao dịch chuyển tiền; thanh toán hóa đơn điện, nước; hóa đơn mua sắm tạicác siêu thị hoặc trung tâm thương mại được thực hiện nhanh chóng thông qua InternetBanking.

Tính đến ngày 1/12/2022, đa số các ngân hàng đã triển khai phương thức định danhkhách hàng điện tử (eKYC), cho phép khách hàng không cần phải đến quầy giao dịch haycác trụ sở ngân hàng mà vẫn có thể đăng ký mở tài khoản ngân hàng chỉ bằng cách sử dụngapp ngân hàng trên di động hay các website chính thức của các NHTM Không chỉ vậy,ngân hàng TP Bank đã hỗ trợ khách hàng rút tiền không cần thẻ, chỉ cần dấu vân tay hoặcnhận diện khuôn mặt Các ngân hàng không ngừng cập nhập xu thế, luôn nhạy bén trước sự

Trang 13

thay đổi của công nghệ số, từ đó đã giúp thu hút nhiều khách hàng đến với ngân hàng vàkhẳng định được vị thế của mình trước các đối thủ cạnh tranh.

2.4.2 Tình hình phát triển Internet Banking tại các NHTM:

Internet là một mạng lưới toàn cầu có thể truy cập công cộng và đi kèm với sử dụngcác thiết bị truy cập mạng Nó có thể đáp ứng những nhu cầu con người mong muốn như:giải trí, mua sắm, buôn bán, nên trong kinh tế, doanh nghiệp nào nhạy bén, biết khai thácđúng cách sẽ có thể thu hút khách hàng đến với mình Vì vậy, Internet Banking chính lànguồn tài nguyên tất yếu mà các doanh nghiệp và các ngân hàng cần khai thác Tiếp thuđược điều này, đã có rất nhiều ngân hàng chú trọng phát triển Internet Banking, trong đó top5 ngân hàng đã phát triển dịch vụ Internet banking tốt nhất tính đến 1/12/2022: VP bank, TPbank, Ngân hàng SHB, Techcombank, Ngân hàng số Timo.

2.4.3 Thực trạng sử dụng Internet Banking trong đời sống hàng ngày

Trong thời đại công nghệ 4.0 cùng với tỉ lệ sử dụng thiết bị di động và internet tăngcao như hiện nay thì xu thế không dùng tiền mặt nói chung và Internet Banking nói riêngđang không ngừng phát triển mạnh mẽ Việc thanh toán qua Internet Banking hầu như đãkhông còn xa lạ trong cuộc sống và phổ biển trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Theo số liệu của NHNN, thanh toán qua Internet Banking đã tăng trưởng mạnh mẽtrong giai đoạn 2015-2020 Trong giai đoạn này, tổng lượng giao dịch và giá trị giao dịchthanh toán qua Internet Banking tăng trưởng bình quân lần lượt 42,6%/năm và 42,4%/năm.Đặc biệt, trong thời kì dịch bệnh Covid 19 đã gây ra vô vàn đối với nền kinh tế, với cuộcsống người dân nhưng đó cũng là cú huých thúc đẩy thanh toán qua Internet Banking pháttriển bùng nổ Số lượng khách hàng sử dụng loại hình thanh toán này liên tục tăng cao vớinhững con số đáng ghi nhận Theo số liệu của NHNN, trong quý I/2021, giao dịch qua kênh

Ngày đăng: 20/06/2024, 18:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w