1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam

136 7 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Tác giả Phan Anh Quân
Người hướng dẫn ThS. Lê Hà Minh
Trường học Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM
Chuyên ngành Kinh tế vận tải
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 6,5 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ TÀU BIỂN (16)
    • 1.1. Sự hình thành và phát triển về hoạt động đại lý tàu biển (16)
    • 1.2. Sự ra đời và phát triển của hoạt động đại lý tàu biển tại Việt Nam (18)
    • 1.3. Khái niệm công tác đại lý tàu biển (19)
    • 1.4. Trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của người làm đại lý tàu biển (20)
      • 1.4.1. Trách nhiệm (20)
      • 1.4.2. Nhiệm vụ (21)
      • 1.4.3. Quyền hạn (22)
    • 1.5. Các hình thức đại lý tàu biển (22)
    • 1.6. Các chứng từ đại lý và công tác tập hợp chi phí phục vụ cho tàu tại cảng (24)
    • 1.7. Các lệ phí, chi phí liên quan tới đại lý tàu biển (26)
      • 1.7.1. Quy định chung (26)
      • 1.7.2. Cách tính phí (27)
    • 1.8. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đại lý tàu biển (29)
    • 1.9. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đại lý tàu biển (30)
      • 1.9.1. Chỉ tiêu sản lượng (30)
      • 1.9.2. Chỉ tiêu doanh thu (31)
      • 1.9.3. Chỉ tiêu chi phí (33)
      • 1.9.4. Chỉ tiêu lợi nhuận (34)
  • CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ TÀU BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH MOL SHIPPING VIỆT NAM (36)
    • 2.1. Giới thiệu về công ty MOL SHIPPING VIỆT NAM (36)
      • 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty MOL SHIPPING VIỆT NAM (36)
      • 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển (36)
      • 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty (37)
      • 2.1.4. Sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng phát triển của công ty (37)
      • 2.1.5. Ngành nghề kinh doanh của công ty (38)
      • 2.1.6. Cơ cấu tổ chức (40)
      • 2.1.7. Tình hình nhân lực (42)
      • 2.1.8. Tình hình khách hàng (44)
      • 2.1.9. Đối thủ cạnh tranh (44)
      • 2.1.10. Tình hình kinh doanh của Công ty năm 2022 (46)
    • 2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động đại lý của Công ty năm 2022 (51)
      • 2.2.1. Quy trình thực hiện đại lý tàu biển của Công ty MOL Shipping Việt (51)
        • 2.2.1.1. Tiếp nhận thông tin từ hãng tàu (52)
        • 2.2.1.2. Kiểm tra lịch tàu về trong tuần/tháng theo cảng (52)
        • 2.2.1.3. Ước tính cảng phí cho tàu (53)
        • 2.2.1.4. Yêu cầu gửi pre-docs (54)
        • 2.2.1.5. Khai báo hải quan 1 cửa (54)
        • 2.2.1.6. Thông báo các bên liên quan (57)
        • 2.2.1.7. Lên kế hoạch tiếp nhận tàu trước khi vào cảng (57)
        • 2.2.1.8. Phát hành giấy thông báo tàu đến (59)
        • 2.2.1.9. Làm thủ tục cho tàu khi cập cảng (59)
        • 2.2.1.10. Phát hành lệnh giao hàng (60)
        • 2.2.1.11. Nghiên cứu và lên kế hoạch xếp dỡ hàng cho tàu (60)
        • 2.2.1.12. Thông báo kế hoạch tàu rời (64)
        • 2.2.1.13. Kiểm tra chi phí và thu thập chứng từ (64)
      • 2.2.2. Đánh giá quy trình thực hiện hoạt động đại lý tàu biển của Công ty (64)
      • 2.2.3. Tình hình đội tàu của Công ty (66)
      • 2.2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động đại lý tàu biển của Công ty MOL (66)
        • 2.2.4.2. Đánh giá hoạt động đại lý của công ty theo chỉ tiêu doanh thu (91)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIẾP NHẬN TÀU TẠI CÔNG TY TNHH MOL SHIPPING VIỆT NAM (104)
    • 3.1. Kết luận (104)
    • 3.2. Điểm mạnh điểm yếu cơ hội thách thức hoạt động đại lý tàu biển của Công ty MOL Shipping Việt Nam (105)
      • 3.2.1. Điểm mạnh (Strengths) (105)
      • 3.2.2. Điểm yếu (Weaknesses) (106)
      • 3.2.3. Cơ hội (Opportunities) (106)
      • 3.2.4. Thách thức (Threats) (107)
      • 3.2.5. Sơ đồ SWOT và một số giải pháp rút ra từ SWOT (108)
    • 3.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển tại công ty MOL Shipping Việt Nam (111)

Nội dung

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy hướng dẫn, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn này và các Thầy, Cô Trường đại học trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM đã nhận xét và góp ý để luận văn hoàn chỉnh hơn. Ban giám hiệu, trung tâm đào tạo đã tạo môi trường học tập tốt nhất, các quý thầy cô nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt các kiến thức quý báu đến sinh viên. Các anh chị sinh viên lớp Kinh tế xây dựng đã nhiệt tình hỗ trợ, góp ý giúp đỡ em trong suốt thời gian học tâp và thực hiện đề tài.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ TÀU BIỂN

Sự hình thành và phát triển về hoạt động đại lý tàu biển

Khoảng vào 5 thế kỷ trước đây, khi sản xuất hàng hóa có sự thay đổi, ngoài việc tiêu dùng trong nước và một số nước lân cận, người ta còn nghĩ đến sự phát triển của thị trường tiêu thụ xa hơn nữa nên ngay từ cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 đã chi tiền ủng hộ các “anh hùng biển cả”, "nhà thám hiểm đại dương” của thế kỷ chuẩn bị có một hành trình vượt biển xa để tìm hiểu những gì nằm ở phía bên kia đại dương và cuộc sống của con người ở những nơi xa lạ đó như thế nào

Christophe Colomb, một trong những "anh hùng" thời bấy giờ, đã nhận được ba chiếc tàu từ Nữ hoàng Bồ Đào Nha Đồng thời, thương nhân thành Gien (Ý) đã quyên góp tiền để hỗ trợ ông ấy và chuyến thám hiểm của ông ấy đến phương xa vào ngày 3 tháng 8 năm 1492, ông lênh đênh trên biển khoảng 60 ngày trong lúc phải chống chọi với sóng dữ Vào một ngày tháng 10 đẹp trời, đoàn thủy thủ khám phá ra một vùng đất liền mà ngày nay là một phần lãnh thổ của quốc gia Trung Mỹ Salvador Phái đoàn của ông sau đó tiếp tục khám phá Cuba, Tahiti và các quốc gia khác

Công trình của Christophe Colomb và nhiều nhà thám hiểm khác như Margelin, Marco Polo đã mở ra thị trường mới cho các thương nhân châu Âu tiêu thụ những mặt hàng, nguyên liệu phù hợp với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản châu Âu

Thành tựu này dần dần thiết lập các tuyến hàng hải từ châu Âu đến các châu lục khác Từ tàu buồm đến tàu chạy bằng động cơ hơi nước và tuabin Ngành vận tải biển cũng xuất hiện và phát triển theo xu hướng năng động này

Trong các chuyến du hành, thủy thủ đoàn và thuyền trưởng phải trao đổi với chính quyền sở tại khi vào bến cảng, đồng thời giao dịch với thương nhân địa phương để đổi hàng công nghiệp lấy nông sản quý giá Khi các sản vật địa phương được bán hết, đoàn thuyền sẽ tiếp tế nước ngọt và lương thực, chuẩn bị cho thủy thủ ghé thăm đất liền Tuy nhiên, do thời điểm này hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến vẫn chưa xuất hiện, nên thuyền khó có thể báo ngày về chính xác.

5 bất lực Khi đó, việc phát minh ra truyền thông vô tuyến không phù hợp với sự phát triển vận tải biển

Thông qua các chuyến thăm thường xuyên tới các cảng nổi tiếng, các tàu buôn đã xây dựng các mối quan hệ với người dân địa phương đáng tin cậy Những người này được ủy thác tiêu thụ hàng hóa tồn đọng hoặc mua hàng hóa cho chuyến đi tiếp theo của tàu Quá trình này diễn ra lặp đi lặp lại, tạo nên các mối quan hệ mới giữa thuyền trưởng tàu (người ủy thác) và đại diện người dân địa phương (người được ủy thác).

Nội dung về ủy thác ngày càng mở rộng, phong phú và cho đến khi có sự ra đời của thông tin liên lạc vô tuyến, thuyền trưởng hoặc chủ tàu khi đó có thể liên hệ trước với người được ủy thác để thông báo cho họ về ngày tàu cập cảng dự kiến, thông tin tàu và lượng hàng hóa để người ủy thác có thể liên hệ trước với người nhận hàng quan hệ chính phủ để tiến hành làm các thủ tục cần thiết khi tàu cập cảng Đây có thể được coi là sự đánh dấu về sự ra đời của doanh nghiệp đại lý tàu biển

Việc kinh doanh, mua bán giữa các quốc gia ngày càng thuận lợi, thịnh vượng bao nhiêu thì các thương cảng lại càng sầm uất biết bao Chính điều này đã dẫn đến sự xuất hiện của các đại lý tại các thương cảng này Các tổ chức này được yêu cầu phải thu xếp mọi công việc trên tàu trước khi tàu đến bởi người ủy thác hãng tàu như thông báo cho Cảng vụ hàng hải, người nhận hàng hoặc chủ hàng xuất khẩu và trong thời gian tàu neo đậu ở bến cảng có thể làm thủ tục nhập tàu, bố trí sơ đồ làm hàng, cung cấp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, và lúc tàu rời bến thì làm các thủ tục như giấy tờ cho hàng hóa, thủ tục xuất cảnh, điện báo cho cảng mà tàu sắp chuẩn bị tới,…

Do đó, có những đại lý ban đầu đơn thuần chỉ thực hiện các dịch vụ đại lý sắp xếp thủ tục cho tàu ban đầu Về sau này, mở rộng quy mô bằng việc tham gia góp vốn vào kinh doanh tàu và trở thành đại lý cho con tàu của chính mình và những hàng tàu lớn khác Ngoài ra, họ cũng đã phát triển và mở rộng hoạt động sang mua bán tàu biển, sửa chữa tàu biển…

Các tổ chức đại lý phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh và bắt đầu cạnh tranh với nhau rồi sau đó họ cùng nhau thành lập những quy tắc chung và thống nhất tiền hoa hồng dịch vụ đại lý

Nói cách khác, khi ngành vận tải phát triển tới đâu thì kéo theo đại lý cũng phát triển Nhờ kinh nghiệm tích lũy được và với các phương tiện thông tin hiện đại, mà các đại lý tàu biển tại cảng đã có những đóng góp to lớn trong vận tải ngoại thương và mang lại sự phát triển kinh tế cho các nước Nhìn chung, hoạt động đại lý mang tính dịch vụ, phục vụ, môi giới không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, ngoài nhiều phương tiện làm việc như văn phòng, bàn ghế, máy vi tính, telex, máy chữ,…

Sự ra đời và phát triển của hoạt động đại lý tàu biển tại Việt Nam

Ngay sau ngày Hải Phòng được giải phóng vào ngày 13 tháng 3 năm 1955, cảng Hải Phòng khôi phục hoạt động trở lại Khi đó, con tàu nước ngoài đầu tiên vào cảng Hải Phòng là tàu treo cờ quốc tịch Pháp với tên gọi là Tabon chở đồng bào miền Nam về tập kết Tiếp theo sau đó là một vài con tàu của Liên Xô cũ, Ba Lan cũng chuyên chở đồng bào tập kết và gạo do Liên Xô thay mặt ta mua từ Miến điện Lúc bấy giờ, những cán bộ tiếp quản thành phố không một ai có kiến thức, hiểu biết gì về hoạt động cho đại lý tàu biển cũng như là ngoại ngữ, nhưng do đứng trước yêu cầu nhằm có thể đáp ứng phần nào các đề nghị từ tàu như cung cấp nước ngọt, lương thực, thực phẩm, cấp nhiên liệu, đưa thuyền viên lên bờ đi chữa bệnh,… Do đó, cảng Hải phòng đã thành lập một bộ phận chuyên phụ trách cho những yêu cầu, đề nghị phục vụ cho tàu nước ngoài vào và rời cảng khi đó

Với tinh thần luôn luôn học hỏi, đổi mới và rút kinh nghiệm, đồng thời được các chuyên gia đầu ngành của Liên Xô, Ba Lan sang để giảng dạy, hướng dẫn, cộng thêm với việc ngày càng cán bộ được bổ sung về ngoại ngữ, nghiên cứu các tài liệu nước ngoài nên công việc đại lý phục vụ cho tàu biển ngày càng tốt hơn

Khi công cuộc phục hồi kinh tế của đất nước mỗi ngày một tốt lên, khi ấy chúng ta đã có nguyên liệu than để xuất khẩu đi quốc tế nên đa phần tàu nước ngoài đến Hòn Gai – Cẩm Phả lấy than Vì vậy, mãi đến tháng 3 năm 1957, đại lý tàu biển

7 bắt đầu xuất hiện tại hải cảng này và đồng thời có sự hiện diện tại cảng Bến thủy để làm đại lý phục vụ các tàu mang cờ Trung quốc đến lấy gỗ

Vào năm 1972, khi Quảng Trị đã được giải phóng thì đại lý dần xuất hiện ở cảng Cửa Việt để tiếp nhận các chuyến tàu quốc tế đưa hàng hóa, lương thực, thực phẩm vào tiếp viện cho chính phủ Lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam Đầu năm 1975, Đà Nẵng chính thức được giải phóng, đại lý tàu biển đã có mặt kịp thời ở đó để tiếp nhận những chuyến tàu từ nước Cuba chở hàng đường

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày Sài Gòn được chính thức giải phóng, đại lý tàu biển cùng các ban ngành có liên quan tiếp quản thành phố và đón tàu nước ngoài cập cảng Sài Gòn Đến hiện nay, về đại lý Sài Gòn đã có một chi nhánh được thành lập ngay cảng Vũng Tàu nhằm phục vụ cho đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo

Nhìn chung, từ một tổ chức nhỏ mang ý nghĩa làm hậu cần trực thuộc tại cảng Hải Phòng, ban đầu chỉ có duy nhất 8 người và cho đến nay đại lý tàu biển của Việt Nam đã có được một tổ chức chung về đại lý tàu biển và nhiều chi nhánh, các công ty đại lý vận tải biển trên toàn quốc với đội ngũ cán bộ đại lý ngày càng đông đảo, tinh thông trong nghiệp vụ Bên cạnh đó, hiện nay, các tổ chức đại lý tàu biển tại Việt Nam có quan hệ với nhiều hãng tàu quốc tế trong và ngoài nước, đại lý các nước, các tổ chức kinh doanh các nước, các tổ chức Liên Hiệp Quốc đặt trụ sở ở Hà Nội.

Khái niệm công tác đại lý tàu biển

Trên thị trường giao thương quốc tế hiện nay, có rất nhiều hình thức để mà giao dịch mua bán Tuy nhiên, một trong những hình thức mà phổ biến hiện nay nhất là mua bán thông qua trung gian bên thứ ba Nếu như trong giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa thông thường thì người mua sẽ tìm trực tiếp đến người bán và sẽ trực tiếp thỏa thuận với nhau về giá cả, điều kiện mua bán hoặc điều kiện nào đó về dịch vụ liên quan Do đó, đối với hình thức giao dịch thông qua trung gian, mọi công việc được kiến lập quan hệ mua bán hoặc thực hiện một dịch vụ nào đó hoặc hoạt động có liên quan tới mua bán mà thông qua người thứ ba Khi đó, người thứ ba này được gọi

8 là người bắc cầu cho cả hai bên hay còn gọi là người trung gian, phổ biến nhất trên thị trường là đại lý hoặc là môi giới

Theo Điều 235 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 về đại lý tàu biển, "đại lý tàu biển" là đại diện của chủ tàu biển hoặc người thuê tàu biển ký kết với chủ tàu biển hợp đồng đại lý để thực hiện các công tác liên quan đến hoạt động của tàu biển và đại diện cho chủ tàu biển giao dịch với bên thứ ba.

Đại lý tàu biển cung cấp các dịch vụ thay mặt chủ tàu hoặc người khai thác tàu liên quan đến hoạt động của tàu biển tại cảng, bao gồm: thực hiện thủ tục tàu biển đến và rời cảng; ký kết hợp đồng vận chuyển, bảo hiểm hàng hải, bốc dỡ hàng hóa, thuê tàu và thuê thuyền viên; phát hành vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương; cung cấp vật tư, nhiên liệu, thực phẩm và nước uống cho tàu biển; trình kháng nghị hàng hải; liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu; hỗ trợ liên quan đến thuyền viên; thu chi các khoản tiền trong hoạt động khai thác tàu và giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc tai nạn hàng hải; đồng thời cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến tàu biển.

Bên cạnh đó, có thể hiểu ngắn gọn, nôm na về đại lý tàu biển là dịch vụ mà người đại lý tàu biển sẽ nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu đứng ra tiến hành các dịch vụ liên quan tới hoạt động của tàu biển tại cảng biển Khi đó, mọi hoạt động pháp luật liên quan giữa chủ tàu hoặc người khai thác tàu với đại lý tàu biển sẽ được xác định bằng hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên Và giữa chủ thể ủy thác và người được ủy thác có thể ký hợp đồng đại lý cho từng chuyến hoặc một thời gian cụ thể ghi rõ phạm vi ủy thác.

Trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của người làm đại lý tàu biển

Đối với trách nhiệm của người làm đại lý tàu biển cần phải lưu ý như sau:

- Người đại lý tàu biển phải có trách nhiệm một cách cần mẫn mọi hoạt động cần thiết nhất trong phạm vi được ủy thác để bảo vệ lợi ích và quyền lợi hợp pháp cho người ủy thác (chủ tàu hoặc người khai thác tàu) Bên cạnh đó, phải chấp hành các yêu cầu, cũng như chỉ dẫn của người ủy thác và thông báo kịp thời hoặc nhanh

9 chóng cho người ủy thác tới các sự kiện, vấn đề liên quan tới công việc được ủy thác, dự tính chính xác các khoản (lệ) phí cần phải thu, chi liên quan

- Bên cạnh đó, người làm đại lý tàu phải thường xuyên liên lạc với chủ tàu, thuyền trưởng về các diễn biến công việc liên quan khi cần thiết

- Đại lý phải chịu trách nhiệm và bồi thường cho các tổn thất của người ủy thác khi đại lý mắc lỗi, gây ra và vi phạm

- Ngoài ra, người làm đại lý nhất định không được để lộ bí mật cho bên thứ ba biết ngay cả khi trong thời gian hợp đồng giữa đại lý và người ủy thác có hiệu lực cũng như là sau này

1.4.2 Nhiệm vụ Đối với nhiệm vụ của người làm đại lý tàu biển, phải thực hiện và tuân thủ những điều như sau:

- Người làm đại lý tàu biển phải thực hiện những điều khoản trong cam kết của mình tương với khả năng và quyền hạn được chỉ định

- Người làm đại lý tàu biển phải tuân thủ tới mức cao nhất dưới sự chỉ dẫn của người ủy thác

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu không có chỉ thị kịp thời hoặc không có chỉ dẫn cụ thể của người ủy thác, khi đó, người đại lý tàu biển sẽ hành động theo tập quán địa phương Nếu trường hợp không có thông lệ nào của địa phương, người đại lý tàu biển sẽ lựa chọn hành động một cách cần mẫn, thông minh và quan hệ của mình với lựa chọn đã quyết định và bằng mọi cách để không làm phương hại tới người ủy thác như những điều đã cam kết trong hợp đồng

- Bên cạnh đó, người đại lý phải luôn sẵn sàng với khả năng tài chính của mình để có thể đáp ứng được những yêu cầu của công việc trong hợp đồng đã ký kết

- Ngoài ra, người đại lý tàu biển có nghĩa vụ hoàn trả tất cả cho người ủy thác với tất cả số tiền đã được nhận thay Trong thời gian nắm giữ số tiền và tài sản của người ủy thác ấy, đại lý đặc biệt phải giữ tách biệt với khoản tiền của anh ta cũng như của người ủy thác khác Đồng thời, người đại lý tàu biển không có quyền được kiếm lời bên ngoài mà không thông báo trước cho người ủy thác biết về vấn đề này Nếu

10 mà phát sinh việc kiếm lời này mà đem lại quyền lợi thì phải được tiến hành thu về cho người ủy thác

Người đại lý tàu sẽ nhận được một khoản ứng trước từ người ủy thác cho các chi phí dự kiến phát sinh trong phạm vi công việc cụ thể Khoản ứng trước này cho phép người đại lý tàu chủ động chuẩn bị và thanh toán cho các dịch vụ liên quan đến việc vận hành tàu, chẳng hạn như chi phí đại lý, chi phí xếp dỡ hàng hóa, chi phí nhiên liệu, v.v.

- Đồng thời, người làm đại lý tàu sẽ được trả công cho các phí liên quan như phí đại lý và các phụ phí khác tùy theo tính chất công việc được ủy thác Ngoài ra, người làm đại lý tàu vẫn có thể được hưởng phần tiền công xứng đáng và khoản hoa hồng nếu như người đó chấp hành đúng các điều khoản quy định trong hợp đồng và có thể thậm chí trong trường hợp người ủy thác không có lợi nhuận nào cả

Đáng chú ý, nếu hợp đồng đại lý quy định về hoa hồng cho đại lý thì khoản hoa hồng này sẽ được xác định dựa trên nội dung cụ thể của hợp đồng do ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của đại lý Trong trường hợp này, đại lý cần chứng minh rằng mình đã thực hiện đúng theo các điều khoản của hợp đồng để hưởng hoa hồng theo quy định.

- Tuy nhiên, đối với trường hợp cụ thể phụ thuộc vào những điều khoản cụ thể của hợp đồng thì đại lý có thể được hưởng một phần hoa hồng theo những công việc đại lý phát sinh sau khi chấm dứt hợp đồng Nhưng nếu trường hợp người ủy thác chỉ ra rằng những việc đó được bố trí, thu xếp, hủy hợp đồng hoàn toàn phù hợp với những tập quán của thương mại thì khoản hoa hồng khi này sẽ không phải chi ra đại lý.

Các hình thức đại lý tàu biển

Về hình thức đại lý tàu biển, phân ra thành hai hình thức cơ bản sau đây:

- Đại lý chính (hay còn gọi là đại lý cấp 1): Là chủ tàu, người khai thác tàu hoặc người thuê tàu (hay còn gọi là người được người ủy thác) ủy thác thông qua việc trực tiếp ký kết hợp đồng đại lý hoặc điện chỉ định cho đại lý tàu biển thông qua thư điện tử, hoặc văn bản, giấy tờ liên quan tới ủy thác để phục vụ tàu, thuyền viên, hàng hóa, thủ tục khi tàu đến cảng hoặc một khu vực cảng nhất định nào đó

Đại lý phụ, còn được gọi là đại lý cấp 2, được cấp quyền ủy thác từ đại lý cấp 1 để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tàu biển, hàng hóa và thuyền viên tại một cảng hoặc khu vực cảng cụ thể.

Ngoài ra, còn một số cách phân loại đại lý cho tàu biển khác như sau:

- Đại lý chung hay đại lý tổng hợp (tàu chợ và tàu rong): Là một đại lý được người ủy thác giao cho thẩm quyền, hành động trên mọi vấn đề có liên quan đến một kinh doanh đặc biệt nào đó Đại lý có quyền thay mặt người ủy thác để hành động có tính liên tục và trong một thời gian nhất định

- Đại lý đặc biệt (tàu rong):

Người khai thác tàu rong, vận chuyển hàng hóa (hàng rời, hàng bách hóa…) trong một phạm vi rộng các cảng mà tàu cập bến Do vậy dịch vụ đại lý được yêu cầu không ổn định Đại lý đặc biệt được định nghĩa là một đại lý được phép hoạt động cho một dịp với một mục đích đặc biệt, trong trường hợp này thẩm quyền hành động của đại lý bị hạn chế

- Đại lý do người thuê chỉ định cho tàu:

Người đại lý này được xác định theo điều kiện hợp đồng thuê tàu biển hiện hành Người thuê tàu được quyền chỉ định đại lý để chủ tàu ủy thác Người đại lý có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi của chủ tàu, ngoài ra phải trung thành với người thuê tàu đã giới thiệu mình làm đại lý

- Đại lý của chủ tàu hoặc đại lý của người thuê tàu định hạn Đây là đại lý khi hợp đồng thuê tàu cho phép chủ tàu hoặc người thuê tàu định hạn có quyền ủy thác đại lý của họ tại cảng xếp và bốc hàng để giải quyết tất cả những yêu cầu của họ

- Đại lý bảo vệ hoặc đại lý giám sát

Trong trường hợp này, người chủ tàu hoặc người thuê tàu (định hạn hoặc chuyến) ủy thác một đại lý để bảo vệ quyền lợi của họ khi con tàu được trao cho một đại lý khác trông nom theo một hợp đồng thuê tàu

12 Đây là đại lý được chủ tàu ủy thác để chỉ trông nom những vấn đề phi hàng hóa đặc biệt là những vấn đề có liên quan tới thuyền viên, sửa chữa, cung ứng vật tư, thực phẩm, giám định và phân cấp hạng tàu.

Các chứng từ đại lý và công tác tập hợp chi phí phục vụ cho tàu tại cảng

- NOR (Notice of Readiness): Thông báo sẵn sàng làm hàng

Là một văn bản do Thuyền trưởng/Đại lý lập và gửi cho Người nhận hay gửi hàng để thông báo việc tàu đã sẵn sàng xếp hay dỡ hàng Việc trao NOR làm cơ sở để xác định mốc thời gian bắt đầu làm hàng theo quy định trong hợp đồng vận chuyển, nhằm xác định thời gian tiết kiệm hay kéo dài để tính thưởng phạt xếp dỡ Vì vậy theo ủy thác, Đại lý phải lập NOR thành 02 bản và ghi rõ thời gian trao, nhận NOR đối với người gửi, người nhận hàng Đại lý giữ lại 01 bản để tập hợp trong bộ chứng từ chuyến đi gửi Chủ tàu

- Ký phát hành lệnh giao hàng (Delivery Order)

Là chứng từ do đại lý lập theo mẫu Số liệu trong Lệnh giao hàng phù hợp với số liệu trong Vận đơn gốc Sau khi Người nhận hàng xuất trình Vận đơn gốc và giấy tờ theo quy định (giấy giới thiệu của cơ quan, giấy tờ tùy thân của người đến nhận lệnh giao hàng), Đại lý kiểm tra sau đó cấp phát lệnh cho người nhận hàng Lệnh giao hàng thường được lập 03 bản để người nhận hàng tiến hành làm các thủ tục nhận hàng hóa: thủ tục Hải quan, kho cảng,…

- Ký kết hợp đồng xếp dỡ (nếu có)

Trường hợp trong Hợp đồng vận chuyển quy định chi phí xếp dỡ hoặc dỡ hàng do Chủ tàu chịu (LIFO/FILO) thì Chủ tàu chỉ thị, ủy quyền cho Đại lý ký kết hợp đồng xếp dỡ với cảng

Hợp đồng xếp dỡ là văn bản thỏa thuận giữa 2 bên là Doanh nghiệp Cảng và Đại lý để thực hiện dịch vụ xếp hoặc dỡ hàng hóa cho tàu trên cơ sở khối lượng hàng hóa tàu chuyên chở, loại hàng, số hầm, miệng hầm hàng, thiết bị xếp dỡ trên tàu hoặc của cảng, thời gian hoặc mức xếp dỡ giải phóng tàu,… cùng đơn giá cước xếp dỡ cho từng loại hàng theo từng phương án xếp/dỡ cụ thể

13 Đây là chứng từ quan trọng liên quan đến giải phóng tàu Đại lý phải trao đổi và được sự đồng ý của Chủ tàu

- Báo cáo gửi chủ tàu (Daily Report)

Hằng ngày, Đại lý phải cập nhật số liệu liên quan đến giải phóng tàu để lập báo cáo gửi Chủ tàu: số tấn hàng đã dỡ từng hầm, toàn tàu: Số tấn hàng còn lại ở từng hầm: Tình trạng hàng hóa xếp dỡ: Khả năng xếp dỡ của các thiết bị ở các máng, Tùy theo tình hình cụ thể và kế hoạch đề ra, Chủ tàu căn cứ báo cáo để yêu cầu Đại lý có các biện pháp đẩy nhanh tốc độ giải phóng tàu

- Bản liệt kê thời gian làm hàng (Statement of fact – SOF)

Là bản liệt kê thời gian của tàu hoạt động tại cảng từ khi tàu đến địa điểm đón hoa tiêu, vào cảng làm hàng đến khi tàu ra khỏi cảng SOF thường được lập theo bảng với các cột thể hiện rõ thời gian của tàu tại cảng cùng các ca xếp/dỡ và thời tiết của từng ca, ngày ở cảng liên quan đến có hay không làm hàng Đây là chứng từ để căn cứ lập Time sheet nhằm tính thưởng phạt thời gian giải phóng tàu

- Quyết toán chuyến đi (Trip account)

Trên cơ sở các chi phí mà đại lý phải chi để phục vụ tàu, hàng hóa, thuyền viên,… theo biểu phí, cước quy định, trước khi tàu vào cảng Đại lý phải lập Dự chi cảng phí (Estimated port’s disbursement) bao gồm:

+ Các loại phí cho tàu nộp Cảng vụ và các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng

+ Các loại cước dịch vụ (nếu có): xếp dỡ, lưu kho, giao nhận, vận chuyển nội bộ, sang mạn hàng hóa,…

+ Báo giá các chi phí cung ứng cho tàu (nếu có): nước ngọt (FW), dầu DO,

FO và các loại cung ứng khác,…

+ Đại lý phí và các chi phí khác cho tàu tại cảng

Sau khi gửi Dự chi cảng phí cho tàu tại cảng để Chủ tàu kiểm tra Nếu chấp nhận, Chủ tàu sẽ điện chỉ định Đại lý cho tàu và ứng chi một số tiền để thực hiện công tác Đại lý phục vụ tàu Thường số tiền ứng chi cảng phí khoảng 30 – 50% so với số tiền của Dự chi đã lập

Đại lý cảng tập hợp và lập kê chi tiết toàn bộ chứng từ (Trip account) để gửi cho chủ tàu Chủ tàu đối chiếu với dự chi ban đầu và các yêu cầu phát sinh thực tế để thanh toán số tiền cảng phí còn lại cho đại lý.

- Các biên bản giải quyết tranh chấp xảy ra (nếu có).

Các lệ phí, chi phí liên quan tới đại lý tàu biển

+ Tàu thủy hoạt động vận tải hàng hóa (kể cả container), hành khách từ Việt Nam đi nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam, vận tải quá cảnh Việt nam, vận chuyển trung chuyển quốc tế và vận tải ra vào khu chế xuát (gọi chung là vận tải quốc tế) thực tế vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải hoặc vùng nước thuộc cảng biển Việt Nam

+ Hàng hóa (kể cả Container) xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển, hoặc vào khu chế xuất

+ Hành khách (kể cả thuyền viên, sỹ quan của tàu khách) từ nước ngoài đến Việt Nam bằng đường biển hoặc ngược lại

- Đồng tiền tệ tính Đồng tiền thu phí giá dịch vụ cảng biển là đồng Đô la Mỹ (USD) Việc thanh toán phí, giá dịch vụ cảng biển thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý ngoại tệ của nhà nước Việt Nam

Mức thu phí, giá dịch vụ cảng biển được tính trên cơ sở:

+ Tổng dung tích (Gross Tonnage – GRT)

+ Công suất máy máy tính được tính bằng mã lực (Horse Power – HP) hoặc Kwat (KW) của tàu thuỷ;

+ Thời gian được tính bằng giờ, ngày

+ Khối lượng hàng hóa được tính bằng tấn hoặc mét khối; container được tính bằng chiếc

+ Khoảng cách được tính bằng hải lý

- Phân chia khu vực cảng biển có thể được chia thành 2 loại như sau:

+ Chia theo vị trí địa lý gồm chia thành các khu vực sau:

Khu vực 1: Các cảng nằm trong khu vực từ vĩ tuyến 20 trở lên phía Bắc Khu vực 2: Các cảng nằm trong khu vực từ vĩ tuyến 11,5 đến vĩ tuyến 20 Khu vực 3: Các cảng nằm trong khu vực từ vĩ tuyến 11,5 trở vào phía Nam + Chia theo giá vận chuyển

 Phí trọng tải (Tonnage Due) (Ctt)

Trong đó: g1: là đơn vị: USD/1GT

GT: là tổng tấn dung tích toàn bộ của con tàu

 Phí đảm bảo hàng hải (Navigation Due) (Cđbhh)

Trong đó: g2: là đơn vị: USD/1GT

GT: là tổng tấn dung tích toàn bộ của con tàu

 Phí hoa tiêu (Pilotage) (Cht)

Cht = GT x HL x g3 (ra/vào)

GT: là tổng tấn dung tích toàn bộ của con tàu

HL là cự ly hoa tiêu tính bằng hải lý g3 là đơn giá : USD/1GT – hl

 Phí cầu bến (Berth Due) (Cnd)

GT: là tổng tấn dung tích toàn bộ của con tàu

H là số giờ neo đậu

16 g4 là đơn giá: USD/GT–h

 Phí dịch vụ tàu lai hỗ trợ (Tug Assistance Charges) (Ctl)

HP là công suất tàu lai (horse power)

G là số giờ hỗ trợ g5 là đơn giá USD/ HP-h

 Phí buộc, cởi dây (Mooring And Unmooring) (Cbd)

Cbd được tính cho một lần buộc và cởi nếu tính riêng buộc hoặc cởi thì tính ẵ đơn giỏ Đơn giỏ là USD/ lần được xõy dựng cho từng nhúm tấn dung tớch tàu và tại cầu hoặc tại phao

 Lệ phí ra, vào cảng (Clearance Fees) (Crv)

Trong đó: g6 là mức đóng lệ phí cho một chuyến (ra và vào) Mức này theo loại tàu có tấn dung tích khác nhau

 Phí kiểm dịch (Quarantine Fees) (Ckd)

Trong đó: g7 là mức đóng phí kiểm dịch cho một chuyến (ra và vào)

 Phí dịch vụ đổ rác (Garbage Removal Fees) (Cdr)

Trong đó: g8 là đơn giá dịch vụ đổ rác: USD/lần –tàu

 Phí đại lý tính theo tấn trọng tải (Agency Fees On Tonnage)

Ví dụ: Dưới 200 GT 100 USD

Từ 201 GT đến 500 GT 250 USD

Từ 50.001 GT trở lên 1.300 USD

Tuy nhiên, thực tế có thể có sự khác biệt tùy theo thỏa thuận giữa chủ tàu và đại lý.

Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đại lý tàu biển

Trước khi đi sâu vào việc phân tích tình hình hoạt động của công tác đại lý tàu biển, cần phải quan tâm một số nhân tố khách quan lẫn chủ quan ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của đại lý tàu như sau: Điều kiện thời tiết: Đây là nhân tố mang tính khách quan trong hoạt động đại lý, vì công việc đại lý phải phụ thuộc vào thời tiết và không thể tránh khỏi Nếu trời đẹp, thì tàu xếp dỡ hàng nhanh hoặc việc tiếp cận tàu của đại lý sẽ thuận lợi, từ đó tăng khả năng tiếp nhận nhiều tàu tiếp theo nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ Trường hợp thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng tiến độ làm việc của tàu kéo theo công việc đại lý trở nên vất vả, tốn nhiều chi phí đi lại cho nhân viên

Phong tục tập quán: Đây là nhân tố mang tính khách quan vì thời gian xếp dỡ hàng tại cảng sẽ phụ thuộc vào tập quán tại cảng đó và phí đại lý, hoa hồng cho công tác đại lý sẽ phụ thuộc tập quán tại Cảng đó Bên cạnh đó, có những ngày lễ hoặc thời gian nghỉ, hoặc đình công tại Cảng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động đại lý của tàu

Luật pháp: Đây là nhân tố mang tính khách quan vì mỗi nơi, mỗi nước, mỗi cảng đều có luật lệ khác nhau cho tàu và ra vào cảng, khó có thể thay đổi, cũng như quy định việc thực hiện hoạt động đại lý ở cảng và các chi phí liên quan tới tàu trong công việc đại lý theo luật định tại quốc gia đó

Ngôn ngữ: Đây là nhân tố mang tính chủ quan Vì đa phần công việc đại lý cho tàu nước ngoài phải giao tiếp bằng tiếng Anh, nếu người đại lý không thể hiểu rõ các từ Tiếng Anh trong ngành hoặc cơ bản hoặc không thể nghe rõ thì có thể hiểu sai ý của các bên liên quan như chủ tàu, người thuê tàu, thuyền trường, từ đó dẫn đến làm sai công tác đại lý gây mất thời gian cho tàu

Con người: Đây là nhân tố mang tính chủ quan Vì mỗi con người đều có bản tính và màu sắc khác nhau, cách làm việc khác nhau nên chỉ cần sự khác biệt, không

18 hợp tác, không đồng điệu, không nhường nhịn trong công việc dễ ảnh hưởng tới công tác đại lý cho tàu tại cảng

Vị trí địa lý: Đây là nhân tố mang tính khách quan và mang tính chất tự nhiên

Vì phải xem xét vị trí đại lý để kiểm tra nơi đó có cảng biển và tàu ra vào nhiều hay không để từ đó đặt chi nhánh đại lý phục vụ cho tàu Bên cạnh đó, để xem xét sự thuận tiện cho người làm đại lý tàu cũng như chi phí để ra cảng làm đại lý cho tàu

Thời gian: Đây là nhân tố mang tính khách quan đối với hoạt động đại lý tàu biển Khách quan ở đây nghĩa là công tác đại lý phải phụ thuộc vào thời gian tàu cập cảng, thời gian giải phóng các tàu trước tại cầu bến, thời gian chờ thủy triều để tàu cập cảng, thời gian người nhận hàng cho xe đến nhận hàng,…

Năng lực xếp dỡ tại cảng: Đây là nhân tố mang tính khách quan cũng như chủ quan Khách quan ở đây là công tác đại lý phải phụ thuộc vào thời gian và mức xếp dỡ của các thiết bị xếp dỡ tại cảng hoặc tàu Còn chủ quan ở đây là nhiều khi năng lực xếp dỡ tại cảng trung bình như thế nhưng do người thực hiện công việc xếp dỡ tỏ ra chậm chạp hoặc không làm hết sức làm tàu bị trì hoãn từ đó công tác đại lý trở nên khó khăn khi thúc đẩy và thời gian làm việc kéo dài.

Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đại lý tàu biển

Sản lượng là chỉ tiêu biểu hiện kết quả sản xuất của doanh nghiệp Như chúng ta đã biết, mỗi ngành kinh tế có một quá trình sản xuất xác định, kết quả sản xuất của mỗi ngành biểu hiện cụ thể ở số lượng và chất lượng sản phẩm riêng biệt Chẳng hạn các ngành công nghiệp, nông nghiệp thù sản lượng là hàng hóa với giá trị và giá trị sử dụng xác định Vận tải là ngành sản xuất vật chất; nó cũng có quá trình sản xuất xác định, đó là sự kết hợp giữa sức lao động, công cụ lao động, tác động lên đối tượng lao động tạo ra sản phẩn Vận tải cũng là một ngành sản xuất vật chất độc lập nhưng đặc biệt Đặc biệt ở chỗ là sản phẩm vận tải Sau quá trình sản xuất của ngành vận tải, sản phẩm được tạo ra là sự dịch chuyển hàng hóa và hành khách trong không gian Sản phẩm vận tải cũng có đầy đủ hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị và giá trị sử dụng Giá trị sử dụng đã tồn tại trong hàng hóa là đối lượng lao động của vận tải,

19 còn giá trị của hàng hóa được vận chuyển đã tăng thêm bằng phần giá trị của sản xuất vận tải cộng thêm vào

Nhìn chung cũng như mọi ngành sản xuất vật chất, sản lượng của doanh nghiệp vận tải là một chỉ tiêu biểu hiện kết quả sản xuất doanh nghiệp, cụ thể là số lượng hàng hóa, lượng hành khách phục vụ, được dịch chuyển trong không gian, và chất lượng phục vụ của doanh nghiệp vận tải đối với những sản phẩm đó

Về mục đích phân tích chỉ tiêu sản lượng nhằm:

- Đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu sản lượng, thể hiện bằng mức độ thực hiện kế hoạch sản lượng hoặc mức tăng trưởng về chỉ tiêu sản lượng thực hiện

Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng cho thấy có sự khác biệt giữa các mặt hàng Đối với sản phẩm A, sản lượng đạt và vượt mục tiêu, phản ánh những nỗ lực sản xuất hiệu quả Tuy nhiên, sản phẩm B lại không đạt mục tiêu, chủ yếu do ảnh hưởng của yếu tố khách quan như thiếu hụt nguyên liệu Ngược lại, sản phẩm C tuy đạt mục tiêu nhưng vẫn còn tiềm năng phát triển hơn nữa, do nhu cầu thị trường tăng cao Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng này bao gồm năng suất lao động chưa cao và thiếu đầu tư vào công nghệ sản xuất.

- Nghiên cứu năng lực của doanh nghiệp, xác định mức độ lợi dụng khả năng và phát hiện những tiềm năng chưa được khai thác

- Thông qua đó đề xuất những biện pháp tổ chức, kỹ thuật để khai thác những tiềm năng của doanh nghiệp, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng phục vụ, thay đổi cơ cấu sản xuất… Từ đó xác định con đường phát triển của doanh nghiệp trong tương lai về cả quy mô và cơ cấu sản xuất Đối với chỉ tiêu sản lượng của hoạt động đại lý tàu biển sẽ được đánh giá dựa trên sản lượng vận chuyển, cự ly vận chuyển trung bình, sản lượng luân chuyển theo đội tàu, theo chuyến, theo thời gian, theo khách hàng của những năm gần nhất để từ đó có thể biết được hoạt động đại lý tàu biển có hiệu quả hay không? Có tiếp nhận, hỗ trợ được nhiều chuyến tàu không? Có được làm đại lý cho nhiều khách hàng uy tín hay không? Nhu cầu làm đại lý cho các loại tàu trong thời gian sắp tới? Để từ đó có thể có những biện pháp làm tăng sản lượng vận chuyển cho doanh nghiệp trong những thời gian tới

Theo định nghĩa của hiệp hội kế toán thế giới cũng như hiệp hội kế toán Việt Nam số 14: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong

20 kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu” Chúng ta cũng có thể hiểu doanh thu này là tiền thu về được chưa trừ đi thuế Trong đó có các loại doanh thu hay gặp như: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

- Doanh thu bán hàng: Là doanh thu bán sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào và bán bất động sản đầu tư

Doanh thu cung cấp dịch vụ phát sinh khi thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán Các dịch vụ điển hình bao gồm vận tải, du lịch và cho thuê tài sản cố định theo phương thức cho thuê hoạt động Doanh thu này phản ánh giá trị thực hiện của các dịch vụ đã cung cấp và góp phần vào tổng doanh thu của doanh nghiệp.

- Doanh thu theo hoạt động tài chính: Là những khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn đem lại Doanh thu hoạt động tài chính gồm tiền lãi (lãi cho vay, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, lãi về chuyển nhượng chứng khoán, lãi do bán ngoại tệ), thu nhập từ cho thuê tài sản, cổ tức được hưởng, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh, lãi về chuyển nhượng vốn, chênh lệch tăng tỷ giá ngoại tệ và các khoản doanh thu khác (doanh thu nhượng bán bất động sản, giá cho thuê đất)

- Doanh thu khác: Là các khoản thu nhập thuộc hoạt động từ dịch vụ khác của doanh nghiệp, gồm: hoạt động khai báo thủ tục hải quan; hoạt động bốc xếp hàng Đối với doanh thu của hoạt động đại lý tàu biển, đa phần đến từ những khoản chi trả cảng phí ứng trước của tàu biển cho cảng và các khoản phí hoa hồng, đại lý phí của tàu khi được chỉ định làm đại lý tàu biển Mục đích biết được doanh thu của việc đại lý tàu biển nhằm kiểm tra hoạt động đại lý tàu biển đã làm việc hiệu quả hay chưa? Kiểm tra xem đã thu được nhiều doanh thu từ hoạt động tàu biển hay chưa? Doanh thu đó đã đáp ứng được kế hoạch đề ra và có phải cạnh tranh với các đối thủ khác hay không? Sự tiếp nhận, làm đại lý cho nhiều tàu có làm doanh thu tăng mạnh hay không? Để từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những biện pháp hữu ích làm tăng doanh thu mạnh hơn nữa trong tương lai bằng việc hỗ trợ đại lý tàu biển khi đến các cảng Việt Nam

Chi phí là toàn bộ các hao phí lao động, hao phí công cụ lao động và hao phí vật chất tính thành tiền để thực hiện một công việc nhất định Tính chi phí có ý nghĩa lớn trong quản lí doanh nghiệp sản xuất hay thương mại: phân tích và lựa chọn những phương án sản xuất và kinh doanh có lợi nhất, xác định khối lượng sản phẩm tối ưu cho một thời gian ngắn, đánh giá năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp, định ra chủ trương và phương hướng giảm chỉ phí, làm giảm cho việc tính toán và định giá thành và giá bán Trong kinh doanh, chỉ phí được phân chia làm nhiều gi Căn cứ vào giai đoạn sử dụng chỉ phí, có chi phí sản xuất và chi phí lưu thông; căn cứ vào tính chất của chỉ phí, có chỉ phí trực tiếp và chi phí gián tiếp; căn cứ vào hình thức biểu hiện, có chi phí lao động và chi phí vật chất Về mặt pháp lí, chi phí được phân chia làm hai loại chủ yếu là chi phí hợp lí, hợp lệ và chi phí không hợp lí, không hợp lệ Trong tính thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí hợp lí, hợp lệ là chỉ phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế Để quản lí thuế, pháp luật quy định tất cả các doanh nghiệp phải phản ánh trung thực các loại chỉ phí trên số sách kế toán Theo yêu cầu của tái sản xuất sản phẩm xã hội phải chia ra các loại chỉ phí sau: chỉ phí bộ phận (cho một sản phẩm, một dịch vụ); chỉ phí toàn bộ của doanh nghiệp; chỉ phí sản xuất (loại chỉ phí tạo ra giá trị sử dụng của sản phẩm); chỉ phí sử dụng hay chỉ phí tiêu dùng (loại chỉ phí để biến giá trị sử dụng tiềm tàng thành giá trị sử dụng thực tế) Qua việc đánh giá tình hình thực hiện chi phí của một doanh nghiệp cho thấy ưu nhược điểm trong quá trình tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh Tất cả ưu, nhược điểm trong quá trình sử dụng các yếu tố lao động, vật tư, tài sản cố định và trình độ ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật Đối với chi phí của hoạt động đại lý tàu biển, đa phần đến từ Giá vốn hàng bán và các chi phí cho hoạt động tàu biển như là chi phí ứng trước chi trả cảng phí của tàu, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lương, chi phí mua sắm thiết bị, đầu tư,…

Nghiên cứu chi phí giúp doanh nghiệp chủ động cân đối, xác định mức chi hợp lý để tối ưu hoạt động kinh doanh đại lý tàu biển, tăng hiệu quả vận hành và duy trì lợi nhuận ổn định.

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và chi phí mà doanh nghiệp đó đầu tư vào hoạt động sản xuất để đạt được mức doanh thu ấy Lợi nhuận được coi là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh, sản xuất… của doanh nghiệp Nó cũng chính là cơ sở, là nền tảng để đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động của các doanh nghiệp Lợi nhuận không chỉ có vai trò to lớn đối với doanh nghiệp và người lao động mà nó còn có tầm ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế chung, đến toàn xã hội Với bất cứ doanh nghiệp nào, lợi nhuận luôn là mối quan tâm lớn nhất của họ Lợi nhuận là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, không thu được lợi nhuận thì doanh nghiệp không thể tồn tại Nó sẽ phá sản, sẽ bị đào thải khỏi thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay Lợi nhuận cũng là cơ sở đảo bảo cho việc tái sản xuất của mỗi doanh nghiệp Khi hoạt động kinh doanh sinh ra lãi, doanh nghiệp sẽ có được 1 khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Và họ sẽ dùng số tiền ấy để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, từ đó doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động hoặc đổi mới trang thiết bị phục vụ cho sản xuất… Bên cạnh đó, lợi nhuận cũng chính là chỉ tiêu để đánh giá năng lực quản lý và điều hành của người đứng đầu doanh nghiệp Trong đó ta có:

- Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu - Giá vốn hàng bán

- Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng – Chí phí quản lí

- Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế Đối với việc phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận nhằm mục đích:

- Đánh giá một cách khái quát kết quả sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động khác

- Xác định các nhân tố và nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận

- Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước

- Xác định xu hướng phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai Đối với chỉ tiêu lợi nhuận của hoạt động đại lý tàu biển, đa phần lợi nhuận này sẽ đến từ đại lý phí thu được và phí hoa hồng cho đại lý tàu, nếu có Việc phân tích chỉ tiêu lợi nhuận này sẽ bóc tách các loại lợi nhuận, tìm rõ nguyên nhân để giúp cho

23 người quản lý doanh nghiệp thấy rõ kết quả của các hoạt động đại lý tàu biển của doanh nghiệp Thấy được khả năng của doanh nghiệp mạnh, yếu và các đối thủ cạnh tranh cùng tầm để từ đó có biện pháp thích ứng phù hợp

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ TÀU BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH MOL SHIPPING VIỆT NAM

Giới thiệu về công ty MOL SHIPPING VIỆT NAM

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty MOL SHIPPING VIỆT NAM

- Tên tập đoàn: MITSUI O.S.K LINES LTD

- Trụ sở: 1-1 Toranomon 2-chome, Minato-ku, Tokyo 105-8688

- Tổng số công ty thành viên: 500

- Website: https://www.mol.co.jp/en/

- Tên công ty tại Việt Nam: Công ty TNHH MOL Shipping (Việt Nam)

- Tên giao dịch: MOL Việt Nam

- Địa chỉ: Tầng 14 (Toà nhà Sunwah), Số 115, đường Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

- Người đại diện : Yutaka Sakanishi

- Ngày bắt đầu hoạt động: 01-10-2006

- Loại hình kinh tế: Trách nhiệm hữu hạn

- Quản lí bởi: Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

 Đối với Công ty mẹ

Bảng 2.1: Lịch sử hình thành của công ty MOL tại Nhật Bản

1884 Osaka Shosen Kaisha (OSK Line) được thành lập

1942 Thành lập Công ty TNHH Tàu hơi nước Mitsui (Mitsui Line)

1964 OSK Line và Mitsui Line hợp nhất để tạo thành Mitsui O.S.K Lines,

Ltd (MOL) Nitto Shosen và Daido Kaiun hợp nhất để thành lập Japan Line, Ltd (JL) Yamashita Kisen và Shinnihon Kisen hợp nhất để thành lập Yamashita-Shinnihon Steamship Co., Ltd (YSL)

1999 MOL và Navix Line hợp nhất, thành lập Mitsui O.S.K Lines, Ltd

2017 MOL hợp nhất với hai hãng tàu K’Line (Kawasaki Kisen Kaisha) và

NYK (Nippon Yusen Kaisha) để thành lập hãng tàu container của Nhật Bản với tên gọi là Ocean Network Express (ONE)

 Đối với Công ty MOL Shipping (Việt Nam)

Tháng 10 năm 2006, Mitsui O.S.K Lines (Việt Nam) được thành lập sau nhiều lần chuyển đổi từ các công ty đại lý khác nhau Kế thừa bề dày lịch sử và uy tín của tập đoàn MOL, MOL Việt Nam tự hào trở thành công ty giao nhận vận tải biển đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép đầu tư 100% vốn FDI Về sau, vào tháng 4 năm 2019, công ty đổi tên thành MOL Shipping (Việt Nam).

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Công ty TNHH MOL Shipping Việt Nam là tổng đại lý được uỷ quyền kiêm đại diện cho Tập đoàn MOL tại Việt Nam, chuyên khai thác tàu theo hình thức tàu chợ Công ty này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các tàu không phải tàu container của MOL Ngoài ra, MOL Shipping Việt Nam còn hợp tác với Tập đoàn MOL mở rộng các dịch vụ khai thác tàu chuyến tại thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam.

2.1.4 Sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng phát triển của công ty

“Từ đại dương xanh chúng tôi duy trì cuộc sống mọi người và bảo đảm một tương lai thịnh vượng.”

Trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, tầm nhìn của công ty được thực hiện như sau: “Chúng tôi sẽ phát triển nhiều loại hình kinh doanh cơ sở hạ tầng xã hội bên cạnh mảng kinh doanh vận tải biển truyền thống và sẽ đáp ứng các nhu cầu xã hội đang phát triển bao gồm bảo tồn môi trường, với những công nghệ và dịch vụ sáng tạo.”

Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ môi trường luôn là vấn đề nhức nhối đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển để làm sao giảm lượng khí thải và chất thải trên môi trường biển là ít nhất có thể Vì vậy, Tập đoàn MOL đã đề ra chiến lược Môi trường 2.1 như sau: “Các vấn đề môi trường như sự nóng lên toàn cầu và các hình thái thời tiết bất thường ảnh hưởng đến tất cả trên Trái đất phải được ưu tiên, không chỉ để bảo vệ sự sống trên hành tinh của chúng ta cho các thế hệ tương lai, mà còn đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của ngành kinh doanh vận tải biển làm nền tảng cho các hoạt động của Tập đoàn MOL Chúng tôi liên tục làm việc để cung cấp các giải pháp cho các vấn đề quan trọng như bảo tồn môi trường biển, bảo vệ đa dạng sinh học và ngăn ngừa ô nhiễm không khí Để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu với mức độ cấp thiết cao nhất, Nhóm MOL đang nỗ lực phối hợp để đạt được mức phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 vào năm 2050 Với những đóng góp này cho sự phát triển bền vững của xã hội và bảo tồn môi trường tự nhiên, chúng tôi hỗ trợ và đảm bảo cuộc sống của con người một tương lai thịnh vượng” Định hướng phát triển

Tập đoàn MOL hướng tới mục tiêu trở thành một tập đoàn hùng mạnh và bền vững, cung cấp giá trị mới cho tất cả các cổ đông và phát triển trên toàn cầu

2.1.5 Ngành nghề kinh doanh của công ty

Là một trong những hãng vận tải biển lớn nhất thế giới, MOL sở hữu đội tàu đông đảo và mạng lưới văn phòng rộng khắp toàn cầu Nhờ đó, MOL có thể kết nối và cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa đến mọi nơi trên thế giới bằng nhiều loại tàu khác nhau.

- MOL có đội tàu hàng rời lớn nhất thế giới

- Tàu chở hàng rời đa năng cao và tàu chuyên dụng cho các loại hàng hóa cụ thể như: thiết bị, sắt thép, dăm gỗ, than, quặng sắt, ngũ cốc, phân bón,

 Tàu chở dầu, hóa chất

- Phát triển các hoạt động toàn cầu

- Vận chuyển hàng hóa cụ thể: dầu khí, xăng, các sản phẩm hóa chất lỏng, khí hóa lỏng (LPG), v.v

 Tàu chở khí hóa lỏng LNG và FSRU

- Dẫn đầu trong lĩnh vực vận chuyển LNG: Vận tải LNG / Quản lý tàu / Quản lý liên doanh

- Là Chủ sở hữu đang điều hành của 9 FSRU / FSU (bao gồm những dự án đang được xây dựng)

- Giải pháp cho thuê nhà máy phát điện nổi (dùng khí LNG), với đối tác Karpowership

 Tàu RORO chở xe hơi

- Năm 1965, MOL là công ty vận tải biển đầu tiên của Nhật Bản vận hành một con tàu có thiết kế đặc biệt chuyên chở ô tô để xuất khẩu

Con tàu được thiết kế để chuyên chở nhiều loại phương tiện, từ xe gia đình đến xe phục vụ công trình, máy móc Sức chứa của con tàu lên tới 6000 phương tiện.

- Luôn tiên phong đưa ra các cải tiến về độ an toàn và độ tin cậy của dịch vụ vận chuyển xe ô tô

MOL sở hữu 31% cổ phần Công ty liên doanh Ocean Network Express (ONE) – hãng vận tải container xếp hạng thứ 6 thế giới, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng container đến/từ Việt Nam đến toàn cầu với tiêu chuẩn quốc tế

MOL chủ yếu hoạt động tại thị trường Nhật Bản, tập trung khai thác đội tàu du lịch và du thuyền sang trọng được trang bị cơ sở vật chất hiện đại Bên cạnh đó, MOL chú trọng thiết kế những hải trình thuận tiện và an toàn, nhằm mang đến cho du khách trải nghiệm thoải mái, tiện nghi và khó quên.

Dịch vụ logistics và Đầu tư liên doanh

- Công ty TNHH MOL Logistics (Việt Nam)

- Công ty TNHH MOL Consolidation Service (Việt Nam)

 Liên doanh khai thác cảng:

- Công ty TNHH Cảng quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (TCIT)

- Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Hải Phòng (HICT)

 Dịch vụ tàu lai dắt:

- Công ty dịch vụ lai dắt Tân Cảng Cái Mép (TCTS)

- Công ty Tân Cảng Hàng hải Miền Bắc (TCM)

 Depot và Kho hàng nguy hiểm:

MVG Dinh Vu Ltd (là công ty liên doanh được thành lập năm 2014 bởi tập đoàn Nhật Bản Mitsui O.S.K Lines và các đối tác Việt Nam, Công ty CP đầu tư và dịch vụ cảng biển Việt Nam, Công ty CP xây dựng công trình giao thông và cơ giới, Công ty CP Liên Kết Vàng) đã khai trương kho hóa chất và hàng nguy hiểm lớn nhất Việt Nam vào ngày 30/10/2020 tại khu công nghiệp Deep C – Hải Phòng với tổng diện tích nền 5.400 m2, hiện mới đang sử dụng khoảng 30%

 Kinh doanh Tòa nhà văn phòng cho thuê (với tên Daibiru - công ty thành viên của tập đoàn MOL)

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH MOL Shipping Việt Nam

(Nguồn: Phòng khai thác của công ty MOL)

Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý

Người đứng đầu công ty là tổng giám đốc Trong mỗi bộ phận những người đứng đầu bộ phận được gọi là trưởng phòng Tất cả nhân viên sẽ báo cáo công việc của mình với trưởng phòng sau đó báo cáo trực tiếp với tổng giám đốc

Riêng tại MOL Shipping (Vietnam) có 3 bộ phận: Phòng thương mại, Phòng khai thác và Phòng hành chính-kế toán:

Director (Tổng giám đốc): Là người điều hành mọi hoạt động tại chi nhánh Việt Nam Tổng giám đốc sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao và báo cáo hoạt động kinh doanh của MOL Group tại chi nhánh Việt Nam

General Manager (Trưởng phòng): Là người trực tiếp giám sát hoạt động của công ty bao gồm cả hợp tác, kinh doanh và quản lí nhân sự Ngoài ra, trưởng phòng còn phải phối hợp với Tổng giám đốc trong viện hoạch định và chiến lược kinh doanh

Đánh giá thực trạng hoạt động đại lý của Công ty năm 2022

2.2.1 Quy trình thực hiện đại lý tàu biển của Công ty MOL Shipping Việt Nam

Hình 2.3: Sơ đồ quy trình hỗ trợ tàu

Tiếp nhận thông tin từ hãng tàu

Kiểm tra lịch tàu về trong tuần/tháng theo cảng Ước tính cảng phí cho tàu

Yêu cầu tàu gửi pre-docs

Khai báo hải quan 1 cửa

Thông báo các bên liên quan

Lên kế hoạch tiếp nhận tàu trước khi vào cảng

Phát hành giấy thông báo tàu đến

Làm thủ tục cho tàu khi cập cảng

Phát hành lệnh giao hàng

Nghiên cứu và lập kế hoạch xếp dỡ hàng cho tàu

Thông báo kế hoạch tàu rờiKiểm tra chi phí và thu thập chứng từ

Tại MOL Việt Nam, Phòng khai thác sẽ phối hợp cùng với Bộ phận Sales để quá trình làm việc có thể diễn ra thuận lợi hơn, cụ thể như sau:

2.2.1.1 Tiếp nhận thông tin từ hãng tàu

Phòng khai thác của MOL VN sẽ nhận thông tin của khách hàng thông qua email, trong nội dung của email khách hàng phải đề cập rõ ràng thông tin công ty, số lượng hàng muốn vận chuyển, loại hàng hóa, người nhận hàng và cảng đích

2.2.1.2 Kiểm tra lịch tàu về trong tuần/tháng theo cảng

Bước 1 : Vào website của MOL và đăng nhập tài khoản mà phòng ban MOL cho phép

Bước 2 : Vào thanh chọn Voyage và sau đó chọn Voyage shedule search and research

Bước 3 : Nhập tên cảng và khoảng thời gian tra cứu và sau đó chọn Search

Hình 2.4: Tra cứu lịch tàu Bước 4: Kiểm tra kết quả sau khi tra

Nếu như kết quả trả ra Voyage Name có đầy đủ tên và số chuyến mới là đúng như trường hợp của chuyến PROMINENT ACE 0147A (Hình 2.8)

Hình 2.5: Kết quả tra cứu có lịch tàu

Trường hợp không có lịch tàu, cụ thể là các chuyến SEAFEA22JUN2 và SEAFEA22JUN1 (Hình 2.5)

Hình 2.6: Trường hợp tra cứu không có lịch tàu 2.2.1.3 Ước tính cảng phí cho tàu

Khi nhận được điện chỉ định từ hãng tàu, công ty sẽ tiến hành tính toán ước tính chi phí cảng dựa trên các thông số cơ bản của tàu như trọng tải đăng kiểm (GRT), trọng tải tĩnh (NRT), chiều dài tàu (LOA), chiều rộng tàu (Beam), chiều cao tàu (Height), và lượng hàng, mặt hàng dỡ tại cảng Việc ước tính chi phí này giúp tính toán các khoản phí liên quan như chi phí đỗ tại cảng, chi phí hoa tiêu, chi phí tàu lai,

42 đó, hãng tàu sẽ ứng trước một khoản tiền để chi trả trước cho đại lý để tiến hành công việc chăm lo cho tàu khi vào cảng

2.2.1.4 Yêu cầu gửi pre-docs

Việc yêu cầu tàu gửi các giấy tờ trước thông quan (pre-docs) mang lại nhiều lợi ích cho cả hãng tàu MOL lẫn đại lý tàu Thông qua các pre-docs, hãng tàu và đại lý có thể nắm bắt kịp thời tình hình, thông tin tàu, số lượng, nhiệt độ của thuyền viên, nguồn cung ứng nhiên liệu, tình trạng sức khỏe và y tế Các giấy tờ cần thiết bao gồm:

- Bản khai chung của tàu (Ship’s Particular)

- Danh sách thuyền viên trước khi tàu cập cảng (Crew List)

- Danh sách thuyền viên sau khi tàu rời khỏi cảng (Departure Crew List)

- Bản ghi chép lịch trình của tàu (Voyage Memo)

- Bản khai an ninh tàu biển (Ship’s Security Notification)

- Bản khai dự trữ của tàu (Ship’s Stores Declaration)

- Bản khai hành lý thuyền viên (Crew’s Effects Declaration)

- Danh sách những thứ không có trên tàu (NIL List)

- Giấy khai báo y tế hàng hải (Model Of Maritime Declaration Of Health)

- Danh sách hành khách trên tàu (Passenger List)

- Rác thải trên tàu (Garbage and Bunker)

- Bản khai thân nhiệt thuyền viên mỗi ngày (Crewmember Body Temperature Report)

2.2.1.5 Khai báo hải quan 1 cửa

Bước 1 : Theo dõi lịch tàu và yêu cầu truyền dữ liệu

Khi tàu đã rời khỏi cảng ở cảng xếp hàng như Mỹ, Singapore,… hoặc Thái Lan, công ty MOL tại Việt Nam sẽ yêu cầu các bộ phận liên quan làm các công việc cần thiết để hoàn tất chuyển dữ liệu trên hệ thống của hãng tàu Sau khi lock tàu mới được làm Manifest (MNF) để tránh sai sót, điều chỉnh gây phiền hà cho khách hàng

Khi đã lock tàu thành công, công ty MOL sẽ tổng hợp lại các thông tin nhận được về người gửi/ nhận hàng, loại hàng hóa, số lượng hàng hóa, để tổng hợp thành

43 file excel và những thông tin tổng hợp ấy sẽ được khai báo vào biểu mẫu của mạng hải quan 1 cửa

Trong quá trình khai thông tin hàng hóa, hãng tàu chịu trách nhiệm khai những thông tin đó thông qua Master B/L và do hãng tàu phát hành

Nếu hàng hóa có các B/L phụ thì phân quyền cho Forwarder (FWD) khai MNF trên hải quan 1 cửa

Quy trình khai hàng hóa diễn ra như sau: Đầu tiên, vào mục Operational, chọn Documentation, chọn B/L search Tiếp theo, nhập các thông tin vessel, voyage, port và chọn Search

Hình 2.7: Kiểm tra B/L trên hệ thống công ty MOL ACE

Sau đó, chọn vào Bill muốn kiểm tra

Nếu Consignee là FWD thì yêu cầu họ cung cấp ID để công ty MOL Việt Nam gửi cho đại lý nhờ họ phân quyền

Hình 2.8: Tra cứu tất cả B/L của khách hàng chuyên chở trên tàu

Tiến hành search bill theo tàu như Bước 2

Lần lượt copy dữ liệu của các Bill và paste vào file excel theo mẫu của công ty cung cấp

Vào trang mạng VNSW, sau khi chọn “Khai điện tử”, vào module “Bản khai hàng hóa”

Cuối cùng, đăng tải file excel và chọn Import

Hình 2.9: Thanh tìm kiếm và đăng tải file để khai báo hải quan 1 cửa

Lưu ý rằng nếu đăng tải mới thì chọn Thêm, nếu chỉnh sửa lại thì chọn Thay đổi

Bước 4: Gửi email cho cảng và đại lý thông báo để thông báo công ty đã submit MNF và đã submit lên hải quan

2.2.1.6 Thông báo các bên liên quan

Thông báo với cảng vụ hàng hải và các cơ quan chức năng ít nhất trước khi tàu đến cảng 24 giờ để bên cảng họ sắp xếp và bố trí khu vực, thiết bị để hạ hàng xuống bãi

2.2.1.7 Lên kế hoạch tiếp nhận tàu trước khi vào cảng

Trong quá trình lên kế hoạch cho tàu trước khi tàu chuẩn bị cập cảng, cần phải quan tâm tới việc chọn hoa tiêu tốt nắm rõ địa hình từ phao số 0, vào luồng và cảng, chọn tàu lai phù hợp với kích thước, trọng tải của tàu, chọn tàu lai dẹp luồng cho tàu vào cảng một cách nhanh chóng và an toàn

Mục đích của việc kiểm tra và lựa chọn hoa tiêu, cầu bến để có thể ước tính được thời gian cho tàu cập vào cầu cảng an toàn và từ đó có thể thông báo cho các bên liên quan (cảng biển, cảng vụ hàng hải, hải quan, người nhận hàng, biên phòng, y tế, kiểm dịch,…) để họ có thể sắp xếp cầu bến, nhân lực kịp thời làm thủ tục, thiết bị làm hàng, nhân công cho tàu dỡ hàng nhanh chóng

Việc kiểm tra sau khi đã có được thông tin cơ bản của tàu (Ship’s Particular) sẽ được tiến hành như sau:

 Nghiên cứu mớn nước ra/vào của tàu:

Trước khi tàu vào cảng để tiến hành dỡ hàng, công ty cần phải nắm được chính xác thông tin mớn nước khi tàu vào cảng (Arrival Draft) khi ở mật độ nước nhất định để có thể bố trí hoa tiêu, lai dắt, và xem xét ngày giờ tàu vào cầu để so sánh mớn nước của tàu so với độ sâu của luồng, của cảng

Trường hợp khi ở cảng có cầu trống và tàu có khả năng vào cầu ngay thì bên công ty sẽ điện sớm cho thuyền trưởng và đề nghị tăng tốc độ của tàu đến trạm hoa tiêu đúng giờ để hoa tiêu có thể dẫn tàu vào luồng, vào cảng ở thời điểm thủy triều phù hợp với tàu Nếu trường hợp tàu không thể vào cảng do mớn nước tàu khi đến không đảm bảo thì phía công ty sẽ đề nghị tàu điều chỉnh mớn nước sao cho phù hợp với mớn nước tại cảng, tại luồng như là đề nghị tàu xả bớt nước ngọt, nước dằn hoặc thực hiện chuyển tải một lượng hàng nhất định ở ngoài neo để cho mớn nước tàu giảm phù hợp cần thiết cho tàu vào cảng

 Kiểm tra độ sâu của luồng tàu – nghiên cứu thủy triều

Việc kiểm tra độ sâu của luồng tàu là công việc cực kì quan trọng Vì nếu luồng tàu có độ sâu không đáp ứng được mớn nước cho phép của tàu hoặc chiều rộng quá hẹp có thể gây ít nhiều rủi ro đối với tàu như mắc cạn, chắn ngang luồng,… từ đó gây tốn nhiều chi phí cho công ty cứu hộ tàu và chậm trễ thời gian cho tàu vào cảng Do đó, cần phải kiểm tra luồng tàu thật cẩn thận, chính xác để mang lại an toàn cho tàu khi vào cảng

Ngoài ra, việc nghiên cứu thủy triều sẽ dựa trên bảng thủy triều tại mỗi cảng, và việc nghiên cứu này giúp đại lý có thể xem xét có khả năng cho tàu vào cảng hay không nếu trường hợp mớn nước của tàu khi đến vượt quá mớn nước tại cảng thì cần phải đợi thủy triều

Ví dụ: trường hợp tàu có mớn nước khi đến là 10.3m muốn vào luồng Soài Rạp có mớn nước 9.5m để vào cảng SPCT thì khi đó tàu cần phải đợi thời điểm thủy triều thích hợp để khi đó luồng Soài Rạp có mớn nước 12.5m (sau khi đã có thủy triều) thì tàu có mớn nước 10.3m có thể đi vào luồng Soài Rạp để tới cảng SPCT

 Kiểm tra thông tin cảng, thông số cầu bến có an toàn, đảm bảo cho tàu ra vào

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIẾP NHẬN TÀU TẠI CÔNG TY TNHH MOL SHIPPING VIỆT NAM

Kết luận

Nhìn chung, sau khi đại dịch Covid-19 năm 2020 làm ảnh hưởng tới công tác đại lý tàu biển tại MOL Shipping Việt Nam, kèm với sự phục hồi nền kinh tế Việt Nam vào năm 2021 đã làm thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận ở năm 2021 của công ty tăng nhanh chóng nhưng tới năm 2022 dường như có sự chững lại khi mà doanh thu và lợi nhuận có sự giảm mạnh, có thể do thị trường cung cầu ảnh hưởng tới việc hoạt động đại lý của công ty hoặc do chưa có chiến lược, kế hoạch đề hướng đúng đắn, vẫn còn phụ thuộc vào biến đổi thị trường, chưa có những thay đổi mới đáng kể và chưa mang lại lợi nhuận cao, sự ổn định trong tương lai Sản lượng tạo ra doanh thu và lợi nhuận nhưng đến năm 2022 có sự giảm sút kéo theo doanh thu giảm Cụ thể có thể thấy được sản lượng qua tuyến vận chuyển nhập khẩu hàng PCC giảm ở năm

2022 trên các tuyến từ Đông Nam Á về Việt Nam như ghé qua các cảng ở Hải Phòng tăng 16.25%, các cảng ở Hồ Chí Minh giảm 22.04%, tuy nhiên tốc độ tăng sản lượng ở cảng Hải Phòng vẫn chậm hơn tốc độ giảm sản lượng ghé cảng ở Hồ Chí Minh do số chuyến tàu PCC ghé ít trong năm 2022 và đa phần cảng ở Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng cao hơn liên tục trong năm Bên cạnh đó, tuy có sự giảm về sản lượng vận chuyển nhập khẩu trong năm của tàu PCC nhưng sản lượng xuất khẩu dăm gỗ của MOL luôn tăng khá tốt qua các năm, nhất là các tuyến từ miền Trung xuất khẩu đi Nhật Bản luôn chiếm tỷ trọng cao trong năm 2022, lần lượt là 51.69% và làm tăng sản lượng ở năm 2022 là 44.9%

Doanh thu đại lý tàu biển của công ty tăng mạnh chủ yếu do tăng hoạt động đại lý cho tàu xuất khẩu dăm gỗ và nhập khẩu PCC từ Đông Nam Á về Hải Phòng Cụ thể, doanh thu đại lý cho xuất khẩu tàu dăm gỗ tuyến miền Trung Việt Nam đi Nhật Bản đạt gần 1,5 tỷ VND, tương ứng tăng 14,84% Tuy nhiên, tốc độ tăng này vẫn chưa bù đắp được mức giảm doanh thu đại lý tàu PCC tuyến Đông Nam Á về Hồ Chí Minh, với mức giảm gần 3 tỷ VND, tương ứng giảm 49,64%.

93 doanh thu này đa phần đến từ các hãng xe và những chủ hàng Nhật Bản thân thuộc, đa phần đến từ là các hãng xe Suzuki, Mercedes và các khách hàng xuất khẩu dăm gỗ như là OCM FIRBE, DAIO PAPER, HOKUETSU.

Điểm mạnh điểm yếu cơ hội thách thức hoạt động đại lý tàu biển của Công ty MOL Shipping Việt Nam

3.2.1 Điểm mạnh (Strengths) Đối với nhân sự của công ty MOL Shipping tại Việt Nam, công ty có nhiều nhân viên tốt nghiệp đúng chuyên ngành về vận tải, ngành kinh doanh và đi sau đó là nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực tàu PCC, tàu hàng rời Bên cạnh đó, công ty có nguồn nhân lực trẻ với năng lượng làm việc nhiệt huyết, tươi trẻ, năng động, luôn sẵn sàng ứng phó kịp thời với những vấn đề phát sinh bất ngờ

Với nguồn khách hàng ổn định và dồi dào cộng với có nhiều mối quan hệ với các khách hàng trong và ngoài nước, sản lượng luân chuyển trong năm qua các cảng Việt Nam luôn giữ ổn định, tuy có lúc hàng về không kịp hoặc nhưng tạo điều kiện duy trì cho tổng đại lý MOL tại Việt Nam được hoạt động liên tục

Với bề dày lịch sử lâu đời, mạng lưới ngoại giao rộng lớn và hệ thống giao thông toàn cầu, công ty MOL đã đạt được doanh thu và lợi nhuận đáng kể Đội tàu đa dạng và hiện đại của MOL giúp đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và công suất theo tiêu chuẩn thiết kế, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về lượng và kích thước hàng hóa của khách hàng.

Các tàu PCC của công ty thường cập các cảng chuyên dụng chuyên khai thác tàu RORO nên thời gian thủ tục cho tàu được rút ngắn đi và năng suất giải phóng tàu luôn diễn ra nhanh chóng, từ đó tránh được các chi phí phát sinh không mong muốn cho việc tàu nằm tại cầu cảng cũng như tiết kiệm chi phí nhiên liệu và đảm bảo cho hành trình của tàu luôn diễn ra đúng như kế hoạch Được công ty mẹ tại Nhật hỗ trợ, cung cấp vốn duy trì hoạt động liên tục dưới sự quản lý, chỉ đạo của cấp trên người Nhật nên đặc thù văn hóa của công ty mang tư

94 tưởng làm việc chăm chỉ, siêng năng, kỷ luật của người Nhật từ đó tạo nên năng suất cao cho công ty

Do đặc thù vận chuyển các mặt hàng Ro-Ro nên sẽ ít đối thủ cạnh tranh, thuận lợi cho công ty có thể đề xuất cho công ty mẹ tại Nhật ủy quyền cho mình tìm kiếm thêm các khách hàng tiềm năng ở Việt Nam hoặc các nước lân cận chuyên nhập khẩu xe hơi Đội tàu MOL đa phần là số lượng lớn và có trọng tải chuyên chở lớn nên là điểm mạnh cho việc chuyên chở nhiều loại mặt hàng khác nhau với những tuyến gần và xa, có thể ghé các cảng Việt Nam nhiều và ủy quyền cho tổng đại lý tại Việt Nam đứng ra trông nom cho tàu

Do đặc thù là tổng đại lý cho công ty mẹ tại Nhật nên muốn thu nhiều hoa hồng đại lý cho tàu thì vẫn phải phụ thuộc vào các tàu MOL ghé Việt Nam do công ty mẹ tại Nhật ký kết để làm đại lý và ít linh động trong việc làm đại lý cho các khách hàng ngoài MOL

Nguồn khách hàng chưa đa dạng, mặt hàng nhập khẩu về Việt Nam đa phần công ty MOL với chuyên môn là đại lý tàu xe hơi hoặc xuất khẩu hàng dăm gỗ đi nước ngoài nên là chưa phát triển thêm được các mặt hàng khác để làm đại lý

Các tuyến chuyên chở nhập hàng về Việt Nam chưa được đa dạng, đa phần là các tuyến quen thuộc như đối với tàu PCC chủ yếu chỉ nhập về các cảng Hồ Chí Minh, Hải Phòng, chưa phân bổ nhiều cho các cảng khác trên lãnh thổ Việt Nam

Với nguồn khách hàng dồi dào, ổn định, luôn vận chuyển liên tục trong năm, công ty có thể phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước trong tương lai hoặc các nước lân cận nhất Việt Nam

Kinh tế Việt Nam ngày càng có xu hướng phát triển từ từ, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên, kéo theo nhu cầu sử dụng xe hơi của người tiêu dùng xe hơi phổ thông trong tương lai Ngoài ra, mặt hàng dăm gỗ luôn là mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ trong năm cũng là mặt hàng được sử dụng để thay thế cho than làm nguyên

95 liệu đầu vào sản xuất điện ở các thị trường tiêu thụ lớn như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đại lý tàu PCC và tàu dăm gỗ, MOL Shipping Việt Nam có lợi thế để mở rộng hoạt động sang nhiều chi nhánh khác tại các khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam.

Trong tương lai với xu thế phát triển về kích cỡ đội tàu, hãng tàu MOL sẽ đóng thêm nhiều tàu mới với công suất cao và trọng tải chuyên chở lớn hơn, từ đó sẽ chở nhiều lượng hàng hơn và đi nhiều tuyến xa hơn, tạo điều kiện cho đại lý tàu MOL tại Việt Nam được hoạt động nhiều hơn và nhận chăm lo nhiều chuyến tàu tới Việt Nam để xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa hơn

Với sự bùng nổ nhu cầu thị trường dăm gỗ trên toàn thế giới, đặc biệt ở Việt Nam chuyên xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ đi các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, và cùng sự chuyên nghiệp về làm đại lý xuất khẩu dăm gỗ thường xuyên đi các nước Nhật Bản, Trung Quốc, do đó, công ty MOL có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và giao thương với các đối tác khác để xuất khẩu hàng dăm gỗ đi các tuyến từ Việt Nam đi Hàn Quốc

3.2.4 Thách thức (Threats) Đối diện với nhu cầu khách hàng thường xuyên thay đổi trong năm, tình hình hoạt động đại lý cho tàu phải phụ thuộc vào nhu cầu cung cầu trên thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó

Tuy các đội tàu bên MOL chỉ chuyên chở các mặt hàng quen thuộc như hàng ô tô, hàng dăm gỗ nhưng công ty vẫn vấp phải sự cạnh tranh với nhiều đối thủ cùng tầm như NYK, K-Line về chuyên chở ô tô và một số đối thủ khác chuyên chở hàng dăm gỗ với giá cước rẻ hơn Đứng trước thách thức khó thay đổi ảnh hưởng tới công tác đại lý tàu biển như là biến đổi giá cước chuyên chở về mặt hàng của thị trường, giá dầu, giá nhiên liệu ảnh hưởng tới tuyến đường vận chuyển và cả số lượng chuyến ghé vào Việt Nam

Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển tại công ty MOL Shipping Việt Nam

Như đã phân tích về hoạt động đại lý tàu biển của công ty TNHH MOL Shipping Việt Nam thông qua đánh giá sản lượng, doanh thu và qua phân tích sơ đồ SWOT của công ty, để công tác đại lý tàu biển trở nên tốt hơn và thu thêm được nhiều doanh thu và lợi nhuận hơn nữa, ít nhất bằng năm 2021, tác giả đưa ra một số đề xuất, giải pháp cơ bản, đặc biệt là tăng doanh thu, sản lượng cho tàu PCC và hoạt động tàu biển cho công ty như sau:

Để tăng sản lượng hàng hóa cho các tàu PCC và tàu dăm gỗ mà MOL làm đại lý, công ty MOL Việt Nam cần tìm kiếm khách hàng mới có nhu cầu nhập khẩu xe hơi, cung cấp chính sách ưu đãi cho khách hàng thường xuyên, ủy quyền tìm kiếm khách hàng ở các địa phương có nhu cầu nhập khẩu hoặc xuất khẩu cao Bên cạnh đó, xây dựng chính sách ưu đãi, hậu mãi hợp lý cho việc vận chuyển và đại lý phí với giá tốt để giữ chân khách hàng cũ MOL Việt Nam cũng cần đề xuất công ty mẹ tại Nhật kết hợp vận chuyển cùng lúc nhiều khách hàng để tăng sản lượng hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu Việt Nam, qua đó gia tăng hoạt động của công ty.

Nghiên cứu thị trường tiêu thụ tại các vùng trong và ngoài nước và các tuyến vận chuyển mới Đối với công ty TNHH MOL Shipping Việt Nam, đa phần vận chuyển các mặt hàng ô tô nhập khẩu từ Đông Nam Á về Việt Nam và xuất khẩu dăm gỗ từ Việt Nam đi các nước Nhật Bản, Trung Quốc Do đó, để có thể tăng thêm sản lượng từng loại hàng trên vận chuyển qua các cảng Việt Nam thì công ty cần nghiên cứu, tìm hiểm thêm những thị trường tiêu thụ xe ô tô mới (ngoài các khu vực đã nhập khẩu như Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh) ở các vùng có tiềm năng tiêu thụ mạnh trong tương lai, chú trọng thị hiếu tiêu dùng ở các vùng đó với các điều kiện như thu nhập bình quân đầu

100 người tại vùng đó, dự đoán khả năng mua những hãng xe nào, điều kiện địa hình tại vùng đó có cho phép người tiêu dùng sử dụng xe hay không, có hãng xe nào tại vùng đó có nhu cầu nhập khẩu thêm xe hay không, các đối thủ cạnh tranh nhập khẩu xe hơi tại các vùng đó,… Bên cạnh đó, đối với tàu dăm gỗ thì nhu cầu tiêu thụ hàng dăm gỗ để phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện của các nước khác trên thế giới là xu thế trong tương lai, đặc biệt là ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan Do đó, công ty cần nghiên cứu thêm những thị trường nhập khẩu mới như là Hàn Quốc và Đài Loan, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh cùng tuyến này, nhu cầu tiêu thụ, khách hàng ở thị trường này, đồng thời dự báo khả năng nhập khẩu ổn định ở các thị trường nước này Ngoài ra, công ty nên mở rộng, phát triển nhiều hơn các tuyến nhập khẩu đi Trung Quốc với cự ly vận chuyển trung bình ngắn hơn các tuyến nhập khẩu Nhật Bản, nghiên cứu khách hàng ở các vùng Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu dăm gỗ để làm nguyên liệu đầu vào cho nhà máy nhiệt điện, từ đó tăng sản lượng xuất khẩu dăm gỗ từ Việt Nam tạo cơ hội cho đại lý tàu biển MOL tại Việt Nam được hoạt động nhiều hơn

Nghiên cứu vị trí của cảng và các tuyến vận chuyển mới

Nhằm mục đích tăng lượng hàng có thể nhập hoặc xuất ở từ các cảng Việt Nam, tổng đại lý MOL tại Việt Nam có thể tiến hành nghiên cứu thêm một số cảng mới về khả năng tiếp nhận tàu, mớn nước, luồng lạch, năng suất xếp dỡ mặt hàng cần vận chuyển, điều kiện tại cảng, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng tại các vùng đó gần cảng nghiên cứu để từ đó đề xuất cho công ty mẹ tại Nhật cân nhắc, xem xét mở rộng các tuyến mới về nhập khẩu hàng ô tô hoặc xuất khẩu hàng dăm gỗ tại Việt Nam hoặc các mặt hàng khác để tạo điều kiện cho đại lý MOL tại Việt Nam được tham gia chăm lo cho nhiều tàu của MOL đến Việt Nam hơn nữa

Tuyển dụng nhân sự và mở rộng chi nhánh

Với khả năng tay nghề chuyên môn nhiều kinh nghiệm của các nhân viên trong lĩnh vực làm tổng đại lý cho các tàu PCC và tàu dăm gỗ ghé các cảng Việt Nam, công ty TNHH MOL Shipping Việt Nam có thể cân nhắc chiêu mộ thêm nhân sự cho công ty để có thêm người tìm kiếm nhiều khách hàng mới, nguồn hàng về Việt Nam cũng

101 như có người phụ trách thêm các công việc cho tàu tại cảng, giám sát quá trình làm hàng, cập bến và làm thủ tục cho tàu kĩ càng hơn Bên cạnh đó, khi đã có nguồn nhân lực chắc chắn, dày dặn kinh nghiệm và đảm bảo, công ty có thể cân nhắc thêm việc mở rộng quy mô công ty với số lượng nhân viên nhiều hơn thông qua sự đồng ý của công ty mẹ tại Nhật và có thể đặt thêm chi nhánh văn phòng đại lý tàu biển cho MOL tại miền Bắc và miền Trung nhằm tăng mạng lưới liên kết giữa các vùng trong trường hợp công ty mẹ tại Nhật có dự định khai thác nhiều tuyến về các vùng đó Trong tương lai, nếu trụ sở chính MOL tại Nhật có nhu cầu mở rộng quy mô khai thác các đội tàu PCC và dăm gỗ, công ty có thể đề xuất mở rộng chi nhánh đại lý tàu biển ở các vùng gần tuyến mà MOL Nhật khai thác để vận hành hiệu quả và chăm lo cho tàu tốt hơn Đề xuất việc đóng các con tàu mới hoặc hoán cải các con tàu cũ

Với nguồn vốn dồi dào từ trụ sở chính của MOL tại Nhật cùng với chiến lược lâu dài vững chắc, công ty TNHH MOL Shipping Việt Nam có thể đề xuất công ty mẹ tại Nhật đóng những con tàu mới phù hợp cho việc chuyên chở số lượng lớn hàng hóa nhập hoặc xuất khẩu về Việt Nam với các tiêu chí là trọng tải lớn, kích thước, mớn nước phù hợp, tốc độ nhanh hơn khi ghé các cảng chuyên tuyến đi và đến Việt Nam, đặc biệt là phải bảo vệ môi trường biển khi đóng các tàu loại mới tuân thủ chiến lược 2.1 mà công ty mẹ đã đề ra Bên cạnh đó, để có thể tiết kiệm hơn chi phí cho công ty mẹ tại Nhật, thay vì đóng các con tàu mới, có thể đề xuất công ty mẹ tại Nhật tiến hành hoán cải các con tàu cũ, con tàu hiện tại để cải tiến năng suất, tốc độ khai thác tốt hơn để có thể thực hiện xoay vòng nhiều tuyến, từ đó lượng tàu cũng như lượng hàng ra vào cảng Việt Nam nhiều hơn, từ đó tạo cơ hội cho tổng đại lý MOL tại Việt Nam được thực hiện nhiều công việc hỗ trợ cho tàu nhiều hơn

Nâng cao trình độ tay nghề của nhân viên đại lý tàu biển

Duy trì công tác đào tạo bài bản và phát triển nguồn nhân lực của công ty hướng tới mục tiêu lâu dài về hoạt động đại lý tàu biển, luôn đặt con người là yếu tố hàng đầu trong việc phát triển các hoạt động liên quan tới doanh nghiệp Ngoài ra, công ty cần có những kế hoạch, chiến lược dài hạn cho mô hình đào tạo nghiệp vụ

102 chuyên môn tại doanh nghiệp Bên cạnh đó, để việc hoạt động đại lý tàu biển hoạt động trơn tru và tốt hơn nữa, công ty cần có những chính sách đào tạo, phát triển năng lực của nhân viên về tìm kiếm khách hàng thay mặt cho công ty Nhật, đào tạo sử dụng, quản lý hệ thống dữ liệu thuần thục, nâng cao nghiệp vụ đại lý tàu biển tại cảng cho nhân viên, cung cấp những khóa học online về đại lý tàu biển để nhân viên được trau dồi thêm nhiều kỹ năng và nhận thức rõ hơn về công tác đại lý tàu biển Bên cạnh đó, công ty nên thường xuyên tổ chức các buổi họp online với lãnh đạo Nhật mỗi tháng để nắm được tình hình kinh doanh, những sai sót và bất lợi trong quá trình làm việc để rút kinh nghiệm làm việc sau này cho công tác đại lý được hiệu quả hơn Nếu có điều kiện hơn, công ty cần cử một số nhân viên ưu tú để đi công tác nước ngoài học hỏi mô hình vận hành đại lý tàu biển của các nước, học hỏi những cái hay của nước bạn để về vận dụng vào hoạt động đại lý tàu biển của công ty, từ đó, tăng hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển MOL tại Việt Nam cũng như giảm bớt áp lực trước các đối thủ cạnh tranh đại lý tàu biển cùng mảng hàng hóa

Tăng cường chiến dịch Marketing

Tại công ty TNHH MOL Shipping Việt Nam, công ty nhận làm tổng đại lý cho công ty MOL trụ sở chính tại Nhật nên việc mở rộng, nhận thêm đại lý tàu ngoài MOL bị hạn chế Do đó, để khách hàng có thể biết tới MOL cho việc vận chuyển nhiều hơn và công tác đại lý tàu biển của MOL tại Việt Nam diễn ra suôn sẻ, ổn định hơn ở mỗi năm, công ty cần phải thực hiện một số chiến dịch marketing như tổ chức các buổi webinar quy mô nhỏ với hình thức miễn phí, tiếp thị truyền miệng những cái tốt về công ty MOL đối với những đối tác, đồng nghiệp trong ngành vận tải biển, tham gia các hội thảo để quảng bá hình ảnh công ty cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm, hay công ty có thể tiếp thị bằng hình thức điện thoại Bên cạnh đó, công ty có thể đăng các bài liên quan tới hãng tàu và công tác đại lý tàu biển tại cảng lên các trang mạng xã hội uy tín để nhiều khách hàng, đối tác biết đến hay công ty có thể bỏ ra một ít chi phí cho việc marketing như đi lại, giao lưu các đối tác ở các nước khác có nhu cầu vận chuyển mặt hàng công ty đang thực hiện hoặc giao lưu, trao đổi với các đối tác ở các vùng trong Việt Nam từ đó danh tiếng công ty được nhiều khách

103 hàng hay biết đến, đồng thời có thể khách hàng tin tưởng ký các hợp đồng mới với công ty để tạo ra nhiều sản lượng và tàu hơn và công tác đại lý tàu biển có nhiều cơ hội được hoạt động tạo ra nhiều doanh thu hơn nữa

Nhìn chung, hoạt động công tác đại lý tàu biển cho tàu khi ra vào hoặc cảng là công việc không thể thiếu được trong chuỗi vận tải tàu biển cũng như chuỗi logistics của một nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là với sự phát triển kinh tế của nước Việt Nam Thật vậy, sản lượng hàng hóa lưu thông qua các cảng Việt Nam luôn trên

100 triệu tấn mỗi năm và với sự lưu thông, trao đổi, giao thương hàng hóa giữa Việt Nam với các nước khác đóng góp một phần vào sự phát triển nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây Vậy nên có thể thấy việc lưu thông hàng hóa qua các cảng thuận lợi như thế đều có một phần công sức góp vào từ các hoạt động đại lý cho tàu biển nỗ lực ngày đêm không ngại mưa gió để có thể chăm lo cho tàu được hoạt động tốt nhất có thể và việc thực hiện xếp dỡ hàng được diễn ra nhanh chóng hơn

Do đó, mục tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đưa ra những đề xuất về biện pháp cải thiện nhằm giúp doanh nghiệp nhận ra tình hình kinh doanh của công ty, tìm ra những ưu điểm và những khuyết điểm còn gặp phải và từ đó, doanh nghiệp đưa ra những chiến lược, kế hoạch hợp lý, tốt hơn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp ngày càng vững chắc hơn trong cuộc cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế vận tải biển tiến tới phát triển thành một doanh nghiệp đại lý tàu biển lớn mạnh và có nhiều tiếng tăm trong thị trường vận tải Việt Nam

Ngày đăng: 21/06/2024, 16:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, Cty TNHH Mitsui O.S.K Lines (Việt Nam), https://thongtindoanhnghiep.co/0304491818-cty-tnhh-mitsui-o-s-k-lines-viet-nam, [Ngày truy cập: ngày 01 tháng 07 năm 2023] Link
[2]. TS. Đặng Công Xưởng, TS. Nguyễn Hữu Hùng, Giáo trình Đại lý tàu biển và Giao nhận hàng hóa tại cảng, Nhà xuất bản Giao thông vận tải Khác
[3]. MOL Group, MOL ACE Brochure, tài liệu nội bộ công ty Khác
[4]. MOL Việt Nam, Báo cáo kinh doanh 2020 – 2022, tài liệu nội bộ công ty Khác
[5]. KS. Nguyễn Xuân Hưởng (2001), Phân tích hoạt động kinh tế của Doanh nghiệp vận tải biển, Trường Đại học Hàng hải Khác
[6]. Tiếu Văn Kinh (2010), Sổ tay hàng hải, Nhà xuất bản Giao thông vận tải Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH MOL Shipping Việt Nam - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH MOL Shipping Việt Nam (Trang 41)
Bảng 2.2: Số lượng nhân sự công ty - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Bảng 2.2 Số lượng nhân sự công ty (Trang 42)
Hình 2.2. Các tuyến đường hàng hải khu vực châu Á - châu Đại Dương - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Hình 2.2. Các tuyến đường hàng hải khu vực châu Á - châu Đại Dương (Trang 45)
Bảng 2.4: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH  MOL Shipping Việt Nam trong năm 2022 (so sánh với năm 2021) - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Bảng 2.4 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MOL Shipping Việt Nam trong năm 2022 (so sánh với năm 2021) (Trang 46)
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình hỗ trợ tàu - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Hình 2.3 Sơ đồ quy trình hỗ trợ tàu (Trang 51)
Hình 2.4: Tra cứu lịch tàu  Bước 4: Kiểm tra kết quả sau khi tra - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Hình 2.4 Tra cứu lịch tàu Bước 4: Kiểm tra kết quả sau khi tra (Trang 52)
Hình 2.5: Kết quả tra cứu có lịch tàu - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Hình 2.5 Kết quả tra cứu có lịch tàu (Trang 53)
Hình 2.7: Kiểm tra B/L trên hệ thống công ty MOL ACE - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Hình 2.7 Kiểm tra B/L trên hệ thống công ty MOL ACE (Trang 55)
Hình 2.8: Tra cứu tất cả B/L của khách hàng chuyên chở trên tàu - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Hình 2.8 Tra cứu tất cả B/L của khách hàng chuyên chở trên tàu (Trang 56)
Hình 2.9: Thanh tìm kiếm và đăng tải file để khai báo hải quan 1 cửa - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Hình 2.9 Thanh tìm kiếm và đăng tải file để khai báo hải quan 1 cửa (Trang 56)
Bảng 2.5: Sản lượng hoạt động đại lý tàu PCC và tàu dăm gỗ trong năm 2022 - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Bảng 2.5 Sản lượng hoạt động đại lý tàu PCC và tàu dăm gỗ trong năm 2022 (Trang 67)
Bảng 2.6: Sản lượng hoạt động đại lý tàu PCC theo chuyến trong năm 2022 - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Bảng 2.6 Sản lượng hoạt động đại lý tàu PCC theo chuyến trong năm 2022 (Trang 70)
Bảng 2.7: Sản lượng hoạt động đại lý tàu dăm gỗ theo chuyến trong năm 2022 - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Bảng 2.7 Sản lượng hoạt động đại lý tàu dăm gỗ theo chuyến trong năm 2022 (Trang 71)
Bảng 2.8: Sản lượng hoạt động đại lý tàu PCC theo thời gian trong năm 2022 - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Bảng 2.8 Sản lượng hoạt động đại lý tàu PCC theo thời gian trong năm 2022 (Trang 77)
Bảng 2.9: Sản lượng hoạt động đại lý tàu dăm gỗ theo thời gian trong năm 2022 - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Bảng 2.9 Sản lượng hoạt động đại lý tàu dăm gỗ theo thời gian trong năm 2022 (Trang 79)
Bảng 2.10: Sản lượng hoạt động đại lý tàu PCC theo khách hàng trong năm 2022 - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Bảng 2.10 Sản lượng hoạt động đại lý tàu PCC theo khách hàng trong năm 2022 (Trang 84)
Bảng 2.11: Sản lượng hoạt động đại lý tàu dăm gỗ theo khách hàng trong năm 2022 - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Bảng 2.11 Sản lượng hoạt động đại lý tàu dăm gỗ theo khách hàng trong năm 2022 (Trang 87)
Bảng 2.12: Doanh thu hoạt động đại lý tàu biển của công ty theo đội tàu trong - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Bảng 2.12 Doanh thu hoạt động đại lý tàu biển của công ty theo đội tàu trong (Trang 91)
Bảng 2.13: Doanh thu hoạt động đại lý tàu biển của công ty theo tuyến đường - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Bảng 2.13 Doanh thu hoạt động đại lý tàu biển của công ty theo tuyến đường (Trang 93)
Bảng 2.15: Doanh thu hoạt động đại lý tàu biển của công ty theo thời gian của - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Bảng 2.15 Doanh thu hoạt động đại lý tàu biển của công ty theo thời gian của (Trang 97)
Bảng 2.16: Doanh thu hoạt động đại lý tàu biển của công ty theo nhu cầu vận - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Bảng 2.16 Doanh thu hoạt động đại lý tàu biển của công ty theo nhu cầu vận (Trang 100)
Hình 1. Tàu LNG carrier, SENSHU MARU - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Hình 1. Tàu LNG carrier, SENSHU MARU (Trang 119)
Hình 3. Tàu NIPPON MARU - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Hình 3. Tàu NIPPON MARU (Trang 120)
Hình 4. Tàu BRASIL MARU - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Hình 4. Tàu BRASIL MARU (Trang 120)
HÌnh 9: Lịch sử về quá trình phát triển đội tàu PCC của công ty MOL - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
nh 9: Lịch sử về quá trình phát triển đội tàu PCC của công ty MOL (Trang 121)
Hình 10: Những nguyên tắc cơ bản của MOL - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Hình 10 Những nguyên tắc cơ bản của MOL (Trang 121)
Hình 11: Mạng lưới và dịch vụ toàn cầu về tàu PCC của công ty MOL ACE - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Hình 11 Mạng lưới và dịch vụ toàn cầu về tàu PCC của công ty MOL ACE (Trang 122)
Hình 12: Đội tàu của Tập đoàn MOL đang sở hữu hiện tại - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Hình 12 Đội tàu của Tập đoàn MOL đang sở hữu hiện tại (Trang 122)
Sơ đồ dỡ hàng tàu Wisdom Ace - Đánh giá hiệu quả hoạt động đại lý tàu biển và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiếp nhận tàu tại công ty TNHH Mol Shipping Việt Nam
Sơ đồ d ỡ hàng tàu Wisdom Ace (Trang 133)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN