Lời đầu tiên, cho phép em xin gửi lời cảm ơn đến Nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho sinh viên chúng em được học tập thật tốt, giúp đỡ chúng em trong từng môn học, trau dồi kiến thức chuyên ngành cho con đường sự nghiệp sau này. Lời cảm ơn tiếp theo em xin gửi đến thầy đã dành cả tâm huyết để chỉ dạy em và hỗ trợ em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Thầy luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của em cũng như ân cần chỉ dạy, sửa chữa từng lỗi sai trong suốt quá trình làm Luận văn tốt nghiệp để đảm bảo em có được nền tảng kiến thức ổn định nhất và có thành quả tốt nhất
Khái niệm, ý nghĩa và đối tượng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp
Khái niệm đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
Đánh giá (Phân tích) hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu đánh giá tất cả các quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; theo yêu cầu của hoạt động quản lý kinh doanh căn cứ vào tài liệu và các thông tin bằng cách nghiên cứu sâu hơn Bằng những phương pháp khác nhau nhằm giúp phân tích, đưa ra đánh giá tình hình kinh doanh, các nhân tố tiềm năng của doanh nghiệp đang cần phát triển, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp và mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đánh giá (Phân tích) hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thấy bản chất và sự tác động tới hoạt động kinh doanh, là quá trình nhận biết và đổi mới hoạt động kinh doanh một cách chủ động hơn, đồng thời phù hợp với từng nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp và còn phải phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế với mục đích mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
Ý nghĩa của đánh giá kết quả hoạt dộng kinh doanh
Đánh giá (Phân tích) hoạt động kinh doanh phần nào giúp cho doanh nghiệp thấy rõ, nhìn nhận đúng về khả năng, tiềm lực cũng như hạn chế, nhân tố gây ảnh hưởng trong doanh nghiệp Dựa vào cơ sở này, các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn các mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp phát triển Đánh giá (Phân tích) hoạt động kinh doanh là biện pháp giúp phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra Để có thể có những dự đoán chính xác thì doanh nghiệp nên thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích dựa trên các tài liệu có được thì doanh nghiệp có thể dự đoán trong thời gian sắp tới, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh đúng đắn Trên phân tích đó, doanh nghiệp có thể dự đoán được các rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra và có các phương án phòng tránh trước khi chúng xảy ra
2 Đánh giá (Phân tích) hoạt động kinh doanh trong chức năng quản trị dùng để cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản trị giúp họ điều hành hoạt động kinh doanh và cũng là cơ sở để đưa ra các quyết định đúng đắn, nhất là trong các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động sản xuất hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp Đánh giá (Phân tích) hoạt động kinh doanh cũng rất quan trọng đối với các đối tượng ngoài doanh nghiệp, khi họ đang và sẽ là đối tác, có mối quan hệ, nguồn lợi nhuận với doanh nghiệp Thông qua việc phân tích, họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay đối với doanh nghiệp nữa hay không Đánh giá (Phân tích) còn là hình thức biểu hiện của chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước, giúp các ban ngành quản lý giám sát và nắm được tình hình hoạt động kinh doanh trong nước.
Đối tượng của đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
Đối tượng của đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là các quá trình cũng như kết quả của hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng, tất cả đều được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế
Phân tích nhằm mục đích nghiên cứu quá trình hoạt động kinh doanh dựa trên số liệu của báo cáo tài chính Kết quả kinh doanh mà ta nghiên cứu có thể là kết quả của từng giai đoạn hoặc có thể là kết quả của cả một thời gian dài, cũng có thể là kết quả của quá khứ hoặc các kết quả dự kiến có thể đạt được trong tương lai…v.v
Kết quả kinh doanh thường được biểu hiện dưới dạng các chỉ tiêu kinh tế Chỉ tiêu là sự xác định về nội dung và phạm vi của các kết quả kinh doanh Nội dung chủ yếu của phân tích kết quả là phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp đã đạt được trong kỳ
Như vậy, tính phức tạp và đa dạng của nội dung đánh giá được thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế dùng để đánh giá kết quả kinh doanh Việc xây dựng hoàn chỉnh một hệ thống các chỉ tiêu với cách phân biệt hệ thống chỉ tiêu khác nhau, việc phân loại các nhân tố ảnh hưởng theo các góc độ khác nhau không những giúp cho doanh nghiệp đánh giá một cách đầy đủ kết quả kinh doanh, sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, mà còn tìm ra được nguyên nhân, các mặt mạnh, mặt yếu để có biện pháp khắc
3 phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Ðể thực hiện được công việc cụ thể đó, cần nghiên cứu khái quát các phương pháp trong dánh giá kinh doanh.
Nhiệm vụ của đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
Đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu kế hoạch và sự tuân thủ đối với các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp
Xác định nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh, tính toán mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố Đề ra các biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của các nhân tố tiêu cực và loại bỏ ảnh hưởng của các yếu tố đó nhằm phát huy các nhân tố tích cực Dựa vào đây có thể đẩy mạnh các thế mạnh sẵn có và khai thác tiềm năng trong doanh nghiệp.
Phương pháp đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế Cho phép tổng hợp những điểm chung, tách ra được những điểm riêng biệt của những hiện tượng kinh tế được đem ra so sánh, dựa trên cơ sở này ta đưa ra đánh giá về các mặt đã và đang phát triển hoặc các mặt ít phát triển hơn Vậy nên việc hoạt động kinh doanh hiệu quả hoặc kém hiệu quả giúp các nhà quản trị tìm ra được các giải pháp và biện pháp nhằm quản lý tối ưu hơn Ðể đáp ứng các mục đích nghiên cứu, thường sử dụng những kỹ thuật so sánh như:
Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn là một trong những phương pháp giúp thực hiện được mục đích xác định chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này được áp dụng khi các nhân tố và chỉ tiêu đánh giá có mỗi quan hệ tích số, thương số, hiệu số hoặc kết hợp cả tích, thương và tổng, hiệu số Nguyên tắc của phương pháp thay thế liên hoàn là: Khi thực hiện việc tính toán mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến chỉ tiêu kinh tế cần phân tích thì nên xem xét đến sự biến động của nhân tố đó, còn các nhân tố khác coi như không đổi
4 Để thực hiện phương pháp này ta có các bước sau:
Bước 1: Phương trình kinh tế:
A = a.b.c.d Bước 2: Đối tượng phân tích: là mức chênh lệch giữa các chỉ tiêu của kỳ nghiên cứu so với kỳ phân tích
Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng: là kết quả thay thế lần sau trừ đi kết quả lần trước ta xác định được mức độ ảnh hưởng
∆𝐴 𝑑 = 𝑎 1 𝑏 1 𝑐 1 𝑑 1 − 𝑎 1 𝑏 1 𝑐 1 𝑑 0 Bước 4: Phạm vi sử dụng
Khi các nhân tố có quan hệ chỉ tiêu phân tích là tích số, thương số, vừa tích vừa thương vừa tổng đại số
Bước 5: Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
Bước 6: Lập bảng phân tích:
Bảng phân tích phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch được áp dụng để tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích Thực ra phương pháp này chỉ là sự biến đổi của phương pháp thay thế liên hoàn Khi tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố theo phương pháp thay thế liên hoàn thấy được những thừa số chung trong phép trừ giữa hai lần thay thế Nếu rút các thừa số chung ra, còn lại một thừa số là hiệu của kỳ số nghiên cứu và kỳ gốc của nhân tố đang xét Để thực hiện phương pháp này ta có các bước sau:
Bước 1: Phương trình kinh tế:
A = a.b.c.d Bước 2: Đối tượng phân tích: là mức chênh lệch giữa các chỉ tiêu của kỳ nghiên cứu so với kỳ phân tích
Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng: là kết quả thay thế lần sau trừ đi kết quả lần trước ta xác định được mức độ ảnh hưởng
∆𝐴 𝑑 = 𝑎 1 𝑏 1 𝑐 1 (𝑑 1 − 𝑑 0 ) Bước 4: Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
𝛿𝐴 = 𝛿𝐴 𝑎 + 𝛿𝐴 𝑏 + 𝛿𝐴 𝑐 + 𝛿𝐴 𝑑 Bước 5: Lập bảng phân tích: Lập bảng phân tích như bảng phân tích bằng phương pháp thay thế liên hoàn.
Phương pháp cân đối
Cân đối là sự cân bằng về lượng giữa các yếu tố của quá trình hoạt động kinh doanh Phương pháp này được sử dụng nhằm vào mục đích tính toán và xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích Cụ thể, mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của mỗi nhân tố đến chỉ tiêu kinh tế cần nghiên cứu bằng số chênh lệch giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị số kỳ gốc của nhân tố đó
Tổng quát: Giả sử chỉ tiêu A có quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng theo công thức:
𝐴 = 𝑎 + 𝑏 - 𝑐 Trị số các nhân tố kỳ gốc là 𝑎 0 , 𝑏 0 , 𝑐 0
Trị số các nhân tố kỳ nghiên cứu là 𝑎 1 , 𝑏 1 , 𝑐 1
Chênh lệch giá trị chỉ tiêu giữa 2 kỳ là:
∆𝐴 = 𝐴 1 − 𝐴 0 = (𝑎 1 + 𝑏 1 − 𝑐 0 ) − (𝑎 0 + 𝑏 0 − 𝑐 0 ) Như vậy, cơ sở phương pháp cân đối là sự cân bằng giữa các mặt, các nhân tố Nhờ vào sự cân đối này mà khi ta phân tích tình hình tài chính chủ yếu dùng phương pháp cân đối để nghiên cứu.
Phương pháp chỉ số
Áp dụng phương pháp chỉ số để đưa ra đánh giá hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đây ta xác định được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến những chỉ tiêu cần phân tích Từ phương trình kinh tế xác định được mối quan hệ giữa chỉ tiêu và các nhân tố, từ đó có được hệ thống chỉ số
Phương pháp này được sử dụng khi đánh giá những chỉ tiêu bình quân như cước phí bình quân, mức lương bình quân, năng suất lao động bình quân,….
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc bán hoặc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ, cung ứng sau khi đã trừ các khoản chiết khấu, giảm giá và ưu đãi dịch vụ/hàng bán, hàng bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng đồng ý thanh toán cho doanh nghiệp,…
Doanh thu hoạt động tài chính phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp, gồm: Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác; Lãi chuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác; Lãi tỷ giá hối đoái, gồm cả lãi do bán ngoại tệ; Tiền lãi; Cổ tức, lợi nhuận được chia; Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.
Chỉ tiêu chi phí
Chi phí là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, gắn liền với việc sản xuất và lưu thông hàng hóa Trong quá trình hình thành của doanh nghiệp, chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh xảy ra khi đang hoạt động kinh doanh, luôn tồn tại và hoạt động xuyên suốt, từ hoạt động thu mua nguyên liệu đến khâu tạo ra sản phẩm rồi vận chuyển để đưa đến tay khách hàng/người tiêu dùng, cuối cùng là tiêu thụ và sử dụng nó Việc xác định và tính toán chi tiết từng loại chi phí là cơ sở và tiền đề giúp cho các nhà quản lí doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh, với mục đích phát triển doanh nghiệp hơn nữa
Việc phân tích và đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh là một phần quan trọng trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, chi phí này là một nhân tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ Thông qua việc phân tích chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh có thể phản ánh và đánh giá được mức chi phí còn lại
8 của doanh nghiệp, khai thác và thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp tăng cao Doanh nghiệp cần phải quản lí chặt chẽ mặt chi phí, tiết kiệm các chi phí và tránh phát sinh không đáng có, tránh những khoản chi phí không cần thiết, tạo ưu đãi giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh và vị thế cho doanh nghiệp.
Chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp thể hiện được kết quả mà doanh nghiệp đạt được trong quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh rõ ràng về số lượng và chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định, …
Lợi nhuận là nguồn gốc quan trọng để doanh nghiệp tích luỹ, tái đầu tư, tăng trưởng, phát triển và là điều kiện quan trọng nhằm góp phần nâng cao và cải thiện điều kiện làm việc của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp Là chỉ tiêu giúp doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ đóng góp đối với ngân sách Nhà nước, góp phần tạo nên sự vững mạnh cho nền tài chính quốc gia
Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng, khuyến khích nhân viên và doanh nghiệp cố gắng hết sức với mục đích phát triển doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn Vì vậy phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa là một nội dung trọng tâm của phân tích hoạt động kinh doanh, chỉ có thông qua phân tích tình hình lợi nhuận mới đề ra các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận, thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp Đánh giá tình hình thu được lợi nhuận của doanh nghiệp và của từng chỉ tiêu trong lợi nhuận nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó đánh giá việc thực hiến các chức năng kinh doanh và đánh giá việc lựa chọn các chức năng đó Phân tích chung tình hình lợi nhuận sử dụng chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận và lợi nhuận của các bộ phận cấu thành
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH LOGISTICS QUỐC TẾ MY NĂM 2022
Giới thiệu tổng quan về công ty
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Logistics Quốc Tế MY
- Tên Công ty: Công ty TNHH Logistics Quốc Tế MY
- Tên quốc tế: MY INTERNATIONAL LOGISTICS COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: MY INTERNATIONAL LOGISTICS CO., LTD
Hình 2.1: Logo của Công ty TNHH Logistics Quốc Tế MY
- Trụ sở chính: 15-D Jinan Mansion, No.908, Dongdaming Road, Shanghai, China
- Văn phòng tại TP.HCM: Verosa Park, Số 39 Đường số 10, Khu phố 2, Phường Phú Hữu, Thành Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Người đại diện: Bà Nguyễn Thị Khánh Uyên
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài Nhà nước
- Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Logistics Quốc
Công ty TNHH Logistics Quốc tế MY là chi nhánh tại Việt Nam được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại và chính thức hoạt động theo mô hình Công ty TNHH từ ngày 05/08/2018 Hiện nay trụ sở chính của công ty nằm tại ShangHai (China), ngoài ra công ty cũng có chi nhánh tại TP.Ho Chi Minh (Vietnam), PhnomPenh (Campuchia), Yangon (Myanmar)
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp chuỗi giải pháp hậu cần logistics, cung ứng nhân lực và hoạt động thương mại đầu tư, Công ty TNHH Logistics Quốc tế MY đã nhanh chóng phát huy ưu thế chủ động của mô hình mới và sự năng động của đội ngũ nhân viên vừa có kinh nghiệm vừa có sức trẻ, liên tục phát triển có sự tăng trưởng cao đều đặn hàng năm cả về quy mô và phạm vi họat động, chất lượng dịch vụ Vốn điều lệ đã tăng từ khi thành lập chi nhánh đầu tiên tại Việt Nam trong đó gấp đôi số vốn tăng thêm là do tích lũy từ lợi nhuận kinh doanh với phương châm luôn không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và mở rộng quy mô Công ty nhằm đem lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng thông qua chất lượng dịch vụ và giá trị gia tăng lớn nhất
Trong bối cảnh thị trường giao nhận vận tải và logistics ngày càng phát triển, chuyên nghiệp, cạnh tranh và hội nhập nhanh với thị trường khu vực và thế giới; hoạt động của MY Logistics được tổ chức và thực hiện trên cơ sở kết nối nội bộ, kết nối với các khách hàng và đối tác để đạt mục đích là mang lại thành công cho tất cả Sứ mệnh của công ty là:
“Cùng kết nối - Cùng thành công”
Là doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics, MY luôn đồng hành cùng khách hàng để phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, kiểm soát chi phí hợp lý và hiệu quả Phương châm hoạt động của công ty là:
“Chuyên nghiệp – Tận tâm – Tin cậy – Hiệu quả”
2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Công ty
MY INTERNATIONAL LOGISTICS luôn phấn đấu không ngừng để trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế Cung cấp những dịch vụ giao nhận chuyên nghiệp, hoàn hảo tới khách hàng Hướng tới là một trong những doanh nghiệp có chất lượng dịch vụ tốt nhất và chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam và thị trường quốc tế với Slogan: “Impossible is nothing”
Lãnh đạo và nhân viên của Công ty luôn nỗ lực không ngừng để đưa Công ty trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh, bền vững, xây dựng và phát triển thương hiệu có sức cạnh tranh lớn trong nước và quốc tế
2.1.4 Nhiệm vụ, chức năng và ngành nghề kinh doanh
- Với người lao động: Là công ty có môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh trong đó mọi người đều được tôn trọng và có cơ hội khẳng định mình
- Với khách hàng: Ưu tiên quyền lợi của khách hàng
- Với cổ đông: Trung thực và minh bạch
- Với xã hội: Tôn trọng lợi ích chung Đảm bảo việc tổ chức và xây dựng thực hiện các kế hoạch kinh doanh dịch vụ của công ty và các kế hoạch có liên quan nhằm đáp ứng các chức năng hoạt động của công ty
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách, luật pháp của Nhà nước và tập quán quốc tế về các lĩnh vực có liên quan đến công tác giao nhận vận tải, các quy định về tài chính, tài sản cố định và tài sản lưu động
- Hoạt động kinh doanh đúng phạm vi đã được đăng ký trên giấy phép kinh doanh, sử dụng vốn đúng chức năng, quyền hạn được quy định và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động, dịch vụ của mình Khai thác tối đa hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để mở rộng kinh doanh Tăng cường công tác quản lý tài chính, tạo mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với các nước trên thế giới và trong khu vực
- Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho tập thể nhân viên đáp ứng nhu cầu kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và cải thiện đời sống vật chất tinh thần, điều kiện làm việc cho nhân viên trong công ty
- Thực hiện tốt chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trả lương nhân viên và nộp thuế thu nhập cá nhân
- Giao nhận và vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ trong và ngoài nước
- Tổ chức thực hiện một hay nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy từ khác, tư vấn khách hàng, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng
- Tổ chức thực hiện vận chuyển hàng lẻ (LCL) và hàng nguyên container (FCL) xuất nhập khẩu bằng đường biển với các hình thức từ cảng đến cảng, từ kho khách hàng người bán đến kho khách hàng người mua
- Tổ chức dịch vụ đại lý tàu biển và môi giới hàng hoá, thuê phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hoá đến cảng hay đến địa điểm nhận hàng cuối cùng theo yêu cầu của chủ hàng
- Tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa bằng đường biển, đường hàng không theo đúng quy định của đất nước và thông lệ quốc tế
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.2.1 Các nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố chính trị, luật pháp, văn hóa, xã hội, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, cơ sở hạ tầng và quan hệ kinh tế, điều kiện tự nhiên, đây là những yếu tố mà doanh nghiệp khó kiểm soát được, đồng thời nó tác động đến các doanh
24 nghiệp trên thị trường, các nhân tố này tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo từng kiểu khác nhau Các nhân tố này vừa tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp phát triển vừa hạn chế khả năng thực hiện các mục tiêu đã đề ra trước đó của doanh nghiệp
• Yếu tố chính trị và luật pháp:
Hệ thống pháp luật và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật tại Việt Nam đã và đang tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh được các tình trạng gian lận, buôn lậu,… Sự ổn định về chính trị và luật pháp cho phép doanh nghiệp đánh giá được mức độ rủi ro của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của nó đến doanh nghiệp như thế nào, vì vậy việc nghiên cứu các yếu tố này là điều không thể thiếu khi doanh nghiệp bước chân vào thị trường logistics
Các yếu tố này có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia và mở rộng ở thị trường logistics Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến sức mua, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng, sử dụng dịch vụ hay xu hướng phát triển của các ngành
- Xu hướng đóng và mở của nền kinh tế ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh, khả năng sử dụng thế mạnh về chất lượng dịch vụ
- Lạm phát gây ảnh hưởng lớn đến thu nhập, có thể kích thích hoặc cũng có thể kìm hãm đầu tư, tích lũy, tiêu dùng,
- Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến vai trò và xu hướng phát triển của các ngành trong nền kinh tế, kéo theo là sự thay đổi chiều hướng phát triển hoặc giảm sút của ngành logistics
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế biểu hiện được xu hướng phát triển chung của cả nền kinh tế, việc này có liên quan mật thiết đến việc mở rộng hay thu nhỏ quy mô của doanh nghiệp
• Yếu tố văn hóa xã hội:
Các yếu tố văn hóa xã hội có sức ảnh hưởng tới khách hàng cũng như quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đây là yếu tố hình thành nên tâm lý, thị hiếu
25 sử dụng dịch vụ của khách hàng Thông qua các yếu tố này giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và bao quát với các mức độ khác nhau như đối tượng khách hàng, thị trường nhắm đến, qua đây giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn và đưa ra các phương thức kinh doanh phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai
• Yếu tố kỹ thuật công nghệ:
Yếu tố này phần nào tác động đến yêu cầu đổi mới trong việc cung cấp dịch vụ và chất lượng dịch vụ, khả năng cạnh tranh, năng suất lao động, lựa chọn và cung cấp dịch vụ từ phía khách hàng
Các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng một phần đến kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh như mưa bão, thiên tai khiến cho việc cung ứng và luân chuyển hàng hóa diễn ra khó khăn và chậm hơn dự kiến
Khách hàng là những người có nhu cầu sử dụng dịch vụ và khả năng thanh toán các dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh Khách hàng là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế, nhất là trong ngành logistics Khác hàng có rất nhiều yêu cầu và nhu cầu khác nhau tùy theo loại hàng hóa, cũng như quốc gia xuất và nhập hàng, dịch vụ hải quan, Mỗi khách hàng sẽ có những điểm đặc trưng riêng biệt phản ánh quá trình sử dụng dịch vụ của họ
Do đó doanh nghiệp phải có sẵn chính sách và giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu kịp thời và nhanh chóng cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng
• Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, doanh nghiệp phải cạnh tranh được với các đối thủ khác thì mới có thể tồn tại, ngược lại nếu không cạnh tranh được sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường Việc cạnh tranh này giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế, hoạt động cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp với mục đích phục vụ khách hàng một cách tốt nhất có thể
2.2.2 Các nhân tố chủ quan
Là tất cả các yếu tố thuộc khả năng của doanh nghiệp mà họ có thể kiểm soát được ở một mức nào đó và được sử dụng với mục đích khai thác các cơ hội kinh doanh
Đánh giá tình hình sản lượng công ty năm 2022
2.3.1 Đánh giá tình hình sản lượng theo thời gian năm 2022
Bảng 2.3: Tình hình sản lượng theo thời gian năm 2022 Đơn vị tính: TEU
Biểu đồ 2.4: Sản lượng theo quý năm 2021 – 2022 của Công ty
Quý I Quý II Quý III Quý IV
Nhìn chung, Tổng sản lượng của Công ty năm 2022 đạt 9,571 TEUS, tăng 3,894 TEUS, tương ứng với mức tăng 68,59% so với năm 2021 Sự tăng giảm được thể hiện qua từng quý, cụ thể như:
Quý I của năm 2022, sản lượng của công ty đạt 2,186 TEUS, chiếm tỷ trọng 22,84% trên tổng sản lượng, tăng 739 TEUS tương ứng với mức tăng 51,07% so với năm 2019 Sự thay đổi này tác động làm tổng sản lượng ở quý I năm 2022 tăng 13,25% so với năm 2021 Nguyên nhân khiến sản lượng quý I tăng một phần nhờ vào các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước và các ban ngành, trạng thái “bình thường mới” tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất hoạt động kinh doanh, tạo ra nguồn hàng ổn định cho dịch vụ cung ứng nhằm phục vụ nhu cầu hàng hóa sau đại dịch Covid – 19, các tháng đầu năm là vào dịp lễ Tết nên nhu cầu mua sắm tiêu dùng của khách hàng tăng khiến cho sản lượng của công ty tăng cao vào các tháng đầu năm Tuy nhiên một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng khiến sản lượng hàng hóa tăng nhưng không nhiều là do khối lượng container đi và về có xu hướng giảm so với năm 2021 Xu hướng này tiếp tục kéo dài trong những tháng cuối năm, khi người tiêu dùng đang có xu hướng đổ tiền vào dịch vụ thay vì hàng hóa như thời kỳ dịch bệnh Việc áp dụng chính sách Zero – COVID tại Thượng Hải vào tháng 5 dẫn đến thành phố cảng quan trọng này đồng thời là nơi đặt trụ sở chính của Công ty bị phong tỏa và các hoạt động khai thác dịch vụ logistics khác bị gián đoạn nghiêm trọng, thủ tục xuất nhập khẩu bị đình trệ cùng với đó là không thể giải phóng được container rỗng dẫn đến thiếu hụt container rỗng ở các cảng, giá cước tuyến ShangHai – HoChiMinh cả về đường biển lẫn đường hàng không đều tăng vọt Với khủng hoảng xăng dầu, chi phí vận tải và giá cước tăng một cách đột biến khiến cho hoạt động vận chuyển quốc tế cũng như nội địa của nhiều quốc gia gặp khó khăn Điều này trực tiếp đẩy giá hàng hóa lên cao Doanh nghiệp cần đẩy mạnh dịch vụ hơn nữa nhằm mục đích thúc đẩy sản lượng và cần đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng nan giải này, kèm theo tìm kiếm nguồn khách hàng mới cũng như duy trì khách hàng lâu năm
Quý II của năm 2022, sản lượng của công ty đạt 2,004 TEUS, chiếm tỷ trọng 20,94% trên tổng sản lượng, tăng 743 TEUS tương ứng với mức tăng 58,92% so với
29 năm 2019 Sự thay đổi này tác động làm tổng sản lượng ở quý II năm 2022 tăng 13,32% so với năm 2021 Nguyên nhân khiến sản lượng quý II tăng là nhờ vào kết quả tìm kiếm và duy trì mối quan hệ với các khách hàng của công ty, nâng cao chất lượng dịch vụ kèm theo đó là cập nhật sự thay đổi theo xu hướng của ngành và đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng nhằm tăng trải nghiệm sử dụng dịch vụ của khách Nhưng quý này vào những tháng sau dịp lễ Tết nên nhu cầu tiêu dùng của khách hàng không quá nhiều như quý trước nên khiến sản lượng tuy có giảm hơn so với quí I nhưng không đáng kể, vẫn trong tình trạng duy trì ổn định Do vậy doanh nghiệp nên đảm bảo yêu cầu linh hoạt, đưa ra những dịch vụ chuyên biệt nhằm phục vụ từng yêu cầu riêng của từng khách hàng cụ thể và đẩy mạnh chất lượng dịch vụ, nâng cao trình độ chuyên môn hơn nhằm đến với người tiêu dùng gần hơn nữa
Quý III của năm 2022, sản lượng của công ty đạt 2,792 TEUS, chiếm tỷ trọng 29,17% trên tổng sản lượng, tăng 1,808 TEUS tương ứng với mức tăng 183,74% so với năm 2019 Sự thay đổi này tác động làm tổng sản lượng ở quý III năm 2022 tăng 32,42% so với năm 2021 Nguyên nhân khiến sản lượng quý III tăng mạnh so với những quý khác là do chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với dịch vụ vận tải, tình trạng khan hiếm container rỗng và giá cước giảm, cùng với giá nhiên liệu như xăng dầu cũng giảm Nhu cầu khách hàng cần nguyên vật liệu tăng gia sản xuất để phục vụ cho các dịp lễ Tết sắp tới cũng đang dần tăng hơn, vì vậy các hoạt động sản xuất hàng hóa và vận tải qua đó cũng tăng lên Doanh nghiệp cần đưa ra nhiều hơn nữa các giải pháp, chính sách tốt nhất nhằm khắc phục tối đa các mặt tiêu cực và hạn chế đối với các dịch vụ của công ty, củng cố hơn và nâng cao chất lượng dịch vụ
Quý IV của năm 2022, sản lượng của công ty đạt 2,589 TEUS, chiếm tỷ trọng 27,05% trên tổng sản lượng, tăng 704 TEUS tương ứng với mức tăng 37.35% so với năm 2019 Sự thay đổi này tác động làm tổng sản lượng ở quý IV năm 2022 tăng 12,62% so với năm 2021 Do các nhân tố bất lợi từ thị trường trên thế giới nguồn hàng sản xuất công nghiệp có xu hướng chậm lại trong quý IV Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nguồn cung và cầu giảm, sản xuất trì trệ đã làm cho hoạt động xuất khẩu bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm, dẫn đến tình trạng sản lượng hàng hóa giảm Doanh nghiệp cần cấp tốc đưa ra
30 nhiều cách ứng phó với những khó khăn đang phải đối mặt, đẩy mạnh số hóa trong logistics, đào tạo chất lượng đội ngũ nhân viên ngày một nâng cao hơn Đáp ứng và giải quyết các yêu/nhu cầu từ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất nhằm mang lại cho khách hàng một cái nhìn tích cực và tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của công ty hơn nữa
2.3.2 Đánh giá tình hình sản lượng theo dịch vụ sản xuất năm 2022
Bảng 2.4: Tình hình sản lượng theo dịch vụ sản xuất năm 2022
1 Dịch vụ vận tải đường bộ 3,127 56.07 4,796 50.11 153.37 1,669 29.93
2 Dịch vụ vận tải đường biển 2,450 43.93 4,775 49.89 194.90 2,325 41.69
Biểu đồ 2.5: Sản lượng theo dịch vụ năm 2021 – 2022 của Công ty
DVVT Đường Bộ DVVT Đường Biển
Qua bảng trên ta thấy được, sản lượng theo dịch vụ của công ty bao gồm dịch vụ chính như dịch vụ vận tải đường bộ và vận tải đường biển Hai dịch vụ này được đánh giá cụ thể như sau:
Dịch vụ vận tải đường bộ tăng lên, cụ thể là sản lượng của dịch vụ vận tải đường bộ vào năm 2022 là 4796 TEUS và tăng 1,669 TEUS tương ứng 53,37% so với năm
2021 Nguyên nhân khiến sản lượng dịch vụ này tăng là do chính sách bình ổn giá cả xăng dầu giúp cho giá cước xe tải giảm hơn so với năm trước, tuyến hàng Việt – Campuchia phục hồi và có dấu hiệu tăng và đây cũng là một trong những tuyến hàng mạnh và duy trì lâu nhất của công ty Doanh nghiệp cần đẩy mạnh và phát triển hơn nữa các tuyến hàng, tuyến đường vận chuyển hàng hóa qua Campuchia, thông qua các cửa khẩu Mộc Bài, Bình Hiệp; cùng với đó là tìm kiếm và mở rộng tuyến hàng qua Lào, Thái Lan nhằm tăng sản lượng và mở rộng thị trường
Dịch vụ vận chuyển đường biển cũng tăng mạnh, cụ thể là sản lượng của dịch vụ vận chuyển đường biển vào năm 2022 là 4775 TEUS và tăng 2,325 TEUS tương ứng 94,9% so với năm 2021 Nguyên nhân khiến sản lượng Dịch vụ vận tải đường biển tăng mạnh hơn là nhờ những chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước, nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nước tăng lên sau đại dịch Covid - 19 kèm theo đó là cung cấp dịch vụ vận tải đường biển sẽ an toàn và nhanh nên được các khách hàng ưu tiên hơn Các nước mở cửa giao thương trở lại, các hãng tàu tăng các tuyến đường qua Mỹ, mở ra tuyến đường vận chuyển ngắn và tối ưu, sản lượng hàng hóa xuất nhập vận chuyển bằng đường biển tăng một cách rõ rệt
2.3.3 Đánh giá tình hình sản lượng theo chiều hàng năm 2022
Bảng 2.5: Tình hình sản lượng theo chiều hàng năm 2022 Đơn vị tính: TEU
Biểu đồ 2.6: Sản lượng theo chiều hàng năm 2021 – 2022 của Công ty
Qua đó, mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga – Ukraina, giá cả xăng dầu và nguyên liệu tăng cao, nhưng tổng sản lượng xếp dỡ tại Công ty vẫn đạt hơn 5 nghìn TEUS, tăng 71,62% so với cùng kỳ năm trước Cụ thể qua bảng số liệu được liệt kê phía trên, ta có thể thấy:
Do nền kinh tế bị kìm hãm bởi các yếu tố khách quan (xăng dầu, dịch bệnh, xung đột, lạm phát,…) nên lượng hàng Xuất Nhập khẩu của công ty trong 2 năm cũng có sự phát triển không đồng đều Công ty phải đối mặt với các khó khăn để phục hồi sản xuất kinh doanh, thậm chí mất nhiều thời gian để khôi phục như thời điểm cung ứng ổn định như trước đây
Sản lượng hàng xuất khẩu của công ty năm 2022 đạt 5,014 TEUS, chiếm tỷ trọng 52,39% trên tổng sản lượng năm 2022, tăng 2,568 TEUS, tương ứng tăng 104,99% so với năm 2021 Sự thay đổi này tác động làm tổng sản lượng của công ty trong năm 2022 tăng 46,05% so với năm 2021 Sản lượng xuất năm 2022 tăng và phục hồi mạnh mẽ sau những ảnh hưởng của các nhân tố tiêu cực tác động như hậu đại dịch Covid – 19, biến chủng Omicron, cuộc chiến tranh xung đột Nga – Ukraina và chính sách “Zero Covid”, lạm phát, khủng hoảng năng lượng Bên cạnh đó nguồn hàng sản xuất trong và ngoài nước dồi dào, đáp ứng nhu cầu tăng cao của khách hàng khiến sản lượng xuất khẩu của công ty tăng mạnh
Sản lượng hàng nhập khẩu của công ty năm 2022 đạt 4,557 TEUS, chiếm tỷ trọng 47,61% trên tổng sản lượng năm 2022, tăng 1,426 TEUS, tương ứng giảm 45,54% so với năm 2021 Sự thay đổi này tác động làm tổng sản lượng của công ty năm 2022 tăng 25.57% so với năm 2021 Sản lượng nhập khẩu năm 2022 có phần tăng do nhu cầu nhập khẩu trong nước của khách hàng tăng so với năm ngoái, các chính sách mở cửa giữa các nước, mở cửa khẩu biên giới giữa các nước và lượng hàng nhập từ các khách hàng lâu năm của công ty vẫn giữ được sự ổn định Đây là khoảng thời gian mà tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đều rất khó khăn, hàng không giải phóng được hoặc lúc giải phóng được thì các hãng tàu đều hạn chế cho hàng về Đi theo đó là rất nhiều vấn đề phát sinh khác Không thể lường hết Nguyên nhân chủ yếu việc giao nhận hàng hóa bị ảnh hưởng do lượng hàng trên thị trường bị ảnh hưởng nặng nề do khủng hoảng kinh tế Ngoài ra do chi phí vận chuyển tăng, các phát sinh do lưu kho, bãi lớn do ách tách hàng hóa tại các cửa khẩu cũng tạo thêm áp lực và khó khăn hơn
Đánh giá chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2022
Bảng 2.6: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2022 Đơn vị tính: Đồng
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 287,842,165,370 351,319,434,784 122.05 63,477,269,414
2 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 287,842,165,370 351,319,434,784 122.05 63,477,269,414
4 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 29,430,470,316 27,621,484,112 93.85 (1,808,986,204)
5 Doanh thu hoạt động tài chính 9,826,621,340 15,346,460,418 156.17 5,519,839,078
8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 20,498,023,845 26,263,195,130 128.13 5,765,171,285
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt dộng kinh doanh 19,328,571,321 16,651,528,815 86.15 (2,677,042,506)
13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 20,718,970,653 22,240,928,914 107.35 1,521,958,261
14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 4,068,931,694 4,533,462,536 111.42 464,530,842
15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 16,951,028,190 17,707,466,378 104.46 756,438,188
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận Thông qua sự biến đổi của từng chỉ tiêu trong bảng 2.2 có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2022 so với năm 2021
Từ đó, đưa ra phân tích các nguyên nhân gây ảnh hưởng và tìm ra giải pháp cụ thể, phù hợp với doanh nghiệp
Cùng với việc các nước sớm có được vaccine phòng bệnh Covid – 19 vào năm
2021 góp phần phục hồi của ngành logistics có sự chuyển biến hơn trước đây Các hoạt động sản xuất kinh doanh đã dần lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy hiệu quả
Nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao, do đó nước ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi tình hình kinh tế - chính trị phức tạp đang diễn ra hiện nay trên thế giới: Lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ buộc các quốc gia phải thắt chặt chính sách tiền tệ, cạnh tranh chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn, xung đột quân sự giữa Nga – Ukraine; thiên tai, biến đổi khí hậu, mưa bão, hạn hán, dịch bệnh và vấn đề phát sinh liên quan đến Covid,… gây ảnh hưởng đến Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty bao gồm doanh thu dịch vụ vận tải, xếp dỡ; doanh thu dịch vụ đại lý tàu biển và doanh thu dịch vụ khác Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2022 đạt 351,319,434,784 đồng, tăng 63,477,269,414 đồng, tương ứng tăng 22,05% so với năm 2021 Nguyên nhân chính là do sản lượng hàng của công ty tăng nên khiến cho doanh thu dịch vụ vận tải, dịch vụ khác đều tăng, kéo theo đó là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng theo Chứng tỏ công ty không có thêm những khoản mục phát sinh hay giảm trừ doanh thu do giảm giá dịch vụ hay bị trì trệ hoặc bị trả hàng/hủy dịch vụ Doanh thu tăng còn do chất lượng dịch vụ của công ty cao, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẵn sàng hỗ trợ, giải quyết và đáp ứng tốt các tình huống, yêu cầu và nhu cầu khách hàng đề ra Qua đây cho thấy công ty đang hoạt động rất ổn định, là tín hiệu đáng mừng và cần phát huy thêm nữa nhằm tăng doanh thu và cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường
Giá vốn hàng bán của công ty bao gồm giá vốn dịch vụ vận tải, xếp dỡ; giá vốn dịch vụ đại lý và giá vốn dịch vụ khác Giá vốn hàng bán của công ty năm 2022 là 323,697,950,672 đồng, tăng 66,281,646,108 đồng, tương ứng tăng 25,75% so với năm
2021 Nguyên nhân dẫn đến giá vốn hàng bán tăng là do công ty thuê các dịch vụ từ bên
36 ngoài với mục đích đảm bảo việc khai thác được diễn ra thuận lợi Đồng thời công ty phải chia phần trăm hoa hồng với các hãng tàu, nhà xe, qua đây thấy được sự ảnh hưởng bởi việc những yếu tố giá xăng dầu tăng, cuộc chiến Nga – Ukraina, chính sách Zero Covid… tác động đến các nhân tố khác như giá cước vận tải, cước phí xe, giá nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao trong một thời gian dài, cộng với sự thiếu hụt nghiêm trọng container, tài xế, nguyên vật liệu để gia công hàng hóa Làm cho giá vốn hàng bán của công ty trong năm 2022 tăng đáng kể Công ty cần tìm cách khắc phục tình trạng tốc độ tăng trưởng giá vốn hàng bán cao hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu, cần có biện pháp cân đối giữa hai chỉ tiêu, kèm theo việc hạn chế việc thuê dịch vụ bên ngoài, nhằm mục đích giúp công ty gia tăng lợi nhuận
Chi phí bán hàng của công ty bao gồm chi phí hoa hồng, chi phí mua ngoài và các chi phí khác Chi phí bán hàng của công ty năm 2022 là 10,792,035,671 đồng, tăng 1,717,993,646 đồng, tương ứng tăng 18,93% so với năm 2021 Chỉ tiêu này tăng là do nền kinh tế đang bị suy thoái nghiêm trọng do vấn đề lạm phát dẫn đến việc các xí nghiệp, nhà máy hạn chế sản xuất sản xuất sản phẩm, công ty không có nhiều hàng để vận chuyển, công ty gặp áp lực cạnh tranh cao, vì vậy công ty cần đẩy mạnh chất lượng dịch vụ và ưu đãi hơn nữa nhằm thu hút nhiều nguồn khách hàng hơn
Chi phí quản lí doanh nghiệp bao gồm chi phí cho nhân viên; chi phí đồ dùng văn phòng; chi phí khấu hao tài sản cố định; thuế phí và lệ phí; dự phòng các khoản phải thu khó đòi; chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác Chi phí quản lí doanh nghiệp 2022 là 26,263,195,130 đồng, tăng 5,765,171,285 đồng, tương ứng tăng 28,13% Nguyên nhân dẫn đến chi phí tăng cao là do công ty đang đẩy mạnh phát triển và bổ sung nhân viên cho công ty, hệ thống trang thiết bị của Công ty cần phải thay đổi và đổi mới để phục vụ nhu cầu và tạo điều kiện làm việc cho nhân viên, chi phí thuê văn phòng khá đắt đỏ, do sự thay đổi giá cả thuê, dẫn đến việc phải thay đổi văn phòng Đồng thời công ty cũng hỗ trợ nhân viên trong các đợt dịch Covid, lễ, Tết
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2022 là 27,621,484,112 đồng, giảm 1,808,986,204 đồng, tương ứng giảm 6,15% Nguyên nhân lợi nhuận giảm nhẹ là do tuyến hàng Trung Quốc – Việt Nam là tuyến chủ lực và chủ
37 yếu của Công ty nhưng việc phong tỏa các khu vực dân cư tại những thành phố lớn của Trung Quốc đã gây ra tình trạng tắc nghẽn cảng, tác động gây đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa khiến cho lượng hàng nhập khẩu giảm sút Nhưng công ty đã rất cố gắng tập trung nắm bắt tốt các cơ hội kinh doanh, kiểm soát rủi ro để hạn chế tối đa tác động tiêu cực trên Công ty cần tiếp tục duy trì và đưa ra những biện pháp để đối phó và khắc phục tình trạng này Cộng thêm việc công ty tích cực tìm kiếm những nguồn khách hàng tiềm năng mới với mục tiêu doanh thu, lợi nhuận tăng cao hơn
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2022 là 16,651,528,815 đồng, giảm 2,677,042,506 đồng, tương ứng giảm 13.85% so với năm
2021 Việc lợi nhuận giảm là do một phần công ty đẩy mạnh quảng bá dịch vụ bằng marketing, pr Công ty cần có chính sách và phương án đúng đắn, hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả và lợi nhuận đạt mục tiêu đã đề ra của năm trước Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn Công ty cần phát huy và đặt ra mục tiêu rõ ràng để đẩy mạnh lợi nhuận cao hơn nữa Đồng thời cũng cần cải thiện những yếu tố tiêu cực, không tốt trong quá trình hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận sau thuế thu nhập của công ty năm 2022 là 17,707,466,378 đồng, tăng 756,438,188 đồng, tương ứng tăng 4,46% so với năm 2021 Lợi nhuận sau thuế tăng là do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sản lượng và doanh thu mang lại Công ty không ngừng hoàn thiện hơn nữa các chất lượng dịch vụ, giá cả và năng lực chuyên môn, cùng với đó là đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khác, hỗ trợ khách hàng hết mức có thể nên dễ dàng kích thích được nhu cầu vận chuyển dẫn đến lợi nhuận tăng lên Điều này cho ta thấy được trong năm 2022 công ty đã hoạt động một cách năng suất và hiệu quả, chiến lược và chính sách công ty đang áp dụng là đúng đắn và đúng hướng
Đánh giá chỉ tiêu doanh thu của công ty năm 2022
Bảng 2.7: Tổng doanh thu năm 2022 Đơn vị tính: đồng
Tổng doanh thu của công năm 2022 là 373,021,554,630 đồng, tăng 73,742,187,588 đồng tường đương tăng 24,64% so với năm 2021 Sự thay đổi Tổng doanh thu của doanh nghiệp chịu tác động của 3 nhân tố, trong đó bao gồm:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2022 đạt 351,319,434,784 đồng, tăng 63,477,269,414 đồng, tương ứng tăng 22,05% so với năm
2021 Sự thay đổi này làm cho tổng doanh thu năm 2022 tăng 21,21% Nguyên nhân chính của sự thay đổi này là do sản lượng hàng hóa của công ty tăng so với năm trước nên doanh thu của các dịch vụ khác của công ty tăng theo Qua đây cho thấy được công ty không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu như sản lượng hàng hóa lưu chuyển không bị trả/hủy, giá cả dịch vụ ổn định, hạn chế chiết khấu Đồng thời là do dịch vụ vận tải của công ty đang trên đà tăng trở lại nhờ chất lượng dịch vụ của công ty ngày càng được nâng cao, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ, giải quyết và đáp ứng tốt các tình huống, nhu cầu khách hàng Doanh nghiệp cần cố gắng phát huy hơn nữa và mở rộng tìm kiếm các nguồn khách hàng tiềm năng, thị trường mới để phát triển
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty năm 2022 đạt 15,346,460,418 đồng, tăng 5,519,839,078 đồng, tương ứng tăng 56,17% so với năm 2021 Sự thay đổi này làm cho tổng doanh thu năm 2022 tăng 1,84% Nguyên nhân của việc tăng này là do năm 2022 công ty đã thay đổi cách quản lý, huy động và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả hơn, cùng với đó là lãi từ việc gửi ngân hàng và lợi nhuận được chia đều tăng Doanh nghiệp phải đề ra các biện giải pháp với mục đích duy trì tình trạng này, nhằm góp phần làm tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, do đó có thể nói đây là yếu tố khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng
Thu nhập khác công ty năm 2022 đạt 6,355,659,428 đồng, tăng 4,745,079,096 đồng, tương ứng tăng 294,62% so với năm 2021 Sự thay đổi này làm cho tổng doanh thu năm 2022 tăng 1,59% Nguyên nhân xảy ra tình trạng thu nhập khác tăng phần lớn là do các nhân tố tiêu cực gây ảnh hưởng nên xảy ra các vấn đề bên lề khiến cho khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cộng với việc thu hồi được các khoản nợ khó đòi, công ty tiến hành thanh lý bớt tài sản cố định Công ty luôn cố gắng cải thiện các chính sách ưu đãi và đưa ra các quy định không để xảy ra tình trạng vi phạm hợp đồng
2.5.2 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Bảng 2.8: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2022 Đơn vị tính: đồng
SO SÁNH (%) CHÊNH LỆCH MĐAH Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%)
Dịch vụ vận tải đường bộ
Dịch vụ vận tải đường biển
Doanh thu thuần về bán hàng và Cung cấp dịch vụ của công ty năm 2022 đạt 351,319,434,784 đồng, tăng 63,477,269,414 đồng tương đương với mức tăng 22,05% so với năm 2021 Sự thay đổi Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp chịu tác động của 2 nhân tố, trong đó bao gồm:
Doanh thu dịch vụ vận chuyển đường bộ của công ty năm 2022 đạt 195,725,173,233 đồng, tăng 23,397,323,995 đồng, tương đương với mức tăng 13,58% so với năm 2021 Sự thay đổi này làm cho tổng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2022 tăng 8,13% Nguyên nhân là do công ty có thế mạnh về tuyến hàng Việt Nam – Campuchia, tình hình giá cả xăng dầu và ảnh hưởng hậu Covid đã giảm xuống, các cuộc chiến tranh xung đột căng thẳng cũng hạ nhiệt hơn trước nên các cửa khẩu, cảng biển đã mở cửa bình thường trở lại, sản lượng hàng hóa cũng tăng lên, đóng góp một phần vào doanh thu của công ty Công ty cần cố gắng phát triển hơn nữa tuyến hàng hiện có và tìm kiếm được những tuyến hàng khác nhằm mở rộng thị trường, giúp nâng cao doanh thu hơn nữa
Doanh thu dịch vụ vận chuyển đường biển của công ty năm 2022 đạt 155,594,261,551 đồng, tăng 40,079,945,419 đồng, tương đương với mức tăng 34,7% so với năm 2021 Sự thay đổi này làm cho tổng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2022 tăng 13,92% Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đang dần tăng lên, giá cước biển và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thêm vào đó là các cảng biển và depot hoạt động bình thường trở lại khiến cho sản lượng từ dịch vụ vận chuyển đường biển tăng một cách rõ rệt Từ việc này dẫn đến việc tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Đồng thời chất lượng dịch vụ vận chuyển đường biển của công ty được khách hàng đánh giá tốt nên duy trì được lượng khách hàng lâu năm và thông qua đó tìm thêm được các nguồn khách hàng mới có tiềm năng Công ty nên đề ra những mục tiêu lớn hơn nhằm duy trì ổn định và thu hút được các khách hàng nhờ vào chất lượng dịch vụ
Đánh giá chỉ tiêu chi phí của công ty năm 2022
Bảng 2.9: Tổng chi phí của công ty năm 2022
Tổng Chi phí của doanh nghiệp năm 2022 đạt 366,106,123,923 đồng, tăng 66,281,646,108 đồng, tương ứng tăng 25,75% so với năm 2021 Sự thay đổi Tổng chi phí của doanh nghiệp do chịu tác động bởi 6 nhân tố, trong đó bao gồm:
Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp năm 2022 đạt 323,697,950,672 đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nhân tố chiếm 88,42% trong tổng chi phí, tương với mức tăng 25,75% so với năm 2021 Bội chi tuyệt đối 66,281,646,108 đồng, bội chi tương đối 2,854,482,361 đồng Sự thay đổi này tác động làm tổng chi phí năm 2022 tăng 22,77% so với năm 2021 Nguyên nhân khiến giá vốn tăng là do có sự thay đổi về giá nhiên liệu vì lý do xung đột Nga - Ukraina, nhu cầu tiêu thụ và sản xuất hàng hóa dần tăng nhưng Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero-Covid” nên dẫn đến tình trạng tình trạng thiếu hụt container, cung không đủ cầu dẫn đến tình trạng quá tải tại các cảng, kho bãi và depot nên sẽ tác động trực tiếp lên giá vốn hàng bán Công ty cần đưa ra giải pháp và
43 cách khắc phục tình trạng, cũng nên duy trì giá vốn hàng bán thấp hơn doanh thu nhằm tăng lợi nhuận cho công ty
Chi phí hoạt động tài chính của công ty năm 2022 đạt 53,220,585 đồng, chiếm tỷ trọng 0,01% trên tổng chi phí, tương ứng với mức tăng 7,53% so với năm 2021 Bội chi tuyệt đối 3,727,502 đồng, bội chi tương đối -8,467,553 đồng Sự thay đổi này tác động làm tổng chi phí năm 2022 tăng 0,001% so với năm 2021 Nguyên nhân chi phí hoạt động tài chính tăng là do vào năm 2022 công ty đã vay thêm ngân hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ, thêm vào đó công ty mua thêm các thiết bị, máy móc nhằm phục vụ cho công việc; các thiết bị cần thanh lý, sửa chữa tăng lên Công ty cần đưa ra nhiều phương án nhằm quản lý nguồn vốn của công ty sao cho hiệu quả hơn, với mục đích lớn nhất là nâng cao hiệu quả phát triển và lợi nhuận của công ty
Chi phí bán hàng của công ty năm 2022 đạt 10,792,035,671 đồng, chiếm 2,95% trên tổng chi phí, tương ứng với mức tăng 18,93% so với năm 2021 Bội chi tuyệt đối 1,717,993,646 đồng, bội chi tương đối -517,842,776 đồng Sự thay đổi này tác động làm tổng chi phí năm 2022 tăng 0,59% so với năm 2021 Nguyên nhân chi phí bán hàng tăng chủ yếu là vì nhu cầu vận chuyển tăng mạnh do nhu cầu sản xuất hàng hóa và tiêu dùng của khách hàng tăng, chi ra hoa hồng với hãng tàu và khách hàng để duy trì mối quan hệ, giá cả tăng để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường Công ty thuê và mở rộng văn phòng, đầu tư trang thiết bị mới, mở thêm nhiều dịch vụ khác phục vụ nhu cầu của khách hàng Doanh nghiệp cần đẩy mạnh marketing, quảng bá công ty và dịch vụ của công ty đến với tất cả các khách hàng, nhưng cũng cần xem xét kĩ, cân bằng nguồn ngân sách để nâng cao hiệu quả hoạt động
Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2022 đạt 26,263,195,130 đồng, chiếm tỷ trọng là 7,17% trên tổng chi phí, tương ứng với mức tăng 28,13% so với năm
2021 Bội chi tuyệt đối 5,765,171,285 đồng, bội chi tương đối 714,475,226 đồng Sự thay đổi này tác động làm tổng chi phí năm 2020 tăng 1,98% so với năm 2021 Nguyên nhân khiến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, do công ty trong thời điểm bổ sung nhân lực và có đãi ngộ tốt cho nhân viên, số lượng nhân lực hạn chế nhưng số lượng hàng
44 nhiều, nhân viên đều giải quyết và xử lý ổn thỏa do đó công ty tăng mức lương cho nhân viên, vì vậy nên chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên Công ty cần khắc phục một số chi phí không cần thiết, cũng như tính toán và cân nhắc sao cho lợi nhuận đem về cho công ty là lớn nhất
Chi phí khác của công ty năm 2022 đạt 766,259,329 đồng, chiếm tỷ trọng 0,21% trên tổng chi phí so với năm 2021 Bội chi tuyệt đối 743,402,309 đồng, bội chi tương đối 737,770,358 đồng Sự thay đổi này tác động làm tổng chi phí của công ty năm 2022 tăng 0,26% so với năm 2021 Nguyên nhân tăng chủ yếu do Công ty đẩy mạnh các hoạt động marketing, mở rộng thu hút nhiều nguồn khách hàng mới Ngoài ra, nguyên nhân khiến chi phí này tăng lên một phần là do chi phí tiếp đãi đối tác, dự hội nghị, các diễn đàn của ngành, hoạt động tri ân và chăm sóc khách hàng Công ty nên có đề ra các kế hoạch nhằm cân đối các chi phí, xem xét xem các chi phí ấy có thực sự phù hợp và cần thiết không
Chi phí thuế thu nhập hiện hành của công ty năm 2022 đạt 4,533,462,536 đồng chiến tỷ trọng 1,24% trên tổng chi phí, tăng 11,42% so với năm 2021 Bội chi tuyệt đối 464,530,842 đồng, bội chi tương đối -538,050,550 đồng Sự thay dổi này tác động làm tổng chi phí của công ty năm 2022 tăng 0,16 so với năm 2021 Nguyên nhân tăng chủ yếu do doanh thu của công ty năm 2022 so với năm ngoái có xu hướng tăng nhờ vào Công ty có chiến lược phát triển phù hợp với hiện trạng, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường và quản lý có hiệu quả, từ đó nâng cao chi phí thuế thu nhập hiện hành của công ty
Bảng 2.10: Chi phí bán hàng của công ty năm 2022 Đơn vị tính: đồng
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bán hàng của doanh nghiệp năm 2022 đạt 10,792,035,671 đồng tương ứng tăng 18,93% so với năm 2021 Sự thay đổi Tổng chi phí của doanh nghiệp chịu tác động bởi 4 nhân tố, trong đó bao gồm:
Chi phí hoa hồng của công ty năm 2022 đạt 6,712,347,303 đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phi bán hàng chiếm 62,20%, tăng 27,07% so với năm 2021 Bội chi tuyệt đối 1,430,033,200 đồng, bội chi tương đối 333,214,691 đồng Sự thay đổi này tác động làm chi phi bán hàng của công ty năm 2022 tăng 15,76% so với năm 2021 Nguyên nhân khiến chi phí hoa hồng tăng do nhu cầu trên thị trường tăng cao, nhu cầu cũng tăng theo kèm theo đó là các nhân tố ảnh hưởng trên Thế Giới như giá cả xăng dầu tăng, xung đột chiến tranh, chính sách “Zero - Covid” khiến cho giá cước tàu biển tăng mạnh và tình trạng thiếu hụt container rỗng dẫn đến việc quá tải và cần chi thêm chi phí cũng như
46 chi hoa hồng cho các đối tác như hãng tàu, nhà xe, depot để thực hiện các thủ tục, giao hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn
Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty năm 2022 đạt 1,648,530,828 đồng, chiếm tỷ trọng 15,27% trên tổng chi phí bán hàng, tăng 4,25% so với năm 2021 Bội chi tuyệt đối 67,280,192 đồng, bội chi tương đối (261,050,333) đồng Sự thay đổi này tác động làm tổng chi phí bán hàng của công ty năm 2022 tăng 0,74% so với năm 2021 Nguyên nhân tăng do Công ty tiến hành mua mới và thay thế các trang thiết bị hiện đại và tối ưu hơn để nhân viên làm việc một cách hiệu quả nhất Công ty cần lưu ý xem xét việc thay đổi và mua mới các trang thiết bị nhằm tối ưu hóa cắt giảm các khoản chi như chi phí sửa chữa, kiểm tra máy móc thiết bị
Chi phí khác của công ty năm 2022 đạt 2,431,157,540 đồng, chiếm tỷ trọng 22,53% trên tổng chi phí, tăng 9,98% so với năm 2021 Bội chi tuyệt đối 220,680,254 đồng, bội chi tương đối (238,302,751) đồng Sự thay đổi này tác động làm tổng chi phí năm 2022 tăng 2,43% so với năm 2021 Nguyên nhân tăng chủ yếu do công ty phải chi vào các việc giúp hoạt động kinh doanh của Công ty phát triển hơn, vì thế để tạo mối quan hệ thân thiện và sâu sắc hơn với khách hàng và hãng tàu, doanh nghiệp đã chi vào những khoản tiếp đãi tri ân và chăm sóc khách hàng Và cũng một phần tạo một môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái thì Công ty đã tổ chức các buổi liên hoan và du lịch định kỳ mỗi năm Vì vậy nên doanh nghiệp cần duy trì và phát huy hơn
2.6.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Bảng 2.11: Chi phí quản lý của doanh nghiệp năm 2022 Đơn vị tính: đồng
Tuyệt đối (Đồng) Tương đối (Đồng)
Chi phí cho nhân viên
Phân bố phí trả trước
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Thuế, phí và lệ phí
Dự phòng phải thu khó đòi
Chi phí dịch vụ mua ngoài
7 Các chi phí khác 4,526,888,516 22.08 5,045,556,753 19.21 111.46 518,668,237 (596,753,335) 2.53 Chi phí
Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2022 đạt 26,263,195,130 đồng tương ứng tăng 28,13% so với năm 2021 Sự thay đổi Tổng chi phí của doanh nghiệp chịu tác động bởi
7 nhân tố, trong đó bao gồm:
Chi phí cho nhân viên của công ty năm 2022 đạt 13,260,092,764 đồng, chiếm 52,39% tỷ trọng trên tổng chi phí quản lí doanh nghiệp, tương ứng tăng 27,04% so với
48 năm 2021 Bội chi tuyệt đối 2,928,459,998 đồng, bội chi tương đối 259,554,676 đồng, sự thay đổi này tác động làm tổng chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 14,29% so với năm
2021 Nguyên nhân tăng là vì công ty tăng lương cho nhân viên do sản lượng hàng hóa của công ty tăng, yêu cầu của khách hàng từ đó cũng cao hơn, đội ngũ nhân viên và ban quản lý công ty phải nâng cao trình độ nghiệp vụ và quản lý của mình, xử lý và giải quyết tốt các công việc cũng như yêu cầu của khách hàng đưa ra Kèm theo, do tình hình trên Thế giới gặp nhiều biến động, công ty tạo điều kiện và hỗ trợ nhân viên thuộc công ty như thưởng thêm, tổ chức các buổi liên hoan và du lịch cho nhân viên và gia đình của họ
Phân bố chi phí trả trước của công ty năm 2022 đạt 2,173,927,038 đồng, chiếm tỷ trọng 8,28% trên tổng chi phí quản lý doanh nghiệp, tương ứng tăng 45,07% so với năm 2021 Bội chi tuyệt đối 675,441,868 đồng, bội chi tương đối 306,216,366 đồng Sự thay đổi này tác động làm tổng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2022 tăng 3,3% so với năm 2021 Nguyên nhân là do công ty thực hiện thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng nên phải ứng trước các khoản phí làm hàng cho khách hàng, sau khi khách hàng nhận được hàng mới trả tiền Công ty nên cẩn trọng và cân nhắc kĩ khi đối với các khách hàng mới cũng như tiếp tục phát huy và cộng tác với các khách hàng cũ nhưng cũng phải chú ý để không mắc phải tình trạng khách hàng khi nhận được hàng nhưng không thanh toán cho Công ty
Chi phí khấu hao tài sản cố định của công ty năm 2022 đạt 1,126,576,613 đồng, chiếm tỷ trọng 4,29% trên tổng chi phí quản lý doanh nghiệp, tương ứng tăng 14,48% so với năm 2021 Bội chi tuyệt đối 139,006,063 đồng, bội chi tương đối (104,330,501) đồng Sự thay đổi này tác động làm tổng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2022 tăng 0,68% so với năm 2021 Chi phí khấu hao tài sản tăng do công ty thường xuyên tiến hành sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị làm việc trong công ty để đảm bảo năng suất làm việc của nhân viên Công ty cũng tận dụng những trang thiết bị hết thời hạn khấu hao vào mục đích tạo ra giá trị
Thuế, phí và lệ phí của công ty năm 2022 đạt 502,108,261 đồng, chiếm tỷ trọng 1,91% trên tổng chi phí quản lý doanh nghiệp, tương ứng tăng 28,75% so với năm 2021
Đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận của công ty năm 2022
Bảng 2.13: Lợi nhuận của công ty năm 2022 Đơn vị tính: đồng
STT CHỈ TIÊU Đơn vị Năm 2021 Năm 2022 SO SÁNH (%) CHÊNH LỆCH (VNĐ)
5 Lợi nhuận sau thuế TNDN Đồng 16,951,028,190 17,707,466,378 104.46 756,438,188
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
2.7.1 Chỉ tiêu về lợi nhuận
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn do ảnh hưởng hậu Đại dịch Covid - 19 và các nhân tố khác gây ra nhưng Công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2022 đạt 22,240,928,914 đồng, tăng 1,521,958,261 đồng tương ứng tăng 7,35% so với năm 2021 Sự tác động khiến lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt 17,707,466,378 đồng, tăng 756,438,188 đồng, tương ứng tăng 4,46% so với cùng kì năm ngoái
Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận của Công ty vào năm 2022 tăng là bởi vì Lợi nhuận gộp về bán hàng và cũng cấp dịch vụ năm 2022 đạt 27,621,484,112 đồng, giảm 1,808,986,204 đồng, tương ứng giảm 6,15% so với năm 2021 Chủ yếu do công ty thúc đẩy các dịch vụ vận tải thế mạnh của công ty, quảng bá công ty rộng rãi với mục đích tìm kiếm các khách hàng mới tiềm năng bằng cách thức marketing, tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm giúp công ty giữ vững nguồn hàng ổn định Đội ngũ nhân viên công ty có trình độ chuyên môn có thể giải quyết và xử lý những yêu cầu của khách hàng giao phó một cách chuyên nghiệp Công ty luôn cố gắng tạo ra các ưu đãi cho khách hàng, gây dựng niềm tin cho khách hàng từ đó tăng cao sản lượng hàng hóa Giá cước tàu biển giảm tạo thuận lợi cho công ty, mang về lợi nhuận tương đối cho Công ty
Từ đó kéo theo Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2022 đạt 16,651,528,815 đồng, giảm 2,677,042,506 đồng, tương ứng giảm 13,85% so với năm
2021 Là nhờ Công ty đã thực hiện đúng đắn chính sách đã đưa ra
Lợi nhuận sau thuế của công ty vào năm 2022 đạt 17,707,466,378 đồng, tăng 756,438,188 đồng, tương ứng tăng 4,46% so với năm 2021 Việc lợi nhuận sau thuế tăng chủ yếu là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng
Cùng với đó Doanh thu thuần của công ty năm 2022 cũng đạt một khoản 351,319,434,784 đồng, tăng 63,477,269,414 đồng, tương ứng tăng 22,05% so với năm
2021 Công ty cần cố gắng hơn nữa để duy trì và phát huy thêm để tăng nguồn doanh thu
2.7.2 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS năm 2022 đạt 5,04%, giảm 0,85%, tương ứng giảm 14,41% so với năm 2021
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân ROE năm 2022 đạt 9,2%, tăng 4,11%, tương ứng tăng 80,93% so với năm 2021
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA năm 2022 đạt 2,47%, tương ứng giảm 1,54% so với năm 2021
Nhận xét chung, các chỉ số ROS và ROA ghi nhận giảm trong năm 2022 Do tình hình hậu Covid – 19, giá nhiên nguyên liệu tăng cao, chính sách “Zero Covid” và quá tải ở các cảng, depot, cửa khẩu đã phần nào tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Xuất nhập khẩu năm nay gặp nhiều khó khăn nên đã phần nào tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Tuy nhiên ROE ghi nhận mức tăng so với năm 2021, nhờ vào việc công ty sử dụng vốn một cách hiệu quả
2.8 Đánh giá về tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của công ty năm 2022
Bảng 2.14: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của công ty năm
SO SÁNH (%) CHÊNH LỆCH MĐAH Giá trị (đồng) Tỷ trọng
(%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng
1 Thuế GTGT hàng bán nội địa 2,178,813,163 33.09 3,058,328,264 36.75 140.37 879,515,101 13.36
2 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3,767,942,463 57.22 4,533,462,536 54.48 120.32 765,520,073 11.63
3 Thuế thu nhập cá nhân 467,493,792 7.10 502,110,865 6.03 107.40 34,617,073 0.53
Thuế của công ty năm 2022 đạt 8,321,972,511 đồng, tăng 1,737,284,830 đồng, tương ứng tăng 26,38% so với năm 2021 Sự thay đổi Thuế của công ty chịu tác động bởi 4 nhân tố, trong đó bao gồm:
Thuế GTGT hàng bán nội địa của công ty năm 2022 đạt 3,058,328,264 đồng, chiếm 36,75% tỷ trọng trên tổng thuế, tăng 879,515,101 đồng, tương ứng tăng 40,37% so với năm 2021 Sự thay đổi này tác động làm tổng thuế của công ty năm 2022 tăng 13,36% so với năm 2021 Nguyên nhân phần lớn là do Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách đưa ra các chính sách hỗ trợ, sản lượng tăng nên doanh thu tăng kéo theo thuế GTGT của Công ty cũng tăng theo
Thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2022 đạt 4,533,462,536 đồng, chiếm 54,48% tỷ trọng trên tổng thuế, tăng 765,520,073 đồng, tương ứng tăng 20,32% so với năm 2021 Sự thay đổi này tác động làm tổng thuế của công ty năm 2022 tăng 11,63% so với năm 2021 Nhìn chung, bởi vì công ty quảng bá thành công các dịch vụ bằng cách marketing rộng rãi, thu hút được phần lớn khách hàng tiềm năng, một lượng
56 lớn đơn hàng thông qua công ty làm dịch vụ, doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận tăng vì vậy nên thuế TNDN cũng tăng theo
Thuế thu nhập cá nhân của công ty năm 2022 đạt 502,110,865 đồng, chiếm 6,03% tỷ trọng trên tổng thuế, tăng 34,617,073 đồng, tương ứng tăng 7,4% so với năm 2021
Sự thay đổi này tác động làm tổng thuế của công ty năm 2022 tăng 0,53% so với năm
2021 Nguyên nhân tăng do số lượng nhân viên tăng lên cùng với sản lượng hàng hóa tăng cao nên mức lương cũng tăng theo, kéo theo đó là các khoản nộp về thuế TNCN cũng tăng hơn so với năm trước
Các loại thuế khác của công ty năm 2022 đạt 228,070,846 đồng, chiếm 2,74% tỷ trọng trên tổng thuế, tăng 57,632,583 đồng, tương ứng tăng 33,81% so với năm 2021
Sự thay đổi này tác động làm tổng thuế của công ty năm 2022 tăng 0,88% so với năm
2021 Nguyên nhân là do Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp logistics
Qua đây cho thấy, Công ty đã thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước một cách nghiêm chỉnh và trung thực, tuân thủ đúng luật và nộp thuế đầy đủ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH LOGISTICS QUỐC TẾ MY
Phát triển nguồn nhân lực
Công ty nên tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa học, đào tạo về nghiệp vụ để nắm vững và nâng cao chuyên môn để phục vụ cho công việc và trau dồi ngoại ngữ
Cộng với việc tạo điều kiện cho tinh thần làm việc trong công ty luôn vui vẻ, thân thiện và đoàn kết với nhau, góp phần xây dựng một môi trường làm việc tốt như tổ chức liên hoan, team building, du lịch trong nước và nước ngoài,
Thúc đẩy nhân viên trao đổi kinh nghiệm giữa nhân viên mới và cũ của Công ty và cùng hợp tác làm việc với nhau một cách đoàn kết và ăn ý nhất
Tăng cường đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, giới thiệu rõ ràng và chi tiết quy trình làm hàng cho các bạn thực tập sinh và nhân viên mới
Cần áp dụng chính sách tuyển dụng nhân viên có kinh nghiệm trong ngành để không mất quá nhiều thời gian đào tạo từ đầu
Nên phân bố phòng ban, thống nhất và chia đều các công việc để hoàn thành công việc một cách tốt nhất, tránh thất lạc thông tin, đồng thời quản lý chặt chẽ, cơ cấu tổ chức thật tốt để tránh rủi ro và phát sinh cho Công ty
Ngoài ra cũng cần nâng cấp hệ thống đường truyền internet, các trang thiết bị phục vụ cho đội ngũ nhân viên làm việc một cách thuận lợi và tối ưu hơn Đi cùng với đó là chính sách lương và chế độ khen thưởng của Công ty góp phần giữ chân được các nhân viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và thu hút được các nhân viên trẻ làm việc tại đây, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên mới ra trường học hỏi thực tế và thực hành
Tạo cơ hội thăng tiến cho các nhân viên xuất sắc để các nhân viên cố gắng phát triển và cống hiến hết mình trong công việc
Kèm theo đó là cải thiện chất lượng dịch vụ và năng lực nghiệp vụ bằng việc họp lại và bàn bạc để đưa ra những ý kiến, rút kinh nghiệm
Đẩy mạnh hoạt động marketing, thiết lập, phát triển và duy trì mối quan hệ với khách hàng
Công ty nên chú trọng vào việc quảng bá và giới thiệu rộng rãi thương hiệu, tên và hình ảnh của Công ty đến các thị trường mới, khách hàng mới hơn bằng việc marketing, pr trên các trang mạng xã hội, báo đài uy tín, triển lãm của ngành logistics cũng như các ngành liên quan mật thiết như ngành hàng nông sản, vật liệu xây dựng,… nhằm đa dạng hóa sản phẩm cũng như khách hàng tiềm năng, thị trường mới được mở ra Đồng thời Công ty cần nâng cấp hệ thống riêng của Công ty giúp nhân viên và ban quản lý lãnh đạo dễ dàng thao tác và quản lý hơn và lập ra một website của Công ty thường xuyên cập nhật giao diện mới để bắt mắt và thu hút hơn Vì website này là phương tiện để khách hàng tìm đến, biết thêm thông tin một cách đầy đủ về Công ty một cách nhanh nhất và để tạo ấn tượng với khách hàng Thông tin trên website cần được cập nhật liên tục, bổ sung hình ảnh thực tế và mới nhất Đặc biệt, Công ty nên thường xuyên quan tâm cũng như liên lạc với các khách hàng của mình nhằm biết, nắm bắt các thông tin phản hồi dịch vụ từ phía khách hàng
Từ đó đưa ra các chính sách, ưu đãi hợp lí, đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của khách hàng cũng như các chính sách hỗ trợ khách hàng được nhanh chóng, chính xác, hoàn thiện và nâng cao hơn Một số chính sách ưu đãi có thể là giảm giá 5-10% giá cước hoặc giá dịch vụ nhân kỉ niệm ngày thành lập công ty đối với khách hàng thân thiết hay việc trợ giá trong khâu làm thủ tục Cũng có thể là việc giảm giá cước hoặc giá dịch vụ, hỗ trợ một phần chi phí phát sinh đối với khách hàng sử dụng dịch vụ lần đầu của Công ty Đồng thời, đội ngũ nhân viên nên giải quyết các yêu cầu, nhu cầu từ khách hàng như những vấn đề phát sinh, khiếu nại khi có sự cố xảy ra một cách chủ động, nhanh chóng và hiệu quả nhất nhằm mang lại cho khách hàng một cái nhìn tích cực, tin tưởng vào chất lượng dịch vụ và sự chuyên nghiệp của công ty hơn nữa
Đề ra những chính sách quản lý và kiểm tra chặt chẽ các khoản chi tiêu giảm chi phí
Công ty nên có sự thay đổi về cách quản lý tốt hơn như tăng cường kiểm tra và giám sát chặt chẽ các chỉ tiêu kinh tế một cách thường xuyên nhằm giúp các nhà quản trị dễ dàng nắm được tình hình biến động của chi phí
Huy động và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả bằng việc sử dụng các biện pháp thúc đẩy số lượng dịch vụ được sử dụng và hạn chế tình trạng nguồn vốn bị chiếm dụng bởi các khoản không đáng có, lập hợp đồng bảo hiểm, hóa đơn trong mua bán sử dụng dịch vụ Công ty nên tạo cho mình một quỹ riêng để dự phòng
Công ty cần tìm ra cách thức và quy định để không xảy ra tình trạng vi phạm, bồi thường hợp đồng không đáng có bằng việc thắt chặt quản lý nhân sự, tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho nhân viên trong Công ty Kiểm tra và rà soát kĩ các chi phí và giải quyết các khoản chênh lệch cuối kỳ
Công ty nên tối ưu hóa và hạn chế những chi phí phát sinh không đáng có như hạn chế thay mới các thiết bị, cắt giảm các khoản chi như chi phí sửa chữa, kiểm tra máy móc thiết bị cùng với vay vốn ngân hàng quá nhiều
Các chi phí dành cho khách hàng như mua quà tặng, tổ chức ăn uống nên được ưu tiên bởi vì đây là cơ hội để duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ và mở ra quan hệ với các khách hàng mới
Công ty cần duy trì giá vốn hàng bán thấp hơn doanh thu bằng cách cắt giảm và hạn chế chi phí sản xuất và dịch vụ
Nên có chính sách phù hợp để tối ưu hóa các khoản chi Công ty nên thường xuyên lập báo cáo chi tiết về khoản chi để tránh tình trạng chi bất hợp lí.
Mở rộng thêm các dịch vụ và thị trường mới
Công ty thúc đẩy các dịch vụ vận tải thế mạnh của công ty, quảng bá công ty rộng rãi với mục đích tìm kiếm các khách hàng mới tiềm năng Phòng kinh doanh cần đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng, thị trường và nguồn hàng mới, chào hỏi và trao đổi thảo luận với khách hàng thông qua email hoặc điện thoại hoặc trực tiếp gặp mặt nhằm tăng cơ hội có được khách hàng sử dụng dịch vụ
Thêm vào đó, cần đẩy mạnh và phát triển hơn nữa các tuyến hàng Công ty có thế mạnh, tuyến đường vận chuyển hàng hóa qua Campuchia, thông qua các cửa khẩu Mộc Bài, Bình Hiệp bằng việc giảm thiểu chi phí nhà xe cũng như phát sinh chi phí hải quan, thông quan nhanh chóng và thuận lợi, lựa chọn các tuyến đường vận chuyển ngắn để khách hàng ưu tiên lựa chọn Công ty làm dịch vụ cho họ
Cùng với đó là tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng các cảng, hàng hóa xuất nhập cũng như các vấn đề sự cố cần giải quyết và xử lý của từng khách hàng trên các trang web, group về logistics nhằm tìm kiếm và mở rộng cơ hội làm dịch vụ ở các tuyến hàng qua Lào, Thái Lan, Hàn Quốc; tuyến Châu Mỹ, Châu Âu,…
Công ty có thể khai thác thêm những mảng như dịch vụ giao hàng lẻ,… Cũng như chú trọng tới những mảng chính của công ty như dịch vụ hàng nhập xuất bằng đường biển, hàng nhập xuất bằng đường bộ,… Do nhu cầu sử dụng các dịch vụ này đang ngày càng tăng cao và hứa hẹn sẽ đem lại mức doanh lợi lớn Nên nếu như có thể khai thác được những mảng này thì sẽ rất tốt cho sự phát triển của công ty trong tương lai Tập trung xây dựng chiến lược kinh doanh cho những năm tiếp theo, trong đó chú trọng mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời đa dạng hoá các loại hình dịch vụ trên cơ sở khai thác triệt để những thế mạnh sẵn có trong kinh doanh
Thị trường Việt Nam ngày càng phát triển kéo theo đó là phát triển về lĩnh vực logistics Đặc biệt, đối với thị trường Logistics, cụ thể là Công ty Logistics Quốc tế MY, một trong những công ty hoạt động về dịch vụ logistics
Trong bối cảnh kinh tế - chính trị với những nhân tố tiêu cực như hậu Covid –
19, giá cả nguyên nhiên liệu và giá cước vận tải tăng cao, chính sách “Zero Covid”, xung đột chiến tranh với những tác động trực tiếp và gián tiếp đến dịch vụ logistics Nó đã tác động mạnh mẽ tới kết quả hoạt động kinh doanh khiến Công ty gặp không ít khó khăn
Công ty tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Qua đây cho thấy Công ty cũng đã bàn bạc và họp lại với nhau để đưa ra những giải pháp, chiến lược, đề ra những biện pháp khắc phục tình hình rối ren và khó khăn này Với mục đích hạn chế những mặt tiêu cực và phát huy những nhân tố tích cực hiện có, phát triển những nhân tố mới có lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty kèm theo đó là tạo ra phương hướng kinh doanh hiệu quả hơn nữa Vì thế việc đánh giá và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là việc hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp
Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, ta thấy công ty đang hoạt động một cách ổn định và phát triển dần qua từng giai đoạn Công ty cần duy trì những mặt tích cực, cải thiện những nhân tố chưa phù hợp trong các chính sách, quy trình làm việc của Công ty, cộng với việc khắc phục và xóa bỏ đi những yếu tố tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến Công ty Công ty nên cố gắng tạo điều kiện cho toàn thể nhân viên và ban quản lý nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực quảng bá dịch vụ của Công ty đến với các khách hàng, chú trọng và đầu tư chất lượng dịch vụ vì đây là vấn đề chủ chốt và cốt yếu để giữ chân được khách hàng lâu năm và kéo được các khách hàng mới có tiềm năng
Kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy sự phát triển và hiệu quả kinh doanh của Công ty tốt, cho thấy Công ty đang có được chỗ đứng và có sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường logistics Việc phân tích này giúp ban quản lý của Công ty có cái nhìn tổng thể khách quan hơn, thấy được những lỗ hổng từ hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra những giải pháp, chiến lược và hướng đi nhằm đẩy mạnh sản lượng hàng hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.