1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ Phần Kho Vận Tân Cảng năm 2022

90 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Lời đầu tiên, cho phép em xin gửi lời cảm ơn đến Nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho sinh viên chúng em được học tập thật tốt, giúp đỡ chúng em trong từng môn học, trau dồi kiến thức chuyên ngành cho con đường sự nghiệp sau này. Lời cảm ơn tiếp theo em xin gửi đến thầy đã dành cả tâm huyết để chỉ dạy em và hỗ trợ em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Thầy luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của em cũng như ân cần chỉ dạy, sửa chữa từng lỗi sai trong suốt quá trình làm Luận văn tốt nghiệp để đảm bảo em có được nền tảng kiến thức ổn định nhất và có thành quả tốt nhất

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HCM KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

LỚP : KT19T MSSV: 1934011216

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN



Tôi cam đoan rằng Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Toàn bộ nội dung được trình bày cũng như những kết quả đạt được của Luận văn này là do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Trương Thị Minh Hằng và được thực hiện tại Công ty CP Kho Vận Tân Cảng

Các phân tích và kết quả trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, số liệu và thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc và không sao chép của bất kỳ bài luân văn nào khác

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này

TP.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2023 Sinh viên

Tăng Quang Vinh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn tới toàn thể quý Thầy Cô Trường Đại Học GTVT Tp.HCM đã tham gia giảng dạy lớp KT18T với lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô ThS TRương Thị Minh Hằng, Cô đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này đúng thời hạn quy định

Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các Anh, Chị tại Phòng Tài chính, Phòng Kinh doanh Công ty CP Kho Vận Tân Cảng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp tại Công ty

Cuối cùng, em xin chúc toàn thể Quý Thầy, Cô cùng các Anh Chị trong Công ty dồi dào sức khỏe và công tác tốt!

Trân trọng !

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2

5 Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

1.1.1 Khái niệm về kết quả hoạt động SXKD 4

1.1.2 Ý nghĩa của đánh giá kết quả hoạt động SXKD 5

1.1.3 Sự cần thiết phải nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh 5

1.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp 8

1.2.1 Chỉ tiêu sản lượng 8

1.2.2 Chỉ tiêu doanh thu 9

1.2.3 Chỉ tiêu chi phí 10

1.2.4 Chỉ tiêu lợi nhuận 11

1.2.5 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận 12

1.2.6 Chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước 13

1.3 Các phương pháp đánh giá hoạt động SXKD của doanh nghiệp 13

1.3.1 Phương pháp so sánh 13

1.3.2 Phương pháp thay thế liên hoàn 15

Trang 5

1.4.1 Các nhân tố bên ngoài 20

1.4.2 Các nhân tố bên trong 22

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CP KHO VẬN TÂN CẢNG NĂM 2022 25

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Kho Vận Tân Cảng 25

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 25

2.1.2 Chức năng hoạt động, ngành nghề kinh doanh của công ty 26

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty 27

2.1.4 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban của Công ty 28

2.1.5 Số lượng và cơ cấu nhân sự của Công ty 33

2.1.6 Cơ sở vật chất của Công ty 34

2.1.7 Khách hàng và thị trường của Công ty 37

2.1.8 Thuận lợi và khó khăn của Công ty trong năm 2022 37

2.1.8.1 Thuận lợi 38

2.1.8.2 Khó khăn 38

2.2Đánh giá kết quả hoạt động SXKD của Công ty CP Kho Vận Tân Cảng năm 2022 38

2.2.1 Đánh giá chung kết quả SXKD của Công ty năm 2022 38

2.2.2 Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng của Công ty năm 2022 44

2.2.2.1 Đánh giá chung tình hình thực hiện sản lượng của Công ty 44

2.2.2.2 Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng theo thời gian 46

2.2.2.3 Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng theo Khách hàng 50

2.2.3Đánh giá tình hình thực hiện doanh thu của Công ty năm 2022

Trang 6

2.2.3.3 Đánh giá tình hình thực hiện doanh thu theo thời gian 58

2.2.3.4 Đánh giá tình hình thực hiện doanh thu theo Khách hàng 60

2.2.4 Đánh giá tình hình thực hiện chi phí SXKD của Công ty năm 2022 62

2.2.4.1 Đánh giá tổng chi phí của Công ty theo khoản mục 62

2.2.4.2 Đánh giá chi phí theo yếu tố của Công ty 66

2.2.5 Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của công ty trong năm 2022 69

2.2.6 Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước của công ty năm 2022 73

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 75

3.1 Nhận xét những ưu, nhược điểm trong hoạt động SXKD của Công ty năm 2022 75

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu nhân lực của Công ty năm 2022 33 Bảng 2.2: Cơ sở vật chất trang thiết bị của Công ty năm 2022 34 Bảng 2.3: Đánh giá chung kết quả hoạt động SXKD của Công ty năm 2022 39 Bảng 2.4: Kết quả thực hiện sản lượng của Công ty năm 2022 45 Bảng 2.5: Kết quả tổng doanh thu của Công ty trong năm 2022 52 Bảng 2.6: Doanh thu theo các loại hình dịch vụ của Công ty năm 2022 53 Bảng 2.7: Đánh giá tổng chi phí của Công ty theo khoản mục trong năm 2022 63 Bảng 2.8: Đánh giá chi phí theo yếu tố của Công ty trong năm 2022 67 Bảng 2.9: Kết quả thực hiện lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Công ty trong năm 2022 70 Bảng 2.10: Kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước năm 2022 73

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Công ty năm 2022 28 Hình 2.2: Sơ đồ mặt bằng của Công ty tại Cảng Cát Lái năm 2022 36 Hình 2.3: Biểu đồ kết quả kinh doanh của Công ty năm 2021-2022 40

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CIF Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí Cost, Insurance & Freight CNTT Công nghệ thông tin

GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế GTVT Giao thông vận tải

ICD Trạm thông quan nội địa (Cảng cạn) Inland Clearance Depot

LNTT Lợi nhuận trước thuế LNST Lợi nhuận sau thuế NĐ-CP Nghị định – Chính phủ

TOPOVN Phần mềm quản lý container của Úc

Package Xwindows

Trang 9

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Kết quả kinh doanh là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Kết quả giữ một vị trí hết sức quan trọng trong điều kiện hoạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường và đảm bảo có lãi thì doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không điều đó phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận và nhiều lợi nhuận hay không? Kết quả có tác động đến tất cả các hoạt động, quyết định trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh chính là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo sản xuất nhằm nâng cao số lượng và chất lượng của hàng hóa/dịch vụ, giúp doanh nghiệp củng cố được vị trí cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, xây dựng cơ sở vật chất…góp phần vào lợi ích xã hội Nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không bù đắp được những chi phí bỏ ra thì đương nhiên doanh nghiệp khó đứng vững, tất yếu dẫn đến phá sản Như vậy, kết quả kinh doanh đối với doanh nghiệp là hết sức quan trọng, nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, và giúp cho doanh nghiệp kinh doanh có lãi và phát triển bền vững

Do đó việc tìm hiểu, đánh giá, phân tích và xem xét để nâng cao kết quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay Việc nâng cao kết quả kinh doanh đang là một bài toán khó, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm, đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có độ nhạy bén, linh hoạt cao trong quá trình kinh doanh của mình

Trong những năm gần đây, do tình trang cạnh tranh gay gắt từ các Công ty khác trong khu vực có cùng ngành nghề kinh doanh như Công ty Trước những khó khăn đó về cạnh tranh, Công ty CP Kho Vận Tân Cảng đã có những điều chỉnh sản xuất hợp lý, đồng thời cung cấp thêm một số dịch vụ

Trang 10

mới, tăng cường thêm các sản phẩm mới cho thị trường

Sau khi xem xét, kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây của Công ty Cổ phần Kho Vận Tân Cảng, em nhận thấy, mặc dù trong thời gian qua công ty đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong hiệu quả kinh doanh của công ty

Sau thời gian học tập tại trường, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Đánh giá

kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Kho Vận Tân Cảng năm 2022” làm đề tài tốt nghiệp của mình, với mong muốn kết

hợp giữa lý thuyết và thực tế, giúp em bổ sung củng cố kiến thức đã học làm quen với nghiệp vụ thực tế, trên cơ sở những ưu điểm đã đạt được, những hạn chế tồn tại giúp em chuẩn bị và định hướng tốt hơn cho công việc trong tương lai

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Kho Vận Tân Cảng

- Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Kho Vận Tân Cảng năm 2022)

(2021-4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Luận văn dự kiến dùng các phương pháp đánh giá sau:

- Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua sử dụng công cụ thống kê kế toán, sử dụng số liệu để lập bảng, biểu đồ phân tích, mô tả,…về đối

Trang 11

tượng nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định

- Nguồn dữ liệu: Thứ cấp qua các tài liệu báo cáo, tổng kết,…

- Phương pháp xử lý dữ liệu: Đánh giá, phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu theo chiều ngang - chiều dọc, trên máy tính, phần mềm excel,…từ đó rút ra nhận xét, đánh giá vấn đề cần nghiên cứu

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài được chia làm 03 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận chung về đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Chương 2: Đánh giá kết quả hoạt động SXKD của Công ty CP Kho Vận Tân Cảng năm 2022

- Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới

- Tài liệu tham khảo - Phụ lục

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về kết quả hoạt động SXKD

Kết quả hoạt động kinh doanh là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý, kinh doanh Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp muốn tồn tại trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có kết quả tốt Kết quả kinh doanh càng cao, càng có điều kiện mở mang và phát triển sản xuất, đầu tư mua sắm tài sản cố định, nâng cao đời sống người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước

Kết quả hoạt động kinh doanh là phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt kết quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí ít nhất Kết quả kinh doanh phải được xem xét một cách toàn diện cả về thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của nền kinh tế xã hội [1, tr 15]

Về thời gian, kết quả kinh doanh đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ không được làm giảm sút hiệu quả các giai đoạn, các thời kỳ kinh doanh tiếp theo, không vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài.Về không gian, kết quả kinh doanh chỉ có thể coi là đạt được một cách toàn diện khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận, các đơn vị mang lại kết quả và không ảnh hưởng đến kết quả chung

Về định lượng, kết quả kinh doanh phải được thể hiện ở mối tương quan giữa thu và chi theo hướng tăng thu giảm chi Có nghĩa là tiết kiệm đến mức tối đa các chi phí kinh doanh (lao động sống và lao động vật hóa) để tạo ra một đơn vị sản phẩm Đồng thời với khả năng sẵn có làm ra nhiều sản phẩm

Về góc độ nền kinh tế quốc dân, kết quả kinh doanh của các đơn vị, các bộ phận cũng như toàn bộ các doanh nghiệp đạt được phải gắn chặt với hiệu quả toàn xã hội Đạt được kết quả cao cho các đơn vị, bộ phận của các doanh

Trang 13

nghiệp chưa đủ, nó còn đòi hỏi phải mang lại kết quả cho toàn xã hội, cả nền kinh tế

Kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp Đây là mục tiêu số một nó chi phối toàn bộ quá trình kinh doanh

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp được hiểu là một đại lượng so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được Theo nghĩa rộng hơn, nó là đại lượng so sánh giữa chi phí đầu vào và kết quả đầu ra

Chi phí đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động và vốn kinh doanh (vốn cố định và vốn lưu động) còn kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như khối lượng sản phẩm (tính bằng hiện vật và giá trị) và

lợi nhuận ròng [1, tr 36]

1.1.2 Ý nghĩa của đánh giá kết quả hoạt động SXKD

Đánh giá, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là đòi hỏi bức thiết đối với các bộ phận cũng như doanh nghiệp nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Trên cơ sở phân tích đánh giá, tăng cường tích lũy để đầu tư tái kinh doanh cả chiều sâu lẫn chiều rộng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Kết quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp giúp lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá khả năng tạo ra kết quả, bảo đảm hoạt động của doanh nghiệp được duy trì và tăng trưởng

- Nhằm đánh giá khả năng tạo ra nguồn tài trợ nội bộ, nhằm tài trợ cho sự tăng trưởng cũng như đáp ứng khả năng vay từ bên ngoài

- Nhằm đánh giá khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài thông qua khả năng sinh lời của vốn

- Cung cấp thông tin để đánh giá giá trị của doanh nghiệp

1.1.3 Sự cần thiết phải nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh

Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và

Trang 14

ngoài nước Có rất nhiều doanh nghiệp đã trụ vững và phát triển đi lên nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều doanh nghiệp “ vẫn đang loay hoay chưa tìm ra lối thoát ” và nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đã phải đi đến phá sản, giải thể Vì vậy, để phát triển được trong cơ chế thị trường buộc các doanh nghiệp phải không ngừng tìm ra những biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình

- Sản xuất kinh doanh có hiệu quả là điều kiện sống còn của các doanh nghiệp: Trong cơ chế thị trường các chủ thể thường cạnh tranh với nhau rất

gay gắt để đảm bảo cho sự sinh tồn của mình, vì thế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn luôn linh hoạt để tìm hướng đi riêng cho mình Có những doanh nghiệp đi lên bằng việc tìm mọi cách triệt hạ các đối thủ, trốn lậu thuế, làm ăn phi pháp, Những doanh nghiệp này thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, bởi vì xét trên phương diện đạo đức họ đã vi phạm các nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh mà ngày nay luật chơi công bằng luôn được các doanh nghiệp ưa thích

Trong thị trường ngày nay, các doanh nghiệp thường phải tìm ra cách đi riêng cho mình, điểm mấu chốt mà các doanh nghiệp phải giải quyết là phải có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới Nếu như trước kia, việc phân tích kết quả của các doanh nghiệp chỉ dựa vào khả năng hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu Nhà nước giao cho, thì ngày nay các doanh nghiệp thường phải tự bươn trải để tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu của thị trường Muốn vậy, trước tiên mỗi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm giảm chi phí, giá thành, nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp mình

Quá trình sản xuất các hoạt động dịch vụ kinh doanh đều là những vòng quay liên hồi phục vụ cho một vòng đời sản phẩm Doanh nghiệp thường mong muốn vòng đời sản phẩm ngắn lại, quy mô mở rộng ra, giai đoạn tăng trưởng và phát triển sản phẩm được kéo dài thì đòi hỏi mỗi quyết định kinh

Trang 15

doanh phải đúng đắn và mang tính hiệu quả cao

Qua đó cho thấy bất kì một doanh nghiệp nào hoạt động không có kết quả trong cơ chế thị trường tức là tự nhấn mình chết chìm trong ''vòng xoáy của các luồng cạnh tranh''

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và sự tiến bộ trong kinh doanh: Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự

cạnh tranh Trong khi thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn Sự cạnh tranh lúc này không phải là các mẫu mã mặt hàng mà cạnh tranh cả chất lượng, giá cả… Trong khi mục tiêu chung của các doanh nghiệp đều là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm cho doanh nghiệp mạnh lên nhưng cũng có thể bóp chết doanh nghiệp trên thị trường Do vậy, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp đều phải chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường Để được điều này thì các doanh nghiệp phải có hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt, giá cả hợp lý

Mặt khác, kết quả sản xuất kinh doanh tốt là đồng nghĩa với việc giảm giá thành, tăng khối lượng hàng hóa bán, chất lượng không ngừng được hoàn thiện nâng cao… Như vậy, nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh chính là hiệu quả, chính là hạt nhân cơ bản trong cạnh tranh

- Kết quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu của nhà quản trị:

Mục tiêu bao trùm và lâu dài của quá trình kinh doanh là tạo ra lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở các nguồn lực sẵn có Để đạt được mục tiêu này, quản trị doanh nghiệp có nhiều phương thức khác nhau, trong đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để nhà quản trị thực hiện chức năng cuả mình Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không chỉ cho biết sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các yếu tố ảnh hưởng ( những yếu tố then chốt và những yếu tố phụ ) và từ đó đưa ra biện pháp thích hợp trên cả phương diện tăng kết quả và giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 16

Bản chất của phạm trù hiệu quả đã chỉ rõ trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất: Trình độ lợi dụng các nguồn lực càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng tạo ra kết quả trong cùng một nguồn lực đầu vào hoặc tốc độ tăng kết quả lớn hơn tốc độ tăng chi phí sử dụng các nguồn lực đầu vào Như vậy, thông qua xem xét kết quả sản xuất kinh doanh, các nhà quản trị có thể kiểm soát được công việc kinh doanh của doanh nghiệp mình bằng việc so sánh, đánh giá, phân tích bằng các chỉ tiêu kinh tế nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu, đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn để đạt được mục tiêu bao trùm cuối cùng là lợi nhuận

Tóm lại, qua tất cả các vấn đề trên cho thấy rằng sản xuất kinh doanh có kết quả tốt là cần thiết, là mục tiêu kinh tế tổng hợp cần đạt được trong mỗi kỳ kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường

1.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp

Nghiên cứu về năng lực của doanh nghiệp, khả năng phát triển từ đó tìm ra những mặt yếu kém mà năng lực chưa phát huy tới

Đề xuất những biện pháp về tổ chức, kỹ thuật để khai thác những tiềm năng của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng sản lượng, tìm ra con đường sản xuất phát triển của doanh nghiệp trong tương lai cả về cơ cấu và quy mô của doanh nghiệp

- Ý nghĩa: Việc đánh giá chỉ tiêu sản lượng là rất cần thiết và quan trọng,

Trang 17

kết quả của việc đánh giá giúp ta đánh giá được các chỉ tiêu khác, nếu việc đánh giá đạt yêu cầu, đầy đủ khách quan, thì giúp người quản lý doanh nghiệp thấy được tính đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp, từ đó người quản lý xác định được định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp và có biện pháp cụ thể cho mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình

Chỉ tiêu này nói lên sản lượng đạt được qua từng năm của doanh nghiệp của từng nhóm khác nhau Mỗi nhóm chỉ tiêu góp phần không nhỏ vào sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, nhóm chi tiêu này thường được đánh giá qua phương pháp so sánh của mỗi năm hoạt động.

1.2.2 Chỉ tiêu doanh thu

- Mục đích: Mục đích cuối cùng trong HĐSXKD của doanh nghiệp là

tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi, tiêu thụ sản phẩm là quá trình doanh nghiệp xuất hàng cho bên mua và nhận tiền bán hàng theo hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên mua bán Kết thúc quá trình tiêu thụ là lúc có doanh thu bán hàng

- Ý nghĩa: Doanh thu là chỉ tiêu tài chính quan trọng đối với doanh

nghiệp Có được doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp đã sản xuất ra sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ phù hợp với nhu cầu xã hội, được xã hội công nhận, đồng thời có được nguồn vốn để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí trong quá trình sản xuất và thực hiện nghĩa vụ đóng góp của mình với Nhà nước

Đánh giá kết quả doanh thu trong kỳ sẽ giúp cho công tác kế hoạch cho những kỳ sau được tốt hơn, dựa trên những nhân tố khách quan và chủ quan

Chỉ tiêu này nói lên tổng doanh thu hoạt động của doanh nghiệp qua mỗi năm hoạt động, doanh thu càng cao khả năng doanh nghiệp có lãi càng nhiều , người ta thường dùng phương pháp so sánh doanh thu của năm trước với năm sau để đánh giá sự tăng giảm qua từng năm và đưa ra nhưng phương pháp để tăng doanh thu

Trang 18

1.2.3 Chỉ tiêu chi phí

-Mụcđích: Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí của doanhnghiệp trong kỳ với việc đánh giá các loại chiphí dưới các góc độ khácnhauđểkiểm tra tìnhhìnhsửdụng laođộng, tàisản cốđịnh,tài sảnlưuđộng, kiểmtra việc chấp hành chính sách chế độ của Nhà nước, phát hiện những bất hợplý trong chi phí Từ đó tìm biện pháp khắc phục để hạ giá thành đơn vị sảnphẩm.Tạotiền đềcho việclậpkếhoạchchiphícho kỳsausát thựchơn

-Ýnghĩa: Việc đánh giá tình hình thực hiện chi phí cho phép doanhnghiệp biết được khả năng sẵn có của mình để hạ chi phí tới mức thấp nhất.Đó là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá cả sao cho đủbùđắp đượcchiphívàcó lợinhuận tối đa.

- Đồngthời cũng đểbiếtrằng với mứcchiphí hiện tại phải bánra ở mứcsản lượng bao nhiêu? Đểđạt lợi nhuận tối đa, để hoà vốn hoặc nếu lỗ vốn thìở mức sản lượng nào sẽ lỗ vốn ít nhất Nếu tính toán đúng, đánh giá đạt yêucầu sẽ giúp doanh nghiệp hình dung được bức tranh về hiệu quả HĐSXKDcủadoanh nghiệpmình.

- Đánh giá chi phí để điều chỉnh chi phí là một trong những công việcquan trọng của các nhà kinh doanh Nếu điều hành chi phí tốt sẽ đưa doanhnghiệpphát triểnlên.Ngượclại,cóthểdoanh nghiệpsẽđiđến chỗphá sản

Thôngthườngchiphícủa cácdoanhnghiệp là: -Chi phítheokhoản mục:

❖ Chiphítheokhoảnmục: Là căn cứ vào công dụng của chi phí Mụcđích của cách phân loại theo khoản mục chi phí giúp DN tìm ra các nguyênnhân làmthay đổi giáthành sovới định mứcvà có thểđề ra các biện pháp hạgiáthànhsảnphẩm,giúp doanhnghiệp hoạtđộng hiệuquảhơn

Căncứvào ýnghĩacủachiphí tronggiáthànhsản phẩmvàđểthuậntiệncho việc tínhgiá thành toàn bộ, chiphí được phân theo khoản mục cách phânloại này dựa vào công dụng của chiphí và mức phân bổ chi phí cho từng đối

Trang 19

tượng.Giáthànhtoàn bộcủasản phẩmbaogồm05khoản mụcchiphísau: -Chi phígiávốnhàngbán

-Chi phítài chính -Chi phíbán hàng

-Chi phíquảnlý doanhnghiệp -Chi phíkhác

❖ Cònchiphítheoyếutố: Là phân loại chi phí sản xuất theo tính chấtkinh tế,đểphụcvụ cho việctậphợp, quảnlý chiphí theo nộidungkinh tế địađiểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố Cách phân loại này giúp choviệc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểmtravàphân tíchdựtoán chiphí.Baogồm cácyếu tốchiphísau:

- Chiphínhân công - Chiphíkhấuhao

- Chiphínguyênvậtliệu - Chiphídịch vụmuangoài - Chiphíkhác

1.2.4 Chỉ tiêu lợi nhuận

- Mục đích: Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả

của quá trình sản xuất kinh doanh Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định…Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách Nhà nước, thông qua việc đánh thuế Một phần lợi nhuận, được để lại thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống CBCNV

Lợi nhuận là chỉ số kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn

Trang 20

- Ý nghĩa: Từ những nội dung trên việc đánh giá tình hình lợi nhuận có ý

nghĩa rất quan trọng, chỉ có qua đánh giá mới đề ra các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp Với ý nghĩa đó đánh giá lợi nhuận bao gồm:

- Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp - Đánh giá những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình lợi nhuận Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận

Chỉ tiêu này nói cho ta biết tổng lợi nhuận với chi phí trong kỳ, một doanh nghiệp làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ,chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và ngược lại, nó giúp doanh nghiệp điều chỉnh được chi phí giá thành ,chi phí hoạt động cũng như chi phí quản lý để doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn

1.2.5 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận

Một doanh nghiệp có tồn tại lâu dài hay không phụ thuộc vào khả năng kiếm được lợi nhuận mong muốn các nhà đầu tư trở thành cổ đông Đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp làm căn cứ ra quyết định của nhà đầu tư

- Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Hay còn gọi là Hệ số lãi ròng - ROS):

Hệ số lãi ròng = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

Lãi ròng được hiểu là lợi nhuận sau thuế, hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu Nó thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu

đồng lợi nhuận ròng

- Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA):

Hệ số lãi ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản mang ý nghĩa một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bố

Trang 21

và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả

- Tỷ số lợi nhuận trên VCSH (ROE):

Suất sinh lời VCSH = Lợi nhuận sau thuế VCSH bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng ?

1.2.6 Chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước

“Thuế đối với Nhà nước không chỉ là nguồn thu ngân sách mà còn là một công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ, từng ngành hay vùng sản xuất, để khuyến khích và động viên, thuế sẽ được miễn giảm tương thích

Qua việc đánh giá chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp trong kỳ, sẽ đánh giá được tình hình chấp hành tốt hay xấu đối với ngân sách của Nhà nước của doanh nghiệp.”

1.3 Các phương pháp đánh giá hoạt động SXKD của doanh nghiệp

1.3.1 Phương pháp so sánh

Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi sử dụng phương pháp so sánh ta cần nắm chắc 3 nguyên tắc sau:

a/ Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh:

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc để so sánh Tuỳ theo mục đích của phân tích mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp Các gốc so sánh có thể là :

• Tài liệu năm trước (kỳ trước), nhằm phân tích xu hướng phát triển của các chỉ tiêu

• Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm phân tích tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức

Trang 22

• Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng,… Nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu…Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện, và kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được [1, tr 19]

b/ Điều kiện để so sánh :

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất Trong thực tế thường điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về thời gian và không gian

* Về mặt thời gian : là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian thống nhất trên 3 mặt sau:

• Phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế • Phải cùng một phương pháp tính toán • Phải cùng một đơn vị đo lường

• Về mặt không gian : các chỉ tiêu cần được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau

• So sánh bằng số tương đối : là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế

• So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc

Trang 23

điểm chung của một đơn vị, một bộ phận, hay một tổng thể chung có cùng một tính chất

• So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung : là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số kỳ gốc đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung

Công thức:

Mức biến động = Chỉ tiêu kỳ - Chỉ tiêu × Hệ số điều Tương đối phân tích kỳ gốc chỉnh

1.3.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp thay mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cánh cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế [1, tr 27]

Một trong những mục đích của việc phân tích hoạt động kinh tế là xác

định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Thay thế liên hoàn là một trong những phương pháp giúp ta thực hiện được mục đích đó , nó được dùng khi các nhân tố và chỉ tiêu phân tích có mối qaun hệ tích số, thương số hoặc kết hợp cả tích, thương và tổng, hiệu số Nguyên tắc của phương pháp thay thế liên hoàn khi tính toán mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích thì xét sự biến động của nhân tố đó, còn các nhân tố khác coi như không thay đổi Nội dung của phương pháp này là:

- Xác định mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố bằng một phương trình kinh tế trong đó cần sắp xếp các nhân tố theo một rình tự nhất định nguyên tắc sắp xếp là: z

- Theo quan hệ nhân quả: Lượng đổi dẫn đến chất đổi Các nhân tố số lượng xếp trước nhân tố chất lượng Các nhân tố đứng kế nhau phải có mối quan hệ với nhau Lần lượt thay thế trị số của từng nhân tố và tính mức độ

Trang 24

ảnh hường của nhân tố đó đến chỉ tiêu

✓ Nội dung của phương pháp thay thế liên hoàn là:

- Với nhân tố thứ nhất: Tính chỉ tiêu với giá trị của các nhân tố ở kỳ gốc + Thay nhân tố thứ nhất bằng trị số kỳ nghiên cứu, tính chỉ tiêu với nhân tố thứ nhất mang trị số kỳ nghiên cứ, các nhân tố còn lại mang trị số kỳ gốc, kết quả tính được gọi là kết quả thay thế lần 1

+ Lấy kế quả thay thế lần 1 trừ đi giá trị chỉ tiêu chưa thay Hiệu số chính là mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ nhất đến chỉ tiêu nghiên cứu

+ Lấy mức độ ảnh hưởng tuyệt đối chia cho giá trị của chỉ tiêu chưa thay thế rồi nhân với 100, kết quả tính được là mức độ ảnh hưởng tương đối của nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu

- Với nhân tố thứ 2: Tính giá trị của chỉ tiêu với nhân tố thứ 2 và nhân tố thứ nhất mang trị số kỳ nghiên cứu, các nhân tố còn lại mang trị số kỳ gốc, kết quả tính được gọi là kết quả lần thay thế thứ 2

+ Lấy kết quả thay thế lần thứ 2 trừ đi kết quả thay thế lần thứ nhất Hiệu số là mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ 2 đến chỉ tiêu nghiên cứu

+ Lấy mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thứ 2 chia cho giá trị của chỉ tiêu khi chưa thay thế, sau đó nhân vời 100, kết quả tính được là mức độ ảnh hưởng tương đối của nhân tố thứ 2 đến chỉ tiêu phân tích

+ Lần lượt thay thế đến nhân tố cuối cùng, kết quả lần thay thế cuối cùng chính là giá trị của chỉ tiêu nghiên cứu ở kỳ nghiên cứu, và tính mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu > Mỗi lần thay thế một nhân tố nào đó thì kết quả lần thay thế đó được tính với trị số kỳ nghiên cứu của nhân tố thay thế và các nhân tố đã thay thế Các nhân tố còn lại (chưa thay thế) mang trị số kỳ gốc Ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố thay thế đến chỉ tiêu nghiên cứu bằng kết quả lần thay thế đó trừ đi kết quả lần thay thế trước đó, còn mức độ ảnh hưởng tương đối của nhâ tố nào đó đến chỉ tiêu nghiên cứu bằng ảnh hưởng tuyệt đối nhân với 100 chia cho giá trị chỉ tiêu kỳ gốc Mức

Trang 25

độ ảnh hưởng tuyệt đối mang đơn vị tính của chỉ tiêu nghiên cứu, mức độ ảnh hưởng tương đối mang đơn vị tính là %

Cuối cùng tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Có bao nhiêu nhân tố thì có bấy nhiêu lần thay thế và cộng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chính bằng chênh lệch của trị số chỉ tiệu giữa 2 kỳ, đó cũng chính là đối tượng cụ thể của phân tích

- Tổng quát : Giả sử chỉ tiêu A phụ thuộc 3 nhân tố a, b, c, mối liên hệ đó

thể hiện bằng công thức: Aabc

=

- Trị số kỳ gốc của các nhân tố là a0, b0, c0

+ Trị số nghiên cứu của các nhân tố là a1, b1, c1 , giữa 2 kỳ chỉ tiêu biến động một lượng tuyệt đối là: 1 10 0

a ba bAAA

=  - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu A:

+ Kết quả thay thế lần thứ nhất : 1 00

a bAa

= o Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối: 1 00 0

a ba bAa

=

Trang 26

o Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối: 1 11 1

a ba bAc

- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

1.3.3 Phương pháp số chênh lệch

Khái quát về phương pháp số chênh lệch:

Ảnh hưởng của nhân tố = Chênh lệch của nhân tố Trị số nhân tố (số lượng ) (số lượng) × (chất lượng) của kỳ kế hoạch

Có thể gọi là nhân tố “quy mô” và nhân tố “hiệu suất” Ta có : - Phương trình kinh tế : Q = a  b  c

=> ∆Q = Q1 – Q0 = a1 b1  c1 – a0  b0  c

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a : ∆Q(a) = ( a1 – a0 )  b0  c0

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b : ∆Q(b) = a1 (b1 – b0 )  c0

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c : ∆Q(c) = a1 b1  (c1 – c0 )

- Các lưu ý: Điều kiện ứng dụng phương pháp thay thế liên hoàn và

phương pháp số chênh lệch :

- Các nhân tố phải có quan hệ với nhau theo dạng tích số hoặc thương số - Mỗi nhân tố đều có quan hệ tuyến tính với chỉ tiêu phân tích

- Các nhân tố được sắp xếp trong chương trình phải theo trình tự từ “số lượng” đến “chất lượng”

- Nhân tố số lượng nói lên quy mô hoạt động, gọi là nhân tố quy mô - Nhân tố chất lượng nói về hiệu suất hoạt động, gọi là nhân tố hiệu suất

1.3.4 Phương pháp phân tổ

Trang 27

Là phương pháp phân chia tổng thể hiện tượng kinh tế thành các tổ, các bộ phận theo một tiêu thức nhất định, phương pháp phân tổ làm rõ kết cấu bên trong của các hiện tượng kinh tế, qua đó thấy rõ được các đặc trưng bên trong của hiện tượng đó, nếu tiếp tục phân chia các bộ phận đã được phân tổ và xem xét chúng ở những địa điểm, thời gian khác nhau sẽ nhận thức sâu sắc đặc điểm của hiện tượng kinh tế

Hiện tượng kinh tế này là nguyên nhân tác động đến sự phát triển của hiện tượng kinh tế khác, phương pháp phân tổ phải kết hợp với phương pháp so sánh và số bình quân mới có thể phân tích đúng bản chất của hiện tượng kinh tế đó [3, tr 29]

1.3.5 Phương pháp bảng cân đối

Trong hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ như :cân đối giữa thu và chi, cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, cân đối giữa nhu cầu vốn và khả năng thanh toán…Để xem xét và phân tích mối quan hệ này ta lập bảng cân đối Nội dung của bảng cân đối do nội dung các mối quan hệ kinh tế trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quy định

Phương pháp cân đối được sử dụng rộng rãi trong công tác phân tích hoạt động kinh tế, nhằm phân tích toàn diện các quan hệ cân đối chung, cân đối giữa các mặt, cân đối trong từng mặt đó, để phát sinh những dự kiến mất cân đối và giải quyết nó [3, tr 30]

1.3.6 Phương pháp chỉ số

Chỉ số là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của hiện tượng nghiên cứu Khi xây dựng chỉ số chung trước hết ta phải chuyển các phần tử khác nhau và phức tạp về 1 dạng đồng nhất, và khi dùng chỉ tiêu nghiên cứu biến động của một nhân tố nào đó của hiện tượng phức tạp thì phải cố định các nhân tố khác Ngoài ra một ứng dụng quan trọng của chỉ số trong phân tích là dùng chỉ số để phân tich chỉ tiêu bình quân Chỉ tiêu bình quân chịu biến động của 2 nhân tố cơ bản là bản thân chỉ tiêu nghiên cứu biến

Trang 28

động và sự thay đổi kết cấu của tổng thể [1, tr 26]

Tóm lại: Việc đặt ra nội dung phân tích phải căn cứ vào yêu cầu, mục

tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đề ra Vì vậy cần xác định rõ mục tiêu phân tích để lựa chọn thích hợp các loại hình phân tích có hiệu quả thiết thực nhất

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.4.1 Các nhân tố bên ngoài

- Nhân tố quốc tế: Các nhân tố thuộc về chính trị, tuy khía cạnh chính trị là thuộc chủ quyền nhà nước - chủ thể có khả năng phát hành tiền tệ, đánh thuế và định ra các luật lệ quốc gia, nhưng vẫn có một số khía cạnh vượt ra khỏi biên giới quốc gia và tác động không nhỏ đến môi trường kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập hiện nay như:

+ Mối quan hệ giữa các chính phủ: mối quan hệ giữa các chính phủ tốt sẽ thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong kinh doanh Các tổ chức quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và vận dụng các chính sách chính trị của các quốc gia thành viên

+ Hệ thống luật pháp quốc tế, những hiệp định và thỏa thuận được một loạt các quốc gia tuân thủ có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh quốc tế Mặc dù, có thể chúng không ảnh hưởng trực tiếp tới từng doanh nghiệp riêng lẻ, nhưng chúng ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc tạo ra môi trường kinh doanh quốc tế ổn định và thuận lợi

- Xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hóa: Xu hướng hội nhập kinh tế vùng, khu vực có ảnh hưởng quan trọng đối với các công ty đang hoạt trường và hành vi cạnh tranh Quá trình hội nhập đòi hỏi phải có sự điều chỉnh lớn về chính sách và pháp luật để phù hợp với các cam kết, thông lệ và chuẩn mực quốc tế đảm bảo cho tự do cạnh tranh Các doanh nghiệp giao nhận vận tải vẫn gặp nhiều vướng mắc trong quá trình làm giao nhận, làm chậm tiến độ công việc, làm giảm uy tín với khách hàng, giảm năng

Trang 29

lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp

Những cam kết của Việt Nam đối với hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới là hết sức rõ ràng và không thể đảo ngược được Vì vậy, thách thức cạnh tranh ngày càng lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp giao nhận vận tải nói riêng

- Nhân tố trong nước: Nhân tố kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ

làm cho thu nhập của dân cư tăng, khả năng thanh toán cao dẫn tới sức mua tăng, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp sản xuất, thương mại cũng như dịch vụ giao nhận vận tải Nếu doanh nghiệp nào nắm bắt được điều này và có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp đó sẽ thành công và có sức cạnh tranh cao Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, sức mua giảm, làm gia tăng cạnh tranh và tạo ra

nhiều “nguy cơ đối với doanh nghiệp” [11, tr 12]

- Nhân tố về chính trị, pháp luật: Một thể chế chính trị, luật pháp rõ ràng,

rộng mở và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả Các văn bản pháp luật, chính sách về thuế, về thủ tục xuất nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến việc tác nghiệp của các doanh nghiệp [11, tr 13]

- Trình độ khoa học và công nghệ: Nhân tố này quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến môi trường cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Dịch vụ giao nhận vận tải hiện nay cũng đòi hỏi cao về công nghệ, và đây là yếu tố quyết định sự phản ứng nhanh nhạy của dịch vụ đối với yêu cầu công việc đặt ra Nếu doanh nghiệp giao nhận vận tải nắm bắt và đầu tư phát triển tốt công nghệ sẽ có lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác

- Nhân tố về tâm lý “người tiêu dùng” là chủ thể sử dụng dịch vụ Hiện nay, ở Việt Nam các doanh nghiệp sản xuất chưa thật sự chú trọng dịch vụ giao nhận vận tải đầu vào và phân phối sản phẩm giúp họ Các doanh nghiệp nếu nhập khẩu thì mua hàng giá CIF, còn nếu xuất khẩu thì bán theo giá FOB

Trang 30

cũng làm hạn chế thị trường dịch vụ giao nhận vận tải của các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam

1.4.2 Các nhân tố bên trong

Ngoài các nhân tố vĩ mô với sự ảnh hưởng như đã nói ở trên, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quyết định bởi các nhân tố bên trong doanh nghiệp, đây là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Bộ máy quản trị doanh nghiệp: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

được chỉ đạo bởi bộ máy quản trị của doanh nghiệp Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định mặt hàng kinh doanh, kế hoạch sản xuất, quá trình sản xuất, huy động nhân sự, kế hoạch, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch mở rộng thị trường, các công việc kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên, các biện pháp cạnh tranh, các nghĩa vụ với nhà nước Vậy sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vai trò điều hành của bộ máy quản trị

Bộ máy quản trị hợp lý, xây dựng một kế hoạch kinh doanh khoa học phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, có sự phân công, phân nhiệm cụ thể giữa các thành viên trong bộ máy quản trị, năng động nhanh nhạy nắm bắt thị trường, tiếp cận thị trường bằng những chiến lược hợp lý, kịp thời nắm bắt thời cơ, yếu tố quan trọng là bộ máy quản trị bao gồm những con người tâm huyết với hoạt động của công ty sẽ đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao

Doanh nghiệp là một tổng thể, hoạt động như một xã hội thu nhỏ trong đó có đầy đủ các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa và cũng có cơ cấu tổ chức nhất định Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các phòng ban, các chức vụ trong doanh nghiệp, sự sắp xếp này nếu hợp lý, khoa học, các thế mạnh của từng bộ phận

Trang 31

và của từng cá nhân được phát huy tối đa thì hiệu quả công việc là lớn nhất, khi đó không khí làm việc hiệu quả bao trùm cả doanh nghiệp Không phải bất lỳ một doanh nghiệp nào cũng có cơ cấu tổ chức hợp lý và phát huy hiệu quả ngay, việc này cần đến bộ máy quản trị có trình độ và khả năng kinh doanh, thành công trong cơ cấu tổ chức là thành công trong kế hoạch kinh doanh

Ngược lại nếu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bất hợp lý, có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ không rõ ràng, các bộ phận hoạt động kém hiệu quả, thì kết quả hoạt động kinh doanh sẽ không cao

- Lao động và vốn: Con người điều hành và thực hiện các hoạt động của

doanh nghiệp, kết hợp các yếu tố sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là vấn đề lao động Công tác tuyển dụng được tiến hành nhằm đảm bảo trình độ và tay nghề của người lao động Có như vậy thì kế hoạch sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh mới thực hiện được Có thể nói chất lượng lao động là điều kiện cần để tiến hành hoạt động kinh doanh và công tác tổ chức lao động hợp lý là điều kiện đủ để doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao

Trong quá trình kinh doanh lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể có những sáng tạo khoa học và có thể áp dụng vào hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Lực lượng lao động tạo ra những sản phẩm (dịch vụ) có kiểu dáng và tính năng mới đáp ứng thị hiếu thị trường làm tăng lượng hàng hóa dịch vụ tiêu thụ được của doanh nghiệp, tăng doanh thu làm cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh

Lực lượng lao động là nhân tố quan trọng liên quan trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác như vốn, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu nên tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động SXKD

Bên cạnh nhân tố lao động của doanh nghiệp thì vốn cũng là một đầu vào có vai trò quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 32

Doanh nghiệp có khả năng tài chính không những chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị tiếp thu công nghệ sản xuất hiện đại hơn nhằm làm giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp, nâng cao tính chủ động khai thác và sử dụng tối ưu đầu vào

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin: Doanh nghiệp

phải biết luôn tự làm mới mình bằng cách tự vận động và đổi mới, du nhập những tiến bộ khoa học kỹ thuật thời đại liên quan đến lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp mình Vấn đề này đóng một vai trò hết sức quan trọng với hiệu quả hoạt động kinh doanh vì nó ảnh hưởng lớn đến vấn đề năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Sản phẩm dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật lớn mới có chỗ đứng trong thị trường và được mọi người tin dùng so với những sản phẩm dịch vụ cùng loại khác

Kiến thức khoa học kỹ thuật phải áp dụng đúng thời điểm, đúng quy trình để tận dụng hết những lợi thế vốn có của nó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hay tăng năng suất lao động đưa sản phẩm dịch vụ chiếm ưu thế trên thị trường nâng cao hiệu quả kinh doanh Doanh nghiệp muốn tiếp tục tồn tại trong thị trường cạnh tranh quốc tế “tại chỗ”, thì phải đầu tư cho công nghệ thông tin ở mức cơ sở và ở mức nâng cao hiệu quả hoạt động phải được thực hiện một cách cấp bách nhất Vấn đề chính là ở chỗ: việc đầu tư công nghệ thông tin ở mức các hệ thống quản lý tổng thể phải được thực hiện đối với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia cạnh tranh quốc tế càng sớm càng tốt, bất kể vị thế của các doanh nghiệp đó trên thị trường đang tốt như thế nào

Ngoài ra, áp dụng thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp quản lý và vận hành hiệu quả hơn và phát triển kinh doanh trên một phạm vi rộng lớn Ở đây cần hiểu thương mại điện tử không chỉ dừng lại ở bán hàng trên Internet, mà còn bao gồm cả việc quản lý quan hệ khách hàng hay chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trên môi trường Internet

Trang 33

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CP KHO VẬN TÂN CẢNG NĂM 2022

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Kho Vận Tân Cảng

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

✓ Công ty Cổ Phần Kho Vận Tân Cảng - Công ty con trực thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Quân chủng Hải quân, được thành lập ngày 04/01/2010 trên cơ sở sáp nhập 02 Xí nghiệp: Kho Bãi Tân Cảng và Kho Bãi Tân Cảng – Cát Lái

✓ Công ty Cổ phần kho vận tân cảng là công ty CP hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp

✓ Trong quá trình hoạt động, công ty đã được Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ chí Minh cấp đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 16 tháng 7 năm 2010 do bổ sung ngành nghề kinh doanh

✓ Vốn điều lệ: 149.982.580.000 VND Cơ cấu cổ phần:

+ Công ty TNHH Một Thành viên Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn Vốn góp: 88.506.300.000 tì lệ 59%

+ Các cổ đông khác: Vốn góp 61.476.280.000 tỉ lệ 41%

✓ Trong định hướng chiến lược phát triển, công ty Cổ phần Kho Vận Tân Cảng sẽ trở thành nhà cung cấp chuỗi các dịch vụ trọn gói hiện đại và chuyên nghiệp dựa trên hệ thống quản lý khai thác cảng tiên tiến TOP-X (Teminal Operational Package - X windows) tại Cảng Cát Lái, CMS (Container Management System) tại Cảng Tân Cảng tích hợp với hệ thống quản lý khai thác kho WMS (Warehouse Management System) tiên tiến cùng cơ sở hạ tầng đang từng bước hiện đại hóa có thể đáp ứng mọi nhu cầu về dịch vụ kho vận của khách hàng

✓ Với phương châm “Cùng khách hàng đi tới thành công” công ty Cổ phần Kho Vận Tân Cảng luôn nỗ lực hoàn thiện mình đáp ứng một cách tốt

Trang 34

nhất nhu cầu của khách hàng với lòng tận tụy và năng lực không ngừng được nâng cao, cam kết mang đến cho khách hàng sự lựa chọn dịch vụ tốt nhất và mối quan hệ hợp tác, gắn bó dài lâu

2.1.2 Chức năng hoạt động, ngành nghề kinh doanh của công ty

✓ Vận tải hàng hóa bằng đường bộ: Vận tải container Vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dùng Vận tải hàng hóa bằng ô tô loại khác (trừ ô tô chuyên dùng) Vận tải hàng hóa bằng phương tiện đường bộ khác Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa bằng phương tiện cơ giới

✓ Bốc xếp hàng hóa đường bộ Bốc xếp hàng hóa cảng biển Bốc xếp hàng hóa cảng song

✓ Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải: Dịch vụ đại lý tàu biển Dịch vụ đại lý vận tải đường biển Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan Hoạt động của các đại lý vận tải hàng hóa Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa

✓ Dịch vụ đóng gói (trừ đóng gói thuốc bảo vệ thực vật) bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan

✓ Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho ngoại quan Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho khác Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho đông lạnh

✓ Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ

✓ Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy nội địa, vận tải ven biển và viễn dương

✓ Hoạt động của các đại lý làm thủ tục Hải Quan, các đại lý vận tải hàng hóa

✓ Dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ đóng gói (trừ đóng gói thuốc bảo vệ thực vật)

✓ Dịch vụ xếp dỡ, vận tải container, dịch vụ kiểm đếm hàng hóa

✓ Kho bãi và lữu trữ hàng hóa trong kho đông lạnh, dịch vụ đại lý tàu biển

Trang 35

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty

- Về cơ cấu tổ chức: Công ty được tổ chức, hoạt động theo mô hình Công ty CP, 51% vốn nhà nước (Công ty TNHH MTV TCT Tân Cảng Sài Gòn nắm giữ 51% Vốn điều lệ)

Bao gồm ĐHĐCĐ, HĐQT, BGĐ, BKS và khối chuyên môn, nghiệp vụ Khối chuyên môn nghiệp vụ gồm 3 nhóm chính:

Khối chuyên môn nghiệp vụ văn phòng, gồm các đơn vị: + Phòng tài chính Kế toán

+ Phòng Kế hoạch Kinh doanh + Phòng Hành chính hậu cần

+ Phòng Tổ chức lao động lao động + Phòng Kỹ thuật Vật tư

Khối Sản xuất, gồm các đơn vị: Phòng Logistics, Phòng Cơ giới – Xếp dỡ, Phòng Điều độ và Kho hàng, Kho CFS

- Khối Công ty con, Công ty liên kết gồm các đơn vị sau: Công ty CP Tiếp Vận Cát Lái, Công ty CP Tân Cảng Hiệp Lực

- Về mô hình quản trị doanh nghiệp bao gồm:

Đại Hội Đồng Cổ Đông, Ban Kiểm soát, Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc đứng đầu là Giám đốc và các Phó Giám đốc Khối chức năng

Cơ cấu tổ chức quản trị của Công ty được xây dựng trên nguyên tắc phân công, quản lý theo các khối chức năng công việc có mối quan hệ chặt chẽ và qua lại với nhau

Giám đốc quản lý, điều hành thông qua việc phân cấp, phân quyền để

trực tiếp giải quyết các công việc thông qua Phó Giám đốc phụ trách khối

Trang 36

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Công ty năm 2022

“Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động tiền lương Công ty (2022)”

2.1.4 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban của Công ty

❖ Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh: Chức năng là đơn vị trực thuộc Công

ty, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của Đảng uỷ, Giám đốc Công ty Là cơ quan tham mưu cho Đảng uỷ, Ban Giám đốc về các mặt công tác: Kinh doanh - khai thác; Đầu tư và dự án phát triển; Thương vụ – Tổng hợp và pháp chế; Công tác quân sự

- Nhiệm vụ: Tiếp nhận, tổng hợp các thông tin, tham mưu cho Đảng uỷ, Ban Giám đốc về kinh doanh, quản lý khai thác các trang thiết bị và cơ sở vật chất

Trang 37

+ Xây dựng kế hoạch SXKD định kỳ tháng/quý/năm; các kế hoạch dự án phát triển trung và dài hạn, quản lý khai thác dịch vụ kho bãi, xếp dỡ, vận chuyển; các dự án đầu tư và xây dựng công trình, mua sắm thiết bị; các hợp đồng dịch vụ vv ; khi được phê duyệt thì hướng dẫn tổ chức triển khai, đôn đốc thực hiện

+ Phân tích hiệu quả Kinh tế – Xã hội trong tất cả các khâu, các lĩnh vực kinh doanh của Công ty

+ Xây dựng và ban hành chính sách giá thu - chi cho tất cả các dịch vụ Công ty

❖ Phòng Tài Chính Kế Toán: Chức năng tham mưu cho Đảng ủy, Ban

Giám đốc và trực tiếp tiến hành các hoạt động nghiệp vụ về xây dựng Công tác tài chính vững mạnh; hoạt động Tài chính – kế toán đúng chính sách, pháp luật, phục vụ thiết thực nhiệm vụ quốc phòng an ninh, khai thác Cảng, đầu tư xây dựng của Công ty

- Nhiệm vụ: Tham gia lập và bảo vệ các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch sử dụng, cân đối vốn cho đầu tư phát triển Công ty

+ Tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê và bộ máy kế toán, thống kê trong toàn Công ty một cách khoa học, hợp lý

+ Tổ chức ghi chép, thống kê đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính toán kết quả kinh doanh, lập các báo cáo kịp thời; tổ chức bảo quản, lưu trữ chứng từ kế toán khoa học Thường xuyên phân tích hoạt động kinh tế; nghiên cứu, cải tiến, luân chuyển chứng từ và hoàn thiện quy trình quản lý, hạch toán kế toán, thống kê Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tính chính xác và trung thực của số liệu báo cáo

+ Kiểm tra, kiểm soát và kết hợp Phòng TCHC đề xuất, tham mưu cho Giám đốc việc bảo đảm chế độ tiền lương, thưởng, các khoản phụ, trợ cấp; các chính sách, chế độ của Nhà nước, quy chế đối với người lao động

+ Tham gia kiểm kê, phân tích đánh giá lại tài sản cố định, vật tư, tiền

Trang 38

vốn của doanh nghiệp định kỳ hoặc đột xuất; tham mưu xử lý khoản thừa, thiếu, thiệt hại trong sản xuất kinh doanh Đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn vốn

+ Quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, đặc biệt là quản lý và giám sát thực hiện các kế hoạch đầu tư, mua sắm, xây dựng, sửa chữa đã được duyệt, đảm bảo chặt chẽ về thủ tục, đúng về giá cả, đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả

❖ Phòng Tổ Chức Hành Chính: Chức năng là một phòng chức năng,

chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty về triển khai công tác bảo đảm hậu cần, hành chính; các mặt hoạt động chuyên môn về quản lý công trình, đảm bảo doanh trại; công tác tổ chức, lao động tiền lương, BHXH, An toàn lao động trong doanh nghiệp phục vụ nhiệm vụ Quốc phòng an ninh và sản xuất kinh doanh của Công ty

- Nhiệm vụ: Nắm chắc được tình hình, nhiệm vụ hoạt động của Công ty, của các đơn vị trực thuộc liên quan đến công tác HCHC để tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám đốc những chủ trương, giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ an ninh quốc phòng và Sản xuất kinh doanh

+ Xây dựng kế hoạch, phòng làm việc mua sắm thiết bị văn phòng phẩm + Xây dựng các kế hoạch đầu tư XDCB, sửa chữa định kỳ cả năm, trung và dài hạn, báo cáo Giám đốc để trình Hội đồng quản trị, khi được thông qua thì tiến hành các thủ tục thuê khảo sát, thiết kế, lập dự án đầu tư (đối với công trình lớn), báo cáo các cơ quan chức năng liên quan của Công ty mẹ để thẩm định phê duyệt Khi được phê duyệt thì hướng dẫn, tổ chức triển khai theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tham mưu

+ Quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng (đường, bãi, cầu cảng…) nhà cửa, điện, nước, thiết bị PCCN theo đúng quy định của nhà nước, quân đội và đơn vị

+ Xây dựng tổ chức biên chế, lực lượng hàng năm và từng thời kỳ theo nhiệm vụ trên giao và theo phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh

Trang 39

+ Xây dựng đơn giá tiền lương, quản lý quỹ lương, tổ chức chi trả lương đúng nguyên tắc, chế độ, pháp luật, khuyến khích thúc đẩy sản xuất hợp lý

❖ Phòng Điều Độ: Chức năng là Trung tâm chỉ huy, phối hợp, điều

hành dây chuyền sản xuất của Công ty Trực tiếp xây dựng và triển khai các phương án xếp dỡ, giao nhận, quản lý hàng hóa, cải tiến quy trình thủ tục giao nhận, phối hợp hoạt động với ĐLGNVT, ICD Sóng thần, Trung tâm điều độ Cảng Cát lái và Cảng Cái mép, Tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám đốc các giải pháp quản lý, khai thác tối đa năng lực Kho bãi, cầu tàu Tân cảng và trang thiết bị phục vụ sản xuất khác của Công ty nhằm nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của Công ty

- Nhiệm vụ: Lập kế hoạch xếp dỡ tàu (nếu có) sà lan Tại Tân cảng, kế hoạch xếp dỡ giao nhận, bảo quản hàng hóa tại các khu bãi hàng và khu kho hàng; tổ chức dây chuyền công nghệ; điều hành hoạt động xếp dỡ trong phạm vi toàn Công ty, đảm bảo an toàn sản xuất và an toàn PCCN

+ Quy hoạch các khu hàng, thực hiện chất xếp, quản lý và giao nhận hàng hóa theo quy trình nghiệp vụ; thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh và quản lý, kiểm soát bãi hàng theo quy định

+ Sử dụng và điều hành hợp lý phương tiện thiết bị của Công ty, của đơn vị bạn, các đơn vị vệ tinh, nhằm tăng năng xuất xếp dỡ, vận chuyển đảm bảo yêu cầu giải phóng tàu của Công ty mẹ, giải phóng sà lan, rút ngắn thời gian giao nhận hàng đối với khách hàng

❖ Phòng Cơ Giới: Với chức năng tham mưu cho chi bộ, Ban Giám đốc

Trang 40

Công ty những chủ trương, biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả lực lượng, phương tiện TBKT thuộc quyền và trực tiếp tổ chức các hoạt động xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa theo kế họach SXKD của TCT và Công ty

- Nhiệm vụ: Đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy Công ty những chủ trương, biện pháp quản lý, điều hành cụ thể nhằm khai thác các phương tiện thuộc quyền quản lý an tòan, hiệu quả nhất đáp ứng yêu cầu SXKD của Công ty

+ Xây dựng, thông qua Ban Giám đốc Công ty và trực tiếp tổ chức thực hiện kế họach sản xuất; điều động, đôn đốc, kiểm tra lực lượng, phương tiện TBKT thực hiện đúng kế hoạch xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa theo sự điều hành của TB-KHĐH và của các Terminal, các khu hàng, rỗng của TT Điều độ Cảng, của CTCP Kho Vận TC và các kế hoạch khác của Tổng Công ty

❖ Phòng Kỹ Thuật Vật Tư: Chức năng là đơn vị trực thuộc, chịu sự

lãnh đạo, quản lý chỉ huy trực tiếp, toàn diện của Đảng uỷ, Giám đốc Công ty và Ngành nghiệp vụ cấp trên; Có chức năng tham mưu cho Đảng uỷ, Ban Giám đốc Công ty và trực tiếp tổ chức thực hiện công tác bảo đảm kỹ thuật, vật tư, tham mưu đầu tư mua sắm trang thiết bị và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật, đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty và hoàn thành các nhiệm vụ khác được giao

- Nhiệm vụ: Nắm chắc về số lượng, chất lượng, tình trạng kỹ thuật, chủng loại và nhu cầu phụ tùng, vật tư, nhiên liệu của các phương tiện, trang thiết bị của Công ty, đề xuất với Ban Giám đốc Công ty những chủ trương, giải pháp, kế hoạch về công tác bảo đảm kỹ thuật, vật tư, sửa chữa, mua sắm, quản lý, khai thác sử dụng TBKT tốt bền an toàn, tiết kiệm và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt

+ Thực hiện đầy đủ và hiệu quả chức năng quản lý và đảm bảo kỹ thuật, vật tư đối với các đơn vị về phương tiện, trang thiết bị của Công ty; tổ chức

Ngày đăng: 23/06/2024, 19:46