1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022

96 6 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Tác giả Nguyễn Thùy Trâm
Người hướng dẫn Th.S Trần Thị Diệu Huyền
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Vận Tải
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,86 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ KINH DOANH CƯỚC VẬN TẢI XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (10)
    • 1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển (11)
      • 1.1.1. Khái niệm xuất khẩu (11)
      • 1.1.2. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng hóa (11)
      • 1.2.1. Tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh cước trong xuất khẩu hàng hóa tại công ty Forwarder (13)
    • 1.3 Quy trình chung kinh doanh cước vận tải xuất khẩu bằng đường biển (15)
    • 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu bằng đường biển (18)
      • 1.4.1 Các nhân tố bên trong (18)
      • 1.4.2 Các nhân tố bên ngoài (19)
    • 1.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh cước vận tải xuất khẩu bằng đường biển (20)
      • 1.5.1 Chỉ tiêu sản lượng (20)
      • 1.5.3 Chỉ tiêu chi phí (22)
      • 1.5.4 Chỉ tiêu lợi nhuận (23)
  • CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CƯỚC VẬN TẢI XUẤT KHẨU HÀNG NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG (24)
    • 2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Tiếp Vận Hàng Hải TNM (24)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty (24)
        • 2.1.1.1. Giới thiệu chung về TNM (24)
        • 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (26)
      • 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của công ty (27)
        • 2.1.2.1. Chức năng của công ty (27)
        • 2.1.2.2. Nhiệm vụ (27)
        • 2.1.2.3. Phạm vi hoạt động (28)
      • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của công ty (29)
        • 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức (29)
        • 2.1.3.2. Tình hình nhân sự của công ty (31)
      • 2.1.4 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tiếp Vận và Hàng Hải (34)
    • 2.2. Quy trình kinh doanh cước vận tải xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNM (37)
      • 2.2.2 Quy trình thực tế kinh doanh cước vận tải xuất khẩu bằng đường biển tại công ty (47)
      • 2.2.3 Đánh giá quy trình hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu bằng đường biển tại TNM (59)
        • 2.2.3.1 Ưu điểm (59)
        • 2.2.3.2 Nhược điểm (60)
    • 2.3 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên container (FCL) bằng đường biển năm 2022 (60)
      • 2.3.1 Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng (60)
        • 2.3.1.1 Phân theo thời gian (60)
        • 2.3.1.2 Phân theo thị trường (62)
        • 2.3.1.3 Phân theo mặt hàng (63)
        • 2.3.1.4 Phân theo khách hàng (64)
      • 2.3.2 Đánh giá theo chỉ tiêu doanh thu (66)
        • 2.3.2.1 Phân theo thời gian (66)
        • 2.3.2.2 Phân theo thị trường (67)
        • 2.3.2.3 Phân theo mặt hàng (68)
        • 2.3.2.4 Phân theo khách hàng (69)
      • 2.3.3 Đánh giá theo chỉ tiêu chi phí (70)
        • 2.3.3.1 Phân theo thời gian (70)
        • 2.3.3.2 Phân theo thị trường (71)
        • 2.3.3.3 Phân theo mặt hàng (72)
        • 2.3.3.4 Phân theo khách hàng (73)
      • 2.3.4 Đánh giá theo chỉ tiêu lợi nhuận (74)
        • 2.3.4.1 Phân theo thời gian (74)
        • 2.3.4.2 Phân theo thị trường (75)
        • 2.3.4.3 Phân theo mặt hàng (77)
        • 2.3.4.4 Phân theo khách hàng (78)
    • 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh cước vận tải xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Hàng Hải TNM (79)
      • 2.4.1 Các yếu tố bên ngoài (79)
      • 2.4.2 Các yếu tố bên trong (80)
    • 3.1. Phương hướng phát triển của công ty (82)
    • 3.2 Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu nguyên (84)
      • 3.2.1 Điểm mạnh (86)
      • 3.2.2 Điểm yếu (87)
      • 3.2.3 Cơ hội (88)
      • 3.2.4 Thách thức (89)
    • 3.3 Một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận và Hàng Hải TNM (90)
      • 3.3.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp (90)
      • 3.3.2 Đối với cơ quan Nhà nước (92)
  • KẾT LUẬN (94)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (96)

Nội dung

Lời đầu tiên, cho phép em xin gửi lời cảm ơn đến Nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho sinh viên chúng em được học tập thật tốt, giúp đỡ chúng em trong từng môn học, trau dồi kiến thức chuyên ngành cho con đường sự nghiệp sau này. Lời cảm ơn tiếp theo em xin gửi đến thầy đã dành cả tâm huyết để chỉ dạy em và hỗ trợ em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Thầy luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của em cũng như ân cần chỉ dạy, sửa chữa từng lỗi sai trong suốt quá trình làm Luận văn tốt nghiệp để đảm bảo em có được nền tảng kiến thức ổn định nhất và có thành quả tốt nhất

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ KINH DOANH CƯỚC VẬN TẢI XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Khái niệm và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển

“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Trích từ Luật Xuất nhập khẩu số 45/2017/QH14)

Xuất khẩu liên quan đến các hoạt động bán trên phạm vi quốc tế Nó là chuỗi các hoạt động giao thương, mua bán phức tạp giữa nhiều bên liên quan Quá trình xuất khẩu thường đi kèm với rất nhiều quy định và thủ tục hải quan, vận chuyển, bảo hiểm và thanh toán quốc tế Ngoài ra, xuất khẩu đóng góp và mở rộng thị trường tiêu thị, tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh sự phát triển toàn cầu

1.1.2 Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa giúp các quan hệ kinh tế đối ngoại được thúc đẩy và mở rộng hơn Điều này sẽ làm hàng hóa trong nước có cơ hội được lưu thông ở nhiều thị trường mới trên thế giới, gia tăng cơ hội giao thương, hợp tác và thúc đẩy kinh tế giữa các quốc gia khác nhau Xuất khẩu hàng hóa còn tạo cơ hội giao lưu văn hóa và trao đổi kiến thức giữa các quốc gia, tăng cường sự hiểu biết, hợp tác

Việc xúc tiến xuất khẩu cũng là động lực để các doanh nghiệp trong nước phải học hỏi, trau dồi, đổi mới và đầu tư công nghệ, quy trình sản xuất quản lý trong kinh doanh để có thể cạnh tranh được với thị trường quốc tế đa dạng và rất tiềm năng Mặt khác, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan như dịch vụ vận tải quốc tế, hải quan, bảo hiểm,…

Bên cạnh đó, nó còn mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước Tạo công ăn việc làm cho lượng lao động lớn, nâng cao tay nghề vì thói quen sản xuất hàng xuất khẩu chất lượng cao

Có thể nói rằng XNK là một lĩnh vực khá là rộng và là một nghiệp vụ phức tập gồm nhiều khái niệm và nhiều khía cạnh, để năm vững được nghiệp vụ này chúng ta phải cần năm được một số khái niệm liên quan như sau:

- Incoterms được viết tắt từ cụm International Commerce Terms có nghĩa là các điều khoản thương mại quốc tế, là bộ tập hợp các quy tắc trong hợp đồng ngoại thương do phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) phát hành Incoterms được sử dụng để xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của người mua và người bán trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi người bán đến nơi của người mua Nó mô tả chi tiết về việc chuyển đổi rủi ro, xử lý hải quan, vận chuyển, trách nhiệm của người mua, người bán và người chuyển chở

Hiện tại có 2 bộ Incoterm đang được sử dụng và áp dụng phổ biến và rộng rãi đó là Incoterms 2010 và 2020 như hình 1.1 và hình 1.2

(Nguồn: Website:https://www.nitoda.com/)

(Nguồn Website: https://www.nitoda.com/)

- Hãng tàu: Để hoạt động XNK được diễn ra, thì đơn vị cung cấp phương tiện vận tải và dịch vụ cước vận tải cơ bản gọi là hãng tàu Có thể nhắc đến một số hãng tàu lớn và uy tín hiện nay như Maersk, OOCL, Hapag-Lloyd, EMC, ONE, HMM, MSC,… Các hãng tàu này sẽ bán lại space cho các FWD, NVOCC với giá hợp đồng tùy vào lượng hàng hóa và mức độ thân thiết giữa 2 bên

- Forwarder: Được gọi là đại lý hãng tàu, là đơn vị trực tiếp hoạt động giao nhận hàng hóa vận tải FWD sẽ mua loại cước tàu từ hãng tàu sau đó bán lại cho các khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa hoặc các FWD khác Dịch vụ của FWD sẽ đa dạng hơn như consol hàng lẻ, dịch vụ chứng từ, khai hải quan và các dịch vụ liên quan có phát sinh trong quá trình vận chuyển Hiện nay thì các doạnh nghiệp sẽ ưu tiên chọn sử dụng dịch vụ của FWD hơn bởi vì họ là người nắm rõ quy trình xuất nhập khẩu và dễ dàng xử lý các vấn đề cần thiết cho doanh nghiệp

1.2 Hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu bằng đường biển tại công ty Forwarder

1.2.1 Tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh cước trong xuất khẩu hàng hóa tại công ty Forwarder

Ngày nay đi cùng với xu hướng phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ ngoại giao, xuất nhập khẩu ngày càng được biết đến và là tiền để cho các doanh nghiệp sản xuất

6 cố gắng, nỗ lực để đưa được các sản phẩm của mình vươn ra các thị trường quốc tế Nhưng bên cạnh đó thì các doanh nghiệp sản xuất không thể dành quá nhiều thời gian, nhân lực để nghiên cứu và đảm nhiệm các công việc liên quan đến xuất nhập khẩu

Do đó, các công ty Forwarder được lập ra với các dịch vụ vận tải quốc tế, thủ tục hải quan, xin giấy phép chuyên ngành, nhằm hỗ trợ cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa, giúp các doanh nghiệp sản xuất tập trung toàn lực cho công việc sản xuất sản phẩm Khi lô hàng xuất hoặc nhập khẩu có xảy ra các vấn đề phát sinh thì Forwarder sẽ rất linh hoạt đưa ra nhiều phương án giải quyết tốt nhất và tiết kiệm nhất cho doanh nghiệp bởi vì họ đã thiết lập các mối quan hệ và làm việc rất nhiều bên liên quan như hãng tàu, hải quan, cảng vụ,…

Trong một công ty Forwarder thì không thể không kể đến phòng kinh doanh, cụ thể hơn là bộ phận Sales đóng vai trò chủ chốt, quan trọng nhất Họ là bộ phận chính mang lại nguồn khách hàng lớn tạo nên doanh thu chính cho công ty Giá trị của một nhân viên kinh doanh không những tìm kiếm khách hàng mang lại doanh thu cho công ty mà còn là cầu nối để khách hàng hài lòng, tin tưởng, tín nhiệm và tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty Vì vậy Salesman phải đảm nhiệm các công việc như:

- Tìm kiếm khách hàng thông qua các trang thông tin mạng, được giới thiệu

- Từ thông tin tìm hiểu được, tìm cách liên hệ, tư vấn, chào giá, chào dịch vụ của công ty

- Theo đuổi, thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ

- Phối hợp các phòng ban chứng từ, OPS, Pricing để có thể cung cấp cho khách hàng những thông tin, thủ tục giấy tờ cần thiết

- Chủ động, nắm bắt được tình hình vận chuyển, lịch trình, thời gian và các vấn đề liên quan của lô hàng để cập nhật cho khách hàng

- Lắng nghe, đồng cảm, giải quyết và hỗ trợ hết mình cho khách hàng khi có vấn đề xảy ra

1.2.2 Những kiến thức và kỹ năng cần phải có của nhân viên kinh doanh cước biển

7 Để có thể tiếp cận và thuyết phục khách hàng chọn dịch vụ của bên mình thì Salesman phải nắm vững kiến thức xuất nhập khẩu cơ bản như quy trình giao nhận hàng hóa, thủ tục hải quan, các khái niệm chuyên ngành và điều khoản thương mại quốc tế Incoterms Các salesman cần phải am hiểu về tính chất của hàng hóa và phương thức vận chuyển như đường biển, đường hàng không, đường bộ,… để có những phương án phù hợp với yêu cầu của khách hàng Salesman cần phải có kiến thức về khách hàng về hàng hóa của họ để hiểu biết được tính chất hàng hóa cần những giấy tờ, thủ tục gì từ đó có thể đáp ứng được yêu cầu và khách hàng sẽ thấy được sự chuyên nghiệp của bản thân Ngoài ra thì Sales cần phải nắm bắt thông tin sản phẩm và dịch vụ của công ty mình, cũng như tìm hiểu về thị trường chung các đối thủ cạnh tranh xung quanh để xây dựng mối quan hệ và tìm kiếm cơ hội kinh doanh

Ngoài những kiến thức chuyên ngành, Salesman cần trau dồi thêm các kỹ năng mềm cho bản thân Công việc của Salesman là tìm kiếm, tư vấn và thuyết phục thì buộc phải nâng cao kỹ năng giao tiếp và đàm phán để có thể thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng và các đối tác Chúng ta cần có khả năng lắng nghe, thuyết phục và đàm phán một cách tử tế, chuyên nghiệp để tạo động lực mua hàng và đạt được các thỏa thuận kinh doanh

Quy trình chung kinh doanh cước vận tải xuất khẩu bằng đường biển

và tạo sự uy tín từ khách hàng Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần thiết lập cho mình một

8 quy trình kinh doanh cụ thể và hiệu quả Quy trình chung của hoạt động kinh doanh cước được thể hiện như hình 2.2

Hình 2.1 Quy trình chung của hoạt động kinh doanh cước vận tải

(Nguồn: Website: www.https://www.studocu.com/)

Bước 1: Tìm kiếm thông tin khách hàng là một bước quan trọng trong quy trình sales cước vận tải xuất khẩu bằng đường biển Để tiến hành tìm kiếm thông tin khách hàng hiệu quả, bạn có thể thực hiện các bước sau:

Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu về thị trường xuất khẩu và nhập khẩu của đất nước hoặc khu vực bạn muốn kinh doanh Xác định các ngành hàng chính, các mặt hàng có nhu cầu vận tải cao và các đối tượng khách hàng tiềm năng

Sử dụng cơ sở dữ liệu: Sử dụng các cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, công ty logistics, hoặc các công ty Forwarder đã từng hoạt động trong lĩnh vực này Các cơ sở dữ liệu này cung cấp thông tin về địa chỉ, thông tin liên hệ và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Kết nối qua mạng xã hội và diễn đàn: Tham gia các nhóm và diễn đàn liên quan đến xuất nhập khẩu và logistics trên mạng xã hội hoặc các nền tảng chuyên nghiệp như LinkedIn Tận dụng mạng lưới này để tìm kiếm thông tin về các doanh nghiệp và tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Bước 1: Tìm kiếm thông tin khách có nhu cầu để liên hệ, chào giá và dịch vụ

Bước 2: Theo đuổi, báo giá và chốt đơn

Bước 3: Chăm sóc khách hàng và duy trì mối quan hệ

Thăm các triển lãm và hội chợ: Tham gia các triển lãm và hội chợ thương mại liên quan đến xuất nhập khẩu và logistics Đây là cơ hội tốt để gặp gỡ và kết nối trực tiếp với các doanh nghiệp và khách hàng tiềm năng

Xây dựng website và tiếp thị trực tuyến: Xây dựng một website chuyên nghiệp và sử dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến như quảng cáo Google, quảng cáo trên mạng xã hội, email marketing để tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng

Khi đã thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng, bạn có thể liên hệ và chào giá dịch vụ vận tải xuất khẩu bằng đường biển của công ty Forwarder của bạn Chú ý đưa ra thông tin cụ thể, giải pháp vận chuyển phù hợp và đáp ứng các yêu cầu cụ thể của khách hàng để tăng cơ hội thành công trong việc thu hút và giữ chân khách hàng

Bước 2: Theo đuổi, báo giá và chốt đơn là quy trình quan trọng trong sales cước vận tải xuất khẩu bằng đường biển Dưới đây là các bước chi tiết trong quy trình này:

Sau khi đã tìm kiếm thông tin và liên hệ với khách hàng tiềm năng, bước đầu tiên là tiến hành theo đuổi Theo đuổi bao gồm việc gọi điện thoại, gửi email hoặc gặp gỡ trực tiếp để tiếp tục tương tác và cập nhật thông tin với khách hàng

Mục tiêu của bước này là duy trì liên hệ với khách hàng, xác nhận sự quan tâm của họ và đáp ứng các câu hỏi hoặc yêu cầu thông tin bổ sung

Báo giá (Quotation): Khi khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hoá, công ty Forwarder sẽ tiến hành báo giá dịch vụ vận tải Báo giá phải được làm rõ, chi tiết và cụ thể, bao gồm chi phí vận chuyển, thời gian dự kiến, điều kiện và điều khoản hợp đồng Nếu có yêu cầu đặc biệt từ khách hàng, cần đáp ứng và cung cấp các giải pháp vận tải phù hợp

Chốt đơn (Booking): Sau khi khách hàng đồng ý với báo giá và thông tin vận chuyển, bước tiếp theo là chốt đơn Chốt đơn là việc khách hàng xác nhận chấp nhận dịch vụ vận chuyển và đồng ý với các điều kiện và điều khoản hợp đồng Khi chốt đơn, các thông tin vận chuyển sẽ được ghi chép và xác nhận chính thức giữa hai bên

Bước 3: Chăm sóc khách hàng và duy trì mối quan hệ là một phần quan trọng trong quy trình kinh doanh cước vận tải xuất khẩu bằng đường biển Để đảm bảo sự hài lòng và trung thành của khách hàng, công ty Forwarder cần thực hiện các hoạt động chăm sóc và duy trì mối quan hệ như sau:

Ghi nhận thông tin khách hàng: Theo dõi, ghi chép và lưu trữ thông tin về khách hàng, bao gồm lịch sử giao dịch, yêu cầu đặc biệt và thông tin liên hệ Điều này giúp có cái nhìn tổng quan về khách hàng và dễ dàng tiếp cận thông tin khi cần thiết

Gửi thông tin và cập nhật: Thường xuyên gửi thông tin và cập nhật về các dịch vụ mới, chương trình khuyến mãi, thông tin thị trường và các thông tin quan trọng khác Điều này giúp giữ cho khách hàng luôn được cập nhật với các thông tin mới nhất từ công ty Forwarder

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu bằng đường biển

1.4.1 Các nhân tố bên trong

Chúng ta có thể thấy rằng kết quả hoạt động kinh doanh của cước vận tải của một doanh nghiệp Logistics có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố thuộc bản thân của doanh nghiệp

Nhân tố đầu tiên ta có thể nói đến đó là giá bán dịch vụ của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có thể gấy ấn tượng với khách hàng đầu tiên đó là giá cả phải cạnh

11 tranh trên thị trường, nó phụ thuộc nhiều vào quan hệ cung cầu trên thị trường Do đó, doanh nghiệp hết sức linh hoạt và năng động trong vấn đề cân đối giá cả dịch vụ

Nhân tố tài chính, kế toán giúp phản ánh được tình trạng chính xác của doanh nghiệp về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh ,… để phục vụ cho việc ra quyết định cho những kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh

Chất lượng dịch vụ là cái cốt lõi để các nhà doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh Vì vậy các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải chú trọng việc nâng cao chất lượng, cải tiến chất lượng để không ngừng đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Bên cạnh đó, công tác tổ chức, kinh doanh dịch vụ đây là một vấn đề hết sức đa dạng và phong phú đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt và năng động Tổ chức cung cấp dịch vụ bao gồm các yếu tố như đẩy mạnh quảng cáo, nghiên cứu nhu cầu và phát triển thị trường, cải tiến phương thức bán hàng, thanh toán

Ngoài ra, cơ cấu nhân sự cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải Họ là người trực tiếp tham gia vào hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải quan tâm, có những chính sách tuyển dụng, đào tạo, đánh giá năng lực hợp lý, chế độ đãi ngộ tốt với nguồn nhân lực của công ty

1.4.2 Các nhân tố bên ngoài

Ngoài những nhân tố bên trong thuộc về bản thân doanh nghiệp, các yếu tố bên ngoài cũng góp phần ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đầu tiên ta có nói đến việc biến động giá dầu gần đây Khi giá dầu tăng, chi phí nhiên liện của tàu cũng tăng dần, cước vận chuyển theo đà tăng theo Điều này gây ảnh hưởng đến lợi nhuận và tính cạnh tranh giữ các doanh nghiệp vận tải

Tình hình kinh kế thế giới cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh cước tàu Khi có quá nhiều tàu nhưng lượng hàng quá ít thì các doanh nghiệp buộc phải giảm cước để kéo khách Khi hàng hóa nhiều lên, tàu thì không còn chỗ thì cước phải tăng cao hơn

Bên cạnh đó thì các quy định về an toàn, thuế phí và các yêu cầu khác của chính sách và quy định của nhà nước, chính phủ quốc tế cũng ảnh hưởng kết quả kinh doanh cước vận tải Nhân tố về môi trường tự nhiên thời tiết, địa lý cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh cước biển.

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh cước vận tải xuất khẩu bằng đường biển

Chỉ tiêu sản lượng là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước biển tại công ty Forwarder trong xuất nhập khẩu Chỉ tiêu này cho ta biết về tổng khối lượng hàng hóa được vận chuyển trong một khoảng thời gian cụ thể Phân tích chỉ tiêu sản lượng có ý nghĩa quan trọng vì:

- Đo lường sự phát triển: Chỉ tiêu sản lượng cho biết về quy mô hoạt động của công ty Forwarder trong việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu Nó là một thước đo để đánh giá sự phát triển và mức độ hoạt động của công ty trong lĩnh vực cước biển

- Đánh giá hiệu quả hoạt động: Chỉ tiêu sản lượng giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty Forwarder Nếu chỉ tiêu này tăng cao trong một khoảng thời gian, có thể cho thấy công ty đang có hiệu suất hoạt động tốt và thu hút được nhiều đơn hàng từ khách hàng

- Xác định xu hướng thị trường: Phân tích chỉ tiêu sản lượng giúp công ty Forwarder xác định được xu hướng thị trường trong việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu Nếu sản lượng tăng, có thể chỉ ra nhu cầu vận chuyển tăng và thị trường đang có sự phát triển tích cực

- Định hướng chiến lược: Dựa vào phân tích chỉ tiêu sản lượng, công ty

Forwarder có thể xác định chiến lược kinh doanh phù hợp để phát triển mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực cước biển Có thể tập trung vào mở rộng dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư vào hạ tầng vận chuyển, và mở rộng thị trường khách hàng

- Đối chiếu với mục tiêu kinh doanh: Chỉ tiêu sản lượng cần được so sánh với mục tiêu kinh doanh của công ty Forwarder Nếu sản lượng đạt hoặc vượt quá mục tiêu, có thể cho thấy công ty đang hoạt động hiệu quả và đạt được kết quả kinh doanh tốt

Chỉ tiêu này cho ta biết về tổng số tiền công ty nhận được từ việc cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu trong một khoảng thời gian cụ thể Phân tích chỉ tiêu doanh thu có ý nghĩa quan trọng vì:

- Đo lường hiệu quả kinh doanh: Chỉ tiêu doanh thu giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty Forwarder trong lĩnh vực cước biển Nếu doanh thu tăng cao trong một khoảng thời gian, có thể cho thấy công ty đang có hiệu suất hoạt động tốt và có khả năng thu hút được nhiều khách hàng

- Xác định tăng trưởng: Phân tích chỉ tiêu doanh thu giúp xác định tốc độ tăng trưởng của công ty Forwarder Nếu doanh thu tăng đều đặn và ổn định, có thể cho thấy công ty đang có sự phát triển bền vững trong lĩnh vực cước biển

- Đánh giá thị trường và cạnh tranh: Chỉ tiêu doanh thu cũng giúp công ty Forwarder đánh giá thị trường và cạnh tranh trong ngành cước biển Nếu doanh thu giảm hoặc không đạt được mục tiêu, có thể cho thấy có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ trong thị trường

- Đối chiếu với mục tiêu kinh doanh: Chỉ tiêu doanh thu cần được so sánh với mục tiêu kinh doanh của công ty Forwarder Nếu doanh thu đạt hoặc vượt quá mục tiêu, có thể cho thấy công ty đang hoạt động hiệu quả và đạt được kết quả kinh doanh tốt

- Định hướng chiến lược: Dựa vào phân tích chỉ tiêu doanh thu, công ty Forwarder có thể xác định chiến lược kinh doanh phù hợp để đạt được doanh thu cao hơn trong lĩnh vực cước biển Có thể tập trung vào phát triển thị trường mới, tăng cường quảng bá thương hiệu, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút và giữ chân khách hàng.Vì vậy dựa và doanh thu, chúng ta có thể xem

14 được mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra đã thực hiện được đến đâu, từ đó rút ra được những vấn đề tồn đọng và đề ra các phương án cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích chỉ tiêu này giúp ta hiểu rõ về các chi phí phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa và tìm hiểu cách cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn lực Dưới đây là một số điểm quan trọng khi phân tích chỉ tiêu chi phí:

- Đo lường hiệu quả hoạt động: Phân tích chỉ tiêu chi phí cho phép công ty Forwarder đánh giá hiệu quả hoạt động trong việc cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa Nếu chi phí quản lý, vận hành và quảng cáo cao đối với doanh thu, có thể cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc tối ưu hóa nguồn lực và cần tìm cách giảm thiểu chi phí để tăng lợi nhuận

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CƯỚC VẬN TẢI XUẤT KHẨU HÀNG NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG

Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Tiếp Vận Hàng Hải TNM

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty

2.1.1.1 Giới thiệu chung về TNM

Trong quá trình hội nhập vào kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ ngoại giao, sự giao thương giữa Việt Nam và các nước ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng không ngừng phát triển Trên thực tế cho thấy thì hầu như các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, xuất khẩu không thể thực hiện được đầy đủ và hiệu quả nhất việc đưa hàng hóa của mình ra nước ngoài và ngược lại Lí do cũng dễ hiểu bởi vì họ không thể dành quá nhiều thời gian, công sức để học hỏi, nghiên cứu và am hiểu về nghiệp vụ xuất nhập khẩu trọn vẹn, chuyên nghiệp được Chính vì vậy các công ty dịch vụ giao nhận vận tải ra đời là rất cấp bách và là nhu cầu cần thiết của các danh nghiệp nói trên Công ty Tiếp Vận và Hàng Hải TNM chính là một trong những công ty ra đời trong hoàn cảnh như thế

Bắt đầu từ những ngày thành lập, công ty còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm và nhiệt huyết của ban lãnh đạo cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tài năng, công ty đã dần lấy được phong độ trên thị trường Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, mục tiêu rõ ràng, TNM sẽ trở thành một trong nhưng forwarder có được sự tin nhiệm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu

Thông tin chi tiết của công ty TNM Shipping & Logistics được thể hiện như bảng 2.1

Bảng 2.1 Một số thông tin chi tiết về Công ty TNM Shipping & Logistics

Tên giao dịch tiếng việt Công ty TNHH Tiếp Vận và Hàng Hải TNM

Tên giao dịch quốc tế TNM Shipping & Logistics Co., Ltd

Mã số thuế (MST) 0316553346 Địa chỉ hiện tại của Công ty

24-28 Phan Đình Giót, phường 2, quận Tân

Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Website http://www.tnm-vn.com Điện thoại +(84) 913 84 5507 Đại diện pháp luật Trần Văn Hùng

Lĩnh vực kinh doanh Dịch vụ Hải quan, dịch vụ chứng từ xuất nhập khẩu, Vận tải đường bộ, Vận tải đường biển, Vận tải hàng không

Logo Công ty TNHH Tiếp

Vận và Hàng Hải TNM

(Nguồn: Website:http://www.tnm-vn.com/)

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

TNM Shipping & Logistics có tiền thân là công ty Cổ Phần T&T, được tách ra và thành lập từ năm 2020 TNM đã dần khẳng định được vị thế của mình thị trường cho đến hôm nay

Ngày nay, tình hình kinh tế nước ta đang có những chuyển biến tích cực hơn, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại do đó lĩnh vực xuất nhập khẩu càng được thúc đẩy để phát triển kinh tế quốc gia TNM đã nhận thức được việc phải luôn chủ động học hỏi tiếp thu nhiều kiến thức mới và kinh nghiệm để có có thể trở thành công ty cũng cấp các giải pháp về Logistics, xuất nhập khẩu tối ưu, hợp lý đáp ứng được như cầu của khách hàng và thị trường quốc tế trong thời đại công nghiệp 4.0

Trong quá trình hình hành và phát triển kinh doanh, vì vừa được tách ra từ công ty cổ phần, TNM đã phải gặp không ít những khó khăn, gian nan để hình thành một cá thể mới trong thị trường Logistics khốc liệt Nhưng không vì thế mà chùn bước, lấy khó khăn làm động lực, TNM đã nắm bắt được những thuận lợi mình có và tiến hành cuộc cải cách toàn diện từ định hướng, chiến lược phát triển kinh doanh đến khâu tổ chức quản lý nhân sự, điều hành hợp lý nhất Luôn phát huy truyền thống và đút kết được kinh nghiệm có sẵn phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay, TNM vẫn giữ vẫn được phong độ là một trong những đơn vị giao nhận uy tín ở Việt Nam

Công ty TNHH Tiếp Vận và Hàng Hải TNM được thành lập và hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan Chi cục Thuế Quận Tân Bình theo giấy phép kinh doanh số

TNM Shipping & Logistics đã có nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn trong ngành, đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các khách hàng và ngoài nước TNM chuyên cung cấp dịch vụ hải quan trọn gói tại TP.HCM ở các cảng Cát Lái, Tân Thuận, Hiệp Phước, Cái Mép, các ICD tại TP.HCM và sân bay Tân Sơn Nhất và đây cũng là thế mạnh của cả công ty Bên cạnh đó dịch vụ vận tải của TNM cũng đã nhận được sự tín nhiệm của khách hàng lớn với sự khác biệt so với các đơn vị khác như giá cước cạnh tranh và ổn định, bảo hiểm hàng hóa, đảm bảo đáp ứng

19 nhu cầu vận chuyển của khách hàng từ lượng hàng nhỏ cho đến khối lượng lớn Lịch trình chuyến đi sẽ liên tục được bộ phận cus theo dỗi và cập nhật liên tục, chuyên nghiệp và chính xác trong tất cả các khâu

Ngoài ra để có thể dễ dàng xử lý các vấn đề phát sinh khi làm hàng, TNM không ngừng nổ lực thiết lập mối quan hệ với nhiều hãng tàu lớn, coloader, mở rộng phát triển bộ phận oversea liên kết với nhiều đại lý nước ngoài để mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng

Từ thời điểm bắt đầu cho đến nay, TNM từ những nỗ lực của toàn thể nhân viên và ban giám đốc, doanh thu và lợi nhuận qua từng năm tăng lên rõ rệt Qua những kết quả đó, có thể thấy rằng uy tín và vị thế của công ty ngày càng được khẳng định, lượng khách hàng ổn định và gia tăng

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của công ty

2.1.2.1 Chức năng của công ty

TNM Shipping & Logistics được thành lập với các chức năng nhằm đáp ứng như cầu trao đổi, mua bán hàng hóa, xúc tiến xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước trên thế giới Một số chức năng cụ thể như:

- Cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ điểm cuất phát đến điểm đích bằng cách phương thức vận tải chính đường bộ, đường hàng không và đường biển

- Dịch vụ chứng từ, thủ tục hải quan, xin giấy phép chuyên ngành

- Tư vấn và đưa ra các giải pháp logistics cho khách hàng Nhằm giúp họ tiết kiện chi phí, tối ưu hóa quy trình vận chuyển đạt hiệu quả cao trong công việc

Ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp FWD được thành lập tạo nên sự canh tranh khốc liệt trên thị trường Do đó, để tồn tại và phát triển bền vững thì TNM đã nhận thức được nhiệm vụ và trách nhiệm của một công ty FWD là như thế nào

- Công ty luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu, do đó để khách hàng luôn có những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất thì TNM sẽ không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ, hoàn thiện quy trình giao nhận

Quy trình kinh doanh cước vận tải xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNM

2.2.1 Quy trình kinh doanh cước vận tải đường biển xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNM

TNM hiện đang có đội ngũ nhân sự với gần 30 thành viên đang hoạt động, trong đó phòng kinh doanh chiếm số lượng nhân viên cao nhất lên đến 12 người Nhân viên kinh doanh hay được gọi là Sales, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu của công ty

Có thể nói rằng, Sales đóng vai trò như một cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, họ mang đến sự gần gũi hơn giữa hai bên Họ là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, là bộ mặt cho cả công ty Thực tế, quyết của khách àng về việc sử dụng dịch vụ của công ty phần lớn dựa vào kỹ năng của Sales

Nhiệm vụ chính của Sales là tìm kiếm khách hàng tiềm năng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu sau đó thuyết phục họ thành khách hàng của công ty Hơn thế nữa, Sales phải có trách nhiệm với khách hàng về những vấn đè phát sinh, duy trì chăm sóc khách hàng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, để họ luôn cảm thấy hài lòng và tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty

Như vậy để Sales có thể thuyết phục và giữ chân được khách hàng., nâng cao kết quả kinh doanh cước thì doanh nghiệp phải đề ra một quy trình cụ thể

Quy trình kinh doanh cước vận tải biển cụ thể tại Công ty TNHH Tiếp Vận và Hàng Hải TNM được thể hiện như hình 2.5

Hình 2.5 Sơ đồ Quy trình thực hiện Sales cước xuất nhập khẩu bằng đường biển tại TNM

Như ban đầu chúng ta đã nói rằng nhân viên kinh doanh được xem như là chuyên gia trong ngành xuất nhập khẩu bởi vì họ là những người trực tiếp làm việc với khách hàng Họ cần phải nắm rất rõ và thông thạo những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ xuất nhập khẩu như Incoterms, quy trình giao nhận hàng hóa, am hiểu về địa lý cảng biển, hành trình, tuyến đi của tàu để cung cấp thông tin cho khách hàng

Là đơn vị cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa và kinh doanh cước vận tải, hơn ai hết Sales cần phải hiểu và nắm được dịch vụ của công ty mình Bởi vì, khi tiếp

31 xúc với khách hàng, đặc biệt là với khách đầu tiên xuất khẩu, Sales phải theo dõi, giải thích cho khách hàng tường tận về các thông tin, thủ tục và quy trình công ty mình có thể hỗ trợ cho khách hàng tốt nhất

Như vậy, để sale tốt thì Sales cần phải biết và am hiểu kiến thức và nghiệp vụ chuyên ngành để có thể thuyết phục, giải đáp nhiều thắc mắc cho khách hàng Khách hàng chỉ sử dụng dịch vụ khi người tư vấn làm cho họ cảm thấy tin tưởng và yên tâm để giao lô hàng vận chuyển Sau khi chuẩn bị các kiến thức xong thig Sales sẽ bắt đầu tìm kiếm khách hàng tiềm năng và theo đuổi, thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty

Bước 1: Tìm hiểu và phân tích điểm mạnh điểm yếu của công ty Để tăng tính thuyết phục và tin tưởng cho khách hàng vào dịch vụ của công ty việc đầu tiên của nhân viên kinh doanh đó là cần tìm hiểu và phân tích được điểm mạnh và điểm yếu của công ty Bởi vì khi nắm được hai yếu tố này, sales sẽ biết được công ty đang có những ưu thế nào so với thị trường, cần phát huy và những điểm nào chưa tốt sẽ hạn chế, cải thiện Điểm mạnh và điểm yếu của công ty không chỉ về dịch vụ, giá cả mà nó bao luôn nguồn vốn, mối quan hệ, năng lực của nhân viên,

Có thể nói rằng xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng, không ngừng phát triển với đa dạng thị trường và lĩnh vực Ngày nay, hàng trăm ngàn công ty Forwarder ra đời cạnh tranh rất khốc liệt để đáp ứng nhu cầu hàng hóa trên thế giới Bởi lẽ đó, nhân viên kinh doanh phải nắm được công ty mình mạnh những tuyến nào và chưa thực sự canh tranh ở tuyến nào Với số lượng lớn công ty FWD như hiện nay thì một doanh nghiệp xuất khẩu có thể nhận rất nhiều báo giá và họ cũng chỉ liên hệ lại với Sales khi mà báo giá của họ thực sự canh tranh hấp dẫn

Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu, tìm kiếm và thu thập thông tin khách hàng

Sau khi biết được điểm mạnh và điểm yếu của công ty, nhân viên kinh doanh sẽ tiến hành xây dựng cho mình một danh khách khách hàng có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa Sales có thể tìm khách hàng theo các cách dưới đây:

- Websites B2B: Ngày nay, song song với việc kinh tế mở rộng, thúc đẩy xuất nhập khẩu phát triển thì thương mại điện tử ra đời với mục đích tạo nên các sàn thương mại – nơi trưng bày các sản phẩm online, giao dịch quốc tế Các công ty xuất khẩu đã cập nhật và hoạt động trên các website này rất nhiều và hiệu quả Có thể kể tên các sàn lớn như Alibaba, Tradekey, ec21, …Là một forwarder, thì Sales phải tìm kiếm và khai thác khách hàng từ những nền tảng như vậy, phải biết cách sử dụng thành tạo các website trên

- Trang vàng, hồ sơ công ty,… là những websites danh bạ công ty, Salesman có thể sử dụng trang web này, khoanh vùng khu vực và mặt hàng cần tìm để dễ dàng lọc được thông tin công ty khách hàng

- Tìm khách hàng dựa trên thị trường mà công ty đang nhắm vào Ví dụ như công ty đang mạnh tuyến Ấn thì ta phải tìm khách hàng có hàng thường đi Ấn ví dụ như hồi, trầm hương, quế,…

- Sales có thể dựa vào mùa vụ hay tính chất hàng để tìm các công ty kinh doanh về các loại mặt hàng đó Ví dụ như mặt hàng nông sản thì vào đầu tháng 3 đến đầu tháng 6 là mùa điều, hồ tiêu thì vào màu tầm tháng 2 – 3, , thì dựa vào đó Sales có thể tìm ra được các công ty đang có nhu cầu xuất khẩu loại hàng này mà thu thập thông tin

Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên container (FCL) bằng đường biển năm 2022

nguyên container (FCL) bằng đường biển năm 2022

2.3.1 Đánh giá tình hình thực hiện sản lượng

Chỉ tiêu sản lượng đạt được tại công ty TNM Shipping & Logistics theo thời gian năm 2022 được thể hiện như bảng 2.4

Bảng 2.4 Phân tích chỉ tiêu sản lượng theo thời gian năm 2022

Qua bảng phân tích số liệu sản lượng giao nhận của TNM vào năm 2022 có sự thay đổi tích cực hơn so với năm 2021 đầy biến động

Năm 2022, nền kinh kinh tế đang dần trở lại sau đại dịch Covid -19 Có thể thấy rằng sản lượng năm 2022 tăng 742 TEU tương ứng với mức độ tăng 11,29% so với năm 2022 Cụ thể, từ thời điểm đầu năm 2022 ở quý I, sản lượng tăng 65 TEU chiếm tỷ trọng 15,31% tổng sản lượng Đây là một khởi đầu tốt, mặc dù vừa qua kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán lượng hàng còn tồn đọng chưa có kế hoạch xuất Tiếp đến quý II, hàng hóa dần đi vào sản xuất, xuất khẩu, sản lượng tăng nhẹ 70 TEU tương đương tăng 5,46% so với năm 2021 và chiếm tỷ trọng 18,48% Đỉnh cao là quý III sản lượng tăng 346 TEU tương ứng tăng 14,75%, chiếm tỷ trọng 36,8% triong cơ cấu sản lượng năm Sản lượng tăng đáng kể ở quý III là do nhu cầu hàng hóa tăng vào các dịp lễn Tết, vì vậy nhà máy sẽ tập trung xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường Ở quý IV, sản lượng tăng 261 TEU tương ứng 13,81%, chiếm 29,41% tổng sản lượng năm

Như vậy chúng ta có thể nhận thấy rằng, sản lượng năm 2021 của công ty TNHH Tiếp và Hàng Hải TNM tăng nhẹ ở giao đoạn đầu năm ở quý I, quý II Tỷ trọng lượng hàng tăng mạnh ở các quý cuối năm quý III và quý IV Nguyên nhân của sự tăng trưởng này phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trên thế giới Theo chu kỳ hàng hóa, xuất khẩu thường bị trì trệ vào các tháng đầu năm vì các nước vừa trải qua kỳ nghỉ Lễ, Tết lượng hàng tiêu thụ còn tồn đọng nhiều, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sẽ giảm đi nhiều Quý III nhu cầu hàng hóa bắt đầu

54 tăng lên, doanh nghiệp sản xuất tập trung xuất khẩu để chuẩn bị cho nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh vào các dịp cuối tăng, thời điểm này được gọi là “peak season” có nghĩ là mùa cao điểm, hàng hóa sẽ được xuất đi nhiều nhất vào thời điểm này Ở quý IV, thì hàng hóa sẽ giảm nhẹ hơn so với quý III, sẽ xuất nhiều ở các quốc gia lân cận Việt Nam, chủ yếu các tuyến đường ngắn ngày như Trung Quốc, Thái

Ngoài ra thì sự giá tăng sản lượng năm 2022 cũng một phần phụ thuộc vào nội bộ TNM Sau những ngày dài làm việc tại nhà do ảnh hưởng đại dịch Covid, toàn thể nhân viên TNM đã trở lại công ty làm việc rất hiệu quả, duy trì được lượng khách hàng truyền thống và tăng nhiều khách hàng mới đáng kể Làm việc tại công ty nên quá trình làm việc, trao đổi thông tin giữa các bộ phận cũng trở nên dễ dàng, công việc được tiến hành suôn sẻ, bộ máy hoạt động hiệu quả

Chỉ tiêu sản lượng đạt được tại TNM theo thị trường năm 2022 được thể hiện như bảng 2.5

Bảng 2.5 Phân tích tình hình sản lượng theo thị trường năm 2022

Dựa vào bảng phân tích tình hình sản lượng theo thị trường năm 2022 cho thấy rằng sản lượng giao nhận của TNM chủ tập trung vào các thị trường Châu Á và Trung Đông là chính Các quốc gia có tỷ trọng lượng hàng lớn là Ấn độ chiếm 29,39%, Trung Quốc chiếm 27,96% và Trung Đông chiếm 17,63% trong tổng sản

55 lượng năm 2022 Tỷ trọng của thị trường Châu Âu chiếm 10,61%, hàng hóa tập trung đi nhiều ở các cảng lớn Valencia (Tây Ban Nha), Rotterdam (Hà Lan),

Flexstowe (Vương Quốc Anh), Nhìn chung thì so với năm 2021, sản lượng đi các thị trường tăng đều nhưng không có sự đột phá Một số thị trường khác có sự giảm nhẹ

Thị trường chính Châu Á có sản lượng ổn định và tăng nhẹ, cụ thể như Ấn Độ có sản lượng 2,150 TEU tăng 372 TEU, tương ứng tăng 20,92% Thị trường Trung Quốc tăng 170 TEU, tương ứng tăng 9,07% Bên cạnh đó thì thị Trung Đông cũng tăng một lượng đáng kể 233 TEU, tương ứng 22,04% Thị trường Mỹ vẫn ổn định và có tăng 84 TEU, tương ứng với mức độ tăng 14,14% Châu Âu tăng 98 TEUS duy trì mức tăng 14,45%, một số thị trường khách có sụt giảm 215 TEU, tương đương giảm 36,38%

Là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ trong thị trường Logisitcs Việt Nam, do đó thị trường Châu Á là thị trường chính của TNM bởi vì tuyến đường ngắn, không có nhiều quy định khắt khe, cước vận chuyển tương đối thấp và ổn định hơn so với các thị trường Châu Âu, Mỹ Vì lẽ đó mà công ty tập trung khai thác một cách hiệu quả ở các tuyến Trung Quốc, Ấn Độ, sản lượng ổn định và tăng thêm ở năm 2022

Sản lượng ở thịt rường Châu Á tăng đều kéo theo tổng sản lượng cả năm tăng theo, cụ thể sản lượng năm 2022 tăng 742 TEU, tương ứng với mức độ tăng 11,29% Tình hình hiện nay, công ty đã có lượng hàng ổn định qua các năm, công ty đã có sự khai thác tốt những điểm mạnh của mình Tuy nhiên thì TNM vẫn phải luôn cố gắng và không ngừng nỗ lực để củng cố lại các thị trường đang có tỷ trọng thấp như Mỹ, Châu Âu,…

Chỉ tiêu sản lượng tại TNM theo mặt hàng năm 2022 được thể hiện như bảng 2.6

Bảng 2.6 Phân tích tình hình sản lượng theo mặt hàng năm 2022

Trong năm 2022 sản lượng hàng hóa của TNM đều tăng cao Mặt hàng thép cuộn chiếm tỷ trọng cao nhất của TNM với 22,94% tương đương 1,678 TEU, tăng

99 TEU, tương ứng với tỉ lệ tăng 6,27% so với năm 2022 Bên cạnh đó thì mặt hàng nông sản tăng 212 TEU, tương ứng tăng 19,01%, nhóm hàng vật liệu chiếm 19% tỷ trọng, tăng 100 TEU, tương ứng tăng 7,37% so với năm 2021 Ngoài ra thì bao bì, thiết bị điện cũng có xu hướng tăng lần lượt là 234 TEU, 81 TEU Còn loại nhóm mặt hàng khác tăng không kể cụ thể là 7 TEU, tương ứng 8%

Nhìn chung thì sản lượng của từng loại hàng đều có xu hướng tăng nhưng chưa thực sự hiệu quả Các mặt hàng cốt lõi như thép cuộn, nông sản, vật liệu đnag duy trì được phong độ sản lượng khá ổn định và có mức tăng hợp lí với cơ chế thị trường lúc này, còn các mặt hàng khác tăng không đáng kể nên TNM cần chú ý khai thác và phát triển hơn nữa

Chỉ tiêu sản lượng tại TNM theo khách hàng năm 2022 được thể hiện như bảng 2.7

Bảng 2.7 Phân tích tình hình sản lượng theo khách hàng năm 2022

Qua bảng phân tích tình hình sản lượng theo khách hàng đã thể hiện được một số khách hàng truyền thống của TNM, với đa dạng ngành nghề kinh, sản xuất khác nhau Trong năm 2021, tất cả các khách hàng TNM đều tăng sản lượng xuất khẩu, ngoại trừ nhóm khách hàng khác có sự sụt giảm nhẹ

Cụ thể, như Young Jin là khách hàng lớn và có sản lượng đạt 1,678 TEU chiếm tỷ trọng 22,94%, sản lượng của YJ tăng 99 TEU, tương ứng tỷ lệ tăng 6.27% so với năm 2021 Tiếp đến là nhóm khách hàng thân thiết của công ty Thuận Lê, SVC với sản lượng đạt được lần lượt là 1,120 TEU, 1,389 TEU với tỷ lệ tăng tương ứng là 10,67% và 14,79% Baby cũng có sản lượng tương đối ổn định tăng 100 TEU, tỷ lệ tăng là 12,67% so với năm 2021

Nhóm khách hàng còn lại là Bảo Châu, Baby, Phương Nam cũng đồng loạt tăng nhẹ với sản lượng tương đối ổn lần lượt là 820 TEU, 756 TEU, 450 TEU và tương ứng với mức độ tăng là 11,56%, 20,96% và 31,58%

Riêng nhóm khách hàng khác có sụt giảm nhẹ, sảm lượng năm 2022 chỉ đạt được 213 TEU, giảm 68 TEU tương đương với 24,2% so với năm 2021 Lý do của việc giảm sản lượng của nhóm khách hàng này là do đây là khách hàng kinh doanh nhưng mặt hàng đặc thù chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ hàng hóa hậu đại dịch Covid Một phần khác là do đây là nhóm khách hàng mới, Sales chưa thật sự theo

58 dõi và quan tâm kỹ, nên khách có xu hướng chọn và sử dụng thêm dịch vụ của vài công ty Forwarder khác

2.3.2 Đánh giá theo chỉ tiêu doanh thu

Chỉ tiêu doanh thu tại công ty TNM theo thời gian năm 2022 được thể hiện như bảng 2.8

Bảng 2.8 Phân tích chỉ tiêu doanh thu theo thời gian năm 2022

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh cước vận tải xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Hàng Hải TNM

Ta cùng xem xét các yếu tố bên trong và bên ngoài, ảnh hưởng đến quá trình Sale cước vận tải xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận và Hàng Hải TNM

2.4.1 Các yếu tố bên ngoài

Tình hình kinh tế và thị trường xuất nhập có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vận chuyển và lựa chọn dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Như chúng ta đã thấy, đại dịch Covid đã có tác dộng vô cùng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới và đã để lại những hệ lụy về sau Sau đại dịch, nhu cầu tiêu thụ hàng hàng trên thế giới giảm đáng kể, điều này để tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam giảm đi rất nhiều so với các năm trước Các doanh nghiệp không còn nhiều đơn hàng, thậm chí còn có nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa Điều này đã ảnh hưởng đến việc sale cước biển tại TNM Việc chào giá và tiếp cận khách hàng trở nẻn khó nhằn hơn và khi đã thuyết phụ được họ sử dụng dịch vụ thì khách hàng sẽ yêu cầu giá thấp nhất có thể, rất khó để chốt được booking

Bên cạnh đó thì tình hình chính trị căng thẳng trên thế giới, biến động giá nhiên liệu ngày càng cao Các hãng tàu đã đồng loạt tăng giá cước và phụ phí làm hàng tại cảng (THC) Do vậy nên quá trình sales cước lại gặp thêm khó khăn khi báo cước cho khách nhân viên kinh doanh phải cân đối chi phí sao cho phù hợp nhất, tốn thêm thời gian giải thích và khó chốt deal thành công

Yêu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng hơn Để có thể sales được cước thì phải đáp ứng được những yêu cầu khác của khách hàng Ví dụ như lịch tàu chạy, khách hàng yêu cầu đi Direct nhưng giá phải rẻ như Transit Hoặc có thể khách yêu

72 cầu xin thêm freetime nhưng một số hãng không thể xin được buộc phải mua thêm chứ nhân viên Sales không thể quyết định được việc này

Ngoài ra thì tình trạng kẹt cảng, tàu nối ít đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sales Nhiều trường hợp khách hàng đã có kế hoạch đóng hàng nhưng cận ngày thì hãng tàu báo delay, có trường hợp delay hơn cả tuần Khách hàng rất khó chịu, không đảm bảo tiến độ kế hoạch của họ, họ cancel booking để tìm bên khác phù hợp với lịch trình của họ

2.4.2 Các yếu tố bên trong

Có thể nói yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh cước đó chính là năng lực và kỹ năng của nhân viên kinh doanh Nhân viên kinh doanh có năng lực là người có thể thảo luận, đàm phán và giải quyết được những mong muốn của khách hàng Là người nắm chắc được nghiệp vụ, am hiểu các quy định, thủ tục Hải quan và tính toán giỏi Họ sẽ là người trực tiếp làm việc và luôn mang đến cho khách hàng sự tin tưởng và thiện cảm, mong muốn được hợp tác lâu dài

Bên cạnh đó, thì để Sales có thể thương thảo với khách hàng dễ dàng hơn thì phải nhờ vào bộ phận Pricing làm việc với hãng tàu và đại lý đem giá tốt nhất cho Sales Việc này cũng gây mất khá nhiều thời gian để có được giá tốt cho Sales báo với khách Điều này cũng làm cho khách cảm thấy khó chịu vì phải chời đợi lâu, họ sẽ có xu hướng đi tìm và hỏi giá nhiều Forwarder khác sẽ vụt mất cơ hội của Sales

Các tiếp cận và chiến lược Sale cũng ảnh hưởng đế kết quả bán hàng Điều này bao gồm việc lựa chọn thị trường mục tiêu, phân loại khách hàng, cách tiếp cận và đề xuất giải quyết phù hợp

Ngoài ra thì Sale phải xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng Đó là yếu tố quan trọng để tạo lòng tin và tăng cường khả năng bán hàng trong tương lai

Một yếu tố cũng vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sale đó là năng lực của công ty và nguồn vốn Đối với TNM thì là công ty mới thành lập nguồn vốn

73 còn hạn chế nên khi có khách hàng đi các tuyến xa tầm 50 - 60 ngày và yêu cầu công nợ 60 ngày thì công ty sẽ không đáp ứng được với những khách hàng đi lô đầu tiên được Ngoài ra thì các mặt hàng đi cont lạnh nhiều nhưng TNM chưa mạnh về tuyến lạnh này nên Sales cũng có nhiều trở ngại khi làm việc với khách hàng

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CƯỚC VẬN TẢI XUẤT KHẨU HÀNG NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP

Phương hướng phát triển của công ty

Sau khi phân tích rất kỹ về quy trình Sales cước và hoạt động kinh doanh dịch vụ cước vận tải biển tại công ty TNHH Tiếp Vận và Hàng Hải TNM trong những năm gần đây Ban giám đốc cùng với toàn thể nhân viên của các phòng ban cùng nhau đồng lòng, đề ra phương hướng phát triển công ty, duy trì và phát huy thêm những thành tựu và khắc phục những hạn chế còn tồn đọng Cụ thể như sau:

Phương hướng phát triển ngắn hạn của công ty trong 1 -5 năm tiếp theo

TNM sẽ không ngừng phát triển, cải tiến và tìm kiếm thêm nhiều cơ hội để mở rộng mạng lưới vận chuyển và dịch vụ Bao gồm tăng cường các hoạt động vận tải đường biển, đường hàng không, đường bộ và đường sắt và nhiều loại hình đa phương thức khác Công ty sẽ triển khai đầu tư thêm xe tải, đầu kéo để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển trong nước của khách hàng

Mở rộng phạm vi hoạt động để đáp ứng nhu cầu khách hàng và thị trường trường tiềm năng Đặc biệt phải phấn đấu để mở rộng hơn nữa các thị trường xuất

Mỹ và Châu Âu Đối với việc handle hàng, thì TNM sẽ hướng đến việc tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả làm hàng lạnh và các mặt hàng DG Hạn chế những rủi rỏ và nhiều chi phí phát sinh cho các loại hàng này

Bên cạnh đó thì TNM sẽ phát huy thế mạnh trong lĩnh vực oversea, luôn là đại lý cung cấp cước tốt và handle hàng cho các đại lý nước ngoài Duy trì tốt các mối quan hệ với đối tác và tạo dựng thêm nhiều mối quan hệ than thiết khác

Ngoài ra, thì TNM cũng đang hướng đến việc đưa ra những chính sách và đãi ngộ tốt để chiêu mộ được nguồn nhân lực có chuyên môn cao có thể hợp tác và phát triển hơn nữa những dự án mà công ty đang ấp ủ

Phương hướng phát triển dài hạn của TNM trong 5 năm – 10 sau:

TNM đă đặt mục tiêu sẽ trở thành công ty giao nhận vận tải chuyên cung cấp các loại hình dịch vụ vận tải chất lượng và uy tín nhất trên thị trường đang hoạt động rất sôi nổi và nhiều biến động như hiện nay Công ty TNHH Tiếp Vận và Hàng Hải TNM sẽ không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ, củng cố kiến thức chuyên môn, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có thể chủ động hơn và cạnh tranh lành mạnh hiệu quả cho công ty, đối tác và khách hàng của mình

Tập trung nghiên cứu thị trường và khách hàng để tìm ra được những phương án thích hợp, mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, phát triển kinh doanh trong và ngoài nước Tạo dựng nhiều mối quan hệ thân thiết với khách, tiếp tục duy trì được mối quan hệ ngoại giao với nhiều tổ chức giao nhận quốc tế như WCA, JC trans, Globalia, để có thể nhận được nhiều lô hàng chỉ định từ đại lý nước ngoài

Sản lượng hàng xuất nhập khẩu hiện nay của TNM chủ yếu là nhận được từ bộ phận kinh doanh, theo thông kê từ phòng kinh doanh thì có khoảng 80% là hàng freehand, Sales làm việc trự tiếp với Shipper và 20% là hàng được đại lý chỉ đinh Do đó, công ty đã vạch ra định hướng trong dài hạn, TNM sẽ tăng cường mở rộng và hợp tác với nhiều địa lý nước ngoài, phát triển bộ phận oversea của công ty hơn nữa Trướ đó thì công ty đã có lượng hàng chỉ định với số lượng lớn và ổn định

Hiện nay, TNM đã có được nguồn nhân sự tương đối ổn định và dày dặn kinh nghiệm nhưng công ty mở rộng kinh doanh thêm nên sẽ có kế hoạch tuyển dụng thêm nguồn nhân lực từ các trường đại học có chuyên ngành xuất nhập khẩu Thường xuyên có những chương trình đào tạo chuyên môn, kỹ năng, chiến lược và hiểu rõ được toàn bộ quy trình làm việc tại các bộ phận, phòng ban của công ty

TNM hiện đang mở rộng thêm mảng trading, với mong muốn tìm kiếm cơ hội xuất khẩu những đơn hàng nhỏ lẻ cho đến số lượng lớn Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành, TNM tỉn rằng sẽ tối ưu hóa được chi phí vận chuyển và mang lại nguồn hàng hóa chất lượng đến với tay khách hàng

Ngoài ra, TNM đã nhận thấy được tầm quan trọng của truyền thông, marketing trong chiến lược kinh doanh để đưa tên tuổi, hình ảnh của công ty đến với khách hàng với nhiều dịch vụ chuyên nghiệp, giá cả tốt và linh hoạt Vì vậy, công ty sẽ ứng dụng các hình thức marketing vào chiến lược kinh doanh của mình.

Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu nguyên

Sau khi phân tích kỹ hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu bằng đường biển tại công ty Tiếp vận và Hàng hải TNM năm 2022 theo các tiêu chí về doanh thu, chi phí, lợi nhậu theo thời gian, thị trường, khách hàng và thị trường ta nhận thấy rằng

TNM đã và đang khai thác rất tốt được các tiềm lực của mình ở các thi trường Châu Á đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á, ngoài ra còn có thị trường Trung Đông Bên cạnh thì các tuyến Mỹ và Châu Âu còn nhiều hạn chế

Với tổng doanh thu năm 2022 đem về là 32,526,789,776 VNĐ tăng 44,87% so với năm 2021 Đây là một con số hết sức ấn tượng, vì 2022 là giai đoạn “chữa lành” của nhiều doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, thậm chí còn có doanh nghiệp không trụ nổi dẫn đến phá sản thị trường trong nước giảm sản lượng xuất khẩu đi rất nhiều Tuy nhiên, đối với TNM thì may mắn có được những khách hàng rất “xịn”, mặc dù có khó khăn nhiều trong kinh doanh nhưng họ vẫn tìm được đầu ra cho hàng hóa và sản lượng đi còn nhiều hơn năm 2021 Có thể kể tên của một số khách hàng truyền thống của TNM như Thuận Lê, Baby, Young Jin, SVC, … Nhìn chung thì TNM đã tăng cường được sức cạnh tranh, duy trì được giá trị của mình, tạo dựng sự tin tưởng và uy tín

77 trên thị trường Ngoài ra thì chính sách thưởng và hoa hồng của công cũng rất tốt và hấp dẫn, làm tăng sự ham muốn và nỗ lực của họ, mang hàng về cho công ty kéo doanh thu tăng lên nhiều lần so với năm trước

Về chi phí năm 2022 là 6,855,328,146 VNĐ tăng 13,62% so với năm 2021 Chi phí tăng một phần là do sản lượng tăng, cước biển tăng và biến động ở nhiều giai đoạn trong năm Mặt khác, sản lượng trong năm xuất đi có nhiều mặt hàng kho như hàng lạnh, hàng charcoal, hàng hóa chất, hàng nặng,… Các chi phí như OW, phí cắm điện, nâng hạ,… phát sinh nhiều hơn do đó chi phí tăng TNM cần phải chú trọng hơn trong việc báo giá, phải báo đầy đủ các phụ phí ở mỗi tuyến đường, mỗi lines khác nhau Ngoài ra, thì cần nắm kiến thức về từng mặt hàng để đưa ra những phương án tối ưu nhất cho khách hàng và hạn chế những rủi ro, chi phí phát sinh làm tăng chi phí cho doanh nghiệp TNM cần khai phá nhiều hơn mặt hàng lạnh và duy trì phát huy doanh thu cho mặt hàng thường như thép cuộn, nông sản, vật liệu,…

Về chỉ tiêu lợi nhuận thì mặc dù chi phí tăng cao hơn so với những năm trước và lợi nhuận từ một số thị trường bị giảm Song, lợi nhuận vẫn đạt được

6,855,328,146 VNĐ, tăng 13,62% Tuy đây không phải là con số quá cao nhưng cũng phần nào thấy được những nỗ lực của team nhà TNM, đã cân đối được giá bán và chi phí để được tối ưu lợi nhuận Bên cạnh đó thì TNM đã biết cách tận dụng được cơ hội và nắm bắt được xu hướng thị trường để khai thác và mở rộng, tạo ra lợi nhuận Ngoài ra thì TNM đã tối ưu hóa quy trình kinh doanh cước, nâng cao hiệu suất làm việc, tăng nguồn khách hàng, tạo doanh thu và làm tăng lợi nhuận

Kể từ lúc thành lập công ty, TNM đã hoạt động sôi nổi và đã dần hoàn thiện bản thân hơn và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào Có thể nói rằng đó là cả một quá trình dài và khó khăn để TNM có sự hài lòng, tin tưởng từ khách hàng và đối tác của mình Mặt khác thì công ty vẫn còn điểm yếu và nhiều hạn cần khắc phục Cụ thể, chúng sẽ xem xét điểm mạnh và điểm yếu của TNM

TNM đang có nguồn nhân lực dày dặn kinh nghiệm, gắn bó lâu dài với công ty Họ đã góp phần hỗ trợ, tham vấn rất nhiều trong việc đóng góp ý kiến phát triển công ty Với kinh nghiệm lâu năm và nhiều mối quan hệ thân thiết trong ngành xuất nhập khẩu, Logistics, họ đã giúp công việc của công ty được xử lý đơn giản, nhanh chóng và suôn sẻ hơn, do đó lượng khách hàng cũng ngày càng ổn định và tăng hơn

Bên cạnh đó, nội bộ công ty có bộ máy quản lý tốt và sự phối hợp giữa các phòng ban rất nhịp nhàng, hiệu quả TNM luôn tạo dựng một quy trình cụ thể, rõ ràng cho công ty cho từng bộ phận Vì vậy, số lượng công việc được phân bố đồng đều, không áp đặt công việc quá nhiều cho bộ phận nào Nhân viên cũng thấy thoải mái và làm việc của mình cũng hiệu quả hơn, giảm thiểu sai sót Để hoàn thành một lô hàng đòi hỏi phải có sự liên kết và thấu hiểu của tất cả bộ phận và cá nhân bởi vì nó là một chuỗi hoạt động các công việc gắn kết với nhau Bởi lẽ đó, nhân viên nhà TNM luôn làm việc với tâm thế luôn luôn hỗ trợ và thúc đẩy nhau để đảm bảo công việc hoàn thành nhanh chóng và suôn sẻ nhất có thể, đem lại hiệu quả cao

TNM luôn hoạt động với tiêu chí uy tín và trách nhiệm lên hàng đầu, vì vậy hiện nay TNM là một cái tên uy tín trên thị trường với nhiều khách hàng trung thành lâu năm Kể từ thời điểm thành lập công ty, TNM đã trải qua rất nhiều khó khăn, biến động, sóng gió bủa vây nhưng TNM vẫn luôn giữ được hình tượng tốt trong mắt khách hàng với sự trách nhiệm, nhiệt huyết và tận tâm Luôn trao cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất

TNM với tiêu chí làm việc “WIN – WIN” đôi bên cùng có lợi, công ty luôn tìm kiếm và chọn lọc những đối tác đã có thâm niên trong ngành, kinh nghiệm dày dặn và uy tín để đảm bảo được chất lượng dịch vụ tốt nhất Vì vậy, hiện nay công ty đã có nhiều đối tác úy tín, thân cận luôn sẵn sàng hỗ trợ công ty, giúp công ty nâng cao uy tín với nhiều khách hàng Ngoài ra thì các mối quan hệ giữa công ty và các hang tàu cũng rất tốt, do vậy nên công ty cũng nhận được nhiều sự ưu ái và mức giá tốt, tăng tính cạnh tranh trên thị trường

TNM vẫn đang tiếp tục mở rộng quan hệ, ngoại giao quốc tế Đặc biệt TNM đang là thành viên của nhiều hiệp hội, tổ chức Forwarder lớn trên thế giới như WCA,

JC TRANS, GLOBALIA, GKF,… nơi đây quy tụ nhiều FWD lớn có lượng hàng nhiều và họ sẵn sàng hỗ trợ công ty trong việc làm hàng cho nhau, phát triển bộ phận Oversea Để thu hút khách hàng TNM không chỉ tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn triển khai nghiên cứu thị trường, xây dựng biểu phí tối ưu nhất cho khách hàng Vì vậy, lợi nhuận công ty cũng được xây dựng mức phần trăm hợp lý, tạo cơ hội cạnh tranh với các công ty khác Từ đó, các Salesman dễ dàng tiếp cận và chào giá cho khách hàng hơn

Bên cạnh nguồn nhân lực đã gắn bó với công ty lâu năm, các nhận viên trẻ, mới của TNM có những năng lực khác nhau, không đồng đều Điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong đào tạo, rèn luyện, khai thác tiềm năng của mỗi người Nhân sự trẻ, mới ra trường còn nhiều hạn chế trong kỹ năng, kiến thức thực tế vì vậy khi đến với công việc mới nhiều bạn sẽ không kiên trì được, dễ nản, có xu hướng nhảy việc Công ty đã tốn nhiều thời gian đào tạo nhưng lại không không thể giữ chân họ lâu dài được Do vậy, TNM đòi hỏi đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn cao và kỹ năng tốt về logistics

TNM vẫn còn hạn chế trong tìm kiếm cơ hội, mở rộng thị trường Châu Âu,

Một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận và Hàng Hải TNM

3.3.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp

Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự đầu vào Đây là giải pháp sẽ giúp công ty tiết kiệm được nhiều thời gian để đào tạo, thay vào đó thì những nhân viên này họ đã có được kinh nghiệm và kỹ năng, có thể vào việc nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao Công ty cần có phương án tuyển dụng kỹ lưỡng, thu hút nhân tài có kỹ năng và năng lực phù hợp với yêu cầu công việc

Giải pháp 2: Đào tạo phát triển, nâng cao trình độ, kiến thức, kinh nghiệm cho Sales

Công ty nên tập trung trau dồi kiến thức và nghiệp vụ thường xuyên cho các bạn Sales Tận dụng những ngày cuối tuần, công ty nên tổ chức những buổi huấn luyện nghiệp vụ, qua đó chia sẻ những trường hợp, lô hàng thực tế để học hỏi cùng nhau, biết cách xử lý các tình huống khó mà khách hàng cần câu trả lời Sales phải có được kỹ năng giao tiếp, mềm dẻo biết cách nắm được tâm lý khách hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc đàm phán

Bên cạnh đó, Sales phải luôn chủ động trong việc tìm đến khách hàng, hỏi thăm thương xuyên, quan tâm họ Để vượt qua những giai đoạn đầu khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, Sales phải rèn luyện được tinh thần thép, ý chí mạnh mẽ, không được nản lòng hay bỏ cuộc, luôn đặt mục tiêu cho bản thân Hơn nữa thì Sales còn chịu áp lực bởi doanh số, hãy luôn tạo cho thân năng lượng tích cực, thoải mái và không ngừng cố gắng Mọi cố gắng sẽ được đền đáp bằng thành quả xứng đáng

Giải pháp 3: Xây dựng môi trường, thời gian làm việc hợp lý và thoải mái:

Ngoài việc tìm kiếm khách hàng mới, thì Sale phải luôn duy trì được các khách hàng cũ Nhân viên Sales phải chủ động hẹn khách hàng để trao đổi thêm và hiểu đối phương hơn đối với khách mới, còn khách cũ thì qua việc hẹn nhau sẽ dễ dàng thân thiết và quan tâm hơn Vì thế nên thời gian làm việc của Sales cũng rất linh hoạt, công ty nên tạo thời gian làm việc thoải mái cụ thể là có thể để Sales làm việc tại văn phòng nhưng không giới hạn giờ check in và check out

Công ty nên tạo một môi trường làm việc thoải mái, không quá áp đặt lên nhân viên mà nên chú trọng tạo động lực phát triển, chia sẻ, giải quyết các vấn đề cùng nhau Tạo ra các hoạt động gắn kết tình đồng nghiệp như Team Building, hoặc những hoạt động giải trí ngoài giờ làm việc Thiết lập chính sách thưởng phạt rõ ràng công bằng, đánh giá hiệu suất định kỳ và đưa ra những phản hồi về thành tích và điểm cần cải thiện của nhân viên

Giải pháp 4: Xây dựng tên tuổi công ty và áp dụng các chiến lược Marketing:

Ngày này, vô vàn công ty FWD mọc lên từng ngày, do vậy để cái tên TNM đi vào tâm thức của khách hàng thì công ty cần xây dựng thương hiệu của mình, marketing tốt sẽ dễ dàng hơn trong việc nhận diện và kinh doanh hơn Để làm tốt việc này, công ty cần xác định được đối tượng khách hàng, đa dạng hóa dịch vụ, mở rộng mối quan hệ với các daonh nghiệp, hiệp hội quốc tế để dễ dàng quảng bá được hình ảnh công ty Sử dụng các hoạt động quảng bá đưa thông điệp đến với khách hàng mục tiêu

Giải pháp 5: Xây dựng biểu phí hợp lý, tối ưu chi phí cho khách hàng

Với lượng lớn công ty FWD như hiện nay thì việc cạnh trạnh về giá đang rất khốc liệt Nhiều công ty họ sẵn sàng bán lỗ cho những đơn đầu tiên để lôi kéo khách

Vì vậy công ty cần cố gắng cân đối đưa ra các mức giá tốt nhất cho khách hàng Để giá tốt nhất thì công ty phải cải thiện và duy trì các mối quan hệ với hãng tàu, đại lý ngước ngoài có giá hợp đồng với các line Hiện nay TNM đã là thành viên của nhiều

84 hiệp hội FWD lớn WCA, JC trans, Globalia, GKF,… nên công ty cần duy trì tốt và mở rộng ngoại giao để được hỗ trợ giá tốt từ đại lý

Giải pháp 6: Phát triển nguồn vốn, xây dựng mức công nợ hợp lý:

TNM hiện này đang còn nhiều hạn chế về nguồn vốn, vì vậy nên chưa thể đáp ứng được hoàn toàn các yêu cầu của khách hàng Do đó, đối với khách hàng đi hàng các tuyến xa như Châu Âu, Bắc Mỹ, công ty không thể chấp nhận được công nợ kéo dài TNM cần có chiến lược đầu tư vào nguồn vốn mạnh mẽ để phát triển công ty và có những chính sách phù hợp khách hàng

Giải pháp 7 : Tiếp tục mở rộng ngoại giao, phát triển mối quan hệ thân thiết với nhiều hãng tàu, đại lý trên thế giới

Phát triển mối quan hệ thân thiết với nhiều hãng tàu và đại lý trên thế giới giúp công ty Forwarder tiếp cận và làm việc với nhiều khách hàng mới từ các quốc gia và lãnh thổ khác nhau Điều này tăng cơ hội mở rộng thị trường và phát triển khách hàng cho doanh nghiệp Thông qua việc hợp tác với nhiều hãng tàu và đại lý uy tín, công ty Forwarder có thể cung cấp dịch vụ vận chuyển đa dạng và chất lượng cao đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng Xây dựng quan hệ thân thiết giúp công ty Forwarder có thể thương lượng và đạt được các ưu đãi về giá cả, thời gian vận chuyển và điều kiện dịch vụ từ các đối tác Điều này giúp cải thiện lợi nhuận và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp

3.3.2 Đối với cơ quan Nhà nước

Các cơ quan Nhà nước cần có kế hoạch hoàn thiện chính sách và pháp luật liên quan, đơn giản hóa thủ tục hải quan, cắt giảm các khoản phí không cần thiết Để tạo điều kiện cho các doanh nhiệp FWD trong nước có thể phát triển, nâng cao lợi thế cạnh tranh

Bên cạnh đó, các chính sách về thuế cũng rất bất cập Trong thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều biến động thuế suất vẫn chưa được hoàn thiện Nhà nước cần cân đối

85 và thay đổi chính sách để các doanh nghiệp hạn chế các rủi ro trong tài chính, trì trệ các hoạt động khác của doanh nghiệp

Nhà nước cần nâng cấp sơ sở hạ tầng phục vụ công tác giao nhận vận tải biểm tốt và phù hợp Cần trang bị các thiết bị hiện đại năng suất cao thay cho những trang thiết bị lỗi thời, năng suất kém nâng cao hiệu quả xếp dỡ và an toàn cho hàng hóa, nhân viên xếp dỡ Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý ở cảng, đầu tư các phương tiên tự động,

Ngày đăng: 23/06/2024, 19:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Incoterms 2010 - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Hình 1.1 Incoterms 2010 (Trang 12)
Hình 1.2 Incoterms 2020 - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Hình 1.2 Incoterms 2020 (Trang 13)
Hình 2.1 Quy trình chung của hoạt động kinh doanh cước vận tải - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Hình 2.1 Quy trình chung của hoạt động kinh doanh cước vận tải (Trang 16)
Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công Ty TNHH Tiếp Vận & Hàng Hải TNM - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công Ty TNHH Tiếp Vận & Hàng Hải TNM (Trang 29)
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu nhân sự theo trình độ năm 2022 - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu nhân sự theo trình độ năm 2022 (Trang 32)
Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu nhân sự theo độ tuổi năm 2022 - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu nhân sự theo độ tuổi năm 2022 (Trang 33)
Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện cơ cấu nhân sự theo giới tính năm 2022 - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện cơ cấu nhân sự theo giới tính năm 2022 (Trang 34)
Bảng 2.3   Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tiếp Vận - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Bảng 2.3 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tiếp Vận (Trang 35)
Hình 2.5 Sơ đồ Quy trình thực hiện Sales cước xuất nhập khẩu bằng đường - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Hình 2.5 Sơ đồ Quy trình thực hiện Sales cước xuất nhập khẩu bằng đường (Trang 38)
Hình 2.7  Giao diện website Trang vàng Việt Nam - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Hình 2.7 Giao diện website Trang vàng Việt Nam (Trang 49)
Hình 2.8 Kết quả tìm kiếm trên Trang vàng Việt Nam - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Hình 2.8 Kết quả tìm kiếm trên Trang vàng Việt Nam (Trang 50)
Hình 2.12 Sales Daily Report - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Hình 2.12 Sales Daily Report (Trang 54)
Hình 2.13 Giao diện check giá spot rate của hãng tàu EMC - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Hình 2.13 Giao diện check giá spot rate của hãng tàu EMC (Trang 55)
Hình 2.14  Form báo giá mẫu của TNM - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Hình 2.14 Form báo giá mẫu của TNM (Trang 57)
Bảng 2.4. Phân tích chỉ tiêu sản lượng theo thời gian năm 2022 - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Bảng 2.4. Phân tích chỉ tiêu sản lượng theo thời gian năm 2022 (Trang 61)
Bảng 2.5 Phân tích tình hình sản lượng theo thị trường năm 2022 - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Bảng 2.5 Phân tích tình hình sản lượng theo thị trường năm 2022 (Trang 62)
Bảng 2.8  Phân tích chỉ tiêu doanh thu theo thời gian năm 2022 - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Bảng 2.8 Phân tích chỉ tiêu doanh thu theo thời gian năm 2022 (Trang 66)
Bảng 2.9 Phân tích tình hình doanh thu theo thị trường - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Bảng 2.9 Phân tích tình hình doanh thu theo thị trường (Trang 67)
Bảng 2.10 Phân tích tình hình doanh thu theo mặt hàng năm 2022 - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Bảng 2.10 Phân tích tình hình doanh thu theo mặt hàng năm 2022 (Trang 68)
Bảng 2.11  Phân tích tình hình doanh thu theo khách hàng - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Bảng 2.11 Phân tích tình hình doanh thu theo khách hàng (Trang 69)
Bảng 2.12  Phân tích chỉ tiêu chi phí theo thời gian - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Bảng 2.12 Phân tích chỉ tiêu chi phí theo thời gian (Trang 70)
Bảng 2.13  Phân tích chỉ tiêu chi phí theo thị trường - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Bảng 2.13 Phân tích chỉ tiêu chi phí theo thị trường (Trang 71)
Bảng 2.14  Phân tích chỉ tiêu chi phí theo mặt hàng - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Bảng 2.14 Phân tích chỉ tiêu chi phí theo mặt hàng (Trang 72)
Bảng 2.15  Phân tích chỉ tiêu chi phí theo khách hàng - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Bảng 2.15 Phân tích chỉ tiêu chi phí theo khách hàng (Trang 73)
Bảng 2.16  Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận theo thời gian - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Bảng 2.16 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận theo thời gian (Trang 74)
Bảng 2.17  Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận theo thị trường - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Bảng 2.17 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận theo thị trường (Trang 75)
Bảng 2.18  Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận theo mặt hàng - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Bảng 2.18 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận theo mặt hàng (Trang 77)
Bảng 2.19  Phân tích chỉ tiêu lơi nhuận theo khách hàng - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cước vận tải xuất khẩu hàng nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Tiếp Vận Và Hàng Hải TNM năm 2022
Bảng 2.19 Phân tích chỉ tiêu lơi nhuận theo khách hàng (Trang 78)