1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế tại Công ty TNHH Tiếp Vận Thực - Chi nhánh Hà Nội

74 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN VIEN THUONG MAI VA KINH TE QUOC TE

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh

giao nhận vận tải quốc tế tại Công ty TNHH Tiếp Vận Thực — Chỉ nhánh

Hà Nội

Sinh viên: Bùi Thị Thủy

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế

Hà Nội - tháng 06 - 2020

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN VIEN THUONG MAI VA KINH TE QUOC TE

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh

giao nhận vận tải quốc tế tại Công ty TNHH Tiếp Vận Thực — Chỉ nhánh

Hà Nội

Sinh viên: Bùi Thị Thủy

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế Lớp: Quản trị Kinh doanh quốc tế 58B

Mã số SV: 11165123

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Tạ Văn Lợi

Hà Nội - tháng 06 - 2020

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, các cô Trường Đại học Kinh tế quốc dân và các thầy cô trong Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho em tham gia thực tập dé có thé nang cao hiểu biết, trình độ của mình.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo Công ty TNHH Tiếp Vận Thực cùng các anh, chị nhân viên trong công ty đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá

trình em thực tập tại công ty.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo — PGS.TS Tạ Văn Lợi, người đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian qua dé có thé hoàn thành tốt

chuyên đề thực tập của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tên em là Bùi Thi Thủy, sinh viên lớp Quản trị Kinh doanh Quốc tế 58B, khoá 58 Em xin cam đoan chuyên đề thực tập: “Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế tại Công ty TNHH Tiếp Vận Thực — chi nhánh Hà Nội ” là công trình độc lập của riêng em, được thực hiện với sự tìm hiểu và nghiên cứu của ban thân, dưới sự hướng dẫn của giảng viên — PGS.TS Tạ Văn Lợi và sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty TNHH Tiếp Vận Thực - Chi nhánh Hà Nội Em xin cam đoan số liệu trong chuyên đề là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng Nếu vi phạm lời cam đoan trên, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với nhà trường và Viện Thương mại & Kinh tế Quốc tế.

Sinh viên

Bùi Thị Thủy

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIET TAT i

DANH MỤC BANG BIEU VA HÌNH VE ii

LOI MO DAU 1

CHƯƠNG 1: CO SỞ LY LUẬN UNG DUNG CONG NGHỆ THONG TIN

TRONG HOAT DONG KINH DOANH GIAO NHAN VAN TAI QUOC TE 1.1 Tổng quan về lĩnh vực kinh doanh giao nhận vận tai quốc tế

1.1.1 Khái niệm kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế 4 1.1.2 Đặc điểm và vai trò của kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế 5 1.1.3 Cơ cấu hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế 7 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải quốc té 9

1.2 Ứng dung công nghệ thông tin trong kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế 11

1.2.1 Các điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh giao

nhận vận tải quôc tê lãi

1.2.2 Nguyên tắc và quy trình ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh

doanh giao nhận vận tải quốc tế 12

1.2.3 Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh giao nhận

vận tải quôc tê 151.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh

giao nhận vận tải quôc tê 18

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế 20

1.3.1 Năng lực tài chính của các doanh nghiệp 20

1.3.2 Nguồn nhân lực 21 1.3.3 Nhận thức về lợi ích và vai trò của CNTT 21

1.4 Kinh nghiệm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh giao

nhận vận tải quốc tế ở một số công ty 21 CHUONG 2: THUC TRANG UNG DUNG CONG NGHE THONG TIN

TRONG HOAT DONG KINH DOANH GIAO NHAN VAN TAI QUOC TE

Trang 6

TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN THỰC (REAL LOGISTICS) - CHI 2.1.4 Cơ cầu bộ máy tô chức 25

2.1.5 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 272.2 Khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Real Logistics giai

2.2.1 Thị trường hoạt động quốc tế của công ty 28 2.2.2 Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây 2016-2018 28 2.2.3 Đánh giá chung về hoạt động của công ty 30

2.3 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động kinh doanh giao

nhận vận tải tại công ty Real Logistics giai đoạn 2016 — 2018 31

2.3.1 Điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh giao nhận

vận tải quốc tế tại công ty Real Logistics 31 2.3.2 Các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh giao nhận

vận tải quốc tế tại công ty Real Logistics 32

2.3.3 Các nguyên tắc và quy trình ứng dụng 37 2.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá 37 2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kha năng ứng dung công nghệ thông tin

trong hoạt động giao nhận vận tải tai công ty Real Logisics 39

2.4.4 Nhân tố bên ngoài 39 2.4.5 Nhân tố bên trong 43 2.5 Đánh giá triển khai ứng dung công nghệ thông tin trong hoạt động kinh

doanh giao nhận vận tải tai công ty Real Logistics 472.5.1 Những mặt đạt được 47

2.5.2 Hạn chế 48

2.5.3 Nguyên nhân 50

Trang 7

2.5.3.3 Tính bảo mật thông tin trong giao dịch 51

CHƯƠNG 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAO NHẬN VAN TAI QUOC TE TẠI CÔNG TY REAL LOGISTICS GIAI DOAN

3.3 Đề xuất một số giải pháp tăng cường triển khai ứng dung công nghệ thông

tin trong hoạt động giao nhận vận tải tai công ty Real Logistics giai đoạn

2020-2025 55

3.2.1 Tăng cường đầu tư vào công nghệ thông tin 55

3.2.2 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 58

3.4 Kiến nghị đối với Nhà nước 58 3.4.1 Cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng cho giao thông 59 3.4.2 Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng CNTT 59

3.4.3 Công tác giáo dục dao tạo nhân sự trong ngành Logistics 59

3.4.3 Xây dựng các hành lang pháp lí phù hợp và tiêu chuẩn hóa các quy

định trong lĩnh vực logistics 59

3.4.4 Chính phủ can tập trung hơn nữa cho ngành logistics quốc tế 60

3.4.5 Phát triển các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và hiệp hội logistics 60

KET LUẬN 6l TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

PHU LUC: NGANH NGHE KINH DOANH CUA CÔNG TY TNHH TIẾP

VẬN THỰC 64

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIET TAT

STT Cụm từ viết tắt Cụm từ đầy đủ

1 ITF International Transport Worker Federation

2 CNTT Cong nghé thong tin

3 GPS Global Positioning System

4 RIFD Radio Frequency Identification

5 EDO Electronic Delivery Order6 DO Delivery Order

7 EDI Electronic Data Inchange

8 ERP Enterprise Resource Planning

9 WMS Warehouse Management System

Trang 9

DANH MỤC BANG BIEU VÀ HINH VE

Bang 2.1: Tinh hình doanh thu va lợi nhuận sau thuế của công ty Real Logistics gal Goan 2017-2019 eeeecccesecscesseeeceseeseeeseceseeseeeseeeseceeeeaeesseeeseceeeeneeeseceeeeaeees 29 Bảng 2.2: Tổng khối lượng hang hóa vận tải đường biển va đường hang không của

công ty Real Logistics giai đoạn 2016-2010 - cv ng ng re 31

Bang 2.3: Bảng trang thiết bị điện tử phục vụ CNTT tại công ty -. 38 Bảng 2.4: Tài sản và nguồn vốn công ty Real Logistics giai đoạn 2016-2019 44 Bảng 2.5: Chất lượng nguồn nhân sự tại công ty Real Logistics giai đoạn

2016-Hình 2.1: Cơ cau tổ chức của công ty TNHH Tiếp Vận Thực - 26 Hình 2.2: Cơ cau tô chức công ty TNHH Tiếp Vận Thực — chi nhánh Hà Nội 27 Hình 2.3: Tình hình doanh thu và lợi nhuận sau thuế công ty giai đoạn 2017-2019

H 29

Hình 2.4: Sắp xếp công nghệ theo mức độ hiện đại 2- 5-55-5252 33

Hình 2.6: Cơ cau lao động tại công ty Real Logistics giai đoạn 2016 — 2019 45

Hình 2.7: Quy trình báo giá cho một lô hàng tại Real Logistics 47

Hình 2.8: Thống kê các kênh tiếp nhận thông tin khách hàng giai đoạn 2016-2019

il

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Toàn cau hóa nén kinh tế thé giới với sự phát trién không ngừng của công nghệ thông tin làm giao thương giữa các quốc gia, các khu vực phát triển mạnh mẽ kéo theo những nhu cầu mới về sự phát triển của logistics toàn cầu (global logistics) đã và đang trở thành cơ sở hạ tang thiết yếu nhằm năng cao kha năng cạnh tranh và tăng cường hiệu quả hop tác của các doanh nghiệp logistics.

Đổi mới công nghệ, chạy đua công nghệ, có hay không? Có thé nói đây là một bài toán khó đặt ra cho các doanh nghiệp logistics Sự xuất hiện của các “ông trùm khét tiếng” như Alibaba, JD.com với các thương vụ thâu tóm hàng tỷ USD trong lĩnh vực e-logistic hay các hãng công nghệ với các giải pháp công nghệ giúp tiết kiệm chi phí vận tải, tối ưu hóa lộ trình và thời gian giao nhận, điều tiết hoạt động ra vào của các phương tiện hay định vi vi trí, là minh chứng lớn cho sự cần thiết và cấp bách của việc ứng dụng và đôi mới công nghệ trong hoạt động logistics.

Như vậy, công nghệ thông tin và các ứng dụng của công nghệ thông tin vừa là điều kiện, vừa là một nhân tố bắt buộc của ngành dịch vụ logistics trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Trong lĩnh vực kinh doanh giao nhận vận tải, công nghệ

thông tin được triển khai giúp quy trình hàng hóa trở nên minh bạch và liền mạch hơn Nó thay đổi từ quy trình thủ công sang hệ thống điện tử, cung cấp nên tang tốt hơn cho giao nhận vận tải dé cung cap dich vu hiệu quả Nam bat duoc van dé

này, Công ty TNHH Tiếp Vận Thực (sau đây gọi là Real Logistics) với mong muốn phát triển mạnh mẽ, vươn lên là một trong các doanh nghiệp ứng dụng công nghê thông tin hang đầu của ngành logistics tại Việt Nam đã không ngừng cé gắng, nắm bắt các kĩ thuật, công nghệ dé tối ưu hóa quy trình vận hành, nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty Tuy nhiên, vì còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm, công ty cần có những giải pháp hiệu quả hơn đề phát triển hoạt động kinh doanh Logistics.

Bởi vậy, trong quá trình thực tập và làm việc tại công ty, em đã lựa chọn đề tài: “ Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế tại Công ty TNHH Tiếp Vận Thực - chỉ nhánh Hà Nội”

cho chuyên đề tốt nghiệp của mình với hi vọng những nghiên cứu của mình sẽ giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động, phát trién được mảng kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế với những thành tích cao hơn trong thời gian tới.

Trang 11

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Chuyên đề phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế tại công ty TNHH Tiếp Vận Thực — Chi nhánh Hà Nội và khả năng ứng dụng CNTT của doanh nghiệp trong lĩnh vực này, qua đó đánh giá ưu điểm, ton tại cùng nguyên nhân của tồn tại Từ đó, đề xuất những giải pháp giúp cải thiện khả năng ứng dụng CNTT trong kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế tại công ty Real

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tim hiểu cơ sở lý luận về kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế

- Tìm hiểu tình hình ứng dung CNTT trong hoạt động logistics nói chung và giao

nhận vận tải nói riêng

- Thue trạng hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải va ứng dụng CNTT tronghoạt động kinh doanh giao nhận vận tải tại công ty Real Logistics

- Dé xuất giải pháp khắc phục và phát triển

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế của

công ty Real Logistics chi nhánh Hà Nội

3.2 Phạm vỉ nghiên cứu

- Pham vi không gian: Nghiên cứu kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế và tình hình ứng dụng CNTT trong lĩnh vực nay tại công ty

- Pham vi thời gian: Nghiên cứu và phân tích hoạt động kinh doanh thông qua

số liệu qua 4 năm liên tục từ 2016 — 2019

4 Kết cấu của chuyên đề

Chương I: Cơ sở ly luận ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh

giao nhận vận tải quốc tế

Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh

giao nhận vận tải quốc tế tại công ty TNHH Tiếp Vận Thực (Real Logistics) — Chi

nhánh Hà Nội

Trang 12

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế tại công ty Real Logistics giai đoạn

2020- 2025.

Trang 13

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN UNG DUNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAO

NHAN VAN TAI QUOC TE

1.1 Téng quan về lĩnh vực kinh doanh giao nhận vận tai quốc tế 1.1.1 Khái niệm kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế

Trong kinh doanh thương mại quốc tế, người bán (seller) và người mua (buyer) ở các quốc gia khác nhau và có khoảng cách địa lý cách xa nhau Việc di chuyền hàng hóa do người vận chuyên đảm nhận đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Để cho quá trình vận chuyển được đưa từ điểm đầu đến cuối, tức là hàng hóa đến được với người mua thì cần thực hiện hàng loạt các công việc khác liên quan đến quá trình vận chuyên như đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, tổ chức xếp dỡ, giao hàng cho người nhận ở nơi đến Tat cả những công việc này được gọi chung là nghiệp vụ giao nhận —

Theo Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) “dịch vụ giao nhận

vận tải được định nghĩa là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyền, gom

hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn, các vấn đề về hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng

từ liên quan đên hàng hoa”.

Theo luật thương mại Việt Nam, dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi

thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là người gửi hàng, tô

chức vận chuyên, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ khác có liên quan dé

giao nhận theo sự ủy thác của chủ hang, của người vận tai hoặc của người làm dịchvụ giao nhận khác (các khách hàng) Mục tiêu của người giao nhận là đáp ứng cácnhu câu do người ủy thác giao với hiệu quả cao nhât.

Như vậy, kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế là việc thực hiện một số hoặc

tất cả công đoạn của quá trình thực hiện các dịch vụ liên quan đến vận chuyển và

giao hang cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng hoặc của người làm dich vụ giao nhận giúp hàng hóa được dịch chuyền từ quốc gia này sang quốc gia Các hoạt động của kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc té gom: tổ chức vận

chuyền, lưu kho, làm các thủ tục, giấy tờ, hải quan cũng như lập kế hoạch cho các

hoạt động đó nhằm mục đích sinh lời.

Trang 14

1.12 Đặc điểm và vai trò của kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế 1.1.2.1 Đặc điểm

Hoạt động giao nhận vận tải quốc tế là hình thức kinh doanh tổng hợp nhiều các dich vụ như vận chuyền, giao hang, làm các giấy tờ và thủ tục liên quan dé hàng hóa có thể chuyển được đến tay người nhập khẩu tại quốc gia khác Do

khoảng cách địa lý và tính chất pháp lí của từng quốc gia mà người nhập khẩu

thường muốn giao nhận hàng hóa qua bên thứ ba (Forwarder hoặc các bên vận tải).

Do cũng là một loại hình dịch vụ nên giao nhận vận tải quôc tê cũng mang

những đăc điểm chung của dịch vụ:

Thứ nhất, hoạt động giao nhận vận tải quốc tế là hàng hóa vô hình nên không có tiêu chí đánh giá về chất lượng đồng nhất, không thé sản xuất hay cất trữ lưu kho, chất lượng của dịch vụ được đánh giá dựa trên cảm nhận của người được phục

Thứ hai, hoạt động này không tạo ra sản phẩm vật chất, mà chỉ tác động giúp

hàng hóa thay đổi vị trí về mặt không gian, dịch chuyền từ vị trí này đến vị trí khác chứ không có bất kì tác động nào về mặt kĩ thuật làm thay đôi đặc điểm, tính chất

của hàng hóa.

Thứ ba, hoạt động giao nhận vận tải quốc tế mang tính thụ động do phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyên, tập quán của người nhập khâu ,các ràng buộc về luật pháp, thé chế của chính phủ (nước xuất

khâu, nước nhập khâu, nước thứ ba, )

Thứ tu, hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc té mang tinh thoi vu: hoat động giao nhận van tải là hoạt động phục vu cho hoạt động xuất nhập khẩu nên phụ thuộc rất nhiều vào lượng hàng hóa và nhu cầu của người nhập khâu Hoạt

động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên đương nhiên hoạt động giao nhận vận

tải quốc tế được coi là tập con của hoạt động xuất nhập khẩu cũng sẽ mang tính

thời vụ.

Kinh doanh giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế có địa bàn hoạt động rộng rãi,

phức tạp do các bên có quốc tịch khác nhau dẫn đến khác nhau về ngôn ngữ, tập quán, văn hóa, hoạt động kinh doanh Điều này yêu cầu người kinh doanh phải am

hiểu về văn hóa của các nước, các khả năng xử lí linh hoạt các vấn đề phát sinh

trong quá trình chuyên chở Ngoài ra, người làm kinh doanh giao nhận hàng hóa

quốc tế bắt buộc phải: nắm rõ các phương thức chuyên chở hàng hóa, hiểu rõ quy

Trang 15

trình hàng hóa và các thủ tục liên quan dé tư vấn được cho khách hàng va tìm ra phương thức vận chuyên hiệu quả và hợp lí nhất.

Đối với những doanh nghiệp kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế, các doanh nghiệp phải kết hợp với các hãng tàu, các hãng máy bay để có thể đàm phán, thương lượng những mức giá hợp lí nhất vừa thuận lợi cho việc kinh doanh, vừa

giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

1.2.1.2 Vai tro

Vận tai đóng một vai trò trọng yếu của quá trình phân phối và lưu thông Giao

nhận vận tải được coi là mach máu cho các yêu tô sản xuất, nhờ đó hàng hóa được

dịch chuyền từ quốc gia này đến quốc gia khác Vì vậy, vận tải đóng vai trò thúc

day thương mai hàng hóa và dịch vụ quốc tế phát triển Nếu không có vận tải thì không có thương mại đồng nghĩa với nền kinh tế hàng hóa không phát triển Vận

tải không chỉ giúp cho việc di chuyên của các thương gia tham gia giao dịch mua bán mà còn trực tiếp di chuyền hàng hóa trên phạm vi quốc tế.

Quá trình giao nhận vận tải không làm thay đổi tính chất của hàng hóa nhưng

làm gia tăng giá trị của hàng hóa về giá, đồng thời tao ra thị trường và cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp Kinh doanh giao nhận vận tải vừa là nhân tố tích

cực thúc đây ngoại thương phát triển, vừa là môi trường kinh doanh ngoại thương đầy tiềm năng Việc phát triển kinh tế ngoại thương không thể tách rời với sự phát

triên của vận tải và ngược lại.

Đối với nên kinh tế quốc dân: Hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa đóng góp

tích cực vào thành tựu tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội Tỷ trọng hoạt động

giao nhận hàng hóa xuất nhập khâu đóng góp vào GDP của toàn bộ nền kinh tế và phát triển những dịch vụ đi kèm tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động.

Dịch vụ giao nhận cũng giúp tăng nguồn thu ngoại tệ cho mỗi quốc gia thông qua quá trình thanh toán cước phí Ngoài ra, giao nhận vận tải là ngành nghề dịch vụ thương mại gắn liền và liên quan mật thiết, tác động tới hoạt động ngoại thương của nền kinh tế Đây là một loại hình dịch vụ thương mại không cần đầu tư nhiều vốn nhưng mang lại một nguồn lợi tương đối chắc chắn và 6n định nếu biết khéo

léo tổ chức và điều hành trên cơ sở tận dụng hệ thong co so ha tang hiện có Giao

nhận vận tải quốc tế giúp thúc day hoạt động xuất nhập khẩu của các quốc gia từ đó thúc đây sản xuất trong nước, cải thiện tốc độ phát triển kinh tế của mỗi quốc

gia.

Trang 16

Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Giao nhận vận tải tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng hơn, an toàn, tiết kiệm mà không cần có sự tham

gia hiện diện của người gửi cũng như người nhận hàng Hoạt động giao nhận vận

tải tạo điều kiện cho các nhà xuất nhập khẩu có thé tập trung vào hoạt động kinh

doanh của họ góp phần giảm giá hàng hóa xuất nhập khẩu, giảm bớt các chỉ phí không cần thiết như: Chi phí xây dựng kho cảng, bến bãi nhờ vào việc sử dung kho cảng, bến bãi của người giao nhận, Chi phí đào tạo nhận công Ngoài ra, giao nhận cũng giúp người chuyên chở day nhanh tốc độ quay vòng của các

phương tiện vận tải, tận dụng được một cách tối đa, có hiệu quả dung tích vả tải

trọng của các phương tiện vận tải, các công cụ vận tải, cũng như các phương tiện

hỗ trợ khác.

Đối với người tiêu dùng: Giao nhận vận tải quốc tế là hoạt động giúp đa dạng nhu cầu, sự lựa chọn của người tiêu dùng Người tiêu dùng có cơ hội mua được

sản phẩm, dịch vụ từ bất cứ quốc gia nao trên thé giới một cách nhanh chóng, thuận

tiện và đáp ứng nhu cầu của mình Người mua chỉ cần ở tại nhà, đặt hàng bằng

cách gọi điện thoại, gửi email, gửi fax, hoặc giao dịch thông qua mạng Internet dé

cung cấp thông tin cho người bán hàng, cho hãng san xuất hang hoá dé có thé

nhanh chóng order được hàng hóa, yêu cầu vận chuyên theo nhu cầu của mình, có

thể là giao đến tận nơi, dù cho khoảng cách giữa những người tiêu dùng là rất xa nhau, nhờ đó người tiêu dùng có thé tiếp cận được với các sản phẩm mới, chất lượng tốt hơn, tiện dụng hơn mà giá thành hợp lý Dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế giúp tăng khả năng đáp ứng nhu cau, như chi phí, thời gian, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, đem đến nhiều cơ hội cho người tiêu dùng được tiếp xúc và sử dụng những san pham mà trong nội địa chưa đủ khả năng dé sản xuất hoặc có thé sản xuất được nhưng chất lượng thấp và giá thanh cao hơn so với các quốc gia khác Sở dĩ như vậy là vì không phải quốc gia nào cũng có thể tự mình sản xuất tất cả các mặt hàng cần thiết cho đời sống con người, hay không đủ tất cả các nguyên vật liệu dé sản xuất hoàn thiện một sản phẩm Vì vậy, quốc gia nào cũng cần đến vận tải quốc tế dé nhập khẩu những mặt hàng, nguyên liệu còn thiếu, những mặt hàng mà quốc gia họ sản xuất kém hiệu quả hơn nước khác, hoặc đưa chính sản pham thế mạnh của đất nước họ ra thị trường thế gidi.

1.1.3 Cơ cấu hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế

Hoạt động giao nhận vận tải quốc tế là một loại hình của hoạt động logistics Căn cứ vào phương thức vận tải, kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế được chia

như sau:

Trang 17

Kinh doanh giao nhận vận tải đường biển: Day là phương thức vận tải phố

biến, thống trị trong vận chuyền thương mại quốc tế Theo dự báo của ITF, vận

tải đường biển sẽ vẫn đóng góp lớn nhất trong tổng khối lượng luân chuyển

hàng hóa toàn cau (tính theo tan.km) và dự kiến sẽ đảm nhiệm khoảng 3/4 khối

lượng hàng hóa vào năm 2050 (Báo cáo Logistics 2019).

Vận tải biển có chi phí cố định trung bình, chi phí biến đổi thấp (do khả năng vận chuyền khối lượng hàng lớn nên có lợi thế nhờ quy mô), do đó đây là phương tiện có tông chỉ phí thấp nhất (1⁄4 so với vận tải hàng không, 1⁄4 so với

đường sắt, 1⁄2 so với đường bộ), thích hợp với những thứ hang cồng kênh, lâu

hong, giá trị thấp (vật liệu xây dựng, than đá, cao su) và hàng đồ rời (cà phê, gạo), trên các tuyên đường trung bình và dai.

Kinh doanh giao nhận vận tải đường hàng không: Vận tải đường hàng không

thường có tốc độ vận chuyền lớn và nhanh Nếu so sánh tương đối có thé nhanh gấp 27 lần vận tải đường biển, 10 lần ô tô và 8 lần tàu hỏa Tuy nhiên, chỉ phí

cô định cao (máy bay và hệ thống điều hành) và chi phí biến đổi cao (nhiên liệu, lao động, sửa chữa, bảo hành) Hình thức vận chuyền này phù hợp với các

loại hàng hóa mau hỏng, có giá trị lớn, yêu câu vận chuyên gâp.

Kinh doanh giao nhận vận tải đường sắt: Vận tải đường sắt có sức chở rất lớn nhưng tuyến đường chạy lại không linh hoạt, chi phí cố định cao và chi phi

biến đổi thấp Phương thức này thích hợp với các loại hàng có trọng lượng lớn,

khôi lượng vận chuyên nhiêu, và cự li vận chuyên dai.

Kinh doanh giao nhận vận tải đường bộ: Đây là phương thức vận chuyền nội

địa pho bién, cung cap dich vu nhanh chong, có thể đến mọi noi, mọi chỗ, lịch

trình vận chuyền linh hoạt với chi phí cô định thấp (phương tiện) và chi phí

biến đổi trung bình (nhiên liệu, lao động, và bảo dưỡng phương tiện).

Kinh doanh giao nhận vận tải đường ống: La một phương thức vận chuyên đặc biệt sử dụng các loại ống dé dẫn truyền một số mặt hàng đặc thù ở dạng lỏng, khí như xăng, dầu, khí tự nhiên, Đây cũng là phương thức duy nhất khi hàng

hóa di chuyên trong khi đó phương tiện vận tải là cố định Hàng hóa dịch chuyển được nhờ sự chênh lệnh áp suất giữa các trạm bơm trên tuyến đường

vận chuyền

Kinh doanh vận tải da phương thức (MTO): Là phương thức kết hợp nhiều phương thức vận tải khác nhau, mục đích là để tối ưu hóa chi phí và thời gian

vận chuyền.

Trang 18

1.1.4 Các nhân tổ ảnh hướng tới hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải quốc

1.1.4.1 Nhóm nhân tổ khách quan:

a) Môi trường luật pháp:

Hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế liên quan đến nhiều vùng lãnh

thé khác nhau nên sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường luật pháp không chỉ của quốc gia hàng hóa được gửi đi mà còn quốc gia của hàng hóa đi qua, quốc gia của hàng

hóa được gửi đến và luật pháp quốc tế Bất kì một sự thay đổi nào ở một trong

những môi trường luật pháp nói trên như sự ban hành, phê duyệt một thông tư hay

nghị định của chính phủ, sự phê chuẩn một Công ước quốc tế sẽ tác động lên hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế.

b) Môi trường chính tri, xã hội

Chính trị và pháp luật có tác dụng rất lớn đến sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào, nhất là đối với những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế Không có sự én định về chính tri thi sẽ không có một nên kinh tế 6n định, phát triển thực sự lâu đài và lành mạnh Luật pháp tác động điều chỉnh trực tiếp đến

hoạt động của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Sự ồn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia không những tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của quốc gia đó mà còn là một trong các yếu tô thúc đây sự giao thương, hợp tác của quốc gia đó với quốc gia khác trên thé giới Biến động trong môi trường chính trị, xã hội bất kì quốc gia nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế, đặc biệt là ở các quốc gia “nắm quyền lực” như

Mỹ, Trung Quốc Ví dụ, một quốc gia xảy ra xung đột vũ trang thì sẽ không thé

tiến hành nhận và giao hàng (nếu đó là nước gửi hàng), hoặc giao và nhận hàng (nêu đó là nước nhận hàng), hoặc quá trình vận chuyền phải thay đổi lộ trình (nếu

đó là nước ổi qua).

Vì vậy, các doanh nghiệp luôn luôn cần một nền kinh tế ổn định, một môi

trường pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp, cá nhân,

tổ chức trong nền kinh tế để khuyến khích phát triển, tham gia nâng cao kha

năng cạnh tranh.

c) Môi trường công nghệ

Tinh trạng máy móc thiệt bi và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sac đên

khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất

Trang 19

thé hiện năng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chat lượng sản phẩm, đến giá thành và giá bán sản phẩm Có thé khang định rang một

doanh nghiệp với một hệ thống máy móc thiết bi và công nghệ tiên tiễn cộng với

khả năng quản lý tốt sẽ làm ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, giá thành hợp

lí từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh.

Với tốc độ đôi mới ngày càng nhanh của công nghệ trong các lĩnh vực bao gồm cả vận tải đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chỉ phí khai thác của các nhà kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế giúp rút ngắn thời gian giao hàng,

quy trình hàng hóa trở nên mượt mà và tiện lợi hơn.

d) Thời tiết

Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và quá trình chuyên chở hàng hóa Điều này ảnh hưởng đến tốc độ làm hàng và thời gian giao nhận hàng hóa, có thê gây thiệt hại cho các chuyên hàng hoặc làm chậm việc giao hàng,

làm phát sinh hậu quả kinh tế cho các bên có liên quan e) Đặc điểm của hàng hóa

Lượng hàng hóa lưu thông rất đa dạng với các đặc điểm riêng cho từng loại khác nhau Ví dụ như hàng nông sản, thuốc là loại hàng mau hỏng, dễ biến đổi chat lượng, còn hàng máy móc, thiết bi lại thường cồng kênh, khối lượng và kích cỡ lớn Chính những đặc điểm riêng này của hàng hóa sẽ quy định cách đóng gói, xếp đỡ hàng hóa sao cho đúng quy cách, phù hợp với từng loại hang dé nhăm đảm bảo chất lượng của hàng hóa trong quá trình giao nhận và chuyên chở hàng hóa.

1.1.4.2 Nhân to chủ quan

a) Cơ sở ha tang, trang thiét bi, may moc

Các co sở ha tang và trang thiết bi của người giao nhận bao gồm như văn phòng,

hệ thống kho, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng

hóa ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải Trong điều kiện container hóa hiện nay, hoạt động này cần người kinh doanh phải có một cơ sở hạ tang với những trang thiết bi và máy móc hiện đại dé dam bảo quá trình

giao nhận vận tải diễn ra liền mạch và đảm bảo chất lượng.

b) Lượng von dau tư

Dé có thê xây dung cơ sở ha tang và sở hữu những trang thiệt bi, may móc hiệnđại, các công ty kinh doanh giao nhận vận tải quôc tê cân một lượng vôn đâu tư rât

lớn, tuy nhiên không phải công ty nảo cũng có khả năng tài chính Cho nên, các

10

Trang 20

công ty cần phải tính toán, lên kế hoạch cụ thể để có thể mua sắm cơ sở vật chất hợp lí hay đi thuê hoặc liên doanh đồng sở hữu với các doanh nghiệp khác dé giảm bớt gánh nặng về tai chính.

c) Yếu tố con người

Bao gồm các chủ thé tham gia vào quá trình kinh doanh giao nhận vận tải:

¢ Nguoi gửi hàng (Shipper/Seller): là người yêu cầu vận chuyền hàng hóa đến địa điểm nhất định trong khoảng thời gian cho phép.

¢ - Người nhận hàng (Consignee/Buyer): là người yêu cầu được chuyên hàng hóa đến đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng số lượng và chất lượng đã thỏa thuận với bên người gửi.

e Don vị vận tai (Carrier): là chủ sở hữu và vận hành các phương tiện vantải

¢ Forwarder/ Co-loader: bên cung cấp dịch vụ thứ ba giúp hỗ trợ shipper/consignee đưa hàng hóa đến tay người nhận theo đúng yêu cầu

1.2 Ung dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh giao nhận vận tái quốc tế

1.2.1 Các điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh giao nhận

vận tải quốc tê

Luật Công nghệ thông tin của Việt Nam năm 2006 đưa ra định nghĩa “Công

nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ

thuật hiện đại dé sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin

số” Dé có thé ứng dung công nghệ thông tin một cách có hệ thống, hiệu qua, các

doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống thông tin, quản lí chặt chẽ không chỉ là

các máy móc, nó bao gôm những yêu tô sau:

a) Công nghệ

Công nghệ là nội dung quan trọng, công nghệ bao gồm các yếu tô trực tiếp của quá trình xử lý thông tin giúp hệ thống hoạt động với tốc độ cao, cho kết quả chính xác, bao gồm bốn yếu tố chính: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, và viễn thông.

Phan cứng: bao gom các đối tượng vật lý hữu hình như vi mạch, bản mạch điện, dây cáp, linh kiện, các thành phần này được cấu tạo thành các thiết bị như

11

Trang 21

máy tính, máy in, máy ghi hình, các phương tiện được sử dụng trong quá trình

xử lý thông tin.

Phan mém: bao gom tat cả các mã lệnh và chi thi được viết thành chương trình, những chương trình có chức năng điều khiển, kiêm soát hoạt động của phần cứng dé thực hiện chức năng xử lý dữ liệu Các phần mềm ứng dụng cho hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế được thiết kế dựa trên nhu cầu của từng hãng vận chuyên, từng nhu cầu của khách hang dé dam bảo thuận tiện nhất.

Dữ liệu: Dữ liệu nói chung là hình thức lưu giữ các thông tin về hàng hóa, khách hàng, đối tác, quy trình hoạt động và các thông tin khác liên quan Dữ liệu ton tại ở nhiều dạng khác nhau: con số, kí tự, văn bản, hình ảnh, âm thanh, có thể

được mã hõa tùy theo yêu cau và tính bảo mật của mỗi công ty sử dụng.

Mạng viễn thông: là hệ thong tap hop cac thiết bi, các mạng máy tính, được kiểm soát bang các giao thức truyền thông dé truyền dữ liệu từ nơi này đến nơi

khác trong phạm vi địa lý rộng lớn.Ngày nay, mạng nội bộ,mạng Internet là hệ

thống mạng cần có dé mọi loại hình tổ chức có thé ứng dụng CNTT thực hiện thành công kinh doanh và thương mại điện tử.

b) Tổ chức

Dé hệ thống công nghệ thông tin hoạt động hiệu qua thì nó phải được tổ chức một cách chặt chẽ dưới sự quản lí của con người Con người là chủ thé trong các hoạt động, trong hệ thống công nghệ thông tin con người tham gia dưới hai hình thức hoặc sử dụng thông tin hoặc những người tô chức thực hiện hệ thống thông

tin (hay những người tham gia quản lý, vận hành và bảo trì hệ thống) Trong kinh

doanh giao nhận vận tải quốc tế, các nhà giao nhận vận tải sẽ là chủ thê trực tiếp

sử dụng thông tin giúp quá trình vận chuyền hàng hóa trở nên nhanh hơn, tiện lợi

hơn, và tiết kiệm chỉ phí.

c) Quản lí

Một nhân tố khác đóng góp vào quá trình ứng dụng công nghệ thông tin là quá trình quản lý dựa trên chiến lược đã xây dựng, quản lý các nguồn lực đồng thời lãnh đạo, điều phối hop lí.

12.2 Nguyên tắc và quy trình ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh

giao nhận vận tải quốc té 1.2.2.1 Nguyên tắc

12

Trang 22

Ứng dụng công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp phải cân đối nhiều mục tiêu: ngắn

hạn, trung hạn, dài han Da số các công nghệ thường tồn tại tương đối dai, trong thời gian đó các yếu tô của bối cảnh xung quanh có thé thay đổi nên mức độ tác

động của công nghệ có thé tăng, giảm hoặc đổi dau Dé ứng dụng CNTT hoạt động

hiệu quả, trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn công nghệ, công ty thường tuân

thủ ba nguyên tắc sau: toàn diện, khách quan và khoa học.

Nguyên tắc toàn điện: các câp lãnh đạo khi xem xét ứng dụng công nghệ cânphải đê cập đên tât cả các tác động có thê có của một công nghệ đên bôi cảnh xungquanh, nhăm cung câp toàn bộ các môi tương tác giữa các khía cạnh của vân đêđược đánh giá.

Nguyên tắc khách quan: khi nghiên cứu công nghệ cần đề cập đến tất cả các

van dé mà các nhóm có lợi ích khác nhau quan tâm và cần được trả lời Cần đề cập đến các quan điểm khác nhau đối với các vẫn đề được đánh giá, tức là khi đánh giá một tác động cụ thé cần tham khảo ý kiến của nhiều nhóm chuyên gia và trong

từng nhóm chuyên gia lại tham khảo ý kiến của nhiều người Ví dụ, công ty muốn đánh giá rằng việc sử dụng công nghệ trong quá trình truyền dữ liệu có giúp giảm lead-time hay không, có bị lộ thông tin khách hàng dẫn đến giảm doanh thu hay

Nguyên tắc khoa học: đòi hỏi quá trình nghiên cứu và lựa chọn phải xem xét các yêu tố của bối cảnh xung quanh một công nghệ theo quan điểm động Phải sử dụng các số liệu thích hợp sẵn có, các kết quả của đánh giá phải có căn cứ khoa

học và phải sử dụng ngay được Công ty có thé lay kết quả thống kê của một vài công ty, hoặc trực tiếp thử nghiệm và lay ý kiến phản hồi từ người được phục vu

(khách hàng) và người phục vụ (nhân viên công ty).

Xét về tính bảo mật thông tin, việc ứng dụng CNTT cần đảm bảo được nguyên tắc an ninh mạng An ninh mạng là việc bảo vệ quá trình thu thập và truyền thông

tin khỏi các hacker công nghệ trong ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh

nghiệp, tổ chức Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình thiết kế và cài đặt thông tin phải đưa ra những nguyên tắc hoạt động, chiến lược cụ thể, có sự phân tầng thông tin và bảo mật, các phương án đề phòng rủi ro dé có thé khắc phục ngay lập tức nếu có bat kì lỗi nào xảy ra.

1.2.2.2 Quy trình

Về quy trình ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm 5 bước cơ bản:

- Bước 1: Xây dựng các chiến lược, xác định các mục tiêu

13

Trang 23

Đề một ứng dụng CNTT thành công, trước hết, mỗi doanh nghiệp cần phải đánh giá lại mục tiêu, chiến lược và hệ thống quản trị kinh doanh của công ty Dựa trên mô hình “Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi giá trị”, kết hợp với mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp có thé đưa ra mục tiêu cho việc đầu tư CNTT Lãnh đạo doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi ví dụ doanh nghiệp đang được vận hành như thế nào? Có những van đề phục vụ kinh doanh nào cần giải quyết? Nên ứng dụng CNTT vào các hoạt động nào?

Việc xác định mục tiêu đúng đắn là điều quan trọng, bao gồm mục tiêu trong ngắn hạn, mục tiêu dài hạn, xác định phạm vi triển khai, các quy trình cần được triển khai, các bước triển khai phù hop theo từng giai đoạn Lãnh dao doanh nghiệp cần lượng hoá được ảnh hưởng, tác động việc triển khai CNTT đến toàn bộ tổ chức Phụ trách thực hiện công việc này là đại diện lãnh đạo doanh nghiệp và bộ phận phát triển, với công ty có qui mô lớn hoặc phức tạp cần kết hợp với các công ty tư vấn về CNTT.

- Bước 2: Đánh giá và chọn lựa giải pháp

Sau khi đã xác định được mục tiêu, doanh nghiệp tiễn hành bước tiếp theo: chọn lựa giải pháp CNTT Đối với mỗi doanh nghiệp, việc triển khai ứng dụng CNTT là một khoản đầu tư, do vậy đòi hỏi sự lựa chọn giải pháp phù hợp, chọn

được nhà cung cấp dịch vụ CNTT tốt Có nhiều tiêu chí để đánh giá giải pháp,

một sô tiêu chí chính như sau:

+ Các chức năng đáp ứng yêu cầu quản lí nghiệp vụ của doanh nghiệp tại

thời điểm hiện tại và cả trong tương lai.

+ Mang đến cho doanh nghiệp một quy trình kinh doanh chuẩn hóa, hiện đại, tiếp cận với mô hình kinh doanh của quốc tế, có khả năng nâng cao

hiệu quả trong doanh nghiệp.

+ Chi phí lắp đặt và sử dụng là hợp li, đem lại nhiều lợi ich cụ thé - Bước 3: Trién khai thực hiện

Quá trình triển khai là quá trình thay đổi lớn trong hoạt động của doanh

nghiệp, đó là việc chuyển thay thế hệ thống cũ băng hệ thống mới Doanh

nghiệp cần lựa chọn phương pháp triển khai phù hợp và cần kiểm soát và quản lý chặt chẽ quá trình triển khai.

Yếu tố quan trọng trong quá trình triển khai là sự đầu tư của doanh nghiệp vào CNTT bao gồm các trang bị cơ bản về phần cứng, phần mềm và nhân lực.

Mức độ trang bị cơ bản có thé không đồng nhất, tuy nhiên, cần đạt được một

14

Trang 24

số yêu cầu chính về cơ sở hạ tầng công nghệ( phần cứng & phần mềm) được trang bị đủ đề triển khai một số ứng dụng thường xuyên của doanh nghiệp như:

trang bị máy tính, thiết lập mạng LAN, WAN, thiết lập kết nối Internet, môi

trường truyền thông giữa các văn phòng trong nội bộ hoặc giữa các đối tác; sử

dụng phần mềm hợp lí và tương thích với phần cứng: nhân sự cần được đào tạo liên tục để sử dụng các hạ tầng trên vào hoạt động của doanh nghiệp.

- _ Bước 4: Ứng dụng toàn diện nâng cao

Giai đoạn này là giai đoạn số hóa toàn thể doanh nghiệp, chuyên từ cục bộ sang toàn bộ Về cơ sở hạ tầng CNTT cần có mạng diện rộng phủ khắp doanh nghiệp, đảm bảo cho luéng thông tin lưu chuyền thông suốt giữa các bộ phận; các phần mềm tích hợp và các CSDL cấp toàn công ty là những công cụ chủ

đạo hỗ trợ cho hoạt động quản lí và tác nghiệp; triển khai các giải pháp đồng bộ giúp doanh nghiệp thay đổi chất lượng nội tại và chất lượng dịch vụ cung

cấp cho khách hàng

- Bước 5: Dau tư đê biên đôi, nâng cap và bảo trì

Đây là giai đoạn đầu tư CNTT nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh trong môi

trường kinh doanh hiện tại, tức là đầu tư CNTT vào các sản pham và dịch vụ

để tạo nên ưu thế về giá, tạo nên sự khác biệt và các sản phẩm khác, phù hợp

với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Hiện nay, các vấn đề kinh doanh trong thời đại Internet, cụ thé hơn là sử dụng công nghệ và các dịch vụ của Internet trong kinh doanh, có vai trò quyết định: xây dựng Intranet dé chia sẻ thông tin trong doanh nghiệp, Extranet dé kết nối và chia sẻ có lựa chọn các nguồn thông tin với các đối tác, nhà cung cấp, khách hàng

Hệ thống công nghệ thông tin hoạt động tốt khi hệ thống được vận hành theo kế hoạch, nó có thê được nâng cap và mở rộng theo nhu cau phát trién của doanh nghiệp Trong quá trình vận hành có thê xảy ra những sự cố không mong muốn, các doanh nghiệp cần xây dựng các giải pháp khắc phục đề có thé xử lý nhanh chóng giảm tối đa thiệt hại Để hạn chế sự cố xảy ra, hệ thống công nghệ

thông tin cần được bảo trì định kỳ, hoặc mức cao hơn hệ thống có kế hoạch nâng cấp cả phần cứng và phần mềm sau một thời gian hoạt động.

1.2.3 Nội dung ứng dung công nghệ thông tin trong kinh doanh giao nhận vận

tải quốc tế

Công nghệ thông tin phát triển đánh dau những bước tiến đáng ghi nhận trong các ngành kinh tế nói chung và ngành logistics nói riêng Các giải pháp công nghệ

15

Trang 25

cục bộ, đặc biệt là sự ra đời của các giải pháp tong thể có tính tích hợp, tính hệ thống, sử dụng trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) gia tăng nhanh chóng.

Trong kinh doanh giao nhận vận tải, các công ty, doanh nghiệp đang từng bướcthực hiện E-Logistics, E-Documents, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây,

công nghệ Blockchain, trí tuệ nhân tạo hay robot vào thực hiện một số dịch vụ, như dich vụ đóng hàng vào container hay dỡ hàng khỏi container, xếp đỡ hàng hóa

trong kho bãi, truyền dữ liệu, tracking hàng hóa,

Ở quãng giao nhận vận tải quốc tế, công nghệ đã và đang được ứng dụng hiệu

quả trong các khâu sau:

a) Track & Trace hàng hóa

Track & Trace (có thê hiểu là kiểm tra và theo dõi hàng hóa) giúp các nhà quan lý biết được thông tin của hàng hóa Trước kia, các công ty thường sử dụng phương

thức truyền thống như gọi điện, lập các bảng tính, nhắn tin và gửi thư điện tử dé

thực hiện nhiều chức năng vận tải khác nhau; tất cả những cách đó đã khiến cho họ phải tiêu tốn một quá nhiều thời gian và chi phí Hiện nay, với sự phát triển của

công nghệ thông tin, các mặt hàng được theo dõi và truy tìm dễ dàng thông qua

việc đọc các đầu mã QR, RFID, Tình trạng hàng hóa sẽ được cập nhật liên tục trong hệ thống, do đó khách hàng có thé có duoc những thông tin mới nhất về lô

Một số ứng dụng đã đi vào hoạt động như hệ thống TMS (Transportation Mangerment System) giúp khách hàng biết được vị trí của hàng hóa trên lộ trình vận chuyên và thời gian dự kiến giao hàng, hệ thống GNSS giúp giám sát vận chuyên và phân phối các lô hàng bằng mạng cảm biến, các thiết bị theo dõi dựa trên hệ thống vệ tinh có dây hoặc không dây và toàn cầu.

Gần đây, việc sử dụng Seal điện tử (e-Seal) giúp cho người sử dụng theo dõi

tình trạng hàng hóa qua hệ thống thông tin, sử dung dây cáp dé niêm phong hang hóa cần vận chuyên như ở cửa xe container, móc cửa xe tải thay cho seal thông thường cũng là một ứng dụng của CNTT giúp kiểm soát hàng hóa vận chuyền.

b) Truyén dữ liệu

Trao đổi dữ liệu điện tử tạo điều kiện cho việc gửi và nhận tat cả các loại tài liệu trong giao dịch thương mại một cách an toàn, nhanh chóng, linh hoạt và tích

hợp đầy đủ vào hệ thống quản lý nội bộ của khách hàng, nhà cung cấp và bất kỳ đối tác nào tham gia vào quy trình sản xuất cho dù họ có là thương mại hoặc hành

chính Nhờ các ứng dụng công nghệ thông tin, các hóa đơn, các vận đơn, tải liệu16

Trang 26

được truyền đi nhánh chóng, giảm các chi phí liên quan đến giấy, in ấn, sao chép, lưu trữ hồ sơ và không cần nhập lại thông tin nhiều lần Tích hợp với EDI mang đến dữ liệu với độ chính xác cao, tốc độ và trao đổi dữ liệu an toàn, đồng thời góp phần tạo nên một chuỗi cung ứng xanh hơn Nhờ đó, thời gian vận chuyền cũng

giảm đáng kể.

Việc ứng dụng CNTT trong quá trình tạo lập hồ sơ, giấy tờ cũng giảm thiểu đáng ké thời gian làm thủ công, thay vì sử dụng các bảng tính, file dữ liệu, các nhà kinh doanh có thê sử dụng hệ thống phần mềm tự động giúp liên kết dữ liệu từ file này sang file khác giúp tăng độ chính xác, giảm tần suất lặp lại cùng một thao tác,

các bộ phận liên quan cũng dễ dàng lấy dữ liệu mà không cần phải gửi email c) Định tuyến đường di, xây dựng lộ trình vận chuyển và timeline hợp lý

Công nghệ thông tin phát triển kèm theo sự ra đời của các ứng dụng thông minh

giúp định vị đường đi, lập ra các kế hoạch vận chuyên giúp hàng hóa, nguyên vật

liệu tối ưu quá trình di chuyên từ điểm đầu đến điểm cuối Trong quãng nội địa, lập kế hoạch vận tải bằng excel, giấy, bút chì hay quản lí vận tải băng excel có ưu điểm tiết kiệm, tuy nhiên không thể tạo nhiều giải pháp và phương án điều phối vận tải tối ưu cũng như khó đánh giá, phân quyền quản lí vận tải Sự xuất hiện của

một số phần mềm như Phần mềm quan lí đội xe — Fleet Management Software

(FMS), phần mềm Tối ưu hóa tuyến đường tự động đã giúp cho quá trình thiết lập

lộ trình trở nên đơn giản, chỉ sau vài giây, vài phút xử lí dữ liệu, quá trình vận

chuyên trở nên nhanh chóng và tiết kiệm chỉ phí.

Trong quãng quốc tế, các ứng dụng công nghệ thông tin giúp chỉ dẫn đường đi, cảnh báo nguy hiểm có thé xảy ra ví dụ như sự cân bang, nhiên liệu, thời tiết để đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa.

d) Khả năng xếp dỡ hàng

Khả năng tàu container, máy bay xếp dỡ hàng nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ được các công ty quản lý (cảng vụ) và nhà khai thác cảng

biển sử dụng Hai quốc gia công nghệ lớn là Singapore và HongKong đã dùng công nghệ dé giúp chủ tàu hoạch định toàn bộ tiến trình, làm thế nào dé xếp dỡ hàng, vận chuyên hàng đến hay đi khỏi bãi, thậm chí là xếp container như thế nào

và làm sao cho tối ưu Trong khi đó, các cảng vụ dựa vào công nghệ dé giám sát sự an toàn của vùng biển và giải quyết giấy tờ dé tàu có thé ra vào cảng nhanh

chóng và dé dàng.

17

Trang 27

1.2.4 Các chỉ tiêu danh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh

giao nhận vận tải quốc tế

1.2.4.1 Chỉ tiêu định tính

a) Chất lượng dịch vụ:

Trong dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế, bên cạnh công cụ cạnh tranh băng

giá cả dịch vụ thì chất lượng dịch vụ cũng là một công cụ quan trọng, là yếu tố

quyết định đến sức cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế Đối với chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế khi vận dụng CNTT thì ta cần quan tâm tới nhân tố, đó là tỷ lệ giao hang đúng hạn Bat cứ một doanh nghiệp nào bao gồm cả các công ty hoạt động trong linh vực giao nhận đều muốn giao hang đúng hạn bởi nó tạo nên tính cạnh tranh rất lớn của doanh nghiệp nhưng có lẽ không

phải doanh nghiệp nào cũng làm được giao hàng đúng thời hạn 100%, vẫn có

những sai sót, có những tác động khách quan mà không thé tránh được, nhưng dé hạn chế tốt nhất rủi ro giao hàng chậm Thời gian giao nhận hàng hóa cũng là một nhân tố quan trọng khi người gửi hàng và người nhận hàng luôn muốn hàng hóa

của mình có thé được giao trong thời gian ngắn nhất, với chi phí rẻ nhất.

Một lợi thế của việc ứng dụng CNTT vào kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế khi quy trình được chuẩn hóa, tự động hóa, hạn chế tối đa những thao tác thủ công giúp giảm thiểu những sai sót do con người gây ra, rút ngắn quy trình và thời gian làm việc, do vậy, đây là một trong các yếu tố quyết định được hiệu quả của ứng

dụng CNTT.

b) Sự hài lòng của khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng (Customer satisfaction) là một trong những chỉ

tiêu quan trọng dé đánh giá chất lượng của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh của các công ty Đây là chỉ tiêu định tính thể hiện sự thỏa mãn của khách hàng khi mua và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó Có thê thấy chỉ tiêu này khó dé đo lường bởi nó dựa trên cảm nhận của từng khách hàng, dé đánh giá xem sản phẩm, dich vụ có đúng với nhu cầu, với kì vọng của họ hay không.

Mức độ hài lòng được lượng hóa giữa sự kỳ vọng và kết quả nhận được, nếu kết

quả thực tế cao hơn sự kỳ vọng thì khách hàng hài lòng hoặc thậm chí sẽ rất hài lòng, nếu kết quả chỉ tương xứng hoặc thấp hơn với sự kỳ vọng thì khách hàng có

thê chỉ tương đối hài lòng hoặc không hài lòng về sản phẩm, chất lượng dịch vụ.

Có thé chia sự hài long của khách hàng dưới 3 cấp độ khác nhau:

18

Trang 28

Cấp độ thấp nhất: khách hàng không hài lòng về sản phẩm, chất lượng dịch vụ Chắng han, trong quá trình giao nhận hang hóa, dịch vụ vận chuyên chậm trễ,

giao không đúng chủng loại hàng hóa, chất lượng sản pham dịch vụ không đúng

với quảng cáo, sẽ khiến khách hàng có những đánh giá không tốt về công ty.

Điều này dễ tác động đến khách hàng khi họ tìm được những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, khách hang dé dàng rời bỏ dịch vụ của công ty dé theo đuôi những dịch vụ thay thế với chất lượng tốt hơn.

Cấp độ 2: khách hàng “khá” hài lòng, hoặc hài lòng về chất lượng dịch vụ Nhìn chung, ở mức độ này, khách hàng chưa thực chất thuộc thị phần của công ty bởi khách hàng có thể sẽ quay trở lại hoặc không, tùy theo sở thích và cảm nhận của khách hàng Khách hang cũng dé dàng tìm kiếm được các sản pham dịch vu khác tương xứng với nhu cầu của mình và có thé thay đôi quyết định Họ có thé đa

dạng hóa nhu câu của mình, trải nghiệm những dịch vụ mới.

Cấp độ cao nhất: Khách hàng rất hài lòng (hài lòng hoàn toàn) với sản phẩm

dịch vụ mà công ty cung cấp Ở cấp độ này, khách hàng đã trở thành khách hàng trung thành của các công ty và hầu như đều không muốn thay đổi lựa chọn tiêu dùng Với họ, đây chính là những dịch vụ tốt nhất, họ hoàn toàn thích thú và sẵn

sàng sử dụng mà không do dự Đây cũng chính là lượng khách hàng tạo nên doanh

thu cô định cho các doanh nghiệp, đây cũng là mục tiêu mà các doanh nghiệp hiện nay đang theo đuôi Có thê thấy rằng nếu chất lượng dịch vụ tốt, đảm bảo đem đến sự hài lòng của khách hàng thì đây sẽ là một lợi thế lớn của các doanh nghiệp Trong quá trình giao nhận hàng hóa, đề có thê đạt được cấp độ này các công ty cần

phải có kế hoạch để giao hàng đúng hạn, handle lô hàng nhanh chóng, hợp lý, quan tâm và giải quyết các vấn đề bất ngờ xảy ra, các thắc mắc từ phía khách

1.2.4.2 Chỉ tiêu định lượng

a) Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp

Chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận là chỉ tiêu thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua doanh thu, chỉ phí và lợi nhuận thu được Có thể thấy khi ứng dụng CNTT, chi phí đầu tư công nghệ là khá lớn, vì vậy bài toán thống kê được bao giờ doanh nghiệp mới có khả năng thu hồi vốn từ những khoản đầu tư này luôn là một bài toán khó Doanh thu và lợi nhuận của công ty có quy mô tăng hằng năm chứng tỏ doanh nghiệp đang có số lượng khách hàng tăng và giá trị mỗi hợp đồng cũng tăng, điều đó là minh chứng cho việc phát triển kinh doanh của doanh

19

Trang 29

nghiệp Nếu doanh thu của một sản phẩm dịch vụ của công ty đó mà lớn chứng tỏ sản phẩm dịch vụ đó đáp ứng được cho khách hàng với số lượng lớn và ngược lại.

Trong hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế, doanh thu lớn đồng nghĩa với việc

lượng hàng hóa giao nhận càng lớn, các dịch vụ cung cấp được thực hiện nhiều và

điều đó chứng tỏ công ty có hoạt động cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế.

b) Hạ tầng cơ sở về công nghệ

Ứng dụng CNTT hiệu quả đòi hỏi sự phát triển của hạ tầng về công nghệ Hạ tầng ở đây bảo gồm các thiết bị như máy chủ, máy tính, mạng Internet, là các thiết bị giúp vận hành các phần mềm một cách hiệu quả Hệ thống này đòi hỏi phải hiện dai, phổ biến dé các nhân viên có thé tiếp cận một cách nhanh chóng và khai thác tối đa hiệu quả của các ứng dụng CNTT Chỉ khi có hạ tầng cơ sở CNTT thì mới hi vọng có thé tiến hành hiệu quả kinh doanh giao nhận vận tải với nội dung

và hiệu quả đích thực Hệ thống này đòi hỏi phải ngày càng được nâng cấp và

thuận tiện đề nhân viên và khách hàng có thể tiếp cận nó nhanh chóng và hiệu quả

c) Tổng số sản phẩm CNTT

Tổng số sản phim CNTT là chỉ tiêu phản ánh số lượng ứng dụng CNTT được áp dụng trong các khâu kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó thé hiện quy mô, sự đầu tư của doanh nghiệp cho việc phát triển CNTT của doanh nghiệp, đưa các quy trình hoạt động trở nên chuyên môn hóa hơn Số lượng sản phẩm CNTT tăng qua các năm chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc đưa các ứng dụng CNTT vào quy trình hoạt động cua minh Có thể nhìn nhận ra được những lợi ích cụ thể mà CNTT mang lại, giúp tối ưu hóa quy trình, rút ngắn thời gian, giảm sai sót, như thế, khách hàng cũng cảm thấy hài lòng hơn về chất lượng dịch vụ mà các công ty này cung cấp.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh

doanh giao nhận vận tải quôc tê

Dé công nghệ thông tin có thé ứng dụng hiệu quả trong các doanh nghiệp còn tùy thuộc vào các yếu tô đây:

1.3.1 Năng lực tài chính của các doanh nghiệp

Năng lực tài chính của một doanh nghiệp là nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp bao gôm von chu sở hữu và von vay, có thê được hiệu là khả năng tạo tiên

20

Trang 30

và tổ chức lưu chuyền tiền, đảm bảo khả năng thanh toán Năng lực tài chính tốt thì quy mô vốn lớn, khả năng sinh lời cao, chất lượng tài sản tốt giúp duy trì các hoạt

động kinh doanh của công ty.

Rõ ràng, bat kê một hoạt động kinh doanh nào đều cần có vốn đầu tư Vốn càn lớn, quy mô kinh doanh càng rộng, nó tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của công ty Mỗi công ty khi kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế đều cần có một nguồn vốn đề có thê mua sắm, trang bị cho công ty các trang thiết bị phục vụ kinh doanh, đặc biệt, ứng dụng công nghệ thông tin cần một nguồn vốn lớn dé đầu tư vào cơ sở vật chat, mua công nghệ, phần mềm trong đó van dé cần quan tâm dé

đưa ra quyết định là khả năng thu hồi vốn Do đó, một trong những điều kiện tiên

quyết ảnh hưởng trực tiếp đến việc có hay không nên ứng dụng công nghệ thông

tin phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp đó.

1.3.2 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong các nhân tố có tác động thuận chiều đến việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế của công ty Nguồn nhân lực chất lượng tốt có khả năng thích ứng với công nghệ một cách nhạy bén, vì thế mà vận hành và xử lí các vẫn đề nhanh chóng, dễ dàng hơn.

1.3.3 Nhận thức về lợi ích và vai trò của CNTT

Lợi ich của CNTT được các công ty logistics nhìn nhận ở mức độ khác nhau,

tuy nhiên đều có những điểm chung là cải thiện tình hình kiểm soát, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, giảm thiểu chi phi và lỗi do con người gây ra CNTT đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các công ty cung cấp dịch vụ

logistics và được xem như huyết mạch kết nối các thành phần của toàn bộ chuỗi

dich vu logistics Mặc dù nhận thức được lợi ích của CNTT như nêu trên nhưng

dường như các công ty vẫn chưa chú trọng đến vấn đề này, chưa xem CNTT là

một yếu tố then chốt tạo ra lợi thế cạnh tranh.

1.4 Kinh nghiệm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế ở một số công ty

Theo dự báo, trong vài thập niên đầu thế kỷ 21, một trong ba xu hướng phát triển chính của logistics toàn cầu là logistics điện tử (e-logistics) Mạng thông tin toàn cầu đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu Hiện nay, VIỆC

ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn

21

Trang 31

kém xa so với trình độ quốc tế Chỉ xét về khía cạnh xây dựng website cũng có thể thấy phần lớn website của doanh nghiệp Việt chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về dịch vụ của mình, thiếu hăn các tiện ích và tương tác mà khách hàng rất cần như công cụ theo dõi đơn hàng, theo dõi lịch trình tàu, theo dõi chứng từ Đây là những yếu tố được các chủ hàng đánh giá rất cao khi lựa chọn nhà cung cấp dịch

vu logistics cho minh.

Một số công ty đã ứng dụng thành công CNTT trong kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế:

a) PSA Singapore Terminals và Hongkong International Terminals (HIT)

Day là hai công ty khai thác cảng lớn nhất ở Singapore va Hongkong, đều ứng dụng những hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử dé giấy tờ được nộp nhanh hơn Họ ứng dụng các hệ thông CNTT dé hỗ trợ trong việc xếp dỡ, vận chuyền và lưu trữ

hàng hóa.

b) Alibaba

Alibaba là trang thương mại điện tử lớn nhất tại Trung Quốc với 5 tỷ người

dùng thường xuyên, hơn 50 triệu đơn hàng mỗi ngày Trước năm 2013, Alibaba

hoàn toàn phụ thuộc vào các đối tác Logistics bên ngoài đã khiến cho hoạt động kinh doanh của mình gặp khó khăn Do đó vào năm 2013, Alibaba cùng các đối tác Logistics lập ra Cainiao Logistics với sứ mệnh cung cấp một nền tảng thông minh logistics, kết nối các nhà cung cấp dịch vụ, kho bãi, trung tâm phân phối nhằm tối ưu hóa quá trình hoạt động Đó là mô hình China Smart Logistics Network Bên cạnh việc khai thác tối ưu hiệu quả khai thác đơn hàng và yêu cầu giao hàng, trong hoạt động kinh doanh vận tải quốc tế, Cainiao còn đem đến cho

khách hàng những tiện ích như: Real-time Tracking, Estimated Delivery Time Cụ

- Real-time Tracking:

Đây là hệ thống sử dung định vi toàn cau GPS Cả người mua, người bán

hay bat cứ đối tác nào của Alibaba đều có thể theo déi được hàng hóa trong suốt cả quá trình vận chuyên

- Estimated Delivery Time:

Dựa trên Big Data về những chuyến hang đã giao trước đó, AI sé dự báo tương

đôi chính xác vê thời gian giao hàng dén tận tay người mua.

22

Trang 32

c) Maresk

Công ty van tai biển lớn nhất thé giới Maersk đã chính thức hop tác với gã không 16 IBM ra mắt một nền tảng Blockchain mới, đưa vào ứng dụng trong ngành công nghiệp logistic Đây được xem là cuộc cách mạng làm thay đổi toàn bộ việc vận chuyền hàng hóa toàn cầu, với 2 nhiệm vụ chủ chốt Đầu tiên là ứng dụng blockchain để quản lý và theo dõi việc vận chuyền hàng hóa trên toàn cầu, trong một hệ thống minh bạch và không thể sửa đổi Tiếp theo là ứng dụng hợp đồng thông minh (smart contract) đề thay thế cho các thủ tục giấy tờ phức tạp, đây nhanh

tiến độ vận chuyên hàng hóa.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, băng cách giảm bớt các rào cản trong chuỗi cung ứng quốc tế, thương mại toàn cầu có thê tăng gần 15%, giúp thúc đây nền kinh tế Nền tảng blockchain của IBM đang cho phép hàng trăm khách hàng và

hàng ngàn nhà phát triển xây dựng và quy mô các mạng hoạt động trên các trường

hợp sử dụng phức tạp, bao gồm thanh toán qua biên giới, chuỗi cung ứng và nhận

dạng sô.

Việc ứng dụng công nghệ này cũng được Fedex và Samsung SDS áp dụng vào hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải quốc té

d) Tong công ty Tân cảng Sài Gon

Công ty Tân cảng Sài Gòn đã áp dụng hệ thống phần mềm quản lý container tại cảng Cát Lái làm giảm được nhiều thời gian chờ đợi, lấy hàng khỏi cảng, góp phần vào việc giải tỏa tắc nghẽn của cảng này Gần đây, 01/10/2018, lệnh giao hàng điện tử e-DO được công ty ứng dụng cho ba hãng tàu lớn là MCC Transport,

Maresk Line, Safmarine thay cho việc sử dụng DO giấy EDO là lệnh giao hàng

điện tử được hãng tau phát hành qua kênh điện tử (email) dưới dang file PDF EDO hỗ trợ lấy lệnh giao hàng tại bat cứ đâu nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí đồng

thời làm cho quy trình, thủ tục trở nên đơn giản hơn.

23

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAO NHAN VAN TAI QUOC TE TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP

VẬN THỰC (REAL LOGISTICS) - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1 Tổng quan về công ty

2.1.1 Thông tin chung về công ty

Tên chính thức: CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN THỰC

Tên giao dịch quốc tế: REAL LOGISTICS CO., LTD

Giấy phép môi giới hải quan: 3636/QD-TCHQ

Giấy phép vận tai đa phương thức: 15-19/GP-BGTVT

Giấy chứng nhận ISO 9001:2015: GKVN-0247-QC Thành viên tổ chức: FIATA, WCA, SAG, VLA

Slogan công ty:

REAL LOGISTICS - FULL LOGISITCS SERVICES

2.1.2 Lịch sử hình thành

Công ty TNHH Tiếp Vận Thực (Real Logistics Co., Ltd) là một trong những nha giao nhận vận tải hàng đầu Việt Nam được thành lập vào năm 2009 với trụ sở

chính đặt tại số 87, đường B4, phường An Lợi Đông, quận 2, thành phố Hồ Chí

24

Trang 34

Minh Với sự phát triển không ngừng, Real Logistics đã trở thành một trong các nhà giao nhận vận tải quốc tế cung cấp các dịch vụ khác nhau với nhiều chi nhánh

đặt tại các thành phố lớn và các nhân viên phân bố ở tat cả các khu công nghiệp trên toàn quốc.

Năm 2012: Real Logistics thành lập văn phòng đại diện tại Hai Phong

Năm 2014: Real Logistics thành lập văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và Hà

Năm 2019: Real Logistics thành lập văn phòng đại diện tại Nội Bài.2.1.3 Lĩnh vực hoạt động

Công ty Real Logistics là công ty Forwarder hoạt động trong lĩnh vực Logistics được ra đời với mục tiêu cung cấp đa dạng các dịch vụ liên quan đến ngành giao nhận vận tải, linh hoạt và tiết kiệm chi phí cho khách hang Theo Giấy đăng ky

kinh doanh của công ty, Real Logistics hoạt động trong nhiều nganh, nghé (xem phu luc 1) rất da dang, gom nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng mảng hoạt động chính

(thế mạnh) vẫn là kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu và vận tải, bao gồm:

e Transport: nhận hàng/ giao hàng, bốc/ xếp hang, vận chuyên hàng nội dia và xuyên quốc gia bằng tất cả các đường: đường không, đường biển, đường

sắt, đường bộ

e Broker: thực hiện nghiệp vụ, thủ tục giấy tờ như khai hải quan xuất, nhập

khẩu, thông quan hàng hóa (customs clearance), xin các loại giấy phép

chuyên ngành.

e Warehouse: Hoạt động chủ yếu là cho thuê kho bãi

e Project Cargo: Thiết kế và thực hiện vận các giải pháp vận chuyên hàng dự

án, công trình, hàng siêu trường, siêu trọng

© Cargo Insurance: Real Logistics hiện đang là đại ly bảo hiểm hàng hóa của

Tập đoàn Chubb Công ty chuyên cung cấp các loại bảo hiểm hàng hóa cho các công ty xuất/ nhập khâu, các công ty forwarder khác

2.1.4 Cơ cầu bộ máy tổ chức

Công ty TNHH Tiếp Vận Thực đến nay đã thành lập được 11 năm, có quy

mô khá lớn với đội ngũ hơn 150 nhân viên làm việc tại bốn thành phố lớn là Hồ Chi Minh, Hà Nội, Đà Nang va Hải Phòng Cơ cau tô chức bộ máy hoạt động của

công ty có cấu trúc khá tinh gọn, được mô tả cụ thé qua Hình 2.1 Đứng đầu REAL

25

Trang 35

là Ban Lãnh đạo gồm: 1 Giám đốc (đại diện pháp nhân của công ty), 1 Phó Giám đốc Dưới quyền Phó Giám đốc là Giám đốc tại các chi nhánh của công ty.

Tại các chi nhánh, đứng đầu là các Giám đốc chi nhánh, ở đưới gồm có 3 phòng ban: phòng Tài chính - Kế toán, phòng Kinh doanh và phòng Nghiệp vụ Mỗi phòng ban được quản lý bởi các trưởng bộ phận năm giữ những vai trò chính

dé hỗ trợ nhân viên va xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra.

Phó Giám

Trụ sởHCM

Nguồn: Profile công ty

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Tiếp Vận Thực

26

Trang 36

Nguồn: Profile Real Logistics

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Tiếp Vận Thực — chi nhánh Ha Nội

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu phân cấp quản lý, theo chức năng và phân công công việc liên kết chặt chẽ với nhau, nhăm cung cấp

đầy đủ nhất tất cả các dịch vụ logistics, giao nhận van tải, hướng đến toàn điện hóa bộ máy quản lý và trở thành một công ty forwarder hàng đầu Việt Nam.

2.1.5 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Với cau trúc tinh gọn va đơn giản, từng don vị phòng ban của công ty Real Logistics đảm nhận những nhiệm vụ như sau:

- Giám đốc chỉ nhánh: Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh của

chi nhánh Hà Nội, trực tiếp báo cáo cho giám đốc tại trụ sở chính của công ty về tình hình hoạt động, đưa ra định hướng và chiến lược cho công ty, tạo mối quan hệ với các cơ quan nhà nước và các đối tác chiến lược cho công ty, tạo mối quan hệ với các cơ quan nhà nước và các đối tác

- Phong tài chính - kế toán: Phụ trách các công việc về dòng tiền của công ty (doanh thu, chi phí), lên debit, thanh toán, lập báo cáo kinh doanh hăng quý và năm, nộp thuế và các khoản thu theo quy định vào ngân sách Nhà nước.

- Phong nghiệp vụ

e Bo phan Oversea: Liên lạc, làm việc trực tiếp với các hãng tàu, hãng hàng không dé tìm kiếm mức giá cước cạnh tranh; tìm kiếm, liên lạc, xây dựng và

duy trì quan hệ với các đại lý, hãng tàu, hãng hàng không; đặt chỗ, book tàu.

27

Trang 37

e Bộ phận Logistics: Lập các chứng từ cần thiết cho các lô hàng giao nhận vận tải của khách hàng như vận đơn, làm giấy phép chuyên ngành, khai báo hải

quan, theo dõi các đơn hàng từ lúc kí kết hợp đồng vận chuyển với khách

hàng cho đến lúc hàng đã được giao cho người nhận; chăm sóc, giải đáp và tư vấn thắc mắc cho khách hàng

- Phong kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho

công ty, liên hệ, báo giá dịch vụ và hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ

tục thông qua các phòng ban khác, tạo lập mối quan hệ với khách hàng mới, duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ, lên kế hoạch kinh doanh cho công ty 2.2 Khai quát thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Real Logistics

giai đoạn 2016 — 2018

2.2.1 Thị trường hoạt động quốc té của công ty

Tính đến thời điểm hiện tại, công ty Real Logistics cung cấp các dịch vụ khai thuê hải quan, làm giấy phép chuyên ngành và vận chuyên hang hóa quốc tế bằng đường biển và đường hàng không đi hầu hết các nước trên khắp thế giới, được phân chia thành các phân khúc chính bao gồm: châu Á, Châu Âu, châu Mỹ và các khu vực khác( bao gồm khu vực châu Úc và một số nước châu Phi khác).

Mỗi châu lục khác nhau công ty sẽ tập trung vào đây mạnh phát triển thị trường tại một số nước, mở các chi nhánh, hoặc tìm các đại lí đầu nước ngoài nhằm tạo ra

chi phí cạnh tranh, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng để cạnh tranh với các

công ty khác trong ngành.

2.2.2 Kết quả kinh doanh trong những năm gan đây 2016-2018

Ở thời điểm mới thành lập, năm 2009, công ty chỉ có 5 thành viên nhưng với sự nỗ lực không ngừng của cán bộ nhân viên công ty đến hiện tại công ty đã

có 5 chi nhánh trên toàn quốc, hoạt động đa dạng trong lĩnh vực giao nhận, và vận

tải Và đến thời điểm hiện tại, công ty đã có một vị trí nhất định trên thị trường và nhận được sự tin tưởng từ khách hàng.

28

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:25

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN