1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài ngân hàng thương mại

24 8 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Những kiến thức về ngân hàngthương mại sẽ không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng củachúng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, mà còn đưa ra cái nhìn sâu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH - -

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Nhóm thực hiện: 07

Môn: Lý thuyết tài chính – tiền tệLớp học phần: FIN301_232_1_D10GVHD: Liêu Cập Phủ

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2024

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

PHÂN CÔNG

MỨC ĐỘHOÀNTHÀNH

Bùi Ngô Thanh Bình

Trần Thị Yến Nhi

Đặng Ngọc Diễm Quỳnh

Trương Thị Thanh Thanh

Nguyễn Thị Mai Thảo

Nguyễn Thị Thanh Thảo

030339230154 Trần Thanh Thảo

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1 Khái niệm và bản chất của ngân hàng thương mại 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Bản chất 2

1.2 Đặc điểm của ngân hàng thương mại 2

1.3 Quá trình phát triển của ngân hàng thương mại 2

1.3.1 Giai đoạn sơ khai 2

1.3.2 Giai đoạn phổ cập 2

1.3.3 Giai đoạn đa năng 3

1.3.4 Giai đoạn hiện đại 3

1.4.1 Phân loại dựa vào lĩnh vực hoạt động 3

1.4.2 Phân loại dựa vào hình thức sở hữu 3

II CÁC CHỨC NĂNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIĐẾN NỀN KINH TẾ 4

2.1 Các chức năng của ngân hàng thương mại 4

2.1.1 Chức năng quản lý tiền gửi 4

2.1.2 Chức năng trung gian thanh toán 4

2.1.3 Chức năng trung gian tín dụng 4

2.1.4 Mối quan hệ giữa các chức năng của ngân hàng thương mại 5

2.2 Tác động của ngân hàng thương mại đến nền kinh tế 5

2.2.1 Là một công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của sản xuất lưu thông hànghoá 5

2.2.2 Là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương 6

III TỔNG QUAN HÀNH TRÌNH TẠO TIỀN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI 6

3.1 Chức năng tạo tiền của ngân hàng thương mại 6

3.2 Quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại 6

3.2.1 Ví dụ 6

3.2.2 Kết luận về quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại 9

3.3 Điều kiện tạo tiền tối đa 10

IV.NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NÊN HAY KHÔNG NÊN MỞ RỘNG CHỨCNĂNG TẠO TIỀN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 11

Trang 4

4.2 Các ngân hàng thương mại có nên tiếp tục chức năng tạo tiền? 11

4.2.1 Lợi ích 11

4.2.2 Rủi ro 12

4.3 Các biện pháp kiểm soát 13

V CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CẢI THIỆN CHỨCNĂNG TRUNG GIAN TÍN DỤNG CỦA MÌNH TRONG BỐI CẢNH KINH TẾSỐ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH HIỆN NAY 14

5.1 Tận dụng sức mạnh của công nghệ 14

5.1.1 Phân tích Big Data, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), machine learning 14

5.1.2 Ứng dụng blockchain 15

5.1.3 Phát triển các kênh phân phối kỹ thuật số 15

5.2 Hợp tác chiến lược với các công ty Fintech 15

5.3 Cải tiến quy trình và hệ thống quản trị dữ liệu 16

5.4 Nâng cao năng lực nguồn nhân lực 16

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời đại của sự kết nối toàn cầu và sự phát triển không ngừng của nềnkinh tế, vai trò của ngân hàng thương mại trở nên ngày càng quan trọng Đứng giữatầm vóc rộng lớn của các tổ chức tài chính và nhu cầu vững mạnh của doanh nghiệp vàcá nhân, ngân hàng thương mại không chỉ là trung tâm của hệ thống tài chính mà cònlà động lực chính cho sự phát triển kinh tế toàn cầu Vai trò của ngân hàng thương mạikhông chỉ là cung cấp dịch vụ tài chính cơ bản mà còn mở ra những cơ hội mới và ảnhhưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế Hiểu rõ về ngân hàng thương mại không chỉlà một vấn đề lý thuyết mà còn là yếu tố quyết định cho các chiến lược phát triển kinhtế cụ thể của một quốc gia.

Với những lí do trên, nhóm chúng em đã chọn ngân hàng thương mại làm đề tàithảo luận và thông qua đó làm rõ được định nghĩa, vai trò cũng như chức năng củangân hàng thương mại, đặc biệt là chức năng tạo tiền Những kiến thức về ngân hàngthương mại sẽ không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng củachúng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, mà còn đưa ra cái nhìn sâu sắc vềnhững thách thức và cơ hội mà ngành này đối mặt trong bối cảnh kinh doanh hiện nay.

Bài tiểu luận này sẽ bắt đầu bằng việc nghiên cứu về quá trình phát triển củangân hàng thương mại, sau đó đi sâu vào các chức năng và vai trò của ngân hàngthương mại trong nền kinh tế Tiếp theo là chức năng tạo tiền của ngân hàng thươngmại và ảnh hưởng của nó đối với chính sách tiền tệ, cùng với việc xem xét liệu cácngân hàng thương mại nên tiếp tục mở rộng chức năng này trong bối cảnh kinh doanhhiện nay hay không Cuối cùng, bài viết sẽ đề xuất các biện pháp để cải thiện chứcnăng trung gian tín dụng của các ngân hàng thương mại trong bối cảnh kinh tế số và sựphát triển của công nghệ tài chính.

Trang 6

I.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠII.1 Khái niệm và bản chất của ngân hàng thương mại

II Khái niệm

“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả hoạt độngngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêulợi nhuận.” – Theo luật Tổ chức Tín Dụng của Việt Nam (2010).

(Luật các tổ chức tín dụng 2010 số 47/2010/QH12 mới nhất, 2010)

III.Bản chất

Bản chất của ngân hàng thương mại là lợi nhuận, tuy nhiên ngân hàng thươngmại vẫn phải chịu sự quản lý của ngân hàng trung ương và đồng thời phải tuân thủ

theo Luật Ngân Hàng và các tổ chức tín dụng

(Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - CaoThị Ý Nhi.Pdf, 2022)

III.1 Đặc điểm của ngân hàng thương mại

 Là loại hình ngân hàng ra đời sớm nhất.

 Là một định chế tài chính trung gian có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nóichung và trên thị trường nói riêng.

 Hoạt động trên nhiều nghiệp vụ và dịch vụ.

 Thu hút nguồn vốn đầu tư bằng cách huy động tiền gửi (không kỳ hạn, có kỳhạn hoặc tiền gửi tiết kiệm,…) hay bằng cách phát hành trái phiếu.

(Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ÝNhi.Pdf, 2022)

III.2 Quá trình phát triển của ngân hàng thương mại

Là mô hình ngân hàng đầu tiên được ra đời trải qua 4 giai đoạn.

IV.Giai đoạn sơ khai

Vào trước thế kỷ XV, những người có tiền, vàng mang tới các nhà thời, lãnhchúa hay các nhà kim hoàn để nhờ cất giữ tài sản Tuy nhiên quan niệm của các giáohoàng La Mã trước đây cho rằng việc này như một hình thức bóc lột nên các hoạt độngnày bị cấm ở những nhà thờ,… Từ đó xuất hiện các thợ vàng, nhà tư bản nhận giữ hộtiền, vàng Tuy nhiên, do tính chất vô danh của đồng tiền lúc bấy giờ, nên những nhàtư bản thực hiện cho vay Đây là sự hình thành mầm mống của ngân hàng và cũng làhai hoạt động được coi là truyền thống của các ngân hàng thương mại sau này.

V.Giai đoạn phổ cập

Đây là thời kì các ngân hàng thương mại đều thuộc quyền sở hữu của tư nhân,chưa có sự tham gia của nhà nước Các ngân hàng thực hiện các công việc giống nhaulà nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán hộ,… Đây cũng là giai đoạn hình thành nên hệthống ngân hàng hai cấp (cấp thứ nhất là ngân hàng trung ương) do sự cạnh tranh củacác ngân hàng mà không có sự ràng buộc của luật pháp nào

Trang 7

VI.Giai đoạn đa năng

Ở giai đoạn này, một số quốc gia đã có sự tham gia của nhà nước với tư cách làngân hàng phát hành Vì vậy, hệ thống ngân hàng cũng đã có nhiều sự thay đổi vềchức năng và hoạt động.

VII Giai đoạn hiện đại

Mô hình ngân hàng hai cấp với sự chuyên môn hóa mỗi cấp đã tách bạch riêngbiệt Hệ thống ngân hàng không chỉ hoạt động với các nghiệp vụ truyền thống mà cònphát triển các hoạt động khác như chứng khoán, bảo hiểm,… Sản phẩm, dịch vụ củangân hàng cũng trở nên đa dạng với nhiều tiện ích khác nhau Đồng thời, các hoạtđộng không chỉ bị gò bó ở phạm vị quốc gia mà đã liên kết ra phạm vi quốc tế.

(Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ÝNhi.Pdf, 2022)

VII.1 Phân loại

VIII Phân loại dựa vào lĩnh vực hoạt động

Ngân hàng chuyên doanh: Là ngân hàng chỉ hoạt động chuyên môn trong mộtlĩnh vực cụ thể như xuất nhập khẩu, đầu tư,

Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: Là loại ngân hàng làm nghiệp vụ tổng hợp củanhiều ngân hàng chuyên doanh, có thể thực hiện nhiều loại cung ứng dịch vụ khácnhau cho khách hàng.

Ngân hàng đa năng: Là ngân hàng thực hiện được tất cả các hoạt động của ngânhàng kinh doanh tổng hợp và đồng thời thực hiện thêm được các nghiệp vụ kinh doanhkhác ngoài lĩnh vực ngân hàng như bảo hiểm, chứng khoán

IX.Phân loại dựa vào hình thức sở hữu

Ngân hàng thương mại nhà nước: Là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, với vốnchủ sở hữu do nhà nước cấp Ngân hàng này hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêukinh tế của nhà nước

Ngân hàng thương mại cổ phần: Là loại ngân hàng có loại hình sở hữu hỗn hợp,với vốn điều lệ do các cổ đông góp bằng cách phát hành cổ phiếu

Ngân hàng thương mại liên doanh: Là mô hình ngân hàng mà các ngân hàngthuộc sở hữu của các bên liên doanh (một bên là đối tác trong nước, một bên là đối tácnước ngoài) hay đối tác liên doanh, thường có trụ sở trong nước và hoạt động theo luậtpháp của nước đó.

Ngân hàng thương mại nước ngoài: Là ngân hàng thuộc sở hữu 100% nhà đầutư nước ngoài Tuy nhiên, vì ngân hàng này có trụ sở ở trong nước nên phải tuân thủtheo khuôn khổ pháp luật trong nước.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Là đơn vị trực thuộc của ngân hàng ở nướcngoài.

(Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ / Lê Thị Tuyết Hoa cb., [và những ngườikhác ]., 2017)

Trang 8

X.CÁC CHỨC NĂNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI ĐẾN NỀN KINH TẾ

X.1 Các chức năng của ngân hàng thương mạiXI.Chức năng quản lý tiền gửi

Ngân hàng thương mại nhận tiền gửi, giữ tiền và bảo quản tiền, thực hiện yêucầu rút tiền, chi tiền cho khách hàng của mình là các chủ thể trong nền kinh tế Chứcnăng này đem lại nhiều lợi ích cụ thể như sau:

Đối với khách hàng: chức năng này giúp cho khách hàng ngoài việc đảm

bảo an toàn tài sản của mình thì còn giúp sinh lời được đồng vốn tạm thờithừa.

Đối với ngân hàng: chức năng quản lý tiền gửi giúp ngân hàng có được

nguồn vốn để ngân hàng thực hiện chức năng tín dụng và là cơ sở để ngânhàng thực hiện được chức năng trung gian thanh toán.

Đối với nền kinh tế: chức năng quản lý tiền gửi khuyến khích tích luỹ trong

xã hội đồng thời tập trung nguồn vốn tạm thời thừa để phục vụ phát triểnkinh tế.

XII Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng thương mại thay mặt khách hàng Nguồn tiền trên tài khoản trả chongười thụ hưởng do mua hàng hóa, dịch vụ và các khoản chi khác hoặc nhận tiền vàotài khoản từ việc bán hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu khác Đây là một chức năngquan trọng đem lại nhiều lợi ích:

Đối với khách hàng: Giúp khách hàng thanh toán một cách nhanh chóng, an

toàn, hiệu quả Bởi vì việc thanh toán trực tiếp giữa các chủ thể với nhau dễgặp nhiều rủi ro hơn, tốn kém chi phí nhiều hơn như chi phí tìm kiếm, chiphí giao dịch, nhất là khi các chủ thể này cách xa nhau.

Đối với ngân hàng: Tạo điều kiện thu hút nguồn vốn từ tiền gửi thông qua

cung ứng một dịch vụ thanh toán không dùng đến tiền mặt có chất lượngcao đồng thời nó là cơ sở để ngân hàng thương mại tạo ra một phần bút tệgóp phần tăng quy mô tín dụng cho nền kinh tế.

Đối với nền kinh tế: Giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa, thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội,đồng thời nó cũng giúp làm giảm khối lượng tiền mặt và giúp tiết kiệm chiphí lưu thông tiền mặt.

XIII Chức năng trung gian tín dụng

Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếuvốn Ngân hàng huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗitrong nền kinh tế để tạo lập và sử dụng nguồn vốn đó để cho vay đáp ứng nhucầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế Chứcnăng này đem lại lợi ích cho các chủ thể như sau:

Đối với khách hàng là người gửi tiền: họ sẽ thu lợi từ nguồn vốn tạm thời

nhàn rỗi của mình dưới hình thức tiền lãi đồng thời đảm bảo an toàn tiền gửivà được hưởng những tiện ích mà ngân hàng mang lại.

Trang 9

Đối với khách hàng là người đi vay: chức năng này giúp cho các chủ thể

trong nền kinh tế thỏa mãn được nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt trong quátrình sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, đồng thời tiết kiệm được chi phí, tiếtkiệm thời gian tìm kiếm được nguồn vốn tiện lợi, an toàn và hợp pháp. Đối với ngân hàng: chức năng này là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển ngân

hàng thông qua lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi,đồng thời nó là cơ sở để ngân hàng thương mại tạo bút tệ góp phần tăng quymô tín dụng cho nền kinh tế.

Đối với nền kinh tế: chức năng này giúp điều hoà vốn tiền tệ từ nơi tạm thời

dư thừa đến nơi tạm thời thiếu hụt góp phần phát triển sản xuất kinh doanhthúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

XIV Mối quan hệ giữa các chức năng của ngân hàng thương mại

Chức năng quản lý tiền gửi và chức năng trung gian tín dụng: tạo cơ sở cho việcthực chức năng trung gian thanh toán Ngược lại, khi ngân hàng thực hiện tốt chứcnăng trung gian thanh toán và chức năng quản lý tiền gửi lại góp phần gia tăng nguồnvốn, mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng.

Chỉ khi chức năng thanh toán được thực hiện hoàn thiện thì vai trò của ngânhàng thương mại mới được nâng cao hơn với tư cách là người thủ quỹ xã hội Ngượclại, trên cơ sở chức năng quản lý tiền gửi, ngân hàng thương mại mới thực hiện chứcnăng thanh toán.

Vì vậy nên ngân hàng thương mại muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình,

muốn phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì phải biết sắp xếp tổchức hợp lý để thực hiện đồng bộ các chức năng, không nên quá chú trọng đến chứcnăng này, mà xem nhẹ chức năng khác.

XIV.1 Tác động của ngân hàng thương mại đến nền kinh tế

XV Là một công cụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển của sản xuất lưuthông hàng hoá

Thông qua chức năng tín dụng các ngân hàng đã huy động nguồn vốn nhàn rỗicủa nền kinh tế, cho vay dưới các hình thức khác nhau đối với các ngành kinh tế, cácvùng kinh tế và các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn của xã hội nhằm thúc đẩynền kinh tế phát triển.

Huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào quá trình sản xuất, lưuthông hàng hoá Nhờ có ngân hàng thương mại mà tiền tiết kiệm của các cá nhân, cáctổ chức được huy động vào quá trình vận động của nền kinh tế Nó trở thành chất “dầubôi trơn” cho bộ máy kinh tế hoạt động Nó chuyển của cải, tài nguyên xã hội từ nơichưa sử dụng, còn tiềm tàng vào quá trình sử dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanhnâng cao mức sống xã hội.

Làm trung gian thanh toán, ngân hàng đã thực hiện các dịch vụ trung gian thanhtoán cho nền kinh tế do đó thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện luân chuyển hàng hóa,vốn trong xã hội, tiết kiệm chi phí thanh toán cho từng cá nhân doanh nghiệp, nâng caohiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế Đồng thời ngân hàng cũng giám sát các hoạt độngkinh tế góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo ra sự ổn định trongkinh tế xã hội.

Trang 10

XVI Là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương

Để thực hiện chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương phải sử dụng các công cụđể điều tiết lượng trong lưu thông, nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô,đặc biệt là mục tiêu ổn định tiền tệ Phần lớn các công cụ của chính sách tiền tệ chỉđược thực thi có hiệu quả với sự hợp tác tích cực và có hiệu quả của các ngân hàngthương mại cũng như việc chấp hành quy định dự trữ bắt buộc, quy chế thanh toánkhông dùng tiền mặt và nâng cao hiệu quả cho vay và đầu tư.

(Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ / Lê Thị Tuyết Hoa cb., [và những ngườikhác ]., 2017)

XVII TỔNG QUAN HÀNH TRÌNH TẠO TIỀN CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI

XVII.1 Chức năng tạo tiền của ngân hàng thương mại

Tạo tiền là quá trình làm tăng cung tiền tệ của một quốc gia hay một khu vựckinh tế Và người ta thường đề cập đến chức năng tạo tiền của các ngân hàng thươngmại Hay nói một cách dễ hiểu, với khoản tiền nhận được ban đầu, thông qua quá trìnhcho vay và thanh toán bằng chuyển khoản, ngân hàng thương mại có khả năng mởrộng tiền gấp nhiều lần, tạo thêm một lượng bút tệ cho lưu thông

Ngân hàng trung ương các quốc gia luôn chú ý kiểm soát chặt chẽ việc tạo tiềncủa các ngân hàng thương mại để đạt được các mục tiêu chính sách tiền tệ như kiểmsoát lạm phát, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm.

Vì vậy nên thông qua việc cung ứng tiền trung ương và các phương tiện trực

tiếp hoặc gián tiếp, ngân hàng trung ương hoàn toàn làm chủ khả năng điều hòa khốitiền tệ, cung ứng cho nền kinh tế và đó là lẽ sống của ngân hàng trung ương.

(Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ / Lê Thị Tuyết Hoa cb., [và những ngườikhác ]., 2017)

XVII.2 Quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mạiXVIII Ví dụ

Để tìm hiểu xem quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại diễn biến như thếnào ta xét ví dụ sau đây:

Giả định rằng, ông A gửi 100 triệu đồng tại ngân hàng I và ngân hàng I chỉnhận tiền gửi của ông A mà không cho vay Mục đích của hoạt động này là cung cấpnơi an toàn cho mọi người giữ tiền Mỗi khi nhận được tiền gửi, ngân hàng sẽ cất tiềncủa vào két sắt cho đến khi khách hàng đến rút tiền ra hoặc viết séc vào số dư tàikhoản của mình Những khoản tiền gửi mà ngân hàng nhận được, nhưng không chovay được gọi là dự trữ

Vì lý do tất cả các khoản tiền gửi được giữ lại dưới dạng dự trữ, nên hệ thống

ngân hàng của nó được gọi là ngân hàng dự trữ 100% Ta sẽ có bảng cân đối kế toán

như sau:

Trang 11

Có thể thấy việc để cho toàn bộ tiền nằm nhàn rỗi trong két sắt là không cần thiếtcho nên chủ ngân hàng I đã quyết định sử dụng một phần trong số tiền dự trữ đó đểcho vay Giả sử ngân hàng trung ương đưa ra tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% Nghĩa là,ngân hàng này giữ lại 10% tiền gửi dưới dạng dự trữ và cho vay hết phần còn lại.Bảng cân đối kế toán sau khi ngân hàng I cho vay như sau:

Bảng cân đối kế toán Ngân hàng I

Dự trữCho vay

Trang 12

Bảng cân đối kế toán Ngân hàng II

Dự trữCho vay

Bảng cân đối kế toán Ngân hàng III

Dự trữCho vay

Ngày đăng: 21/06/2024, 14:53

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w