1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại - đề tài - LỊCH SỬ TIỀN TỆ THẾ GIỚI

52 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch Sử Tiền Tệ Thế Giới
Tác giả Ngô Đức Sơn, Hà Nhất Trí, Đỗ Phú Tài, Đào Ngọc Vũ, Phạm Thanh Huy
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM
Chuyên ngành Quản Trị Ngân Hàng
Thể loại Tiểu Luận
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,51 MB

Cấu trúc

  • I. Khái niệm tiền tệ (3)
  • II. Quá trình hình thành , phát triển của tiền tệ và các hệ thống tiền tệ (3)
    • 1. Quá trình hình thành và phát triển (3)
    • 2. Quá trình phát triển của hệ thống tiền tệ (8)
  • III. Lịch sử và thực trạng các hệ thống tiền tệ chính yếu hiện nay (14)
    • 1. Liên minh châu Âu (14)
    • 2. Liên minh tiền tệ châu Âu (15)
    • 3. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) (23)
    • 4. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) (41)

Nội dung

Khái niệm tiền tệ

- Cổ điển: Một trường phái cho rằng tiền tệ ra đời là kết quả tất yếu khách quan của quá trình trao đổi hàng hóa ( trườngp phái kinh tế chính trị học cổ điển như: Adam Smith, David Ricacddo…)

- Trường phái thứ hai giải thích sự xuất hiện của tiền như là một sự kiện có tính chất tâm lý ( như hai nhà tâm ly học W,Gherloo và Smondest) Cho rằng nguồn góc của tiền tệ không nằm trong quá trình trao đổi hàng hóa mà do lòng ham muốn hiểu biết và nhu cấu làm đẹp của đàn bàn Còn bản tính của đàn ông lại là danh vọng và sự ham muốn có nhiều tiền.

- Tóm lại: tiền là thước đo giá trị của hàng hóa và bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng trong việc trả nợ được gọi là tiền.

Quá trình hình thành , phát triển của tiền tệ và các hệ thống tiền tệ

Quá trình hình thành và phát triển

Thời kì hàng đổi hàng

Một người có thể trao đổi 450g táo lấy 450g hạt giống

- Người cổ đại không dùng tiền để mua bán, trao đổi hàng hóa.Thay vào đó, họ dùng phương thức trao đổi hàng lấy hàng, tức là dùng những tài sản cá nhân để trao đổi lấy những loại hàng hóa khác.

Từ giữa thiên niên kỷ thứ 9 đến thiên niên kỷ thứ 6 TCN, vật nuôi đóng vai trò là đơn vị trao đổi chủ yếu Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, các loại cây trồng và sản phẩm nông nghiệp trở nên phổ biến trong quá trình trao đổi hàng hóa.

- Những vật mà loài người đã dùng như tiền trong lịch sử: ở các khu vực khác nhau:

+ Dao, gạo và cái xẻng ở Trung Quốc vào khoảng năm 300 trứoc Công Nguyên.

+Gia Súc và những tấm phiến bằng đất sét ở Babylon vào khoảng năm2500 trứơc Công Nguyên.

+ Xâu chuỗi vỏ sò và bộ lông hải ly Bắc Mỹ vào khoảng năm 1500.

+ Thuốc lá của những người Mỹ đi khai hoang vào năm 1650.

Từ 1200 – 800 năm trước Công nguyên, người Trung Quốc bắt đầu sử dụng những vỏ sò như một loại tiền tệ.Một người được cho là có quyền lực khi họ có rất nhiều vỏ sò Sau đó, loại hình tiền tệ này lan sang các nước ở Châu Phi và Bắc Mỹ.

Vỏ sò thường được sử dụng như một món quà rất giá trị trong lễ cưới. Đồng tiền kim loại đầu tiên

Vào khoảng 1000 năm trước Công nguyên, người Trung Quốc bắt đầu sản xuất ra những đồng tiền xu đầu tiên Những đồng tiền này được làm từ kim loại, và có lỗ trống để có thể xâu thành một chuỗi vòng Những đồng tiền xu đầu tiên này được xem như là khởi nguồn của quá trình phát triển đồng tiền kim loại

Những đồng tiền xu có lỗ thủng để có thể xâu chuỗi lại thành vòng cổ Bên cạnh đó, Trung Quốc còn sử dụng những công cụ làm từ kim loại như dao, thuổng như một loại tiền tệ. Đồng xu vàng và bạc:

Khoảng 500 năm trước công nguyên, những đồng tiền xu bằng bạc in hình các vị thần, vị hoàng đế để khẳng định sự thống trị của họ Ban đầu những đồng tiền này được sử dụng ở Lydia, Thổ Nhĩ Kỳ sau đó lan rộng ra Hy Lạp, đế quốc Ba Tư và cả thành La Mã Cũng trong thời gian này, nhiều nước khác bao gồm cả Lydia cũng sử dụng đồng tiền xu vàng để mua bán hàng hóa. tiền vàng thường tồn tại dưới dạng nén, thỏi Nhưng về sau để tiện cho việc trao đổi, tiền vàng thường được đúc thành những đồng xu với khối lượng và độ tinh khiết nhất định.Loại tiền này vì thế mà còn được gọi là tiền đúc Tiền đúc xuất hiện đầu tiên tại Trung quốc, khoảng thế kỷ thứ 7 trước CN, sau thâm nhập sang Batư,

Hy lạp, La mã rồi vào châu Âu Các đồng tiền lưu hành ở châu Âu trước kia đều dưới dạng này Ví dụ: đồng “pound sterling” của Anh, đồng livrơ hay lu-y của

Pháp… Trước kia đồng bảng Anh vốn là những đồng xu bằng bạc có in một ngôi sao trên bề mặt, trong tiếng Anh cổ “sterling” nghĩa là ngôi sao cho nên những đồng xu đó được gọi là “pound sterling”, còn ký hiệu đồng bảng Anh (£) là bắt nguồn từ một từ Latinh cổ “libra” giống nghĩa với từ “pound”.

Tiền vàng đã có một thời gian thống trị rất dài trong lịch sử.Điều này đã chứng tỏ những hiệu quả to lớn mà nó mang lại cho nền kinh tế.Một sự thực là hệ thống thanh toán dựa trên vàng vẫn còn được duy trì cho đến mãi thế kỷ 20, chính xác là đến năm 1971 Ngay cả ngày nay, mặc dù tiền vàng không còn tồn tại trong lưu thông nữa, nhưng các quốc gia cũng như nhiều người vẫn coi vàng là một dạng tài sản cất trữ có giá trị.Tuy có những đặc điểm rất thích hợp cho việc dùng làm tiền tệ như vậy, tiền vàng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu trao đổi của xã hội khi nền sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến mức cao.

Những đồng xu vàng có giá trị hơn những đồng xu bạc bởi vì vàng ít phổ biến hơn bạc.

Tiền giấy đầu tiên: vào khoảng năm 800- 1100 ở châu Âu, vàng đã trở thành vật trung gian phổ biến trong trao đổi Nhưng vàng nặng và khó vận chuyển, và lại nguy hiểm khi chuyển khối lượng lớn.Vì vậy, các nhà buôn và những người giàu có đã phát hành những giấy hẹn chi trả vàng cho những người mang nó.Những

"giấy hẹn trả tiền" đó đã trở thành những đồng tiền giấy đầu tiên ở châu Âu.Tiền giấy cũng có thể được phát minh ở Trung Quốc vào những năm 1280. Đồng tiền giấy đầu tiên được sử dụng bởi người Trung Quốc từ khoảng thế kỷ thứ

9 đến thế kỷ 19 sau công nguyên.Tuy nhiên, thời gian này xảy ra hàng loạt những cuộc khủng hoảng, lạm phát nghiêm trọng do sự tăng vọt số lượng tiền giấy.Và vào năm 1455 loại tiền này đã không xuất hiện nữa.Nhiều năm sau đó, những người dân Châu Âu vẫn không sử dụng loại tiền giấy này.

Tiền giấy gọn nhẹ, dễ mang theo người hơn là tiền kim loại

Ngày nay, đơn vị đo vàng chuẩn được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Người Anh đã đưa ra một tiêu chuẩn vàng xác định, theo đó, vàng được đo bằng đơn vị ounce Mỗi đơn vị tiền tệ được ấn định một lượng vàng nhất định, do đó ngăn chặn được lạm phát tiền giấy.

Ngày nay, lợi ích đáng kể mà thẻ tín dụng mang lại đã được công nhận trên toàn thế giới.

Hầu hết mọi người phải dùng tiền mặt để chi trả cho tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ mà họ sử dụng Điều này đôi khi gây ra những khó khăn và bất tiện Tuy nhiên,mọi chuyện đã được giải quyết vào năm 1950, khi mà nhà khoa học Frank X.McNamara đưa ra ý tưởng mới về một loại thẻ tín dụng, loại thẻ này có thể dùng ở nhiều địa điểm khác nhau, chi trả cho nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau mà không cần dùng đến tiền mặt.

Quá trình phát triển của hệ thống tiền tệ

Dưới đây là sự biến đổi của hệ thống tiền tệ quốc tế hay cơ chế tỷ giá hối đoái từ năm 1821 đến nay: a.Bản vị vàng cổ điển

- Hoàn cảnh ra đời: Ra đời vào năm 1867 tại Paris và kéo dài đến năm 1914.

- Anh là quốc gia đầu tiên áp dụng cơ chế này vào năm 1821, tiếp đến là các nước khác vào những năm 1870

→ Kết quả là kinh tế toàn cầu được kết nối thông qua việc sử dụng chung cơ chế quy đổi vàng, tiền Bảng Anh được coi là quan trọng nhất trong hệ thống này bởi Anh là siêu cường tại thời điểm đó, là nước đầu tiên áp dụng cơ chế quy đổi và cũng là nước kiên trì tuân thủ mức quy đổi 0,25 ounce/bảng

- Nguyên tắc hoạt động: Các quốc gia gắn đồng tiền của mình với vàng bằng cách quy định giá vàng tình bằng đồng tiền đó và cho phép việc mua bán vàng tự do theomức giá đã quy định (mức ngang giá vàng) Vàng cũng được phép trao đổi tự do giữa các nước và trở thành nguồn dự trữ quốc tế chính thức.Theo lý thuyết, tỷ giá hối đoái được thiết lập bằng cách đối chiếu nội dungvàng của hai đồng tiền nào đó (mức ngang giá chính thức) và tỷ giá là cố định Do những yếu tố liên quan đến cung cầu thay đổi nên tỷ giá thường xuyên dao động khỏi mức ngang giá chính thức, tuy nhiên các dao động này thường rất nhỏ Vì việc vận chuyển vàng đòi hỏi phải có những khoản chi phí nhất định, thường được ước lượng bằng một tỷ lệ phần trăm nào đó của giá trị vàng nên người ta lấy chính mứcchi phí đó để quy định giới hạn dao động của tỷ giá về hai phía so với mức ngang giá chính thức. Các giới hạn này được gọi là điểm vàng.

- Khi tỷ giá được coi là cân bằng thì cán cân thanh toán cũng được coi là cân bằng. Khi tỷ giá dao động vượt quá các điểm vàng thì sẽ xảy ra tình trạng mất cân đối tạm thời trong cán cân thanh toán của các quốc gia Tình trạng mất cân đốinày sẽ được thủ tiêu thông qua quá trình trao đổi vàng giữa các nước.Quá trình hoạt động trên thực tế: Mặc dù tỷ giá được duy trì sát với mức ngang giá chung nhưng chỉ có một lượng nhỏ vàng được trao đổi giữa các nước khi xảy ra mất cân đối lớn trong cán cân thanh toán

- Lý do là có những yếu tố khác tác động đến tỷ giá hối đoái và duy trì nó trong giới hạn các điểm vàng trước khi việc trao đổi vàng diễn ra:

+ Một là, kinh tế thế giới trong giai đoạn này không gặp phải các cú sốc lớn mà đang ở thời kỳ tăng trưởng nhanh và với quy mô lớn.

Là trung tâm thương mại và tài chính hàng đầu thế giới, Anh sử dụng chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương để điều tiết dòng vốn, qua đó duy trì cán cân thanh toán ổn định.

+ Ba là, các quốc gia (trừ Anh) duy trì sự cân bằng của tỷ giá và cán cân thanh toán bằng việc thanh toán thông qua chuyển khoản bảng Anh qua ngân hàng tại London.

- Sự sụp đổ: Ba nguyên nhân chính dẫn tới sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng:

+Một là, sự bùng nổ chiến tranh thế giới I khiến các quốc gia ngừng việc chuyển đổi tiến ra vàng, áp đặt việc cấm xuất khẩu vàng để duy trì lượng dự trữ vàng của mình.

+Hai là, chế độ này không thích ứng với quy mô phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế của chế độ tư bản độc quyền thời bấy giờ.

+Ba là, trữ lượng vàng là hạn chế trong việc thực hiện chức năng dự trữ quốc tế

→ 1914: bảng vị vàng sụp đổ b.Thời kỳ thả nổi

- Thế chiến thứ I giai đoạn 1915-1925 đã làm sụp đổ hệ thống bản vị vàng Trong khi gần như cả thế giới ngừng quy đổi tiền tệ theo vàng thì Mỹ vẫn theo đuổi cơ chế này thêm vài năm nữa.

- Chính điều này đã giúp nâng vị thế của đồng USD với vai trò là một đồng tiền dự trữ quốc tế Giai đoạn thả nổi cơ chế tỷ giá đầu thế kỷ 20 – khi mà các chính phủ có thể tự do can thiệp thị trường – bị coi là giai đoạn hỗn loạn và bất ổn Do đó, sau chiến tranh, các nước dự định khôi phục lại cơ chế trước Thế chiến thứ I. c Hệ thống bản vị vàng giữa 2 cuộc thế chiến

- Sau Thế chiến I, việc khôi phục kinh tế trở thành nhu cầu cấp thiết cho các nước châu Âu, do đó các nước đã tiến tới thỏa thuận lập một trật tự mới trong quan hệ thương mại, tín dụng và tiền tệ quốc tế.

- Tại hội nghị Genoa năm 1922, các nước thừa nhận vai trò của đồng bảng Anh là đồng tiền thanh toán và dự trữ quốc tế Do đó thực tế, chế độ tiền tệ lúc này là chế độ bản vị bảng Anh. d.Hệ thống thả nổi trước hiệp ước Bretton Woods

- Các chính phủ châu Âu lần lượt phá vỡ cam kết tuân thủ hệ thống bản vị vàng khiến hệ thống tiền tệ quốc tế tiếp tục theo cơ chế thả nổi, duy chỉ có USD vẫn theo cơ chế neo tỷ giá với vàng Tuy nhiên, hệ thống này suy yếu dần trong giai đoạn Đại suy thoái những năm 1930.

Năm 1934, Tổng thống Roosevelt ban hành sắc lệnh cấm dự trữ vàng, giảm tỷ lệ quy đổi xuống còn khoảng 20-35 USD/ounce, yêu cầu người dân không xuất khẩu vàng và chuyển vai trò dự trữ vàng sang Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Theo Hiệp định Bretton Woods về neo tỷ giá, USD sẽ trở thành đồng tiền neo tỷ giá cho các đồng tiền khác.

Lịch sử và thực trạng các hệ thống tiền tệ chính yếu hiện nay

Liên minh châu Âu

1.1 Lịch sử hình thành:

Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union), viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC) Với hơn 500 triệu dân Liên minh châu Âu chiếm 30% (18,4 tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP danh nghĩa và khoảng 22% (15,2 tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP sức mua tương đương của thế giới

- Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm gia nhập.

+1951: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan

+1973: Đan Mạch, Ireland, Anh

+1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

+1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển

+Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp

+Và tính đến 1/7/2013: Croatia sẽ gia nhập làm thành viên chính thức của EU

1.2 Chức năng: Liên minh châu Âu đã phát triển một thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn EU duy trì các chính sách chung về thương mại nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương 16 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro, tạo nên khu vực đồng Euro Liên minh châu Âu đã phát triển một vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G8, G-20 nền kinh tế lớn và Liên hiệp quốc.

Liên minh tiền tệ châu Âu

2.1 Lịch sử hình thành: Ra đời ngày 7.2.1992 theo quyết định của Hội nghị Thượng đỉnh Liên hiệp Châu Âu (EU) họp tại Maxtơrich (Maastricht - Hà Lan) trong các ngày 9 - 10.12.1991 Hiệp ước Maxtơrich 1991 đã đề ra công việc chuẩn bị cho sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu (EURO) trong khuôn khổ xây dựng một LMTTCÂ (EMU) bao gồm 16 nước thành viên

- Đây là tiến trình hoà hợp các chính sách kinh tế - tiền tệ của các nước thành viênLiên hiệp Châu Âu và là khâu quan trọng có tính chất quyết định cuả quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu (ECU) Các nước thành viên của Liên hiệp Châu Âu muốn gia nhập LMTTCÂ thì phải đạt được 5 tiêu chuẩn sau đây: bội chi ngân sách không quá 3% GDP; lạm phát không cao q uá 1,5% bình quân của 3 nước có mức giá tăng thấp nhất; mức dư nợ nhà nước không quá60% GDP; lãi suất dài hạn không quá 2% mức dài hạn bình quân của 3 nước có mức lãi suất cao nhất; mức độ ổn định và mức độ biến động tỉ giá do Hệ thống tiền tệ Châu Âu (EMS) quy định Quá trình nhất thể hoá Châu Âu về kinh tế - tiền tệ và sự hình thành LMTTCÂ gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1, bắt đầu từ 1.7.1990 đến 31.12.1993: tăng cường phối hợp các chính sách giữa các nước thành viên; tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng trung ương các nước thành viên, hoàn thành thị trường chung Châu Âu; tự do hoá hoàn toàn lưu thông vốn trong các nước thành viên của Liên hiệp Châu Âu.

Giai đoạn 2, bắt đầu từ 1.1.1994 đến 31.4.1998: tăng cường triển khai chiến lược phối hợp và hợp tác các chính sách kinh tế - tiền tệ giữa các nước thành viên trên cơ sở Hiệp ước Maxtơrich, bảo đảm cho đồng EURO trở thành một đồng tiền mạnh và ổn định; hoàn thành công việc chuẩn bị về mặt thể chế và kĩ thuật cho đồng EURO ra đời; xác định rõ tiêu thức các nước tham gia đồng EURO; lập Ngân hàng trung ương thống nhất của Liên hiệp Châu Âu Tại cuộc gặp cấp cao EU họp vào tháng 12-1995 các nhà lãnh đạo của EU quyết định gọi đồng tiền chung châu Âu là EURO vì lý do sau : EURO không trùng tên với bất cứ đồng tiền của quốc gia thành viên nào (ECU trùng tên với đồng tiền vàng của Pháp trước đây), EURO đều có thể viết bằng ngôn ngữ của tất cả các thành viên.

Giai đoạn 3, bắt đầu từ 1.1.1999, đồng EURO chính thức đi vào hoạt động trong đời sống của 11 nước thành viên Liên hiệp Châu Âu (EU11) là : Đức, Pháp, Ailen, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italia, Luxembua, Phần Lan, Tây Ban Nha, với tổng số diện tích: 2,360,277 km2; dân số 289,4 triệu Còn lại 4 nước chưa tham gia: Anh, Đan Mạch, Thuỵ Điển, còn Hy Lạp chưa đáp ứng đủ điều kiện để trở thành thành viên Giai đoạn đầu từ 1-1-1999 đến 1-1-2002 đồng EURO chỉ lưu hành không bằng tiền mặt Từ 1-1-2002 đến tháng 7-2002 bắt đầu lưu hành đồng EURO (1) bằng tiền giấy và tiền kim loại song song với các đồng tiền bản địa, và từ tháng 7-2002 các đồng tiền bản địa không còn tồn tại.

2.2 Tác động của Liên minh tiền tệ châu Âu đối với các nước EU và thế giới: a.Đối với các nước EU:

Sự hình thành Liên minh Châu Âu (EU) đã tạo nên một thị trường rộng lớn trên thế giới, với nền kinh tế gần ngang bằng với Hoa Kỳ - một quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cao Việc này giúp các nước EU trở thành một khối kinh tế vững mạnh hơn, liên kết chặt chẽ hơn, từ đó nâng cao vị thế của EU, đặc biệt là trong mối quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ.

+EMU và đồng EURO ra đời sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước EU, thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế giữa các nước này, tạo điều kiện thực hiện liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu, tiến tới thống nhất châu Âu về kinh tế và chính trị. Đồng tiền chung ra đời sẽ góp phần hoàn thiện thị trường chung châu Âu, góp phần gỡ bỏ những hàng rào phi quan thuế còn lại, tác động tích cực đến hoạt động kinh tế, tài chính, đầu tư, tiết kiệm chi phí hành chính Theo bản báo cáo năm 1988 và Uỷ ban châu Âu, việc thực hiện liên minh tiền tệ có thể đem lại lợi cho các nước

EU khoảng 200 ty ECU và giúp làm tăng thêm 1% GDP của các nước thành viên.

+ Sự ra đời của đồng EURO sẽ giúp cho các nước thành viên tránh được sức ép của việc phá giá đột ngột các đồng tiền quốc gia (sau này sẽ không còn tồn tại) cũng như việc các nhà đầu cơ tiền tệ tranh thủ sự không ổn định của đồng tiền để đầu cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn khối.

+Việc ra đời của đồng EURO với ngân hàng trung ương độc lập - Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - thay thế các ngân hàng trung ương các nước thành viên, với mục tiêu thực hiện một chính sách tiền tệ theo hướng giữ ổn định sẽ tạo cơ sở cho kinh tế phát triển không còn lạm phát, đem lại những điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định một chính sách tài chính vĩ mô cho liên minh, là một bảo đảm giữ cho nền kinh tế ở khu vực này ổn định và phát triển hơn trước Trước mắt,người tiêu dùng và các doanh nghiệp ở mỗi nước thành viên sẽ bớt được một khoản chi phí chuyển đổi ngoại tệ trong giao dịch quốc tế mà các nhà kinh tế cho rằng việc này sẽ tiết kiệm được một khoản tiền 100 tỷ mác hoặc không dưới 1%GDP của các nước thành viên Hơn nữa, khi đồng EURO được lưu hành trên thị trường, mọi hàng hoá bày bán trong các nước thành viên đều được niêm yết giá bằng đồng EURO nên sẽ làm giảm sự chênh lệch giá hay phiền phức về tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia Người ta dự đoán là có thể sẽ xuất hiện một hiện tượng bùng nổ mua sắm và như vậy sẽ kích cầu rất mạnh và làm tăng trưởng kinh tế khu vực.

+ Do buôn bán trong các nước EU chiếm đến 60% ngoại thương của cả khối, nên việc sử dụng một đồng tiền chung sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh trao đổi ngoại thương giữa các nước EU và ít bị ảnh hưởng xấu do sự giao động tỷ giá của đồng USD vì sẽ không còn tình trạng đồng tiền này mất giá so với USD trong khi đồng tiền khác lại lên giá.

+ Trong việc phối hợp chính sách kinh tế tiền tệ; Việc ngân hàng Trung ương châu Âu đảm nhiệm chức năng điều hành chính sách tiền tệ của cả khối sẽ làm cho các nước tham gia EMU mất đi công cụ để điều tiết nền kinh tế và sẽ rất khó khăn cho các nước này mỗi khi kinh tế gặp khủng hoảng.

Việc duy trì đồng euro mạnh là thách thức đối với các nước thành viên vì mức độ phát triển kinh tế khác nhau, đặt ra khó khăn riêng cho từng nước Cân bằng lợi ích các nước đòi hỏi sự thỏa hiệp lớn Yêu cầu đạt chuẩn EMU buộc chính phủ phải thắt chặt chính sách về chi tiêu ngân sách, thuế má dẫn đến giảm chi tiêu phúc lợi, gây phản ứng mạnh từ dân chúng, đặc biệt là người nghèo, ngành giáo dục, gây khó khăn cho chính quyền đương nhiệm khi tiến gần bầu cử.

Tạo sự thay đổi lớn trong hệ thống tiền tệ thế giới: Cạnh tranh với USD và đồng USD ngày sẽ càng bị suy giảm.

Sự thách thức của đồng Euro đối với đồng USD được thể hiện ở nhiều lĩnh vực Trong lĩnh vực dự trữ ngoại hối, đồng Euro đã trở thành đồng tiền dự trữ quan trọng thứ hai thế giới, chỉ sau đồng USD Về thương mại, khối Eurozone đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ Trên thị trường chứng khoán, đồng Euro có ảnh hưởng ngày càng lớn đến giá trị cổ phiếu, đặc biệt là ở các thị trường châu Âu.

- Về dự trữ ngoại tệ: Khi EURO ra đời, ngoại thương của các nước tham gia sẽ trở thành nội thương, nợ giữa các nước thành viên sẽ trở thành nợ bên trong, vì vậy nhu cầu về dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ giảm mạnh Do đó, nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ bán đi một số lượng lớn

USD Mặt khác khi đồng EURO trở thành đồng tiền chung của một khối kinh tế mạnh thì nhiều nước trên thế giới (nhất là Nhật do hầu hết dự trữ ngoại tệ là USD) sẽ giảm bớt một phần dự trữ bằng đồng USD để mua thêm đồng EURO (mức độ ít nhiều còn tuỳ thuộc vào khả năng ổn định của đồng EURO) Đây có thể là một nhân tố gây tác động làm giảm giá đồng đô la Mỹ Thêm vào đó nhu cầu dự trữ về vàng cũng sẽ giảm vì trước đây các nước chủ yếu dự trữ bằng vàng và USD, nay lại có thêm một đồng tiền mạnh và ổn định có thể được sử dụng để dự trữ, do vậy trong tương lai vàng sẽ bị bán ra nhiều nên giá vàng cũng sẽ bị giảm Đây là điều mà chúng ta phải tính đến trong cơ cấu dự trữ của ta sau này.

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF)

( International Monetary Fund - Fonds Monétaire International )

Trong những tin tức hằng ngày, thỉnh thoảng các phương tiện thông tin có nói đến Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế qua những cuộc hội nghị thường niên của cơ quan này hay khi cơ quan này quyết định giúp các nước gặp khó khăn trầm trọng về mặt tài chánh hay kinh tế, như cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước Đông Á Châu năm

1997 hay của Nga năm 1998 Danh từ viết tắt IMF của Anh ngữ hay FMI của Pháp ngữ thường được xử dụng IMF là cơ quan quốc tế làm việc với các nước hội viên ở cṍp bọ̃c chính phủ lónh đạo cho nờn người dõn ít biờ́t vờ̀ nó Nhiờ̀u ngườứi cho rằng đó là một loại ngân hàng quốc tế rất lớn có thể cho các nước vay mượn như bất cứ một ngân hàng nào, hoặc IMF như một cơ quan kiểm soát quốc tế có khả năng can thiệp vào nội bộ của các nước hội viên, hoặc vai trò không còn thích hợp của IMF trong hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay Những chỉ trích hoặc phán đoán này không phản ảnh trung thực vai trò và hoạt động của cơ quan quốc tế này Bài viết không nhằm gì khác hơn là giới thiệu những nét tổng quát về mục đích, cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan IMF Những từ ngữ chuyên môn bằng Anh và Pháp ngữ dùng trong bài này là những từ ngữ quốc tế phổ quát chúng ta cần nên biết.

3.1 Bối cảnh lịch sử và mục đích của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế

Một hệ thống tiền tệ quốc tế cân bằng giá trị tiền tệ quốc gia là nền tảng cho thương mại và tài chính toàn cầu phát triển mạnh mẽ Tính khả chuyển đổi của mỗi đồng tiền so với các đồng tiền khác là yếu tố nền tảng của hệ thống này Một đồng tiền quốc gia nếu không có tính khả chuyển đổi sẽ chỉ có giá trị trong nước Lịch sử kinh tế thế giới chỉ ra rằng một quốc gia khó có thể phát triển nếu theo đuổi hướng tự cung tự cấp, đóng cửa với bên ngoài Nhưng nếu tham gia trao đổi kinh tế thế giới và cho phép công dân tự do xuất ngoại, mà không có đồng tiền có giá trị nước ngoài, thì sẽ dẫn đến bế tắc kinh tế, tạo ra thị trường đen phức tạp và tốn kém cho doanh nghiệp hoặc người dân cần ngoại tệ.

Cho tới năm 1914, những thanh toán trong trao đổi thương mại và tài chánh giữa các cường quốc kinh tế dựa trên Hệ Thống Tiền Tệ Vàng (Gold standard - Etalon or) mà tiêu biểu nhất là hệ thống tiền tệ của Anh quốc Ngân Hàng Quốc Gia Anh (England Bank - Banque dAngleterre) là ngân hàng trung ương đầu tiên được thành lập vào cuối thế kỷ 17 với mục đích nhằm trao đổi những kim khí quí như vàng hay bạc của dân lấy tiền đúc kim khí và tiền giấy Tiền giấy cầm trong tay có thể đổi ra vàng hay bạc như họ muốn Tính cách có thể trao đổi này làm tiền giấy có giá trị và được dân Anh xử dụng trong những trao đổi thương mại, bởi vì nó tiện lợi hơn là dùng vàng hay bạc một cách trực tiếp Mặt khác, sự tin tưởng vào tiền giấy của người dân với thời gian cho thấy ít ai cần đổi tiền giấy ra vàng Ngân Hàng Quốc Gia Anh dựa trên những thống kê để xác định một phần trăm nào đó sự kiện có thể có người muốn đổi tiền giấy ra vàng, nhất là từ những người ngoại quốc qua những trao đổi thương mại Từ đó Ngân Hàng Quốc Gia Anh có thể in thêm tiền giấy ở một số lượng vượt trên khối vàng và bạc dự trữ mà không làm hệ thống tiền tệ bị suy yếu mất tin tưởng Các cường quốc khác cũng có những hệ thống tiền tệ tương tự Nhưng những trao đổi thương mại quốc tế thời đó dựa trên tiền Pound Anh, bởi vì đó là hệ thống tiền tệ đáng tin tưởng nhất và vì Anh quốc cho tới đầu thế kỷ 20 là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Sau Thế chiến thứ nhất, khủng hoảng kinh tế làm lung lay Hệ thống Tiền tệ Vàng, dẫn tới sự sụt giảm sản xuất và phá sản ngân hàng, mất niềm tin vào tiền giấy Ngân hàng trung ương buộc phải hủy bỏ tính chất có thể trao đổi, bao gồm cả Ngân hàng Quốc gia Anh Các nước tự định giá tiền theo hướng mất giá để cạnh tranh Khủng hoảng tiền tệ trầm trọng thêm khủng hoảng kinh tế Các nước tìm cách thành lập hệ thống tiền tệ mới dựa trên vàng và vào tháng 7/1944, Hội nghị Bretton Wood tại New Hampshire, Mỹ, đã thành lập Hệ thống Tiền tệ Bretton Wood và Quỹ Tiền tệ Quốc tế để kiểm soát và tạo điều kiện cho hệ thống này hoạt động.

Hệ thống này gọi là Hệ Thống Tiền Tệ Vàng Dollar (Gold exchange standard - Etalon or de change) mà trong đó dollar Mỹ giữ vai trò trung tâm Tiền dollar Mỹ được định giá bằng một số lượng vàng (một ounce vàng = 35 USD) và mỗi đồng tiền quốc gia được định giá nhất định so với tiền dollar Mỹ; giá trị nhất định giữa các tiền khác với nhau được suy ra từ giá trị so với tiền dollar Mỹ Thí dụ 1 USD 5 FRF và 1 USD = 2.5 DEM, từ đó suy ra 1 DEM = 2 FRF Trong hệ thống này chỉ có dollar Mỹ có tính cách có thể trao đổi trực tiếp với vàng, những tiền khác muốn đổi ra vàng phải đổi ra dollar Mỹ trước.

Làm sao có thể quản trị một hệ thống phức tạp như vậy ? IMF ra đời để đáp ứng nhu cầu này Theo quy chế được phê chuẩn, IMF được thành lập để khuyến khích sự cộng tác tiền tệ thế giới giữa các nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự bành trướng và tăng triển thương mại thế giới, đề cao sự vững chắc của hệ thống tiền tệ và sự thanh toán dễ dàng giữa các đồng tiền của các nước hội viên IMF giúp đỡ về mặt tài chánh các nước hội viên gặp khó khăn về cán cân chi tiêu với ngoại địa (balance of payment - balance des paiements) để tìm lại được mức thăng bằng trong những chi thu với các nước khác IMF là một cơ quan quốc tế tổ chức dưới hình thức một tổ chức tổ hợp (cooperative system - système coopérative) mà mỗi nước tham dự là một hội viên Trách nhiệm của cơ quan có tính chất thuần tuý tài chánh nhằm giúp các nước hội viên tôn trọng hiệp định ký kết Nó không có quyền can thiệp vào nội bộ chính trị của các nước hội viên IMF có thể giúp một nước hội viên tìm lại được mức thăng bằng của cán cân thương mại ngoại địa, nhưng nó không thể bắt một nước hội viên phải xử dụng quỹ ngân sách quốc gia trong lãnh vực giáo dục, xã hội hoặc hạ tầng cơ sở kinh tế thay vì mua vũ khí và các thứ máy móc chiến tranh Mục đích chính của IMF là bảo đảm làm sao cho Hệ Thống Tiền Tệ Vàng Dollar có thể hoạt động không trở ngại Để hệ thống có thể được tin tưởng, giá trị mỗi đồng tiền không được thay đổi quá 1% lên xuống so với dollar

Mỹ Nếu giá trị chính thức của một đồng tiền như đã được qui định với IMF không còn phản ảnh thực sự nguồn sản xuất quốc gia, một nước hội viên có thể giảm tỷ giá hối đoái nếu IMF đồng ý ; một cách gián tiếp, điều này có nghĩa là các nước hội viên khác cùng chấp nhận sự xuống giá này Kinh nghiệm cho thấy là sự giảm giá chính thức của một đồng tiền thường đưa đến những xáo trộn kinh tế nội địa rất nghiêm trọng.

Hệ Thống Tiền Tệ Vàng Dollar, dưới sự kiểm soát và điều hành của IMF, đã hoạt động trong những thập niên sau Thế Chiến Thứ Hai, cho tới năm 1971 khi chính phủ Mỹ quyết định huỷ bỏ tính cách có thể trao đổi của tiền dollar ra vàng Yếu tố nền tảng của hệ thống biến mất, hệ thống không còn lý do để tồn tại Hệ Thống Tiền Tệ Vàng Dollar thực ra có một khuyết điểm lớn là vai trò trung tâm của tiền dollar Mỹ so với các tiền khác Đó là một hệ thống không quân bình (asymetric system - système asymétrique) do tầm quan trọng quá đáng của tiền dollar Mỹ Hệ thống tiền tệ này lúc đầu hoạt động không có trở ngại là nhờ sức mạnh kinh tế và chính trị của Mỹ ngay sau Thế Chiến Thứ Hai Lúc đó các nước tây phương và Nhật bị tàn phá vì chiến tranh và cần nhiều viện trợ Mỹ để xây dựng lại đất nước Những nguồn tài chánh của các cơ quan công và tư Mỹ được đầu tư vào các nền kinh tế Tây Âu và Nhật và trở lại Mỹ qua việc mua những sản phẩm kỹ nghệ, nông nghiệp sản xuất tại Mỹ và những trả nợ tiền muợn Điều này làm cán cân chi tiêu của Mỹ không bị mất thăng bằng, do đó tiền dollar được các nước khác tin tưởng và Hệ Thống Tiền Tệ Vàng Dollar có thể hoạt động Nhưng càng ngày các nước khác, nhất là Tây Âu và Nhật càng phát triển mạnh về kinh tế, thương mại đối ngoại càng ngày càng gia tăng và do đó cán cân chi tiêu có nhiều thặng dư Điều này biểu lộ về mặt tài chánh bằng nguồn dự trữ dollar càng ngày càng lớn trong những ngân hàng trung ương quốc gia Mặt khác những chính sách chính trị và kinh tế của Mỹ trong thập niên 60, nhất là trong chiến tranh Việt Nam, đã mang đến hậu quả là có quá nhiều dollar lưu hành trên thế giới Các nước có nhiều dự trữ dollar bắt đầu đặt nghi vấn về giá trị của đồng tiền này và quyết định đổi ra vàng như hệ thống cho phép Lúc đầu chính phủ Mỹ phải tôn trọng quy ước đã ký kết, nhưng nguồn dự trữ vàng càng ngày càng xuống Tháng 8 năm 1971, chính phủ Nixon quyết định xoá bỏ tương quan trao đổi giữa dollar và vàng để tránh tình trạng mất vàng và phải đối đầu với một số lượng dollar quá thặng dư trên lãnh thổ

Từ đó tiền dollar tự do thay đổi lên xuống so với các tiền khác theo luật cung cầu Hệ thống tiền tệ quốc tế bước qua một giai đoạn mới với vai trò quan trọng của thị trường tự do Hệ thống này được gọi là Hệ Thống Tiền Tệ Tự Do (Floating rate exchange system - Système de change flexible) và là hệ thống hiện hành trong những trao đổi kinh tế thế giới hiện nay Trong thực tế, chỉ có những đồng tiền của các nước kỹ nghệ lớn mới tự do thay đổi so với dollar Mỹ, những nước khác không ít thì nhiều đều lấy những đồng tiền thường được dùng trên thị trường quốc tế làm tiêu chuẩn để xác định giá trị tiền nước mình ; chẳng hạn như dollar Mỹ là tiêu chuẩn cho nhiều đồng tiền Á Châu và Mỹ châu ; franc Pháp là tiêu chuẩn cho nhiều đồng tiền của các nước Phi châu ; hoặc có nước chọn ba hay bốn đồng tiền làm tiêu chuẩn để xác định tỷ giá hối đoái tiền nước mình.

Trước những thay đổi này, nhiều người cho rằng IMF không còn lý do tồn tại Thực ra cơ quan này vẫn hoạt động, nhưng thời gian sau năm 1971 là giai đoạn cần thích nghi để xác định đường hướng mới Từ nhiệm vụ lúc mới ra đời là giúp các nước hội viên một cách tạm thời để tìm lại được sự thăng bằng của cán cân chi tiêu với ngoại địa và do đó có thể tôn trọng tỷ giá hối đoái đã được phê chuẩn, IMF phải đối đầu với những nguy hiểm của một hệ thống tiền tệ tự do mà trong đó vai trò của thị trường có thể đưa đến những khủng hoảng tài chánh trầm trọng.

IMF là một tổ chức tổ hợp tài chánh qui tụ 188 nước hội viên hiện nay, nước Nam

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được điều hành bởi Ban Lãnh đạo các Thống đốc Mỗi quốc gia thành viên cử một đại diện làm Thống đốc, thường là Bộ trưởng Tài chính hoặc Giám đốc Ngân hàng trung ương để đại diện cho lập trường chính phủ nước mình Các Thống đốc họp thường niên tại trụ sở chính ở Washington hoặc tại một quốc gia thành viên để quyết định định hướng và hoạt động của IMF.

Việc điều hành thường trực của cơ quan được đảm nhận bởi Ban điều hành gồm có

24 giám đốc (executive directors - Administrateurs) Hiện nay 8 nước có mỗi nước một giám đốc trong Ban điều hành : Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc và Saudi Arabia Những nước hội viên khác được chia ra làm 16 nhóm, mỗi nhóm cử một giám đốc Ban điều hành cử một giám đốc chính (managing director - directeur général) để điều hành toàn bộ cơ quan IMF và áp dụng những chính sách đã được Ban Lãnh Đạo những Thống Đốc quyết định Vị giám đốc chính cũng là người đứng đầu trong ban điều hành (Chairman of the Executive Board) Giám đốc chính hiện nay là ông Horst Kohler người Đức mới được bầu thay thế ông Michel Camdessus người Pháp tại chức từ năm 1987.

Với số lượng khoảng 2.600 nhân viên đại diện cho các quốc gia thành viên, IMF tập hợp đội ngũ chuyên gia đầu ngành về kinh tế, thống kê, tài chính công, thuế, hệ thống tài chính và ngân hàng trung ương Họ làm việc tại trụ sở chính ở Washington, các văn phòng tại Paris, Geneva, Tokyo, New York hoặc được cử đi làm việc trực tiếp tại các quốc gia thành viên Tất cả nhân viên IMF đều là công chức, đặt lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích quốc gia của riêng mình.

3.3 Những nguồn tài chánh của IMF

Tổ chức của IMF có tính cách tổ hợp tương trợ tài chánh, nghĩa là mỗi hội viên đóng góp một số tiền được hội quy định Nguồn tài chánh này được dùng để giúp các nước hội viên trong trường hợp cần thiết Nhưng Quỹ cũng có những phương cách phụ thuộc khác để có thể đáp ứng những nhu cầu của các nước hội viên. a.Phần đóng góp (quotas - quotes-parts)

Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED)

- Là Ngân hàng trung ương của nước Mỹ Trong vai trò của một Ngân hàng trung ương, FED là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng của Chính phủ liên bang FED được xây dựng để đảm bảo duy trì cho nước Mỹ một chính sách tiền tệ linh hoạt hơn,antoàn hơn, và ổn định hơn

Trong quá trình tồn tại và phát triển cùng với lịch sử nước Mỹ, FED ngày càng chứng mình được vai trò vô cùng quan trọng của nó trong hệ thống ngân hàng cũng như trong nền kinh tế Mỹ.

4.1.Lịch sử hình thành: Được thành lập ngày 23/12/1913 theo đạo luật mang tên “Federal Reserve Act” do tổng thống Woodrow Wilson kí, FED là một mạng lưới gồm 12 Ngân hàng dự trữ liên bang và một số chi nhánh khác Về mặt quản lý, FED chia nước Mỹ làm 12 khu vực, được gọi là các “Quận” (District), mỗi ngân hàng Dự trữ liên bang đại diện cho một quận và được đặt tên theo tên thành phố mà nó đặt trụ sở, đó là Boston, New York, Philadelphia,

Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas, San Francisco, trong đó Ngân hàng dự trữ New York có vai trò nổi bật hơn một chút so với các ngân hàng còn lại.

Lãnh đạo FED là Ban thống đốc (Board of Governors) gồm có 7 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn 7 thành viên của Ban thống đốc đóng vai trò như là đa số trong Uỷ ban thị trường mở Hoa Kì (FOMC), là cơ quan quyết định tất cả các chính sách tiền tệ của Mỹ 5 thành viên còn lại của FOMC là chủ tịch của Ngân hàng dự trữ liên bang New York và 4 chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang khác Nhiệm kì của mỗi thành viên Ban thống đốc kéo dài 14 năm, và các thành viên chỉ có thể được tái bổ nhiệm nếu nhiệm kì trước của ông ta không phải là một nhiệm kì trọn vẹn Tổng thống tiếp tục bổ nhiệm Chủ tịch và phó Chủ tịch Ban thống đốc, hai người này giữ chức trong vòng 4 năm và có thể được tái bổ nhiệm không hạn chế chừng nào họ còn là thành viên của Ban thống đốc Chủ tịch của FED hiện nay là Ben Bernanke, người đã thay thế Alan Greenspan vào ngày 01/01/2006 Alan Greenspan đã từng phục vụ ở cương vị Chủ tịch FED từ năm 1987.

4.2.Chức năng của FED (nhiệm vụ)

- Thực thi những chính sách tiền tệ quốc gia để duy trì mức việc làm, giá cả ổn định và lãi suất tương đối thấp.

- Giám sát và quản lý các thể chế ngân hàng để đảm bảo đó là những nơi an toàn để gửi tiền và để bảo vệ quyền lợi tín dụng của người dân.

- Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức tín dụng, Chính phủ Mỹ và Ngân hàng trung ương các nước khác như thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, phát hành tiền…

- Ngoài ra FED còn tiến hành các nghiên cứu về nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tế các bang, cung cấp thông tin về nền kinh tế thông qua các ấn phẩm, hội thảo giáo dục và qua website. Đóng vai trò như thế nào đối với toàn cầu:

Với vai trò là Ngân hàng trung ương của nền kinh tế mạnh nhất thế giới, mỗi quyết định của FED đều gián tiếp ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu Người ta hay nói vui rằng

“một cái hắt hơi sổ mũi của chủ tịch FED” cũng đủ làm chao đảo nền kinh tế thế giới, xét về mặt nào đó cũng không phải là không có lý Vậy FED đã tác động đến nền kinh tế toàn cầu như thế nào?

Quyết định tăng giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) tác động trực tiếp đến giá trị của đồng đô la Mỹ (USD) Khi FED tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, đồng USD sẽ mạnh lên trên thị trường tiền tệ quốc tế Điều này dẫn đến tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu và giảm đầu tư vào Mỹ vì hàng hóa và tài sản của Mỹ trở nên đắt đỏ hơn so với các quốc gia khác.

Ngoài khả năng điều chỉnh lãi suất, FED còn có thể can thiệp trực tiếp vào tỷ giá hối đoái của đồng đô la Mỹ bằng cách tiến hành các giao dịch mua hoặc bán đồng đô la với các loại ngoại tệ khác Chẳng hạn, nếu Cục Dự trữ Liên bang bán đồng Yên đồng thời mua vào đồng Đô la, giá trị của đồng Đô la sẽ tăng, trong khi giá trị của đồng Yên sẽ giảm, dẫn đến tỷ giá đô la/đồng Yên tăng.

Chính vì vậy những chuyên gia tham gia vào thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế không bao giờ bỏ qua những diễn biến của FED. a Tổng Quan về QE (nới lỏng định lượng) và tác động của nó.

Nới lỏng định lượng (QE) là gì? Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing) là tiến hành in thêm tiền nhắm mua trái phiếu Chính phủ hoặc chứng khoán, góp phần bơm thêm tiền cho nền kinh tế với mục đích :

 Tăng lưu thông tiền tệ (tăng thanh khoản)

 Kích thích đầu tư và chi tiêu, đối phó với khủng hoảng.

 Cân đối ngân sách

 Giải quyết tạm thời vấn đề nợ công

Tuy nhiên, lượng cung tiền tăng là nguyên nhân gây lạm phát tăng cao và đồng tiền mất giá trị Ngoài ra, chưa chắc các ngân hàng thương mại chưa chắc đã cho vay như mong đợi.

Lịch sử hình thành QE

Ngày đăng: 11/05/2024, 23:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w