1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngành luậtpháp luật về biện pháp bảo đảm trong hoạtđộng cho vay tại ngân hàng thương mại

29 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Lý do chọn đề tài nghiên cứu.Biện pháp bảo đảm trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại đã có nhiều quy định nhằm việc giúp đỡ các ngân hàng thương mại thiết lập các cơ sở là

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬTPHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG HOẠT

ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Họ và tên sinh viên :HUỲNH CHÍ SƠN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬTPHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG

HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi đến quý Thầy, Cô khoa Luật trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh lòng biết ơn sâu sắc, đặc biệt đến cô Nguyễn Thị Cát Tường người đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý và tạo điều kiện để em có thể hoàn thành Chuyên đề Báo cáo Thực tập này Cảm ơn quý Thầy Cô giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt thời gian học tập tại trường

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa tổ chức Chương trình Thực tập tốt nghiệp để em có cơ hội trải nghiệm thực tế, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn

Tiếp đến, em xin được gửi lời cảm ơn đến ngân hàng ACB Chi nhánh Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn tận tình về chuyên môn, nghiệp vụ trong suốt thời gian thực tập tại cơ quan

Tuy được quý Thầy, Cô tận tình hướng dẫn nhưng do trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên Chuyên đề Báo cáo còn thiếu sót Em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý từ quý Thầy Cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn! TP.Hồ Chí Minh , Ngày 21 tháng 05 năm 2023 Sinh viên

HUỲNH CHÍ SƠN

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

2 Lý do chọn đề tài nghiên cứu ……… 1

3 Mục tiêu nghiên cứu ……… 2

4 Phạm vi nghiên cứu ……… 2

5.Phương pháp nghiên cứu ……… 2

6 Kết cấu của chuyên đề ……… 2

Trang 7

PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG HOẠTĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI “ 2 Lý do chọn đề tài nghiên cứu.

Biện pháp bảo đảm trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại đã có nhiều quy định nhằm việc giúp đỡ các ngân hàng thương mại thiết lập các cơ sở làm nền tảng cho việc ngân hàng thương mại thiết lập các hành lang pháp lý và kinh tế, phù hợp cho nhu cầu các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng thu hồi các khoản cấp tín dụng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ theo quy định của hợp đồng.Hiện nay các biện pháp bảo đảm trong việc vay vốn của ngân hàng thương mại bao gồm bảo đảm bằng tài sản và bảo đảm không bằng tài sản

Nhưng thực tế hiện nay các biện pháp bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng thuơng mại vẫn còn nhiều bất cập Bởi vì hành lang pháp lý về các quy định của giao dịch bảo đảm chưa hoàn toàn thống nhất vào một bộ luật mà quy định tại nhiều bộ luật và các văn bản dưới luật Hiện nay các ngân hàng thương mại rất khó trong việc kiểm chứng các thông tin về tài sản bảo đảm và toàn bộ những thông tin khách hàng cung cấp rất khó xác định tính minh bạch vì không có sự liên kết của ngân hàng thương mại với các cơ quan quản lý của nhà nước.

Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI” nhằm đưa ra các suy nghĩ của bản thân từ phân tích các bộ luật cũng như từ những kiến thức và trải nghiệm của bân thân tôi trong quá trình thực tập

3.Mục tiêu nghiên cứu.

Dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật về cho vay và bảo đảm an toàn khoản vay tại các ngân hàng thương mại, tôi muốn hiểu rõ hơn những vấn đề lý luận chung, đồng thời tìm hiểu thực tiễn từ để thực hiện việc tìm hiểu cũng như đưa ra các nhận định của bản thân để góp phần hoàn thiện tốt hơn những quy định của Luật

Trang 8

4.Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là các quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại về hoạt động cho vay và biện pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động vay vốn tại ngân hàng thương mại

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 9

PHẦN 2: LÝ THUYẾT 2.1 : Khái niệm

2.1.1 Khái niệm về hoạt động cho vay ngân hàng thuơng mại

Trên thực tế, hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động khá phổ biến xuất phát từ nhu cầu cần vốn của cá nhân, doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh, tiêu dùng Do đó, hoạt động này mang bản chất chung của quan hệ vay mượn đó là có sự hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định, ngân hàng thương mại là một trong các tổ chức trung gian về tài chính rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường.

Hoạt động cho vay là một phần hoạt động của tín dụng của ngân hàng Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng thực hiện điều hòa vốn trong nền kinh tế dưới hình thức, phân phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động được trong xã hội để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống Theo đó, hoạt động cho vay là hình thức cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng hiện nay và là một hoạt động mang tính chất nghề nghiệp kinh doanh các tổ chức tín dụng Khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng của mình, các tổ chức tín dụng sẽ giao cho khách hàng một khoản tiền nhất định hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền nhất định để sử dụng theo hợp đồng tín dụng đã được ký kết giữa các bên để khách hàng sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc là hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

Đồng thời, hoạt động cho vay được hình thành và phát triển là do nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phục vụ các nhu cầu của đời sống người dân Khi hoạt động cho vay đã trở thành một nghề nghiệp thì dẫn tới sự ra đời của các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh tiền tệ Bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay Ngân hàng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội và đưa vào nền kinh tế, hoạt động cho vay là đầu ra chủ yếu của nguồn vốn huy động được phục vụ cho phát triển kinh tế Nguồn lợi mà hoạt động cho vay mang về rất lớn, nhưng ngược lại hoạt động này chứa đựng những rủi ro khôn lường, đòi hỏi người quản lý của ngân hàng phải nhận biết và kiểm soát được.

Có thể nói, cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại là một hình thức cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp Theo đó ngân hàng thương mại giao

Trang 10

hoặc cam kết giao cho doanh nghiệp một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi

2.1.2 : Nội dung và những quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của ngânhàng thương mại

Một là, Quy định về điều kiện cho vay

Điều khoản về điều kiện vay vốn:

Điều kiện vay vốn là điều kiện tối quan trọng đầu tiên của bất kỳ ngân hàng đối với đối tượng cần vay vốn Sở dĩ đây được coi là điều kiện tiên quyết vì ngân hàng khi cho vay còn phải tỉnh đến khả năng thu hồi vốn, nếu quy định có điều kiện vay thì việc khả năng thu hồi vốn là bất khả thi vì:

Nếu đối tượng vay không có năng lực hành vi dân sự, không có tài tài sản đảm bảo (đối với các khoản vay đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo) hay tình hình tài chính lành mạnh hay không có bảo lãnh của người thứ ba thì rủi ro là điều khó tránh khỏi đối với hoạt động thu hồi vốn và theo đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Khi thoả thuận điều khoản này, các bên cần ghi rõ trong hợp đồng tín dụng Thông thường, các điều kiện vay vốn về cơ bản bao gồm:

(i) Năng lực hành vi dân sự: Đây là quy định quan trọng vì chỉ có người có đủ năng lực hành vi dân sự mới thực hiện và hiểu được việc mình cần thực hiện và chịu trách nhiệm với việc mình cần thực ra sao

(ii) Khả năng tài chính lành mạnh đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng

(iii) Có tài sản đảm bảo

(iv) Có bảo lãnh của bên thứ ba Về trường hợp vay vốn có bảo lãnh của bên thứ ba thì theo yêu cầu của doanh nghiệp, ngân hàng thương mại sẽ phát hành cam kết bằng văn bản với một bên thứ ba do doanh nghiệp chỉ định (bên nhận bảo lãnh), theo đó, ngân hàng thương mại sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên

Trang 11

nhận bảo lãnh Bên được bảo lãnh có thể là chính khách hàng doanh nghiệp hoặc các tổ chức/cá nhân khác mà doanh nghiệp muốn ngân hàng thương mại bảo lãnh.1

Ngoài ra, trường hợp khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc của pháp nhân, ngoài các điều kiện trên phải có thêm các điều kiện (a) là pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền vay vốn của đơn vị chính Nội dung uỷ quyền phải được thể hiện rõ: mức dư nợ cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ; (b) là pháp nhân khác: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền vay vốn của đơn vị chính Nội dung uỷ quyền phải được thể hiện rõ: mức dư nợ cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ Ngoài ra, phải có văn bản bảo lãnh của Ngân hàng thương mại quốc dân, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cho đơn vị chính vay hoặc được Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại chấp thuận bằng văn bản

Hai là, Qui định về chủ thể trong hợp đồng cho vay

Chủ thể tham gia quan hệ cho vay là các bên tham gia vào quan hệ cho vay với những quyền và nghĩa vụ pháp lý xác định Những quyền và nghĩa vụ này xuất hiện trên cơ sở sự thoả thuận của các bên dưới sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật có liên quan Trong quan hệ cho vay của các ngân hàng thương mại luôn có một bên là các ngân hàng thương mại với tư cách là bên cho vay, còn bên vay là các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để vay vốn.2

Thứ nhất là Bên cho vay: Các ngân hàng thương mại được thành lập và tồn tại theo các hình thức pháp lý do pháp luật quy định với những đặc trưng riêng và thực hiện các hoạt động kinh doanh theo phạm vi được xác định

Thứ hai là Bên đi vay là các tổ chức, cá nhân vay vốn từ các ngân hàng thương mại Để trở thành chủ thể đi vay, tham gia vào quan hệ vay vốn của các ngân hàng thương mại các tổ chức, cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định như điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, về phương án kinh doanh hoặc mục đích sử dụng vốn vay… Những điều kiện này được áp dụng chung cho mọi khách

1 Nguyễn Minh Hằng (2007), "Một số vấn đề về pháp luật bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng", Tạp chí luật học

Trang 12

hàng vay, không phân biệt là tổ chức hay cá nhân, vay với mục đích tiêu dung hay kinh doanh Ngoài ra các tổ chức, cá nhân đi vay còn phải đáp ứng những điều kiện nhất định do ngân hàng đó quy định

.Ba là, Qui định về phương thức cho vay và mục đích sử dụng vốn vay Về cơ bản, các ngân hàng thương mại và khách hàng căn cứ vào nhu cầu sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay Đối với các pháp nhân và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động ở nước sở tại; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống ở nước sở tại

Thứ nhất là cho vay ngắn hạn: thời hạn sử dụng vốn vay do các bên thỏa thuận đến một năm Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động

Thứ hai là cho vay trung hạn và dài hạn: thời hạn sử dụng vốn vay do các bên thỏa thuận từ trên một năm trở lên Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định như: đầu tư mua vật tư máy móc, hệ thống trang thiết bị sản xuất kinh doanh, … Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn vay từ trên 60 tháng trở lên Mục đích của loại cho vay này là thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.Thời gian thu hồi vốn của các chủ thể có nhu cầu vay là lâu, phải có thời gian kinh doanh lâu dài, ví dụ như: vay vốn để đầu tư bất động sản, xây dựng khách sạn để kinh doanh,xây dựng cơ sở sản xuất thực phẩm, hàng hóa … 3

Về mục đích sử dụng vốn vay: Mục đích sử dụng vốn vay được phân loại ra như 

sau: Thứ nhất là hình thức cho vay kinh doanh: đây là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình

Ví dụ như: cho vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp, cho vay nông nghiệp,cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ,…

Trang 13

Thứ hai là hình thứ cho vay tiêu dùng: đây là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào việc thoả mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng như mua sắm đồ gia dụng, mua sắm nhà cửa Thông thường, các ngân hàng thương mại không được cho vay các nhu cầu vốn trong trường hợp dùng để mua sắm các tài sản mà Pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi, để thanh toán các giao dịch mà pháp luật cấm Khách hàng vay vốn ngân hàng phải có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp Đối tượng vay vốn phải là người chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống Đối tượng vay vốn vào mục đích hợp pháp, nguồn vốn vay được sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật chất cho xã hội Có như vậy mới đảm bảo nguồn vốn vay được sử dụng một cách hiệu quả, có ích

Khách hàng vay vốn phải có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có lãi, nếu lỗ thì phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ, nhưng chỉ được hỗ trợ trong phạm vi cho phép theo pháp luật qui định Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản là đối tượng vay vốn, mà theo pháp luật Việt Nam quy định phải mua bảo hiểm Khách hàng khi cho vay có thể xảy ra rủi ro nhất định, vậy nên việc tham gia mua bảo hiểm là việc cần thiết để đảm bảo số vốn vay được an toàn Khách hàng vay vốn ngân hàng phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật Khi cá nhân hoặc doanh nghiệp vay ngân hàng nguồn vốn để sản xuất kinh doanh thì phải có kế hoạch, phương án đầu tư nguồn vốn cụ thể, xác định thời hạn trả nợ và trả đúng số nợ kèm lãi suất cho vay Cuối cùng là thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác

Bốn là, Quy định về thủ tục vay vốn ngân hàng

Quy trình cho vay vốn là tổng hợp các bước cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng thương mại quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng Dựa trên những điều kiện của mình thì các ngân hàng thương mại sẽ tự thiết kế những quy trình, thủ tục cho vay cụ thể theo luật định, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau là: giao kết hợp đồng tín dụng và thực hiện hợp đồng tín dụng

Trang 14

Đây là giai đoạn quan trọng để xác lập các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên khi tham gia vào hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.4

Năm là: Qui định về giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình cho vaycủa ngân hàng thương mại

Về qui định giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng thương mại thì Điều khoản về giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng là nội dung hết sức quan trọng Đây là điều khoản mang tính chất thường lệ, theo đó các bên có quyền thoả thuận về biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng, hoà giải, hoặc lựa chọn cơ quan tài phán sẽ giải quyết tranh chấp cho mình Nếu trong hợp đồng tín dụng không ghi điều khoản này, có nghĩa là các bên không thoả thuận thì việc xác định thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng đó sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật

Đặc biệt tranh chấp thường xảy ra khi có rủi ro tín dụng, đây là rủi ro do một khách hàng hay một nhóm khách hàng vay vốn không trả được nợ cho Ngân hàng Trong kinh doanh Ngân hàng rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề có khi dẫn đến phá sản Ngân hàng

Ngày nay, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao công nghệ và các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh luôn tăng lên Để đáp ứng nhu cầu này, các NHTM cũng phải luôn mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, điêu đó có nghĩa là rủi ro tín dụng cũng phát sinh nhiều hơn.5

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phức tạp nhất, việc quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào Rủi ro tín dụng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ nảy sinh các rủi ro khác

Vậy nên, hạn chế rủi ro tín dụng là biện pháp hiệu quả để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại tại Việt Nam

4 Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật tổ chức tín dụng, Hà Nội.

Ngày đăng: 15/04/2024, 11:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w